Home ] Thư Gửi Độc-Giả ] Lược-Sử Tiếp-Nối ] Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] [ Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH Tiếp Theo ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ]

 

Chương 2

 

Giai-Đoạn H́nh-Thành

(1952-1957)

 

Sự Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam

            Nhu-cầu cuộc chiến Quốc-Cộng đưa đến sự thành-lập Hải-Quân Việt-Nam. Sau nhiều đ́nh-hoăn, Hải-Quân Việt-Nam được khai-sinh ngày 6-3-1952 bởi dụ số 2.[15]

            Cũng như Không-Quân chỉ-huy bởi Ban Không-Quân, Hải-Quân được chỉ-huy đầu-tiên bởi Ban Hải-Quân (Section Marine), sau đổi thành Pḥng Hải-Quân (Département Marine) thuộc Bộ Tổng Tham-Mưu Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam (Bộ TTM/QĐQGVN).

            Hải-Quân Việt-Nam không những đă sinh sau, mà c̣n lớn chậm hơn so với Lục-Quân và cả Không-Quân nữa.[16] Trong cái rủi cũng có cái may. Hải-Quân Việt-Nam sinh-trưởng vào đúng giai-đoạn tinh-thần dân-tộc tự-quyết trên toàn thế-giới nói chung và tại Việt-Nam nói riêng, đang dâng cao. Trong khi đó, bộ mặt thật phi dân-tộc của đảng Cộng-Sản Hồ-Chí-Minh đă hiện nguyên-h́nh[17]. Khi nhập-ngũ, các người lính thủy hơn ai hết là những thanh-niên có lập-trường quốc-gia vững-chắc, trọng Danh-dự, quyết-tâm bảo-vệ Tổ-Quốc Đại-Dương.

            Có nhiều lư-lẽ mà nguyên-nhân chính là v́ người Pháp không thực-tâm muốn cho Quốc-gia-Việt-Nam có một Hải-Quân riêng rẽ. Hai diễn-biến đươc ghi-nhận như sau:

- Nghị-định thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đă bị hoăn lại nhiều lần trước khi được chính-thức ban-hành.

- Khi đă bắt buộc phải cho Hải-Quân Việt-Nam ra đời, người Pháp c̣n cản-trở sự lớn mạnh của tổ-chức này.

 

 

Sơ-đồ Hệ-thống Tổ-chức Quốc-pḥng Quốc-gia Việt-Nam năm 1952.

 

 Trong Sơ-đồ Tổ-chức của Bộ TTM/QĐQGVN, Hải-Quân Việt-Nam chỉ là một Ban Hải-Quân nhỏ bé trực-thuộc TTMT.

 

Đáng lẽ hai loại Dương-Vận-Hạm và Khu-Trục Hộ-Tống-Hạm[18] theo chương-tŕnh đă được chuyển-giao ngay từ 1955, nhưng người Pháp cố ư lờ đi. Trong bảng đề-nghị vào tháng 4 năm 1951[19], Tư-lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông[20], Phó Đô-Đốc Paul-Ange-Philippe Ortoli, người ta c̣n thấy có cả việc thành-lập một Phân-Đoàn Thủy-phi-cơ cho Hải-Quân Việt-Nam vào năm 1955. Những sự việc dự-trù này cho đến khi quân-đội Pháp rút lui hết đă không bao giờ xảy ra .

- Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp rất có tư-cách nhưng một số nhỏ nhân-viên cấp dưới có những ư-nghĩ không tốt, đă phá-hoại các trang-cụ trước khi trao cho Việt-Nam.

 

- Trong nghi-lễ chính-thức, tuy Chiến-hạm được chuyển-giao, nhưng Hạm-Trưởng vẫn là Sĩ-Quan người Pháp và Quốc-kỳ cũng vẫn là Quốc-kỳ Pháp. Tranh-chấp có liên-hệ tới danh-dự quốc-gia như vậy xảy ra khá lâu và chỉ chấm-dứt hẳn vào năm 1956.

- Diễn-tiến việc thành-lập và phát-triển HQVN chịu ảnh-hưởng chính-trị. Mỗi khi có sự bất-đồng chính-kiến giữa hai chính-phủ Pháp và Việt, diễn-tiến bị chậm lại. Đến khi Việt-Nam nắm được hoàn-toàn chủ-quyền th́ Hải-Quân Pháp ngưng ngay việc chuyển-giao chiến-cụ.

 

Khó-khăn về Nhân-sự lúc ban đầu.

