Home ] Thư Gửi Độc-Giả ] Lược-Sử Tiếp-Nối ] Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] [ Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH Tiếp Theo ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ]

 

Chương 6

 

Năm 1975, những lần Triệt-thoái.

 

Biến-chuyển bất-thường

            Sau gần hai năm 1973-1974 Việt-Nam Cộng-Ḥa tương-đối tạm ổn-định, t́nh-h́nh Miền Cao-Nguyên và Duyên-Hải Trung-phần đă đột-ngột biến-đổi mau lẹ vào đầu năm 1975. Sau hai lần đại-bại vào Tết Mậu-Thân 1968 và Tổng Tấn-công Vượt Vĩ-Tuyến 17 năm 1972, Cộng-Sản Bắc-Việt lại quyết-định một mở một cuộc tấn-công nữa với toàn-lực quân-đội chính-quy của chúng.

Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột bị thất-thủ, rất ít quân trú-pḥng QLVNCH trốn về được duyên-hải. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu ra lệnh triệt-thoái luôn các tỉnh chiến-lược của cao-nguyên là Pleiku và Kontum. Ngày 15-3, quân-đội cao-nguyên rút lui về Tuy-Ḥa. V́ thiếu kế-hoạch và cũng v́ phải vướng chân khi kéo theo hàng chục ngàn dân di-tản trốn chạy Cộng-Sản, Quân-Đoàn 2 đă bị thiệt-hại lớn.

Trong khi ảnh-hưởng tâm-lư gây náo-loạn khắp nơi, th́ lệnh điều-động từ Sài-G̣n ban-hành lại bất-nhất, hệ-thống pḥng-thủ của Quân-Đoàn 1 bắt đầu bị rạn nứt.

 

Công-tác di-tản

Ngày 24 tháng 3, Quân-Đoàn I dự-tính rút Sư-Đoàn 2 ra ngoài đảo Cù-lao Ré.

Ngày 25 tháng 3, quân-đội bỏ Cố-đô Huế một cách vô tổ-chức rút về phía Đà-Nẵng, kéo theo hàng trăm ngàn người tị-nạn. Trong cảnh hỗn-loạn tại Vùng 1 Chiến-thuật lúc đó, Hải-Quân đă thành-lập Phân-đội Bắc, mạo-hiểm đưa các chiến-hạm, chiến-đĩnh đổ-bộ vào di-tản nhiều-ngàn quân-nhân chạy ra Cửa Thuận-An.[381] 

            Chiều ngày 26 tháng 3, Phân-Đoàn Nam gồm có HQ. 802, HQ. 505, HQ. 404, Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm Chu-Lai, một số Giang-Vận-Hạm tăng-phái; được giao nhiệm-vụ vào Chu-Lai đón Sư-Đoàn 2 ra Đảo Lư-Sơn (Cù-Lao Ré. Chiều-ngày 27 tháng 3, một số quân-nhân Sư-Đoàn 2 gây áp-lực đ̣i HQ. 404 đưa họ vễ Đà-Nẵng.

Rồi đến lượt Đà-Nẵng, v́ số lượng quá lớn số quân và dân tị-nạn kéo về, nên cũng lọt ra ngoài ṿng kiểm-soát của Quân-Đoàn 1. Trong việc di-tản, BTTM/QLVNCH dự-trù chuyển-vận chính-quyền, quân-đội và một số thường-dân tị-nạn về Cam-Ranh. Các chiến-hạm tận-dụng mọi phương-tiện khả-hữu để cứu vớt quân-nhân và thường-dân. Các giới-chức Quân-đội quên ḿnh lo cho công-vụ đến độ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 1 Duyên-Hải cùng Trung-Tướng TL/QĐ1/V1CT suưt nữa bị kẹt lại tại Tiên-Sa.

