Home ] Thư Gửi Độc-Giả ] Lược-Sử Tiếp-Nối ] Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] [ Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH Tiếp Theo ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ]

 

Chương 2

 

Giai-Đoạn H́nh-Thành

(1952-1957)

- Tiếp theo -

Sau khi Hải-Quân Pháp thành-lập được Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến[46], Hải-Quân Trung-Tá François Jaubert[47] đă chiếm đóng các tỉnh vùng châu-thổ Cửu-Long-Giang một cách nhanh chóng[48]. Khởi đầu với phương-tiện phức-tạp như vậy, những đoàn quân thủy-bộ của Quân-đội Viễn-chinh Pháp cải-tiến dần dần để tham-dự những trận đụng-độ trong sông ng̣i ác-liệt cả trong Nam lẫn ngoài Bắc sau này. Theo Robert McClintock, danh-từ Dinassaut xuất-hiện từ năm 1947 tại Việt-Nam.[49]

Khi phải chấp-nhận sự h́nh-thành Hải-Quân Việt-Nam, người Pháp rút kinh-nghiệm chiến-đấu của họ, đă lấy việc thành-lập Giang-Lực cho Việt-Nam làm quan-trọng nhất. Theo nhận-xét của Đại-Tá Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ Victor Croizat[50] và Sử-gia Charles W. Koburger[51], v́ lư-do đó, người Pháp không mấy quan-tâm tới việc trang-bị các Chiến-hạm lớn cho Hải-Quân Việt-Nam.

 

T́nh-trạng Hải-Quân Việt-Nam trong hai năm 1953-1954

            Sau những khó-khăn như đă kể trên, cuối cùng Hải-Quân Việt-Nam cũng được kể là chính-thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Chỉ có 5 Giang-đĩnh trang-bị Đại-liên 50 và Đại-bác 20 ly, trên lư-thuyết qua tay Việt-Nam tại Cần-Thơ. Đó là một Hải-Đoàn Xung-phong (HDXP) rút gọn[52]. Thực-tế vẫn c̣n người Pháp trên tàu, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan Pháp c̣n chỉ-huy, nhưng chiến-đĩnh mang cờ Việt-Nam. Hải-Đoàn này trang-bị một Soái-Đĩnh (LCM Commandement), hai Quân-Vận-Đĩnh (LCM - Landing Craft Mechanized) và hai Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft Vehicle and Personnel). Qua mùa hè, một đoàn như vậy thành-h́nh tại Vĩnh-Long.

            Tính cho đến cuối năm 1953, lực-lượng của Hải-Quân Việt-Nam chỉ gồm có hai Hải-Đoàn Xung-phong Trừ (-) với không quá mười chiếc Tiểu-đĩnh.

            Tuy tinh-thần phấn-khởi nhưng Hải-Quân Việt-Nam c̣n phải vượt nhiều chặng đường nữa trước khi trưởng-thành. Hải-Quân bị ép trong tổ-chức hỗn-hợp giữa Pháp và Việt, lại bị kẹp giữa một loại quân-lực mà uy-thế lấn-áp bởi Lục-Quân. Bộ Tham-mưu Liên-Quân này lại toàn-quyền chi-phí mọi ngân-khoản, điều-khiển mọi hoạt-động.

 

Một Soái-Đĩnh (LCM Commandement) đang giang-hành quan-sát.

 

Về quân-số, Hải-Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của một phần trăm quân-lực. Thêm nữa, thượng-cấp Việt và thượng-cấp Pháp lại muốn hướng Hải-Quân Việt-Nam đi theo các kế-hoạch khác nhau. T́nh-trạng Hải-Quân lúc đó không những đă yếu ớt mà c̣n bị xé-lẻ ra nữa![53]

           

 

H́nh HQ Chuẩn úy, rồi HQ Trung-Úy Trần-Văn-Chơn

Vào đầu năm 1954, thêm một Hải-Đoàn Xung-phong thứ ba được thành-lập, dự-chiến tại miền Trung-châu Bắc-Việt.[54]

 

 

Trong khi quân-đội Liên-hiệp Pháp gặp khó-khăn ngoài chiến-trường, Tuần-Dương-Hạm Rochester đến thăm Sài-G̣n tháng 2-1954, mang theo thông-điệp Hoa-Kỳ sẽ trợ-giúp Việt-Nam chống Cộng-Sản

 

Kéo cờ Tổ-Quốc

            Sau khi đơn-vị Hải-Quân thứ nh́ tại Vĩnh-Long ra hoạt-động vào tháng 6, sự tranh-luận về Quốc-kỳ trên các chiến-hạm, chiến-đĩnh bộc-phát giữa hai chính-phủ Việt, Pháp.