            Ngoài chính-sách của người Pháp, những khó-khăn về nhân-sự Việt-Nam cũng đáng kể là nguyên-do đă gây trở-ngại cho Hải-Quân lúc sơ-khai.

            Nếu không kể Hải-Quân thời Hùng-Vương[21] / Đông-Sơn và Hải-Quân nhà Thục thời Cổ-Loa-Thành[22] , xuất-hiện hàng thiên-niên-kỷ trước Công-nguyên, th́ riêng Hải-Quân nước ta thời-kỳ tự-chủ kể từ khi Ngô-Vương-Quyền dựng nước, cũng đă tồn-tại xuưt-xoát một ngàn năm. Tuy vậy v́ họa thực-dân Pháp kéo dài gần trăm năm, lực-lượng này bị tan-ră và gián-đoạn. Vào đầu thập-niên 1950 khi gặp được thời-cơ tốt đẹp, Hải-Quân Việt-Nam được tái-sinh. Tuy vậy không thể trong khoảnh-khắc, Quốc-gia ta có đầy đủ ngay số lượng cán-bộ và đoàn-viên để điều-hành tàu thuyền chiến-đấu.[23]

            - 1950 - Một số nhỏ thanh-niên Việt-Nam được tuyển-mộ và gởi sang Pháp, học ngắn hạn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Brest. Nhưng không may vào năm đó, thời-tiết của miền Bắc nước Pháp đột-nhiên trở nên giá lạnh khác thường, khoá-sinh Việt-Nam không đủ sức để chịu-đựng khổ nhọc khi huấn-luyện ngoài khơi. Sau cùng tất cả đành bỏ dở khoá học và không có Sinh-Viên Sĩ-Quan (SVSQ) nào tốt-nghiệp.[24] 

 

 

 Trống Đồng ghi khắc H́nh-ảnh Thủy-quân thời Hùng-Vương. Thuyền thời đó đă được trang-bị bành lái và cây xiếm.

 

            - 1951 - Dự-án về một Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Việt-Nam được khởi-xướng. Cũng trong năm này, có chương-tŕnh dự-trù thành-lập hai đơn-vị chiến-đấu, nhưng kết-quả không có đơn-vị Hải-Quân nào thực-sự thành-h́nh.

            - Cùng năm 1951, tiếp theo đề-nghị Ortoli đă nói ở trên, Bộ-Trưởng Hải-Quân Pháp lại hoạch-định thêm một chương-tŕnh c̣n rộng răi hơn nữa để trang-bị Chiến-hạm cho Việt-Nam. Bộ này dự-trù:

- chuyển-giao 1 Hộ-Tống-Hạm loại Chamois class, 647 tấn năm 1952.

- kiến-trúc thêm hai Khu-trục Hộ-Tống-Hạm mới, loại Le Corse class, 1290 tấn và 4 Trục-Lôi-Hạm loại Sirius class 365 tấn cho Việt-Nam tiếp theo sau đó.

            Phó Đô-đốc Ortoli nhân đà "rộng răi" của Bộ-Trưởng Hải-Quân, xin thêm cho Việt-Nam ngân-khoản xây cất cơ-sở huấn-luyện Đoàn-viên và huấn-luyện Sĩ-Quan. Ông đề-cập luôn cả việc kiến-trúc chiến-hạm ngay tại Việt-Nam.[25]

            Năm 1950, Thống-tướng De Lattre de Tassigny nhận quyền chỉ-huy Quân-Đội Viễn-chinh kiêm Cao-Ủy Pháp tại Đông-Dương. De Lattre đă sắp đặt lại bộ máy chiến-tranh, không để cho Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân cũng như Không-Quân được đứng biệt-lập như trước và phải tập-trung vào quyền chỉ-huy-trực-tiếp của Ông.[26]

            Khi tập-trung quyền-hành lại một mối như vậy, De Lattre cũng không tán-thành một tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam đứng riêng rẽ với Hải-Quân Pháp. Sau này đến lượt chính Phó Đô-đốc Ortoli cũng ngần-ngại thi-hành chính cái đề-nghị trước (đă được chấp-thuận) của ḿnh. Lư-do là Hải-Quân Pháp bắt đầu gặp trở-ngại việc tuyển-mộ người cho Hải-Quân của họ. Nếu như Hải-Quân Việt-Nam thành-lập và bành-trướng, Ortoli sẽ thiếu hụt quân-số.[27]

 

Cấp bậc Hải-Quân Pháp trên tay áo

               

                

              

 Cấp bậc Hải-Quân Pháp từ Thủy-Thủ đến Đô-Đốc, mang trên tay áo của quân-phục mùa đông

 

            V́ những biến-chuyển như thế, từ khi Dụ số 1 ra đời qua suốt hai năm 1950 và 1951, chương-tŕnh không tiến-triển. Đến tháng 11-1951, công-cuộc xây-cất Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang mới lại bắt đầu.

