Lược-Sử
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Quốc-Kỳ
Việt-Nam.
Hưng-Đạo
Đại-Vương Trần-Quốc-Tuấn
Thánh-Tổ
Hải-Quân Việt-Nam.
Thánh-Kỳ
Hải-Quân Việt-Nam
Quân-Kỳ
Hải-Quân Việt-Nam
Khu-Trục-Hạm Trần-Hưng-Đạo, HQ-1 – Soái-hạm HQVNCH.
HQ-4
hải-chiến, tung-hoành giữa Hạm-đội địch, 1974. Phía sau là hai đảo Duy-Mộng và
Quang-Hoà.
Hai
Khu-Trục-Hạm đang hải-hành tập-đội.
Khu-Trục-Hạm tuần-dương trong sóng-gió.
Mục-Lục
Lời
Giới-thiệu
Lời Tựa
Phần I
Lược-Sử
Tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Chương
1- Bối-cảnh Tổng-quát thời Khai-sinh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà.
Chương
2- Giai-đoạn H́nh-thành (1952-1957).
Chương
3- Giai-đoạn Phát-triển (1957-1967).
Chương
4- Giai-đoạn Bành-trướng (1967-1972).
Chương
5- Giai-đoạn-Trưởng-thành (1972-1974).
Chương
6- Năm 1975, HQVN Đột-ngột bị Khai-tử.
Chương
7- Hệ-thống Tổ-chức Tổng-quát Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà.
Chương
8- Tổ-chức Hành-chánh các Đại-đơn-vị và Đơn-vị tiêu-chuẩn.
Chương
9- Những cái Nh́n Sử-quan.
Tài-liệu
Tham-khảo.
Phụ-bản
của Phần I
1- Tên các Giới-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động
của HQVNCH.
2-
Những Chữ viết tắt Thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.
3-
Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh.
4-
Các Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953.
5-
Văn-bằng Hải-Quân và Liên-Quân.
6-
Huy-Hiệu các Đơn-Vị Hải-Quân và Quân-Lực VNCH.
7-
Quân-phục, Cấp-Bậc, Phù-hiệu Chuyên-Nghiệp HQVNCH.
8-
Huân-Chương Và Huy-chương QLVNCH & Hải-Quân.
9-
Bối-cảnh Khai-sinh QĐVN (Bài viết của BTTM/Pḥng 5 /Quân-Sử).
10-
Hải-Quân Việt-Nam C̣n Mất thế nào ? (Bài nói chuyện của Tác-giả về Hải-Sử).
11-
Danh-bạ một số Quân-nhân Hải-Quân VNCH.
Phần II
Sơ-Lược
Hải-Sử Nước Ta:
Hải-Quân
và Nếp Sống Thuỷ-sinh trong Ḍng Sinh-mệnh Dân-tộc.
Phụ-bản
của Phần II
*
Danh-sách Quư-vị Duyệt-lăm và Tu-chỉnh
Bản
Tra-Cứu theo Mẫu-Tự.
Huy-hiệu
Tổ-Quốc Đại-Dương
Lời Tựa
LƯỢC-SỬ
TỔ-CHỨC HẢI-QUÂN VIỆT NAM CỘNG-HOÀ
Trong giai-đoạn 23 năm (1952-1975), tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam (HQVN) đă cùng các
tổ-chức quân và dân-sự khác, sát-cánh tranh-đấu nhằm bảo-vệ mảnh đất Tự-Do không
để cho Cộng-Sản thống-trị. V́ lư-tưởng Quốc-Gia chống Cộng-Sản Chuyên-chế
Độc-Tài Toàn-Trị, hơn 70,000 người đă từng phục-vụ dưới ngọn cờ Quân-Chủng. Hàng
chục ngàn người áo trắng HQ cùng áo màu “sóng nước đại-dương” TQLC đă anh-dũng
hy-sinh trên mọi miền Đất, Nước và Biển-cả của Quê-Hương yêu-dấu. Tác-giả và
nhóm cộng-tác xin thành-kính tri-ân và trước-hết dâng-tặng những vị anh-hùng đă
Vị-quốc Vong-thân tác-phẩm này.
Nội-dung tập sách này, tuy được tŕnh-bày dưới h́nh-thức mới-mẻ hôm nay, thực ra
đă từng xuất-hiện khá lâu từ năm 1978. Những bài viết khá dài như: Tóm-lược sự
H́nh-thành HQVN, Truyền-Thống Hàng-hải, Chuyện Một Con Tàu: HQ-4, Hồi-kư
Hoàng-Sa vv… được đăng-tải ở những tờ báo Cựu-Quân-Nhân VNCH như Huynh-Đệ, Utah
và Colorado. Sau đó, người đọc có thể t́m thấy các bài viết khác của tác-giả về
Sử-liệu HQVN tiếp-tục đăng trên Đặc-San Lướt-Sóng phát-hành bởi Hội Bạch-Đằng,
San José trong những thập-niên 1980 và 1990.
Như đă được giới-thiệu bởi Hội-Đồng Hải-Sử (bài viết đề ngày Thánh-Tổ Hải-Quân
20 tháng 8 năm Mậu-Tư, 2008): nằm bên cạnh cuốn sách Tuyển-Tập, cuốn sách
Lược-Sử có tính-cách chính-sử, tóm-lược tiến-tŕnh thành-lập Hải-Quân Việt-Nam
Cộng-Hoà, sự phát-triển, tổ-chức và các hoạt-động chính của Hải-Quân. Cuốn sách
này có kèm theo nhiều h́nh-ảnh hoạt-động của đơn-vị và nhân-viên HQVN. Trong
việc tŕnh-bày cuốn sách, nhiều h́nh-ảnh cũ đă được Tác-giả và Nhà Xuất-Bản
tu-chỉnh sao cho phù-hợp với việc in-ấn và phát-hành.
Tác-giả có chung một quan-niệm với Nhà Văn Đại-Dương rằng “Lịch-sử
không thể viết bằng ngôn-ngữ tuyên-truyền mà phải được đối-chiếu qua dữ-kiện và
thực-tế khách-quan. Muốn đấu-tranh cho dân-chủ, không thể mơ-hồ về lịch-sử.
Thiếu hiểu-biết về lịch-sử người ta vô-t́nh bẻ cong ng̣i bút mà chẳng hay” (1).
Thế nên mơ-ước nhỏ-bé của người viết là cố-gắng tŕnh-bày chuyện thực lịch-sử về
những chàng trai-trẻ Hải-Quân Việt-Nam thời ấy (1952-1975) đă hợp-sức nhau nối
lại ḍng Hải-sử đứt-đoạn của tiền-nhân, xây-dựng nên một Hải-Quân có tổ-chức
chặt-chẽ với 42,000 người và đủ loại chiến-hạm chiến-đĩnh. Và đặc-biệt vào năm
1974, tuy biết rằng yếu-thế, không đủ lực-lượng tác-chiến ngoài khơi, Hải-Quân
Việt-Nam Cộng-Hoà cũng cương-quyết đứng lên chống Trung-Cộng (2) xâm-lấn
hải-biên (3). Hậu-thế có thể nh́n vào hệ-thống chỉ-huy độc-lập và tổ-chức
riêng-biệt của HQVNCH mà minh-định tinh-thần chủ-quyền của VNCH thời ngăn-chặn
Cộng-Sản xâm-lược.
Vào buổi giao-thời, ngôn-ngữ hàng-hải được sử-dụng trong HQVNCH cũng cần được
ghi lại. Đâu đó Quư-vị thấy những danh-từ xưa có nay không, như : thuyền-kèm,
tàu ḍ-nước, tàu vét-ḿn, chỉ-huy-đĩnh, vơ-đét (Vedette), vận-chuyển, hạm-phó…
Một tác-phẩm với tiến-tŕnh hoàn-thành và xuất-bản chậm-chạp tới 30 năm như cuốn
sách này (từ đầu năm 1978 đến nay) nói lên khả-năng hạn-hẹp của tác-giả, kể cả
tinh-thần lẫn vật-chất. Cũng như đối-tượng tŕnh-bày là HQVN, tuy h́nh-thành
chậm-chạp nhưng may-mắn đă có được một tinh-thần quốc-gia dân-tộc vững-chắc;
thời-gian kéo dài khi thai-nghén cuốn sách cũng giúp nhiều cho Tác-giả lắng-đọng
tâm-tư, bớt nhiều cảm-tính v́ xúc-động của biến-cố “đổi đời”, đồng-thời tự
trau-dồi kiến-thức, học-hỏi thêm về phương-pháp và tŕnh-độ học-thuật.
Sinh ra lớn lên, học-hành và phục-vụ quê-hương chính ngay trên đất-nước của
ḿnh, Tác-giả chiến-đấu để bảo-tồn mạng-sống cho chính ḿnh, giữ-ǵn sinh-hoạt
của gia-đ́nh ḿnh, bảo-vệ sự yên-vui cho đồng-bào ḿnh trước nạn ngoại-xâm (4).
V́ cuộc sống tự-lập chẳng lệ-thuộc ai, người viết không mang mặc-cảm và cũng
không hề bị ư-thức-hệ ảnh-hưởng hay tư-tưởng ngoại-lai chỉ-đạo. Là Tác-giả,
chúng tôi tŕnh-bày những hoạt-động của HQVN trong chỗ đứng thực-sự của nó trong
Sử-sách, cho dù thành-công hay thất-bại khi đối-đầu với kẻ-địch và cả khi
đụng-chạm với đồng-minh. Hy-vọng rằng tác-phẩm này sẽ lưu lại cho hậu-sinh một
vài bài-học, hay ít nhất một số tài-liệu và h́nh-ảnh hải-sử rút ra từ một thế-hệ
Hải-Quân Quốc-Gia từng tự-nguyện hiến-dâng trả-nợ Dân-tộc bằng máu và nước mắt.
Để
tác-phẩm được ra đời, Tác-giả mượn lời Hội-Đồng Hải-Sử, chân-thành cảm-tạ cùng
ghi-nhận sự đóng-góp tích-cực của quân-nhân Hải-Quân các cấp, từ các vị Đô-Đốc
tới các bạn Thuỷ-Thủ, các bạn Thuỷ-Quân Lục-Chiến cùng thân-nhân, bạn-bè, các
chiến-hữu thuộc các quân, binh-chủng bạn và đồng-minh ; trong việc cố-vấn, viết
bài, cung-cấp tài-liệu, h́nh-ảnh, đóng-góp ư-kiến và tài-chánh, cũng như
biên-tập, minh-hoạ, đánh máy, tŕnh-bày, ấn-loát, phát-hành… cuốn Hải-Sử này.
Xin quư-vị và các bạn nhận ở đây lời cảm-tạ chân-thành của chúng tôi.
Vũ-Hữu-San 2008
(1)
Đại-Dương, ”Giọt Lệ Dương-Thu-Hương” Bài viết phổ-biến ngày 20 tháng 5 năm 2000.
(2)
Hải-Quân Trung-Cộng có trên 300,000 quân là một trong ba lực-lượng Hải-Quân
hùng-mạnh nhất trên thế-giới.
(3)
Tác-giả, nguyên là Cựu Hạm-Trưởng Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4, từng là SQ
thâm-niên hiện-diện trên biển của Hạm-đội HQVN những năm 1973-1975. Riêng tại
Hoàng-Sa tháng 1-1974, Tác-giả là Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân giai-đoạn đầu. Ngày
19-1-1975, Tác-giả được giao chỉ-huy phân-đoàn phía Nam và kiêm-nhiệm chức-vụ
Sĩ-Quan Kế-nhiệm Quyền Chỉ-Huy Hải-chiến. Một số chi-tiết về hoạt-động của HQ-4
trong trận đánh lịch-sử đó được kể sơ-lược đâu đó trong cuốn sách này.
(4)
Không phải bị ai thuê mướn đi đâu xa, làm ǵ khác.
Phần I
Lược-Sử
Tổ-chức
Hải-Quân
Việt-Nam Cộng-Hoà
Chương 1
Bối-cảnh
Lịch-sử Khai-sinh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Việt-Nam
trong ngọn gió dân-chủ toàn-cầu
Gần một thế-kỷ sau khi Hải-Quân Việt-Nam thời nhà Nguyễn bị tan-ră
trước quân xâm-lăng người Pháp1, một Hải-Quân của Quốc-gia Việt-Nam lại ra đời.2
Chiến-thuyền thời Lê với h́nh-ảnh một khẩu thần-công cỡ lớn xuyên qua thành mũi
tàu chĩa về phía trước.
Các
Chiến-hạm Hải-Quân Pháp oanh-tạc Đà-Nẵng ngày
1-9-1858, mở đầu cuộc xâm-lăng nước ta.
Sau khi
oanh-tạc, Hải-Quân Pháp đổ-bộ tấn-công Đà-Nẵng tháng 9 năm 1858. Không
thành-công, chúng đổi kế-hoạch, tấn-chiếm Sài-G̣n.
Thực-dân
Pháp dùng Hải-Quân làm mũi dùi xâm-lược Việt-Nam. Ngày 01-9-1858, tàu Pháp bắn
phát súng đầu-tiên vào Đà-Nẵng, rồi chiếm Sài-G̣n. Sau đó chạy dọc theo bờ-biển
đi vào sông, HQ Pháp xâm-chiếm những phần c̣n lại của Việt-Nam từ năm 1883 đến
năm 1885.
Tiến-tŕnh thành-lập và phát-triển quân-chủng Hải-Quân Việt-Nam có
nhiều điểm đặc-biệt không giống như hai quân-chủng bạn là Lục-Quân và
Không-Quân.
Trong bối-cảnh xă-hội đổi thay sau Thế-chiến II, các sử-gia nhận ra hai
biến-chuyển lớn-lao đă tác-động lên số-phận của nhân-loại:
-
(1) nỗi bất-hạnh của 1/3 nhân-loại v́ sự bành-trướng của "Bức Màn Sắt"
Cộng-Sản Stalinist3, và
-
(2) cơ-hội lớn-lao cho các nước Á-Phi giành lại quyền tự-do dân-chủ.4
Người Việt không những đă phải chịu nỗi bất-hạnh5 v́ ách Cộng-Sản mà
c̣n mất đi luôn cái cơ-hội được làm con dân một nước dân-chủ. Trong khi tất-cả
trái-đất đă im tiếng súng th́ riêng tại Việt-Nam, chiến-tranh vẫn tiếp-diễn và
c̣n bành-trướng khủng-khiếp khắp cả Bắc Trung Nam, kéo dài hàng thế-hệ.
Khi
Đồng-minh phản-công phe Trục, Hải-Quân Hoa-Kỳ (HQHK) gửi máy-bay oanh-tạc các
căn-cứ quân-sự, chiến-hạm và thương-thuyền Nhật tại Biển-Đông. Phi-cơ Mỹ
xuất-hiện trên bầu trời Vũng-Tàu và Sài-G̣n, phóng thuỷ-lôi đánh ch́m tàu Nhật.
Vào khoảng 1952 6, quân-đội Pháp c̣n hiện-diện ở Việt-Nam. Tuy vậy
ảnh-hưởng của thực-dân Anh, Pháp, Đức, Hoà-Lan... đă suy-yếu hẳn trên khắp các
thuộc-địa. Những luồng gió mới "quốc-gia độc-lập, thể-chế dân-chủ, sinh-hoạt
tự-do" thổi mạnh trên toàn-thể thế-giới.
Khi thấy
phong-trào dân-chủ tự-quyết dâng-cao khắp thế-giới, Thống-chế Juin đă nói:
"...sớm muộn ǵ Pháp cũng phải buông Đông-Dương…”
Sau khi cướp chính-quyền năm 1945, giới lănh-đạo Cộng-Sản Việt-Nam (CSVN)
chính-thức đặt quyền-lợi của Đảng lên trên quyền-lợi quốc-gia dân-tộc. Họ ra mặt
phục-vụ cho tập-đoàn Cộng-Sản Mạc-Tư-Khoa - Bắc-Kinh. Cộng-Sản Việt-Nam bắt đầu
xung-phong thi-hành nghĩa-vụ "Quốc-tế Vô-sản".7 Ở trong nước, họ tiêu-diệt mọi
phần-tử quốc-gia, đưa chiêu-bài giai-cấp đấu-tranh, tàn-sát phú-nông địa-chủ,
loại bỏ người trí-thức, và nguy-hiểm nhất là dập-khuôn đi theo Trung-Cộng, kẻ
thù truyền-kiếp của dân-tộc.
Các
Lực-Lượng Vơ-trang Kháng Pháp
Khi bộ-đội Việt-Minh thành-h́nh, các đảng-phái quốc-gia cũng đă
thành-lập được những lực-lượng vũ-trang. Ban đầu các lực-lượng này đă kết-hợp
với chính-phủ Việt-Minh để thành-lập một Chính-phủ Liên-hiệp, nhưng Việt-Minh
bởi bản-chất chỉ là một đảng Cộng-Sản trá-h́nh, nên đă không có ḷng thành-thực
để tạo thế đại-đoàn-kết dân-tộc trong việc chống giặc8. Việt-Minh chỉ tạo-dựng
một sự kết-hợp giả-tạo theo từng giai-đoạn. Không những vậy, họ c̣n t́m cách
tiêu-diệt các đảng-phái đối-lập để nắm quyền lănh-đạo độc-tài, đảng-trị...9
Hồ-Chí-Minh và Vơ-Nguyên-Giáp hội cùng Cố-Vấn Trung-Cộng10 (bên tay phải11 của
Hồ). Trên tường có hai bức ảnh. Cái lớn là của Mao-Trạch-Đông chiếm phía phải.
Ảnh họ Hồ không những đă nhỏ hơn mà lại nằm phía trái.
Quân-đội Việt-Minh tuy tự-ư mang danh-nghĩa là Quân-Đội Nhân-Dân
nhưng thực-chất không phục-vụ nhân-dân Việt-Nam mà chỉ là một thứ công-cụ
sai-phái của đảng Cộng-Sản. Hiến-Pháp do họ viết ra đă quy-định rơ-ràng:
“Quân-đội nhận lệnh trực-tiếp từ Đảng.”12
Khi thực-hiện kế-hoạch, Hồ-Chí-Minh và đảng của Ông áp-đặt nền một
thứ nền “dân-chủ tập-trung” theo Xă-hội Chủ-nghĩa Mác-Lênin, dùng cả bạo-lực
thông qua Hiến-Pháp và guồng-máy quyền-lực do họ tạo ra.13
Quốc-Trưởng Bảo-Đại (H́nh trong Tem thơ 1 đồng 20 xu).
Lưu-ư
h́nh con rồng chính là một yếu-tố mẫu-mực cho các huy-hiệu của HQVN thời
thành-lập.
Nhiều thanh-niên Việt-Nam yêu-thích tự-do, ôm mộng hải-hồ, có
tinh-thần quốc-gia dân-tộc, không chấp-nhận Cộng-Sản độc-tài đảng-trị, chẳng
muốn làm tay-sai cho Nga-Hoa; đă gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam (HQVN).
Các
H́nh-ảnh đầu-tiên về HQVN có biểu-tượng Rồng-Tiên truyền-thống dân-tộc.
Lúc đó, t́nh-trạng chính-trị tại các nước Anh, Pháp rất bất-ổn. Tại
Pháp-Quốc, nhiều chính-phủ theo nhau đổ liên-tiếp. Khi người Pháp nhận-thức được
sức mạnh của tinh-thần quốc-gia dân-tộc, họ đă phải trả một giá đắt cho cuộc
chiến-tranh và đành rút-lui ra khỏi những nước Đông-Dương cũng như tại các
thuộc-địa khác ở Bắc-Phi. Cho đến 1958,14 Tổng-Thống Pháp De Gaulle phải
chính-thức nh́n-nhận quyền tự-trị của các dân-tộc xưa kia thuộc Pháp. Hải-Quân
Việt-Nam, một số từng hành-thuỷ, nay có nhiều dịp xuất-ngoại, tiếp-xúc với với
thế-giới bên ngoài nên tầm nh́n có phần rộng-răi và ư-thức về tinh-thần dân-tộc
cao.15
Mang trong người ḍng máu Việt, với truyền-thống hàng-hải chảy mạnh
trong huyết-quản kể từ những ngày Lạc-Việt viễn-dương đi khắp nẻo biển-trời,
những chàng trai ấy đă hợp-sức nhau nối lại ḍng Hải-sử đứt đoạn của tiền-nhân,
xây-dựng nên một Hải-Quân hùng-mạnh16. Và đặc-biệt vào năm 1974, tuy biết rằng
yếu thế, không đủ lực-lượng tác-chiến ngoài khơi, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
(HQVNCH) cũng cương-quyết đứng lên chống Trung-Cộng17 xâm-lấn hải-biên.
Công-Lao
Của Cộng-Sản VN dâng cho Thiên-đàng Cộng-sản
Người Cộng-Sản Việt-Nam tự-nhận những "Công-Lao Kháng-Pháp, Diệt-Mỹ" là của
riêng họ. Báo chí quốc-tế kể rằng khi thăm-viếng Thái-Lan, Thủ-Tướng
Phạm-Văn-Đồng khoe-khoang chiến-thắng 1975, đại-ư nói rằng nhờ có sự sáng-suốt
của đảng CSVN mà họ toàn-thắng, cho dù đă phải hy-sinh nhiều triệu người, nay
đất-nước đă thống-nhất. “Chúng tôi tự hào v́ đă đánh thắng 3 đế quốc to”. Nhà
Vua Thái-Lan sau khi chúc mừng viên Thủ-Tướng Cộng-Sản một cách rất ngoại-giao,
đă điềm đạm đáp lời: “Thái-Lan chúng tôi th́ lại tự hào v́ không phải đánh nhau
với đế quốc to nào cả”.18
Nhận-định về những sai-lầm và tội-lỗi của đảng CSVN đối với dân-tộc
Việt-Nam, Hoà-Thượng Thích-Quảng-Độ viết như sau: "Sau chiến-tranh thế-giới lần
thứ hai, hầu-hết các nước thuộc-địa ở Á-Châu đều được độc-lập và đa-số chẳng
theo phe nào, cho nên dân các nước ấy được sống trong hoà-b́nh để xây-dựng
đất-nước và củng-cố nền độc-lập c̣n non-trẻ của họ, chỉ có nước Việt-Nam là
khốn-khổ v́ chiến-tranh tàn-phá suốt hai mươi chín năm trời (1946-1975) là bởi
những người Cộng-sản Việt-Nam đă đưa vận-mệnh của nước Việt-Nam ràng-buộc vào sự
sống-c̣n và quyền-lợi của phe Cộng-Sản quốc-tế. Giá như những người thời ấy
không v́ đảng Cộng-sản quốc-tế mà v́ dân-tộc thật-sự, như những Nehru của Ấn-Độ,
Sukarno của Nam-Dương hay Nasser của Ai Cập v.v… th́ dân-tộc Việt-Nam đă có thể
tránh được hai mươi chín năm chiến-tranh ư-thức-hệ Quốc / Cộng tương-tàn do các
thế-lực ngoại-bang chi-phối."19
Việc
Điền-khuyết Lịch-Sử
Cộng-Sản đă kiểm-soát được toàn-thể Việt-Nam vào 1975, sau 30 năm
chiến-tranh. Kẻ thắng trận có cơ-hội để nói lớn, tuy vậy không phải tất cả những
ǵ kẻ thắng nói ra đều đúng với sự-thật. Tập lược-sử này có chút tham-vọng
ghi-chép lại một số sự thật lịch-sử mà người dân Việt chúng ta cần được đọc và
biết về những biến-chuyển của HQVNCH. Tổ-chức này bao-gồm những người vừa mang
nặng truyền-thống hàng-hải của tiền-nhân, vừa quyết-tâm bảo-vệ quyền tự-do của
con người, mang thân ḿnh bảo-vệ xứ-sở chống độc-tài Cộng-Sản.
30 tháng 4 năm 1975, mảnh đất Tự-do cuối-cùng ở Miền-Nam bị Cộng-Sản
chiếm nốt. Thành-bại lẽ thường, nhiều người lính thuỷ mất biển, mất nước, mất
tàu; đành di-tản ly-hương để giữ lấy cuộc sống tự-do, khỏi làm kiếp tù-nhân dưới
chế-độ Cộng-Sản bạo-tàn.
Việc điền-khuyết lịch-sử là một việc làm lớn-lao, cuốn sử-liệu này
xin khiêm-nhường đóng-góp một phần nhỏ-bé tài-liệu về tổ-chức của Hải-Quân VNCH.
Đi theo chiều-hướng biên-niên, cuốn sách lược-duyệt các biến-chuyển quân-chủng
theo sóng triều chiến-trận, cùng nhân-lực và thành-quả của nó lên xuống với
thời-gian, từ năm 1952 đến năm 1975.
Hiện-diện trên một khúc quanh của lịch-sử 23 năm, Hải-Quân Việt-Nam
Cộng-Hoà cho dù đă mất, nhưng đương-nhiên đă đóng trọn-vẹn một vai-tṛ. Đó là v́
trách-vụ, mà người lính biển không thể nh́n thấy cái sợi dây truyền-thống
hàng-hải của Ông Cha bị đứt đoạn mà không t́nh-nguyện đem thân làm cái gạch nối
cho thế-hệ ngày mai. Người đời sau khi duyệt lại cách-thức tổ-chức của HQVNCH sẽ
đương-nhiên nhận ra những nét đặc-thù, mang tính-chất độc-lập của một Hải-Quân
Quốc-gia có chủ-quyền và mang đầy hùng-khí của tiền-nhân từ thời đóng thuyền đi
dựng-nước.
Nh́n về những thành-quả 23 năm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà để t́m
hiểu, chúng tôi xin đề-nghị tạm chia khoảng thời-gian đó thành 4 giai-đoạn như
sau:
-
Giai-đoạn h́nh-thành (1952-1957) và những khó-khăn khi dựng lại cờ
Tổ-Quốc.
-
Giai-đoạn phát-triển (1957-1967) cho dù thiếu-thốn phương-tiện.
-
Giai-đoạn bành-trướng (1967-1972) bộc-phát theo nhu-cầu chiến-trường.
-
Giai-đoạn-Trưởng-thành (1972-1975) hoàn-thiện về tổ-chức và đột-ngột
bị khai-tử khi Cộng-Sản Bắc-Việt chiếm Miền-Nam.
Huy-hiệu
Hải-Quân Việt-Nam trên vành đai mũ Đoàn-Viên và trên ngực áo các quân-nhân
HQVNCH khi tham-dự các buổi thao-diễn hay tranh-đua thể-dục thể-thao.
Huy-hiệu HQVN thường để trên bàn làm việc.
Môi-trường Hải-Quân và Hàng-Hải Thương-Thuyền giúp thanh-niên nhiều dịp viễn-du,
học-hỏi thế-giới bên ngoài.
…Lần
cuối-cùng ngửa mặt nh́n Tổ-Quốc yêu-thương
Dưới
chân tượng-đài Thuỷ-Quân Lục-Chiến…
Thơ
Trần-Trung-Đạo.
Chương 2
Giai-Đoạn H́nh-Thành
(1952-1957)
Sự
Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam
Nhu-cầu cuộc chiến Quốc-Cộng đưa đến sự thành-lập Hải-Quân Việt-Nam.
Sau nhiều đ́nh-hoăn, Hải-Quân Việt-Nam được khai-sinh ngày 6-3-1952 bởi dụ số
2.20
Cũng như Không-Quân chỉ-huy bởi Ban Không-Quân, Hải-Quân được
chỉ-huy đầu-tiên bởi Ban Hải-Quân (Section Marine), sau đổi thành Pḥng Hải-Quân
(Département Marine) thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam21 (Bộ
TTM/QĐQGVN).
Hải-Quân Việt-Nam không những đă sinh sau, mà c̣n lớn chậm hơn so
với Lục-Quân và cả Không-Quân nữa.22 Trong cái rủi cũng có cái may. Hải-Quân
Việt-Nam sinh-trưởng vào đúng giai-đoạn tinh-thần dân-tộc tự-quyết trên toàn
thế-giới nói chung và tại Việt-Nam nói riêng, đang dâng-cao. Trong khi đó, bộ
mặt thật phi-dân-tộc của đảng Cộng-Sản Hồ-Chí-Minh đă hiện nguyên-h́nh23. Khi
nhập-ngũ, các người lính thuỷ hơn ai hết là những thanh-niên có lập-trường
quốc-gia vững-chắc, trọng Danh-dự, quyết-tâm bảo-vệ Tổ-Quốc Đại-Dương.
Có nhiều lư-lẽ mà nguyên-nhân chính là v́ người Pháp không thực-tâm
muốn cho Quốc-gia-Việt-Nam có một Hải-Quân riêng-rẽ. Hai diễn-biến được ghi-nhận
như sau:
-
Nghị-định thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đă bị hoăn lại nhiều lần trước
khi được chính-thức ban-hành.
-
Khi đă bắt-buộc phải cho Hải-Quân Việt-Nam ra đời, người Pháp c̣n
cản-trở sự lớn-mạnh của tổ-chức này.
Những
ngày đầu Không-Quân Việt-Nam nhận nhiệm-vụ quan-sát không-thám.
Sơ-đồ
Hệ-thống Tổ-chức Quốc-pḥng Quốc-gia Việt-Nam năm 195224.Hải-Quân Việt-Nam chỉ
là một Ban Hải-Quân nhỏ-bé (Section Marine), sau đổi thành Pḥng Hải-Quân
(Département Marine) trực-thuộc TTMT. Trên thực-tế, măi cho đến năm1956, Sĩ-Quan
HQVN mới được chỉ-định làm Trưởng-Pḥng. Đó là HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ.
Trong
Sơ-đồ Tổ-chức của Bộ TTM/QĐQGVN, Hải-Quân Việt-Nam chỉ là một Ban Hải-Quân
nhỏ-bé trực-thuộc TTMT.
Đáng lẽ hai loại Dương-Vận-Hạm và Khu-Trục Hộ-Tống-Hạm25 theo chương-tŕnh đă
được chuyển-giao ngay từ 1955, nhưng người Pháp cố-ư lờ đi. Trong bảng đề-nghị
vào tháng 4 năm 1951 của Phó-Đô-Đốc Paul-Ange-Philippe Ortoli26, Tư-lệnh
Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông27; người ta c̣n thấy có cả việc thành-lập một
Phân-Đoàn Thuỷ-phi-cơ cho Hải-Quân Việt-Nam vào năm 1955. Cho đến khi quân-đội
Pháp rút-lui hết, những sự việc dự-trù này đă không bao-giờ xảy ra.
Thuỷ-phi-cơ 3 động-cơ Bizerte Br521 của Hải-Quân Pháp
-
Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp rất có tư-cách, nhưng một số nhỏ nhân-viên cấp
dưới có những ư-nghĩ không tốt, đă phá-hoại các trang-cụ trước khi trao cho
Việt-Nam.
-
Trong nghi-lễ chính-thức, tuy chiến-hạm được chuyển-giao, nhưng
Hạm-Trưởng vẫn là Sĩ-Quan người Pháp và Quốc-kỳ cũng vẫn là Quốc-kỳ Pháp.
Tranh-chấp có liên-hệ tới danh-dự quốc-gia như vậy xảy ra khá lâu và chỉ
chấm-dứt hẳn vào năm 1956.
-
Diễn-tiến việc thành-lập và phát-triển HQVN chịu ảnh-hưởng chính-trị.
Mỗi khi có sự bất-đồng chính-kiến giữa hai chính-phủ Pháp và Việt, diễn-tiến bị
chậm lại. Đến khi Việt-Nam nắm được hoàn-toàn chủ-quyền th́ Hải-Quân Pháp ngưng
ngay việc chuyển-giao chiến-cụ.
Khó-khăn
về Nhân-sự lúc Ban-đầu.
Ngoài chính-sách của người Pháp, những khó-khăn về nhân-sự Việt-Nam
cũng đáng kể là nguyên-do đă gây trở-ngại cho Hải-Quân lúc sơ-khai.
Nếu không kể Hải-Quân thời Hùng-Vương28/Đông-Sơn và Hải-Quân nhà
Thục thời Cổ-Loa-Thành29, xuất-hiện hàng thiên-niên-kỷ trước Công-nguyên, th́
riêng Hải-Quân nước ta thời-kỳ tự-chủ kể từ khi Ngô-Vương-Quyền dựng nước, cũng
đă tồn-tại hơn một ngàn năm. Tuy vậy v́ hoạ thực-dân Pháp kéo dài gần trăm năm,
lực-lượng này bị tan-ră và gián-đoạn. Vào đầu thập-niên 1950 khi gặp được
thời-cơ tốt-đẹp, Hải-Quân Việt-Nam được tái-sinh. Tuy thừa-hưởng truyền-thống
quân thuỷ Hùng-Vương qua Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn; nhưng không thể nào
trong khoảnh-khắc, Quốc-gia ta có đầy-đủ ngay số-lượng cán-bộ và đoàn-viên để
điều-hành tàu-thuyền chiến-đấu.30
-
1950 - Một số nhỏ thanh-niên Việt-Nam được tuyển-mộ và gởi sang Pháp,
học ngắn-hạn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Brest. Nhưng không may vào năm đó,
thời-tiết của Miền-Bắc nước Pháp đột-nhiên trở nên giá-lạnh khác-thường,
khoá-sinh Việt-Nam không đủ sức để chịu-đựng khổ-nhọc khi huấn-luyện ngoài khơi.
Sau cùng tất cả đành bỏ-dở khoá học và không có Sinh-Viên Sĩ-Quan (SVSQ) nào
tốt-nghiệp.31
Trống
Đồng ghi-khắc H́nh-ảnh Thuỷ-quân thời Hùng-Vương. Thuyền thời đó đă được
trang-bị bánh-lái và cây xiếm.
-
1951 - Dự-án về một Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Việt-Nam được
khởi-xướng. Cũng trong năm này, có chương-tŕnh dự-trù thành-lập hai đơn-vị
chiến-đấu, nhưng kết-quả không có đơn-vị Hải-Quân nào thực-sự thành-h́nh.
-
Cùng năm 1951, tiếp-theo đề-nghị Ortoli đă nói ở trên, Bộ-Trưởng
Hải-Quân Pháp lại hoạch-định một chương-tŕnh rộng-răi hơn để trang-bị chiến-hạm
cho Việt-Nam. Bộ này dự-trù:
*
chuyển-giao 1 Hộ-Tống-Hạm loại Chamois class, 647 tấn năm 1952.
*
kiến-trúc thêm hai Khu-trục Hộ-Tống-Hạm mới, loại Le Corse class, 1,290 tấn và 4
Trục-Lôi-Hạm loại Sirius Class 365 tấn cho Việt-Nam tiếp-theo sau đó.
Phó-Đô-đốc Ortoli nhân đà "rộng-răi" của Bộ-Trưởng Hải-Quân, xin
thêm cho Việt-Nam ngân-khoản xây-cất cơ-sở huấn-luyện Đoàn-viên và huấn-luyện
Sĩ-Quan. Ông đề-cập luôn cả việc kiến-trúc chiến-hạm ngay tại Việt-Nam.32
Theo
chương-tŕnh năm 1951, Bộ Hải-Quân Pháp dự-trù trang-bị cho Việt-Nam hai
Khu-trục Hộ-Tống-Hạm Cao-Tốc loại Le Corse class, 315ft với máy Gear Turbine
20,000 mă-lực, vận-tốc 27 gút33.
Sơ-đồ và
đặc-tính Khu-Trục-Hạm loại Le Corse của HQ Pháp.
Năm 1950, Thống-tướng De Lattre de Tassigny nhận quyền chỉ-huy
Quân-Đội Viễn-chinh kiêm Cao-Ủy Pháp tại Đông-Dương. De Lattre đă sắp-đặt lại
bộ-máy chiến-tranh, không để cho Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân cũng như Không-Quân được
đứng biệt-lập như trước và phải tập-trung vào quyền chỉ-huy trực-tiếp của Ông.34
Thống-tướng De Lattre de Tassigny thăm-hỏi các Sĩ-Quan Pháp sau khi nhận quyền
Cao-Ủy.
HKMH
Arromanches được trang-bi 2 phi-đội Hellcat là chiến-hạm chủ-lực của HQ Pháp tại
Viễn-Đông, đang neo tại vịnh Hạ-Long.
Khi tập-trung quyền-hành lại một mối như vậy, De Lattre không
tán-thành một tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam đứng riêng-rẽ với Hải-Quân Pháp. Sau này
đến lượt chính Phó-Đô-đốc Ortoli cũng ngần-ngại thi-hành ngay cái đề-nghị trước
(đă được chấp-thuận) của ḿnh. Lư-do là Hải-Quân Pháp bắt đầu gặp trở-ngại việc
tuyển-mộ người cho Hải-Quân của họ. Nếu như Hải-Quân Việt-Nam thành-lập và
bành-trướng, Ortoli sẽ thiếu-hụt quân-số.35
HQ Pháp
cũng tuyển-mộ người Việt-Nam cho các Lực-Lượng Hải-Quân của họ.
V́
những biến-chuyển như thế, từ khi Dụ số 1 ra đời qua suốt hai năm 1950 và 1951,
chương-tŕnh không tiến-triển. Đến tháng 11-1951, công-cuộc xây-cất Trung-tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang mới lại bắt đầu.
Cấp-bậc
Hải-Quân Pháp trên tay áo
Cấp-hiệu
Hải-Quân Pháp từ Thuỷ-Thủ đến Đô-Đốc, mang trên tay áo của quân-phục mùa đông.
Quang-cảnh một buổi lễ trên HKMH Arromanches, có treo quốc-kỳ Việt-Nam.
Nhân-viên và Trang-bị lúc sơ-khởi
Năm 1952, 350 thanh-niên Việt-Nam được Hải-Quân tuyển-mộ. Phần lớn
khoá-sinh thụ-huấn tại Việt-Nam:
-
Một số Đoàn-Viên được chọn trong nhóm thanh-niên đó đi học Hạ-Sĩ-Quan.
-
9 Cựu Sĩ-Quan Hàng-hải Thương-thuyền được tuyển vào học khoá 1 Sĩ-Quan
Hải-Quân.
-
Cũng vào giữa năm 1952, Hải-Quân tuyển một số Sinh-Viên gởi sang
thụ-huấn tại trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp.
Đây thực-sự là những thành-phần thuần-túy đầu-tiên36 của Hải-Quân Việt-Nam.
Các khoá huấn-luyện trên bờ đầu-tiên ở Nha-Trang như dự-trù, được mở
từ tháng 7-1952.
Bức h́nh
các Học-Viên VN chụp ngày 1-7-1952 tại TTHL/HQ Nha-Trang.
Các
SVSQ Hồ-Tấn-Quyền, Nguyễn-Văn-Lịch và 3 Học-Viên Thuỷ-Thủ.
Trong khi đó, Khoá 1 Sĩ-Quan Hải-Quân được gửi huấn-luyện trên biển.
Ngày 1 tháng 10 năm 1952, khoá 1 măn-khoá37 với hầu-hết là các Cựu Sĩ-Quan
Hàng-Hải Thương-thuyền.38. Có 6 Sĩ-Quan ngành chỉ-huy (các Ông Lê-Quang-Mỹ,
Trần-Văn-Chơn, Lâm-Nguơn-Tánh, Chung-Tấn-Cang, Trần-Văn-Phấn, Hồ-Tấn-Quyền) và 3
Sĩ-Quan ngành cơ-khí.39 (các Ông Đoàn-Ngọc-Bích, Nguyễn-Văn-Lịch,
Lương-Thanh-Tùng). Trừ HQ Thiếu-Úy Lê-Quang-Mỹ sắp đến ngày thăng-cấp Trung-Uư,
các Sĩ-Quan tốt-nghiệp Thiếu-Úy. Trước khi về trường, Khoá 1 đă được huấn-luyện
khoảng 6 tháng trên các chiến-hạm Pháp như Savorgnan de Brazza, Dumont d'Urville
và Arromanches40.
6 Tân
Sĩ-Quan HQVN tốt-nghiệp Khoá 1 trong quân-phục mùa hè (từ trái sang phải: các
Ông Nguyễn-Văn-Lịch, Chung-Tấn-Cang, Lâm-Nguơn-Tánh, Trần-Văn-Chơn,
Đoàn-Ngọc-Bích và Trần-Văn-Phấn).
Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang
bắt đầu Khoá 1 Thuỷ-thủ chuyên-nghiệp gồm 150 khoá-sinh41 và sau đó 25 khoá-sinh
ưu-tú được lựa-chọn để theo học Khoá 1 Hạ-Sĩ-Quan.
H́nh-ảnh
lưỡng-long (2 con rồng) và Quốc-kỳ (3 sọc vàng) thường thấy trong những mẫu
biểu-tượng truyền-thống lịch-sử của HQVN thời-kỳ thành-lập.
Theo tập-tục lâu đời của Hải-Quân Pháp, trong nhiều năm khởi-đầu của
HQVN, Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Việt-Nam cũng ngủ trên vơng. Ban ngày, các vơng được
xếp lại nên pḥng ngủ dưới chiến-hạm và trên quân-trường rất quang-đăng.
Tranh
Hí-Hoạ: Tàu ch́m, mang vơng đi theo vẫn thảnh-thơi!
Diễn-tiến tại Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang
Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây-cất cơ-sở đă tạm xong, trường đủ
chỗ để nhận thêm khoá-sinh.
Ngày 1 tháng 11 năm 1952, Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang
khai-giảng Khoá 2 Sĩ-Quan Hải-Quân, gồm 12 Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Chỉ-huy và 4
Sinh-Viên Sĩ-Quan ngành Cơ-khí. Khoá này măn-khoá vào tháng 5 năm 1953. Các Ông
Đinh-Mạnh-Hùng, Nghiêm-Văn-Phú, Nguyễn-Văn-Kinh, Vơ-Văn-Chơn, Nguyễn-Hữu-Tiễng,
Đỗ-Quư-Hợp, Nguyễn-Văn-Thu, Ngô-Khắc-Luân, Khương-Hữu-Bá, Trương-Ngọc-Lực42,
Phùng-Nhật-Tân, Nguyễn-Văn-Trụ, Nguyễn-Duy-Lung...43 tốt-nghiệp khoá này.44
Khoá 3 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 7 năm 1953 và măn-khoá vào
tháng 1 năm 1954. Các Ông Nguyễn-Văn-Thông, Diệp-Quang-Thuỷ, Vũ-Đ́nh-Đào,
Nguyễn-Hữu-Chí, Nguyễn-Thanh-Châu, Phan-Văn-Cổn, Bùi-Kim-Nguyệt,
Trần-Phước-Dũ... thuộc khoá này.
Kể từ khoá 4 về sau, thành-phần các ứng-tuyển-viên Hàng-hải
Thương-Thuyền giảm bớt. Những Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang nhiều người
là dân-chính, từng làm giáo-sư, sinh-viên đại-học. Các Ông Nguyễn-Văn-Ánh,
Hồ-Văn Kỳ-Thoại, Nguyễn-Xuân-Sơn, Nguyễn-Bá-Trang, Đặng-Trần-Du... thuộc khoá
này.
Khoá 5 Sĩ-Quan Hải-Quân nhập-học tháng 07 năm 1954, măn-khoá tháng
05 năm 1955. Các Ông Nguyễn-Viết-Tân, Hoàng-Cơ-Minh, Hà-Văn-Ngạc,
Nguyễn-Văn-May... thuộc khoá này.
Về phần Huấn-luyện Hạ-Sĩ-Quan, lúc đầu Hải-Quân không mở thẳng những
cuộc thi-tuyển từ ứng-viên dân-chính. Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang
được uỷ-thác quyền chọn-lựa các thuỷ-thủ học-viên xuất-sắc nhất để đào-tạo thành
các Hạ-Sĩ-Quan chuyên-nghiệp.45
Cho tới năm 1953, Việt-Nam vẫn chưa có tàu. Các tân Sĩ-Quan và Thuỷ-thủ Việt-Nam
tập-sự trên các chiến-hạm của Pháp.
Một số các Ông Cao-Hữu-Vinh, Nguyễn-Văn-Mạch, Nguyễn-Đức-Thâm, Nguyễn-Văn-Tư...
sau này được gửi sang Pháp học các lớp Cao-Đẳng Chuyên-nghiệp tại các trường
Brest, Toulon, Cherbourg, Paris...
Các
Khoá-học SQHQ tại Pháp
Vào giữa năm 1952, Hải-Quân thi-tuyển một số Sĩ-Quan Sinh-Viên du-học bên Pháp.
Có bốn khoá Sinh-Viên Sĩ-Quan học Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp tại
Brest (1952, 1953, 1954, 1955). Chương-tŕnh dự-trù 3 năm gồm có 2 năm học
lư-thuyết ở trường, một năm thực-tập trên Tuần-Dương-Hạm Jeanne d'Arc cho 2 khoá
đầu.46 Từ khoá 3, chương-tŕnh này thay-đổi. Sau khi Hiệp-định Genève chia-cắt
đất-nước vào năm 1954, vấn-đề ngoại-giao Việt-Pháp gặp khó-khăn. Sinh-Viên
Sĩ-Quan Hải-Quân Brest bị gửi về Việt-Nam vào 1956 sau hai năm học. Khoá thứ 4
cũng vậy, Sinh-viên chỉ học lư-thuyết rồi hồi-hương. Hải-Quân Pháp không cho họ
thực-tập ngoài khơi năm sau cùng.
Không-ảnh Hải-Quân Học-Hiệu Brest của Pháp
H́nh
nhỏ: Hai Huy-Hiệu của trường.
Bảo-
tàng-viện Hải-Quân Brest.
Khoá 1 Brest có các Ông Đặng-Cao-Thăng, Nguyễn-Vân, Nguyễn-Đức-Vân,
Vương-Hữu-Thiều ngành chỉ-huy và Ông Nguyễn-Gia-Định ngành cơ-khí.47 Khoá 2 có
các Ông Dư-Trí-Hùng, Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Vũ-Xuân-An, Hồ-Ngọc-Ngà,
Trịnh-Xuân-Phong, Bùi-Tiến-Rũng, Ủ-Văn-Đức, Bùi-Văn-Lễ... Khoá 3 có các Ông
Phạm-Văn-Sanh, Bùi-Hữu-Thư, Lê-Phụng, Nguyễn-Quang-Dật, Đỗ-Kiểm,
Trịnh-Quang-Xuân, Vũ-Nhân48, Đỗ-Ngọc-Oánh, Phạm-Cừ, Đặng-Đ́nh-Hiệp. Khoá 4 có
các Ông Nguyễn-Địch-Hùng, Lê-Triệu-Đẩu, Vơ-Duy-Ninh, Nguyễn-Tiến-Ích,
Trần-Văn-Sơn...
Ở Pháp c̣n có các khoá Hành-chánh Tài-chánh (Commissaire) ở Toulon.
Các khoá này học một năm và một năm thực-tập tại các Dépôt của Pháp. Khoá đầu có
các Ông Đỗ-Đăng-Công và Trần-Văn-Tất. Khoá hai có Ông Phạm-Trung-Giám.
Tốt-nghiệp khoá Hành-chánh Tài-chánh ở Cherbourg năm 1956 có Ông Trần-Văn-Biểu.
Du-học lâu năm hơn tại Pháp có một số Y-sĩ Hải-Quân Việt-Nam theo
học và tốt-nghiệp trường Quân-Y Hải-Quân và Thuộc-địa (École de Santé Navale et
Coloniale) ở Bordeaux vào cuối năm 1956.49 Đó là các Ông Phạm-Vận,
Dương-Hồng-Mô, Trần-Nguơn-Phiêu, Đặng-Tất-Khiêm, Nguyễn-Văn-Nghĩa và
Nguyễn-Phúc-Quế.50
Y-sĩ
Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu trong quân-phục tác-chiến (cấp Trung-Tá) .
Huy-Hiệu
Quân-y của HQVN và của TQLC/VN.
Hải-Quân
Pháp và Hải-Đoàn Xung-phong
Trong nhiều thế-kỷ dùng tàu chiến đi xâm-lăng, Hải-Quân Pháp đă
sử-dụng giang-đĩnh trên nhiều chiến-trường tại Á-Châu và Phi-Châu. Quân-đội
viễn-chinh cần có các chiến-đĩnh tầm nước nông-cạn để đi b́nh-định và giữ
an-ninh sông-rạch những vùng ngập-nước.
Tại thuộc-địa, giới-chức nắm quyền quân-sự thường-thường là các Đô-Đốc, đôi khi
nắm luôn cả chức Thống-Đốc hay Toàn-Quyền. Hải-Quân luôn-luôn có ưu-thế
quyền-lực hơn Lục-Quân51.
Sau Thế-chiến 2, t́nh-h́nh chính-trị và quân-sự ở Việt-Nam biến-đổi nhanh-chóng.
Vào cuối thập-niên 1940 sang đầu thập-niên 1950, các trận địa-chiến ác-liệt
lan-tràn khắp nơi. Quyền-lực của Hải-Quân Pháp suy-giảm hẳn so-sánh với Lục-Quân
của họ.
Quyền-lực của Hải-Quân Pháp tại Việt-Nam bị suy-giảm khi Đô-Đốc Georges Thierry
d’Argenlieu (trái) bị thay-thế bởi Cao-Ủy Emile Bollaert và Tướng Leclerc ngày
5-3-1947 (h́nh giữa).
Khi đoàn quân của Pháp theo chân quân Anh đến giải-giới quân-đội Nhật-Bản tại
miền Nam-Việt-Nam năm 1945, Tướng Philippe Leclerc, Tư-Lệnh quân viễn-chinh
Pháp, đă thi-hành kế-hoạch chiếm-đóng các tỉnh-lỵ quan-trọng trên sông Cửu-Long.
Quân Pháp bắt-đầu kiểm-soát Mỹ-Tho, rồi từ đó đi Vĩnh-Long và sang Cần-Thơ. V́
đường-xá và cầu-cống dẫn đến các địa-điểm trên bị phá-huỷ, sự di-chuyển của
lục-quân trên bộ rất khó-khăn; Pháp đă sử-dụng Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến
(Fusilier Marins). Phương-tiện di-chuyển của đoàn quân này là các chiến-đĩnh
loại đổ-bộ do Hoa-Kỳ hay Anh-Quốc trang-bị (dự-trù sử-dụng trong các cuộc
hành-quân đổ-bộ chống Nhật tại Đông-Dương).52
Hải-Quân
Bộ-Chiến -Fusiliers Marins- là một binh-chủng lâu-đời của HQ Pháp- H́nh trên là
một nhóm Fusiliers Marins trong Thế-Chiến 1 (1914) - Photo collection Norbert
Desgouttes.
Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến này là tiền-thân của các Hải-Đoàn Xung-phong
(DINASSAUT - Division Navale Assaut, gọi tắt là Dina). Ngoài LCVP, LCM, LCT,
LSSL, LSIL mà người ta thường thấy; c̣n có những loại chiến-đĩnh ít được biết
như EA, LCA, MFV, cả Xà-lan vơ-trang. Kỳ-lạ hơn nữa, Pháp đă dùng các ghe buôn,
thuyền đánh-cá kiểu Á-đông rồi gắn những tấm giáp sắt, thiết-trí các loại súng
đại-bác và liên-thanh để tác-chiến.
Có cả
Pháo-hạm của Anh LCG (Landing Craft, Gun) trong Dina.
Ngoài
LCVP, LCM, LCT, LSSL, LSIL...; Hải-Quân Pháp c̣n sử-dụng cả Xà-Lan Bọc Sắt
Armoured Barge, Tàu Cá MFV (Motor Fishing Vessel), Thuyền Vơ-trang (Armed Junk).
Sau khi Hải-Quân Pháp thành-lập được Lữ-Đoàn Hải-Quân Bộ-Chiến53, Hải-Quân
Trung-Tá François Jaubert54 đă chiếm-đóng các tỉnh vùng châu-thổ Cửu-Long-Giang
một cách nhanh-chóng55. Khởi-đầu với phương-tiện phức-tạp như vậy, những đoàn
quân thuỷ-bộ của Quân-đội Viễn-chinh Pháp cải-tiến dần-dần để tham-dự các trận
đụng-độ trong sông-ng̣i ác-liệt cả trong Nam lẫn ngoài Bắc sau này. Theo Robert
McClintock, danh-từ Dinassaut xuất-hiện từ năm 1947 tại Việt-Nam.56
Có vài
chiếc Xà-lan của Anh loại LCT Long (Landing Craft, Tank) dài tới 57m, đôi khi
dùng làm Soái-hạm cho Dina.
Hai
Giang-đĩnh này trông giống như LCVP, nhưng vỏ làm bằng thép, trang-bị súng 20 ly
MG151 của Đức. Đó là loại EA (Engin Assaut) bài-thuỷ-lượng 10 tấn.
Khi phải chấp-nhận sự h́nh-thành Hải-Quân Việt-Nam, người Pháp rút kinh-nghiệm
chiến-đấu của họ, đă lấy việc thành-lập Giang-Lực cho Việt-Nam làm quan-trọng
nhất. Theo nhận-xét của Đại-Tá Thuỷ-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ Victor Croizat57 và
Sử-gia Charles W. Koburger58, v́ lư-do đó, người Pháp không mấy quan-tâm tới
việc trang-bị các chiến-hạm lớn cho Hải-Quân Việt-Nam.
Trong sự
h́nh-thành Hải-Quân Việt-Nam có sự tự-nguyện đóng-góp của những chàng trai vui,
trẻ, khỏe,đẹp này.
H́nh
Trung-Sĩ Nguyễn-Hào-Cường, một trong những Đoàn-Viên Hải-Quân và Hạ-Sĩ-Quan
đầu-tiên của HQVN.
T́nh-trạng Hải-Quân Việt-Nam trong hai năm 1953-1954
Sau những khó-khăn như đă kể trên, cuối-cùng Hải-Quân Việt-Nam cũng
được kể là chính-thức ra hoạt-động vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Chỉ có 5
Giang-đĩnh trang-bị Đại-liên 50 và Đại-bác 20 ly, trên lư-thuyết qua tay
Việt-Nam tại Cần-Thơ. Đó là một Hải-Đoàn Xung-phong (HĐXP) rút gọn59. Thực-tế
vẫn c̣n người Pháp trên tàu, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan Pháp c̣n chỉ-huy, nhưng
chiến-đĩnh mang cờ Việt-Nam. Hải-Đoàn này trang-bị một Soái-Đĩnh (LCM
Commandement), hai Quân-Vận-Đĩnh (LCM - Landing Craft Mechanized) và hai
Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft Vehicle and Personnel). Qua mùa hè, một đoàn
như vậy thành-h́nh tại Vĩnh-Long.
Tính cho đến cuối năm 1953, lực-lượng của Hải-Quân Việt-Nam chỉ gồm có hai
Hải-Đoàn Xung-phong Trừ (-) với không quá mười chiếc Tiểu-đĩnh.
Tuy tinh-thần phấn-khởi nhưng Hải-Quân Việt-Nam c̣n phải vượt nhiều chặng-đường
nữa trước khi trưởng-thành. Hải-Quân bị ép trong tổ-chức hỗn-hợp giữa Pháp và
Việt, lại bị kẹp giữa một loại quân-lực mà uy-thế lấn-áp bởi Lục-Quân. Bộ
Tham-mưu Liên-Quân này lại toàn-quyền chi-phí mọi ngân-khoản, điều-khiển mọi
hoạt-động quân-đội.
Một vài
h́nh-ảnh sinh-hoạt của Khoá 1 Đoàn-Viên. Những người lính thuỷ đầu-tiên của
Quốc-Gia Việt-Nam nhập-học tại Nha-Trang tháng 7-1952 được giảng bằng Pháp-ngữ.
Họ nhanh-chóng nhận-lănh trách-nhiệm.
Một
Soái-Đĩnh (LCM Commandement) đang giang-hành quan-sát.
Về
quân-số, Hải-Quân lúc đó rất nhỏ-nhoi, chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của một phần
trăm quân-lực. Thêm nữa, thượng-cấp Việt và thượng-cấp Pháp lại muốn hướng
Hải-Quân Việt-Nam đi theo các kế-hoạch khác nhau. T́nh-trạng Hải-Quân lúc đó
không những đă yếu-ớt mà c̣n bị xé-lẻ ra nữa!60
H́nh HQ
Thiếu-Úy Trần-Văn-Chơn61. Những năm sau, Ông Chơn nắm quyền Tư-Lệnh HQVNCH hai
lần, thăng tới cấp Đề-Đốc (H́nh tài-liệu Bộ TTM/QLVNCH).
H́nh Ông
Trần-Văn-Chơn trong cấp-bậc HQ Trung-Úy.
Một cặp
kiếm và h́nh một Đại-Úy HQ Pháp trong quân-phục đại-lễ mùa đông.
Vào đầu năm 1954, thêm một Hải-Đoàn Xung-phong thứ ba được thành-lập, dự-chiến
tại miền Trung-châu Bắc-Việt.62
Kéo cờ
Tổ-Quốc
Sau khi đơn-vị Hải-Quân thứ nh́ tại Vĩnh-Long ra hoạt-động vào tháng
6, sự tranh-luận về Quốc-kỳ trên các chiến-hạm, chiến-đĩnh bộc-phát giữa hai
chính-phủ Việt, Pháp.
Như đă nói, trên các chiến-đĩnh tại Cần-Thơ và Vĩnh-Long tuy mang
Quốc-kỳ Việt-Nam nhưng một thành-phần Thuỷ-Thủ-Đoàn vẫn c̣n người Pháp. Một số
người Pháp không bằng ḷng.
Trong
khi quân-đội Liên-hiệp Pháp gặp khó-khăn ngoài chiến-trường, Tuần-Dương-Hạm HQHK
Rochester đến thăm Sài-G̣n tháng 2-1954, mang theo thông-điệp Hoa-Kỳ sẽ trợ-giúp
Việt-Nam chống Cộng-Sản.
Trong khi đó vấn-đề quốc-kỳ trên kỳ-đài chiến-hạm tạo những xúc-động rất
lớn-lao. Tại Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Việt-Nam Nha-Trang, Giang-Pháo-Hạm
LSIL 9033 (Landing Ship, Infantry, Large) được biệt-phái dùng làm
Huấn-Luyện-Hạm. V́ Hạm-Trưởng là Sĩ-Quan HQ Pháp nên chiến-hạm vẫn tiếp-tục mang
cờ Pháp trên kỳ-đài. Lần này, phía Việt-Nam bực-ḿnh với lư-do trên giấy-tờ,
chiếc Giang-Pháo-Hạm đó thuộc TTHL/HQ Việt-Nam, huấn-luyện SVSQ và Đoàn-Viên
Việt-Nam; vậy phải mang cờ Việt-Nam.
Hai
chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL của Pháp đang chạy ngang qua bến Bạch-Đằng.
Hải-Quân Việt-Nam nhất-quyết đ̣i phải được kéo quốc-kỳ màu vàng ba
sọc đỏ trên kỳ-đài của tất cả các chiến-hạm, chiến-đĩnh sau khi chuyển-giao.
Người Pháp, v́ c̣n hiện-diện và thường nắm luôn cả quyền chỉ-huy đơn-vị Hải-Quân
Việt-Nam, nên đă có nhiều đề-nghị do họ đưa ra như: treo một cờ Pháp, treo hai
cờ Pháp-Việt song-song, hay treo một cờ Liên-Hiệp-Pháp v.v...63
Cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1954, vấn-đề Quốc-kỳ được giải-quyết một
cách tạm-thời.64 Pháp chuyển-giao tiếp cho Việt-Nam ba Trục-Lôi-Hạm (YMS - Yard
Minesweeper): HQ-111 Hàm-Tử, HQ-112 Chương-Dương, HQ-113 Bạch-Đằng tại
Sài-G̣n.65 Ba chiến-hạm này đă mang quốc-kỳ Việt-Nam ở sau lái ngay từ sáng hôm
đó, trước cả khi nghi-lễ được cử-hành. Danh-hiệu chiến-hạm là địa-danh những
trận thuỷ-chiến mà quân thuỷ ta đă tiêu-diệt chủ-lực-quân Mông-Cổ vào thế-kỷ thứ
13.66
Quan-khách Việt-Pháp đến dự lễ chuyển-giao ba Trục-Lôi-Hạm tại Sài-G̣n.
Lưu-ư
Quốc-kỳ Việt-Nam đă được kéo lên sau lái các chiến-hạm này, trước buổi lễ.
Bức h́nh
lịch-sử của HQVN: Lần đầu-tiên, quốc-kỳ Việt-Nam phất-phới bay trên chiến-hạm.
Trang báo trên đăng trong “Documents Việt-Nam No. 70”, bưu-báo chính-thức của
Phủ Cao-Ủy Việt-Nam tại Pháp ấn-hành ngày 1-3-1954.
Một
trong những Thuỷ-thủ-đoàn Việt-Nam đầu-tiên nhận-lănh chiến-hạm.
Theo các
thoả-ước kư-kết giữa Việt và Pháp: chủ-lực Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1
Khu-Trục-Hạm 305 feet, 1 Thông-Báo-Hạm 257 feet, 7 Hộ-Tống-Hạm 173 feet, 2
Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS. Tài-liệu trích-dẫn từ Jane's Fighting
Ships, năm 1955 (xuất-bản vào cuối năm 1954).
Theo Charles W. Koburger, lời hứa gia-tăng khả-năng chiến-đấu cho
Hải-Quân Việt-Nam không được người Pháp thi-hành. Cho đến khi chấm-dứt
chiến-tranh vào tháng 7 năm 1954, Sĩ-Quan Việt-Nam mới chỉ điều-hành có một
Giang-Vận-Hạm LCU67, và chừng 30 tiểu-đĩnh thuỷ-bộ. Quan-trọng hơn, quyền
chỉ-huy toàn-thể Hải-Quân vẫn c̣n trong tay Sĩ-Quan người Pháp.68
Một
chiếc Hải-Vận-Hạm đang hải-hành. Một chiếc Hải-Vận-Hạm khác vừa cặp cạnh
chiến-hạm Mỹ USS Montague để chuyển người tại Hải-Pḥng, tháng Tám 1954. ”Tàu
há-mồm” LSM (tức Hải-Vận-Hạm) là loại chiến-hạm rất quen-thuộc với dân Bắc-Việt
tị-nạn Cộng-Sản di-cư vào Nam.
Tinh-thần Dân-tộc Mạnh-mẽ
Ngày 11 tháng 2 năm 1954 là một ngày quan-trọng. Khi Thủ-Tướng
Bửu-Lộc, tháp-tùng bởi Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Phan-Huy-Quát của Việt-Nam và
Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng Pleven của Pháp đến chủ-toạ cuộc lễ tại bờ sông Sài-G̣n th́
Quốc-Kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên ba chiến-hạm M655 Aubépine, M656
Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ-111
Hàm-Tử, HQ-112 Chương-Dương và HQ-113 Bạch-Đằng. H́nh-ảnh này được tŕnh-bày làm
b́a cho tờ báo Documents Việt-Nam No. 70 ngày 1er Mars 1954, phát-hành tại
Paris.69
Tuy c̣n non trẻ nhưng Hải-Quân Việt-Nam đă biểu-lộ một tinh-thần dân-tộc
mạnh-mẽ. Sĩ-Quan và Đoàn-Viên noi theo truyền-thống quân thuỷ của tiền-nhân.
Tư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă manh-nha ngay từ lúc đó.
Điểm này đáng kể là khác-biệt với Hải-Quân Cộng-Sản Hà-Nội.70 V́ chịu ảnh-hưởng
tai-hại của thuyết duy-vật, người Cộng-Sản thường hay bài-xích những niềm-tin
truyền-thống dân-tộc. Tuy ngụy-trang dưới chiêu-bài truyền-thống quân thuỷ,
nhưng Hải-Quân Nhân-Dân (HQND) thực-sự chỉ là một sản-phẩm ngoại-lai và một
công-cụ tay-sai cho đảng-phái. Cuốn sách "Quân Thuỷ trong Lịch-Sử Chống
Ngoại-Xâm" của Hà-Nội viết những câu khẳng-định như "sông, biển thuộc Xă-hội
Chủ-nghĩa".
Tư-tưởng
nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă có ngay từ khi HQVN thành-lập.
Khi bàn về cái "truyền-thống" (mất gốc) đó, ba tác-giả Cộng-sản là Nguyễn-Việt,
Vũ-Minh-Giang, và Nguyễn-Mạnh-Hùng đă viết như sau: "...cách tốt nhất để giữ-ǵn
truyền-thống (Hải-Quân Nhân-Dân), làm cho nó luôn-luôn có sức sống và ngày càng
tươi-tốt... Hải-Quân Nhân-Dân ta ngày nay ra đời trong những điều-kiện lịch-sử
mới. Chúng ta có chủ-nghĩa Mác-Lê-nin bách-chiến bách-thắng, có đường lối
chiến-tranh nhân-dân đúng-đắn và sáng-tạo của Đảng (Cộng-Sản)... để bảo-vệ vùng
biển yêu-quư của Tổ-Quốc Xă-hội Chủ-nghĩa"71.
Sống trong truyền-thống dân-tộc, những người Quốc-Gia72 chân-chính không thể nào
hiểu được tại sao Hải-Quân Nhân-Dân với “điều-kiện lịch-sử mới” Mác - Lê-nin,
với “đường lối” Xă-hội chủ-nghĩa và “nghĩa-vụ” Cộng-Sản Quốc-tế Anh Em mà lại có
cái “truyền-thống Nga, Tàu, vô-sản” như vậy!
Cờ
Ngũ-sắc Truyền-thống của dân-tộc.
Quan-niệm H́nh-thành Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Quan-niệm h́nh-thành Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam (TQLC) nói riêng,
và cả Hải-Quân Việt-Nam nói chung, là những trường-hợp đặc-biệt không xảy ra
tương-tự như trong các quân-đội khác. Đại-Tá Victor Croizat bàn về bối-cảnh
phức-tạp này trong Nguyệt-San U. S. Naval Proceedings73, nhan-đề "Vietnamese
Naval Forces: Origin of the Species".
Peter Brush kể lại trong một bài viết nhan-đề “The Vietnamese Marine
Corps” như sau: Trong khi bàn-luận việc sử-dụng 57 Tiểu-Đoàn Khinh-Quân cho
kế-hoạch phản-công, đại-diện hai chính-phủ Việt-Pháp đối-diện một vấn-đề: Trong
khi hành-quân phối-hợp duyên-hà, duyên-hải; Lục-Quân hay Hải-Quân sẽ điều-động
các đoàn giang-đĩnh?
Phó-Đô-Đốc Philippe-Marie-Joseph-Raymond Auboyneau, Tư-lệnh FNEO đề-nghị
thành-lập binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến thuộc quân-chủng Hải-Quân để giải-quyết
vấn-đề. Theo đề-nghị đó, TQLC được thành-lập và sẽ gồm hai thành-phần:
Giang-Đoàn và quân Bộ-chiến.74
Chuyện này chỉ tạm ổn v́ uy-tín cá-nhân của Auboyneau trong nghị-hội. Ngay trong
giai-đoạn đó, chắc-chắn các giới hữu-trách đă hiểu rằng một tổ-chức Hải-Quân
theo giải-pháp như vậy không thể nào ổn-thoả. Lư-do là trên thực-tế, v́ chưa
bao-giờ được huấn-luyện về hàng-hải, TQLC chỉ là lực-lượng đổ-bộ và tác-chiến
trên bờ, không thể nào kiểm-soát các Giang-Đoàn Xung-phong hay toàn-thể
Giang-lực được.
Để vươn
lên làm binh-chủng thiện-chiến nhất của VNCH, ngay từ những ngày đầu thành-lập,
Thuỷ-Quân Lục-Chiến đă chịu nhiều gian-khổ hy-sinh. Đây là một bức h́nh “Tiếc
Thương.”
Philippe
Auboyneau, ở đây mang cấp-bậc HQ Đại-Tá, Hạm-Trưởng Tuần-Dương-Hạm Le
Triomphant.
Các đoàn
Tuần-giang và Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh của Pháp
Những đoạn trên đây tường-tŕnh về những lực-lượng Hải-Quân
chính-thức. Tuy-nhiên, cần phải-kể đến một tổ-chức bán-chính-quy là Giang-thuyền
đă thành-lập từ đầu năm 1951. Tổ-chức phụ-lực (supplétif) này không thuộc
Hải-Quân mà thuộc Vệ-binh Quốc-gia, hoạt-động bao-trùm trên toàn-thể các vùng
sông-ng̣i Việt-Nam. Tổ-chức Giang-thuyền lúc đó gồm có hai Liên-Đoàn Tuần-giang
biệt-lập Nam và Bắc-Việt, và một đoàn Tuần-giang Trung-Việt.75
Liên-Đoàn Tuần-giang Nam-Việt thành-lập ngày 1-3-1951, đầu-tiên gồm
có ba đoàn Tuần-giang, đến cuối năm tổ-chức thêm đoàn Tuần-giang thứ tư. Mỗi
đoàn Tuần-giang gồm có ba Trung-đội, mỗi Trung-đội có hai tàu Vơ-đét, riêng đoàn
Tuần-giang thứ tư có tới bốn Trung-đội. Nhưng vào giữa năm 1952, sau các
thiệt-hại do hai cuộc đụng-độ tại rạch Ông Nghĩa và ở sông Thị Vải, đoàn thứ tư
này trở lại tổ-chức thông-thường như các đoàn khác.
Liên-Đoàn Tuần-giang Bắc-Việt cũng được thành-lập kể từ 1-3-1951
bằng quân-số của Bảo-Chính-Đoàn, lúc đầu có ba đoàn Tuần-giang. Sau đó v́ các
đoàn này bị thiệt-hại và cũng v́ thiếu-phương-tiện giang-đĩnh nên Hải-Quân Pháp
phải rút xuống c̣n hai đoàn. Đầu năm 1954, các đoàn c̣n lại tập-trung tất cả ở
Nam-Định để tăng-cường cho mặt-trận vùng Nam châu-thổ sông Hồng.
Đoàn Tuần-giang Trung-Việt măi đến ngày 1-9-1951 mới thành-lập. Tuy
chỉ là một đoàn nhưng đoàn này đă được đặc-biệt tăng-cường thêm quân-số, cấp
thêm nhiều phương-tiện hơn so với các đoàn Tuần-giang thành-lập lúc trước.76
Tới ngày 30-6-1954, các đoàn Tuần-giang bị giải-tán và cải-biến
thành sáu Đại-đội Tuần-giang (compagnies fluviales). Sau ngày đ́nh-chiến, các
Đại-đội Com-măng-đô Bắc-Việt và Lực-Lượng Tuần-Giang (force fluviale) chuyển vào
Nam vĩ-tuyến 17, được lệnh phối-hợp cùng các Đại-đội Com-măng-đô Nam-Việt để
thành-lập Lực-Lượng "Infanterie Marine" hay Hải-Quân Bộ-binh77, thuộc BTL/HQ
Pháp.
H́nh
Thiếu-Úy Jean Louis Delayen trong quân-phục làm việc màu vàng. Delayen cấp
Đại-Úy trong quân-phục tác-chiến màu đen của Commando (Décembre 1954), và
quân-phục Thiếu-Tướng (1977).
Vào tháng 8 năm 1954, một Tiểu-Đoàn Commando thành-h́nh tại
Nha-Trang. Đó là Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Hải-Quân Pháp (Bataillon de Marche) mà
người Mỹ thường gọi là 1st Landing Battalion. Tiểu-Đoàn-Trưởng là Đại-Úy Jean
Louis Delayen78.
Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh này chính là tiền-thân của Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam.79
Hai
Huy-hiệu TQLCVN.
Sự
Thành-lập Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam được chính-thức thành-lập bởi Nghị-định
số 991/ND ngày 13-10-1954 do Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm kư và ban-hành.80 Nghị-Định
này có tính-cách hồi-tố, v́ TQLC đă thành-lập từ ngày 1 tháng 10 năm 1954.
Cũng như Hải-Quân Việt-Nam lúc khởi-đầu, TQLC mới chỉ có tên nhưng thực-sự chưa
có đơn-vị nào trực-thuộc. Tất cả Lực-lượng "Infanterie Marine" đều c̣n thuộc vào
BTL/HQ Pháp.
Cho đến tháng 5 năm 1955, quyền chỉ-huy Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC đầu-tiên mới
vào tay Sĩ-Quan Việt-Nam.
Tổ-Chức
Sơ-khởi của TQLC
T́nh-h́nh Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-binh cho đến đầu năm 195581 như sau:
-
Ngoài Tiểu-Đoàn Đổ-Bộ số 1 của Delayan đồn-trú tại
Nha-Trang, tất cả các đội Com-măng-đô và Tuần-giang đóng rải-rác nhiều nơi, từ
Huế xuống đến đồng-bằng Cửu-Long. Tổng-số quân-nhân lên tới 2,400 người với
hầu-hết cấp Chỉ-huy là người Pháp.
-
Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng được chỉ-định chỉ-huy đoàn
Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam nhưng không có nhân-viên Bộ Chỉ-Huy và cũng không
có cả tổ-chức thống-thuộc xác-định quyền-hạn. Thiếu-Tá Trọng bị coi như cô-lập
với các đơn-vị Hải-Quân Bộ-Binh, mà đáng lẽ phải mang tên mới là Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam.
-
TQLC chưa đứng-vững đă gặp ngay trở-ngại về cắt-giảm quân-số. Sau ngày
đ́nh-chiến 20-7-1954, quân-đội cần giải-giới nhiều đơn-vị. Cả HQVN - gồm luôn
TQLC - chỉ được giữ một cấp-số 3,000 người. Số hiện-hữu 2,400 TQLC là một tỷ-lệ
bất-tương-xứng cho quân-chủng. Trong hoàn-cảnh phức-tạp của t́nh-thế đất-nước và
t́nh-trạng phân-tán của Lực-Lượng Hải-Quân Bộ-Binh Pháp cũng như Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam lúc đó, cấp-số tổ-chức này được ấn-định lại là 1,137 Sĩ-Quan
và Binh-Sĩ.
-
Số-phận TQLC/VN tuy vậy, vẫn c̣n được các giới-chức quân-sự bàn-thảo
nhiều lần nhưng không có tiến-triển ǵ sáng-sủa. Sử-gia Mỹ Witlow viết rằng:
“...nguyên-do là v́ binh-đoàn TQLC/VN không thực-sự hiện-hữu và chỉ có ở trên
giấy-tờ mà thôi”.
-
Ngày 1-1-1955 các Đại-đội Tuần-giang số 1, 2, 3, 4, và 7
được chính-thức sáp-nhập vào "đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến" này, trực-thuộc
Quân-chủng Hải-Quân.82
Rồi
t́nh-thế cũng biến-chuyển tốt-đẹp. Những cuộc hành-quân dẹp các Lực-Lượng
Giáo-phái bắt-đầu và sự hữu-hiệu của TQLC được chứng-minh tốt nhất là ngoài
chiến-trường.
Theo
ḍng chiến-sử, TQLCVN luôn-luôn tự chứng-minh sự hữu-hiệu tốt nhất là ngoài
chiến-trường.
-
Ngày 1-5-55, một số nhân-viên thuyên-chuyển tới để
Thiếu-Tá Trọng thành-lập một Bộ Chỉ-Huy nhỏ tại Sài-G̣n. Sau đó ít ngày,
Thủ-Tướng Diệm chỉ-định Đại-Úy Bùi-Phó-Chí thay-thế Đại-Úy Delayen83. Quyền
chỉ-huy đầu-tiên của một Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC vào tay người Việt. Tiểu-Đoàn
này sau năm 1965 mang danh Quái-Điểu, chính là con Cọp-Biển đầu-tiên của TQLC
Việt-Nam.
Trong thời-gian này, Thiếu-Tá Trọng đă thăng-cấp Trung-Tá.84 Để
thay-thế Ông, Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu nguyên là Tham-Mưu-Trưởng (TMT) được
bổ-nhiệm Chỉ-huy TQLC ngày 18-1-1956.85 Không lâu, Đại-Úy Bùi-Phó-Chí, Xử-Lư
Thường-Vụ (XLTV) thay Thiếu-Tá Liễu vào ngày 31-7-1956. Ngày 30-9-1956, Thiếu-Tá
Lê-Nhữ-Hùng được chỉ-định chỉ-huy TQLCVN. Ông Hùng giữ chức-vụ này tới gần 4
năm.
Đại-Úy
Bùi-Phó-Chí, vị Tiểu-Đoàn-Trưởng TQLC đầu-tiên. Huy-hiệu nón beret của TQLCVN
1954 (trái), Huy-hiệu Tiểu-Đoàn 1 Đổ-Bộ (phải).
Thiếu-Tá
Lê-Nhữ-Hùng chỉ-huy TQLCVN từ 2-10-1956 đến 23-5-1960. Sau đó Ông giữ chức vụ
Tỉnh-Trưởng Tỉnh Kiến Hoà và thăng cấp Trung-Tá.
Cũng trong năm 1955, Tiểu-Đoàn 2 (sau gọi là Trâu-Điên) ra đời tại Rạch-Dừa, rồi
di-chuyển về Cam-Ranh, tỉnh Khánh-Hoà. Một Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn được thành-lập
để chỉ-huy hai Tiểu-Đoàn trên.
Vào năm đầu chuyển-tiếp Pháp-Việt, lực-lượng này là quân bộ-chiến có
trang-bị một số Thuỷ-Xa và Chiến-Đĩnh86 cơ-hữu, phối-hợp hành-quân như một thứ
Giang-Lực Thuỷ-bộ thuộc Hải-Quân.
Một
Dương-Vặn-Hạm LST (Orne-L9002) và một lực-lượng quân bộ-chiến có trang-bị
Thuỷ-Xa. H́nh chụp tháng 6-1953 tại Duyên-Hải Trung-phần VN.
Đại-Úy
Lê-Nguyên-Khang (trái, sau này là Tư-Lệnh TQLC), đứng cạnh là Thiếu-Tá
Lê-Nhữ-Hùng (CHT/TQLCVN) và một số Sĩ-quan VN du-học khoá ”Marine Corps”
đầu-tiên tại trường TQLC Quantico.87 Hai SQ Liên-lạc Hoa-kỳ đứng bên phải.
Tổ-chức
Điều-hành Chuyển-tiếp
Kể từ 1951, trong khi Lục-Quân viễn-chinh Pháp thất-thế trên bộ phải
rút-lui, thu-gọn khu-vực pḥng-thủ; Lực-Lượng Hải-Quân của họ vẫn hoạt-động
hữu-hiệu. Tất cả những đ̣i-hỏi của Lục-Quân xin yểm-trợ đều được Hải-Quân
thoả-măn tối-đa. Tướng Henry Navarre, trong nhiệm-kỳ từ tháng 5-1953 đến tháng
6-1954, đă rất hài-ḷng về sự hoạt-động của Hải-Quân vào lúc bấy giờ.88
Hai
TQLCVN đang xung-phong tiến chiếm mục-tiêu.
Khi Hội-Nghị Genève về chiến-tranh Đông-Dương sắp đến hồi kết-thúc,
th́ Pháp bắt đầu chuyển-giao các đơn-vị nhỏ cho Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam
chỉ-huy. Điển-h́nh là chuyển-giao một chiếc Giang-Vận-Hạm (Landing Craft
Utility) cho Hải-Quân Việt-Nam, vị Thuyền-Trưởng Giang-Vận-Hạm (LCU) đầu-tiên là
HQ Trung-Úy Hồ-Tấn-Quyền, Cơ-Khí-Trưởng là Trung-Úy CK Đoàn-Ngọc-Bích, xuôi
ngược tham-dự hành-quân và chuyển-vận quân-dụng khắp sông-rạch châu-thổ sông
Cửu-Long.89
Một
chiếc Giang-Vận-Hạm.
Vào đầu năm 1955, các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam (trừ LCU của Trung-Úy
Quyền) vẫn c̣n do những Sĩ-Quan Pháp điều-khiển, nhưng các Giang-Vận-Hạm90 bắt
đầu được chuyển-giao thêm. Sau HQ-534 của Trung-Úy Quyền, tới HQ-533 do HQ
Trung-Úy Chung-Tấn-Cang và HQ-537 do HQ Trung-Úy Đỗ-Quư-Hợp chỉ-huy.
Tới ngày 20-8-1955, vị Phụ-Tá Hải-Quân thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu (Bộ
TTM) mới nắm quyền điều-khiển ngành Hải-Quân. Lần-lần từ đó, quyền chỉ-huy
Hải-Đoàn và Chiến-Hạm được chuyển-giao cho Sĩ-Quan Việt-Nam điều-khiển.
Hải-Đoàn Xung-Phong đầu-tiên được giao cho Hải-Quân Việt-Nam chỉ-huy
là Dina I tại Cần-Thơ. Vị Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên là HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ. Sau
vài tháng, căn-cứ Hải-Quân Pháp ở Mỹ-Tho được chuyển-giao cho Việt-Nam. Dina I
cải-danh thành Hải-Đoàn Xung-Phong 21 di-chuyển về căn-cứ này. Địa-bàn hoạt-động
là vùng Đồng-Tháp-Mười.91
Tuy 3 Trục-Lôi-Hạm đă mang Quốc-kỳ Việt-Nam kể từ ngày 11-2-1954
nhưng các Hạm-Trưởng là người Pháp. Thực-sự vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của HQVNCH là
HQ Trung-Úy Lâm-Nguơn-Tánh (sau này là Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân). Ông nhận-lănh
quyền chỉ-huy chiếc Giang-Pháo-Hạm LSIL 1030 của Pháp.92 Chiến-hạm này mang số
HQ-30. Chuyến công-tác đầu-tiên của HQVNCH cũng do chiếc HQ-30 này thực-hiện
bằng đường sông, từ Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n đi Cần-Thơ ngang qua kinh
Chợ-Gạo.93
Khi HQ Đại-Úy Trần-Văn-Chơn đảm-nhận chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng
Giang-Lực thay-thế HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ, Ông cũng kiêm- nhiệm luôn chức-vụ
Hạm-Trưởng Giang-Pháo-Hạm HQ-31.94
HQ
Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ - Tư-Lệnh HQVN đầu-tiên95.
Tuy tiến được một vài bước nhỏ, sự chuyển-giao quyền-hành này so với Không-Quân
vẫn chậm hơn. Cho đến khi khai-diễn chiến-dịch Rừng-Sát (9-1955), Hải-Quân
Việt-Nam chưa hoàn-toàn thoát ra khỏi sự lệ-thuộc của Pháp.
Tháng 5 năm 1955, Pháp trao quyền chỉ-huy Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 3.
Hải-Đoàn Xung-Phong thứ 4 được trao trong tháng 8 năm 1955.
Tính tới cuối năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam gồm có các đơn-vị và cơ-sở sau đây:
- Hải-Đoàn Xung-phong số 21 (Mỹ-Tho)
- Hải-Đoàn Xung-phong số 23 (Vĩnh-Long)
- Hải-Đoàn Xung-phong số 24 (Sài-G̣n)
- Hải-Đoàn Xung-phong số 25 (Cần-Thơ)
- 3 căn-cứ Hải-Quân: Sài-G̣n, Cát-Lái và Đà-Nẵng
- 4 đồn Thuỷ-Quân: Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long, Long-Xuyên
- Trung-tâm Huấn-luyện Nha-Trang
- Hải-Quân Công-xưởng Ba-Son
- Kho đạn Thành-Tuy-Hạ.
Trước đó, có Hải-Đoàn Xung-phong số 22 do Pháp thành-lập và
di-chuyển từ miền Bắc vào, nhưng Hải-Đoàn này đă bị tan-nát khi Việt-minh và
Pháp đụng trận. Những chiến-đĩnh khi trao cho HQVN không c̣n bao-nhiêu nên sau
đó, Hải-Đoàn 22XP đă sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21XP.
Về tổ-chức, các Hải-Đoàn không hoàn-toàn giống nhau. Đại-để mỗi
Hải-Đoàn có từ 5 đến 7 Quân-Vận-Đĩnh, 1 Giang-Vận-Hạm hay Giang-Pháo-Hạm
tăng-phái v.v... Các Hải-Đoàn khi mới thành-lập gọi tên theo nơi trú-đóng, sau
đổi thành số 1, 2, 3... và cuối-cùng đổi thành các danh-hiệu như trên.96
Những
Kế-hoạch Quân-Số 1955 và Trang-bị Thực-sự cho Hải-Quân
Sau hội-nghị Genève 1954, đất-nước bị chia-cắt, vùng đất Việt-Nam
Tự-Do chỉ c̣n lại từ sông Bến-Hải trở về Nam đến mũi Cà-Mau. Trong khi quân-số
toàn-thể Quân-Đội Quốc-gia Việt-Nam bị cắt-giảm, Hải-Quân cũng chịu ít nhiều
ảnh-hưởng, nhất là lệnh giải-nhiệm sau chiến-tranh.
Trong dự-án toàn-quân 100,000 người, tất cả HQVN, kể luôn TQLC bị giới-hạn ở
quân-số 3,250 người (3.2% quân-lực) với:
-
Bộ Tham-mưu và cơ-sở phụ-thuộc: 950
-
Quân-trường: 400
-
Thuỷ-Thủ-Đoàn: 1,900.
Vào tháng 6 năm 1955, Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam thi-hành một dự-án gọi là
“Dự-án Quân-số 150,000 người”. Trên thực-tế, số quy-định là 155,677 người,
bao-gồm luôn 1,204 Nữ-phụ-tá và 5,719 dân-chính. Hải-Quân có 4,250 người, trong
đó kể luôn 250 dân-chính.
Đây là dự-án đầu-tiên cho phép dân-chính làm việc với Hải-Quân. Khi quân-số
QĐQGVN tăng lên gấp rưỡi (từ 100,000 lên 150,000 người) th́ Hải-Quân chỉ được
tăng một tỷ-lệ rất nhỏ-nhoi: từ 3,250 lên tới 4,000 quân-nhân (+250 dân-chính)
như kể trên mà thôi.
Vào tháng 7-1955, Hải-Quân đă có một quân-số hiện-diện 3,858 người (khoảng 91%
cấp-số), phân chia ra như sau:
-
Hải-Quân chính-thức 2,56797 gồm
190
Sĩ-Quan,
2,377
Hạ-Sĩ-Quan và Thuỷ-Thủ.
- Thuỷ-Quân-Lục-chiến 1,291 gồm:
43
Sĩ-Quan,
257 Hạ-Sĩ-Quan và
991 Binh-Sĩ.
Quan-niệm Lưu-động-tính và Nguyên-tắc Điều-hợp Quân-đội
Trong lịch-sử Quân-Lực Việt-Nam, kế-hoạch quân-số 1955 được coi như
kế-hoạch căn-bản về tổ-chức gần suốt 10 năm (1955-1964)98. Cho tới năm 1965, v́
chiến-tranh bùng-nổ lớn và cũng v́ sự phát-triển nhân-sự và kỹ-thuật, kế-hoạch
trên mới bị thay-đổi. Sự thay-đổi sau này thật lớn-lao.
HQVN vẫn
c̣n là một lực-lượng nhỏ-bé chỉ có vài ngàn người cho đến khi HQ Việt-Nam được
hoàn-toàn độc-lập năm 1955. Những h́nh-ảnh chính-thức này trích ra từ cuốn sách
“Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.
Khi c̣n non trẻ, QĐQGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo nhân-dân tại địa-phương là
quan-trọng và quan-niệm tổ-chức quân-đội có tính-cách lănh-thổ. C̣n người Hoa-Kỳ
trong khi yểm-trợ cho Việt-Nam chống Cộng-sản, lại chỉ muốn áp-dụng phương-cách
riêng của họ. Cuốn Quân-Sử 4 ghi-nhận quan-niệm khác-biệt về tổ-chức quân-đội
giữa hai bên Việt-Mỹ như sau:
Người Mỹ muốn quân-đội này (Việt-Nam) phải đặt nặng vào lưu-động-tính, và các
đơn-vị không dựa vào một tổ-chức lănh-thổ chặt-chẽ.99
Quan-niệm lưu-động-tính và nguyên-tắc điều-hợp Quân-đội của người Mỹ đ̣i-hỏi
những phương-tiện chuyển-vận tối-tân với trang-bị nặng-nề và tốn-kém mà một
Quốc-gia non-trẻ như Việt-Nam Cộng-Hoà không thể nào cung-ứng được. Việt-Nam có
lúc đă phải nghĩ đến việc tự-lập và t́m thêm đồng-minh.
C̣n có một lầm-lẫn nguy-hại nữa. Đó là khi có nhiều người Hoa-Kỳ tin-tưởng rằng
người Nam Việt-Nam muốn người Mỹ có mặt ở Nam Việt-Nam măi-măi. Theo Giáo-sư
Phạm-Kim-Vinh: “sự thực th́ VNCH chỉ muốn Mỹ đừng can-thiệp vào nội-bộ quốc-gia
Việt-Nam. Miền-Nam chỉ mong dẹp được cái tṛ chỉ-trích lỳ-lợm của báo-chí Mỹ và
sự phê-phán sai-lạc của Quốc-hội Hoa-kỳ”.100
Trong
HQVN, Hải-thuyền được quan-niệm như một lực-lượng địa-phương-quân101 sinh-hoạt
cạnh dân-chúng vùng duyên-hải. H́nh trên: Hải-thuyền và Địa-phương-quân
hoạt-động phối-hợp.
Quân-lực Việt-Nam với những phương-tiện địa-phương đă khởi-sự chế-tạo súng
nội-hoá tại các Công-Xưởng. Riêng tại các Hải-Xưởng, HQVN đặt ưu-tiên hàng đầu
trong việc đóng ghe hải-thuyền. Một vị Tư-Lệnh Hải-Quân là HQ Đại-Tá
Hồ-Tấn-Quyền c̣n đề-nghị gửi cán-bộ du-học tại nhiều quốc-gia khác nhau để
tăng-tiến kiến-thức. Tất cả cố-gắng tương-tự không bao-lâu đă dần-dần đi vào
quên-lăng.
Những quan-niệm của người Hoa-Kỳ về lưu-động-tính, sử-dụng hoả-lực tối-đa, kèm
theo với một hệ-thống yểm-trợ tiếp-vận nặng-nề đă gây nguy-hại đến sự thành-bại
của cuộc chiến sau này. Khi Hoa-Kỳ c̣n nắm giữ tiếp-vận, mọi chuyện b́nh-thường.
Khi Hoa-Kỳ ngưng lại (1973-1975), các phương-tiện tác-chiến suy-sụp nhanh-chóng
và quan-trọng nhất, cả đến hoả-lực cũng bị khô-cạn. Quân-lực VNCH thiếu-thốn
đạn-dược, quân-dụng; lập-tức bị lâm-nguy và bị bại-trận dễ-dàng.
Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam khi Pháp rút-lui
Trước khi rút-lui, Pháp đă để lại cho Hải-Quân Việt-Nam102 một số
chiến-hạm và Giang-đĩnh. Sau đó, cộng thêm với những Giang-đĩnh của các đoàn
Tuần-giang bán chính-quy sáp-nhập vào, Hải-Quân Việt-Nam đạt tới những con số
như sau:
- 3 Hộ-Tống-Hạm (PC, Patrol Craft)
- 2 Hải-Vận-Hạm (LSM, Landing Ship Medium)
-
1 Tàu Thuỷ-Đạo103 (Bâtiment Hydrographe)
- 3 Trục-Lôi-Hạm104 YMS (Dragueur: Yard Mine Sweeper)
- 2 Trợ-Chiến-Hạm (LSSL, Landing Ship Support Large)
- 5 Giang-Pháo-Hạm (LSIL, Landing Ship Infantery Large)105
- 4 Giang-Vận-Hạm (LCU, Landing Craft Utility)
- 2 Tuần-Duyên-Đĩnh106 (GC, Garde Côtière)
- 70 Quân-Vận-Đĩnh (LCM, Landing Craft Mechanized) trong số này có 2
Tiền-Phong-Đĩnh107 (LCM Monitor), 4 Soái-Đĩnh108 (LCM de Commandement), 53
Quân-Vận-Đĩnh bọc thép (LCM blindé) và 11 Quân-Vận-Đĩnh loại nhẹ (LCM léger).
- 95 Tiểu-đĩnh gọi chung là Vơ-đét, trong đó có 17 chiếc loại
ứng-chiến (Vedette d'interception), 1 Vơ-đét canh-pḥng (Vedette de
surveillance), 6 chiếc loại tuần-cảng Y (yard). Ngoài ra là các
Tiểu-Giáp-Đĩnh109: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM110 dài 8m và 23 chiếc
loại FOM dài 11m.
- 100 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP (Landing Craft Vehicle Personnel), loại tàu
nhỏ cỡ như Vơ-đét (chở được 6 người) trong đó có 81 loại b́nh-thường và 19 loại
nhẹ.
- 15 Sà-lan trong đó một Sà-lan máy, 1 Sà-lan chở nước và 13 Sà-lan
thường.
- 3 Tàu ḍng111 (remorqueur).
Phần lớn chiến-hạm đă cũ và có một vài chiếc không c̣n dùng được.112
Tiểu-Giáp-Đĩnh, được đóng tại Xưởng Ba-Son (HQCX sau này), là loại chiến-đĩnh
hoạt-động rất hiệu-quả.
Cấp-bậc
SQHQ và Chức-vụ Phụ-Tá Hải-Quân Đầu-tiên
Trong những năm đầu mới thành-lập, các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ
mới tốt-nghiệp từ quân-trường. V́ cấp-bậc c̣n quá thấp, SQHQVN không đủ
thâm-niên để nắm giữ bất-cứ một chức-vụ quan-trọng nào.113 Ngay cả chức-vụ
Trưởng-Ban Hải-Quân kiêm Phụ-Tá Hải-Quân VN cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN
(đáng lẽ phải là Sĩ-Quan Hải-Quân VN), cũng do giới-chức ở ngoài nắm giữ.
Khoảng cuối năm 1955, khi Hải-Quân Pháp bắt đầu chuyển-giao quyền
chỉ-huy các đơn-vị thuộc Giang-Lực cho Việt-Nam, quân-số Hải-Quân Việt-Nam rất
là khiêm tốn. Về cấp Sĩ-Quan, chỉ có một Đại-Úy (Lê-Quang-Mỹ), tất cả Sĩ-Quan
Khoá 1, 2, 3 đều là Trung-Úy, Khoá 4 và 5 là Thiếu-Úy114. Ngoài ra, c̣n thêm các
Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên mới tốt-nghiệp Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp (École
Navale de Brest) hồi-hương khoảng cuối mùa hè 1955.
Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm-Đội Pháp tại Viễn-Đông, HQ Đại-Tá Récher là
Sĩ-Quan thâm-niên hiện-diện của HQ Pháp trên bờ. Ông đảm-nhiệm cả hai chức-vụ
Phụ-Tá Hải-Quân cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng lẫn quyền chỉ-huy Hải-Quân Việt-Nam.
Nhằm tiến-hành ngay việc điều-động Hải-Quân trong những cuộc
Hành-Quân b́nh-định, nên vào ngày 1 tháng 7 năm 1955115 Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm
bổ-nhiệm Thiếu-Tướng Trần-Văn-Đôn vào chức-vụ Trưởng-Ban Hải-Quân thay-thế
Đại-Tá Récher. Tướng Đôn đang làm phụ-tá cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng nay kiêm-nhiệm
luôn việc chỉ-huy Hải-Quân116. Sự chuyển-quyền chỉ có tính-cách chính-trị v́
toàn-thể giới-chức Pḥng Hải-Quân thuộc quyền Thiếu-Tướng Đôn đều là các Sĩ-Quan
Hải-Quân Pháp.
Tướng
Trần-Văn-Đôn khi mang cấp-bậc Trung-Tướng.
Thiếu-Tá
Mỹ và những cuộc Hành-Quân Đầu-tiên
Trong khi đó, cuộc Hành-Quân tại Rừng-Sát khai-diễn117. Đáng lẽ cuộc
Hành-Quân đă tiến-hành từ tháng 7-1955, nhưng măi tới trung-tuần tháng 9 mới
khởi-sự được, bởi v́ Quân-đội chưa hoàn-toàn sử-dụng được Hải-Quân để bao-vây
khu Rừng-Sát. Lúc đó, Quân-đội Việt-Nam chỉ mới có Hải-Đoàn Xung-Phong số 21
thuộc quyền điều-khiển của người Việt, do Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ làm
Hải-Đoàn-Trưởng.118 Các Hải-Đoàn khác, tuy đă do Sĩ-Quan Việt-Nam làm
Chỉ-Huy-Trưởng119, nhưng về hệ-thống vẫn c̣n trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Giang-lực
(COFFLUSIC) của Pháp. Nếu muốn sử-dụng các Hải-Đoàn này, chức-quyền Việt-Nam
phải thông-báo cho người Pháp.
Khi Bộ TTM/QĐQGVN thông-báo cho Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực Pháp biết
Việt-Nam cần sử-dụng Hải-Đoàn để hành-quân, người Pháp đồng-ư. Nhưng v́
điều-kiện của Pháp đưa ra là tránh tiếng cho chính-quyền nước họ, Việt-Nam phải
đặt tất cả các Hải-Đoàn tham-chiến dưới quyền chỉ-huy tạm-thời của HQ Thiếu-Tá
Lê-Quang-Mỹ.
- Từ ngày 5 tháng 6 năm 1955 đến ngày 19 tháng 6 năm 1955, Hải-Quân
tham-dự cuộc Hành-Quân Đinh-Tiên-Hoàng 1 tại miền Tây120. Hải-Đoàn 25 đổ quân
án-ngữ, chiếm Cái-Vồn, Cần-Thơ. Khi khai-diễn, quân Hoà-Hảo của Ông
Trần-Văn-Soái tức Năm-Lửa bị bất-ngờ, chống-cự rất yếu. Lực-Lượng trục Vĩnh-Long
Cần-Thơ bị tan-ră ngay. Ngoài một số theo Ông Soái chạy về Đồng-Tháp-Mười, một
số bị bắt (239 người), số quân ra quy-thuận rất lớn, có tới 1,823 người. Khi
chiến-dịch này chấm-dứt ngày 12-8-1955, Hải-Quân không bị thiệt-hại ǵ đáng kể.
H́nh Ông
Trần-Văn-Soái trong quân-phục Trung-Tướng quân-đội Hoà-Hảo.
- Ngày
1-8-1955, Chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm giải-tán các Bộ Chỉ-Huy và cơ-cấu trực-thuộc
của Giáo-Phái để thống-nhất quân-lực.121
Một đoàn
quân Cao-Đài trở về hợp-tác với Chính-quyền Quốc-Gia Việt-Nam, diễn-hành tại
Sài-G̣n.
Quang-cảnh một Khu Đền-Thánh Cao-Đài cạnh bờ-sông (H́nh nhỏ: Huy-hiệu trên mũ
của quân-nhân Cao-Đài).
Tháng 8, trong những hành-động gây-hấn chống chính-phủ, quân-đội B́nh-Xuyên
tấn-công cả tàu-thuyền qua lại trên sông Ḷng-Tàu. Trong một chuyến tập-kích, 7
Đoàn-Viên Hải-Quân Việt và Pháp bị thương, 1 người Pháp bị giết trên
Trục-Lôi-Hạm Chương-Dương. Chiến-hạm này đă bị tấn-công bất-ngờ trên đường đi
thử máy đường-trường, sau khi được đại-kỳ tại Hải-Quân Công-Xưởng. Ngày
5-8-1955, các Quân-Vận-Đĩnh LCM Việt-Nam bắt-đầu hộ-tống các tàu giang-hành trên
2 con sông Ḷng-Tàu và Soài-Rạp.122
Tiểu-Đoàn thứ hai của Thuỷ-Quân Lục-chiến
Rút kinh-nghiệm điều-động hành-quân trong trận Rừng-Sát, các Đại-đội
Giang-thuyền lần-lần giải-tán để biến thành Tiểu-Đoàn thứ hai của Thuỷ-Quân
Lục-chiến khoảng đầu tháng 2-1956. Vào lúc này, lực-lượng Thuỷ-Quân Lục-chiến
gồm có:
-
một Bộ Chỉ-Huy,
-
hai Tiểu-Đoàn,
-
năm Đại-đội Khinh-binh Trợ-chiến,
-
một Biệt-động-đội (corps franc) và
-
một Phân Thuỷ-đội Thao-dượt (flottille d'entrainement).123
Trục-Lôi-Hạm Chương-Dương HQ-112 này bị B́nh-Xuyên tấn-công bất-ngờ trên đường
đi thử máy đường-trường tháng 8-1955.
Diễn-tiến về Huấn-luyện Sĩ-Quan
Trong khi đó, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang huấn-luyện các khoá
Sĩ-Quan sau đây:
-
Khoá 6 Sĩ-Quan Hải-Quân với tổng-số 21 Sinh-Viên Sĩ-Quan, gồm 16 ngành
Chỉ-Huy và 5 ngành Cơ-Khí. Nhập-trường ngày 21 tháng 04 năm 1955, thời-gian
thụ-huấn 11 tháng. Măn-khoá ngày 08 tháng 03 năm 1956
-
Khoá 7 Sĩ-Quan Hải-Quân bắt đầu tuyển-mộ vào cuối năm 1955. Khoá này
được khai-giảng tại Nha-Trang vào đầu năm 1956. Học-tŕnh, kể cả thực-tập ngoài
đơn-vị, được nâng lên hai năm với đầy-đủ các môn học văn-hoá, kiến-thức và
chuyên-nghiệp cho hai ngành chỉ-huy và cơ-khí.
Đụng-độ
Quan-trọng Đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam
Trong khi các cuộc Hành-Quân tranh-chấp với B́nh-Xuyên và Giáo-phái
diễn-tiến, Thiếu-Tá Mỹ trở-thành Tư-lệnh Hải-Quân đầu-tiên của Việt-Nam:
Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 bằng một nghị-định chính-thức, Thủ-Tướng
Ngô-Đ́nh-Diệm bổ-nhiệm Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ124 vào chức-vụ Trưởng-Ban
Hải-Quân, Phụ-Tá Hải-Quân125 cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (thay Tướng Đôn)
để chỉ-huy Hải-Quân và đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến.
Các
Hộ-Tống-Hạm PC đầu-tiên của HQVN: HQ-01, HQ-02, HQ-03.
Ngày 15 tháng 9, Hải-Quân Việt-Nam đă bắt gặp tại khúc quanh Quatre
Bras của sông Ḷng-Tàu 4 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP của B́nh-Xuyên đang được
Dương-Vận-Hạm LST 106 của Pháp tiếp-tế quân-dụng. Lực-lượng Hải-Quân Pháp
ngăn-cản Hải-Quân VN và giúp-đỡ cho các Tiểu-Vận-Đĩnh B́nh-Xuyên chạy thoát.
Sau khi bị Quân-đội Quốc-gia đánh-bật khỏi Đô-thành, quân B́nh-Xuyên kéo về
ẩn-náu tại Rừng-Sát. Ngày 21 tháng 9 năm 1955, Chiến-dịch Hoàng-Diệu được
phát-động để tấn-công và càn-quét cứ-điểm cuối-cùng của B́nh-Xuyên tại đây.
Đại-Tá Dương-Văn-Minh được chỉ-định làm Tư-lệnh Chiến-dịch. Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân
đóng tại Rạch-Cát.
Thành-phần Hải-Quân Việt-Nam tham-dự gồm có:
-
HQ-01,
-
Các Giang-Pháo-Hạm,
-
Các Giang-Vận-Hạm,
-
Hải-Đoàn Xung-Phong số 21, 22, 23, 24, 25 và
-
Tiểu-Đoàn 1 TQLC.
Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-huy tổng-quát lực-lượng Hải-Quân tham-dự từ Soái-Hạm
Chi-Lăng(HQ-01).
Nhiệm-vụ trước tiên của Hải-Đoàn Xung-phong và TQLC là tuần-soát và chiếm-cứ
những đồn cũ của B́nh-Xuyên trên sông Ḷng-Tàu, giải-toả đoạn thuỷ-lộ huyết-mạch
Vũng-Tàu Nhà-Bè, mở đường cho sự lưu-thông của dân-chúng và thương-thuyền ra vào
Sài-G̣n.126
Đại-Tá Dương-Văn-Minh cũng có khi đặt Bộ Tư-Lệnh lưu-động của Ông trên Soái-Hạm
Chi-Lăng(HQ-01). Từ đó, Tư-Lệnh Chiến-dịch chỉ-huy các cuộc tiến quân của
Bộ-Binh và điều-khiển các cuộc tác-xạ đồng-loạt bằng pháo-binh vào các cứ-điểm
của B́nh-Xuyên. Khi thuỷ-triều dâng-cao, nước tràn-ngập các hầm trú-ẩn, bộ-đội
B́nh-Xuyên phải leo lên cây ẩn-núp và trở-thành mồi ngon cho pháo-binh và
hải-pháo tác-xạ bằng đạn nổ-chụp.127
Soái-Hạm
Chi Lăng, HQ-01.
Phóng-đồ
cuộc Hành-Quân Rừng-Sát, càn quét cứ-điểm cuối-cùng của B́nh-Xuyên. Trong các
trận chiến vùng sông-rạch Nhà-Bè Vũng-Tàu. Hải-Quân đóng-góp nhiều công-trạng.
Trận đánh duy-nhất của Chiến-dịch đă xảy ra tại Rạch-Lá (Banc de Corail).
B́nh-Xuyên tấn-công Chiến-đĩnh Hải-Quân bằng súng đại-bác không giật SKZ.
Hải-Quân phản-công128 và Thuỷ-Quân Lục-Chiến lập-tức đổ-bộ. Một Trung-đội
B́nh-Xuyên bị tiêu-diệt.
Sau trận này, B́nh-Xuyên càng suy-yếu thêm. Quân-đội Quốc-gia dùng chiến-thuật
phong-toả và pháo-kích. Một pháo-đội 105 ly được Quân-Vận-Đĩnh LCM chuyên-chở
đến g̣ Mang-Thít làm căn-cứ hoả-lực. V́ Pháo-binh tác-xạ liên-tục ngày đêm khắp
vùng, quân B́nh-Xuyên không c̣n chỗ-trú-ẩn an-toàn phải ra đầu hàng. Chiến-dịch
Hoàng-Diệu kết-thúc ngày 24 tháng 10 năm 1955.
Danh-xưng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Ngày 23-10-1955, trong một cuộc trưng-cầu dân-ư truất-phế Ông
Bảo-Đại và bầu Ông Ngô-Đ́nh-Diệm làm Quốc-Trưởng, 98% cử-tri bỏ phiếu tán-thành.
Tân Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời tại Dinh Độc-Lập ngày
26-10-1955. Việt-Nam là nước Cộng-Hoà, Quốc-Trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống
Việt-Nam Cộng-Hoà.129
Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm trở-thành Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Hoà ngày
26-10-1955.
Với danh-xưng mới là Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà, Hải-Quân gửi các
đơn-vị tham-dự các chiến-dịch tại Miền Tây Nam-phần: Đinh-Tiên-Hoàng 2 và
Nguyễn-Huệ.
Khi Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 1 tấn-công các căn-cứ Hoà-Hảo,
lực-lượng giáo-phái đă phải phân-tán. Quân-đội Quốc-gia dồn nỗ-lực vào khu
Rừng-Sát. Khi quân Hoà-Hảo tập-trung lại được lực-lượng, Quân-đội Quốc-gia mở
Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2 vào ngày 22-9-1955. Những trận đánh Hoà-Hảo đáng kể
nhất đă diễn ra tại Nam Thái-Sơn / Ba-Thê, Rạch-Giá / Hà-Tiên, Vĩnh-Phú,
Cái-Dầu, Giồng-Riềng. Nhiều cuộc đột-nhập bằng Giang-đĩnh và đặc-biệt bằng những
Xuồng máy loại M 2 vào vị-trí địch-quân đă được thực-hiện. Một Tiểu-Vận-Đĩnh
LCVP bị bắn ch́m trên đường hành-quân.
Trung-Đoàn Lê-Quang là đơn-vị thiện-chiến của Ông Lê-Quang-Vinh (tức Ba-Cụt)
phục-kích một Tiểu-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến, gây thiệt-hại khá nặng cho quân ta
tại Giồng-Riềng. Chiều ngày 6-12-1955, TQLC đă tấn-công một đại-đội của Ba-Cụt
nhiều đợt. Đối-phương báo-cáo tới chiều-tối rồi lợi-dụng ban-đêm trốn-thoát.130
Các
Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng trong những cuộc hành-quân tại Đồng-Tháp-Mười
và những vùng sông-rạch khác ở Miền-Nam Việt-Nam.
Cũng trong tháng 12-1955, quân Chính-phủ c̣n mở một cuộc hành-quân vào Cái-Cái
để giải-toả áp-lực của quân-đội Năm-Lửa. Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2
kết-thúc.131
Nhận-xét về giá-trị và khả-năng Giang-Lực trong giai-đoạn này, một bản
Tường-tŕnh Hành-Quân của Bộ Tổng-Tham-Mưu đă viết như sau: “Trên cả hai
phương-diện b́nh-định lẫn hành-quân, các Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng tại
Miền-Nam Việt-Nam v́: hoả-lực mạnh, di-động nhanh-chóng và dễ-dàng phân-tán mỏng
được.”
Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm và Đại-Tá Dương-Văn-Minh xuống thăm một Hộ-Tống-Hạm. Đây
có lẽ là tấm ảnh cuối-cùng HQVN vận quân-phục giống HQ Pháp. Sau đó không lâu cả
phù-hiệu, mũ-nón và quân-phục được thay-đổi.
Sinh-hoạt của Sĩ-Quan Hải-Quân
Có nhiều bài viết do tác-giả ngoài Hải-Quân đă đề-cập đến cuộc sống
nhàn-hạ của các Sĩ-Quan Hải-Quân như làm việc ít giờ, đi học toàn-thời tại các
trường thuộc Viện Đại-học Sài-G̣n, dư thời-gian ăn chơi...
Thực-sự không phải như vậy. Với một số-lượng Sĩ-Quan chuyên-nghiệp nhỏ-bé chưa
tới 100 người cho tới cuối thập-niên 1950, họ rất vất-vả vừa trau-dồi
hải-nghiệp, vừa làm việc, vừa chiến-đấu. Dù kinh-nghiệm chưa đủ, các Sĩ-Quan
Hải-Quân thời phôi-thai luôn-luôn bận-rộn, phải nhận-lănh những nhiệm-vụ nặng-nề
ngoài thâm-niên cấp-bậc, kinh-nghiệm và vượt quá cả tuổi trẻ của họ.132
Qua h́nh-ảnh c̣n sót lại của thập-niên 1950, ta thấy Sĩ-Quan
Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ rất trẻ. Trong khi lo-lắng thành-lập Hải-Quân, Ông c̣n
điều-động đơn-vị hành-quân trong sông, Ông cũng theo chiến-hạm thao-dượt tập-đội
ngoài biển, cùng lúc Phụ-Tá cho TTMT/QĐVNCH, Ông làm Tư-Lệnh Hải-Quân, chỉ-huy
TQLC, Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng, Hạm-Trưởng Soái-Hạm...
Khi mang
cấp Hải-Quân Đại-Tá, Tư-Lệnh Lê-Quang-Mỹ c̣n rất trẻ.
Vào giai-đoạn giao-thời 1955-1957, cùng lúc điều-động nội-bộ Hải-Quân, Ông c̣n
phải đối-phó cả phần ngoại-vi. Tài-liệu ghi-nhận Thiếu-Tá Mỹ đă phải đương-đầu
với nhiều phe-phái chính-trị, các giới-chức quân-sự trong và ngoài Quân-Đội. Ông
Lê-Quang-Mỹ đă từng gặp nhiều khó-khăn và vượt qua trở-ngại để xây-dựng và
bành-trướng Hải-Quân. Trong khi đó, những thế-lực Việt-Nam, Pháp, Mỹ với
quan-niệm khác-biệt lại muốn lái HQVN theo các chiều-hướng khác nhau.
Khi xem qua những thành-tích Hải-Quân thời sơ-khởi, đặc-biệt là công-việc
đa-đoan của HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong những ngày đầu của HQVNCH, Nhà Văn
Điệp-Mỹ-Linh đă tự-hỏi một cách thán-phục như sau: "Qua những tài-liệu, sách vở
mà tôi đă đọc..., một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào mà Ông Lê-Quang-Mỹ có
thể thực-hiện được tất cả những việc đó ? Thật không dễ giải-đáp được."133
Hải-Quân
Thuần-túy Việt-Nam
Ngay khi nhậm-chức được 4 ngày, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ
bổ-nhiệm các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam vào những chức-vụ chỉ-huy then-chốt. Các
Sĩ-Quan Pháp bị thay-thế hết, chỉ trừ có Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện
Hải-Quân Nha-Trang được lưu-giữ đến ngày 7 tháng 11 năm 1955. Phó-Đô-Đốc Edouard
Jozan, Tư-Lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông, lập-tức thuyên-chuyển tất cả số
Sĩ-Quan này sang làm việc bên Phái-bộ Huấn-Luyện Hỗn-hợp Mỹ-Pháp TRIM134. Lúc
đó, thành-phần Hải-Quân Mỹ trong TRIM rất nhỏ-bé, chỉ gồm có 2 Sĩ-Quan Hải-Quân
(và 1 Sĩ-Quan Thuỷ-Quân Lục-Chiến) trong một tổng-số là 155 người của
phái-bộ.135 Nh́n vào con số ít ỏi đó, người ta thấy có lẽ cả Bộ TTM/QĐVNCH cũng
như Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ đều không mấy quan-tâm tới sự hiện-hữu cần-thiết của
Hải-Quân Việt-Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến 1954-1975.
-
Ngày 7 tháng 11 năm 1955, Pháp chuyển-giao Trung-tâm Huấn-luyện
Hải-Quân Nha-Trang lại cho Hải-Quân Việt-Nam136. Kể từ đó, mỗi năm Trung-tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đào-tạo khoảng 1,200 Sĩ-Quan và Đoàn-viên các cấp.
-
Tháng 12 ngày 7 năm 1955, để bành-trướng các hoạt-động ở sông-rạch,
mỗi Hải-Đoàn được trang-bị 5-6 LCM, 4 LCVP và 5-6 hô-bo (hors-bord) có vận-tốc
cao.
-
Hải-Quân tiếp-nhận hai Trợ-Chiến-Hạm (LSSL - Landing Ship Support
Large): HQ-225 và HQ-226.
Về
quân-số, vào tháng 7 năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam có 3,858 người, kể cả 1,291
Thuỷ-Quân Lục-Chiến.137
Cũng trong năm này, Hải-Quân thành-lập các lực-lượng lớn và tất cả
Bộ Chỉ-Huy đều đặt tại Sài-G̣n.
(1)
Hải-Lực. Gồm có các chiến-hạm:
-
Ba PC (Patrol Craft or Submarine Chaser) Hộ-Tống-Hạm: Chi-LăngHQ-01,
Vạn-Kiếp HQ-02, Đống-Da HQ-03.
-
Ba YMS Trục-Lôi-Hạm: Hàm-Tử HQ-111, Chương-Dương HQ-112, Bạch-Đằng
HQ-113.
-
Hai LSSL Trợ-Chiến-Hạm: HQ-225 Nỏ-Thần138 và HQ-226 Linh-Kiếm.
-
Bốn LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm: Hát-Giang HQ-400, Hàn-Giang
HQ-401, Lam-Giang HQ-402, Ninh-Giang HQ-403.
-
Và 10 Tuần-Duyên-Đĩnh WBP139 (một loại Coast Guard Patrol Cutters).
Huy-Hiệu
Bộ Chỉ-Huy Hải-Lực.
Một
đơn-vị thuộc Hải-Lực: Trợ-Chiến-Hạm Linh-Kiếm HQ-226 (LSSL).
(2)
Giang-Lực140 gồm có:
-
5 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn được trang-bị tối-thiểu 5 Quân-Vận-Đĩnh (LCM
- Landing Craft, Mechanized), 4 Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft, Vehicle and
Personnel), 5 Hô-bo có vận-tốc cao.
-
4 Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large).
-
5 Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing Craft Utility).
-
4 YTL (Yard Tug, Light or Harbor Craft).
-
Hậu-cứ các Hải-Đoàn được đặt tại Cần-Thơ, Mỹ-Tho, Vĩnh-Long,
Long-Xuyên, Cát-Lái.
(3) Các
đơn-vị bờ141 gồm có:
-
Bốn Duyên-khu tại Phú-Quốc, Nha-Trang, Vũng-Tàu, Đà-Nẵng.
-
Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang.
-
Hải-Quân Công-Xưởng,
-
Trung-tâm Tiếp-liệu
-
Các Thuỷ-xưởng Cần-Thơ, Đà-Nẵng.
(4)
Thuỷ-Quân Lục-Chiến. Kể từ ngày 21 tháng 12, Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam
Lê-Quang-Mỹ công-bố Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam h́nh-thành và bắt đầu hoạt-động
như là một Đại-đơn-vị của Hải-Quân.142
Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân được đặt ở Trại Bạch-Đằng sau khi Pháp bàn-giao căn-cứ Caserne
Francis Garnier ở bờ Sông Sài-G̣n.
Về
Quân-Y, Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm-Tấn-Tước đảm-nhiệm chức-vụ Y-Sĩ-Trưởng Hải-Quân. Bộ
Chỉ-huy Thuỷ-Quân Lục-Chiến cùng đóng chung ở Trại Bạch-Đằng. Y-sĩ Thiếu-Tá
Phạm-Tấn-Tước cũng phụ-trách luôn phần quân-y cho TQLC.143
Trụ-sở
Hải-Quân Pháp ở bờ Sông Sài-G̣n vào đầu thế-kỷ 20.
Hải-Quân
trong Chiến-dịch Nguyễn-Huệ
Chiến-dịch Nguyễn-Huệ khai-diễn ngày 1-1-1956 dưới quyền Tư-lệnh của
Thiếu-Tướng Dương-Văn-Minh. Vùng Hành-Quân rất rộng, được chia ra hai khu-chiến
và một khu trái độn:
-
Khu-chiến Miền-Tây, hữu-ngạn sông Hậu từ Châu-đốc Rạch-Giá xuống Cà-Mau dưới
quyền chỉ-huy của Đại-Tá Dương-Văn-Đức. Nhiệm-vụ chính là thanh-toán chủ-lực của
ông Trần-Quang-Vinh và các lực-lượng giáo-phái ly-khai đang khuấy-rối đồn-bót.
-
Khu-chiến Đồng-Tháp, dưới quyền chỉ-huy của Trung-Tá Nguyễn-Văn-Là. Nhiệm-vụ
chính là thanh-toán tàn-quân của ông Trần-Văn-Soái.
-
Khu trái độn là phân-khu Vĩnh-Long, dưới quyền điều-động của Đại-Tá
Nguyễn-Văn-Quan.
Chính-phủ đă huy-động vào chiến-dịch những lực-lượng hùng-hậu. Lần đầu-tiên có
sự tham-dự của Sư-Đoàn 4 Dă-chiến, các Sư-Đoàn 11, 14, 15 khinh-chiến, các
Trung-Đoàn Địa-phương, Cảnh-sát, Công-an Lưu-động.
Hải-Quân cũng tập-trung những thành-phần rất đáng kể như sau:
-
4 Hải-Đoàn Xung-phong 21, 22144, 23, 24
-
2 Giang-Pháo-Hạm
-
1 Trợ-Chiến-Hạm
-
3 Giang-Vận-Hạm
-
Một số-lượng lớn Xuồng M2.
Trong số đó, Khu-chiến Đồng-Tháp được phân-chia 3 HĐXP, 1 LCU và 20 Xuồng M2.
Hải-Quân hoạt-động đắc-lực trong khu-chiến này. Đặc-biệt là GĐ 21XP giữ an-ninh
rất thành-công cho sườn phía Bắc của Sư-Đoàn 14 trong vùng giáp-giới Việt-Miên.
Chiến-dịch Nguyễn-Huệ nhắm vào việc b́nh-định, tiễu-trừ lực-lượng giáo-phái
ly-khai. Nhiệm-vụ giao-phó được coi như thành-công rực-rỡ. Chiến-dịch này
chấm-dứt ngày 31-5-1956 đánh dấu sự hoàn-thành với việc mang Ông Trân-Văn-Soái
về quy-thuận và việc bắt được Ông Ba-Cụt tại trận-tiền.145
Những
Ngày cuối của Hải-Quân Pháp tại Việt-Nam
Năm 1956 đánh dấu sự chấm-dứt lệ-thuộc nước Pháp, Lực-Lượng Hải-Quân
Pháp tại Viễn-Đông (Forces Navales en Extrême-Orient: viết tắt FNEO) chính-thức
giải-tán vào ngày 26 tháng 4, 1956. Tuy vậy, một số Sĩ-Quan và Đoàn-Viên người
Pháp làm việc chung với đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam cũng vẫn c̣n.
Hải-Lực nhận thêm 3 Giang-Pháo-Hạm (LSIL) nữa để có đủ 5 chiếc như
dự-trù: Long-Đao HQ-327, Thần-Tiễn HQ-328, Thiên-Kích HQ-329, Lôi-Công HQ-330,
Tầm-Sét HQ-331.
Tháng 6 năm 1956, Trung-Hoa Dân-quốc Đài-Loan gửi 2 Khu-Trục-Hạm Hộ-Tống mang
quân đổ-bộ chiếm-đóng đảo Ba-B́nh Itu-Aba. Để xác-nhận chủ-quyền của Việt-Nam,
HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04 trên đường từ Subic hồi-hương, bắt đầu
tuần-tiễu vùng biển thuộc quần-đảo Trường-Sa.
Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04.
.
Ngày 14 tháng 9 năm 1956, Hải-Quân Công-Xưởng tức Cơ-xưởng Ba-Son lớn nhất của
toàn-cơi Việt-Nam và Đông-Nam-Á trở về với quyền sở-hữu của Hải-Quân Việt-Nam.
Vào hồi 9 giờ 45 phút sáng hôm đó, lá cờ tam-tài được hạ xuống, chấm-dứt 98 năm
thời Pháp-thuộc. Đứng dưới lá quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ của Việt-Nam vừa được
kéo lên kỳ-đài hải-xưởng, Tư-Lệnh HQVN, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ được chỉ-định
kiêm-nhiệm luôn chức Giám-Đốc.146
Trong năm này, kế-hoạch nghiên-cứu một Lực-Lượng Hải-Thuyền (LLHT) để tuần-tiễu
và bảo-vệ duyên-hải147 được đệ-tŕnh Bộ Quốc-Pḥng. Căn-cứ trên thực-trạng
"ngân-khoản eo-hẹp của một quốc-gia mới thu-hồi độc-lập không cho phép mua
hạm-đội lớn", đây là một giải-pháp tự-lập có thể thi-hành được, không cần nhờ vả
ngoại-bang. Giới-chức nghiên-cứu hy-vọng như vậy. Thế nhưng cũng lại v́ ngân-quỹ
quốc-pḥng c̣n quá eo-hẹp mà trong khi "hạm-đội lớn" không có, kế-hoạch
"hải-thuyền nhỏ" cũng chưa được phê-chuẩn.
Hàng
chục ngàn ghe-thuyền tương-tự như chiếc này, thường-xuyên qua lại sát bờ biển
cần được LLHT kiểm-soát.
Hải-Quân
Công-Xưởng và Tiến-bộ mới
Số-lượng chiến-hạm và chiến-đĩnh HQVN gia-tăng. Nhu-cầu sửa-chữa148 đ̣i-hỏi sự
gia-tăng nhân-lực cho Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX). Ước-tính đề-nghị cần phải có
một số-lượng dân-chính lên tới 1,350 người. Vào cuối năm 1956, 52 nhân-viên gồm
Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Dân-chính thuộc HQVNCH được gửi đi huấn-luyện ở Hải-Xưởng
Mỹ tại Subic Bay, Phi-Luật-Tân. Sau đó, 19 kỹ-sư và chuyên-viên kiến-trúc tàu-bè
người Nhật-Bản được tuyển-chọn và gửi qua để trợ-giúp kỹ-thuật cho HQCX Sài-G̣n.
Hải-Quân
Công-Xưởng tức Sở Ba-Son, Cơ-xưởng lớn nhất vùng Đông-Nam-Á (h́nh chụp cuối
thập-niên 1940).
Song-song với những cải-tiến hoạt-động tại HQCX cũng như tại các Hải-Xưởng khác,
toàn-thể Hải-Quân Việt-Nam bắt đầu áp-dụng những phương-cách bảo-tŕ và sửa-chữa
mới-mẻ, hữu-hiệu hơn khi trước. Thời Pháp, mỗi khi sửa-máy, cơ-khí-viên phải
điều-tra để phát-hiện sự hư-hỏng, rồi tháo rời từng chi-tiết máy. Khi thấy
bộ-phận nào hư-hỏng, nhân-viên chỉ sửa-chữa hay thay-thế cơ-phận hư-hỏng đó, c̣n
những bộ-phận khác vẫn để tiếp-tục sử-dụng.
Theo phương-pháp mới, toàn-thể khối máy hư hay đáo-hạn được thay-thế bằng
nguyên-khối máy mới. Các loại máy chánh, máy phụ, máy điện v.v... đều được
sửa-chữa định-kỳ. Khi chiến-hạm chiến-đĩnh đến thời-hạn vào xưởng đại-kỳ,
Công-Xưởng sẽ tháo-gỡ toàn-bộ các máy, mang đi sửa-chữa và thường khi đưa
toàn-bộ máy mới xuống thay-thế, không sửa-chữa chi-tiết lặt-vặt dưới tàu.149 Các
máy cũ hay các khối máy hư-hỏng được giám-định phế-thải hay tân-trang bởi các
xưởng chuyên-môn cho riêng loại máy đó.
Phương-cách mới giúp việc theo-dơi t́nh-trạng kỹ-thuật chiến-hạm, chiến-đĩnh
được dễ-dàng. Công-tác sửa-chữa đại-kỳ, tiểu-kỳ hay bất-thường đều được thi-hành
rất sát với chương-tŕnh dự-trù đă tiên-liệu dài hạn từ trước.
Một góc
Hải-Quân Công-Xưởng.
Biến-chuyển Đáng nói của Năm 1956
Các sử-gia, khi sưu-tầm và nghiên-cứu về HQVNCH, đă đồng-ư rằng năm 1956 là năm
có nhiều diễn-biến mạnh-mẽ đưa Hải-Quân Việt-Nam đến giai-đoạn phát-triển
(1957-1967) trong khi thiếu-thốn phương-tiện:
Hải-lực Việt-Nam Cộng-Hoà chỉ gồm có các chiến-hạm nhỏ-bé nhưng đă mang lại sự
tự-hào cho tinh-thần Quốc-gia Dân-tộc150. H́nh-ảnh Quốc-kỳ được kéo lên trên
kỳ-đài gây những xúc-động rất lớn-lao làm nức ḷng mọi người.
Cao-trào Độc-lập dâng-cao, quân-dân Việt-Nam Cộng-Hoà (VNCH) quyết-tâm đẩy
ảnh-hưởng thực-dân Pháp ra khỏi lănh-thổ151. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm gây áp-lực
mạnh để Quân-đội Viễn-chinh Pháp phải rút ra sớm152, trước hạn-kỳ.
Theo kế-hoạch Việt-Pháp kư-kết th́ Hải-Quân VNCH sẽ tăng lên đến 9,000 người.
Chiến-hạm, chiến-đĩnh và phi-cơ được dự-trù trang-bị như sau:
Hải-lực:
- 4 Khu-Trục-Hạm DE
- 10 Hộ-Tống-Hạm PC
- 27 Tuần-Duyên-Đĩnh.
Giang-lực:
- 4 Giang-Pháo-Hạm LSIL
- 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL
- 4 Giang-Vận-Hạm LCU
- 5
Hải-Đoàn Xung-phong (mỗi đơn-vị gồm 9 Quân-Vận-Đĩnh LCM và 8 Tiểu-Vận-Đĩnh
LCVP).
Hải-Vận:
- 4 Dương-Vận-Hạm LST
- 4 Hải-Vận-Hạm LSM.
Không-tuần:
- 1
Phi-đội Thuỷ-phi-cơ.153
Nay HQVNCH đẩy Hải-Quân Pháp ra đi th́ chương-tŕnh Khu-Trục-Hạm Cao-Tốc mà HQVN
một thời mong-đợi không c̣n nữa.
Trong khi hai Chính-phủ Việt-Nam và Pháp đang đối-đầu về chính-trị, với tư-cách
Tư-lệnh Hải-Quân một Quốc-gia độc-lập, HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ kư ngay lệnh
bổ-nhiệm các Sĩ-Quan HQVN nắm lấy hết quyền chỉ-huy của Sĩ-Quan Pháp trên
chiến-hạm cũng như tại mọi đơn-vị khác, kể cả TQLC 154.
Khi tràn
vào Việt-Nam, người Nhật đă tịch-thu chiến-hạm, chiến-đĩnh của Pháp. Khi Nhật
đầu hàng đồng-minh, đến lượt Hải-Quân Pháp được sử-dụng phương-tiện của Nhật.
Đây là một loại Thuỷ-Phi-Cơ từ thời Nhật-thuộc.
Hải-Quân ư-thức ngay trách-vụ bảo-vệ các hải-đảo ngoài khơi Biển-Đông rất sớm:
Ngay khi có quyền điều-động chiến-hạm, HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động
HQ-04, trên đường hồi-hương (sau đại-kỳ ở Subic Bay về) tuần-tiễu quần-đảo
Trường-Sa, chứng-minh chù-quyền lănh-hải.155
Một số hải-đảo quan-trọng trong toàn vùng Biển-Đông đă được thuỷ-thủ Việt-Nam
cắm bia để xác-nhận chủ-quyền.
Về
việc tăng-cường pḥng-thủ Hoàng-Sa, HQVNCH đă gửi ra đảo những đơn-vị
thiện-chiến của Thuỷ-Quân Lục-Chiến.
Về
kinh-tế, HQVNCH đồng-thời vừa trợ-giúp kế-hoạch vừa cung-cấp phương-tiện
khai-thác phân chim ở Hoàng-Sa. Một kế-hoạch tương-tự cũng được dự-trù cho
Trường-Sa.
Hoạt-động của Hải-Lực trong những Ngày đầu
Để tuần-dương, đầu-tiên Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị 3
Hộ-Tống-Hạm: Chi-Lăng HQ-01, Vạn-Kiếp HQ-02, Đống-Đa HQ-03. Tiếp-theo, hai chiếc
nữa là Tụy-Động HQ-04 và Tây-Kết HQ-05 cũng được Pháp trao vào năm 1956. HQ
Trung-Úy Nguyễn-Ngọc-Quỳnh đại-diện Hạm-Trưởng nhận-lănh HQ-04 tại Sài-G̣n.156
Ông Quỳnh mang chiến-hạm ra Đà-Nẵng để trao lại Hạm-Trưởng chính-thức là HQ
Đại-Úy Trần-Văn-Phấn tại đó.
Những ngày đầu của Hải-Lực đă thực-sự xảy ra nhiều biến-cố dồn-dập:
nhận-lănh tàu-bè vội-vàng trong khi HQVN c̣n non-yếu kinh-nghiệm, không đủ
nhân-lực và dụng-cụ; lại thiếu-thốn yểm-trợ, sửa-chữa; nhân-viên chưa quen
đơn-vị đă phải hoạt-động hành-quân, thăm-viếng, thao-diễn, tác-chiến liên-tục...
chiến-hạm hư-hại đáng kể.
Tuy vậy, khi nghe tin có một vài chiến-hạm của Hải-Quân Trung-Hoa CS
đang lảng-vảng ở vùng biển Hoàng-Sa, Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ
liền dẫn ngay một hải-đội gồm các Hộ-Tống-Hạm và vài loại chiến-hạm khác nhau ra
vùng Hoàng-Sa để biểu-dương lực-lượng. Đó cũng là dịp để các chiến-hạm Việt-Nam
thám-sát Quần-đảo này lần đầu-tiên.157
Để
đánh dấu những diễn-biến trưởng-thành quan-trọng, Hải-Quân Việt-Nam đă tổ-chức
một cuộc diễn-hành để biểu-dương lực-lượng trên sông Sài-G̣n trong ngày
Quốc-Khánh 26/10/1956. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đă đến chủ-toạ cuộc lễ.158
Hải-Quân Hoa-Kỳ (HQHK) gửi Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles (CA-135),
có gắn Hoả-tiễn Regulus đến thăm-viếng thiện-chí.
Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đi ngang Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles (CA-135) của
HQHK trước khi duyệt-khán các chiến-hạm HQVNCH năm 1956.
Theo hồi-ức của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh159 (bài viết năm 1993),
vào ngày đó (26/10/1956) Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực. Lực-Lượng dưới quyền HQ
Đại-Úy Tánh (sau này trở-thành Hạm-Đội HQVNCH) mới chỉ có 4 Hộ-Tống-Hạm PC, 3
Trục-Lôi-Hạm YMS, 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm LSIL, 3 Hải-Vận-Hạm LSM
và 10 chiếc Giang-Vận-Hạm LCU. Hai chiếc Hải-Vận-Hạm LSM, HQ-401 Ninh-Giang và
HQ-402 Lam-Giang160 chỉ vừa mới được bàn-giao có 4 ngày trước buổi diễn-hành.
Chuyến hải-hành tập-đội có tính-cách quy-mô đầu-tiên được thực-hiện
vào mùa gió Tây-Nam, do đích-thân Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ
điều-động. Phụ-Tá của Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực, HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh.
Đoàn tàu gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC (HQ-02, HQ-03), 1 Trục-Lôi-Hạm YMS (HQ-111), 1
Trợ-Chiến-Hạm LSSL (HQ-225), 2 Giang-Pháo-Hạm LSIL (HQ-329, HQ-330) và 2
Hải-Vận-Hạm LSM (HQ-401, HQ402) khởi-hành từ Vũng-Tàu ngày 6-11-1956 đi An-Thới,
Phú-Quốc.
Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ-225.
Hải-Đội trên đường thao-dượt th́ gặp băo (coup de vent), Tư-Lệnh cho các
chiến-hạm được vận-chuyển tự-do, t́m chỗ neo tránh gió. Không may, hai chiến-hạm
HQ-225 và HQ-111 đứt neo, bị sóng gió đánh giạt lên băi-biển An-Thới. V́
công-vụ, Trung-Tá Mỹ phải trở về Sài-G̣n. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-lực đă thành-công
kéo hai chiếc tàu ra khỏi chỗ cạn sau 15 ngày làm việc vất-vả. Chiếc
Trục-Lôi-Hạm HQ-111, tuy được kéo ra trước nhưng v́ vỏ bằng cây nên sườn tàu bị
méo-mó và sau đó phế-thải. C̣n chiếc Trợ-Chiến-Hạm HQ-225 may-mắn hơn, không bị
hư-hại bao-nhiêu, tự-động chạy về được hải-xưởng Sài-G̣n.161
HQ
Đại-Úy Chung-Tấn-Cang và HQ Trung-Úy Lộ-Văn-Dần trên đài chỉ-huy một chiếc
Hải-Vận-Hạm mới lănh. Cảnh xuất-hiện trong một tác-phẩm điện-ảnh quay tại biển
Nha-trang (1955), phim “Chúng Tôi Muốn Sống”.
Vị-thế
Quân-giai của Tư-Lệnh Hải-Quân
Khi HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ được bổ-nhiệm chỉ-huy HQVN, Ông là
Phụ-Tá Hải-Quân dưới quyền của vị Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực Việt-Nam
Cộng-Hoà. Hệ-thống quân-giai được tiếp-nối với Tổng-Trưởng Quốc-pḥng và trên
nữa là Tổng-Thống, vị Tổng-Tư-Lệnh tối-cao của Quân-Đội.
Phụ-Tá Hải-Quân không phải là một thành-phần của Bộ Tổng-Tham-Mưu, mà tất cả các
thành-viên đều là Sĩ-Quan Bộ-Binh. Do đó, Hải-Quân có rất ít ảnh-hưởng đến các
quyết-định quân-sự quan-trọng ở cấp cao. Vị-thế khiêm-nhường này tiếp-tục qua
thời HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Vai-tṛ nhỏ-bé của Hải-Quân (gồm cả Thuỷ-Quân
Lục-Chiến) thể-hiện trên quân-số lúc đó, Hải-Quân chỉ chiếm có 3.4 phần trăm của
tổng-số Quân-đội 150,000 người.162
Cấp-Hiệu
Hải-Quân cũng như của Lục-Quân và Không-Quân đă thay-đổi nhiều lần. Tài-liệu
trích-dẫn này được ghi là: Phù-hiệu163 thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà (thiếu phần HSQ và
Đoàn-Viên Hải-Quân).
Chuyến
Hải-Tŕnh Thăm-viếng Thiện-chí Đông-Nam-Á
Sau khi t́nh-h́nh Miền-Nam đă khá ổn-định, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm
cử HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Trưởng phái-đoàn Hải-Quân đi thăm-viếng thiện-chí
và cám-ơn các nước bạn đồng-minh chống Cộng-Sản trong vùng Đông-Nam-Á như
Phi-Luật-Tân, Tân-Gia-Ba, Mă-Lai-Á, Thái-Lan. Phân-Đoàn gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC
và 1 Hải-Vận-Hạm LSM. Lúc ấy, HQ Thiếu-Tá Trần-Văn-Chơn là Chỉ-Huy-Trưởng
Phân-Đoàn. HQ Đại-Úy Vương-Hữu-Thiều là Hạm-Trưởng chiếc Hải-Vận-Hạm.
Chuyến hải-tŕnh viễn-du này dài tới một tháng. HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ được
đón-tiếp nồng-hậu tại ba hải-cảng Manila, Singapore và Bangkok.164
Căn-bản
Hải-Quân: các Đoàn-Viên
Các sách sử Việt-Nam trong quá-khứ thường ghi rất ngắn-gọn những
biến-cố quan-trọng với các hoạt-động của vua quan ở cấp lớn. Khi đọc những sách
đó, người ta khó mà h́nh-dung ra được sự sinh-hoạt của tập-thể lớn nhất của
quốc-gia là thường-dân. Cuốn Lược-sử này mô-tả về tổ-chức HQVNCH nên chỉ nói
nhiều đến các giới-chức cao-cấp trong và ngoài Hải-Quân. Đó là những người nắm
quyền điều-hành, ảnh-hưởng nhiều đến sự chuyển-biến của tổ-chức.165
Tuy-nhiên cũng đứng trên phương-diện tổ-chức, các đơn-vị Hải-Quân là
những tập-thể mà trên dưới hoạt-động nhịp-nhàng liên-kết chặt-chẽ với nhau. Trên
con tàu không phải một ḿnh vị Hạm-Trưởng làm được mọi việc, mà là sự hợp-lực
hài-hoà, khéo léo của tất cả mọi người. Tàu tách bến mà anh thuỷ-thủ làm giây
không buông giây đúng lúc th́ con tàu làm sao ra được.166 Hạm-trưởng chỉ có một
mà đoàn-viên hàng trăm hay có khi hàng ngàn trên các chiến-hạm lớn, Vả lại,
trang sử Hải-chiến nào cũng đẹp v́ t́nh huynh-đệ chi-binh. Cho dù là Đô-Đốc
Tư-Lệnh cả Hạm-Đội hay một Thuỷ-thủ đang bắn súng cũng cùng chung một số-phận
như nhau khi hai Hạm-Đội giao-chiến. Tàu ch́m, tất-nhiên họ cùng lúc hy-sinh.
Ngoài các giới-chức cao-cấp như các Sĩ-Quan Hải-Quân đă được đề-cập rất nhiều
trong suốt cuốn sách, những trang sau đây đặc-biệt lược-duyệt qua các đường nét
huấn-luyện và sự-nghiệp tiến thân của các thành-viên được coi là hạ-tầng cơ-sở
của tổ-chức. Đó là các Đoàn-Viên Hải-Quân.
Thành-phần Hạ-tầng của Hải-Quân
Nói chung, các Đoàn-Viên Hải-Quân có thể phân ra 3 thành-phần như
sau là Sĩ-Quan Đoàn-viên167, Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân và Thuỷ-Thủ
Hải-Quân.168
(1)-
Sĩ-Quan Đoàn-viên Chuyên-nghiệp:
Thời-gian quân-vụ và khả-năng chuyên-nghiệp của các Sĩ-Quan Đoàn-Viên rất cao.
Họ là những gạch nối quan-trọng giữa Chỉ-Huy-Trưởng và Đoàn-viên các đơn-vị bờ
cũng như chiến-hạm. Họ cũng là những Huấn-luyện-viên xuất-sắc của các
quân-trường Hải-Quân. Vào thời-kỳ bành-trướng 1967-1972, v́ thiếu cán-bộ
chuyên-môn cao, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân quyết-định mở các lớp Sĩ-Quan Đoàn-viên do
Hải-Quân huấn-luyện tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc vào năm 1969.169
Tổng-cộng có 4 khoá, mỗi khoá khoảng 60 người, thời-gian học là 6 tháng. Họ học
chuyên-môn rất ít, phần lớn học về tổ-chức đơn-vị và lănh-đạo chỉ-huy. Đến năm
1972 chương-tŕnh này chấm-dứt.
Để được theo học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-viên, ứng-viên phải có những
điều-kiện sau đây:
- Cấp
Trung-Sĩ I, Thượng-Sĩ có bằng Trung-Học Đệ-Nhất-Cấp.
- Cấp
Thượng-Sĩ nhất, phải có bằng Cao-Đẳng Chuyên-Nghiệp hay bằng Trung-Học
Đệ-Nhất-Cấp.
Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, các khoá-sinh tốt-nghiệp mang cấp-bậc cao
nhất là Đại-Úy. Tuy chưa có vị nào trở-thành Hạm-Trưởng,170 nhưng một số đă nắm
quyền Thuyền-Trưởng các Giang-Vận-Hạm và Duyên-Tốc-Đĩnh.
(2) -
Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân
Hải-Quân mở hai khoá Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân:
Khoá thứ nhất có khoảng 200 người, đa-số là ứng-viên thanh-niên
học-sinh, và c̣n một số ít là Đoàn-Viên về học tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân
Nha-Trang.
Điều-kiện để theo học các khoá này:
-
Ứng-viên tối-thiểu phải có bằng Trung-Học Đệ-Nhất-Cấp và đầy-đủ sức
khoẻ để đi biển.
-
Học 3 tháng cơ-bản quân-sự tại TTHL/HQ Nha-Trang.
-
Ra trường đi tập-sự với cấp-bậc Thuỷ-Thủ Tập-Sự.
-
Sau ba tháng trở lại TTHL/HQ Nha-Trang học Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp theo
ngành-nghề họ chọn.
Sau 3 đến 6 tháng học chuyên-nghiệp họ được cử đi tập-sự tại các đơn-vị Hải-Quân
trong 4 tháng.
Sau hết, trở lại quân-trường để thụ-huấn Trung-Đẳng Chuyên-Nghiệp, thời-gian từ
3 đến 6 tháng tùy theo ngành-nghề và từ đấy sau khi ra trường họ mới chính-thức
trở-thành Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân. Tổng-cộng thời-gian họ thụ-huấn trong quân-trường
là 11 tháng.
Tất cả 2 khoá đă đào-tạo cho HQVNCH trên 400 Hạ-Sĩ-Quan. Sau đó, HQVN không mở
thêm một lớp nào nữa, mà chỉ huấn-luyện chuyên-nghiệp cho các HSQ và Đoàn-viên
Hải-Quân mà thôi
Đa-số các vị HSQ này đều trở về học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên tại Trung-Tâm
Huấn-Luyện Bổ-Túc.
Cũng trong hai khoá Hạ-Sĩ-Quan này vào năm 1963 – 1964, các khoá-sinh có bằng
Tú-Tài I được gọi đi học tại Trường Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức. Sau khi tốt-nghiệp,
đa-số họ chọn các quân, binh-chủng khác, chỉ một số nhỏ trở lại phục-vụ
Hải-Quân. Do đó HQVN đă mất đi một số cán-bộ ưu-tú về chuyên-môn.
Người có cấp-bậc cao nhất của hai khoá này lên tới cấp Thiếu-Tá, làm
Chỉ-Huy-Trưởng một đơn-vị.171
(3) -
Thuỷ-Thủ
Trong tất cả các quân, binh-chủng QLVNCH, Hải-Quân tuyển-chọn thuỷ-thủ với
tiêu-chuẩn văn-hoá khá cao:
1 - An-ninh lư-lịch rơ-ràng.
2 - Sức khoẻ tốt.
3 – Văn-hoá: bằng Trung-Học Đệ-Nhất-Cấp.
Sau khi trúng-tuyển vào Hải-Quân, các khoá-sinh phải qua những giai-đoạn
huấn-luyện sau đây:
-
Ba tháng căn-bản quân-sự, ra trường với cấp-bậc Thuỷ-Thủ Tập-Sự.
-
Trở về TTHL/HQ, học Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp từ 3 đến 6 tháng tuỳ theo
ngành-nghề.
Sau đây là những ngành-nghề chính của Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên
HQVNCH:
1-
Kế-Toán: Quản-trị hành-chánh, quân-lương
2-
Tiếp-Vụ: Đảm-trách ẩm-thực
3-
Trọng-Pháo: Sử-dụng và bảo-tŕ vũ-khí, đạn-dược
4-
Vô-Tuyến: Khai-thác truyền-tin, nhận và chuyển công-điện
5-
Giám-Lộ: Truyền-tin bằng cờ hiệu, đèn hiệu, định vị-trí chiến-hạm, tu-bổ,
bảo-tŕ các dụng-cụ hải-hành, cờ hiệu...
6-
Vận-Chuyển: Lái tàu, bảo-tŕ vỏ tàu, xuồng, neo, xích neo và dây cột tàu
7-
Điện-Khí: Sử-dụng bảo-tŕ và sửa-chữa máy điện
8-
Điện-Tử: Bảo-tŕ và sửa-chữa dụng-cụ điện-tử
9-
Thám-Xuất: Kiểm-soát radar và sonar, theo-dơi các hoạt-động trên không, trên và
dưới mặt biển
10-
Quản-Kho: Phụ-trách về quân-trang, quân-dụng và tiếp-liệu
11- Y
Tá: Đảm-trách về quân-y
12-
Bí-Thư: Đảm-trách dịch-vụ hành-chánh và văn-thư
13-
Cơ-Khí: Sửa-chữa, bảo-tŕ máy chánh, các loại động-cơ nổ, máy lọc-nước...
14-
Pḥng-Tai: Cứu-hoả và cứu-thuỷ
15-
Điện-pháo: Sử-dụng và bảo-tŕ hệ-thống điện của vũ-khí, đạn-dược.
Phù-hiệu
14 chuyên-nghiệp của Đoàn-viên HQVN. C̣n chuyên-nghiệp điện-pháo: giống
trọng-pháo, bao ngoài là 4 tia chớp-điện.
Sau khi được huấn-luyện chuyên-môn, các khoá-sinh măn-khoá được đeo
phù-hiệu chuyên-nghiệp và cấp-bậc bên tay áo trái và khi trở-thành Sĩ-Quan
Đoàn-viên th́ không c̣n đeo phù-hiệu chuyên-nghiệp nữa.
Qua một thời-gian từ hai đến ba năm công-vụ, các khoá-sinh được gửi
về học các lớp Hạ-Sĩ-Quan, thời-gian học là 4 tháng tại TTHL/HQ Nha-Trang hoặc
TTHL/HQ Cát-Lái. Khoảng 1 hoặc 2 năm sau khoá-sinh được gọi về học các lớp
Trung-Đẳng Chuyên-Nghiệp tại TTHL/HQ Nha-Trang.
Muốn trở-thành Sĩ-Quan Đoàn-Viên, khoá-sinh tốt-nghiệp Trung-Đẳng phải qua một
lớp Cao-Đẳng Chuyên-Nghiệp và ghi-danh theo học Khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên.
Thời-gian học là 6 tháng.
Trong năm 1969, có 50 tân-binh Hải-Quân đang học tại Cam-Ranh - được
tuyển-chọn đi thụ-huấn căn-bản quân-sự tại Hoa-Kỳ. Đây là khoá căn-bản quân-sự
duy-nhất được học tại nước ngoài.
Vào những năm 1968-1969, để theo kịp đà chuyển-giao các tàu-bè và chiến-cụ
tối-tân với kỹ-thuật cao, nhiều Đoàn-Viên được gửi đi tu-nghiệp tại Hoa-Kỳ, tùy
theo ngành-nghề từ 6 tháng đến 1 năm, sau khi đă học 6 tháng Anh-Ngữ tại
Trung-Tâm Sinh-Ngữ Quân-Đội. Đa-số các khoá-sinh tu-nghiệp thuộc các
chuyên-nghiệp Cơ-Khí, Điện-Khí, Vô-Tuyến, Điện-Tử và Pḥng-Tai và sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 một số Sĩ-Quan và Đoàn-viên Hải-Quân đă bị kẹt lại Hoa-Kỳ cho
đến nay.172
Đoàn-viên Hải-Quân đi du-học tại Hoa-Kỳ. Có cả một lớp huấn-luyện căn-bản
quân-sự.
Phụ-bản
của Chương 2
Quân-Phục và Phù-Hiệu Hải-Quân Việt-Nam ngày đầu
1 -
Tinh-thần Hải-Quân Việt-Nam trong những Ngày đầu Thành-lập
Hải-Quân Việt-Nam, trong những ngày đầu thành-lập, là một tập-thể có tinh-thần
quốc-gia rất mạnh-mẽ. Các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Thuỷ-Thủ đều tự-hào là chiến-sĩ
của Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam ngay từ khi được huấn-luyện và thực-tập trên các
chiến-hạm và đơn-vị HQ Pháp. Họ nêu cao tinh-thần dân-tộc, dốc chí học-tập những
điều mới lạ về hải-nghiệp do những huấn-luyện-viên kỳ-cựu của Hải-Quân Pháp
truyền-đạt. Sự thông-minh cần-cù, lănh-hội nhanh-chóng những kỹ-thuật mới-mẻ của
thuỷ-thủ-đoàn Việt-Nam khiến người Pháp nể-phục.
Các Sĩ-Quan tốt-nghiệp tại Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp, L’École Navale de Brest
hay tại Nha-Trang đều có kiến-thức đại-học. Về cách ăn-mặc và xă-giao họ rất
lịch lăm.
Cũng như Sĩ-Quan, các Hạ-Sĩ-Quan, Đoàn-Viên tiên-phong là nền-tảng của Hải-Quân
Việt-Nam. Họ là các huấn-luyện-viên giỏi của trường Sĩ-Quan Hải-Quân, những bậc
thầy gương-mẫu trong các trường Cao-Đẳng, Trung-Đẳng, Sơ-Đẳng Chuyên-nghiệp về
sau này. Đặc-biệt những vị huấn-luyện-viên kinh-nghiệm Trường Ngoài Khơi đă nâng
cao khả-năng tác-chiến trên biển của HQVN lên rất nhiều.
Về
cách ăn-mặc lúc đầu, tuy có đôi chút ảnh-hưởng của Hải-Quân Pháp, nhưng v́
tinh-thần khát-khao tự-chủ, cái ngù đỏ bằng len của chiếc mũ Hải-Quân Pháp biến
ngay thành cái ngù đen bằng cao-su cho các Thuỷ-Thủ Việt. Những con rồng bằng
kim-tuyến uốn khúc trên vành nón casquette và trên cầu-vai của các Sinh-Viên
Sĩ-Quan và Sĩ-Quan đă làm nổi-bật tính-chất con Rồng cháu Tiên độc-đáo của
dân-tộc.
Nhiều
bài báo Pháp thời thập-niên 1950 thường đề-cập tới tinh-thần tự-chủ của Quốc-Gia
Việt-Nam qua những biểu-tượng “Rồng Tiên” này.
Sau này hồi-tưởng lại, vị Đô-Đốc đă hai lần làm Tư-Lệnh Quân-chủng là ông
Trần-Văn-Chơn, đă tâm-sự trong một buổi gặp-gỡ tại tư-gia ông Tôn-Thất-Thuấn,
một vi SQ Hàng-Hải Thương-Thuyền kỳ-cựu ở San Diego năm 2001 như sau: Lúc mới
bắt đầu thành-lập Quân-đội Quốc-gia, mặc dầu quyền-lợi về lương-bổng bên
Hàng-Hải Thương-Thuyền cao hơn bên Hải-Quân, tuy-nhiên tôi vẫn xin chuyển qua
Hải-Quân để phục-vụ quân-đội và Tổ-Quốc-và tôi rất hănh-diện trong bộ quân-phục
của Hải-Quân Việt-Nam.
Quân-phục của Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam vào thập-niên 1950. Lưu-ư 3 loại mũ
thay-đổi khác nhau.
2-
Cấp-bậc và Phù-hiệu HQVN trong những Ngày đầu Thành-lập
Trong giai-đoạn h́nh-thành, cấp-bậc và chuyên-nghiệp từ Thuỷ-Thủ cho đến Hạ-Sĩ I
thuộc Hải-Quân Việt-Nam rất là phiền-phức. Có nhiều cách đeo cấp-bậc.
Trên quân-phục tiểu-lễ, Thuỷ-Thủ tân-binh: dưới ô vuông Thuỷ-Thủ chưa có vạch
nào. Khi măn-khoá chuyên-nghiệp th́:
-
Thuỷ-Thủ chuyên-nghiệp (Matelot Spécialisé), có một gạch bên dưới ô vuông
huy-hiệu.
- Khi
lên Hạ-Sĩ (Quartier Maître), có hai gạch bên dưới ô vuông huy-hiệu.
- Hạ-Sĩ
I (Quartier Maître 1ère Classe), có ba gạch dưới ô vuông huy-hiệu.
Nhưng khi mặc quần-áo làm việc xanh, th́ lại khác hẳn, lon đeo trên cầu vai,
Thuỷ-Thủ một vạch ngang màuđỏ, Hạ-Sĩ hai vạch đỏ, Hạ-Sĩ I ba vạch đỏ, chụp ảnh
đen trắng, trông như Thiếu-Úy, Trung-Úy và Đại-Úy.
Riêng các người tốt-nghiệp lớp Hạ-Sĩ-Quan, được chọn từ lớp Sơ-Đẳng theo học, ra
trường đeo Hạ-Sĩ I, cấp-bậc là một vạch vàng to bản, có hai lằn chỉ xanh ở hai
đầu vạch vàng. Tiếng Việt vẫn gọi họ là Hạ-Sĩ I, nhưng tiếng Pháp gọi là
Quartier Maître Maitrancier. Một loại Hạ-Sĩ-Quan xuất-thân từ trường chứ không
phải sống lâu lên lăo làng.
Dập theo hệ-thống cấp-bậc và cách đeo lon của Hải-Quân Pháp, có nhiều điều bây
giờ nhớ lại, thật là ngộ-nghĩnh.
Với hàng Hạ-Sĩ-Quan, từ Trung-Sĩ trở lên mặc quân-phục như Sĩ-Quan. Đặc-biệt
Trung-Sĩ I, đeo ba chữ V trên tay áo, nhưng trên nón lại có một vạch vàng quanh
nón, trông đằng sau hệt như lon của một vị Thiếu-Úy. Người Pháp vốn quư các hàng
Hạ-Sĩ-Quan này, coi là những vị thầy của các ngành, viên Trung-Sĩ I, Pháp gọi là
Maître (Thầy). Thượng-Sĩ trên tay áo đeo một vạch vàng to, một sợi chỉ trắng ở
giữa và một vạch vàng nhỏ song-song nhau, Pháp gọi là Maître Principal. Nếu vị
Thượng-Sĩ này được thăng-cấp th́ không lên Thiếu-Úy mà lên thẳng Trung-Úy. Lon
của vị Trung-Úy từ Đoàn-Viên lên c̣n có hai vạch, nhưng có một nút vàng gắn giữa
hai vạch ấy. Hải-Quân Việt-Nam có vài vị ở giai-đoạn đầu h́nh-thành đeo lon như
thế. Sau khi Pháp ra đi, quân-phục, cấp-bậc đổi lại. Các vị Sĩ-Quan Việt-Nam từ
đoàn-viên lên, tổng-quát không có ǵ khác, ngoại-trừ màu dạ trên cầu vai mà
thôi.
Hải-Quân là một quân-chủng với nhiều ngành, nghề chuyên-nghiệp. Tùy khả-năng và
kiến-thức, mỗi người được lựa-chọn vào một nghề riêng. Nhất là ở giai-đoạn
h́nh-thành, do người Pháp huấn-luyện, ai muốn được chọn vào Hải-Quân, lúc ấy,
năm 1952, 53, 54, người ấy phải nói và viết được tiếng Pháp, tương-đương với lớp
đệ-tứ. Qua một kỳ thi văn-hoá, căn-cứ trên kết-quả, các thí-sinh được xếp theo
thứ-tự từ 1 đến 5. Ai được xếp vào loại 5, coi là giỏi, nói và viết thông-thạo
Pháp-ngữ, được chọn các nghề như Bí-Thư, Kế-Toán, Giám-Lộ. Sau là Cơ-Khí,
Trọng-Pháo, Nhà Bếp (Tiếp-Vụ). V́ thế, những lớp người tiên-khởi gia-nhập
Hải-Quân từ lớp đoàn-viên, sau là các Hạ-Sĩ-Quan, các cán-bộ huấn-luyện
chuyên-nghiệp. Chính lớp người này đă là ṇng-cốt của hạ-tầng cơ-sở, xây-dựng
cho Hải-Quân Việt-Nam những viên gạch chắc-chắn, vững-bền.
Một sĩ
quan Hải-Quân chỉ-huy cuộc diễn-hành tại bến Bạch-Đằng.giữa thập-niên 1950. (Ảnh
của Ông Nguyễn-Văn-Thông).
Trích từ
bài “Quân-Phục, Cấp-Bậc, Phù-Hiệu Chuyên-Nghiệp HQVNCH” của HQ Trần-Chấn-Hải.
Xin xem
tiếp Phụ-Bản về Quân-phục, Cấp-Bậc, Phù-hiệu Chuyên-Nghiệp HQVNCH ở phía sau.
Chương 3
Giai-đoạn Phát-triển
(1957-1967)
Cho dù gặp những trở-ngại trên bước h́nh-thành, nhiều khó-khăn khi
dựng lại cờ Tổ-Quốc trên kỳ-đài chiến-hạm; sau năm 1956, Hải-Quân Việt-Nam
Cộng-Hoà (HQVNCH) cũng đă tiến được những bước khởi-hành vững-chắc.
Năm 1957
T́nh-h́nh bang-giao Việt-Nam Cambodge căng-thẳng dần từ cuối năm
1956. Hải-Quân VNCH gửi 1 Trợ-Chiến-Hạm, 2 Quân-Vận-Đĩnh và 4 Giang-Vận-Hạm
chuyên-chở 2,400 Việt-kiều bị chính-phủ Cambodge trục-xuất hồi-hương về Việt-Nam
vào tháng 2 năm 1957.
Cuối tháng 4, 4 Hải-Vận-Hạm cùng 3 Giang-Pháo-Hạm hoàn-tất việc
chuyển-vận 1,500 đồng-bào từ Đà-Nẵng đến Cát-Lái trên đường đi Phước-Long
định-cư.
Tháng 5, các Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp cuối-cùng rời Trung-tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang173, giao hoàn-toàn trọng-trách huấn-luyện lại cho
Hải-Quân Việt-Nam.
Hải-Quân Việt-Nam nhận thêm nhiều Modified Landing Craft (loại
tiểu-đĩnh có khả-năng chạy trên sông và trên ruộng lúp-xúp nước), 2
Quân-Vận-Đĩnh (LCM), 2 Hộ-Tống-Hạm (PC - Patrol Craft) và 3 Trục-Lôi-Hạm YMS
(Yard Minesweeper).
Hầu-hết các giang-đĩnh và chiến-hạm này đều do Hoa-Kỳ viện-trợ cho
Pháp trong thời-kỳ chiến-tranh Đông-Dương và nay Pháp giao lại cho Việt-Nam. Khi
chuyển-giao các chiến-hạm và chiến-đĩnh đó lại cho Hải-Quân Việt-Nam, một vài
nhân-viên Hải-Quân Pháp quá-khích đă phá-hoại bằng cách bỏ cát trong dầu chạy
máy hoặc nhận bùn vào các ống dẫn dầu khiến một số chiến-cụ bị hư. Một số
tàu-thuyền khác v́ t́nh-trạng thiếu bảo-tŕ, HQVN chỉ sử-dụng được một thời-gian
ngắn rồi đành phế-thải.
Năm 1957 là thời-gian Hải-Quân tăng-trưởng, toàn-thể Hải-Quân gồm cả
Thuỷ-Quân Lục-Chiến (do HQ trực-tiếp chỉ-huy) có 4,800 người. Đặc-biệt Giang-Lực
tăng 50 phần trăm.174
Các Quân-y-sĩ hiện-dịch lần-lượt trở về và đă được Y-sĩ Thiếu-Tá
Phạm-Tấn-Tước bổ-nhiệm vào phục-vụ ở Bệnh-xá Bạch-Đằng, Bệnh-xá Hải-Quân
Công-Xưởng, Căn-cứ Cát-Lái, Bệnh-xá Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang.
Riêng Bác-sĩ Nguyễn-Phúc-Quế được chỉ-định làm Y-Sĩ-Trưởng Thuỷ-Quân Lục-Chiến
và cùng với Đại-Úy Lê-Nguyên-Khang tiếp-nhận căn-cứ Cam-Ranh. Bệnh-xá đầu-tiên
của TQLC được Bác-Sĩ Quế thành-lập ở B́nh-Ba, Cam-Ranh.175
HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn thay-thế HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong
chức-vụ Tư-lệnh Hải-Quân.
Sau khi khoá 7 măn-khoá, để có thời-gian chuẩn-bị cho một chương-tŕnh
huấn-luyện hoàn-toàn Việt-Nam, Trung-Tâm không nhận ngay Sinh-Viên. Một số
Sĩ-Quan ưu-tú được gọi về chuẩn-bị làm huấn-luyện-viên176, đă hoàn-thành việc
soạn-thảo chương-tŕnh học-tập cho các khoá Hải-Quân sau này.
Trung-Úy
Nguyễn-Đỗ-Hải (sau này thăng-cấp tới Đại-Tá, h́nh trên) là một trong số Sĩ-Quan
đă hoàn-thành việc soạn-thảo chương-tŕnh huấn-luyện SQHQ.
Cuối năm 1957, Hải-Quân gửi chiến-hạm, Thuỷ-Quân Lục-Chiến cùng quân
bạn tham-dự Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại vịnh Thái-Lan. Các Sĩ-Quan Khoá 7 thực-tập
lần cuối trên các chiến-hạm thuộc Chiến-dịch này, trước khi họ chính-thức được
bổ-nhiệm đi các đơn-vị.177
Khoá
Đầu-tiên có tên “Thiên-Văn”
Khoá 7 là khoá đầu-tiên có tên “Thiên-Văn”. Năm 1956, HQVN quyết-định đặt tên
cho Khoá 7 là Đệ-Nhất Thiên-Xứng. Đó là chùm sao số 7 của Hoàng-Đạo.
Các khoá kế-tiếp được đặt tên theo ṿng thứ-tự 12 chùm sao của ṿng Hoàng-Đạo
đó. Khoá 8 là Đệ-Nhất Hổ-Cáp, khoá 9 là Đệ-Nhất Nhân-Mă, khoá 10 là Đệ-Nhất
Nam-Dương, khoá 11 là Đệ-Nhất Bảo-B́nh, khoá 12 là Đệ-Nhất Song-Ngư. Tiếp-theo
qua “ṿng” thứ hai, khoá 13 mang tên là Đệ-Nhị Dương-Cưu.. Qua tới “ṿng” thứ
ba, khoá 25 mang tên là Đệ-Tam Dương-Cưu. v.v...178
Huy-Hiệu
Đệ-Nhất Thiên-Xứng, thực-hiện khi các Cựu SVSQ/HQ khoá 7 họp mặt tại Westminster
năm 2004.
Cách Đặt
tên Các Khoá Sĩ-Quan Hải-Quân theo Cḥm Sao
Như đoạn trên đă đề-cập, Khoá 7 được đặt tên là Đệ-Nhất Thiên-Xứng theo tên cḥm
sao số 7 trên Hoàng-Đạo. Các khoá đàn anh của Khoá 7 tại TTHL/HQ/Nha-Trang
đương-nhiên179 được mang những tên như sau:
Khoá 1- Đệ-Nhất Dương-Cưu
Khoá 2- Đệ-Nhất Kim-Ngưu
Khoá 3- Đệ-Nhất Song-Nam
Khoá 4- Đệ-Nhất Bắc-Giải
Khoá 5- Đệ-Nhất Hải-Sư
Khoá 6- Đệ-Nhất Xử-Nữ.
Mười hai
chùm sao trên Hoàng-Đạo.
Sau đây là một vài chi-tiết bổ-túc cho danh-xưng của các cḥm sao này:
Mặt Trời di-chuyển giáp một ṿng biểu-kiến trên Hoàng-Đạo (Ecliptic)
trong thời-gian một năm chừng 365 ngày 1/4, đi ngang qua 12 cḥm sao. Các cḥm
sao này tương-tự như 12 con giáp (Tư, Sửu, Dần, Măo, Th́n, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân,
Dậu, Tuất, Hợi) của khoa chiêm-tinh-học Đông-phương. Nếu tính từ điểm xuân-phân
(21 tháng 3), các cḥm sao được gọi tên theo các tiếng Việt, Anh, Pháp như sau:
Số
1- Dương-Cưu (Bélier hay Aries); từ 21 tháng 03 đến 20 tháng 04.
Số
2- Kim-Ngưu (Taureau hay Taurus); từ 21 tháng 04 đến 20 tháng 05.
Số
3- Song-Nam (Gémeaux hay Gemini); từ 21 tháng 05 đến 21 tháng 06.
Số
4- Bắc-Giải (Cancer): từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07.
Số
5- Hải-Sư (Lion hay Leo): từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08.
Số
6- Xử-Nữ (Vierge hay Vergo): từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09.
Số
7- Thiên-Xứng (Balance hay Libra); từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10.
Số
8- Hổ-Cáp (Scorpion hay Scorpius); từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11.
Số
9- Nhân-Mă (Sagittaire hay Sagittarius); từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12.
Số10-Nam-Dương (Capricorne hay Capricornus):Từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 01.
Số
11- Bảo-B́nh180 (Verseau hay Aquarius); từ 21 tháng 01 đến 19 tháng 02.
Số
12- Song-Ngư (Poissons hay Pisces); từ 20 tháng 02 đến 20 tháng 03.
Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan
Kể
từ năm 1957, Chương-Tŕnh Huấn-Luyện Sĩ-Quan HQVN được tiêu-chuẩn-hoá như sau:
a -
Ngành Chỉ-Huy: Mặc-dù thời-gian học tại quân-trường là 2 năm, 18 tháng hay một
năm th́ các môn học chính vẫn như nhau. Học-tŕnh chỉ có rút ngắn cho thích-hợp
với thời-gian.
-
Giai-Đoạn 1: Sinh-Viên Sĩ-Quan từ giai-đoạn sơ-khởi đến Chuẩn-Úy, phải
hoàn-tất các môn học như Toán-học đại-cương, Lượng-giác h́nh-học phẳng và
Lượng-giác không-gian (Lượng-giác cầu), Vận-Chuyển thực-tập và lư-thuyết
nhập-môn, Điện-Từ-Trường, Điện Kỹ-Nghệ cấp 1, Anh-Văn và các môn phụ. Căn-bản
quân-sự, Tháo-ráp vũ-khí nhẹ và Thực-hành tác-xạ.
-
Giai-Đoạn 2: Sinh-Viên chuẩn-bị tốt-nghiệp Thiếu-Úy gồm có các môn
chính trong Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển Lư-thuyết, Hàng-Hải Thiên-Văn, Sức-bền
Vật-Liệu, Lư-thuyết Thuyền-Bè tàu nổi và tàu ngầm, Cơ-Khí Động-Cơ Nổ 2 th́ và 4
th́, Điện-Kỹ-Nghệ cấp 2, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Anh-Văn và các môn phụ.
b -
Ngành Cơ-Khí: Có các môn chính như sau: Động-Cơ-Nổ 2 th́ và 4 th́, Động-Cơ
Diesel, Điện-Kỹ-Nghệ, Pḥng-Tai, Sức-Bền Vật-Liệu, Lư-Thuyết Thuyền-Bè áp-dụng
cho tàu nổi và tàu ngầm. Chú-trọng nhiều về nguyên-tắc và thực-hành việc bảo-tŕ
các loại động-cơ. Các môn phụ tương-tự như các môn phụ của ngành Chỉ-Huy như
Căn-bản quân-sự, Tháo-ráp vũ-khí nhẹ, Thực-hành tác-xạ...
Năm 1958
-
Chiến-dịch Hồng-Nhạn tại Phú-Quốc tiếp-diễn.
-
Trong kế-hoạch di-tản đồng-bào đi lập ấp mới, các chiến-hạm chiến-đĩnh
chuyển-vận đă chuyên-chở đồng-bào từ Ba-Nam về U-Minh, Cái-Sắn.
- Khoá Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên được tuyển-mộ và huấn-luyện bởi
chính Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam là Khoá 8 Hổ Cáp. Danh-hiệu Sĩ-Quan Tàu-Ngầm đă
xuất-hiện khi các SVSQ Khoá 8 lần đầu-tiên mang cầu vai đen không cấp-bậc, trong
giai-đoạn sơ-khởi 3 tháng đầu-tiên.
- Các nhà quân-sử VNCH thường cho rằng những năm 1957-1958 là
thời-gian tương-đối thanh-b́nh ở Miền-Nam Việt-Nam. Tuy vậy, riêng Hải-Quân
ghi-nhận một biến-chuyển lớn: Tiểu-Đoàn 1 Thuỷ-Quân Lục-chiến, trong khi
hành-quân có Hải-Đoàn Xung-phong yểm-trợ tại An-Xuyên là vùng cực Nam của VNCH,
đă đụng quân Cộng-Sản.181 Biến-cố này chứng-tỏ dă-tâm của Bắc-Việt khởi-sự
xâm-lăng Miền-Nam từ năm 1958, tức là chỉ 4 năm sau khi chúng kư-kết hiệp-định
đ́nh-chiến Genève.182
Biến-cố
Hoàng-Sa
Trong khi t́nh-h́nh trong nội-địa VNCH cho tới những năm 1958, 1959 c̣n
tương-đối lắng-dịu th́ ngoài Biển-Đông đă xảy ra mấy biến-cố quan-trọng. Trước
hết vào đêm 20 rạng 21 tháng 2 năm 1956, Trung-Cộng bất-thần gửi Hồng-Quân đổ-bộ
và chiếm-đóng đảo Phú-Lâm (Woody Island). Phú-Lâm thuộc nhóm đảo An-Vĩnh là ḥn
đảo lớn nhất trong quần-đảo Hoàng-Sa, cách đảo Hoàng-Sa (Pattle Island, thuộc
nhóm đảo Trăng-Khuyết) là nơi có quân trú-pḥng Việt-Nam, 50 hải-lư. Trong mùa
Xuân năm 1956, 200 Hồng-Quân Trung-Hoa xây-cất xong 11 doanh-trại trên
Phú-Lâm.183
Vào ngày 9 tháng 6 năm 1956, quân-nhân Việt-Pháp cùng nhân-viên đài Khí-tượng
tại đảo Hoàng-Sa báo-cáo thấy 200 "lính" dân-quân Trung-Cộng đổ-bộ lên đảo
Robert (đảo Hữu-Nhật). Việt-Nam phản-ứng ngay bằng cách điều-động một
Hộ-Tống-Hạm, một Hải-Vận-Hạm và hai Giang-Pháo-Hạm ra ngay Hoàng-Sa184. Không có
súng nổ và Việt-Nam tái-chiếm lại Hữu-Nhật khi Trung-Cộng âm-thầm rút-lui.
Bản-đồ
Vị-trí Tổng-quát Quần-đảo Hoàng-Sa.
Vào tháng 2 năm 1959, Trung-Cộng lại âm-mưu một kế-hoạch “tầm ăn dâu” khác.
Trước hết, một số ngư-phủ được gửi tới đánh cá gần quần-đảo của ta. Thấy không
có quân trú-pḥng trên đảo Quang-Hoà (Duncan Island), đám ngư-phủ này chiếm luôn
đảo đó. Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ-225 được lệnh đến nơi điều-tra. Sau đó, thêm 5
chiến-hạm nữa chuyên-chở theo một Đại-đội TQLC tới tăng-cường. TQLC đổ-bộ lên
đảo bắt giữ 31 ngư-phủ Trung-Cộng185. Tàu Hải-Quân mang họ về Đà-Nẵng.
Trung-Cộng phản-đối dữ-dội, nhưng Việt-Nam quyết-tâm bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia.
Số ngư-phủ bị câu-lưu gần 2 tháng rồi được trả về Hồng-Kông để hồi-hương.
Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ-225 được lệnh ra Hoàng-Sa để điều-tra. Chiến-Hạm này
được trang-bị 6 đại-bác 40 ly.
Năm 1959
Ngoài biến-cố lớn ngoài biển Hoàng-Sa vừa kể ở trên, những biến-cố
khác cần nhắc đến như sau:
Lực-Lượng Hải-Thuyền được thành-lập để hoạt-động trong các đội Hải-Thuyền
rải-rác suốt dọc duyên-hải Việt-Nam. Theo quan-niệm ban đầu, Lực-Lượng này được
trang-bị bằng nhân-viên bán-quân-sự, tuyển-mộ trong số thanh-niên ngư-phủ tại
địa-phương. V́ là người địa-phương, những nhân-viên này hoạt-động rất dễ-dàng.
Một khi có địch-quân xâm-nhập, Hải-Thuyền sẽ nhận biết ngay. Việc chọn người gặp
khó-khăn v́ không đủ ứng-viên địa-phương theo tiêu-chuẩn. Sau này, các di-dân
Miền-Bắc có kinh-nghiệm đi biển đánh cá được tuyển-dụng để chiếm vào
chỗ-thiếu-hụt đó.
Hải-Thuyền có thể sản-xuất hàng loạt với các vật-liệu địa-phương.
Ngày 6-8-1959, HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền186, Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân; được
thăng-cấp Trung-Tá để thay-thế HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn187 (hết nhiệm-kỳ 2
năm), làm Tư-Lệnh Hải-Quân.188
Cũng như lần chỉ-định Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ bị Pháp cản-trở, lần này người Hoa-kỳ
lại mong-đợi HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.189
Cả hai lần, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đều giữ nguyên quyết-định của Ông, không
xét đến ư-kiến người ngoại-quốc.
HQ
Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền, Q.TL/HQVN lên thăm Tuần-Dương-Hạm USS Toledo tại Bến
Bạch-Đằng.
Bộ
Chỉ-Huy Hải-Trấn được chính-thức thành-lập.190
Hải-Trấn là một đại-đơn-vị hết sức lớn. Nếu không tính TQLC, số-lượng quân-nhân
và dân-chính dưới quyền Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn chiếm đến một nửa quân-số Hải-Quân.
Hải-Trấn gồm có nhiều cơ-quan đầu năo và các đơn-vị bờ như sau:
-
Bốn Duyên-khu. Bộ Chỉ-Huy của mỗi Duyên-khu đặt tại Phú-Quốc,
Nha-Trang, Vũng-Tàu, Đà-Nẵng.
-
Trung-tâm Huấn-luyện HQ Nha-Trang.
-
Hải-Quân Công-Xưởng
-
Các Thuỷ-xưởng Cần-Thơ, Đà-Nẵng.
-
Trung-tâm Tiếp-liệu.
Hải-Lực lần-lượt nhận thêm ba Trục-Lôi-Hạm (MSC)191: HQ-114 Hàm-Tử
II192, HQ-115 Chương-Dương II193, HQ-116 Bạch-Đằng II194. Thời-gian này,
Hải-Quân Việt-Nam có tất cả 119 chiến-hạm và chiến-đĩnh các loại.
Trục-Lôi-Hạm Hàm-Tử II HQ-114 (MSC Class Bluebird), Chiến-hạm HQVNCH đầu-tiên
xuyên Nhật-đạo. Ba chiến-hạm loại 300 tấn này từ Bắc-Mỹ, vượt Thái-B́nh-Dương về
Việt-Nam. 195
Hải-tŕnh tổng-quát vượt Thái-B́nh-Dương của các Chiến-hạm HQ-114, HQ-115,
HQ-116, HQ-06, HQ-500, HQ-501, HQ-502, HQ-503, HQ-504…
Hải-tŕnh tổng-quát vượt Thái-B́nh-Dương của các Hộ-Tống-Hạm HQ-07, HQ-08,
HQ-09, HQ-10, HQ-11, HQ-12, HQ-13, HQ-14 đi xa hơn; từ vùng Đông-Bắc Mỹ-Châu
ngang qua kinh Panama, ngược bờ-biển Mễ-Tây-Cơ đến San Diego (và San Franscisco)
về Việt-Nam. 196
Một mẫu
Chứng-chỉ Xuyên-Nhật-Đạo thường do TL/HQ hay Hạm-Trưởng kư thay cho Đại-Hải
Long-Vương cấp cho SQ và ĐV giữ làm kỷ-niệm khi Chiến-hạm vượt qua
Đường-Đổi-Ngày (International Date Line).
Từ trước đến giờ, các chiến-hạm của Hải-Quân Việt-Nam đến hạn đại-kỳ
đều phải đi qua nhờ-vả Hải-Xưởng Hoa-Kỳ tại Subic, Phi-Luật-Tân. Vào năm 1958
khi khả-năng kỹ-thuật gia-tăng, Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n bắt-đầu đảm-nhiệm
mọi công-tác sửa-chữa quan-trọng cho chiến-hạm.197
Nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ học-tập
chuyên-nghiệp. Các Sĩ-Quan cao-cấp tu-nghiệp tại Naval War College ở Newport,
Rhode Island. Vị Sĩ-Quan đầu-tiên theo học tại Naval War College tức trường
Cao-đẳng Hải-chiến198 là Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Một số Sĩ-Quan
trung-cấp tu-nghiệp tại Naval Postgraduate School ở Monterey, California.
Cũng trong năm 1959, HQ-329 cùng một số chiến-hạm khác của Hải-lực
được lệnh túc-trực tại Hoàng-Sa. Các chiến-hạm này luân-phiên nhau mỗi hai tháng
để ngăn-chặn các ghe-chài Trung-Cộng xâm-nhập quần-đảo này.
HQ-329
giang-hành trên Sông Sài-G̣n, cũng có mặt tại Hoàng-Sa năm 1959.
Tầm
Quan-trọng của Giang-Lực
Có thể nói Hải-Quân Việt-Nam nhắm vào hai nhiệm-vụ: bảo-vệ quốc-gia
chống ngoại-xâm và duy-tŕ an-ninh nội-địa. V́ mục-tiêu thứ nhất có ưu-tiên hàng
đầu trước năm 1959, Giang-Lực hoạt-động đa-số trong các sông-ng̣i nội-địa, không
được coi là quan-trọng. Như một Tuỳ-Viên Hải-Quân Hoa-Kỳ đă giải-thích vào năm
1959: "Giang-Lực đóng một vai-tṛ phụ-thuộc so với Hải-Lực", v́ Hải-Lực
tuần-tiễu dọc duyên-hải và ngoài-khơi. Tuy-nhiên với sự gia-tăng hoạt-động của
Cộng-Sản trong nội-địa vào những năm 1959 và 1960, các Sĩ-Quan Việt-Nam và
Hoa-Kỳ đă chú-ư nhiều hơn đến việc cải-tiến Giang-Lực.
Hoạt-động của Cộng-quân (CQ) được tập-trung vào vùng châu-thổ sông Cửu-Long. Đây
là vùng đông dân-cư nhất của Việt-Nam. Vào giữa năm 1959, Tổng-Thống
Ngô-Đ́nh-Diệm mô-tả các tỉnh Miền-Nam như đang "ở trong t́nh-trạng bị bao-vây".
Phái-bộ Cố-vấn đồng-ư với chính-phủ Việt-Nam khi kết-luận rằng t́nh-trạng ở vùng
đồng-bằng sông Cửu-Long đă trầm-trọng hơn t́nh-trạng của các năm 1954 hay 1955.
Một điều hiển-nhiên là Giang-Lực trong khi tuần-tiễu sông-ng̣i, chuyên-chở
binh-sĩ và đồ tiếp-liệu; đă đóng một vai-tṛ quan-trọng trong việc tái duy-tŕ
an-ninh cho khu-vực châu-thổ. V́ có rất ít đường xá, trên 1,500 dặm sông-ng̣i là
một hệ-thống thuỷ-lộ quan-trọng cho việc thương-mại và giao-thông.
Tổ-Chức
và Hoạt-Động của Giang-Lực vào năm 1959
V́ hầu-hết hoạt-động giang-lực nằm trong Miền-Tây Nam-phần, Bộ
Chỉ-Huy Giang-Lực di-chuyển từ Sài-G̣n về Cần-Thơ. Giang-lực có một tổng-số là
96 Giang-đĩnh, tổ-chức thành 5 Hải-Đoàn Xung-Phong199 Mỗi Hải-Đoàn có chừng 2
Sĩ-Quan và 100 Đoàn-Viên, đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long, Long-Xuyên và
Sài-G̣n.
Các Hải-Đoàn luân-chuyển hành-quân một tháng rồi huấn-luyện một
tháng. Trong thời-kỳ huấn-luyện, một Toán Huấn-luyện Lưu-Động gồm sáu Sĩ-Quan và
Đoàn-Viên từ Sài-G̣n tới để giảng-dạy lư-thuyết và các kỹ-thuật đặc-biệt.
Thời-gian c̣n lại của thời-kỳ huấn-luyện được dành cho việc sửa-chữa chiến-đĩnh.
Mỗi Hải-Đoàn có 19 tiểu-đĩnh, đa-số là các tàu đổ-bộ của Hoa-Kỳ thời Thế-Chiến
thứ hai được biến-cải. Trong mỗi Hải-Đoàn, một chiếc LCM-6 Commandement, cửa mũi
được thay-thế bằng một mũi nhọn, dùng làm Soái-đĩnh. Tàu này cung-cấp các
phương-tiện truyền-tin và yểm-trợ hải-pháo trong khi hành-quân. Hải-Đoàn c̣n có
một chiếc Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-Giáp-Đĩnh Monitor). Cũng cải-biến hơi giống
như chiếc Soái-đĩnh Commandement nhưng hoả-lực Monitor hùng-hậu hơn. Vũ-khí
trang-bị gồm có một đại-bác 40 ly, hai đại-bác 20 lỵ, một đại-liên 50, và một
súng cối 81 ly. Các binh-sĩ và đồ tiếp-liệu được chuyên-chở trên 5 chiếc LCM và
12 LCVP và STCAN. Trong những chiến-đĩnh được Hải-Quân Pháp trao lại, chỉ có
loại STCAN là vận-chuyển mau-lẹ nhất. Đây là loại tàu được đóng riêng cho
hoạt-động sông.
Tiền-Phong-Đĩnh (hay Thiết-Giáp-Đĩnh) có hoả-lực rất hùng-hậu.
Khu-vực hoạt-động chính của Giang-Lực là châu-thổ sông Cửu-Long. Ở đây, các
Hải-Đoàn và 4 Tiểu-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến t́m-kiếm truy-lùng địch-quân.
Vào năm 1959, 6 LCM, 4 LCVP cùng 2 vedette và nhiều đơn-vị Thuỷ-Quân Lục-Chiến
đă thực-hiện các cuộc hành-quân trong tỉnh An-Xuyên. Hai chiếc LCM và 2 LCVP
khác tuần-tiễu ranh-giới Cambodge gần Châu-Đốc. Trong khi đó, 1 LCM và 2 LCVP
hoạt-động ở sông Đồng-Nai và khu-vực Rừng-Sát gần Sài-G̣n. Đồng-thời 2 LCVP
tuần-tiễu gần một kho nhiên-liệu của Bộ-Binh ở phía Bắc Sài-G̣n.
Mặc dầu vào năm 1960, TQLC vừa được bổ-nhiệm vào Lực-Lượng Chiến-lược Trừ-bị
cùng với Nhẩy-Dù, các Tiểu-Đoàn TQLC vẫn tiếp-tục hoạt-động với Hải-Quân. Ngoài
ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp với Bộ-binh.200
Cũng như
FOM/STCAN, Vedette VP201 (Vedette de Port - Harbour Defence Motor Launch - HDML)
là loại chiến-đĩnh rất hữu-hiệu trong sông. VP lại c̣n có khả-năng tuần-duyên.
Tài-liệu
Căn-Bản về Tổ-Chức.
Trước đây, hầu-hết các tài-liệu về tổ-chức và điều-hành tổng-quát của Quân-đội
cũng như của các Quân, Binh-chủng Việt-Nam Cộng-Hoà đều do văn-pḥng hay
pḥng-sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH soạn-thảo và ban-hành.
Về
phần Hải-Quân khi HQ Thiếu-Tá Mỹ làm Tư-Lệnh, HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh được
chỉ-định làm Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân (TMT/HQ). Ông Ánh nắm giữ chức-vụ này
nhiều năm qua hai vị Tư-Lệnh, đă điều-hành Bộ Tham-Mưu của Ông soạn-thảo những
tài-liệu quan-trọng đầu-tiên.
Tập Văn-thư Căn-bản phải được kể là quan-trọng nhất. Đó là nơi tập-trung tất cả
những huấn-thị điều-hành các đơn-vị Hải-Quân. Trong tập văn-thư đó, các văn-thư
được sắp-xếp rất thứ-tự theo từng loại hoạt-động và theo thời-gian nên rất dễ
t́m-kiếm. Tập Văn-Thư Căn-Bản được Bộ Tham-mưu Hải-Quân nhật-tu thường-xuyên.
Các Đơn-Vị-Trưởng và Quân-nhân các cấp căn-cứ theo đó để thi-hành hầu hoàn-tất
những nhiệm-vụ giao-phó.
Ngày 10 tháng 9 năm 1959, cuốn sách quy-luật Hải-Quân đầu-tiên, mang tên
Hải-Quy202 được Bộ Tư-Lệnh HQVN ban-hành. Tập tài-liệu quan-trọng này ấn-định
quy-chế hoạt-động tổng-quát cho các đơn-vị và quân-nhân Hải-Quân. Truyền-thống
cao-quư của người lính thuỷ được đề-cập đến rất nhiều. Đặc-biệt vai-tṛ dẫn-lộ
chiến-hạm và chỉ-huy các đơn-vị sông-biển của các Hạm-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng
được quy-định rơ-ràng.
Tổ-chức
Tham-mưu của Bộ Tư-Lệnh HQVNCH.
Lúc mới thành-lập, ban tham-mưu của Tư-Lệnh Hải-Quân (cũng là Phụ-Tá HQ cạnh
TTMT/QĐQGVN) chỉ là một pḥng văn-thư nhỏ-bé nằm trong khuôn-viên của Bộ
Tổng-Tham-Mưu. Pḥng này lớn dần, di-chuyển về trại Cửu-Long Thị-Nghè, rồi về
trại Bạch-Đằng tức là Caserne Francis Garnier ở bến Bạch-Đằng (bờ Sông Sài-G̣n)
khi căn-cứ này được chuyển-giao qua Hải-Quân Việt-Nam.
Sơ-đồ tổ-chức tổng-quát của Bộ Tham-mưu Hải-Quân:
Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân nhận lệnh trực-tiếp từ Tư-Lệnh Hải-Quân, điều-hành 4
pḥng:
- Pḥng 1 - Nhân-Viên
- Pḥng 2 - T́nh-Báo203
- Pḥng 3 - Hành-Quân
- Pḥng 4 - Tiếp-Vận204
Mỗi pḥng điều-hành bởi Trưởng-Pḥng. Pḥng lại chia ra nhiều ban do các
Trưởng-Ban nắm giữ.
Sơ-đồ
Tổ-Chức Hải-Quân từ Năm 1959-1963
Ngoài HQ Trung-Úy Nguyễn-Văn-Ánh205, những Sĩ-Quan sau đây từng nắm
giữ chức-vụ TMT/HQ:
-
HQ Đại-Úy Hồ-Tấn-Quyền, thăng-cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ
-
HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Đức-Vân.
-
HQ Thiếu-Tá Đặng-Cao-Thăng, thăng-cấp Trung-Tá trong chức-vụ.
-
HQ Trung-Tá Lâm-Nguơn-Tánh, sau đó làm Tư-Lệnh-Phó (thăng-cấp Đại-Tá
trong chức-vụ)
-
HQ Trung-Tá Trần-Văn-Phấn, thăng-cấp Đại-Tá trong chức-vụ, sau đó nắm
quyền Tư-Lệnh Hải-Quân một thời-gian ngắn.
-
HQ Trung-Tá Diệp-Quang-Thuỷ, thăng-cấp Đại-Tá rồi Phó-Đề-Đốc trong
chức-vụ Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân cho tới ngày 30-4-1975.
Chuyến
Công-tác Bắc Vĩ-Tuyến 17 lần Đầu-tiên
Cuối năm 1959 đầu năm 1960, hải-vụ “Bắc-Tiến” đầu-tiên của HQVN đă do
Hộ-Tống-Hạm Vạn-Kiếp, HQ-02 thi-hành. Đi cùng với chiến-hạm này có Hộ-Tống-Hạm
Tụy-Động HQ-04, túc-trực ngoài khơi khi chiếc Vạn-Kiếp vào gần bờ. Chuyến
công-tác có mục-đích quan-sát hệ-thống pḥng-thủ duyên-hải của Miền-Bắc và
yểm-trợ Nha Chiến-Tranh Tâm-Lư thuộc Bộ Quốc-Pḥng trong việc thả truyền-đơn và
tài-liệu vào đất địch. Mục-tiêu là bờ-biển Vinh, Thanh-Hoá.
Tham dự công-tác này c̣n có HQ Thiếu-Tá Nghiêm-Văn-Phú, Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực.
Đích-thân HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân đi trên HQ-02 chỉ-huy
trực-tiếp. Cựu Hạm-Trưởng HQ-02, Ông Nguyễn-Ngọc-Quỳnh206 đă hồi-tưởng lại
biến-cố đó sau hơn 40 năm trong một bài viết mới đây, xin được tóm-lược như
sau:
Chiến-hạm rời Đà-Nẵng vào buổi chiều để có thể đến vĩ-tuyến 17 sau hoàng-hôn.
Tư-Lệnh HQ chỉ-thị cho Hạm-Trưởng đưa chiến-hạm vào tới khoảng cách bờ 6 hải-lư.
Chiến-hạm chạy song-song với bờ để thả truyền-đơn cùng tài-liệu bằng bong-bóng
bay và túi ny-lông. Gió Đông-Bắc lúc ấy có tốc-độ cao nên đưa bong-bóng vào bờ
khá nhanh. Khi đă thả hết, Đại-tá Quyền c̣n yêu-cầu chiến-hạm tiến gần bờ hơn
nữa. Khi c̣n cách bờ khoảng 3 hải-lư, các Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVNCH tiếp-tục
quan-sát duyên-hải Bắc-Việt bằng radar và bằng viễn-kính.
Hải-tŕnh tổng-quát chuyến công-tác của HQ-02, với sự yểm-trợ ngoài xa của
HQ-04.
Cho đến khi chiến-hạm về gần đến vĩ-tuyến 17, trời đă sáng. Mọi sự
an-toàn và không có chỉ-dấu nào cho thấy rằng là Cộng-sản Bắc-Việt (CSBV) đă
phát-giác được sự xâm-nhập.
Các truyền-đơn và tài-liệu theo những bong-bóng bay vào rất sâu
trong đất liền vùng Thanh-Hoá. Các túi ny-lông đă do nhiều dân chài vớt được
suốt dọc bờ-biển từ Vinh vào tới gần vĩ-tuyến 17.
Mặc-dù địch tăng-cường kiểm-soát miền duyên-hải, trong thập-niên 60 có nhiều dân
chài Miền-Bắc vượt tuyến vào các tỉnh duyên-hải miền Trung xin tị-nạn. Một số đă
mang theo những truyền-đơn mà họ lượm được và cất giấu, để xuất-tŕnh cho các
đơn-vị duyên-pḥng của chúng ta khi xin tị-nạn. Nội-dung những tài-liệu đă thả
là động-lực quan-trọng thúc-đẩy họ vượt gian-nguy để t́m tự-do. Ngoài ra, chắc
cũng c̣n có tác-dụng không nhỏ đối với tinh-thần của nhiều dân duyên-hải
Miền-Bắc không có hoàn-cảnh vượt-thoát.
Công-tác của HQ-02 như vậy đă đem lại kết-quả mong-muốn.207
Hộ-Tống-Hạm Vạn-Kiếp, HQ-02
Danh-hiệu các Chiến-hạm vào đầu thập-niên 1960
Tuy Giang-Vận-Hạm và Giang-Pháo-Hạm là các loại chiến-hạm đầu-tiên
được trao cho các Hạm-Trưởng Việt-Nam chỉ-huy nhưng trong mấy năm đầu của HQVN,
cả hai loại chiến-hạm này chỉ có số vỏ tàu mà không có tên.
Các Trục-Lôi-Hạm YMS được chỉ-định cả số lẫn tên ngay từ ngày 11-2-1954 khi
gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam.
Năm 1957, Các Trợ-Chiến-Hạm LSSL và Giang-Pháo-Hạm LSIL được đặt tên của các
vũ-khí thời cổ: Nỏ-Thần, Linh-Kiếm; Long-Đao, Thần-Tiễn, Thiên-Kích, Lôi-Công,
Tầm-Sét.208
Các Giang-Vận-Hạm LCU không bao-giờ được đặt tên.
Các Hộ-Tống-Hạm PC, PCE và PCER; các Trục-Lôi-Hạm YMS và MSC được đặt tên của
các trận đánh nổi-tiếng trong lịch-sử chống quân xâm-lăng Trung-Hoa: Tụy-Động,
Vân-Đồn, Đống-Đa, Ngọc-Hồi, Vạn-Kiếp, Chi-Lăng, Kỳ-Hoà, Nhựt-Tảo, Chí-Linh,
Hà-Hồi; Hàm-Tử, Chương-Dương, Bạch-Đằng.
Các Hải-Vận-Hạm LSM209 và Lương-Vận-Hạm AKL được đặt tên của các con sông:
Hát-Giang, Hàn-Giang, Lam-Giang, Ninh-Giang, Hương-Giang, Tiền-Giang, Hậu-Giang,
Hoá-Giang.
Các Dương-Vận-Hạm LST được đặt tên của các cửa bể và hải-cảng: Cam-Ranh,
Đà-Nẵng, Thi-Nại, Vũng-Tàu, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Mỹ-Tho, Cần-Thơ, Vĩnh-Long.
Các Tuần-Duyên-Hạm PGM được đặt tên của các ḥn đảo Việt-Nam: Phú-Dự, Tiên-Mới,
Minh-Hoa, Kiến-Vàng, Kèo-Ngựa, Kim-Quy, Mây-Rút, Nam-Du, Hoa-Lư, Tổ-Yến,
Định-Hải, Trường-Sa, Thái-B́nh, Thị-Tứ, Song-Tử, Tây-Sa, Hoàng-Sa, Phú-Quư,
Ḥn-Tróc, Thổ-Châu.210
Tuần-Duyên-Hạm PGM Hoa-Lư HQ-608.
Năm 1960
-
Thêm bốn mươi Sĩ-Quan và sáu mươi Hạ-Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ
tu-nghiệp.
-
Hải-Quân Việt-Nam cũng gởi một toán quân-nhân t́nh-nguyện sang
Đài-Loan thụ-huấn về phá-hoại dưới nước211 UDT (Underwater Demolition Teams).
Măn-khoá học, họ trở-thành những Biệt-hải đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam
Cộng-Hoà.
-
Ngày 2 tháng 4, 45 tân Sĩ-Quan Hải-Quân khoá 8 Hổ-Cáp ra trường.
Cũng trong năm này, Lực-Lượng Hải-Thuyền thực-sự hoạt-động tại
duyên-khu 1, sau khi Tiểu-Đoàn 63 CSBV tức Tập-Đoàn Đánh-Cá Sông-Gianh xâm-nhập
Duyên-Khu Đà-Nẵng.
-
Tháng 7, khoá đầu-tiên với 400 Đoàn-viên Hải-Thuyền212 được tuyển-mộ
và huấn-luyện tại Đà-Nẵng, dưới sự chỉ-huy của Hải-Quân Trung-Úy
Nguyễn-Văn-Thông.
-
Tháng 12, bốn Duyên-Đoàn (DĐ hay ZĐ) đầu-tiên với 80 hải-thuyền được
thành-lập, đóng tại Cửa Việt, Cửa Thuận-An, Đà-Nẵng và Hội-An.
Thời-gian này, Lực-Lượng Giang-Cảnh cũng được thành-lập.213
Huy-Hiệu
Lực-Lượng Giang-Cảnh.
Hải-Quân Trung-Tá Chung-Tấn-Cang là vị Sĩ-Quan thứ hai được tu-nghiệp tại Naval
War College. Từ năm này trở về sau, mỗi năm, một Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân theo
học tại Đại-học Quân-sự này.
Hải-Quân nhận 1 PC (Patrol Craft), Hộ-Tống-Hạm Vân-Đồn HQ-06214. Chiến-hạm này
thay-thế cho một chiếc đồng-loại quá cũ, đă được phế-thải từ trước.
Hộ-Tống-Hạm Vân-Đồn HQ-06.
Khả-năng kỹ-thuật của Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX) Sài-G̣n tiếp-tục
gia-tăng. Vào đầu thập-niên 1960, HQCX này là cơ-sở kỹ-nghệ lớn nhất của
Việt-Nam Cộng-Hoà.215
Thành-lập Đoàn Giang-Vận
Năm 1960, Cộng-Sản Hà-Nội quấy-phá khắp nơi. Nhiều đoạn đường sông bị chúng chặn
lại lấy thuế, tịch-thu tài-sản dân-chúng, bắt-bớ người Quốc-gia di-chuyển bằng
tàu-thuyền. V́ nhu-cầu hộ-tống những đoàn Giang-Vận trong sông, một Hải-Đoàn
được thành-lập, mang tên Hải-Đoàn 81 Hộ-tống. Hải-Đoàn này gồm có một Soái-Đĩnh,
2 Tiền-Phong-Đĩnh, 12 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP, 12 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM, có nhiệm-vụ giữ
an-ninh các đoàn ghe chở vật-liệu như xi-măng, dầu xăng và các nhu-yếu-phẩm khác
từ Sài-G̣n về Lục-Tỉnh; và ngược lại chở lúa gạo, than củi, cá khô... từ
Lục-Tỉnh tiếp-tế cho Sài-G̣n.
Là
một đơn-vị Hải-Quân quản-trị bởi Hải-Quân, nhưng việc sử-dụng lại trực-thuộc một
Ủy-ban Liên Bộ: Bộ Quốc-Pḥng (đại-diện là Bộ Tổng-Tham-Mưu), Bộ Công-Chánh, Bộ
Kinh-Tế và Bộ Giao-Thông Vận-Tải. Thường mỗi tháng Liên-Bộ họp tại Bộ Công-Chánh
để ấn-định ngày đi về của 4 đoàn công-voa216 trong tháng tới. Đầu tháng là hai
đoàn chánh, xen kẽ là hai toán phụ đi vào giữa tháng. Mỗi chuyến đi và về một
chiều mất 18 ngày.
Một cách cụ-thể, đoàn công-voa chở nhiên-liệu đến Cần-Thơ thuộc các công-ty
Xufa, Shell, Caltex... và các ghe chở nhu-yếu-phẩm như xi-măng, phân-bón để
cung-cấp cho vùng Lục-Tỉnh. Khi đoàn ghe đến Long-Xuyên th́ có các ghe đă
tháp-tùng để đi tới Sóc-Trăng, Bạc-Liêu và đây là điểm chót. Lúc về từ Sóc-Trăng
về Sài-G̣n, đa-số chở gạo. Trung-b́nh mỗi ghe có trọng-tải là 300 tấn, mỗi đoàn
trung-b́nh có 45 ghe. Như thế, mỗi chuyến đi về, một đoàn công-voa đă cung-cấp
cho Thủ-đô 13,500 tấn thực-phẩm và ngược lại cũng ngần ấy tấn nhiên-liệu, và các
vật-dụng khác từ Thủ-đô cung-cấp cho Lục-Tỉnh. Kể cả đi và về, và cả 4 đoàn, mỗi
tháng đoàn Giang-vận, dưới sự hướng-dẫn và bảo-vệ của các chiến-đĩnh Hải-Quân,
đă cung-ứng một số-lượng tiếp-liệu là khoảng 100,000 tấn (13,500x 2 x 4= 108,000
tấn). Nếu sông Ḷng-Tàu, dưới sự bảo-vệ của Hải-Quân đă khiến các tàu-bè ra vào
cặp bến Sài-G̣n an-toàn, Giang-Đoàn 81 Hộ-tống đă âm-thầm đem lại những nhu-cầu
căn-bản cho đồng-bào Thủ-đô và cả vựa lúa vùng Lục-Tỉnh.217
Đoàn
Giang-Vận đi ngang Kinh Chợ-Gạo
Năm 1961
Vào tháng 5 năm 1961, Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền đề-nghị cho gửi thêm
Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam được du-học tại 5 quốc-gia Âu-Châu, tại Nhật-Bản,
Canada và Úc-Đại-Lợi - ngoài các lớp du-học tại Hoa-Kỳ. Vị Tư-Lệnh này cho biết
rằng sự huấn-luyện tại Hoa-Kỳ chỉ là căn-bản, Ông ước-mong là kiến-thức của
Sĩ-Quan Hải-Quân phải được rộng-răi hơn trong các lănh-vực kiến-trúc chiến-hạm,
luyện-kim, sức đẩy hạt nhân... Chỉ nhờ cách-thức đó Hải-Quân Việt-Nam mới có thể
tự-lực cánh-sinh thoát khỏi sự lệ-thuộc và kiểm-soát của người Hoa-Kỳ. Đề-nghị
này bị xếp lại v́ coi là không thực-tế. Chỉ có một Sĩ-Quan được gửi du-học ngoài
nước Mỹ mà thôi.218
Chương-tŕnh MAP (Military Assistance Program) chấp-thuận 406
Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam du-học Hoa-Kỳ về tất cả các ngành chuyên-môn của
Hải-Quân. Ngoài ra, nhiều Sĩ-Quan được đưa đi thực-tập trên các chiến-hạm thuộc
Đệ-Thất Hạm-Đội Hoa-Kỳ.
Các Hộ-Tống-Hạm HQ-01, HQ-04 và HQ-05 của Hải-Quân Việt-Nam tham-dự
cuộc thực-tập đánh tàu ngầm đầu-tiên với các Tiềm-Thuỷ-Đĩnh Hoa-Kỳ Blue Fish và
Blue Gill ngoài khơi vịnh Cam-Ranh. Các Hộ-Tống-Hạm t́m tàu ngầm bằng sonar và
đánh bằng các lựu-đạn tay MK2. Thám-xuất-viên và các nhân-viên khác của Việt-Nam
rất khá trong việc xác-định vị-trí và tấn-công tàu ngầm Hoa-Kỳ.219
Trong những năm liên-tiếp, HQVNCH lưu-tâm nhiều đến việc chống Tiềm-Thuỷ-Đĩnh.
Tuy khả-năng nhân-viên khá nhưng chiến-hạm lại quá cũ. Vỏ tàu mỏng-manh không
chịu nổi áp-lực thuỷ-lựu-đạn mỗi khi phóng cho nổ ngầm dưới nước.220
Tiềm-Thuỷ-Đĩnh Hoa-Kỳ Blue Gill USS-242 thực-tập với các Hộ-Tống-Hạm HQ-01,
HQ-04 và HQ-05 ở ngoài khơi Cam-Ranh.
Lúc này, Hải-Quân Việt-Nam có gần sáu ngàn quân, kể các Sĩ-Quan,
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Lực-Lượng Hải-Thuyền có 80 ghe đủ các loại, tuần-tiễu sát ven-biển
Vùng I Duyên-Hải, từ vĩ-tuyến 17 tới Sa-Huỳnh.
Hải-Lực nhận:
- 1 PCE
(Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Đống-Da II, HQ-07221.
- 1 LSM
(Landing Ship, Medium) Hải-Vận-Hạm Hương-Giang HQ-404.
Trong khi đó các Trục-Lôi-Hạm Hàm-Tử II HQ-114, Chương-Dương II
HQ-115, Bạch-Đằng II HQ-116 theo thứ-tự, lần-lượt hồi-hương. Các MSC là những
chiến-hạm duy-nhất được đóng mới tinh, tuy kích-thước nhỏ-bé nhưng t́nh-trạng về
kỹ-thuật lại tương-đối cao.
Hải-thuyền chạy buồm mang truyền-thống hàng-hải dân-tộc.
Phương-tiện tiêu-chuẩn trên một Trục-Lôi-Hạm dùng phá ḿn cuối thời thập-niên
1950 sang 1960-1970. Những trang-bị quan-trọng gồm có: (1) Trống phát ra
âm-thanh, (2) dây rà tách ra bởi các cây bừa (3) “con heo” giữ cho dây nổi tại
độ sâu cần-thiết (ở đây sử-dụng ”ngư-lôi”, ch́m), (4) kéo cắt dây ḿn đặt dọc
theo đường dây...
Tất cả Thuỷ-Thủ-Đoàn Việt-Nam của các chiến-hạm Việt-Nam đều trải qua
chương-tŕnh huấn-luyện, thực-tập ngoài khơi tại Hoa-Kỳ, rồi mới nhận-lănh
chiến-hạm hồi-hương.
Tổng-số chiến-hạm của Hải-Lực là 21 chiếc.
Tinh-thần Hải-Quân lên cao, khuynh-hướng quốc-gia rơ-rệt 222.
HQ-07 là
chiếc Hộ-Tống-Hạm PCE đầu-tiên của HQVN.
Huy-hiệu Hạm-Trưởng, biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển được
chính-thức ban-hành. Huy-hiệu bằng đồng, được đúc nổi với ngôi sao dẫn-lộ, một
bánh xe 'tay lái tàu' có khắc 3 hàng chữ ṿng quanh: Danh-dự, Tài-đức,
Kỷ-luật.223 Khi đương-nhiệm, các Hạm-Trưởng224 mang huy-hiệu này trên ngực áo
bên phải. Các cựu Hạm-Trưởng mang huy-hiệu trên ngực áo bên trái.
Huy-hiệu Hạm-Trưởng (trái) biểu-tượng cho quyền chỉ-huy trên biển. H́nh giữa và
h́nh bên phải là các huy-hiệu không chính-thức.
“Đại-Tá-Đoàn Tương-Lai của TQLC” từ trái sang phải: Trung-Úy Phạm-Văn-Chung,
Trung-Úy Ngô-Văn-Định, Trung-Úy Nguyễn-Năng- Bảo, Đại-Úy Cổ-Tấn Tinh-Châu,
Đại-Úy Nguyễn-Thành-Yên, Đại-Úy Cao-Văn-Thịnh, Đại-Úy Nguyễn-Văn-Hay, Đại-Úy
Hoàng-Văn-Nam tại sân tập đổ-bộ trực-thăng ở Thủ-Đức năm 1961.
Việc
Thành-lập Liên-đội Người-Nhái.
Thuỷ-Kích TQLC tại Phá Tam-Giang.
Việc thành-lập Liên-đội Người-Nhái225 gặp trở-ngại và xảy ra hơi trễ. Ngay
khi mới làm Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam, HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền đă đề-nghị việc
thành-lập một Liên-Đội Người-Nhái để bảo-vệ các tàu-bè, tàu cũng như các
cầu-cống. Lúc đầu các cố-vấn Mỹ chống lại đề-nghị này v́ họ tin rằng Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam đă được giao cho trọng-trách này.
Sau khi HQ Hoa-Kỳ không nhận huấn-luyện Người-Nhái, phía Việt-Nam đă gửi Sĩ-Quan
và Đoàn-Viên sang Đài-Loan để thụ-huấn vào năm 1960. Một Sĩ-Quan và và bảy
Đoàn-Viên được huấn-luyện ở Đài-Loan đă trở-thành ṇng-cốt của Liên-Đội
Người-Nhái sau này.
Tổ-chức Người-Nhái HQVN được chính-thức thành-lập vào tháng 7, 1961. Lúc
đầu, Lực-Lượng này được chấp-thuận một cấp-số 48 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên và được
trao cho trách-nhiệm tháo-gỡ các chướng-ngại-vật dưới nước, bảo-vệ các hải-cảng
quân-sự và thực-hiện các cuộc hành-quân đặc-biệt trong các sông-ng̣i.
Hoạt-động Tuần-dương hỗn-hợp với Đệ-Thất Hạm-Đội.
Vào đầu thập-niên 1960, nhiều tin-tức t́nh-báo ghi-nhận những nỗ-lực của
Cộng-Sản gia-tăng xâm-nhập bằng đường biển. Trong khi việc tuần-tiễu vùng
cận-duyên có thể trông cậy vào những đơn-vị hải-thuyền đang được thành-lập, việc
ngăn-chặn những chuyến tàu lớn của Bắc-Việt vượt Vĩ-tuyến 17 ngoài khơi 30
hải-lư rơ-ràng ngoài khả-năng của Hải-lực Việt-Nam lúc đó. Sau khi kế-hoạch
tổng-quát được nghiên-cứu và chấp-thuận, cuộc tuần-dương hỗn-hợp Việt-Mỹ đă
khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961226.
Kế-hoạch
tổng-quát về tuần-dương khởi-sự vào ngày 22 tháng 12 năm 1961
Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Không-Thám Hoa-Kỳ cũng thiết-lập một trục tuần-tiễu
cách bờ 30 Hải-lư ra ngoài tới vùng quần-đảo Hoàng-Sa bằng các Thuỷ-phi-cơ
Martin của Không-Đoàn Tuần-Thám VP 40. Các phi-cơ này đặt căn-cứ tại Đài-Loan227
tuần-tiễu bất-thường, nhưng ít nhất hai ngày một lần.
Các chiến-hạm được chỉ-định tuần-tiễu 10 ngày ngoài biển và về
Đà-Nẵng nghỉ 5 ngày. Các chiến-hạm được chỉ-thị là chạy đi chạy lại trong
khu-vực trách-nhiệm. Mỗi chiến-hạm được chỉ-định tuần-dương 30 ngày cho mỗi
chuyến công-tác, tức là có mặt tại Vĩ-tuyến ba lần và có 15 ngày nghỉ bến. Do
đó, tại Đà-Nẵng luôn-luôn phải có ít nhất là 3 chiến-hạm. Lệnh công-tác của mỗi
chiến-hạm được dự-trù là 45 ngày.
Thuỷ-Phi-Cơ Martin P5M-2 Marlin đang phóng 2 hoả-tiễn.
Đây là lần đầu-tiên Hải-Quân Việt-Nam phải tuần-tiễu lâu-dài và
bắt-buộc phải hải-hành thường-trực trong 10 ngày đêm. Các Hộ-Tống-Hạm PC có bề
ngang rất hẹp, 24 bộ trong khi dài tới 174 bộ, thường lắc rất mạnh những khi đi
sóng ngang. Trong mùa gió Đông-Bắc biển rất xấu, các PC gần như là một
Tiềm-Thuỷ-Đĩnh, lúc nào cũng bị nước bao-phủ từ sàn tàu lên tới đài chỉ-huy. Khi
tuần-tiễu theo trục Đông-Tây, các chiến-hạm phải đi hơi ngang sóng, do đó,
mức-độ lắc-lư của các Hộ-Tống-Hạm có thể nói là khủng-khiếp.228
Việc tuần-tiễu được khởi-sự vào mùa Đông, đúng lúc gió-mùa Đông-Bắc
thổi mạnh, và vùng biển gần vĩ-tuyến 17 có sóng lớn, mưa phùn và lạnh-lẽo. Trong
khi thực-phẩm và tiếp-liệu thiếu-thốn, công-tác tuần-dương lúc đó quả thực
vất-vả, đôi khi vượt quá thể-lực và sức chịu-đựng của người Việt-Nam cỡ
trung-b́nh. Đặc-biệt là nước uống trên Hộ-Tống-Hạm PC rất kém tiêu-chuẩn, thường
có màu vàng v́ lẫn-lộn rỉ-sét. Được đào-luyện trong những hoàn-cảnh khắt-khe như
vậy, mười năm sau có rất nhiều Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan "vĩ-tuyến" đă trở nên những
cấp chỉ-huy lỗi-lạc trong Hải-Quân Việt-Nam thời thập-niên 1970.
Các
Hộ-Tống-Hạm PC h́nh như lá tre (bề ngang rất hẹp, 23 bộ trong khi bề dài tới 174
bộ) thường lắc rất mạnh khi sóng ngang.
Phải chờ đợi nhiều năm, khi Hải-Quân Việt-Nam có các chiến-hạm lớn hơn và khi
hạn-kỳ 10 + 5 ngày được rút ngắn xuống c̣n 6 ngày tuần-dương + 3 ngày nghỉ bến,
cuộc sống "tuần-dương Biển-Bắc" mới một phần nào bớt cơ-cực.
Nhiệm-vụ
của HQVNCH và việc Thi-hành.
Qua hai đạo dụ: Dụ số 1 ngày 1 tháng 7 năm 1949 và Dụ số 2 ngày 6
tháng 3 năm 1952 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư ban-hành, việc thành-lập Hải-Quân
cũng như nhiệm-vụ của tổ-chức này đă được đề-cập đến lần đầu-tiên.
Nhiệm-vụ HQVN bao-gồm công-tác canh-pḥng và kiểm-soát miền
duyên-hải, hải-đảo cùng các thuỷ-lộ nội-địa. Hải-Quy Việt-Nam229 có ghi Nhiệm-vụ
và Thi-hành của HQVN ngay trong những trang đầu-tiên.
Để
nhiệm-vụ trên được hoàn-tất, Hải-Quân Việt-Nam thi-hành những công-tác như sau:
- Kiểm-soát an-ninh duyên-hải
- Ngăn-chặn địch xâm-nhập
- Rà-ḿn, khai-quang hải-cảng và thuỷ-lộ
- Phối-hợp Không-Quân và Lục-Quân trong các cuộc hành-quân liên-quân
- Bảo-vệ an-ninh hệ-thống thuỷ-lộ
- Yểm-trợ lực-lượng bạn cả trên hai phương-diện hành-quân và tiếp-vận.
Có hàng
chục ngàn ghe-thuyền qua lại trên Biển-Đông. An-ninh duyên-hải bao-gồm việc
kiểm-soát các thuyền tương-tự như chiếc này.
Xem như vậy, nhiệm-vụ Hải-Quân chỉ có tính-cách pḥng-thủ như kiểm-soát,
ngăn-chặn, giữ-ǵn an-ninh, yểm-trợ quân bạn v.v… Trong suốt quá-tŕnh
hoạt-động, những quy-định này ảnh-hưởng rất nhiều, gây bất-lợi cho kết-quả sau
cùng của cuộc chiến. Hải-Quân vốn là một phương-tiện thế-công230, nhưng ưu-điểm
này đă không bao-giờ được phát-huy suốt trong cuộc chiến.
Quan-niệm Thế-công của Hải-Quân
Đọc tài-liệu liên-hệ đến HQVNCH, người ta thấy có hai trường-hợp, ưu-điểm
thế-công của Hải-Quân đă được Quân-đội nhắc đến một cách sơ-sài như sau:
-
Lần đầu là vào năm 1956, khi hào-khí của Hải-Quân nhất là Hải-Lực vừa
mới dâng-cao, khả-năng của HQVNCH được một số chức-quyền tin-tưởng. Những Vị này
nghĩ rằng: Nếu một khi Hải-Quân được trang-bị đầy-đủ, huấn-luyện kỹ-lưỡng,
Quân-chủng này có thể thi-hành các hoạt-động tấn-công tiêu-diệt địch bằng những
phương-cách như sau:
(1) Phong-toả hải-phận địch-quân.
(2) Đổ-bộ chiếm-cứ lănh-thổ địch.
(3) Hành-Quân phá-huỷ các vị-trí địch.
(4) Tiêu-diệt Hải-Quân của địch.
Quan-niệm như vậy có thể đúng. Tuy vậy trong thời-điểm 1956 đó quả là một
tham-vọng quá lớn-lao231, vượt ngoài khả-năng thực-hiện của Việt-Nam Cộng-Hoà
nói chung và HQVNCH nói riêng. Với phương-tiện thô-sơ, trang-bị nghèo-nàn; không
một ai có thể nào làm được chuyện lớn!
-
Lần thứ nh́ vào khoảng năm 1972-1973, phương-tiện thế-công của
Hải-Quân sống lại với ư-kiến của Đại-Tướng Cao-Văn-Viên về việc tấn-công
Miền-Bắc để pḥng-thủ Miền-Nam.232 Trung-Tá Nguyễn-Đạt-Thịnh thuộc Tổng-Cục
Chiến-Tranh Chính-Trị cũng khai-triển kế-hoạch này qua một số bài báo. Theo đó
VNCH bất-thần sử-dụng Hải-Quân mang vài Sư-Đoàn đổ-bộ bờ-biển Bắc-phần Việt-Nam.
Kế-hoạch đó tuy vậy chưa bao-giờ được Bộ Tổng-Tham-Mưu nghiên-cứu một cách
nghiêm-chỉnh và ước-lượng mức-độ khả-thi233.
Bỏ ngoài những sách-lược chỉ có tính-cách giấy-tờ, HQVNCH cũng đă
từng thực-hiện những công-tác nhỏ, tấn-công hậu-tuyến địch ngoài Bắc-Việt bằng
Hải-tuần. Kết-quả đáng khích-lệ, nhưng tiếc rằng kế-hoạch chỉ được thi-hành nửa
vời, đứt đoạn, chưa đ́ đến nơi đến chốn.
Tem thư
“Chuẩn-bị Bắc-Tiến” của Hoạ-Sĩ Vơ-Hùng-Kiệt.
Cựu Tư-Lệnh HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ, khi được hỏi về chuyện này trong thập-niên
1980, đă phát-biểu như sau: "Tôi chỉ tiếc một điều là từ lâu "họ" đă không
khai-thác tiềm-năng của Hải-Quân, không sử-dụng được đúng mức một lực-lượng
tinh-nhuệ và hùng-hậu nhất nh́ trong vùng biển Thái-B́nh-Dương..."234
Người Việt-Nam chúng ta suy-tôn 3 vị anh-hùng bách-chiến là
Lư-Thường-Kiệt, Trần-Hưng-Đạo và Nguyễn-Huệ. Cả ba nhà quân-sự này đều đă
tận-dụng ưu-điểm thế-công của quân thuỷ. Gần thời-đại chúng ta nhất có
Quang-Trung Hoàng-Đế Nguyễn-Huệ. Thành-tích biệt-lệ bách-chiến bách-thắng của
nhà Vua chính là nhờ biết sử-dụng Hải-Quân. Giáo-Sư Sử-Học Nguyễn-Nhă đă
khẳng-định như vậy khi viết rằng: "Trong các cuộc đánh chiếm Gia-Định, Phú-Xuân
cũng như ra Bắc-Hà để diệt hai họ Nguyễn, Trịnh; Nguyễn-Huệ luôn-luôn tiến
đại-quân bằng đường thuỷ. Nguyễn-Huệ là chiến-lược-gia đại-tài về “chiến-lược
gió-mùa”, lợi-dụng đường biển và mùa gió đại-thắng địch-quân."235
Người Hoa-Kỳ cũng nh́n thấy những ưu-điểm thế-công trong chiến-trận
Việt-Nam. Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp, Tư-Lệnh Thái-B́nh-Dương, đă nhiều lần
thúc-dục chính-phủ sớm ra lệnh cho Hải-Quân phong-toả vịnh Bắc-Việt.236 Nếu
Hoa-kỳ chịu thi-hành kế-hoạch này, tránh kế-hoạch leo thang chiến-tranh từ-từ
th́ trận chiến Việt-Nam có lẽ đă đổi chiều, và nhất là có thể đă cứu-vớt được
nhiều sinh-mạng không bị hy-sinh vô-ích.
Lược-đồ
kế-hoạch thả ḿn phong-toả Hải-cảng Hải-Pḥng
Giang-Lực trong những năm 1960-1961
Vào tháng 10 năm 1960, Giang-Lực đảm-nhiệm thêm công-tác Hộ-tống các
công-voa chở than từ Năm-Căn và gạo từ Cà-Mau, Rạch-Giá, Châu-Đốc và Bạc-Liêu,
từ châu-thổ sông Cửu-Long lên Sài-G̣n. Đôi khi Việt-Cộng, gần như cắt đứt
Sài-G̣n ra khỏi con đường tiếp-tế này. Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực biệt-phái 18
STCAN, 4 LCM và 8 LCVP cho một đơn-vị gọi là Toán Hộ-tống Giang Hành. Đơn-vị này
đă Hộ-tống khoảng từ sáu đến tám chuyến công-voa khứ-hồi mỗi tháng. Trong năm
1961, Hải-Quân trợ-giúp cho việc chuyên-chở trên một triệu tấn hàng-hoá từ
châu-thổ. Cộng-Sản đă cố-gắng khuấy-phá các đoàn công-voa nhiều lần. Có tới năm
trường-hợp địch-quân giật ḿn, nhưng không có tàu chuyên-chở nào bị thiệt-hại
đáng kể.
Ngay cả trước khi tiếp-nhận thêm công-tác hộ-tống công-voa, Giang-Lực đă bị
thiếu quân-số để có thể cung-ứng cho tất cả các chiến-đĩnh. Vào tháng 12, 1960,
quân-số được trang-bị cho các chiến-đĩnh xuống tới mức 50% cấp-số đ̣i-hỏi. V́
lư-do này, khả-năng tác-chiến của Giang-Lực đă bị hạn-chế. Trung-Tá Quyền đă
đề-nghị một cuộc gia-tăng quân-số trong tương-lai cho toàn-thể Hải-Quân, nhưng
trong khi chờ đợi, ông đă thuyên-chuyển binh-sĩ từ các đơn-vị khác tới để
tăng-cường cho Giang-Lực.
Năm 1960, các Giang-Đoàn được chấp-thuận một cấp-số tổng-cộng 602
người, nhưng chỉ có 340 người hiện-diện. Vào tháng 3 năm 1961, chính nhờ nỗ-lực
của Trung-Tá Quyền, con số này đă được tăng lên 422 người, đó là một tiến-triển
khả-quan. Tư-Lệnh Đệ-Thất Hạm-Đội HQHK là Đô-Đốc Felt đă thảo-luận vấn-đề này
với Tổng-Thống Diệm trong khi Ông viếng thăm Việt-Nam ngày 29 tháng 9 năm 1961.
Tuy-nhiên, vào tháng 10 năm 1961, các Cố-Vấn báo-cáo là Giang-Lực vẫn c̣n thiếu
30% quân-số.237
Phối-hợp
Hoạt-động giữa Hải-Quân và Lục-Quân
Giang-Lực chưa được sử-dụng tới mức hiệu-năng tối-đa. Người Mỹ vẫn cho rằng sự
thiếu-hụt quân-số chính là lư-do của vấn-đề này, nhưng cũng c̣n các lư-do khác
nữa. V́ Lục-Quân ít khi sử-dụng các Sĩ-Quan Hải-Quân trong việc hoạch-định các
kế-hoạch hành-quân, các Lực-Lượng của Giang-Lực thường được tập-trung vào lúc
chót, do đó chỉ quy-tụ được một số ít các Giang-Đĩnh. Toán Giang-Đĩnh nhỏ-bé
được sử-dụng cho cuộc hành-quân không đủ sức để chống-cự những cuộc tấn-công lớn
của địch. Và chỉ có các tàu đổ-bộ loại LCU, LSIL, và các LCM
Commandement/Monitor mới được trang-bị đầy-đủ các dụng-cụ truyền-tin; việc
kêu-gọi các Lực-Lượng bạn để tăng-cường đôi khi gặp trở-ngại.
Cũng thế, Lục-Quân cũng rất sợ-hăi ảnh-hưởng tai-hại của các vụ Cộng-Sản giật
ḿn đối với các đơn-vị của họ. Các cuộc tấn-công bằng ḿn, thường được tiếp-nối
các chiến-thuật đă được địch-quân phát-triển trong cuộc chiến chống Pháp tại
Đông-Dương. Một quả ḿn được điều-khiển cho nổ sẽ có thể làm cho chiếc tàu dẫn
đầu bị dừng lại trong lạch và địch-quân có thể tấn-công tất cả tàu trong đoàn từ
hai bên bờ. Giang-Lực cố-gắng chống lại chiến-thuật này bằng các dụng-cụ rà-ḿn
rất thô-sơ nhưng cũng hữu-hiệu, gồm có các móc được kéo hai bên các LCVP hoặc
dây cáp được căng giữa hai LCVP để cắt đứt dây điều-khiển ḿn.
Sơ-đồ
cách-thức gài ḿn trên sông.
Tuy-nhiên, không có sự pḥng-ngừa về ḿn vào ngày 25 tháng 11 năm 1960, khi một
chiếc LCM bị nổ ḿn gần làng Hậu-Mỹ trong tỉnh Định-Tường. Cuộc hành-quân này
bắt-đầu khi vị Tư-Lệnh Bộ-Binh Vùng, không hỏi ư-kiến của Hải-Quân đă ra lệnh
cho Giang-Lực chuyên-chở một Tiểu-Đoàn Bộ-Binh từ Tây-Ninh đến một vị-trí ở ven
Đồng-Tháp-Mười. Vào lúc 6 giờ chiều, trong khi ba chiếc LCM chở mỗi chiếc 150
người, đến Hậu-Mỹ trên kinh Ba-Mươi-Tám, một tiếng nổ kinh-thiên động-địa phát
ra. Sức mạnh của nó nhấc-bổng chiếc LCM đi đầu lên khỏi mặt nước, phá thủng vách
sắt gần cửa mũi, và làm lơm nóc mui bên trên boong chở chiến-xa. Binh-sĩ ngồi
trên boong chở chiến-xa bị hất lên đụng đầu vào mái, mũi súng của họ chọc thủng
lớp ván gỗ bên trên. Khi đạn từ hai bên bờ kinh bao-phủ lực-lượng, những LCM
báo-cáo với đại-bác 20 ly và đại-liên. Các Chiến-đĩnh sau đó ủi băi bên bờ trái
và đổ-bộ-binh-sĩ. Một lực-lượng hùng-hậu địch tiếp-tục tấn-công từ một địa-điểm
cách bờ kinh 100 thước. Sau mười phút giao-tranh, địch rút-lui và lực-lượng ta
kiểm-điểm tổn-thất. 8 Binh-sĩ tử-trận và 23 Binh-sĩ bị thương nặng, đa-số v́ bị
ḿn của địch.
Vào tháng 7 năm 1961, Giang-Lực đóng một vai-tṛ hữu-hiệu hơn trong
cuộc hành-quân lớn và có kết-quả nhất kể từ năm 1954. Chiến-dịch mệnh-danh
Đồng-Tiến được tổ-chức tại tỉnh Kiến-Phong trong vùng đồng-lầy của quận Mỹ-An.
Khu-vực tiếp-xúc ở phía Bắc với kinh Đồng-Tiến, phía Nam với kinh Tháp-Mười,
phía Đông với kinh Tư-Mới, và về phía Đông sông Cửu-Long.
Khu-vực này từ lâu đă được biết là một cứ-điểm quan-trọng của Cộng-sản. Buổi
sáng ngày 14 tháng 7 năm 1961, Tiểu-Đĩnh và các đơn-vị Pháo-Binh Lục-Quân
chiếm-giữ các yếu-điểm dọc theo các kinh Tháp-Mười, kinh Tư-Mới và bắt-đầu
tấn-công doanh-trại của địch. Trong đêm đó, các lực-lượng khác của Giang-Lực
đổ-bộ một Tiểu-Đoàn Nhảy-Dù dọc theo kinh Đồng-Tiến, và từ tờ-mờ sáng, Binh-sĩ
bắt-đầu tiến về phía Nam tới làng Mỹ-Quí. Khi quân Cộng-Sản bị bao-vây và muốn
trốn chạy về phía Bắc, chúng bị Tiểu-Đoàn Nhảy-Dù ngăn-chặn. Lực-Lượng địch
cuối-cùng bị đánh tan sau 6 giờ giao-tranh vào buổi sáng ngày 16 tháng 7 năm
1961. Tiểu-Đoàn 52 Cộng-Sản và một Đại-Đội của Tiểu-Đoàn 504 Cộng-Sản bị loại ra
khỏi ṿng-chiến 167 người, 11 bị bắt làm tù-binh, tịch-thu 85 vũ-khí vừa
cộng-đồng và cá-nhân. Sau cuộc hành-quân, các đơn-vị tham-dự trở về Sài-G̣n được
đón-tiếp trọng-thể.
Ngoài ra, Giang-Lực c̣n thực-hiện thêm nhiều cuộc hành-quân hỗn-hợp khác nữa với
Lục-Quân. Trong năm 1961, đă có 27 cuộc hành-quân hỗn-hợp như vậy238.
Thuỷ-Quân Lục-Chiến lớn mạnh
Song-song với đà phát-triển của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà (QLVNCH)
từ năm 1956 đến 1960, Tiểu-Đoàn 2 và Tiểu-Đoàn 4 được thành-lập; Thuỷ-Quân
Lục-Chiến cải-tiến thành Liên-Đoàn vào năm 1961. Các Sĩ-Quan chỉ-huy TQLC trong
thời-gian này là:
Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng239 từ 1-10-1954 đến 17-6-1956
Thiếu-Tá Phạm-Văn-Liễu từ 18-1-1956 đến 22-8- 1956
Đại-Úy Bùi-Phó-Chí, XLTV từ 23-8-1956 đến 1-10-1956
Thiếu-Tá Lê-Nhữ-Hùng từ 2-10-1956 đến 23-5-1960
Thiếu-Tá Lê-Nguyên-Khang từ 24-5-1960 đến 15-12-1963.240
Để yểm-trợ đặc-biệt cho những cuộc hành-quân thuỷ-bộ, Đại-Đội
Yểm-Trợ Thuỷ-Bộ, Đại-Đội Vận-Tải, Đại-Đội Truyền-Tin, Đại-Đội Quân-Y, v.v...
kế-tiếp nhau ra đời. Năm 1962, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh thành-h́nh gồm 2 Pháo-Đội
75 ly và 1 Pháo-Đội 105 ly.
Đại-bác
Dă-chiến Howitzer 105 ly của TQLC Việt-Nam.
Năm 1962
- Tháng 2, Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-Pḥng được thành-lập và đặt
trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Địa-Phương-Quân. Hải-Quân Trung-Tá Trần-Văn-Chơn là
Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên.241
Lực-Lượng Hải-Thuyền dự-trù bành-trướng tới 61 ghe chủ-lực, hơn 200
ghe di-cư, 320 ghe buồm và 23 ghe chủ-lực đang đóng. Các Ghe Chủ-lực trang-bị
máy Gray Marine 225 mă-lực, chạy bằng dầu cặn. Căn-cứ của 28 Duyên-Đoàn được
xây-cất hầu-hết nơi các cửa sông, tiện-lợi cho cả hai việc hoạt-động và
pḥng-thủ.
H́nh-ảnh
những chiến-thuyền đầu-tiên của Lực-Lượng Hải-Thuyền ở Đà-Nẵng
Ghe
Chủ-Lực có thể chạy tới 12 gút.
Từ khi thành-lập, Thuỷ-Quân Lục-Chiến chỉ chuyên phối-hợp với
Hải-Quân trong những cuộc hành-quân thuỷ-bộ, chuyên-chở bằng chiến-đĩnh. Năm
1961, Thuỷ-Quân Lục-Chiến được huấn-luyện Trực-thăng-vận để có thể hành-quân
không-vận một cách thần-tốc hơn. Khả-năng mới này được thử-nghiệm thực-tế ngoài
chiến-trường.
H́nh-ảnh
TQLC trong cuộc hành-quân Trực-thăng-vận đầu-tiên ngày 22-4-1962 tại Sóc-Trăng
- Tháng 6, Lực-Lượng Giang-Pḥng nhận 145 LCVP để lập thành 24
Đại-đội Tuần-Giang.
- Tháng 8, Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang tuyển-chọn 100
SVSQ cho khoá 12, tức gấp đôi số sinh-viên khoá 10 và đông hơn khoá 11 tới 20%;
Thời-gian thụ-huấn được rút ngắn c̣n 18 tháng, thay v́ hai năm như các khoá
trước.
Giữa năm 1962 Sinh-Viên khoá 10 SQHQ đi thực-tập hải-nghiệp trên các
chiến-hạm Trục-Lôi MSC một tháng, đường Nha-Trang qua Subic-Bay, Phi-Luật-Tân và
trở về lại Cầu-Đá Nha-Trang. Khoá này là khoá đầu-tiên theo ảnh-hưởng
phương-pháp huấn-luyện phối-hợp Chỉ-huy và Cơ-khí (Line Officer). Qua nhiều kỳ
thi sát-hạch khả-năng, chỉ có 37 Sĩ-Quan trong số 53 khoá-sinh được mang cấp
Hải-Quân Thiếu-Úy.242 Họ ra trường ngày 14 tháng 07 năm 1962.
- Tháng 10, sáu mươi hai Người-Nhái tốt-nghiệp khoá Hải-Kích, do sự
huấn-luyện của SEAL Hoa-Kỳ. Danh-từ SEAL là chữ viết tắt từ ba chữ: Sea, Air,
Land.243
Cũng thời-gian này, Hải-Đoàn 22 Xung-phong244 được thành-lập với 19
Chiến-đĩnh và hơn 200 Đoàn-Viên.
Một toán
Hải-Kích và xuồng xung-kích.
Hải-Lực tiếp-nhận:
- 2 PCE (Patrol Craft Escort) Hộ-Tống-Hạm Chi-Lăng II HQ-08, Kỳ-Hoà
HQ-09.
- 1 LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang HQ-405.
- 2 LST (Landing Ship, Tank) Dương-Vận-Hạm Cam-Ranh HQ-500245 và
Dương-Vận-Hạm Đà-Nẵng HQ-501.246
Hộ-Tống-Hạm Chi-Lăng II, HQ-08.
HQ-500
Cam-Ranh là chiếc Dương-Vận-Hạm đầu-tiên của HQVNCH, được trang-bị 4
tiểu-vận-đĩnh LCVP.
Khu-Trục-Hạm Mahan (DLG-11) đến thăm thiện-chí Sài-G̣n nhân dịp Quốc-Khánh VNCH
1962.
Năm 1963
Hành-Quân Sóng T́nh Thương khai-diễn ngày 3 tháng 1 năm 1963 với
mục-đích tái-chiếm và b́nh-định khu-vực Năm-Căn. Hải-Quân Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền,
TL/HQVN đích-thân làm Chỉ-Huy-Trưởng.
-
Chỉ-huy Lực-Lượng Đổ-Bộ: Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang
-
Tham-Mưu-Trưởng: HQ Thiếu-Tá Đinh-Mạnh-Hùng
Quan-niệm Hành-Quân như sau:
(1)
Giai-đoạn I: (Khoảng 1 tháng)
Lực-Lượng TQLC đổ-bộ từ mỏm Cà-Mau (Xóm Mới), hành-quân truy-lùng và
tiêu-diệt địch tại phía Nam sông Cửa-Lớn; sau đó các Chiến-hạm và Hải-Thuyền
cùng TQLC vào tái-chiếm Năm-Căn. Một Hải-Đoàn khai-thông thuỷ-lộ từ Đầm-Dơi
xuống Năm-Căn.
(2)
Giai-đoạn II: (Khoảng 1 tháng) HQ Thiếu-Tá Nghiêm-Văn-Phú chỉ-huy.
-
Xây-dựng căn-cứ Năm-Căn. Tái-lập quận Năm-Căn.
-
Hành-Quân mở rộng vùng b́nh-định.
(3)
Giai-đoạn II:
-
Công-tác b́nh-định do giới-chức lănh-thổ thi-hành Hải-Quân yểm-trợ
an-ninh đường thuỷ.
Đại-Tướng Lê-Văn-Tỵ TTMT/QLVNCH (1955-1963).
Đại-Tướng Lê-Văn-Tỵ TTMT/QĐVNCH, đă có nhận-xét về như sau: Miền-Nam
Việt-Nam nhiều sông lạch, các cuộc hành-quân Đinh-Tiên-Hoàng, Hoàng-Diệu, và
Nguyễn-Huệ đă không thể nào thành-công được nếu không có sự yểm-trợ của
Hải-Quân.247
Thuỷ-Quân Lục-Chiến phải lội nước từ Hải-Vân-Hạm lên hành-quân tiễu-trừ Cộng-Sản
Vùng Mũi Cà-Mau. (Photo courtesy of Lieutenant Colonel Michael Gott, USMC).
TQLC vào
b́nh-định Năm-Căn.
Trong năm này, 5 thuỷ-xưởng được thành-lập tại các Duyên-khu.
Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền tại Phú-Quốc được dời về Cam-Ranh.
Hải-Quân có thêm một chiến-hạm và chiến-đĩnh đáng kể như sau:
(1)Hải-Lực nhận:
- 1 LSM Hải-Vận-Hạm Hậu-Giang, HQ-406.
- 1 LST Dương-Vận-Hạm Thị-Nại, HQ-502.
- 1 YOG (Yard Oil Gasoline Barge, Self-propelled) Hoả-Vận-Hạm
HQ-471.
- 2 Hộ-Tống-Hạm (Nguyên-thuỷ là Trục-Lôi-Hạm Hạm-Đội MSF-
Minesweeper, Fleet: MSF 300 Serene và MSF 301 Shelter. Hải-Quân Hoa-Kỳ biến-cải
thành Hộ-Tống-Hạm, PCE -Patrol Craft Escort).
- Hải-Lực cũng bắt đầu tiếp-nhận dần-dần các Tuần-Duyên-Đĩnh248 PGM
(Patrol Motor Gunboat). Theo chương-tŕnh MAP, HQVN sẽ được trang-bị 12 PGM.
Ngay trong năm 1963, 10 chiếc Tuần-Duyên-Đĩnh được chuyển-giao.
-
HQ-600 Phú-Dự, HQ-601 Tiên-Mới, HQ-602 Minh-Hoa, HQ-603 Kiến-Vàng, HQ-604
Kèo-Ngựa chuyển-giao vào tháng 2.
-
HQ-605 Kim-Quy, HQ-606 May-Rút, HQ-607 Nam-Du chuyển-giao tháng 5. HQ-608
Hoa-Lư, HQ-609 Tổ-Yến chuyển-giao tháng 7.
(2)
Giang-Lực nhận:
-
24 monitors, một số LCVP, nâng tổng-số giang-đĩnh lên 208 chiếc.
-
12 MLM (Minesweeping Launch) mang số từ HQ-150 đến HQ-161 để trang-bị cho
Giang-Đoàn Trục-lôi.
Tuần-Duyên-Đĩnh May-Rút, HQ-606.
Thời-gian này Hải-Quân có hơn sáu ngàn quân các cấp. Lực-Lượng
Hải-Thuyền có 66 Sĩ-Quan (Sĩ-Quan Hải-Quân), 375 Hạ-Sĩ-Quan và 3,359 Đoàn-Viên.
Đầu tháng 4/1963, Khoá 11 Đệ-Nhất Bảo-B́nh là khoá đầu-tiên bị rút
ngắn học-tŕnh xuống 20 tháng, vội-vă ra trường. Sau đó có lệnh thuyên-chuyển
các tân HQ Thiếu-Úy khoá này tất cả xuống chiến-hạm để đi biển.249
HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền bị hạ-sát vào ngày Ông từ-chối Ông (Thiếu-Tá
Trương-Ngọc-) Lực và Ông (Đại-Úy Nguyễn-Kim-Hương) Giang không chịu ủng-hộ quân
đảo-chính, đúng vào ngày sinh-nhật của Ông tức ngày Lễ Các Thánh 1/11/1963250.
HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang, lúc đó đang chỉ-huy Giang-Lực, được thăng-cấp Đại-Tá
lên nhận quyền Tư-Lệnh Hải-Quân.
HQ
Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền.
Các tài-liệu c̣n sót lại sau hơn 40 năm cho biết Hải-Quân VNCH
luôn-luôn quan-niệm rằng Hạm-đội Sông-Biển là tài-sản của quốc-gia, không thuộc
riêng một cá-nhân hay phe-phái nào. Có lẽ v́ vậy, theo tác-giả Ngô-Đ́nh-Châu,
số-lượng Sĩ-Quan Hải-Quân hoạt-động (chính-trị) trong phe đảo-chánh lật đổ
Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm không có nhiều.251
Khoá 13
SVSQ/HQ và các Sĩ-Quan Sinh-Viên Hiện-dịch
Kể
từ khi thành-lập, Trường Hải-Quân Việt-Nam chỉ đào-tạo các Sĩ-Quan Trừ-bị. Năm
1963, Bộ Quốc-Pḥng bắt đầu có ư-định tăng-cường cho Hải-Quân các Sĩ-Quan
Hiện-dịch.
Đầu tháng 4 năm 1963 Khoá 13 Đệ-Nhị Dương-Cưu nhập quân-trường, tổng-số 80
Sinh-Viên (dự-trù 100 nhưng dành 20 chỗ cho các tân Sĩ-Quan tốt-nghiệp Vơ-Bị
Đà-Lạt đến thụ-huấn) học-tŕnh 18 tháng và tất cả thuộc ngành Chỉ-Huy252.
Vào tháng 7 năm 1963, khi khoá 13 vừa xong thời-gian huấn-nhục, 15 Thiếu-Úy
Hiện-Dịch tốt-nghiệp Khoá 16 trường Vơ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam (TVBQG/VN)253 tại
Đà-Lạt được gửi nhập-học khoá này để chuyển qua Hải-Quân ngành Hiện-Dịch.
Tuy-nhiên sau khi thực-tập hải-hành trên chiến-hạm chờ hết thời-gian huấn-nhục
của Khoá 13 th́ có 3 Thiếu-Úy xin trở lại Lục-Quân v́ không chịu được sóng và
khi bắt đầu khoá học lại có 5 Thiếu-Úy nữa bỏ về Lục-Quân254. Sau cùng chỉ c̣n 7
Sĩ-Quan ở lại học khoá 13 SQHQNT mà thôi.
Đó là lần đầu và cũng là lần chót Sĩ-Quan tốt-nghiệp trường Vơ-Bị
Đà-Lạt sang học Hải-Quân. Chương-tŕnh này được bộ TTM đề-nghị Bộ Quốc-Pḥng
huỷ-bỏ. Ít năm sau thay v́ lấy những Sĩ-Quan tốt-nghiệp, HQVN nhận huấn-luyện
hải-nghiệp cho các Sinh-Viên của trường đó.
Các SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân trong
chương-tŕnh học Quân-Binh-chủng. Những Sinh-Viên này, sau khi tốt-nghiệp tại
“trường mẹ” Đà-Lạt sẽ được sang phục-vụ Hải-Quân với cấp-bậc Hải-Quân Thiếu-Úy
Hiện-dịch. Tất cả những Sĩ-Quan Hiện-dịch khởi-sự hải-nghiệp trên chiến-hạm255.
Các SVSQ
Hiện-dịch Đà-Lạt được gửi xuống theo học chuyên-nghiệp Hải-Quân.
Một toán
Danh-Dự Hầu-Kỳ của SVSQ Hiện-dịch Đà-Lạt.
Cam-Ranh, Quân-cảng Việt-Nam.
Không những Hạm-đội Sông-Biển là tài-sản chung, mà ngay cả Quân-Cảng
cũng là những sở-hữu thiêng-liêng của quốc-gia.
Qua các tài-liệu Hải-Sử Việt-Nam, Cam-Ranh luôn-luôn được ghi-nhận
là một quân-cảng quan-trọng. Có nhiều bài báo từ Hà-Nội vu-khống cho Việt-Nam
Cộng-Hoà đă nhượng Cảng này cho Hoa-Kỳ trong thời chiến-tranh như một món quà
dâng đế-quốc. Sau nhiều thập-niên, Lịch-Sử đă trả lời cho sự thật.
Trong cuốn sách “Việt-Nam - Cuộc chiến 1858 – 1975”256, các tác-giả
Nguyễn-Khắc-Cẩn, Phạm-Viết-Thực biên-soạn tại Hà-Nội; đă đặc-biệt ghi-chú một
chi-tiết257 quan-trọng như sau: "Lúc sinh-thời, ông Diệm kiên-quyết phản-đối
việc nhường quân-cảng Cam-Ranh cho nước ngoài thuê mướn, phản-đối việc đưa quân
nước ngoài vào tham-chiến ở Việt-Nam". Những tác-giả này đă có đầu óc
"khách-quan khoa học" ghi-nhận đúng-đắn về một nhân-vật lịch-sử.258
Cam-Ranh, Quân-cảng hàng đầu của Việt-Nam.
Thuỷ-Quân Lục-Chiến trở-thành Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị
Trong năm 1963, Lực-Lượng Thuỷ-Quân Lục-Chiến trở-thành Lữ-Đoàn,
được tách rời khỏi sự yểm-trợ tiếp-vận của Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Thuỷ-Quân
Lục-Chiến trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu / Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà (BTTM
/QLVNCH) về mọi mặt. Tư-Lệnh đầu-tiên của Lữ-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến là
Trung-Tá Lê-Nguyên-Khang.259
V́ nhu-cầu chiến-trường, Thuỷ-Quân Lục-Chiến cũng như Nhảy Dù
trở-thành lực-lượng Tổng-Trừ-bị. Đôi khi Thuỷ-Quân Lục-Chiến có những dịp
hoạt-động song-hành với Hải-Quân nhưng toàn-thể binh-chủng “mũ xanh” này không
bao-giờ c̣n trở lại nguyên-vẹn dưới quyền điều-động hành-quân của Hải-Quân như
trước nữa.
Thuỷ-Quân Lục-Chiến tiếp-tục lớn mạnh, trở-thành Sư-Đoàn năm 1968 và là một
trong các Đại-Đơn-vị thiện-chiến nhất của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà đứng
đối-đầu hiên-ngang trước địch-quân.
Chuyển-biến Thống-thuộc Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam
Trong năm 1963, Hải-Quân Việt-Nam mất quyền Chỉ-huy Thuỷ-Quân
Lục-Chiến về hành-quân. Khi đó, Lực-Lượng này đă trở-thành Lữ-Đoàn và được đặt
trực-thuộc thẳng Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà.
V́
nhu-cầu hành-quân và địa-bàn hoạt-động khác nhau, quan-niệm sử-dụng TQLC của
người Pháp và của người Mỹ khác nhau rất nhiều. Môi-trường và t́nh-trạng
Việt-Nam cũng không giống họ. Các Đô-Đốc và Tướng-Lănh trong thời h́nh-thành
TQLC Việt-Nam không ai có thể đoán biết những biến-thể sau này của nó lại
đặc-biệt đến như vậy.
TQLC là
các chiến-sĩ quốc-gia lư-tưởng, gian-nguy không sờn!
Lực-Lượng TQLC Việt-Nam đă đi từ một tổ-chức phức-tạp gồm cả các đội
quân thiện-chiến nhất là Commando đến những toán bán quân-sự là Vệ-binh
quốc-gia, đầu-tiên sử-dụng các đội giang-thuyền nhỏ-bé. Lại có lúc nếu theo
đề-nghị của Phó-Đô-Đốc Auboyneau vào năm 1953, người ta tưởng như TQLC sẽ nắm
hết cả Giang-lực trong tay... Nhưng rồi sau cùng, các đội TQLC chỉ c̣n giữ lại
một ít thuỷ-xa, rời bỏ hẳn chiến-đĩnh, lớn dần lên để đảm-nhiệm vai-tṛ
Tổng-trừ-bị cho Quân-lực với cấp-số Sư-Đoàn.260 Không có một binh-chủng nào của
Quân-lực VNCH lại thoát-xác đổi-h́nh nhiều và nhanh đến như vậy!
Nhận-xét về liên-hệ Thuỷ-Quân Lục-Chiến và Hải-Quân, các sử-gia có
thể cho rằng Quân-chủng Hải-Quân Việt-Nam bị suy-yếu khi mất quyền điều-động
Thuỷ-Quân Lục-Chiến. Tuy thế, khi xem-xét lại t́nh-thế đặc-biệt của Việt-Nam
Cộng-Hoà năm 1963, người ta thấy Hải-Quân không c̣n có đủ khả-năng để điều-hành
được TQLC về phương-diện hành-quân như những năm trước nữa.261
Sau 1963, uy-danh của TQLCVN vang-dội trên khắp chiến-trường như một
binh-chủng độc-lập ngoài Hải-Quân. Tuy-nhiên có hai điều xác-quyết mà nhiều
quân-nhân đă lăng-quên rằng:
-
Cho đến 1975, TQLCVN vẫn nguyên-vẹn là một Binh-chủng thuộc Quân-chủng
Hải-Quân. Quân-phục, Quân-kỳ, Phù-hiệu cấp-bậc, Huy-hiệu đơn-vị... vẫn mang nét
Hải-Quân.
-
Nhờ không phải bận tâm điều-động TQLC về hành-quân mà tổ-chức Hải-Quân
Việt-Nam trở nên đồng-nhất hơn về chuyên-nghiệp và truyền-thống quân-chủng được
nâng-cao.
Sự
đồng-nhất Học-vấn trong Hải-Quân Việt-Nam
Trong giai-đoạn thành-h́nh khó-khăn, Hải-Quân Việt-Nam được
huấn-luyện chu-đáo hơn bất-cứ một quân, binh-chủng nào.
Ngoại-trừ các đoàn tuần-giang loại phụ-lực, các đội Commandos như
Ouragan, Tempête, Jaubert, Montford... mang tính-cách phức-tạp sau này trở-thành
Thuỷ-Quân Lục-Chiến, Hải-Quân Việt-Nam ngay từ lúc khởi đầu là một tổ-chức
thuần-nhất về bản-chất. Các quân-nhân Hải-Quân không có sự quá cách-biệt về
tŕnh-độ học-vấn và kỹ-thuật.
Sau khi tham-khảo công-báo Việt-Nam, một Giáo-sư Sử-học đă viết như
sau:
"Vào thời-gian 1952, ứng-tuyển-viên vào trường Vơ-bị Liên-Quân Đà-Lạt chỉ cần
nạp chứng-chỉ học-tŕnh lớp Đệ-Nhị... Riêng ngành Hải-Quân, căn-cứ theo sự
tham-khảo của chúng tôi từ Công-Báo, khi vào trường Sĩ-Quan tối-thiểu phải có
Tú-tài 1 trở lên hoặc là sinh-viên tốt-nghiệp trường Cao-đẳng Hàng-hải thuộc
hệ-thống Đại-học Sài-G̣n. Thành-phần Hạ-Sĩ-Quan và kể cả Thuỷ-binh cũng đ̣i-hỏi
có một tŕnh-độ học-vấn bậc Trung-học... Bằng-cấp lúc ấy rất hiếm và rất quư, có
bằng Tú-tài lúc ấy là một điều quan-trọng, rất dễ-dàng tiến thân."262
Có nhiều chuyên-nghiệp Hải-Quân đ̣i-hỏi ứng-viên phải có kiến-thức
đại-số, lượng-giác, thiên-văn, vật-lư, hoá-học, sinh-ngữ... nào đó mới đủ
căn-bản thụ-huấn tại quân-trường Việt-Nam. Sau đó, hầu-hết quân-nhân đều sẽ có
dịp tu-nghiệp tại ngoại-quốc. Các Thuỷ-thủ Điện-tử, Giám-lộ, Hải-pháo,
Điện-pháo, Cơ-khí, Thám-xuất Radar, Sonar... tốt-nghiệp là những chuyên-gia
cao-kỹ.263
Kiến-thức về thiên-văn, đại-số, lượng-giác… cần-thiết cho Hải-nghiệp.
Việc
Sử-dụng Chiến-hạm vào việc Tuần-dương
Kiểm điểm lực-lượng của Hải-Lực vào năm 1961, Hải-Quân Việt-Nam chỉ
có tất cả 6 Hộ-Tống-Hạm (1 PCE, 5 PC), 5 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm
LSIL, 2 Tuần-Duyên-Hạm CC, 5 Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm MSC, 1
Lương-Vận-Hạm AKL, 2 Hoả-Vận-Hạm YOG. Trong khi đó, nhu-cầu tuần-dương chống
Cộng-Sản xâm-nhập gia-tăng một cách khẩn-cấp.
Trừ hai tàu dầu, tất cả các chiến-hạm trên đây đều được sử-dụng vào việc
tuần-dương, khoảng từ 25 cho đến 26 chiếc. Đến năm 1962, con số này tăng thêm ba
chiếc nữa. Năm 1963, với 10 chiếc PGM, 1 LST, và 1 LSM được chuyển-giao; con số
chiến-hạm và chiến-đĩnh có thể sử-dụng vào việc tuần-dương được tăng lên tất cả
là 38 chiếc. Tuy-nhiên, ngoại-trừ việc sử-dụng hai Hải-Vận-Hạm vào việc
tuần-dương lúc ban đầu, sau này các Hải-Vận-Hạm và Dương-Vận-Hạm không phải lănh
trách-nhiệm tuần-tiễu nữa. Số tàu được dùng vào việc tuần-tiễu cũng không
bao-giờ quá 30 chiếc. Ngoài ra, các chiến-hạm phải được vào đại-kỳ và tu-bổ theo
định-kỳ, số chiến-hạm khiển-dụng chỉ c̣n khoảng hai phần ba tức là dưới hai mươi
chiếc.
Năm 1964
- Lực-Lượng Hải-tuần được thành-lập, trực-thuộc Sở Pḥng-Vệ
Duyên-Hải.
Một Hải-Quân Trung-Úy và hầu-hết nhân-viên thuộc đội Biệt-hải được
biệt-phái Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải.
Ngư-Lôi-Đĩnh PT (Motor Torpedo Boat) hành-quân đêm.
- Tháng 1, Hải-Quân có 6,467 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
- Tháng 2 ngày 22, hai PT (Motor Torpedo Boat) đầu-tiên đến Đà-Nẵng,
đặt dưới sự sử-dụng của Lực-Lượng Hải-tuần, thuộc Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải.
-
Tháng 3, Khoá 12 Đệ-Nhất Song-Ngư ra trường.
Cảm nghĩ
qua nét vẽ của SV Khoá 12 về việc Huấn-Luyện Sĩ-Quan Hải-Quân.
-
Tháng 4, Khoá 14 Đệ-Nhị Kim-Ngưu nhập-trường SVSQ/HQ Nha-Trang. Tồng số 100
Sinh-Viên gồm 80 ngành Chỉ-Huy và 20 ngành Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 18
tháng.264
-
Tháng 6, t́nh-nguyện Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi thành Bộ Chỉ-Huy
Liên-Đoàn Tuần-Giang và được đặt trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Hải-Quân.
- Tháng 11, Hải-Quân tăng quân-số lên 8,162 Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Trung-tâm Huấn-luyện Kỹ-thuật Hải-Quân (Engineering School) từ
Sài-G̣n được dời ra Cam-Ranh.265 Lúc đó, Thuỷ-Quân Lục-Chiến có cơ-sở mới nên
tuần-tự chuyển-nhượng căn-cứ Cam-Ranh lại cho Hải-Quân.
- 2 PGM cuối-cùng trong số 12 PGM được tiếp-nhận, Tuần-Duyên-Hạm
Diên-hải HQ-610 và Tuần-Duyên-Hạm Trường-Sa HQ-611. Tổng-số chiến-hạm là 44
chiếc.
- 2 PCE Hộ-Tống-Hạm Nhựt-Tảo HQ-10 và Chí-Linh HQ-11.
Ghe buồm của Lực-Lượng Hải-Thuyền được từ-từ thay-thế bằng ghe
xi-măng Yabuta (c̣n được người Việt gọi là ghe Ferro-cement lưới gà, dịch ra
tiếng Anh là Concrete Boats, đóng tại Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n266.)
Thời-điểm này Giang-Lực lớn mạnh với 7 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn có 19
giang-đĩnh.
Cũng trong năm này, các căn-cứ lớn được thành-lập hay cải-biến cho
lớn hơn tại các hải-cảng quan-trọng như Cam-Ranh, Đà-Nẵng, Phú-Quốc v.v...
Chiến-thuyền Yabuta.
Yabuta
công-tác lúc trời hừng sáng.
Cộng-Sản
Hà-Nội gửi tàu xâm-nhập bằng đường biển, thường gọi là “Đường Hồ-Chí-Minh trên
Biển”.
Hành-Quân vượt Vĩ-Tuyến 17
Đặc-biệt trong năm 1964, HQVNCH đă tổ-chức những cuộc hành-quân ra
ngoài Bắc Vĩ-Tuyến 17. Các cảm-tử-quân Biệt-Hải lập được nhiều chiến-tích qua
một số cuộc đột-kích xâm-nhập vào khu-vực duyên-hải Miền-Bắc có căn-cứ quân-sự
của CSBV, trong đó có cuộc tấn-kích diễn ra vào cuối tháng 7/1964.
Dựa trên các không-ảnh t́nh-báo chụp các vị-trí của quân CSBV ở phía
Bắc vĩ-tuyến 17 (từ Đồng-Hới đến Thanh-Hoá), Bộ Chỉ-Huy Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải đă
khởi-động một cuộc tấn-kích với nỗ-lực chính các toán Biệt-Hải. Ngày 31 tháng
7/1964, cảm-tử-quân Biệt-kích với lối đánh tốc-chiến đă đổ quân tấn-công các
vị-trí của CSBV đặt tại đảo Ḥn-Mê và đảo Ḥn-Ngự. Tại đảo Ḥn-Mê, cảm-tử-quân
Biệt-Hải phá-huỷ được một đài radar của Bắc-Việt. Cùng thời-gian này, tại đảo
Ḥn-Ngự, một toán Biệt-Hải khác đă tấn-kích đài tiếp-vận truyền-tin của CQ,
vị-trí thứ hai này nằm gần Vinh, thị-xă tỉnh-lỵ tỉnh Nghệ-An, cách Bến-Hải hơn
185 km.
Giống
như Hải-Kích, Biệt-Hải được tập-luyện rất công-phu. Một đội Biệt-Hải tập dùng
xuồng cao-su Zodiac tại Đà-Nẵng.
Vào ngày 3 tháng 8/1964, một toán đặc-nhiệm Biệt-hải nữa đă tấn-công bằng pháo
vào đài radar chính của CQ tại mũi Vinh-Sơn, phía Nam thị-xă Vinh và trạm
an-ninh của CQ ở gần Mũi-Rọn thuộc vùng nói trên.267
PTF với
Thuỷ-Thủ-Đoàn HQVN hành-quân vùng Biển-Bắc.
Những
Tiếp-xúc Trực-tiếp đầu-tiên với Hải-Quân Hoa-Kỳ
Như đă tŕnh-bày trong các đoạn trên, sự liên-hệ giữa Hải-Quân
Việt-Mỹ về các vấn-đề huấn-luyện hay tiếp-vận đă khởi-sự từ trước: tuy vậy những
tiếp-xúc ảnh-hưởng trực-tiếp đến các đơn-vị chiến-đấu của HQVNCH chỉ khởi-sự vào
năm 1964.
Nhà quân-sử Marolda viết về biến-cố đó như sau: Việt-Nam Cộng-Hoà
càng ngày càng bị đe-doạ nhiều hơn bởi cuộc chiến khuynh-đảo do khối Cộng-Sản
điều-động, làm xáo-trộn các hạ-tầng cơ-sở chính-trị, kinh-tế, xă-hội, quân-sự.
Trong khi gặp nguy-khốn v́ du-kích địch tấn-công nhiều nơi, th́ chính-trị cũng
bị phân-hoá; chính-quyền Việt-Nam Cộng-Hoà đành phải trông-mong vào sự trợ-giúp
của Hoa-Kỳ...
Song-song với đà gia-tăng quân-viện, số nhân-viên Hải-Quân trong phái-bộ MAAG
(U.S. Military Assistance Advisory Group) cũng tăng từ 79 người lên đến 154
người vào đầu năm 1964. Hải-Quân Hoa-Kỳ bắt đầu gửi nhân-viên đến cố-vấn cho các
Chiến-Hạm, Giang-Đoàn và các đơn-vị chiến-đấu khác của HQVNCH.268
Những Sĩ-Quan Hoa-Kỳ trong khi đi theo với Giang-lực Việt-Nam, đă
cho hay là thuỷ-thủ Việt-Nam tận-tyu5y và can-đảm, nhiều đơn-vị trong sông-ng̣i
Việt-Nam có nhiều kinh-nghiệm tác-chiến. Tuy vậy các bản báo-cáo này không được
ai chú-ư tới... Khi gửi quân can-thiệp vào năm 1965, Hải-Quân Hoa-Kỳ vẫn chưa
chuẩn-bị đầy-đủ cho các chiến-trận trong kinh-rạch và dọc vùng duyên-hải... Vào
thời-điểm trực-tiếp tham-chiến rồi mà HQHK vẫn c̣n đánh giá quá thấp tầm
quan-trọng huyết-mạch của các công-tác ǵn-giữ an-ninh thuỷ-lộ.269
Giang-Đoàn Xung-Phong Hành-Quân.
Năm 1965
- Sau khi thất-bại trong ư-đồ xúi-dục nhân-dân Miền-Nam vào cuộc
chiến-tranh khuynh-đảo, Cộng-Sản Bắc-Việt trực-tiếp dồn nỗ-lực trực-tiếp
xâm-lăng Việt-Nam Cộng-Hoà. Chúng lén-lút gửi nhân-viên và chiến-cụ xâm-nhập
Miền-Nam bằng đường biển. HQVNCH nỗ-lực ngăn-chặn chúng lại. Vào ngày 19-2-1965,
Lực-Lượng ta và quân bạn đă đánh ch́m một tàu Bắc-Việt tại Vũng-Rô, tịch-thu
nhiều chiến-lợi-phẩm.
- Qua nhiều biến-động chính-trị, t́nh-h́nh quốc-gia nguy-ngập;
Quân-đội phải đứng ra lănh-đạo quốc-gia vào hôm 19-6-1965. Ngày đó được gọi là
Ngày Quân-lực.
Quân-Lực từ đây được quy-định rơ-ràng 3 quân-chủng: Hải, Lục, Không-Quân. Chức
Phụ-Tá Hải-Quân (cũng như Phụ-Tá Không-Quân) cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QL/VNCH
bị huỷ-bỏ. Vị Sĩ-Quan chỉ-huy quân-chủng Hải-Quân chính-thức là Tư-Lệnh
Hải-Quân270.
- Tháng 7, Lực-Lượng Hải-Thuyền được cải-tuyển thành chủ-lực-quân.
Các đội Hải-Thuyền được cải-danh thành các Duyên-Đoàn thống-thuộc các Vùng
Duyên-Hải (VDH hay VZH). Số-lượng ghe Hải-Thuyền từ con số 80 chiếc khởi-đầu
tăng lên đến 644 chiếc.
Có 4 kiểu chiến-thuyền chính:
-
ghe chỉ-huy (hay ghe chủ-lực271) chạy bằng máy GM-671 và bằng buồm
-
ghe trợ-lực, nhỏ hơn ghe chủ-lực
-
ghe máy (chỉ có máy)
-
ghe buồm (chỉ có buồm)272.
Hải-Thuyền Kiên-Giang này có gắn loa phóng-thanh.
6
Sự
phối-trí Lực-lượng Hải-Thuyền dọc duyên-hải VNCH và Vị-trí các Duyên-Đoàn (ZĐ)
vào năm 1965.
Lúc này Hải-Lực có hai ngàn quân, kể cả Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Các
LSIL và LSSL lưu-động tuần-tiễu trên sông Mekong. Một trong các Giang-Pháo-Hạm
và Trợ-Chiến-Hạm này được biệt-phái cho Đặc-khu Rừng-Sát273. Ba LST và các LSM
được sử-dụng để chuyên-chở quân-dụng. Một LSM được chỉnh-trang thành
Bệnh-viện-Hạm với đầy-đủ y-dụng. Hải-Lực tiếp-nhận thêm bốn Trợ-Chiến-Hạm
(LSSL): Đoàn-Ngọc-Tảng HQ-228, Lưu-Phú-Thọ HQ-229, Nguyễn-Ngọc-Long HQ-230,
Nguyễn-Đức-Bổng HQ-231.
Trợ-Chiến-Hạm Nguyễn-Ngọc-Long HQ-230.
Lúc bấy giờ quân-số Hải-Quân tổng-cộng là 13 ngàn, kể cả Sĩ-quan,
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên. Bảy Sĩ-Quan được gởi sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval
Postgraduate School, ở Monterey, California.
Cũng trong năm này, danh-từ Hải-Đoàn Xung-Phong (Dinassaut) được
thay bằng Giang-Đoàn Xung-Phong (GĐXP- River Assault Group). Sáu trong bảy
Giang-Đoàn này được trang-bị: 1 Soái-Đĩnh Commandement, 1 Tiền-Phong-Đĩnh
Monitor, 5 Quân-Vận-Đĩnh LCM, 6 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP và 6 Tiểu-Giáp-Đĩnh FOM.
Riêng Giang-Đoàn 27XP có 1 Soái-Đĩnh Commandement274, 1 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor,
6 Quân-Vận-Đĩnh LCM-8 và 10 Tuần-Giang-Đĩnh (RPC - River Patrol Craft).
Mỗi Giang-Đoàn có 150 người, gồm Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Giang-Đoàn 27XP có quân-số đông hơn, tới 200 người. Giang-Đoàn này có vận-tốc
di-chuyển cao275, có khả-năng đổ-bộ 12 chiến-xa Ontos hay 12 Thiết-Vận-Xa M113,
thường được gửi đi tăng-cường cho các cuộc hành-quân lớn.
Giang-Đoàn 27XP được trang-bị phương-tiện và dụng-cụ tối-tân. Soái-Đĩnh của GĐ
là một trong những giang-đĩnh XP đầu-tiên có gắn radar.
Hải-Quân
đang tác-xa dọn băi để các LCM-8 đổ-bộ những chiến-xa Ontos.
LCM 8 có
thể chuyên-chở 2 chiến-xa loại Ontos. Chiến-xa này thường được trang-bị tới 6
đại-bác 106 ly không giật.
Công-tŕnh đáng nhớ: Kiến-trúc chiến-thuyền.
Những công-tŕnh nghiên-cứu hàng-hải cho biết rằng tiền-nhân chúng ta có tài
trong việc kiến-trúc thuyền-bè. Trống đồng Đông-Sơn gần 4,000 năm trước ghi-khắc
thuyền-bè dân ta có trang-bị bánh-lái và cây xiếm. Những trang-cụ này chỉ
bắt-đầu xuất-hiện bên Âu-Châu vào thế-kỷ thứ 12. Nhiều tàu-thuyền Âu-Châu trong
các thế-kỷ trước đă chép rằng khi ngang qua bờ-biển nước ta không may bị đắm, họ
được dân ta cứu-vớt, sửa-chữa vỏ thuyền, dựng lại cột buồm… Họ không những chỉ
thán-phục ḷng hảo-tâm của dân ta276 mà c̣n rất ngạc-nhiên về khả-năng vượt-bực
của người Việt-Nam trong việc kiến-trúc thuyền-bè, dù là tân-tạo những kiểu
tàu-thuyền Tây-phương xa-lạ277… Hải-Quân VNCH và thường-dân Việt có dịp
chứng-minh điều đó trong khi bành-trướng Lực-lượng Hải-thuyền.
Như đă kể ở đoạn trên, từ con số 80 chiếc hải-thuyền vào đầu năm
1962, HQVN cần gia-tăng lực-lượng lên đến 644 chiếc. Khi nghiên-cứu các tài-liệu
hồi đó, người ta thấy có những sự khác-biệt về đường-lối điều-hành Việt-Mỹ.
Nhiều chuyện phức-tạp về nhân-sự, ngân-quỹ, kỹ-thuật v.v… đă xảy ra.
Thế mà HQVN với sự cộng-tác của các hăng đóng tàu ghe địa-phương đă hoàn-thành
việc kiến-tạo:
- 440 chiếc hải-thuyền tại Phan-Thiết và Sài-G̣n.
- 61 chiếc chủ-lực tại các Thuỷ-Xưởng Hải-Quân.
- 40 ghe Kiên-Giang tại Rạch-Giá.
- c̣n lại 23 chiếc chủ-lực sau cùng được HQCX hoàn-tất.
Nh́n chung, t́nh-trạng kỹ-thuật không được đồng-đều. Các ghe chủ-lực
tương-đối khá, các ghe Kiên-Giang được ghi-nhận chịu-đựng biển và nhảy-sóng tốt.
Tuy-nhiên, các ghe phụ-lực khác bị ghi “không đạt tiêu-chuẩn”, có chiếc th́ gỗ
đóng vỏ ghe bị ngót gây ra những kẽ nứt tới một hai centimètres. Sau vài tháng
tuần biển, một số ghe phải tái-tạo (on recall) hoàn-toàn.
Người ta hiểu rằng công-tŕnh kiến-tạo một “hạm-đội” 644
chiến-thuyền không phải là một công-chuyện nhỏ-bé. Trong t́nh-trạng thiếu-thốn
chuyên-viên và khó-khăn phương-tiện thời ấy, nhiều nhà nghiên-cứu đă ngạc-nhiên
là kế-hoạch hoàn-tất đúng hạn-kỳ. Đó là do nỗ-lực của nhiều người trong và ngoài
Hải-Quân mà cũng là nhờ vào truyền-thống ghe-thuyền của dân Việt-Nam vậy.
Vài điều ngạc-nhiên xin dành cho thế-hệ hậu-sinh đọc và biết rằng:
-
Chương-tŕnh kiến-tạo khởi-sự cuối tháng 6-1962, mà phí-khoản ước-tính
không nhất-định. Đến tháng 8-1962 ngân-sách mới được thông qua.
-
Quỹ chỉ cấp ra có 850,000 Mỹ-kim cho việc sản-xuất 501 chiến-thuyền,
mà trong đó đă chiếm tới 61 chiếc Chủ-lực.278
-
Dù gặp khó-khăn nhưng khối nhân-lực vẫn tiến-hành công-việc không
chậm-trễ. Chỉ mấy tháng sau đó, loạt chiến-thuyền đầu-tiên ra khơi vào tháng
1-1963 và chiếc cuối-cùng hoàn-tất vào tháng 5 cùng năm đó 279.
Như
tiền-nhân Việt-tộc, HQVN sử-dụng những Thuyền Buồm có trang-bị Cây Xiếm
truyền-thống từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Hoà-B́nh (4,000 năm trước).
Chính-quy-hoá Giết chết nguồn T́nh-báo Địa-phương
Ngay khi mới thành-lập, Quân-Đội QGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo
nhân-dân tại địa-phương là yếu-tố sinh-tử. Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức Lực-Lượng
Hải-Thuyền cũng với quan-niệm lănh-thổ. Đoàn-viên hải-thuyền kề-cận với
chiến-tranh chống du-kích. Đa-số họ là ngư-dân địa-phương. Họ thù-ghét Cộng-Sản
và trực-tiếp cầm súng bảo-vệ thôn-làng, biển-dă. Thu-phục nhân-tâm là chính,
áp-dụng kỷ-luật là thứ-yếu. Đó là cẩm-nang thành-công của cấp chỉ-huy lực-lượng
bán-quân-sự. Thoạt đầu, Lực-Lượng Hải-Thuyền mang tính-cách địa-phương-quân và
t́nh-báo nhân-dân. Chủ-trương chính-quy-hoá đă giết chết tinh-thần địa-phương và
khả-năng thu-thập t́nh-báo. Nhiều đoàn-viên hải-thuyền đă đào-ngũ khi bị
thuyên-chuyển khỏi địa-phương. Họ bị bứt ra khỏi xóm-làng, môi-trường sinh-sống
quen-thuộc nghịch với chiến-thuật chống-du-kích.
Thời-gian phục-vụ hải-thuyền rèn-luyện cho các Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN những
khả-năng hải-hành truyền-thống dựa theo hướng gió, cơn sóng, đối-vật thiên-nhiên
thay v́ bằng các phương-tiện hàng-hải hiện-đại.280
Biến-Cố
Vũng-Rô.
Cộng-Sản Bắc-Việt tăng-gia sự xâm-nhập nhân-viên và chiến-cụ bằng đường biển.
HQVNCH và quân bạn đă dồn được một tàu Bắc-Việt xâm-nhập trong vùng biển
Varella281. Sau đó tàu này bị phi-cơ Skyraider của Không-Quân Việt-Nam tấn-công
3 lượt trong vịnh Vũng-Rô. Vào ngày 19 tháng 02 năm 1965, một Hải-Đoàn gồm có 2
Hộ-Tống-Hạm (HQ-08 Chi-Lăng II và HQ-04 Tụy-Đông) và một Hải-Vận-Hạm (HQ-405
Tiền-Giang) đă thành-công trong việc đổ-bộ Biệt-kích lên gần chỗ chiếc tàu
xâm-nhập bị mắc-cạn trên băi cát.282
Công cuộc lục-soát tiếp-tục đến ngày 24 tháng 2. Tổng-số vũ-khí và
đồ tiếp-liệu quân ta tịch-thu được tới trên 100 tấn, chia ra như sau:
- 3,600 súng trường và tiểu-liên
- hơn 1 triệu viên đạn
- hơn 1,000 trái lựu-đạn
- 250 kg thuốc nổ TNT với ng̣i-nổ
- 2,000 viên đạn súng cối 82 ly
- 500 trái lựu-đạn chống chiến-xa
- 250 kg tiếp-liệu y-dược.283
Tài-liệu hải-hành tịch-thâu được cho biết những chiếc tàu này khởi-hành từ
Hải-Pḥng, từng xâm-nhập Miền-Nam tiếp-tế vũ-khí cho Việt-Cộng nhiều chuyến.284
Để
ghi-nhận chiến-công tiêu-diệt tàu xâm-nhập này, nhiều huy-chương đă được
tưởng-thưởng cho các chiến-sĩ hữu-công. Riêng Thuỷ-Thủ-Đoàn Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động
HQ-04 được tuyên-công đơn-vị đồng-minh US Navy Unit Commendation.285 Ngay sau
đó, Thuỷ-Thủ-Đoàn Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang (HQ-405) cũng được tuyên-công đơn-vị
trước Quân-Đoàn.
Biến-cố Vũng-Rô đă xác-quyết sự xâm-nhập vũ-khí và đồ tiếp-liệu của Cộng-Sản từ
Miền-Bắc vào Miền-Nam.
Huy-chương US Navy Unit Commendation.
Ảnh-Hưởng Biến-cố Vũng-Rô
Biến-cố Vũng-Rô gây những ảnh-hưởng lớn-lao làm thay-đổi kế-hoạch quốc-pḥng và
ngoại-giao của VNCH. Ngay sau biến-cố đó, giới hữu-trách Việt-Nam Cộng-Hoà đă
công-bố rộng-răi các tài-liệu, tố-cáo sự vi-phạm Hiệp-định Genève của Hà-Nội,
đồng-thời kêu-gọi thế-giới tự-do trợ-giúp phương-tiện để pḥng-thủ lănh-thổ.
Ngày 27-2-1965, Chính-phủ Hoa-Kỳ cũng ban-hành một tờ Bạch-Thư tuyên-cáo cùng
quốc-tế về dă-tâm của chính-quyền Cộng-Sản trong âm-mưu xâm-lăng Việt-Nam
Cộng-Hoà.
Các chiến-lược-gia ư-thức rằng nếu Miền-Nam bị Hà-Nội thôn-tính th́ Cộng-Sản sẽ
theo vết dầu-loang, nhuộm đỏ hết khu-vực Đông-Nam-Á.286 Những quốc-gia
yêu-chuộng tự-do như Phi-Luật-Tân, Thái-Lan, Đại-Hàn, Gia-Nă-Đại, Úc-Đại-Lợi,
Hoa-Kỳ... ào-ạt gửi nhân-viên và vật-dụng qua trợ-lực Việt-Nam Cộng-Hoà.
H́nh-ảnh
các Chiến-Hạm và Phi-Cơ của Hải-Quân Hoàng-Gia Úc-Đại-Lợi đến trợ-lực Việt-Nam
Cộng-Hoà…
Quyền-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ
Đặc-biệt, vụ Vũng-Rô cũng đưa ra một chi-tiết tuy nhỏ nhưng rất
quan-hệ đến tư-thế các Đơn-Vị-Trưởng Hải-Quân. Cũng theo đó, người ta thấy
quyền-hành rất giới-hạn của Cố-Vấn Hoa-Kỳ:
Cựu Phó-Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, trong cuộc phỏng-vấn ngày 20 tháng 9 năm 1975,
đă thuật lại những điều ông nhớ lại được về trận Vũng-Rô. Khi đó Ông là
Chỉ-Huy-Trưởng hành-quân, cấp-bậc HQ Thiếu-Tá. Ông kể như sau: "Các Sĩ-Quan
Hoa-Kỳ chẳng có cố-vấn ǵ cho tôi cả. Chúng tôi đổ-bộ và tịch-thu được hơn 10
tấn vũ-khí đem lên chiến-hạm. Trong ngày cuối của cuộc hành-quân, có một cuộc
tranh-căi xảy ra giữa tôi và Thiếu-Tá Rodgers, vị Cố-Vấn-Trưởng này mới bay từ
Nha-Trang tới... Ông ta hỏi tôi, tại sao Ông không làm thế này, tại sao lại làm
khác, vv... và vv... Bởi vậy, tôi mới nói: ''Nếu các anh c̣n chỗ ngồi trên
trực-thăng, cảm-phiền làm ơn đem ông Cố-vấn này về nhà giùm."287
H́nh Ông
Hồ-Văn-Kỳ-Thoại, khi mang cấp-bậc Phó-Đề-Đốc (chụp khoảng 1974).
Theo truyền-thống Hải-Quân, dù Việt-Nam hay Hoa-Kỳ, quân-nhân cũng
đều tôn-trọng quyền Hạm-Trưởng. Khi có sự bất-đồng ư-kiến giữa Hạm-Trưởng và
Cố-Vấn, Hạm-Trưởng là người giữ trọng-trách nên nắm quyền quyết-định. Trong
những vụ tranh-chấp, luôn-luôn ư-kiến-hạm-Trưởng được lắng nghe. Có khi Cố-Vấn
báo-cáo xấu Hạm-Trưởng, nhưng chưa bao-giờ chỉ v́ chuyện xích-mích này mà
Hạm-Trưởng mất quyền chỉ-huy.
Liên-hệ buồn vui giữa Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam và các Cố-Vấn
đối-tác (Counterparts) như vậy cùng với quyền-uy của các Hạm-Trưởng Việt-Nam đă
được viết thành sách288. Nói chung th́ trong Hải-Quân Việt hay Mỹ, tinh-thần
“Sĩ-Quan Hải-Quân quư-phái, Officers and Gentlemen”, cũng như căn-bản kiến-thức
cao đă làm mọi chuyện khó-khăn thành êm-dịu.289
Đặc-biệt do ư-thức và quan-niệm về danh-dự khác nhau giữa hai nền văn-hoá290,
đôi khi xung-đột nổ lớn. Trường-hợp trên Tuần-Duyên-Đĩnh Thị-Tứ HQ-613, lấy
lư-do v́ danh-dự của một Sĩ-Quan thuộc-cấp291, Hạm-Trưởng ép Cố-Vấn phải lập-tức
rời tàu. Sau khi điều-tra xét-xử, Hạm-Trưởng thắng. Để cho t́nh-trạng bớt
căng-thẳng, chiến-hạm đă không có Cố-Vấn trong suốt nhiệm-kỳ chỉ-huy của
Hạm-Trưởng.
Tại các đơn-vị nhỏ, chỉ có một Sĩ-Quan Hải-Quân Hoa-Kỳ. Ở các đơn-vị lớn, nhóm
Cố-Vấn có thể thêm một vài Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên Hoa-Kỳ. Họ sinh-hoạt trong
khu-vực Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-viên Việt-Nam. Họ ăn ngủ như Việt-Nam, không có
ưu-đăi hay thực-phẩm ǵ khác-biệt. Một chi-tiết rất tế-nhị mà Đại-Tướng
Westmoreland đă nói đến trong tư-cách Cố-Vấn: “Người Hoa-Kỳ luôn-luôn dành phía
danh-dự bên-phải cho Đơn-Vị-Trưởng Việt-Nam”292.
H́nh b́a
cuốn sách “Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War” của HQ Đại-Tá
Đỗ-Kiểm và Julie Kane, