Home ] Thư Gửi Độc-Giả ] Lược-Sử Tiếp-Nối ] Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] [ Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH Tiếp Theo ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ]

 

Chương 8

 

Điều-hành của một số Đại-Đơn-Vị và Đơn-vị Tiêu-chuẩn

 

Hoạt-động và tổ-chức điều-hành một số đại-đơn-vị và đơn-vị tiêu-chuẩn được tŕnh-bày dưới đây:[400]

 

Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang

            Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang tọa-lạc trên đường Duy Tân nối dài, qua khỏi phi-trường quân-sự Nha-Trang và trước khi tới Chụt.

            Công-tác xây cất Trung-Tâm Huấn-luyện được khởi-sự vào tháng 11-1951 và hoàn-tất vào tháng 7-1952. Hải-Quân Pháp chuyển-giao hoàn-toàn cho Hải-Quân Việt-Nam ngày 7 tháng 11 năm 1955.

            Từ ngày Hải-Quân Việt-Nam chính-thức điều-hành cho đến tháng 4-1975, Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đă được các Sĩ-Quan sau đây chỉ-huy:

- Hải-Quân Đại-Úy Chung-Tấn-Cang từ 7-11-55 đến 29-3-58 (thăng cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng-Cao-Thăng từ 29-3-58 đến 10-2-60.

- Hải-Quân Thiếu-Tá Vương-Hữu-Thiều-từ 10-2-60 đến 19-1-63.

- Hải-Quân Đại-Úy Dư Trí Hùng từ 19-1-63 đến 23-12-63 (thăng cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Đức Vân từ 23-12-63 đến 26-2-66.

- Hải-Quân Thiếu-Tá Bùi-Hữu-Thư từ 26-2-66 đến 13-7-66.

- Hải-Quân Đại-Tá Đinh-Mạnh-Hùng từ 13-7-66 đến 1-3-69.

- Hải-Quân Đại-Tá Khương-Hữu-Bá từ 1-3-69 đến 6-8-71.

- Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn Trọng Hiệp từ 6-8-71 đến 16-1-73 (thăng cấp Đại-Tá trong chức-vụ).

- Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Thanh-Châu từ 16-1-73 đến 4-75 (thăng cấp Phó Đề-Đốc trong chức-vụ).

            Từ khóa đầu-tiên do Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam tuyển-mộ và huấn-luyện, khóa IIX Sĩ-Quan Hải-Quân Nha Trang, tiêu-chuẩn tuyển-chọn Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân là bằng tú-tài toàn phần, ban toán. Sinh-Viên được huấn-luyện quân-sự theo tiêu-chuẩn các Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân quốc-tế. Về văn-hóa, Sinh-Viên được giảng dạy theo chương-tŕnh Đại-học. Chương-tŕnh thụ-huấn là hai năm và Sinh-Viên ra trường với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.

 

Quang-cảnh Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân mỗi sáng Thứ Hai đầu tuần

 

            Sau năm 1962, v́ số lượng Sĩ-Quan tốt-nghiệp không đủ cung-ứng cho nhu-cầu Hải-Quân, thời-gian huấn-luyện được rút ngắn bớt đi bốn tháng .

Đến năm 1969 v́ t́nh-trạng đôn quân, sau khóa 18 Sinh-Viên Sĩ-Quan, một lần nữa Hải-Quân lại phải thay đổi luôn chương-tŕnh huấn-luyện Sĩ-Quan mười tám tháng.

            Kể từ khóa 19, Sinh-Viên được tuyển-mộ nhiều-hơn, khoảng hai trăm Sinh-Viên cho mỗi khóa. Về văn-hóa, Sinh-Viên vẫn được dạy theo chương-tŕnh Đại-học như các khóa đàn anh. Về quân-sự, Sinh-Viên được rèn-luyện theo hệ-thống tự chỉ-huy. Sau khi thụ-huấn một năm, Sinh-Viên được đi thực-tập một thời-gian ngắn rồi tốt-nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.

            Khóa 26 Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân là khóa cuối cùng của Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang.

            Trong suốt thời-gian từ khi thành-lập cho đến tháng 4-1975, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang đă đào-tạo được 2,538 Sĩ-Quan, cả hai ngành chỉ-huy lẫn cơ-khí; 15,050 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên chuyên-nghiệp đủ mọi ngành.

Tổ-Chức TTHL/HQ/NT

Theo Sơ-đồ tổ-chức, hai khối Quân-Sự-Vụ và Văn-Hoá-Vụ liện-hệ mật-thiết đến việc huấn-luyện cho khóa-sinh.

1) Khối Quân-Sự-Vụ: Có 2 Liên-Đoàn:

a) Liên-Đoàn SVSQ gồm 2 khoá, một khóa đàn anh và một khóa đàn em.

b) Liên-Đoàn Chuyên-nghiệp gồm các khoá-sinh tân-tuyển cũng như các khoá-sinh học chuyên-nghiệp, các HSQ học chuyên-nghiệp.

Trách-nhiệm về sinh-hoạt, quân-phong quân-kỷ, hệ-thống tự chỉ-huy, các cuộc thanh-tra, tổ-chức các cuộc lễ diễn-hành và lễ măn khóa.

c) Pḥng Thể-Thao đảm-trách việc huấn-luyện thể-dục, thể-thao và vơ-thuật.

2) Khối Văn-Hoá-Vụ: Có 2 trường:

a) Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng.

b) Trường Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng.

Trách-nhiệm về các chương-tŕnh huấn-luyện, tổ-chức thi định-kỳ, thi trắc-nghiệm và thi măn-khóa.

c) Quản-Lư Thư-viện và pḥng Trợ-Huấn-Cụ.[401]

 

Hải-Quân Công-xưởng Sài-G̣n

            Vào thời Nguyễn Ánh chiến-tranh với Tây-Sơn, một xưởng Chu-Sư tại Gia-Định được h́nh-thành. Sử-gia Trịnh Hoài-Đức ghi nhận: xưởng lập vào tháng 12 năm Canh-Tuất (đầu năm 1791), dọc từ bờ sông Tân-B́nh đến sông B́nh-Trị, chứa những dụng-cụ thủy-chiến và các loại ghe tàu. Cuốn Gia-Định Thành Thông Chí viết: Xưởng Chu-Sư ở về phía Đông thành Phiên-An, dài 3 dậm. John Barrow cũng ghi chép là xưởng này vừa đóng tàu thuyền vừa chế-tạo vũ-khí. Lelabrousse tả các xưởng này: Các xưởng thủy-quân và quân-cảng của Nguyễn-Ánh làm người ngoại-quốc ngạc-nhiên và chắc sẽ khiến cả Âu-châu thán-phục...[402] Trong giai-đoạn đó (1792-1793) riêng số lính thợ làm thuốc súng ở xưởng đă có tới 8,000 người.[403] Tóm lại, xưởng Chu-Sư vào cuối thế-kỷ 18 rất đông nhân-công và rất rộng, chạy dài theo sông Thị-Nghè suốt dọc từ Thảo-Cầm-Viên ra đến tận sông Sài-G̣n.

Hải-Quân Công-Xưởng mà ta thấy sau này, chỉ chiếm một phần phía Đông-Nam của Xưởng cũ, số thợ làm việc cũng ít hơn. Tuy vậy, Hải-Quân Công-Xưởng vẫn c̣n là một trong những Thủy-xưởng lớn nhất Đông-Nam Á Châu. Hải-Quân Công-Xưởng gồm 87 ṭa nhà; mỗi ṭa nhà được sử-dụng như một cơ-xưởng.

            Ngoài các cơ-xưởng c̣n có hai ụ ch́m; một ụ dài 520 feet và ụ kia dài 119 feet; một ụ nổi có khả-năng sửa tàu nặng một ngàn tấn; bốn đường rầy, bảy cần trục lưu-thông, một ḷ nấu chảy. Các cơ-sở đó tọa lạc trên 53 mẫu đất.[404]

            Nói tổng-quát, Hải-Quân Công-xưởng là một đơn-vị lớn, có hơn 4,000 thợ dân-chính và gần 1,000 quân-nhân các cấp có khả-năng nghề-nghiệp để đảm-nhiệm những công-việc sau:

            - Sửa chữa đại-kỳ, định-kỳ.

            - Sửa chữa bất-thường

            - Tân-trang và chế-tác chiến-đĩnh.[405]

            Các ghe Hải-Thuyền, ghe Ciment lưới gà được sản xuất từ HQCX.

            Với cần trục cao và ụ lớn nhứt tại VN ngoài việc sửa chữa cho các chiến-hạm HQ, HQCX c̣n giúp cho thương-thuyền VN được vào ụ để tu-bổ lườn tàu.

            Phụ-Tá Giám-đốc HQCX là hai vị Phó Giám-Đốc về Hành-Chánh và Kỹ-Thuật. HQCX chia ra 4 ty: Ty Hành-Chánh Nhân-Viên, Ty Điều-Hành Công-Xưởng, Ty Kế-Hoạch Trù-Liệu Ty Tiếp-Liệu, Khu Tu-Bổ Vận-Chuyển.

 

GĐ/HQCX

 

Phó GĐ/HC    Phó GĐ/KT

Ty HCNV  Ty DHCX  Ty KHTL  Ty TL  KhuTuBổVChuyển

 

Xưởng Điện Tử

Xưởng Điện Khí

Xưởng Đồng

Xưởng Mộc

Xưởng Động-Cơ

Xưởng Hải-Pháo

Xưởng Đúc

Xưởng Tiện, Nguội

Xưởng Buồm

Khu U-Nề.[406]

           

Ngay từ khi thành-lập, HQCX được tiếng là nơi trả lương rất hậu. Công-nhân có quy-chế như công-chức chính-phủ. Tuy vậy vào giữa thập-niên 1960, một biến-cố đột-ngột đă xảy ra, làm cho t́nh-trạng thiếu-thốn nhân-viên trầm trọng. Khi các công-ty thầu-khoán ngoại-quốc theo người Hoa-Kỳ vào làm ăn ở Việt-Nam, họ trả lương thợ lành nghề nhiều lần lớn hơn mức trung-b́nh cho xứ ta. Một số nhân-viên giỏi của HQCX đă bỏ đi. Năm 1965-1968, Hải-Quân Công-xưởng mất 640 trong 1,500 thợ bỏ đi làm các hăng trả tiền nhiều-hơn.[407] Rút tỉa kinh-nghiệm này, ban Giám-Đốc nghiên-cứu lại chương-tŕnh thâu-nhận, huấn-luyện cùng thay đổi khế-ước. Sau đó t́nh-trạng nhân-viên mới dần dần trở lại mức điều-ḥa.

 

Các Vùng Sông Ng̣i

 

Hành-Quân Lưu-động Sông

Tổng-quát: Hành-Quân Lưu-động Sông trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.

Phụ-tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông chịu trách-nhiệm điều-hành tất cả hành-quân trong sông.

Thành-phần: - Về hành-quân, Hành-Quân Lưu-động Sông gồm có:

- Vùng III và Vùng IV Sông ng̣i.

- Lực-Lượng ThủyBộ (Lực-Lượng đặc-nhiệm 211).

- Lực-Lượng Tuần-Thám (Lực-Lượng đặc-nhiệm 212).

- Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng đặc-nhiệm 214).

- Các Giang-Đoàn Xung-phong.

Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông cuối cùng: Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng.

 

Vùng IV Sông Ng̣i

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Vùng IV Sông Ng̣i gồm:

Tư-Lệnh,

Tư-Lệnh-Phó và

Tham-Mưu-Trưởng.

Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-nhiệm 21.[408]

            Về hành-quân, Hạm-Đội Đặc-nhiệm 21 chỉ-huy và điều-động các Lực-Lượng Đặc-nhiệm tăng-phái và Lực-Lượng Hải-Quân cơ-hữu thuộc vùng IV Sông Ng̣i. Bộ Tư-Lệnh đặt tại Cần Thơ.

Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i gồm các Giang-Đoàn Xung-Phong sau đây:

- Giang-Đoàn 21 và 33 tại Mỹ Tho.

- Giang-Đoàn 23 và 31 tại Vĩnh Long.

- Giang-Đoàn 26 tại Long Xuyên.

- Giang-Đoàn 25 và 29 tại Cần Thơ.

Về yểm-trợ tiếp-vận, có các Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ. Tiền-phương Yểm-trợ là đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận tại-chỗ cũng được thành-lập theo nhu-cầu hành-quân.

            Ngoài các đơn-vị cơ-hữu và yểm-trợ đó, Vùng IV Sông Ng̣i c̣n kiểm-soát ba Lực-Lượng Đặc-nhiệm (Task forces) tăng-phái: LLĐN 211, LLĐN 212, LLĐN 214.

Phạm-vi hoạt-động: Địa-bàn hoạt-động của Hải-Quân Vùng IV Sông Ng̣i gồm tất cả sông rạch các tỉnh: Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, G̣ Công, Phong Dinh v.v... và được chia làm ba vùng, mỗi Lực-Lượng Đặc-nhiệm trách-nhiệm một vùng để yểm-trợ cho một Sư-Đoàn Bộ-Binh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng.

 

 

Huy-Hiệu Vùng 4 SN

 

Vùng III Sông Ng̣i

Tổ-chức: Vùng III Sông Ng̣i gồm Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh đặt tại Long B́nh.

Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Vùng III Sông Ng̣i gồm:

- Giang-Đoàn 22 và 28 Xung-phong đóng tại Nhà Bè.

- Giang-Đoàn 24 và 30 Xung-phong đóng tại Long B́nh và nhiều-Tiền-Doanh Yểm-Trợ.

- Ngoài ra, Vùng III Sông Ng̣i cũng có sự tăng-phái của các Lực-Lượng Đặc-nhiệm 211, 212, 214.

Phạm-vi hoạt-động: Vùng hoạt-động của Vùng III Sông Ng̣i gồm sông rạch các tỉnh: Biên-Ḥa, Gia Định, Long An, Hậu Nghĩa, B́nh Dương, Tây Ninh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Trịnh Quang Xuân.

 

Giang-Đoàn Xung-phong

Tổ-chức: Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong (River Assault Group) được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-Úy Hải-Quân. (Về sau, các Sĩ-Quan tốt-nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức cũng được huấn-luyện để giữ các chức-vụ này).

Trang-bị: Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong được trang-bị như sau:

- 6 LCVP. Mỗi LCVP được trang-bị 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 7 ly 62.

            - 6 FOM. Mỗi FOM được trang-bị 1 Đại-liên 12 ly 7, 3 Đại-liên 7 ly 62.

- 4 LCM. Mỗi LCM được trang-bị 2 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7.

            - Một Monitor Combat, trang-bị: 1 Đại-bác 40 ly, 1 Súng cối 81 ly, 2 Đại-liên 7 ly 62, một Đại-liên 12 ly 7.

- Một Commandement trang-bị: 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7, 2 Đại-liên 7 ly 62 (hoặc 20 ly) và một súng cối 81 ly.

            Ngoài ra, trên mỗi giang-đĩnh đều có các loại súng cá-nhân như M79, M16...

Nhiệm-vụ: Chuyển-vận, yểm-trợ và phối-hợp hành-quân với quân bạn.

Vùng hoạt-động: Tất cả sông rạch thuộc miền Nam Việt-Nam.

Đội-h́nh di-chuyển

- 2 LCVP (Tiểu-Vận-Đĩnh)

- 2 FOM (Tiểu-Giáp-Đĩnh)

- 1 Monitor Combat (Tiền-Phong-Đĩnh)

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 2 FOM

- 1 LCM

- 2 LCVP

- 1 LCM

- 1 Commandement (Soái-Đĩnh)

- 2 FOM.

* Đội-h́nh có thể thay đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.

 

Lực-Lượng Thủy-bộ

(Lực-Lượng Đặc-nhiệm 211)

            Lực-Lượng đầu-tiên Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam là River Assault Force (Giang-Lực Thủy-Bộ). Lễ chuyển-giao được thực-hiện tại Hải-Quân Công Xưởng Sài-G̣n vào tháng 8 năm 1969. Hải-Quân Việt-Nam đặt tên là Lực-Lượng Thủy-Bộ. Khi hành-quân, danh-số đặc-nhiệm là : Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211 (LLĐN211)

Thành-phần Lực-Lượng Thủy-Bộ gồm:

- 1 Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng, đóng hậu-cứ tại Đồng Tâm.

- 3 Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Thủy-Bộ.

- 6 Giang-Đoàn Thủy-Bộ.

Mỗi Giang-Đoàn gồm có 15 giang-đĩnh gồm: 1 Soái-Đĩnh, 2 Thiết-Giáp-Đĩnh, 8 Quân-Vận Đĩnh và 4 Trợ-Chiến-Đĩnh.

Khi Lực-Lượng Thủy-Bộ phối-hợp với 1 Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến, nó trở thành một Lực-Lượng Thủy-Lục. Đây là thành-phần tổng-trừ-bị trực-thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Sau khi thành-lập, Lực-Lượng Thủy Lục được tăng-phái cho Quân-Đoàn IV, sau đó cho Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh. Từ tháng 9 đến cuối năm 1969. Lực-Lượng Thủy Lục hành-quân tảo-thanh trong mật-khu U Minh và khai-thông kinh Cán Gáo từ Kiên-An đến Cà Mau.

Vào tháng 5 năm 1970, Lực-Lượng Thủy-Bộ được chỉ-định tham-gia cuộc Hành-quân Trần-Hưng-Đạo vượt sang Cambodge cho đến hết năm 1970. Từ khi thành-lập cho đến tháng 4 năm 1975, Lực-Lượng Thủy-Bộ hoạt-động hầu hết trong lănh thổ Quân-Đoàn IV/ Vùng IV Chiến-Thuật.[409]

            Mỗi Liên-Đoàn có 2 Giang-Đoàn và được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá Hải-Quân; mỗi Giang-Đoàn được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc một Đại-úy. Các Liên-Đoàn điều-hành như sau:

- Liên-Đoàn I Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.1) gồm hai Giang-Đoàn 70 và 71 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Long Phú.

Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn I phối-hợp hành-quân với các Chi-Khu thuộc Tiểu-khu Sóc Trăng và hộ-tống các đoàn thuyền chuyên-chở nhu-yếu-phẩm từ Bạc Liêu, Sóc Trăng về Sài-G̣n.

- Liên-Đoàn II Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.2) gồm hai Giang-Đoàn 72 và 73 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Cà Mau.

Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn II Thủy-bộ yểm-trợ Trung-Đoàn 32 Bộ-Binh đồng-thời phối-hợp hành-quân và tiếp-tế cho các đơn-vị thuộc vùng Cà Mau.

- Liên-Đoàn III Thủy-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.3) gồm hai Giang-Đoàn 74 và 75 Thủy-bộ. Hậu-cứ: Rạch Sỏi thuộc tỉnh Kiên-Giang.

Vùng hoạt-động: Liên-Đoàn III Thủy-bộ tuần-tiễu, kiểm-soát các thủy-lộ của hai tỉnh Kiên-Giang và Chương Thiện.

Đội-h́nh di-chuyển:

- 2 Giang-Đĩnh rà ḿn.*

- 2 Alpha.**

- Monitor Combat.

- 5 Tango, chở quân.

- Monitor Commandement.

- 2 Alpha.

            Đội-h́nh có thể thay đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.

* Trước năm 1973, v́ thường chuyển quân qua các băi ḿn của địch, các Giang-Đoàn Thủy-bộ được trang-bị thêm các giang-đĩnh rà và trục ḿn. Trong các cuộc hành-quân với Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh tại U Minh, hai giang-đĩnh rà ḿn thường đi tiên-phong, rà ḿn mở đường.

 ** V́ chiến-trường đ̣i hỏi hỏa-lực, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Thủy-bộ đă biến-cải mỗi Alpha trang-bị thêm một súng 81 ly trực-xạ.

            Lực-Lượng Thủy-bộ c̣n có một Căn-Cứ Yểm-Trợ đặt tại B́nh Thủy, Cần Thơ để cung-cấp nhiên-liệu cũng như sửa chữa và tu-bổ chiến-đĩnh.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Bá Trang.

 

 

Giang đĩnh Lực-Lượng Thủy-bộ.

 

Lực-Lượng Tuần-Thám- Một Tiêu-chuẩn về Tổ-Chức

            Phần tổ-chức Lực-Lượng Tuần-Thám[410] được tŕnh-bày chi-tiết dài ḍng hơn các tổ-chức khác. Những trang sau đây cung-cấp nhiều tài-liệu liên-hệ đến các vấn-đề thường-xuyên mà các lực-lượng khác cũng gặp phải về cả hai trách-vụ chính

- hành-chánh

- đặc-nhiệm.

 I. Thành-Lập.

Vào tháng 4, năm 1966, thi-hành Chương-tŕnh Viện-Trợ Quân-Sự (MAP), Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (COMNAFORV) trang-bị và huấn-luyện 2 Giang-Đoàn tuần-thám đầu tiên[411] cho Hải-Quân Việt-Nam. Đó là các Giang Đoàn 51 Tuần-Thám (CHT: HQ Đại-Úy Trần Văn Lâm) và Giang Đoàn 52 Tuần-Thám (CHT: HQ Đại-Úy Nguyễn Thế Sinh).

Trong khi trú đóng tại Cát Lái, hai giang-đoàn này hoạt-động chung với các giang-đoàn tuần-thám Hoa-Kỳ thuộc TF-116 trên Sông Đồng Nai và các sông rạch thuộc Đặc Khu Rừng Sát.

Tháng 7 năm 1969, Lực-Lượng Tuần-Thám được chính-thức thành-lập theo kế-hoạch ACTOV. Việt-Nam tiếp-nhận các doanh trại, giang-đĩnh và chiến-cụ do Lực-Lượng Tuần-Giang Hoa-Kỳ và Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 116 chuyển-giao. Diễn-tŕnh chuyển-giao, tiếp-nhận, và huấn-luyện thực-tập (on the the job training - OJT) hoàn-tất vào cuối năm 1969.

II. Tổ-chức Lực-Lượng.

Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) là một đại đơn-vị, thống-thuôc BTL/HQ, bao gồm

- Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Tuần-Thám (BTL/LLTT),

- 6 Liên-Đoàn Tuần-Thám (LĐTT),

-15 Giang Đoàn Tuần-Thám (GĐTT), và

- 5 căn-cứ:      CCHQ/Mỹ Tho (Định Tường),

CCHQ/ Cái Dầu (Châu Đốc),

CCHQ/Tân Châu (Châu Đốc),

CCHQ/Tuyên-Nhơn (Kiến Tường), và

CCHQ/ B́nh-Thủy (Phong Dinh)[412].

2.1 Tổ-chức Tham-mưu

Tổ-chức tham-mưu của BTL/LLTT rập khuôn theo tổ-chức tham-mưu của BTL/HQ nhưng trong một phạm-vi hạn hẹp hơn.

Tổ-chức này gồm có:

Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó, Tham-Mưu-Trưởng, Tham-Mưu-Phó Hành-quân, Tham-Mưu-Phó Tiếp-vận,.

Dưới TMP/HQ có Trung-Tâm Hành-Quân, Pḥng 2, Pḥng 3 và GĐ 65 TT (trừ-bị). Thuộc quyền TMP/TV có Pḥng 1, Pḥng 4, Pḥng Quân-Y, Pḥng Chiến-Tranh Chính-Trị.

Ngoài ra, BTL/LLTT c̣n có Pḥng An-Ninh, là một đơn-vị do Khối An-Ninh Hải-Quân tăng-phái, được đặt dưới quyền điều-động trực-tiếp của TMT/LLTT.

Khi mới thành-lập BTL/LLTT đồn trú tại CCYTTV/B́nh-Thủy. Tháng 10, 1971, BTL/LLTT di-chuyển sang CCHQ/B́nh-Thủy sau khi tiếp-nhận căn-cứ này từ BTL/V4SN. Đến tháng 11, 1972, BTL/LLTT chuyển-giao CCHQ/B́nh-Thủy cho BTL/LLTB và di-chuyển về đồn-trú tại CCHQ/Mỹ Tho.

Tư-Lệnh LLTT đầu tiên, cũng là sau chót, là HQ Đại-Tá Nghiêm-Văn-Phú. Ông thăng-cấp Phó Đề-Đốc năm 1974.

2.2 Các đơn-vị tác-chiến cơ-hữu

- Liên-Đoàn 1 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCYTTV/ Nhà Bè, gồm các Giang Đoàn 51 TT, hậu-cứ: CCHQ/Cát Lái, Giang Đoàn 52 TT, CCHQ/ Long B́nh. và Giang Đoàn 57 TT, hậu-cứ: CCYTTV/Nhà Bè. CHT đầu tiên là HQ Thiếu-Tá Nguyễn Thế Sinh.

- Liên-Đoàn 2 Tuần-Thám, hậu-cứ: TZYT/ Bến Lức, gồm các Giang Đoàn 53 TT, hậu-cứ: TZYT/ Bến Lức, và GD 54 TT, hậu-cứ: TPYT/ Bến Kéo, Tây Ninh. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Phạm Văn Tiêu.

- Liên-Doàn 3 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Tân Châu, gồm các Giang Đoàn 59 TT, hậu-cứ: CCHQ/Tân Châu, và Giang Đoàn 63 TT, hậu-cứ:Tiền Phương Yểm trợ/Phước Xuyên. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Lưu Trọng Đa.

- Liên-Đoàn 4 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Cái Dầu, Châu Đốc, gồm Giang Đoàn 55 TT, hậu-cứ: CCHQ/Cái Dầu, và 1 KSB. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Đinh Vĩnh Giang.

- Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám, hậu-cứ: Tiền Doanh Yểm Trợ/ Vĩnh Long (sau di-chuyển về TZYT/Rạch Sỏi, gồm các Giang-Đoàn 56 TT (Tiền Doanh Yểm Trợ/ Vĩnh Long) và GD 58 TT ,hậu-cứ: Tiền Phương Yểm Trợ/ Sa Đéc. CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Vơ-Trọng-Lưu.

- Liên-Đoàn 6 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/ Mỹ Tho, gồm các Giang Đoàn 60 TT (Tăng-phái cho BTL/V1ZH)) và GD 62 TT (hậu-cứ: Năm Căn, tăng-phái chi BTL/V5 ZH). CHT đầu tiên là HQ Trung-Tá Phạm Thành Nhơn.

III. Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212)

3.1 Tổ-chức Đặc-Nhiệm. Trên cương-vị hành-quân, Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) được gọi là Lực lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212). LLĐN-212 gồm các đơn-vị tác-chiến cơ-hữu của LLTT, các đơn-vị tăng-phái thuộc các Vùng Sông ng̣i, Lực-Lượng Trung-Ương (LLTU), Lực-Lượng Thủy-Bộ (LLTB), các Tiền-Doanh và Tiền-Phương Yểm-Trợ Tiếp-Vận hiện-hữu trong vùng trách-nhiệm, các Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích thuộc Liên-Đoàn Người Nhái.

Trong tổ-chức đặc-nhiệm Hải-Quân, LLĐN-212 thống BTL/HQ/ Hành-Quân Sông và được tổ-chức thành 6 Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm (LĐĐN).

- LĐĐN-212.1 do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ1/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GD 51TT, GD 52 TT, GD 57 TT, GD Trục Lôi, và 1 GD/XP, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Đồng Nai và các sông rạch thuộc Đặc-Khu Rừng Sát.

- LĐĐN-212.2 (BCH tại hậu-cứ Bến Lức) do Chỉ-Huy-Trưởng LD2/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GD 53TT, GD 54 TT, 1 Giang-Đoàn Ngăn-Chặn do LLTU tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

- LĐĐN-212.3 (BCH tại CCHQ/Tân Châu, Châu Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LD3/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm có: GD 59TT,1 Giang Đoàn Ngăn-Chặn do LLTU tăng-phái, 1 Phân đội của Hải-Đội 5 Duyên-Pḥng, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Trách-nhiệm hành-quân hộ-tống công-voa trên thủy-tŕnh Tân-Châu - Nam-Vang (HQ THĐ-18)

- LĐĐN-212.4 (BCH tại CCHQ/Cái Dầu, Châu Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LD2/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồ có: GD 55TT, GD 61 TT, và 1 GD/XP do V4SN tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Kinh Vĩnh Tế, Kinh Cái Sắn (Vàm Cống), Sông Bassac (HQ THĐ-1)

- LĐĐN-212.5 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Rạch Sỏi, Kiên-Giang) do Chỉ-Huy-Trưởng LD5/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm 1 phân-đoàn của GD 58 TT, 1 phân-đoàn của GD 61 TT, và 1 Giang-Đoàn Thủy-Bộ do LLTB tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái) . Vùng hành-quân: Sông Cái Lớn và Kinh Cái Sắn (phần phía Nam).

- LĐĐN-212.6 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Cà Mau, An Xuyên) do Chỉ-Huy-Trưởng LD6/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực thuộc hành-quân gồm GD 62TT , và 1 Giang-Đoàn Thủy-Bộ do LLTB tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Bồ Đề, Sông Cửa Lớn và các kinh rạch bao quanh tỉnh-lỵ Cà Mau.

BTL/LLĐN-212 Tiền Phương do TL, TLP hoặc TMT Lực-Lượng trực-tiếp chỉ-huy, đặc-trách những cuộc hành-quân phối-hợp thủy-bộ và hộ-tống các đoàn công-voa trên thủy-tŕnh Tân Châu-NamVang.

3.2 Quan niệm hành-quân

- Tuần-tiễu và bảo vệ an ninh các thủy-tŕnh thuộc V3SN, V4SN, Biệt Khu 44 và Đặc Khu Rừng Sát.

- Truy lùng, phục kích, tấn công các đơn-vị địch trên các sông và kinh rạch trong vùng trách-nhiệm.

- Phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bộ-binh và địa-phương-quân khi được chỉ-định.

- Hộ-tống các đoàn công-voa thương-thuyền trên thủy-tŕnh Tân Châu- NamVang

3.3 Trang-bị.

Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang-bị 20 Giang-Tốc-Đĩnh PBR, trong đó 5 Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK1 (GD 51, 53, 56 và 57 TT), và 10 Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK2. Cà hai loại PBR MK1 và MK2 đều không có chân vịt và bánh lái, nhưng được vận-chuyển bằng tác-dụng của hai bơm phản-lực.

3.3.1.  Giang Tốc Đĩnh PBR MK1

Đặc-tính kỹ thuật:

Vỏ: Được kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhe. Chiều-dài: 31 ft. Bề ngang: 10.9 ft. Trọng-lượng: 19000 lbs. Vận-tốc: 28 knots. Máy: 2 máy Diesel hiệu Detroit hoặc GM kiểu 6V-53 với tổng-số công-xuất là 500 mă-lực.. Bom: 2 bơm phản-lực hiệu Jacuzzi Corporporation với lưu-lượng thoát 6000 gal/phút qua ống thoát, đường kính 6 inches.

Trang-bị vũ khí:

Sân mũi: một pháo-tháp đại-liên 50 kép, khai-hỏa bằng điện. Sân sau: Một đại-liên 50 đơn. Hai bên thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn trên trực-thăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng lựu M-18 . Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang Đoàn Tuần-Thám c̣n được trang-bị đặc biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực xạ gắn cùng gía với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, một pháo-tháp đại-bác 20 ly ở sân mũi thay cho pháo-tháp súng đại-liên ṇng kép

Trang-bị đ́ện-tử:

1 Radar hiệu Raytheon 1900, 2 máy truyền tin URC-46.

            Trang-bị nhân-viên:

 Thuyền trưởng: 1 HSQ ngành Vận-chuyển hoặc Giám-lộ. Cơ-khí: 1 HSQ ngành Cơ-khí hoặc Điện-khí, Vũ-khí: 1 HSQ ngành Trọng-pháo. Đoàn-viên: 2 đoàn-viên từ cấp HS1 trở xuống. Khi Giang-Tốc-Đĩnh tham-dự hành-quân, mỗi cặp Giang-Tốc-Đĩnh có một Thượng sĩ /Chuẩn-Úy/Thiếu-Úy chỉ-huy.

3.3.2.  Giang Tốc Đĩnh PBR MK2

Đặc-tính kỹ thuật:

Vỏ: Được kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhe. Chiều-dài: 31 ft 11 inches. Bề ngang: 11 ft 7 inches. Trọng-lượng: 15550 lbs. Vận-tốc: 28 Knots. Máy: 2 máy Diesel hiệu Detrroit hoặc GM kiểu 6V-53N với tổng-số công-xuất là 500 mă-lực.. Bom: 2 bơm phản-lực hiệu Jacuzzi loại 14YJ, với lưu-lượng thoát 9600 gal/phút qua ống thoát đường kính 8 inches.

Trang-bị vũ-khí:

Sân mũi: một pháo tháp đại-liên 50 kép, khai-hỏa bằng điện. Sân sau: Một đại-liên 50 đơn. Hai bên thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn trên trực-hăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng lựu M-18. Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang Đoàn Tuần-Thám c̣n được trang-bị đặc biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực-xạ gắn cùng gía với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, 2 súng M-79 bắn liên-thanh từng tràng, 1 pháo-tháp đại-bác 20 ly kép ở sân mũi, thay thế cho pháo-tháp súng đại-liên 50 ṇng kép.