 

 Quang-cảnh một buổi lễ trên HKMH Arromaches, có treo quốc-kỳ Việt-Nam.

 

Nhân-viên và Trang-bị lúc sơ-khởi.

            Năm 1952, 350 thanh-niên Việt-Nam được Hải-Quân tuyển-mộ. Phần lớn khóa-sinh được thụ-huấn tại Việt-Nam, một số ít được dự-trù gởi sang thụ-huấn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp tại Brest. Có năm mươi người trở thành Hạ-Sĩ-Quan. Đây thực-sự là những thành-phần thuần-túy đầu-tiên[28] của Hải-Quân Việt-Nam.

            Các khóa huấn-luyện trên bờ đầu-tiên tại Nha-Trang như dự-trù, được mở từ tháng 7-1952.

 

 

Bức h́nh các Học-Viên VN chụp ngày 1-7-1952 tại TTHL/HQ Nha-Trang.

               Trước đó, Khóa 1 Sĩ-Quan Hải-Quân đă được huấn-luyện trên biển. Ngày 1 tháng 10 năm 1952, khóa 1 măn-khóa[29] với hầu hết là các Sĩ-Quan Hàng-Hải Thương-thuyền.[30]. Có 6 Sĩ-Quan ngành chỉ-huy (các Ông Lê-Quang-Mỹ, Trần-Văn-Chơn, Lâm-Nguơn-Tánh, Chung-Tấn-Cang, Trần-Văn-Phấn, Hồ-Tấn-Quyền) và 3 Sĩ-Quan ngành cơ-khí.[31] (các Ông Đoàn-Ngọc-Bích, Nguyễn-Văn-Lịch, Lương-Thanh-Tùng). Trừ HQ Thiếu-Úy Lê-Quang-Mỹ, các Sĩ-Quan tốt-nghiệp Chuẩn-Úy. Trước khi về trường, Khóa 1 đă được huấn-luyện khoảng 6 tháng trên các Chiến-hạm Pháp như Savorgnan de Brazza, Dumont d'Urville và Arromanches[32]. 6 tháng sau khi tốt-nghiệp, các Sĩ-Quan Chuẩn-Úy này thăng-cấp Thiếu-Úy.[33]

            Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang bắt đầu Khóa 1 Thủy-thủ chuyên-nghiệp gồm 150 khóa-sinh[34] và sau đó 25 khóa-sinh ưu-tú được lựa chọn để theo học Khóa 1 Hạ-Sĩ-Quan.

 

 

H́nh-ảnh lưỡng-long và Quốc-kỳ 3 sọc vàng thường thấy trong những mẫu biểu-tượng truyền-thống lịch-sử của HQVN thời-kỳ thành-lập.

 

            Theo tập-tục lâu đời của Hải-Quân Pháp, trong nhiều năm khởi đầu của HQVN, Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Việt-Nam cũng ngủ trên vơng. Ban ngày, các vơng được xếp lại nên pḥng ngủ dưới chiến-hạm và trên quân-trường rất quang-đăng.

 

Tranh Hí-Họa: Tàu ch́m, mang vơng đi theo vẫn thảnh-thơi!

 

Diễn-tiến tại Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang

            Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây cất cơ-sở đă tạm xong, trường đủ chỗ để nhận thêm khóa-sinh.

            Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang khai-giảng Khóa 2 Sĩ-Quan Hải-Quân, gồm 12 Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Chỉ-huy và 4 Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Cơ-khí. Khóa này măn-khóa vào tháng 5 năm 1953. Các Ông Đinh-Mạnh-Hùng, Nghiêm-Văn-Phú, Nguyễn-Văn-Kinh, Vơ-Văn-Chơn, Nguyễn-Hữu-Tiễng, Đỗ-Quư-Hợp, Nguyễn-Văn-Thu, Ngô-Khắc-Luân, Khương-Hữu-Bá, Trương-Ngọc-Lực[35], Phùng-Nhật-Tân, Nguyễn-Văn-Trụ, ... Lung...[36] tốt-nghiệp khóa này.[37]

 

 

 Các SVSQ Hồ-Tấn-Quyền, Nguyễn-Văn-Lịch và 3 Học-Viên Thủy-Thủ.