 

 

 

Tuần-Dương-Hạm di-tản Quân-nhân Vùng 1 Chiến-thuật

 

Các thương-thuyền và cuộc di-tản

            Các thương-thuyền, tàu kéo và các Xà-lan thuộc Bộ Chỉ-Huy Hải-Vận Hoa-kỳ Military Sealift Command[382] (MSC) cũng tham-gia trong cuộc di-tản miền Trung.

            Ngày 24 tháng 3, co 6 xà-lan do các tàu kéo sau đây được mang từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng:

- Asiatic Stamina

- Chitose Maru

- Osceola

- Pawnee

- Shibaura Maru

Ngày 25 tháng 3, cơ-quan MSC đặt các thương-thuyền sau đây trong t́nh-trạng sẵn-sàng thi-hành kế-hoạch di-tản tại Miền Trung của Việt-Nam Cộng-Ḥa:

- SS American Racer

- SS Green Forest

- SS Green Port

- SS Green Wave

- SS Pioneer Commander

- SS Pioneer Contender

- SS Transcolorado

- USNS Greenville Victory

- USNS Sgt Andrew Miller

- USNS Sgt. Truman Kimbro

Những thương-thuyền này có sức chuyển-vận rất lớn, ngay sau đó đă giúp sức rất nhiều-trong công-tác đưa người và vật-dụng từ Miền Trung xuôi Nam.

 

Những người Bỏ phiếu cho Tự-Do bằng Chân

Trong cuộc chiến đă có gần triệu dân Bắc di-cư bỏ Cộng-Sản năm 1954-1955, chạy vào Nam t́m tự-do. Những người dân Việt-nam hiền-ḥa vô-tội khắp nơi chạy theo Quốc-gia rất nhiều. Kể từ 1954 đến 1975 có tới 5 triệu người tị-nạn Cộng-Sản, đă được gọi chung là những “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân". Tuy vậy trong lần di-tản Vùng 1 này, chỉ với một thời-gian ngắn ngủi năm ba ngày, một số lượng lớn lao đến hàng trăm ngàn người, bỏ nhà cửa ruộng vườn, mồ mả tổ-tiên trốn chạy Cộng-Sản. Trong cơn hoảng-hốt sợ hăi, lần đầu tiên “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân" của miền Trung đă chạy nhanh" đến như vậy. Đà-Nẵng có dân-cư b́nh-thường là 600,000 người, đột-nhiên tăng vọt lên 2,000,000...[383]

            V́ dân tị-nạn tràn vào, t́nh-trạng Đà-Nẵng trở nên hỗn loạn, ngoài ṿng kiểm-soát của chính-quyền. Số phận của những người tị-nạn lần này bi-đát hơn những đợt di-cư lần trước. Trong tổng-số 2 triệu thường-dân trốn chạy Cộng-Sản, chỉ có khoảng 50,000 người may mắn lên được tàu ra khỏi Đà-Nẵng.

 

Những ngày chót của Công-tác Triệt-thoái Vùng 1 Chiến-thuật.

            Theo nhà Khảo-cứu Pham-Kim-Vinh: Khi tướng Trưởng vẫn c̣n nắm rất vững sự chỉ-huy các đơn-vị quân-sự th́ Ông đă phải chịu thua đám thường-dân chạy giặc Cộng-Sản [384]

            Ngày 28 tháng 3, có tin cho biết Việt-Cộng đă chiếm của biển Hội-An.

            Rạng sáng ngày 29 tháng 3, tướng Trưởng đặt bản-doanh tại Căn-cứ Hải-Quân ở Tiên-Sa. Ông ra lệnh cho Sư-Đoàn 3 lập đầu cầu ở phía Bắc Hội-An để tàu Hải-Quân đến đón binh-sĩ.

            Trong khi các phi-trường bị tê-liệt v́ bị địch-quân pháo-kích tấn-công, Hải-Quân trở thành phương-tiện độc-nhất để ra vào Vùng 1 Chiến-thuật. Có 6.000 binh-sĩ TQLC được tàu chuyên-chở. Sư-Đoàn 3 không được may mắn bằng Sư-Đoàn TQLC. Sau khi 1,000 binh-sĩ lên chiến-hạm di-tản th́ đến đợt thứ nh́ cách đó 6 tiếng, binh-sĩ Sư-Đoàn 3 đă mất kiên-nhẫn, bắn vào chiến-hạm. Công-tác triệt-thoái Sư-Đoàn 3 theo Sử-gia Phạm Kim Vinh, chỉ v́ các "phản-ứng" đó mà Hải-Quân đành phải ngừng lại.

            Trong một bài viết được ghi là của Trung-Tướng Ngô-Quang-Trưởng phổ-biến tại Hoa-Kỳ trong thập-niên 1990, tác-giả đă viết về những biến-cố trên. Khá rơ. Chúng tôi xin trích-dẫn lại một vài đoạn như sau:

... Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư-Đoàn Dù và Sư-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến về giữ Nha Trang.

... Ngày 24 bỏ Tam-Kỳ Quảng-Ngăi, Hải-Quân đưa Sư-Đoàn 2 từ Chu-Lai ra Cù Lao Ré.

... Ngày 25 bỏ Huế.

            ... Ngày 29 tháng 3, Cộng-Quân tràn vào Đà Nẵng với những trận giao-tranh nhỏ. Tôi được chiến-hạm HQ. 404 đưa về Sài-G̣n. Trên tàu cũng có một Lữ-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng thống Thiệu liên-lạc yêu-cầu tôi ra tái chiếm lại Đà Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để theo chân tôi tái chiếm Đà Nẵng? Lính tráng đă phân tán mỗi người một nơi. Cấp chỉ-huy th́ mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái chiếm Đà Nẵng) được?

Sau đó tôi được lệnh cho Hạm-Trưởng ghé tàu vào Cam Ranh, bỏ hết Thủy-Quân Lục-Chiến xuống, rồi chỉ chở một ḿnh tôi về Sài-G̣n. Tôi không chịu, mặc dù lúc đó tàu đă cặp bến Cam Ranh rồi…[385]

            Báo-cáo của cơ-quan MSC cho biết ngày 30-3, thương-thuyền American Challenger là chiếc tầu chót dời Đà-Nẵng. Theo Giáo-Sư Phạm-Kim-Vinh, Cộng-Quân thấy chúng không cần tiến ngay vào Đà-Nẵng. Cũng có thể Cộng-Quân không dám ngăn-cản sự tiếp-cứu số người Mỹ tại Đà-Nẵng. Phải chăng Cộng-Quân sợ người Mỹ chờ một điều-ǵ đó để có lư-do can-thiệp trở lại? Người ta chỉ biết rằng chúng đă dừng lại ở ngoại-ô Đà-Nẵng, để mặc cho tàu thuyền các quốc-gia Nhật, Trung-Hoa, Mỹ và cả VNCH đón vớt hàng ngàn người trốn chạy ra khơi.[386]

 

Hải-Quân Triệt-Thoái tại Vùng 2 Chiến-thuật.

            Vùng 1 đă mất. Sư suy-sụp lan tràn rất nhanh chóng đến duyên-hải Vùng 2 Chiến-thuật.

Ngày 31-3, Quy-Nhơn bị mất.

Ngày 2-4, Nha-Trang mất theo.

            Chương-tŕnh di-tản Vùng 1 Chiến-thuật vào Cam-Ranh bị thay đổi v́ toán chót đang đến nơi th́ ngay Cam-Ranh cũng lại gặp bất ổn. Từ ngày 1-4 đến ngày 4-4, số người vừa đổ xuống Cam-Ranh lại được bốc lên để chuyển-tiếp đi Phú-Quốc. Một số lượng không lớn lắm được phép đổ-bộ xuống Vũng-Tàu.

            Ngày 10 tháng 4, tất cả các chiến-hạm và thương-thuyền hoàn-tất công-tác đổ-bộ người xuống Phú-Quốc.

Coi như công-tác trợ-giúp Việt-Nam Cộng-Ḥa di-tản đă hoàn-tất, vào ngày 14 tháng 4, Chính-phủ Hoa-Kỳ ra lệnh cho tất cả các Chiến-hạm của họ dời xa hải-phận Việt-Nam.

 

Hải-Quân Kỷ-luật, không Hỗn-loạn khi Di-tản

            Cuộc di-tản Miền Trung vào Miền Nam thực-hiện được là nhờ những phương-tiện đường biển.

Theo giáo-sư Sử-Địa Nguyễn-Khắc-Ngữ, chính nhờ vào những nỗ-lực của Hải-Quân trong giai-đoạn cuối cùng của cuộc chiến mà Việt-Nam Cộng-Ḥa kéo dài sự tồn-tại tới 30 tháng 4 năm 1975.[387]

Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 Hạm-Đội có thay-đổi nhân-sự. Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-định Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê thay thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Xuân Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Khi đó Đại-Tá Khuê đang làm Tham-Mưu-Trưởng BTL/ Hành-Quân Biển. Lư-do của sự thay đổi là để Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội có thể phối-hợp chặt chẽ hơn với BTL/ Hành-Quân Biển, hầu thi-hành kế-hoạch hành-quân di-tản một cách nhanh chóng và hữu-hiệu

 

Lui Binh Chiến-Lược và Di-tản.

Đoạn văn dưới đây được trích từ một bài phỏng-vấn Cựu Phó Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang được thực-hiện bời Nhà Văn Phan-Lạc-Tiếp.

Cuối tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu từ chức, giao quyền cho Phó Tổng Thống Trần-Văn-Hương. Dưới nhiều-áp-lực, Tổng Thống Chỉ-định Trần-Văn-Hương phải nhường quyền-hành lại cho Đại Tướng Dương-Văn-Minh. Người ta hy-vọng có một giải-pháp ôn-ḥa trước sự tiến quân ồ ạt của Cộng-quân.

Giữa lúc khó-khăn ấy, Phó Đô Đốc Chung-Tấn-Cang, sau nhiều-năm biệt-phái đảm-nhiệm các trách-vụ ngoài Hải-Quân, đă trở lại Hải-Quân. Quanh Sài-G̣n Cộng-quân đă có mặt.

“Thủy-tŕnh huyết mạch, hơi thở của Sài-G̣n trong bao lâu là con sông Ḷng Tàu và Soài Rạp phải được giữ vững. Và đó c̣n là con đường cuối cùng của đoàn tàu của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa dời Sài-G̣n trước khi quá muộn. Ra đi nghiêm-túc và an-toàn. Đó là một cuộc lui binh đẹp đẽ, đầy kỷ-luật.”

 Trên đây là nhận-xét của Phó Đô Đốc Cang, Ông nói thêm; "Như tất cả mọi người đều biết, sức mạnh của Hải-Quân là sức mạnh tập-thể. Soạn-thảo kế-hoạch là ông Chí (Phó Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí), Tư-Lệnh Hành-Quân Biển, ông Sơn (Nguyễn Xuân Sơn, Đại-Tá Cựu Tư-Lệnh Hạm-Đội) ông Kiểm (Đại-Tá Đỗ Kiểm, Đại-Tá Tham-Mưu-Phó Hành-Quân) ông Luân (Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tiếp-Vận) và ông Khuê (Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê, Tham-Mưu-Trưởng Hành-Quân Biển). Đó là lúc sửa soạn.

Đâu như hôm 26/4/75, tôi có họp Bộ Tham-Mưu nói đến ư-định là phải ra khỏi Sài-G̣n. Mà đi là cùng đi tất cả. Ra khỏi Sài-g̣n, giữ lấy toàn-thể lực-lượng rồi sẽ tính sau. Sự ra đi của đoàn tàu có tính-cách chiến-lược.

Người giúp tôi nhiều-nhất, đắc-lực nhất, ngày đêm lo cho đoàn tàu là ông Hùng (Phó Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng).”

“Khi đoàn tàu dời khỏi Sài-G̣n, đă ở ngoài biển, mà Tổng Thống Dương-Văn-Minh không đầu hàng th́ sao !" Ông Cang đáp: "Th́ ít nhất ta vẫn giữ được toàn lực-lượng của Hải-Quân ḿnh. Khi ấy, nếu thời cuộc thuận-tiện ta lại quay trở lại, vào Cần Thơ chẳng hạn. Ở đó vấn-đề tiếp-liệu c̣n đầy đủ. Dầu nhớt và đạn dược c̣n nhiều.

C̣n Phó Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh? Đô Đốc Cang lại cười và nói: "Ông Minh lo về liên-lạc, nên các chiến-hạm chỉ nghe thấy tiếng ông ấy. Nhưng trên thực tế, từ lúc tàu ra đi, cho đến khi giao tàu cho Mỹ, trên đường đi chúng ta đều tiếp-cứu các ghe xuồng của đồng-bào vượt biển hệ-thống chỉ-huy do tôi điều-khiển vẫn rất nghiêm-chỉnh. Tuy đất nước đă lọt vào tay Cộng-sản, nhưng đoàn tàu vẫn c̣n trương cờ Việt-Nam Cộng-Ḥa.

 

 

HQ. 500 đưa người di-tản ra khỏi Sài-G̣n

 

Từ Hạm-Đội HQ/VNCH chuyển sang Hạm-Đội Hải-Quân Phi

            Số chiến-hạm nguyên thuộc hạm-đội HQ/VNCH được chuyển-giao Hải-Quân Phi gồm có:

            - 1 Khu-Truc-Hạm DER: Trần-Hưng-Đạo HQ. 1.[388]         

- 6 Tuần-Dương-Hạm WHEC: Trần Quang Khải HQ. 2, Trần Nhật Duật HQ. 3, Trần B́nh Trọng HQ. 5 (chiếc này cũng đă lập nhiều-chiến-công trong trận hải-chiến ở Hoàng-Sa), Trần Quốc Toản HQ. 6, Lư Thường Kiệt HQ. 16 (từng tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa) và Ngô Quyền HQ. 17.

            - 5 Hộ-Tống-Hạm PCE: Đống Đa II HQ. 07, Chi Lăng II HQ. 08, Chí Linh HQ. 11, Ngọc Hồi HQ. 12 và Vạn Kiếp II HQ. 14.

            - 5 Dương-Vận-Hạm LST (Landing Ship Tank): Cam Ranh HQ. 500, Thị Nại HQ. 502, Nha-Trang HQ. 505, Mỹ Tho HQ. 800 và Cần Thơ HQ. 801.

            - 1 Cơ-Xưởng-Hạm ARL Vĩnh Long HQ. 802.

            - 3 Hải-Vận-Hạm LSM (Landing Ship Medium): Hát Giang HQ. 400, Hàn Giang HQ. 401 và Hương Giang HQ. 404.

            - 3 Trợ-Chiến-Hạm LSSL (Landing Ship Support Large): Đoàn Ngọc Tảng HQ. 228, Lưu Phú Thọ HQ. 229 và Nguyễn Đức Bổng HQ. 231.

            - 3 Giang-Pháo-Hạm LSIL (Landing Ship Infantry Large): Thiên Kích HQ. 329, Lôi Công HQ. 330 và Tầm Sét HQ. 331.

            - 2 Hỏa-Vận-Hạm (Tầu chở dầu): HQ. 470 và HQ. 471.

            - 1 Tuần-Duyên-Đĩnh PGM: Ḥn Tróc HQ. 618.