            Như đă nói, trên các chiến-đĩnh tại Cần-Thơ và Vĩnh-Long tuy mang Quốc-kỳ Việt-Nam nhưng một thành-phần Thủy-Thủ-Đoàn vẫn c̣n người Pháp. Một số người Pháp không bằng ḷng.

Trong khi đó vấn-đề quốc-kỳ trên kỳ-đài Chiến-hạm tạo những xúc-động rất lớn lao. Tại Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Việt-Nam Nha Trang, Giang-Pháo-Hạm LSIL 9033 (Landing Ship, Infantry, Large) được được dùng làm Huấn-Luyện-Hạm. V́ Hạm-Trưởng là Sĩ-Quan HQ Pháp nên Chiến-hạm vẫn tiếp-tục mang cờ Pháp trên kỳ-đài. Lần này, phía Việt-Nam bực ḿnh với lư-do trên giấy tờ, chiếc Giang-Pháo-Hạm đó thuộc TTHL/HQ Việt-Nam, huấn-luyện SVSQ và Đoàn-Viên Việt-Nam; vậy phải mang cờ Việt-Nam.

 

LSIL

Hai chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL của Pháp đang chạy ngang qua bến Bạch-Đằng.

 

            Hải-Quân Việt-Nam nhất-quyết đ̣i phải được kéo quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ trên kỳ-đài của tất cả các chiến-hạm, chiến-đĩnh sau khi chuyển-giao. Người Pháp, v́ c̣n hiện-diện và thường nắm luôn cả quyền chỉ-huy đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam, nên đă có nhiều đề-nghị do họ đưa ra như: treo một cờ Pháp, treo hai cờ Pháp-Việt song-song, hay treo một cờ Liên-Hiệp-Pháp v.v...[55]

            Cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1954, vấn-đề Quốc-kỳ được giải-quyết một cách tạm-thời.[56] Pháp chuyển-giao tiếp cho Việt-Nam ba Trục-Lôi-Hạm (YMS - Yard Minesweeper): HQ. 111 Hàm Tử, HQ. 112 Chương Dương, HQ. 113 Bạch Đằng tại Sài-G̣n.[57] Ba chiến-hạm này đă mang quốc-kỳ Việt-Nam ở sau lái ngay từ sáng hôm đó, trước cả khi nghi-lễ được cử-hành. Danh-hiệu chiến-hạm là địa-danh những trận thủy-chiến mà quân thủy ta đă tiêu-diệt chủ-lực-quân Mông-Cổ vào thế-kỷ thứ 13.[58]

 

Quan-khách Việt-Pháp đến dự lễ chuyển-giao ba Trục-Lôi-Hạm tại Sài-G̣n. Lưu-ư Quốc-kỳ Việt-nam đă được kéo lên sau lái các chiến-hạm này, trước buổi lễ.

 

 

 

Theo các thỏa-ước kư-kết giữa Việt Pháp: chủ-lực Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm 305 feet, 1 Thông-Báo-Hạm, 257 feet, 7 Hộ-Tống-Hạm PC, 2 Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS. Tài-liệu trích-dẫn từ Jane's Fighting Ships, năm 1955 (xuất-bản vào cuối năm 1954).