            Trang-bị đ́ện-tử:

1 máy  900 W, 2 máy truyền tin PRC-25

            Trang-bị nhân-viên:

Như trang-bị cho PBR MK-1.

3.4.3 Ưu và nhược điểm của các Giang-Tốc-Đĩnh PBR

            - Ưu-điểm: Với hỏa-lực mạnh và đa-dạng, Giang-Tốc-Đĩnh PBR có thể áp đảo mau chóng các ổ phục-kích của địch, và yểm-trợ hữu-hiệu cho các đồn bót và các đơn-vị bộ-binh trong các cuộc hành-quân phối-hợp thủy-bộ. Vận-tốc cao và dễ vận-chuyển

 

Lực-Lượng Trung-ương

(Lực-Lượng Đặc-nhiệm 214)

 

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Trung-Ương đặt tại Đồng-Tâm (Mỹ Tho, thuộc tỉnh Định Tường) và được điều-động bởi: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Về hành-chánh, Lực-Lượng Trung-Ương gồm có:

- Liên-Đoàn Người Nhái.

- 2 Giang-Đoàn Trục-lôi

- 6 Giang-Đoàn Ngăn-chận và các Căn-cứ Hải-Quân tại Tuyên-Nhơn, Kinh Chợ Gạo, Cao Lănh.

            Giang-Đoàn Ngăn-chận được trang-bị cùng loại chiến-đĩnh với Giang-Đoàn Thủy-bộ và có thêm máy phun lửa.

Về hành-quân Lực-Lượng Trung-Ương được tăng-phái 2 Giang-Đoàn Tuần-Thám, 2 Giang-Đoàn Xung-phong.

Lực-Lượng Trung-ương có 300 Sĩ-quan và khoảng ba ngàn Đoàn-Viên. Lực-Lượng được chia làm 3 Liên-Đoàn. Mỗi Liên-Đoàn gồm 2 Giang-Đoàn và đặt dưới sự chỉ-huy của một Thiếu-Tá hoặc Trung-Tá Hải-Quân. Mỗi Giang-Đoàn Ngăn-chận được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.

Hậu-cứ của các Liên-Đoàn:

- Liên-Đoàn 214.1 đóng tại Tuyên-Nhơn.

- Liên-Đoàn 214.2 đóng tại Kinh Chợ Gạo.

- Liên-Đoàn 214.3 đóng tại Cao Lănh.

Vùng hoạt-động: Miền Tiền Giang, từ bên này sông Cửu Long cho đến sông Vàm Cỏ, gồm các tỉnh-Định Tường, Vĩnh Long, Kiến Tường v.v...

Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thông.

 

Liên-Đoàn Người Nhái

Thành-lập: Liên-đội Người Nhái được thành-lập năm 1961, gồm toàn quân-nhân t́nh-nguyện.[413]

            Ngay sau khi được thành-lập, 12 nhân-viên tốt-nghiệp khóa Biệt-hải UDT (Underwater Demolition Teams) tại Đài Loan huấn-luyện lại cho Người Nhái Hải-Quân.

Tổ-chức: Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Người Nhái trước đặt tại Ty Quân-cảng, trong Hải-Quân Công-xưởng, sau dời về Căn-cứ Hải-Quân Cát Lái.

- Tháng 10-1962, khóa Biệt-hải đầu-tiên tại Việt-Nam được huấn-luyện tại Đà Nẵng, bởi Người Nhái Mỹ (SEAL West coast) và một số Biệt-hải Việt-Nam tốt-nghiệp tại Đài Loan. Khóa này có một Sĩ-Quan duy nhất - Hải-Quân Trung-Úy Trịnh Ḥa Hiệp, xuất thân khóa 7 Hải-Quân Nha-Trang và một số Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân, c̣n hầu hết là nhân-viên Hải-Thuyền, gốc miền Trung.

- Khóa II Biệt-hải cũng được tổ-chức tương-tự như khóa 1. Hải-Quân Thiếu-Úy Phan Tấn Hưng, xuất-thân khóa 9 Hải-Quân Nha Trang, là Sĩ-Quan Hải-Quân thứ hai theo thụ-huấn.

            Các khóa kế tiếp được huấn-luyện tại các địa-điểm khác nhau: Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu...

Huấn-luyện: Biệt-hải được huấn-luyện như một điệp-viên chiến-tranh thuần-túy để thích-nghi với mọi môi-trường như lặn, đổ-bộ và nhảy trực-thăng từ một cao-độ khá nguy-hiểm mà không cần dù. Biệt-hải biết sử-dụng tất cả loại vũ-khí, của ta lẫn của địch, và có khả-năng xâm-nhập, trốn thoát và sống c̣n (survival).

            Thời-gian huấn-luyện là mười sáu tuần-lễ, kể luôn cả "tuần-lễ địa-ngục". Muốn vượt qua "Tuần-lễ địa-ngục", học-viên phải qua các thử-thách sau đây: Chèo ghe 115 dậm, chạy bộ 75 dậm, mang thuyền phao đi 21 dậm và bơi 10 dậm.

            Khóa Biệt-hải đầu-tiên tại Việt-Nam ra trường vào tháng Giêng năm 1965. Khóa này xin chuyển sang Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải, chuyên thi-hành công-tác xâm-nhập miền Bắc, từ bắc vĩ-tuyến 17.

            Trước năm 1968, Liên-đội Người Nhái chỉ phụ-trách các công-tác thám-sát hành-quân, đổ-bộ, lặn, vớt tàu.

            Từ năm 1968 trở về sau, khả-năng Người Nhái Hải-Quân Việt-Nam được tận-dụng đúng mức khi Liên-Đoàn Người Nhái bắt đầu biệt-phái nhân-viên cho các toán Người Nhái Mỹ (SEAL team) khắp bốn vùng chiến-thuật và cho cả chiến-dịch Phụng Hoàng.

            Năm 1971, một số Sĩ-Quan trẻ, xuất-thân từ trường Bộ-Binh Thủ-Đức t́nh-nguyện gia-nhập và được huấn-luyện theo các khóa Hải-Kích Người Nhái Việt-Nam.

            Từ 1968 đến 1972, quân-số Người Nhái từ 80 tăng lên 600 người. Liên-đội Người Nhái trở thành Liên-Đoàn Người Nhái, gồm có: Hải-Kích (SEAL), Biệt-hải (UDT - Underwater Demolition Teams), Tháo gỡ đạn dược (EOD - Explosive Ordinance Disposal), Trục vớt (vớt tàu), Pḥng-thủ hải-cảng, Giang-Đoàn yểm-trợ Hải-Kích (chuyên-chở hành-quân) và Toán yểm-trợ tiếp-vận.

Nhiệm-vụ: Nhiệm-vụ Người Nhái rất chuyên-biệt như: xâm-nhập vùng đất địch, chống đặc-công thủy Việt-Cộng, với tàu, cứu tù-binh, v.v...

Phạm-vi hoạt-động: Người Nhái có thể hoạt-động trong sông lẫn ngoài biển.

            Sau khi Hoa-kỳ rút chân khỏi Việt-Nam, Đại-đội Hải-Kích được biệt-phái cho các Giang-Đoàn, Duyên-Đoàn hay các Căn-cứ Hải-Quân khắp lănh-thổ. Nhiệm-vụ của Hải-Kích (SEAL) cũng tương-tự như Biệt Kích, nghĩa là đột nhập vào các mục-tiêu ven biển hoặc sông rạch. Một toán Hải-Kích được biệt-phái thường-trực cho Căn-cứ Hải-Quân Năm Căn. Đại-đội vớt tàu với các tàu trục vớt trang-bị dụng-cụ lặn và trục vớt, lưu-động các nơi, nhất là Vùng IV sông ng̣i. Đại-đội tháo gỡ đạn-dược (EOD) cũng biệt-phái nhân-viên đi các Bộ Chỉ-Huy vùng.

            Bất cứ lúc nào Liên-Đoàn Người Nhái cũng có từ 15 đến 20 toán thuộc các ngành, được biệt-phái các nơi.

            Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng: Hải-Quân Trung-Tá Trịnh Ḥa Hiệp.

Kể từ ngày có ba đơn-vị được thành-lập vào năm 1970 th́ Liên-Đội Người Nhái được đổi danh-hiệu là Liên-Đoàn Người Nhái. Do đó Liên-Đoàn Người Nhái có ba đơn-vị chính-thức và mỗi đơn-vị chịu trách-nhiệm hoạt-động theo những ngành chuyên-môn riêng biệt của họ.

- Đơn-vị Hải-Kích SEAL (Sea, Air and Land) chuyên về đột-kích bất thần vào các sào huyệt của địch, đơn-vị này đă tạo được rất nhiều-chiến-công oanh liệt. Họ đă tấn-công chớp nhoáng vào các mật-khu của địch, nhất là trong lúc có buổi họp mặt của các cán-bộ cao-cấp của địch. Họ đă đánh và giải thoát các tù binh. Họ đă ngụy-trang với quần áo bà ba đen và trang-bị súng AK 47, đội nón cối, đi dép B́nh Trị Thiên giống hệt như quân Việt Cộng để hoạt-động trong ḷng đất địch.

Có khá nhiều huyền-thoại về đơn-vị nhỏ bé, chỉ có trên dưới 100 người này. Người ta kể rằng nhiều-khi họ đă len lỏi vào hàng ngũ địch, ngồi ăn cơm với chúng mà chúng không biết. Đă nhiều-lần họ đột-kích bí mật vào lănh thổ miền Bắc bằng xuồng cao su và bơi từ ngoài khơi vào bờ. Trong thời-gian cuộc chiến Việt-Nam kéo dài đơn-vị này đă làm cho một số đơn-vị Việt Cộng ăn không ngon, ngủ không yên, v́ không c̣n biết đâu là nơi an-toàn.

- Đơn-vị Biệt-hải UDT (Underwater Demolition Teams). Căn bản của Lực-Lượng Người Nhái đi từ 12 nhân-viên tốt-nghiệp khóa Biệt-hải UDT năm 1960 tại Đài Loan.

Các khóa Huấn-luyện trong nước như sau

- Năm 1961, một khóa Biệt-Hải được tổ-chức tạï Đà-Nẵng với 35 khóa-sinh.

- Năm 1962, Khóa II Biệt-hải cũng được tổ-chức tương-tự như khóa 1

- Năm 1963, Khóa I Người Nhái tại Nha Trang có 41 người đều tốt nghiệp.

- Năm 1965, Khóa II Người Nhái tại Nha Trang có 48 người tốt nghiệp

- Khóa III tại Vũng Tàu có 45 người tốt nghiệp vào năm 1968.

- Các Khóa IV - V - VI tại Cam Ranh với khoảng 150 người cho cả ba khóa.

Nhiều Người Nhái tốt-nghiệp các khóa này phục-vụ cho Biệt-Hải. Đơn-vị thi-hành các công-tác Đặc-công và chống Đặc-công thủy của địch. Người Nhái này chuyên phá huỷ các chướng ngại vật tại các bờ biển và hải cảng cũng như đặt ḿn phá tàu địch.

Một toán Biệt-Hải này đă có mặt tại Hoàng-Sa vào tháng 1 năm 1974.

- Đơn-vị Tháo Gỡ Chất Nổ EOD (Explosive Ordance Disposal). Miền Nam nước Việt có nhiều-sông rạch v́ vậy Việt Cộng lúc nào cũng t́m cách làm tắc nghẹn các thủy-lộ của chúng ta bằng cách đánh ch́m tàu bè của chúng ta để cản trở sự lưu-thông bằng đường thủy. V́ vậy mỗi lần có tàu ch́m ở đâu là Đơn-vị Trục Vớt được cấp-thời phái tới để giải tỏa lưu-thông. Đơn-vị này đ̣i hỏi người chỉ-huy phải giỏi tính toán, biết nhiều-vê kỹ-thuật và có nhiều-kinh-nghiệm.

            Vào năm 1968 cho tới khi chấm-dứt chiến-tranh Việt Cộng tăng cường phá-hoại bằng cách thả Người Nhái đột-kích phá-hoại các tàu bè của ta và Đồng-Minh neo và đậu tại các bến, và trong các sông ng̣i. Đơn-vị Tháo Gỡ Chất Nổ (EOD) đă hoạt-động chống Người Nhái địch một cách rất hữu-hiệu. Họ đă bắt sống và tiêu diệt nhiều-Người Nhái địch và tháo gỡ nhiều-trái ḿn nổ chậm do Người Nhái Việt Cộng đặt vào tàu bè của ta.[414].

 

Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99

Thành-lập: Đây là lực-Lượng sau cùng do vị Tư-Lệnh cuối cùng của Hải-Quân thành-lập và trực-tiếp điều-động.

            Ngay sau khi trở lại nhậm chức Tư-Lệnh Hải-Quân lần thứ hai, Phó Đô Đốc Chung-Tấn-Cang ra lệnh thành-lập Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 trong ṿng 24 tiếng đồng-hồ.

Sau khi được thành-lập, Lực-Lượng 99 được đưa về Căn-cứ Hải-Quân Nhà Bè.

Tổ-chức: V́ tính-cách cấp-thời, Bộ Tham-Mưu Lực-Lượng chỉ gồm có: Chỉ-Huy-Trưởng, một Trung-úy, một Tài xế và một Thượng-Sĩ vô-tuyến!

Trang-bị: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 gồm trên 50 chiến-đĩnh, là sự kết-hợp của các Giang-Đoàn: 42 Ngăn-chận, 59 Tuần-Thám, một phần của Giang-Đoàn 22 Xung-phong, một toán trục vớt, một toán Tiền-Phong-Đĩnh, một Trung-đội Hải-kích và 3 súng phun lửa.

Phạm-vị hoạt-động: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 được coi là Lực-Lượng tổng-trừ-bị của Hải-Quân, với mục-đích giải-tỏa áp-lực nặng của địch ở bất cứ nơi nào, thuộc phạm-vị hoạt-động của Hải-Quân.

            Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên và cũng là cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Lê-Hữu-Dơng.

 

Liên-Đoàn Tuần-Giang

Thành-lập: Để đáp-ứng nhu-cầu chiến-trường, Lực-Lượng Giang-pḥng được thành-lập và trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Địa-Phương-Quân.

            Về sau, danh-xưng Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi là Liên-Đoàn Tuần-giang, trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.[415]

Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang đặt tại Sài-G̣n.

Tổ-chức: Liên-Đoàn Tuần-Giang gồm các thành-phần:

- Trung-tâm Huấn-Luyện Tuần-giang

- 3 Đại-đội sửa chữa đặt tại Sài-G̣n, Cần Thơ và Mỹ Tho.

- 24 Đại-đội, kể từ Đại-đội 11 Tuần-Giang đến Đại-đội 35 Tuần-Giang, biệt-phái cho các Tiểu-khu thuộc Vùng 3 và Vùng 4 Chiến-Thuật.

Mỗi Đại-đội Tuần-Giang được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.

Khóa Tuần-Giang đầu-tiên do Hải-Quân huấn-luyện. Sau đó, Trung-Tâm Huấn-luyện Tuần-Giang được thành-lập tại Cát Lái, bắt đầu huấn-luyện các khóa Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ Tuần-Giang.

Quản-trị:

a). Hành-chánh: Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-giang trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân về quản-trị nhân-viên, thuyên-chuyển, bổ-nhậm, tiếp-liệu, sửa chữa, v.v...

b). Hành-Quân: Đại-đội Tuần-Giang đặt dưới sự điều-động và sử-dụng của Tiểu-Khu.

Trang-bị: Mỗi Đại-đội Tuần-Giang được trang-bị 8 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP.

Mỗi giang-đĩnh trang-bị Đại-liên 50, Đại-liên 30 và M72. Riêng Đại-đội 19 và 27 Tuần-giang được tăng-cường thêm 1 Quân-Vận-Đĩnh LCM-6.

Nhiệm-vụ: Mỗi Tiểu-khu được tăng-phái một hay hai Đại-đội Tuần-Giang để thực-hiện các nhiệm-vụ sau đây:

 - Chuyên-chở Bộ-Binh và phối-hợp các đơn-vị bạn tham-dự các cuộc hành-quân do Tiểu-Khu tổ-chức.

- Kiểm-soát ghe thuyền để khám-phá và ngăn-chận sự xâm-nhập của địch.

- Tuần-tiễu và giữ an-ninh các cầu cống trên các thủy-tŕnh do Tiểu-Khu chỉ-định.

- Bảo-vệ an-ninh các xă ấp, yểm-trợ hỏa-lực và tiếp-viện đồn bót ven sông.

- Hộ-tống xà lan đạn, dầu, thực phẩm, v.v...

Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng: Đại-Tá Cơ-Khí Nguyễn-Văn-Kinh.

 

Hành-Quân Lưu-động Biển

Tổng-Quát. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển, gọi tắt là Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân Biển (BTL/HhQ Biển), được thành-lập vào giữa năm 1972 tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.

BTL/HhQ Biển do vị Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Biển trách-nhiệm điều-hành. Trong thời-gian đầu, chức-vụ này do HQ Đại-Tá Nguyễn-Hữu-Chí đảm-nhiệm. Ông thăng-cấp Phó Đề-Đốc sau đó.

Sau khi Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí rời BTL/HhQ Biển vào tháng 11 năm 1973 để giữ chức-vụ Tư-Lệnh Vùng 3 Sông-Ng̣i, HQ Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê được chỉ-định làm Tham-Mưu-Trưởng BTL/HhQ Biển (từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975).

Tổ-chức: Hành-Quân Lưu-động Biển trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Lưu-động Biển chịu trách-nhiệm tất cả những cuộc hành-quân trên biển.

Nhiệm-vụ:

- Tổ-chức hành-quân trên biển, ven duyên-hải và các hải-đảo

- Chỉ-huy và điều-động các Lực-Lượng Đặc-nhiệm để bảo-vệ lănh-hải và các hải-đảo.

- Yểm-trợ hành-quân cho 4 Vùng Chiến-thuật.

- Ngăn-chặn Việt-Cộng xâm-nhập bằng đường biển.

- Bảo-vệ thương-thuyền và các giếng dầu hỏa ở ngoài khơi Việt-Nam

- Cứu-cấp hàng-hải (viết tắt là Cư-Hà)

Thành-phần Lực-lượng

- Hành-Quân Biển gồm có 5 Lực-Lượng Đặc-nhiệm (LLĐN) hoạt-động tại 5 Vùng Duyên-Hải. Các Tư-lệnh Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-lệnh Lực-Lượng Đặc-Nhiệm, gồm có:

- LLĐN 11 ở V1DH (Đà-Nẵng)

- LLĐN 21 ở V2DH (Nha-Trang)

- LLĐN 31 ở V3DH (Cam-Ranh)

- LLĐN 41 ở V4DH (Phu-Quốc)

- LLĐN 51 ở V5DH (Cà-Mau)

 

Lực-Lượng Duyên-pḥng

Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng đồn-trú tại Cam-Ranh.

Lực-Lượng Duyên-pḥng gồm có 5 Hải-đội Duyên-Pḥng.

            - HĐ1/ZP       Đồn-trú tại Đà-Nẵng:            7WPB và 20 PCF.

            - HĐ2/ZP       Đồn-trú tại Qui-Nhơn:8 WPB và 20 PCF.

Hải-Đội 2 Duyên-Pḥng chia thành 2 Phân-Đội:

* PĐ21/ZP Hậu-cứ Qui-Nhơn.

* PĐ22/ZP Hậu-cứ Cam-Ranh.

            - HĐ3/ ZP      Đồn-trú tại Cát-Lở:               6 WPB và 20 PCF.

            - HĐ4/ ZP      Đồn-trú tại An-Thới: 4 WPB và 20 PCF.

            - HĐ5/ ZP      Đồn-trú tại Năm-Căn:           36 PCF.

Trang-bị: Các Hải-đội Duyên-pḥng được trang-bị các chiến-đĩnh có vận-tốc cao hơn ghe hải-thuyền rất nhiều:

-         Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Fast Patrol Craft) 28 gút và

-         Tuần-Duyên-Đĩnh (Coast Guards) 18 gút. Vũ-khí chính trang-bị là Súng Cối 81 ly, bên trên là Đại-liên 12 ly 7.

Lực-Lượng Duyên-pḥng (danh-từ Hành-Chánh) thường c̣n được gọi một cách quen thuộc và nhầm lẫn là LLDN 213 (danh-từ Đặc-nhiệm) hay Hành-Quân Biển (bao trùm tất cả 5 Vùng Duyên-Hải).

Hành-quân. Các Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm tuần-tiễu tại 5 Vùng Duyên-Hải trực-thuộc Lực-Lượng Đặc-nhiệm 213.

Sau này vào năm 1972, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được giải-tán, các Hải-đội Duyên-pḥng sáp-nhập vào các Vùng Duyên-Hải. Trách-nhiệm tuần-tiễu do TL/HQ Vùng Duyên-Hải trách-nhiệm trong vùng chỉ-định, báo cáo thẳng về bộ Tư-Lệnh Hải-Quân qua Trung-tâm Hành-Quân tại Sài-G̣n.

            Cựu Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được chỉ-định Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển. Giới-chức đó là Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí.

 

Sơ-đồ Tổ-Chức Ban Tham-Mưu Lưc-Lượng Duyên-Pḥng

Để phối hợp điều-hành cả hai hệ-thống Hành-Chánh của Lực-Lượng và hệ-thống Hành-Quân của LLĐN 213, Ban Tham-Mưu gồm có:

-Tư-Lệnh Lực-Lượng. (Văn-pḥng Tư-Lệnh và Sĩ-Quan Tuỳ-Viên)

-Tư-Lệnh Phó Lực-Lượng.

-Khối Hành-Quân và Khối Yểm-Trợ.

-Pḥng Hành-Quân:điểu-hành 5 TTKSDH tại các LĐĐN của LL 213.

-Pḥng T́nh-Báo: Thu nhận Tin-Tức T́nh-Báo.-Pḥng Truyền-Tin (ViễnẤn): điều-hành Trung-Tâm Vô-Tuyến Cam-Ranh.

-Pḥng An-Ninh: (An-Ninh Nội-Bộ Lực-Lượng).

-Pḥng Nhân-Viên: Quản-Trị Nhân-Viên trong Lực-Lượng.

-Pḥng Hành-Chánh: Quyền-lợi, lương-bồng của nhân-viên Lực-Lượng .

-Pḥng Tiếp-Liệu Lo thủ-tục xin cấp-phát nhu-cầu Tiếp-Liệu cho LLZP và Hải-Đội.

-Pḥng CTCT: Lo việc học-tập chính-tri và tâm-lư-chiến cho LLZP.

 

 

 

Sơ-đồ Tổ-Chức Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Duyên-Pḥng

 

Hạm-Đội

Tiền-thân của Hạm-Đội là Hải-Lực. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực những ngày đầu là HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh. Sau Đại-Úy Tánh đến Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Vân, rồi Đại-Úy Dư-Trí-Hùng Xử-lư Thường-vụ chức-vụ này ít tháng.[416].

Hải-Quân Đại-Úy Nghiêm-Văn-Phú tiếp theo Đại-Úy Hùng là vị Chỉ-Huy-Trưởng nắm Hải-Lực nhiều-năm. Ông thăng-cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ, thường được coi như người đă đặt mẫu mực cho Hải-Lực những năm về sau.

            Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội đặt trong ṿng thành của Hải-Quân Công-xưởng. Hạm-Đội là một đại đơn-vị hành-chánh, được điều-động bởi: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

            Hạm-Đội gồm 3 Hải-đội: Hải-đội 1 Tuần-duyên, Hải-đội II Chuyển-vận, Hải-đội III Tuần-Dương.

            Thành-phần và nhiệm-vụ các Hải-đội được quy-định như sau:

- Hải-đội I Tuần-Duyên gồm các loại: Tuần-Duyên-Hạm (PGM - Motor Gunboat), Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large), Trợ-Chiến-Hạm (LSSL - Landing Support Ship, Large)... Nhiệm-vụ tuần-tiễu, kiểm-soát địch vùng cận-duyên.

- Hải-đội II Chuyển-Vận gồm các loại: Dương-Vận-Hạm (LST - Landing Ship, Tank), Hải-Vận-Hạm (LSM - Landing Ship, Medium), Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing Craft, Utility), Hoả-Vận-Hạm (YOG - Gasoline Barge, Self-propelled)... Nhiệm-vụ hành-quân đổ-bộ, yểm-trợ tiếp-vận, y-tế, sửa-chữa.

- Hải-đội III Tuần-dương gồm các loại: Hộ-Tống-Hạm (PCE - Patrol Craft Escort), Tuần-dương-Hạm (WHEC), Khu-Trục-Hạm (DER - Radar Picket Escort)... Nhiệm-vụ tuần-tiễu, ngăn-chận, nghênh-chiến khi tàu địch xâm-nhập Hải-phận Việt-Nam.

            Các chiến-hạm Hạm-Đội được biệt-phái hoạt-động khắp bốn vùng chiến-thuật, từ vĩ-tuyến 17 đến Cà-Mau, cả biển lẫn sông.

            Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê được bổ-nhiệm thay-thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Xuân Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội.

            Hạm-Đội gồm các đơn-vị ṇng-cốt của Hải-Quân Việt-Nam với các chiến-hạm có khả-năng hoạt-động ngoài biển.

            Hạm-Đội VNCH được tổ-chức thành 3 Hải-Đội: Hải-Đội I, Hải-Đội II và Hải-Đội III. Nhiệm-vụ các Hải-Đội như sau:

 

 

Sơ-đồ Tổ-chức Hạm-Đội.

 

 

- Hải-Đội I:

Có nhiệm-vụ tuần-tiễu bảo-vệ lănh-hải và vùng cận-duyên, chống lại mọi hoạt-động bất-hợp-pháp; yểm-trợ Hải-pháo và phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bạn.

Hải-Đội I gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 20 Tuần-Duyên-Hạm: HQ. 600 - HQ. 619

* 04 Giang-Pháo-Hạm: HQ. 328 - HQ. 331

* 04 Trợ-Chiến-Hạm: HQ. 228 - HQ. 231[417]

- Hải-Đội II:

Có nhiệm-vụ chuyên-chở, đổ-bộ, tiếp-tế, yểm-trợ sửa chữa các tiểu-đĩnh tại vùng hành-quân; yểm-trợ Hải-pháo và thực-hiện chương-tŕnh Quân-Y, Dân-Sự-Vụ. Hải-Đội này có hai Bệnh-viện-Hạm trang-bị Quang-tuyến X; pḥng Nha-khoa; pḥng Thí-nghiệm và điều-trị; hoạt-động thăm-viếng định-kỳ dọc theo miền duyên-hải và đồng-bằng sông Cửu-Long để giúp đỡ dân-chúng tập-trung-ở những vùng đông dân-cư, thiếu-thốn thuốc men hoặc không có cơ-quan Y-tế địa-phương.

Hải-Đội II gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 06 Dương-Vận-Hạm: HQ. 500 - HQ. 505

* 05 Hải-Vận-Hạm: HQ. 402 - HQ. 406

* 02 Bệnh-Viện-Hạm: HQ. 400, HQ.401

* 06 Hỏa-Vận-Hạm: HQ. 470 - HQ. 475

* 14 Giang-Vận-Hạm: HQ. 533 - HQ546

* 01 Lương-Vận-Hạm: HQ. 451.

* 01 Thực-Vận-Hạm: HQ. 490.[418]

* 02 Yểm-Trợ-Hạm: HQ. 800 - HQ. 801[419]

* 01 Cơ-Xưởng-Hạm: HQ. 802

- Hải-Đội III:

Có nhiệm-vụ tuần-tiễu vùng viễn-duyên để phát-giác và ngăn-chặn kịp thời các hoạt-động của địch; phối-hợp hành-quân và yểm-trợ Hải-pháo cho các đơn-vị bạn.

Hải-Đội III gồm có những loại chiến-hạm sau đây:

* 02 Khu-Trục-Hạm: HQ. 1, HQ. 4

* 07 Tuần-Dương-Hạm: HQ. 2, HQ. 3, HQ. 5, HQ. 6, HQ. 15, HQ. 16, HQ. 17.

* 08 Hộ-Tống-Hạm: HQ. 7, HQ. 8, HQ. 9, HQ. 11, HQ. 12, HQ. 13, HQ. 14, HQ. 10 (chiếc này hy-sinh tại Hoàng-Sa ngày 19-1-1974).

 

Lực-Lượng Hải-Thuyền

Thành-lập: Khởi-thủy, Lực-Lượng Hải-Thuyền là một lực-lượng bán quân-sự, do Sĩ-Quan Hải-Quân tuyển-mộ, huấn-luyện và chỉ-huy. Thời-gian huấn-luyện cho quân-nhân hải-thuyền là ba tháng.

            Khi mới thành-lập, mỗi đơn-vị của Lực-Lượng Hải-Thuyền được gọi là Đội Hải-Thuyền và Đoàn-Viên đều xâm trên ngực hai chữ "Sát Cộng".

Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền trước đặt tại Phú Quốc, đến tháng 2-1963 dời về Cam Ranh.

 

Theo Truyền-thống lịch-sử, quân Đại-Việt thời nhà Trần xâm hai chữ “Sát Đát” khi tử-chiến với quân Mông-Cỏ, Đoàn-Viên Hải-Thuyền xâm trên ngực hai chữ "Sát Cộng".

 

Thành-phần: Mỗi đội Hải-Thuyền được chỉ-huy bởi một Thiếu-Úy hoặc Trung-úy. Chiến-thuyền gồm có:

3 ghe Chủ-lực,

3 ghe Di-cư,

20 ghe Buồm.

 

 

Hải-thuyền có nhiều loại. Đây là một chiếc thuyền buồm

 

Trang-bị: Mỗi loại ghe được trang-bị như sau:

- Ghe Chủ-lực: một Đại-liên 50 trước mũi, một Đại-liên 30 sau lái và nhiều-súng cá-nhân.

- Ghe Di-cư: hai Đại-liên 30 và vũ-khí cá-nhân.

- Ghe Buồm: súng cá-nhân.

Y phục của Đoàn-viên giai-đoạn đầu: bà ba đen. Sau này, các quân-nhân mặc quân-phục Hải-Quân.

Nhiệm-vụ và phạm-vi hoạt-động: Nhiệm-vụ của Lực-Lượng Hải-Thuyền là tuần-tiễu, kiểm-soát và ngăn-chận sự xâm-nhập và trà trộn của Việt-Cộng vào các làng ven biển thuộc các vùng Duyên-hải.

            Sau khi được sáp-nhập vào Hải-Quân, Đội Hải-Thuyền được đổi danh-xưng thành Duyên-Đoàn và Đoàn-viên mặc quân-phục Hải-Quân. Cấp-số của Duyên-Đoàn-Trưởng là Thiếu-Tá.

 

Vùng I Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu của Vùng I Duyên-Hải gồm có: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

            Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải kiêm Chỉ-Huy-Trưởng Khu quân-sự Tiên-Sa. Khu Quân-sự này gồm tất cả các đơn-vị Hải, Lục, Không-Quân đồn-trú tại bán đảo Sơn Chà.

            Bộ Tư-LệnhVùng I Duyên-Hải đặt tại Tiên-Sa, Đà Nẵng.

Lực-Lượng Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải gồm các đơn-vị sau đây:

- Các Giang-Đoàn:

32 Xung-Phong đóng tại Huế,

92 Trục-Lôi tại Thuận An,

60 Tuần-Thám ở Thuận An.

- Các Duyên-Đoàn:

DĐ11 tại Cửa Việt,

DĐ12 tại Thuận An,

DĐ13 tại Cửa Tư Hiền,

DĐ14 tại Hội An,

DĐ15 tại Chu Lai,

DĐ16 tại Quảng Ngăi.

- Hải-đội I Duyên-pḥng.

- Bốn đài Kiểm-Báo:

101 tại núi La Ngữ, Huế;

102 tại Sơn Trà;

103 tại Cù lao Ré:

104 tại Sa Huỳnh.

- Các Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-Vận.

- Ngoài ra, Vùng I Duyên-Hải c̣n có các Chiến-hạm biệt-phái.

Phạm vị hoạt-động: Vùng Duyên-Hải và sông rạch các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Đà Nẵng, Quảng Ngăi.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ Thoại.

 

Vùng II Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng II Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng,.

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải đặt tại trại Tây Kết NhaTrang, gồm các đơn-vị sau đây:

- Các Duyên-Đoàn:

DĐ 21 tại Qui Nhơn,

DĐ 22 tại Poulo Gambir,

DĐ 23 tại Sông Cầu,

DĐ 24 tại Tuy Ḥa,

DĐ 25 tại Ḥn Khói,

DĐ 26 tại B́nh Ba,

DĐ 27 tại Phan Rang,

DĐ 28 tại Phan-Thiết.

- Hải-đội II Duyên-pḥng đóng tại Qui Nhơn.

- Các Căn-Cứ Yểm-Trợ.

- Các đài Kiểm-Báo:

201 Mũi Degi

202 Cù Lao Xanh (Poulo Gambir)

203 Ḥn Lớn, Nha Trang

204 Mũi Dinh

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

Tầm hoạt-động - Vùng II Duyên-Hải trách-nhiệm các vùng duyên-hải thuộc các tỉnh: B́nh-định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Cam Ranh, Phan Rang, Phan-thiết.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh.

 

Vùng III Duyên-Hải

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng III Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng,.

Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải đóng tại Cát Lở và gồm các đơn-vị sau đây:

- Hải-đội 3 Duyên-pḥng đóng tại Cát Lở.

- Các Duyên-Đoàn:

Duyên-đoàn 31 tại cửa Hàm-Tân

Duyên-đoàn 32 tại Bến-Đ́nh Vũng-Tàu

Duyên-đoàn 33 tại Rạch-Dừa

Duyên-đoàn 34 và 37 tại Tiềm-Tôn Bến-Tre

Duyên-đoàn 35 tại Hưng-Mỹ Trà-Vinh

Duyên-đoàn 36 tại Long-Phú

- Căn-Cứ Yểm-Trợ Cát Lở.

- Bệnh-xá Vũng Tàu.

- Các đài Kiểm-Báo:

301 tại Côn Sơn,

302 tại Núi Lớn, Vũng Tàu,

303 tại núi Trà-Kú, B́nh Tuy,

304 đặt trên Kiểm-Báo-Hạm HQ. 460, nằm ngoài khơi Ba Động.

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

Phạm-vi hoạt-động: Miền duyên-hải thuộc Phước Tuy, G̣ Công, Kiến Ḥa.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Vũ Đ́nh Đào.

 

Vùng IV Duyên-Hải

Tổ-chức: Bô Tham-Mưu gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải được đặt tại An-Thới,  Phú Quốc.

            Lực-Lượng: Hải-Quân Vùng IV Duyên-Hải gồm có:

- Các Duyên-Đoàn:

Duyên-đoàn 42 tại Ḥn Nam-Du, sau này di-chuyển về An-Thới 1 chi-đội, 1 chi-đội đóng tại Poulo Panjang.

Duyên-đoàn 43 tại Cử Sông Ông-Đốc, sau di-chuyển về đảo Ḥn-Tre, Rạch-Giá.

Duyên-đoàn 44 tại Kiên-An Rạch-Giá.

Duyên-đoàn 45 tại Bắc đảo Phú-Quốc, sau chuyển về Hà-Tiên.

Duyên-đoàn 46 và 47 tại An-Thới.

- Hải-đội IV Duyên-pḥng đóng tại An Thới.

- Một số chiến-hạm biệt-phái.

- Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận.

- Các đài Kiểm-Báo:

402 Ḥn Đốc (Ile des Pirates)

403 Ḥn Nam-Du (Poulo Dama

404 Núi An Thới

Phạm-vi hoạt-động: Từ mũi Cà-Mau đến biên-giới Miên - Việt trong vịnh Thái-Lan.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thiện.

 

 

Toàn cảnh An-Thới,  Phú Quốc, nơi có Bộ Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải.

 

Vùng V Duyên-Hải

            Vùng V Duyên-Hải là Vùng Duyên-Hải được thành-lập vào những năm sau cùng của cuộc chiến.

Tổ-chức: Bộ Tham-Mưu Vùng V Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.

Bộ Tư-Lệnh đặt tại Năm Căn thuộc tỉnh An Xuyên.

Thành-phần: Lực-Lượng cơ-hữu Hải-Quân Vùng V Duyên-Hải gồm:

            - Hải-đội V Duyên-pḥng.

- Giang-Đoàn 43 Ngăn-chận.

            - Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám.

- Căn-cứ Hải-Quân.

- Tiền-Doanh Yểm-Trợ.

- Duyên-Đoàn 36 (tăng-phái) đóng tại cửa Định An.

- Duyên-Đoàn 41 đóng tại Poulo Obi.

- Đài Kiểm-Báo 401 đặt trên Ḥn Khoai (Poulo Obi).

- Các chiến-hạm biệt-phái.

Vùng hoạt-động: Vùng V Duyên-Hải trách-nhiệm miền duyên-hải các tỉnh Ba Xuyên, Bạc Liêu, An-Xuyên (Cà Mau), một phần duyên-hải của tỉnh Kiên-Giang (Rạch Giá) và các đảo Poulo Obi, Fas Obi, v.v...

            Ngoài ra, hai Giang-Đoàn 43 Ngăn-chận và 53 Tuần-Thám chịu trách-nhiệm sông Năm Căn (giới hạn từ cửa Bồ Đề đến cửa Bảy Hạp), sông Đồng Cùng và Chi-Khu Năm Căn.

            Tư-Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-May.

 

Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải

            Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải[420] (Coastal Security Service - CSS) được thành-lập vào năm 1964, trực-thuộc Nha Kỹ-thuật. Về phương-diện hành-quân, SPVZH làm việc hàng ngang với Phái-Bộ Cố-Vấn Hải-Quân (Naval Advisort Detachment - NAD) thuộc MACSOG của Hoa-Kỳ. Hai cơ-quan này đều đặt trụ-sở tại toà nhà Bạch Tượng (White Elephant) Đà Nẵng đễ dễ bề hoạt-động phối-hợp hành-quân, và thường được gọi chung là NAD/CSS.

Đa-số nhân-viên SPVZH là quân-nhân Hải-Quân, đôi khi có một số rất nhỏ thuộc Bộ-Binh. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH là một Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân. Các vị Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH đều là những Sĩ-Quan thâm-niên, nhiều-kinh-nghiệm; sau này có tới bốn cựu Chỉ-Huy-Trưởng được thăng đến cấp Phó Đề-Đốc, đó là các vị Phó Đề-Đốc Diệp-Quang-Thủy, Nguyễn-Thành-Châu, Nguyễn-Hữu-Chí và Hồ-Văn Kỳ-Thoại. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH sau cùng là HQ Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân.

Ngoài một số cơ-cấu hành-chánh, SPVZH có hai đơn-vị trực-thuộc chính, đó là

- Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT) và

- Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH), đôi khi c̣n gọi tắt là Biệt-Hải.

 

Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT)

Lực-Lượng Hải-Tuần có nhiệm-vụ thi-hành những công-tác hành-quân đặc-biệt bằng đường biển trong vùng lănh-hải Bắc-Việt từ vĩ tuyến 17 Bắc trở lên. Doanh trại LLHT nằm ngay dưới chân núi Khỉ (Monkey Mountai) thuộc bán đảo Sơn Chà, Đà Nẵng, cạnh các cơ-sở thuộc BTL/HQ/V1DH. Cầu tàu PTF và các công-xưởng sửa chữa cũng như bảo-tŕ của MST nằm gần Deep Water Pier, đối-diện với khu doanh trại qua con đường nhỏ.

LLHT được trang-bị các loại Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Patrol Craft Fast) c̣n gọi là "Swift" và Khinh-Tốc-Đĩnh (PTF - Patrol Torpedo Fast).

            "Swift" là loại Duyên-Tốc-Đĩnh mũi ngắn, sườn nhôm, dài chừng 50 bộ do hăng đóng tàu Seward Seacraft ở Burwick, Louisiana chế-tạo. Tàu trọng-tải 19 tấn, tầm nước 3.5 bộ, gắn 2 máy diesel và có vận-tốc tối-đa chừng 28 gút. Vũ-khí trang-bị gồm có một đại-liên 50 (12 ly7) gắn trên nóc pḥng lái; sân sau có một súng cối 81 ly trực-xạ trên gắn đại-liên 50. Thủy-Thủ-Đoàn gồm có 5 người.

Có ba loại PTF được dùng ở Việt-Nam: PTF cũ thời Đệ nhị Thế-chiến, PTF loại "Nasty" do Na Uy chế-tạo và PTF loại "Osprey" do Hoa-Kỳ đóng. Điểm đặc-biệt là tất cả các ống phóng ngư-lôi đều được tháo gỡ. Thủy-Thủ-Đoàn PTF gồm khoảng 20 người.

Hai PTF đầu-tiên được trang-bị cho LLHT là loại cũ từ thời Đệ nhị Thế-chiến (giống PT 109 của TT Kennedy), dùng máy Packard chạy bằng xăng máy bay nên c̣n được gọi là "tàu xăng". Vũ-khí trang-bị nguyên-thủy gồm ống phóng ngư-lôi, 2 đại-bác 40 ly một ở trước mũi và một ở sân sau, 2 đại-bác 20 ly, 2 đại-liên 50 bên hông. Khi sang Việt-Nam, khẩu đại-bác 40 trước mũi được cắt bỏ và thay bằng khẩu súng cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50. Hai PT này được đổi tên là PTF-1 và PTF-2, Hai vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của các PTF-1 và PTF-2 là Hải-Quân Đại-Úy Mai Mộng Liễn và Hải-Quân Đại-Úy Lưu-Chuyên (cùng khóa 8 SQHQ Nha Trang).

Sau đó, LLHT nhận thêm hai PTF tối-tân hơn thường được gọi là "Nasty" do Na Uy chế-tạo. Hai Nasty đầu-tiên do các HQ Đại-Úy Trần-Văn-Lâm và Trịnh-Kim-Thanh (cùng khóa 5 SQHQ Nha Trang) làm Hạm-Trưởng.

Khinh-Tốc-Đĩnh Nasty có vỏ bằng ván ép nhiều lớp đặc-biệt, trọng-tải 75 tấn, dài khoảng 80 bộ, rộng 24.7 bộ, tầm nước 3.7 bộ phía trước, 6.10 bộ chỗ chân vịt sau lái, có thể mang 18 tấn hay 6,100 gallons dầu cặn, tầm hoạt-động lên đến 1,000 hải-lư với tốc-độ tiết-kiệm. Máy tàu loại Napier & Deltic của Anh, 18 xy lanh, vận-tốc đường trường khoảng 35 gút, vận-tốc tác-chiến tối-đa có thể lên đến 50 gút khi tàu không mang nhiều-nhiên-liệu. Về vũ-khí, Nasty được trang-bị 1 súng cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50 trước mũi. Sau lái có khẩu đại-bác 40 ly, hai bên hông ngang đài chỉ-huy gắn đại-bác 20 ly.

Khoảng giữa năm 1968, để thay-thế cho một số chiến-đĩnh Nasty vào công-xưởng sửa chữa đại-kỳ hay bị hư hại trong lúc tác-chiến, LLHT nhận thêm một số chiến-đĩnh mới cũng thuộc loại PTF nhưng có tên là "Osprey" do Hoa-Kỳ chế-tạo. Loại Khinh-Tốc-Đĩnh này do hăng đóng tàu John Trumpy and Sons of Annapolis, Maryland sản xuất, tổng-cộng chỉ có 6 chiếc. Các chiến-đĩnh Osprey được đóng mô phỏng theo loại Nasty của Na Uy, nhưng vỏ bằng nhôm thay v́ bằng gỗ. Đặc-biệt, loại Osprey được trang-bị máy điều-ḥa không-khí nên rất tiện-nghi khi đi công-tác. Nghe nói sườn và phần sau lái tàu được nhập cảng "tiền chế" từ Na-Uy. Khinh-Tốc-Đĩnh Osprey tuy vỏ bằng nhôm nhưng cũng hơi nặng hơn loại Nasty nên vận-tốc kém hơn khỏang 5 gút và mức độ nhảy sóng cũng kém hơn. Vũ-khí trang-bị tương-tự như Nasty.

Thủy-Thủ-Đoàn của các PTF và Swift đều là những quân-nhân Hải-Quân VNCH t́nh-nguyện. Việc điều-tra an-ninh rất gay go với mức-độ "mật" hay "tối mật".

 

Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH)

Nhiệm-vụ của LLBH là thi-hành những công-tác đổ-bộ bằng để xâm-nhập, phá-hoại, khuấy rối v.v... tại Bắc Việt. Doanh trại LLBH nằm dọc theo băi biển Mỹ Khê. Các toán Biệt-Hải sống và huấn-luyện trong những trại riêng biệt, tương đối nhỏ chỉ đủ cho vài ba chục người.

Vào khoảng năm 1964, toán người nhái Hải-Quân Hoa-Kỳ đảm-trách việc huấn-luyện các toán Biệt-Hải, dưới quyền chỉ-huy của Đại-Úy Cathal L. Flynn. Các toán Biệt-Hải được huấn-luyện về kỹ-thuật chèo xuồng cao su, đổ-bộ, bơi ngầm dưới biển, sử-dụng chất nổ v.v...

            Vào tháng 3 năm 1964, Hải-Quân Đại-Úy Trịnh Ḥa Hiệp thuộc Liên-Đoàn Người Nhái HQVNCH được thuyên-chuyển ra làm Chỉ-Huy-Trưởng toán Biệt-Hải tại Mỹ Khê.

Công-tác Lực-Lượng Hải-Tuần, Trong suốt thời-gian hoạt-động, các PTF thuộc LLHT đă thực-hiện khoảng trên dưới 1,000 chuyến công-tác xâm-nhập hải phận Bắc-Việt với những thành-quả rất khả-quan trong khi thiệt-hải không đáng kể. Những chuyến công-tác này thường không kéo dài quá 24 tiếng đồng-hồ. Khoảng từ năm 1965 đến năm 1970 có nhiều-công-tác nhất. Đặc-biệt trong thời-gian phi-cơ Hoa-Kỳ oanh-tạc Bắc Việt, có những Thủy-Thủ-Đoàn đi 5, 6 chuyến công-tác mỗi tháng.

            Khi đi công-tác, Thủy-Thủ-Đoàn PTF cũng như nhân-viên Biệt-Hải không bận quân-phục, thường chỉ mặc quần áo bà ba đen. Đặc-biệt, SPVZH là đơn-vị duy nhất không có Cố-Vấn Hoa-Kỳ đi theo trong những chuyến công-tác xâm-nhập hải phận miền Bắc.

            Lực-Lượng Hải-Quân Bắc-Việt với những tiểu-đĩnh cũ kỹ và yếu kém hơn so với các PTF nên ít khi giám ra mặt nghênh cản. Trong suốt thời-gian hoạt-động từ năm 1964 cho đến 1972 chỉ có dăm, ba cuộc đụng độ giữa các chiến-đĩnh đôi bên. Các khẩu đại-bác pḥng-duyên của Bắc-Việt đặt trên những hải-đảo hay mỏm núi cao dọc duyên-hải cũng thường bắn ra dữ dội nhưng không gây thiệt-hải cho những PTF nhỏ lại có vận-tốc cao.

 

Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến

            Trong diễn-tiến vừa thành-lập vừa trưởng-thành trong khói lửa, lại vừa chiến-đấu chống Cộng-SảnViệt-Nam, Binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam cũng đă tiến-triển vượt bực về tổ-chức.[421]

Cấp-số của Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến cũng như của Sư-Đoàn Nhẩy Dù lớn hơn rất nhiều-khi so-sánh với cấp-số các Sư-Đoàn Bộ-Binh tiêu-chuẩn. Quân-số lư-thuyết Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ[422]  (tổng-cộng 14,072 người).

Theo một bài viết của Đại-Tá Phạm-Văn-Chung, khởi đi từ năm 1954, Binh-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến được chỉ-huy tuần-tự bởi nhiều-vị Chỉ-Huy-Trưởng và Tư-Lệnh. Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang là vị Tư-Lệnh đầu-tiên và cũng là vị chỉ-huy lâu nhất[423].

Chen kẽ giữa hai nhiệm-kỳ Tư-Lệnh của Trung-Tá Khang, Trung-Tá Nguyễn-Bá-Liên nắm quyền đó từ ngày 16-12-1963 dến tháng 2 năm 1964.[424] 

Thiếu-Tướng Bùi-Thế-Lân, vị Tư-Lệnh Sư-Đoàn cuối cùng, đă nắm vững trách-nhiệm tác-chiến từ năm 1972 đến năm 1975.

 

 

Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang, vị Tư-Lệnh TQLC chỉ-huy lâu nhất.

 

Giữa năm 1968 khi Thủy-Quân Lục-Chiến được nâng lên cấp Sư-Đoàn, 2 Bộ Chỉ-Huy Chiến-Đoàn trở thành 2 Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn 147 và 258. Các đơn-vị yểm-trợ tăng thành cấp Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ Thủy-Bộ, Tiểu-Đoàn Truyền-Tin, Tiểu-Đoàn Vận-Tải, Tiểu-Đoàn Công-Binh, Tiểu-Đoàn Quân-Y v.v... Đại-đội Huấn-luyện trở thành Trung-Tâm Huấn-luyện Sư-Đoàn, khả-năng cung-cấp hàng ngàn tân-binh cho các Tiểu-Đoàn tác-chiến sau khi được huấn-luyện thuần-thục căn-bản bộ-binh tác-chiến và hành-quân đặc-biệt Không, Thủy, Bộ.

Năm 1969, Tiểu-Đoàn 8 Ó Biển, Tiểu-Đoàn 9 Mănh Hổ, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh ra đời, Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn 369, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh thành-lập năm 1970. Bệnh viện Lê-Hữu-Sanh thuộc Tiểu-Đoàn Quân-Y, một bệnh viện 250 giường được thành-lập, trang-bị đầy đủ để đáp-ứng nhu-cầu binh lính Thủy-Quân Lục-Chiến cùng gia-đ́nh.

Năm 1974, Lữ-Đoàn 468 gồm các Tiểu-Đoàn 14 Tiểu-Đoàn 16, Tiểu-Đoàn 18 và 1 Pháo Đội 105 ly được ra đời để chuẩn-bị lần cho việc tổ-chức Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến thứ hai.[425]

Các cấp chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến thường xuất-thân từ hai trường Sĩ-Quan, Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt hoặc Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức, nhưng đến 80% đều tốt-nghiệp các khóa Căn-Bản, Trung-Cấp hoặc Chỉ-huy Tham-Mưu Cao-Cấp Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ.

Quân-số lư-thuyết Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ[426] 387 (tổng-cộng 14,072 người)

Sư-Đoàn TQLC có 1 Tiểu-Đoàn Tổng-hành-dinh, 9 Tiểu-Đoàn tác-chiến thủy-bộ và 3 Tiểu-Đoàn Pháo-binh. Toàn-bộ Sư-Đoàn đă tham-dự các cuộc hành-quân qui mô lớn do Quân-Đoàn 1 chỉ-huy như:

- Cuộc hành-quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào 1971.

- Cuộc hành-quân Lam Sơn 72 tái chiếm thị xă Quảng Trị 1972.

Mỗi Tiểu-Đoàn tác-chiến của TQLC, theo lư-thuyết gồm có tổng-cộng 937 người, chia ra như sau:

- Sĩ-Quan: 36

- Hạ-Sĩ-Quan: 112

- Binh-sĩ: 789[427]

Danh-hiệu các Tiểu-Đoàn như sau:

Tiểu-Đoàn 1 Quái Điểu

Tiểu-Đoàn 2 Sói Biển

Tiểu-Đoàn 3 Trâu Điên

Tiểu-Đoàn 4 Ḱnh Ngư

Tiểu-Đoàn 5 Hắc Long

Tiểu-Đoàn 6 Thần Ưng

Tiểu-Đoàn 7 Hùm Xám

Tiểu-Đoàn 8 Ó Biển

Tiểu-Đoàn 9 Mănh Hổ

            Để yểm-trợ hỏa-lực cận-chiến, Pháo-binh TQLC được trang-bị các đại-bác 105 ly. Những Tiểu-Đoàn Pháo-binh mang tên như sau:

Tiểu-Đoàn 1 Lôi Hỏa

Tiểu-Đoàn 2 Thần Tiễn

Tiểu-Đoàn 3 Nỏ Thần

Tập Hải-Sử này đặc-biệt ghi lại danh-sách các Lữ-Đoàn-Trưởng và Tiểu-Đoàn-Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến trong trận đánh lừng-danh tái chiếm Quảng Trị vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972[428] như sau:

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 147 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Năng-Bảo, Sĩ-Quan Nam-Định

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 258 TQLC: Đại-Tá Ngô-Văn-Định, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 369 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Thế-Lương, Sĩ-Quan Thủ-Đức

            Các Tiểu-Đoàn từ 1 đến 9:

- Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 1 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Đăng-Ḥa, Sĩ-Quan Nha-Trang (cựu Thiếu-Sinh-Quân)

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 TQLC: Thiếu-Tá Trần-Văn-Hợp, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Cảnh, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 4 TQLC: Trung-Tá Trần-Xuân-Quang, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 5 TQLC: Trung-Tá Hồ-Quang-Lịch, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 6 TQLC: Trung-Tá Đỗ-Hữu-Tùng, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 7 TQLC: Thiếu-Tá Nguyễn-Văn-Kim, Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 8 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Phán, Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 9 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Kim-Để, Sĩ-Quan Đà-Lạt

            Các Tiểu-Đoàn Pháo Binh

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đoàn-Trọng-Cảo - Sĩ-Quan Đà-Lạt

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đặng-Bá-Đạt - Sĩ-Quan Thủ-Đức

- Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Trần-Thiện-Hiệu - Sĩ-Quan Thủ-Đức

 

Vào năm 1974, dự-án tổ-chức Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến thứ hai bắt đầu. Sư-Đoàn này đă có một số đơn-vị trực-thuộc nhưng chưa kịp chính-thức ra đời th́ xảy ra biến-cố ngày 30-4-75.[429]

            Đế đầu năm 1975, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH đă chấp-thuận cho Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam được thành-lập một Đơn-vị Cơ-Giới. Đó là Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ Thủy-Bộ. Trang-bị gồm có phần lớn là các Thủy-xa LVTP 5 của TQLC Hoa-Kỳ sử-dụng trước đây. [430]

Quân-số của TQLC lên tới trên trên 16,000.

 

 

Thủy-Xa TQLC và Kiến-trúc căn-bản.

 

Một vài h́nh-ảnh Thủy-Xa Đổ-bộ (Trích tài-liệu từ một trang lưới điện-toán của TQLCVN