 

            Khóa 3 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 7 năm 1953 và măn-khóa vào tháng 1 năm 1954. Các Ông Nguyễn-Văn-Thông, Diệp-Quang-Thủy, Vũ-Đ́nh-Đào, Nguyễn-Hữu-Chí, Nguyễn-Thanh-Châu, Phan-Văn-Cổn, Bùi-Kim-Nguyệt, Trần-Phước-Dũ... thuộc khóa này.

            Kể từ khóa 4 về sau, thành-phần các ứng-tuyển-viên Hàng-hải Thương-Thuyền giảm bớt. Hầu hết Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang là dân-chính có người từng làm giáo-sư, sinh-viên đại-học. Các Ông Nguyễn-Văn-Ánh, Hồ-Văn Kỳ-Thoại, Nguyễn-Xuân-Sơn, Nguyễn-Bá-Trang, Đặng-Trần-Du... thuộc khóa này.

            Khóa 5 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 07 năm 1954, măn-khóa tháng 05 năm 1955. Các Ông: Nguyễn-Viết-Tân, Hoàng-Cơ-Minh, Hà-Văn-Ngạc, Nguyễn-Văn-May... thuộc khóa này.

            Về phần Huấn-luyện Hạ-Sĩ-Quan, lúc đầu Hải-Quân không mở thẳng những cuộc thi-tuyển từ ứng-viên dân-chính. Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang được ủy-thác quyền chọn lựa các thủy-thủ học-viên xuất-sắc nhất để đào-tạo thành các Hạ-Sĩ-Quan chuyên-nghiệp.[38]

Cho tới năm 1953, Việt-Nam vẫn chưa có tàu. Các tân Sĩ-Quan và Thủy-thủ Việt-Nam tập-sự trên các Chiến-hạm của Pháp.

 

Các Khóa học tại Pháp

Vào giữa năm 1952, Hải-Quân thi tuyển một số Sinh-Viên Sĩ-Quan du-học tại Pháp.

            Có bốn khóa Sinh-Viên Sĩ-Quan học Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp tại Brest (1952, 1953, 1954, 1955). Chương-tŕnh dự-trù 3 năm gồm có 2 năm học lư-thuyết ở trường, một năm thực-tập trên Tuần-Dương-Hạm Jeanne d'Arc cho 2 khóa đầu.[39]36 Từ khóa 3, chương-tŕnh này thay đổi. Sau khi Hiệp-định Genève chia cắt đất nước vào năm 1954, vấn-đề ngoại-giao Việt-Pháp gặp khó-khăn. Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân Brest bị gửi về Việt-Nam vào 1956 sau hai năm học. Khóa thứ 4 cũng vậy, Sinh-viên chỉ học lư-thuyết rồi hồi-hương. Hải-Quân Pháp không cho họ thực-tập ngoài khơi năm sau cùng.

 

   

Không-ảnh Hải-Quân Học-Hiệu Brest củaPháp

H́nh nhỏ: Hai Huy-Hiệu của trường.

H́nh dưới:Bảo- tàng-viện Brest .

 

            Khóa 1 Brest có các Ông Đặng-Cao-Thăng, Nguyễn-Vân, Nguyễn-Đức-Vân, Vương-Hữu-Thiều ngành chỉ-huy và Ông Nguyễn-Gia-Định ngành cơ-khí.[40]  Khóa 2 có các Ông Dư-Trí-Hùng, Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Vũ-Xuân-An, Hồ-Ngọc-Ngà, Trịnh-Xuân-Phong, Bùi-Tiến-Rũng, Ủ-Văn-Đức, Bùi-Văn-Lễ... Khóa 3 có các Ông Phạm-Văn-Sanh, Bùi-Hữu-Thư, Lê-Phụng, Nguyễn-Quang-Dật, Đỗ-Kiểm, Trịnh-Quang-Xuân, Vũ-Nhân[41], Đỗ-Ngọc-Oánh, Phạm-Cừ, Đặng-Đ́nh-Hiệp. Khóa 4 có các Ông Nguyễn-Địch-Hùng, Lê-Triệu-Đẩu, Vơ-Duy-Ninh, Nguyễn-Tiến-Ích, Trần-Văn-Sơn...

            Ở Pháp c̣n có các khóa Hành-chánh Tài-chánh (Commissaire) ở Toulon. Các khóa này học một năm và một năm thực-tập tại các Dépôt của Pháp. Khóa đầu có các Ông Đỗ-Đăng-Công và Trần-Văn-Tất. Khóa hai có các Ông Phạm-Trung-Giám. Tốt-nghiệp khóa Hành-chánh Tài-chánh ở Cherbourg năm 1956 có Ông Trần-Văn-Biểu.

            Du-học lâu năm hơn tại Pháp có một số Y-sĩ Hải-Quân Việt-Nam theo học và tốt-nghiệp trường Quân-Y Hải-Quân và Thuộc-địa (École de Santé Navale et Coloniale) ở Bordeaux vào cuối năm 1956.[42] Đó là các Ông Phạm-Vận, Dương-Hồng-Mô, Trần-Nguơn-Phiêu, Đặng-Tất-Khiêm, Nguyễn-Văn-Nghiă và Nguyễn-Phúc-Quế.[43]

 

Hải-Quân Pháp và Hải-Đoàn Xung-phong.

            Trong nhiều thế-kỷ dùng tàu chiến đi xâm-lăng, Hải-Quân Pháp đă sử-dụng giang-đĩnh trên nhiều chiến-trường tại Á-Châu và Phi-Châu. Quân-đội viễn-chinh cần có các chiến-đĩnh tầm nước nông cạn để đi b́nh-định và giữ an-ninh sông rạch những vùng ngập nước.

Tại thuộc-địa, giới-chức nắm quyền quân-sự thường thường là các Đô-Đốc, đôi khi nắm luôn cả chức Thống-Đốc hay Toàn-Quyền. Hải-Quân luôn luôn có ưu-thế quyền-lực hơn Lục-Quân[44].

Sau Thế-chiến 2, t́nh-h́nh chính-trị và quân-sự ở Việt-Nam biến đổi nhanh chóng. Vào cuối thập-niên 1940 sang đầu thập-niên 1950, các trận địa-chiến ác-liệt lan tràn khắp nơi. Quyền-lực của Hải-Quân Pháp suy-giảm hẳn so-sánh với Lục-Quân của họ.

 

Quyền-lực của Hải-Quân Pháp tại Việt-nam bị suy-giảm khi Đô-Đốc Georges Thierry d’Argenlieu bị thay-thế bởi Cao-Ủy Emile Bollaert và Tướng Leclerc ngày 5-3-1947 (h́nh trên).

 

Khi đoàn quân của Pháp theo chân quân Anh đến giải giới quân-đội Nhật Bản tại miền Nam Việt-Nam năm 1945, tướng Leclerc Tư-Lệnh quân viễn-chinh Pháp đă thi-hành kế-hoạch chiếm đóng các tỉnh lỵ quan-trọng trên sông Cửu Long, bắt đầu từ Mỹ Tho, rồi Vĩnh Long và Cần Thơ. V́ đường xá và cầu cống dẫn đến các địa-điểm trên bị phá-hủy, sự di chuyển của lục-quân trên bộ rất khó-khăn; Pháp đă sử-dụng Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến (Fusilier Marins) . Phương-tiện di-chuyển của đoàn quân này là các chiến-đĩnh loại đổ-bộ do Hoa-Kỳ hay Anh-Quốc trang-bị (dự-trù sử-dụng trong các cuộc hành-quân đổ-bộ chống Nhật tại Đông Dương).[45]

 Hải-Quân Bộ-Chiến -Fusiliers Marins- là một binh-chủng lâu đời của HQ Pháp- H́nh trên là một nhóm Fusiliers Marins trong Thế-Chiến 2 (1914) - Photo collection Norbert Desgouttes

 

Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến này là tiền-thân của các Hải-Đoàn Xung-phong (DINASSAUT - Division Navale Assaut, gọi tắt là Dina). Ngoài LCVP, LCM, LCT, LSSL, LSIL mà người ta thường thấy; c̣n có những loại chiến-đĩnh xa lạ như EA, LCA, MFV, cả Xà-lan vơ-trang. Kỳ-lạ hơn nữa, Pháp đă dùng những ghe buôn, thuyền đánh cá kiểu Á-đông rồi gắn những tấm giáp sắt, thiết-trí các loại súng đại-bác và liên-thanh để tác-chiến.

 

Có cả Pháo-hạm của Anh LCG (Landing Craft, Gun) trong Dina.

 

Ngoài LCVP, LCM, LCT, LSSL, LSIL...; Hải-Quân Pháp c̣n sử-dụng cả Xà Lan Bọc Sắt Armoured Barge, Tàu Cá MFV (Motor Fishing Vessel), Thuyền Vơ-trang (Armed Junk),