 

            Theo Charles W. Koburger, lời hứa gia-tăng khả-năng chiến-đấu cho Hải-Quân Việt-Nam không được người Pháp thi-hành. Cho đến khi chấm-dứt chiến-tranh vào tháng 7 năm 1954, Sĩ-Quan Việt-Nam mới chỉ điều-hành có một Giang-Vận-Hạm LCU[59], và chừng 30 tiểu-đĩnh thủy-bộ. Quan-trọng hơn, quyền chỉ-huy toàn-thể Hải-Quân vẫn c̣n trong tay Sĩ-Quan người Pháp.[60]

 

Tinh-thần Dân-tộc mạnh mẽ

            Ngày 11 tháng 2 năm 1954 là một ngày quan-trọng. Khi Thủ-Tướng Bửu-Lộc, tháp-tùng bởi Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Phan-Huy-Quát của Việt-Nam và Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Pleven của Pháp đến chủ-tọa cuộc lễ tại bờ sông Sài-G̣n th́ Quốc-Kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên ba chiến-hạm M655 Aubépine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ. 111 Hàm Tử, HQ. 112 Chương Dương và HQ. 113 Bạch Đằng. H́nh-ảnh này được tŕnh-bày làm bià cho tờ báo Documents Việt-Nam No.70 ngày 1er Mars 1954, phát-hành tại Paris.[61]            

Tuy c̣n non trẻ nhưng Hải-Quân Việt-Nam đă biểu-lộ một tinh-thần dân-tộc mạnh mẽ. Sĩ-Quan và Đoàn-Viên noi theo truyền-thống quân thủy của tiền-nhân. Tư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă manh-nha ngay từ lúc đó. Điểm này đáng kể là khác-biệt với Hải-Quân Cộng-Sản Hà Nội.[62] V́ chịu ảnh-hưởng tai-hại của thuyết duy-vật, người Cộng-Sản thường hay bài-xích những niềm-tin truyền-thống dân-tộc. Tuy ngụy-trang dưới chiêu-bài truyền-thống quân thủy, nhưng Hải-Quân Nhân-Dân thực-sự chỉ là một sản-phẩm ngoại-lai và một công-cụ tay sai cho đảng-phái. Cuốn sách "Quân Thủy trong Lịch-Sử Chống Ngoại-Xâm" của Hà-Nội viết những câu khẳng-định như "sông, biển thuộc Xă-hội Chủ-nghĩa".

 

Tư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă có ngay từ khi HQVN thành-lập.

 

Khi bàn về cái "truyền-thống" (mất gốc) đó, ba tác-giả Cộng-sản là Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, và Nguyễn-Mạnh-Hùng đă viết như sau: "... cách tốt nhất để giữ ǵn truyền-thống (Hải-Quân Nhân-Dân), làm cho nó luôn luôn có sức sống và ngày càng tươi tốt... Hải-Quân Nhân-Dân ta ngày nay ra đời trong những điều-kiện lịch-sử mới. Chúng ta có chủ-nghiă Mác - Lê-nin bách-chiến bách-thắng, có đường lối chiến-tranh nhân-dân đúng-đắn và sáng-tạo của Đảng (Cộng-Sản)... để bảo-vệ vùng biển yêu-quư của Tổ-Quốc Xă-hội Chủ-nghiă"[63].

Sống trong truyền-thống dân-tộc, những người Quốc-Gia chân-chính không thể nào hiểu được tại sao Hải-Quân Nhân-Dân với “điều-kiện lịch-sử mới” Mác - Lê-nin, với “đường lối” Xă-hội chủ-nghĩa và “nghiă-vụ” Cộng-Sản Quốc-tế Anh Em mà lại có cái truyền-thống như vậy!

 

 

 Cờ Ngũ Sắc Truyền-thống của dân-tộc

 

 

Quan-niệm H́nh-thành Thủy-Quân Lục-Chiến.

            Quan-niệm h́nh-thành Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam (TQLC) nói riêng, và cả Hải-Quân Việt-Nam nói chung, là những trường-hợp đặc-biệt không xảy ra tương-tự như trong các quân-đội khác. Đại-Tá Victor Croizat bàn về bối-cảnh phức-tạp này trong Nguyệt-San U. S. Naval Proceedings[64], nhan-đề "Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species".

            Peter Brush kể lại trong một bài viết nhan-đề “The Vietnamese Marine Corps” như sau: Trong khi bàn-luận việc sử-dụng 57 Tiểu-Đoàn Khinh-Quân cho kế-hoạch phản-công, đại-diện hai chính-phủ Việt-Pháp đối-diện một vấn-đề: Trong khi hành-quân phối-hợp duyên-hà, duyên-hải; Lục-Quân hay Hải-Quân sẽ điều-động các đoàn giang-đĩnh?

Phó Đô-Đốc Philippe-Marie-Joseph-Raymond Auboyneau, Tư-lệnh FNEO đề-nghị thành-lập binh-chủng Thủy-Quân Lục-Chiến thuộc quân-chủng Hải-Quân để giải-quyết vấn-đề. Theo đề-nghị đó, TQLC được thành-lập và sẽ gồm hai thành-phần: Giang-Đoàn và quân Bộ-chiến.[65]

            Chuyện này chỉ tạm ổn v́ uy-tín cá-nhân của Auboyneau trong nghị-hội. Ngay trong giai-đoạn đó, chắc chắn các giới hữu-trách đă hiểu rằng một tổ-chức Hải-Quân theo giải-pháp này không ổn-thỏa. Lư-do là trên thực-tế, v́ chưa bao giờ được huấn-luyện về hảng-hải, TQLC chỉ là lực-lượng đổ-bộ và tác-chiến trên bờ, không thể nào kiểm-soát các Giang-Đoàn Xung-phong hay toàn-thể Giang-lực được.

 

Các đoàn Tuần-giang và Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh của Pháp.

            Những đoạn trên đây tường-tŕnh về những lực-lượng Hải-Quân chính-thức. Tuy nhiên, cần phải-kể đến một tổ-chức bán chính-quy là Giang-thuyền đă thành-lập từ đầu năm 1951. Tổ-chức phụ-lực (suppletif) này không thuộc Hải-Quân mà thuộc Vệ-binh Quốc-gia, hoạt-động bao trùm trên toàn-thể các vùng sông ng̣i Việt-Nam. Tổ-chức Giang-thuyền lúc đó gồm có hai Liên-Đoàn Tuần-giang biệt-lập Nam và Bắc-Việt, và một đoàn Tuần-giang Trung-Việt.[66]

            Liên-Đoàn Tuần-giang Nam-Việt thành-lập ngày 1-3-1951, đầu-tiên gồm có ba đoàn Tuần-giang, đến cuối năm tổ-chức thêm đoàn Tuần-giang thứ tư. Mỗi đoàn Tuần-giang gồm có ba Trung-đội, mỗi Trung-đội có hai tàu Vơ-đét, riêng đoàn Tuần-giang thứ tư có tới bốn Trung-đội. Nhưng vào giữa năm 1952, sau các sự thiệt-hại do những cuộc đụng độ tại rạch Ông Nghĩa và ở sông Thị Vải, đoàn thứ tư này trở lại tổ-chức-thông thường như các đoàn khác.

            Liên-Đoàn Tuần-giang Bắc-Việt cũng được thành-lập kể từ 1-3-1951 bằng quân-số của Bảo-Chính-Đoàn, lúc đầu có ba đoàn Tuần-giang. Sau đó v́ các đoàn này bị thiệt-hại và cũng v́ thiếu-phương-tiện giang-đĩnh nên Hải-Quân Pháp phải rút xuống c̣n hai đoàn. Đầu năm 1954, các đoàn c̣n lại tập-trung tất cả ở Nam-Định để tăng-cường cho mặt-trận vùng Nam châu-thổ sông Hồng.

            Đoàn Tuần-giang Trung-Việt măi đến ngày 1-9-1951 mới thành-lập. Tuy chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đă được đặc-biệt tăng-cường thêm quân-số, cấp thêm nhiều phương-tiện hơn so với các đoàn Tuần-giang thành-lập lúc trước.

            Tới ngày 30-6-1954, các đoàn Tuần-giang bị giải-tán và cải-biến thành sáu Đại-đội Tuần-giang (cies fluviales). Sau ngày đ́nh-chiến, các Đại-đội Com-măng-đô Bắc-Việt và Lực-Lượng Tuần-Giang (force fluviale) chuyển vào Nam vĩ-tuyến 17, được lệnh phối-hợp cùng các Đại-đội Com măng đô Nam-Việt để thành-lập Lực-Lượng "Infanterie Marine" hay Hải-Quân Bộ-binh[67], thuộc BTL/HQ Pháp.

            Vào tháng 8 năm 1954, một Tiểu-Đoàn Commando thành-h́nh tại Nha-Trang. Đó là Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Hải-Quân Pháp (Bataillon de Marche) mà người Mỹ thường gọi là 1st Landing Battalion. Tiểu-Đoàn-Trưởng là Đại-Úy Jean Louis Delayen[68].

            Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh này chính là tiền-thân của Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.[69]

 

Hai Huy-hiệu TQLCVN

 

Sự Thành-lập Thủy-Quân Lục-Chiến

            Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam được chính-thức thành-lập bởi Nghị-định số 991/ND ngày 13-10-1954 do Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm kư và ban-hành.[70] Nghị-Định này có tính-cách hồi-tố, v́ TQLC đă thành-lập từ ngày 1 tháng 10 năm 1954.

Cũng như Hải-Quân Việt-Nam lúc khởi đầu, TQLC mới chỉ có tên nhưng thực-sự chưa có đơn-vị nào trực-thuộc. Tất cả Lực-lượng "Infanterie Marine" đều c̣n trực-thuộc BTL/HQ Pháp.

Cho đến tháng 5 năm 1955, quyền chỉ-huy Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC đầu-tiên mới vào tay Sĩ-Quan Việt-Nam.

 

Tổ-Chức Sơ-khởi của TQLC.

T́nh-h́nh Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh cho đến đầu năm 1955[71] như sau:

- Ngoài Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Delayan đồn-trú tại Nha-Trang, tất cả các đội Com-măng-đô và Tuần-giang đóng rải rác nhiều nơi, từ Huế xuống đến đồng-bằng Cửu-Long. Tổng-số quân-nhân lên tới 2,400 người với hầu hết cấp Chỉ-huy người Pháp.

- Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng được chỉ-định chỉ-huy đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam nhưng không có nhân-viên Bộ Chỉ-Huy và cũng không có cả tổ-chức thống-thuộc xác-định quyền-hạn. Thiếu-Tá Trọng bị coi như cô-lập với các đơn-vị Hải-Quân Bộ-Binh, mà đáng lẽ phải mang tên mới là Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam.

- TQLC chưa đứng vững đă gặp ngay trở-ngại về cắt giảm quân-số. Sau ngày đ́nh-chiến 20-7-1954, quân-đội cần giải-giới nhiều đơn-vị. Cả HQVN - gồm luôn TQLC - chỉ được giữ một cấp-số 3,000 người. Số hiện-hữu 2,400 TQLC là một tỷ-lệ bất tương-xứng cho quân-chủng. Trong hoàn-cảnh phức-tạp của t́nh-thế đất nước và t́nh-trạng phân-tán của Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-Binh Pháp cũng như Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam lúc đó, cấp-số tổ-chức này được ấn-định lại là 1,137 Sĩ-Quan và Binh-Sĩ.

- Số-phận TQLC/VN tuy vậy, vẫn c̣n được các giới-chức quân-sự bàn-thảo nhiều lần nhưng không có tiến-triển ǵ sáng sủa. Sử-gia Mỹ Witlow viết rằng: “...nguyên-do là v́ binh-đoàn TQLC/VN không thực-sự hiện-hữu và chỉ có ở trên giấy tờ mà thôi”.

- Ngày 1-1-1955 các Đại-đội Tuần-giang số 1, 2, 3, 4, và 7 được chính-thức sáp-nhập vào "đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến" này, trực-thuộc Quân-chủng Hải-Quân.[72]

Rồi t́nh-thế cũng biến-chuyển tốt đẹp. Những cuộc hành-quân dẹp các Lực-Lượng Giáo-phái bắt đầu và sự hữu-hiệu của TQLC được chứng-minh tốt nhất là ngoài chiến-trường.

- Ngày 1-5-55, một số nhân-viên thuyên-chuyển tới để Thiếu-Tá Trọng thành-lập một Bộ Chỉ-Huy nhỏ tại Sài-G̣n. Sau đó ít ngày, Thủ-Tướng Diệm chỉ-định Đại-Úy Bùi Phó Chí thay-thế Đại-Úy Delayen[73]. Quyền chỉ-huy đầu-tiên của một Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC vào tay người Việt. Tiểu-Đoàn này mang danh Quái Điểu, chính là con Cọp Biển đầu-tiên của TQLC Việt-Nam.

            Đại-Úy Bùi Phó Chí không ở chức-vụ lâu. Trong thời-gian này, Thiếu-Tá Trọng đă thăng-cấp Trung-Tá. Để thay-thế Ông[74], Thiếu tá Phạm-Văn-Liễu nguyên là Tham-Mưu-Trưởng TQLC được bổ-nhiệm Chỉ-huy TQLC ngày 18-1.[75] Không lâu, vào tháng 10-1955, Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng được chỉ-định thay-thế Thiếu-Tá Liễu. Ông Hùng giữ chức-vụ này tới 4 năm.

Cũng trong năm 1955, Tiểu-Đoàn 2 Trâu Điên ra đời tại Rạch Dưà, sau di-chuyển về Cam Ranh, tỉnh Khánh Ḥa. Một Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn được thành-lập để chỉ-huy hai Tiểu-Đoàn trên.

            Vào năm đầu chuyển-tiếp Pháp-Việt, lực-lượng này là quân bộ-chiến có trang-bị một số Thủy-Xa và Chiến-Đĩnh[76] cơ-hữu, phối-hợp hành-quân như một thứ Giang-Lực Thủy-bộ thuộc Hải-Quân.

 

 

Đại-Úy Lê-Nguyên-Khang (trái, sau này là Tư-Lệnh TQLC), đứng cạnh Thiếu-Tá Lê-Như-Hùng (GHT/TQLCVN) và một số Sĩ-quan du-học trường TQLC Quantico, Hoa-Kỳ.[77]

 

 

Hai TQLCVN đang xung-phong tiến chiếm mục-tiêu.

 

Tổ-chức Điều-hành chuyển-tiếp

            Kể từ 1951, trong khi Lục-Quân viễn-chinh Pháp thất-thế trên bộ phải rút lui, thu gọn khu-vực pḥng-thủ; Lực-Lượng Hải-Quân của họ vẫn hoạt-động hữu-hiệu. Tất cả những đ̣i hỏi của Lục-Quân xin yểm-trợ đều được Hải-Quân thoả-măn tối-đa. Tướng Navarre, trong nhiệm-kỳ từ tháng 5-1953 đến tháng 6-1954, đă rất hài-ḷng về sự hoạt-động của Hải-Quân vào lúc bấy giờ.[78] 

            Khi Hội-Nghị Genève về chiến-tranh Đông Dương sắp đến hồi kết-thúc, th́ Pháp bắt đầu chuyển-giao các đơn-vị nhỏ cho Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ-huy. Điển-h́nh là chuyển-giao một chiếc Giang-Vận-Hạm (Landing Craft Utility) cho Hải-Quân Việt-Nam, vị Thuyền-Trưởng Giang-Vận-Hạm (LCU) đầu-tiên là HQ Trung-Úy Hồ-Tấn-Quyền, Cơ-Khí-Trưởng là Trung-Úy CK Đoàn-Ngọc-Bích, xuôi ngược tham-dự hành-quân và chuyển-vận quân-dụng khắp sông rạch châu-thổ sông Cửu Long.[79]

 

Một chiếc Giang-Vận-Hạm

 

            Vào đầu năm 1955, các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam (trừ LCU của Trung-Úy Quyền) vẫn c̣n do những Sĩ-Quan Pháp điều-khiển, nhưng các Giang-Vận-Hạm[80] bắt đầu được chuyển-giao thêm. Sau HQ. 534 của Trung-Úy Quyền, tới HQ. 533 do HQ Trung-Úy Chung-Tấn-Cang và HQ. 537 do HQ Trung-Úy Đỗ-Quư-Hợp chỉ-huy.

            Tới ngày 20-8-1955, vị Phụ-Tá Hải-Quân thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu (Bộ TTM) mới nắm quyền điều-khiển ngành Hải-Quân. Lần lần từ đó, quyền chỉ-huy Hải-Đoàn và Chiến-Hạm được chuyển-giao cho Sĩ-Quan Việt-Nam điều-khiển.

            Hải-Đoàn Xung-Phong đầu-tiên được giao cho Hải-Quân Việt-Nam chỉ-huy là Dina I tại Cần Thơ. Vị Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên là HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ. Sau vài tháng, căn-cứ Hải-Quân Pháp ở Mỹ Tho được chuyển-giao cho Việt-Nam. Dina I cải-danh thành Hải-Đoàn Xung-Phong 21 di-chuyển về căn-cứ này. Địa-bàn hoạt-động là vùng Đồng Tháp Mười.[81]

            Tuy 3 Trục-Lôi-Hạm đă mang Quốc-kỳ Việt-Nam kể từ ngày 11-2-1954 nhưng các Hạm-Trưởng là người Pháp. Thực-sự vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của HQVNCH là HQ Trung-Úy Lâm-Nguơn-Tánh (sau này là Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân). Ông nhận-lănh quyền chỉ-huy chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL 1030 của Pháp.[82] Chiến-hạm này mang số HQ. 30. Chuyến công-tác đầu-tiên của HQVNCH cũng do chiếc HQ. 30 này thực-hiện bằng đường sông, từ Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n đi Cần-Thơ ngang qua kinh Chợ Gạo.[83]

            Khi HQ Đại-Úy Trần-Văn-Chơn đảm-nhận chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực thay thế HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ, Ông cũng kiêm- nhiệm luôn chức-vụ Hạm-Trưởng Giang-Pháo-Hạm HQ. 31.[84]

 

 

HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ - Tư-Lệnh HQVN đầu-tiên .

 

 

Tuy tiến được một vài bước nhỏ, sự chuyển-giao quyền-hành này so với Không-Quân vẫn chậm hơn. Cho đến khi khai-diễn chiến-dịch Rừng Sát (9-1955), Hải-Quân Việt-Nam chưa hoàn-toàn thoát ra khỏi-sự lệ-thuộc của Pháp.

            Tháng 5 năm 1955, Pháp trao quyền chỉ-huy Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 3. Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 4 được trao trong tháng 8 năm 1955.

Tính tới cuối năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam gồm có các đơn-vị và cơ-sở sau đây:

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 21 (Mỹ Tho)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 23 (Vĩnh Long)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 24 (Sài-G̣n)

            - Hải-Đoàn Xung-phong số 25 (Cần Thơ)

            - 3 căn-cứ Hải-Quân: Sài-G̣n, Cát Lái và Đà Nẵng

            - 4 đồn Thủy-Quân: Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên

            - Trung-tâm Huấn-luyện Nha-Trang

            - Hải-Quân Công-xưởng Ba Son

            - Kho đạn Thành Tuy-Hạ.

            Trước đó, có Hải-Đoàn Xung-phong số 22 do Pháp thành-lập và di-chuyển từ miền Bắc vào, nhưng Hải-Đoàn này đă bị tan-nát khi Việt-minh và Pháp đụng trận. Những chiến-đĩnh khi trao không c̣n bao nhiêu nên sau đó, HD 22XP đă sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21XP.

            Về tổ-chức, các Hải-Đoàn không hoàn-toàn giống nhau. Đại-để mỗi Hải-Đoàn có từ 5 đến 7 Quân-Vận-Đĩnh, 1 Giang-Vận-Hạm hay Giang-Pháo-Hạm tăng-phái v.v... Các Hải-Đoàn khi mới thành-lập gọi tên theo nơi trú-đóng, sau đổi thành số 1, 2, 3... và cuối cùng đổi thành các danh-hiệu như trên.[85]

            Rút kinh-nghiệm điều-động hành-quân trong trận Rừng Sát, các Đại-đội Giang-thuyền lần lần giải-tán để biến thành Tiểu-Đoàn thứ hai của Thủy-Quân Lục-chiến khoảng đầu tháng 2-1956. Vào lúc này, lực-lượng Thủy-Quân Lục-chiến gồm có:

- một Bộ Chỉ-Huy,

- hai Tiểu-Đoàn,

- năm Đại-đội Khinh-binh Trợ-chiến,

- một Biệt-động-đội (corps franc) và

- một Phân Thủy-đội Thao-dượt (flottille d'entrainement).[86]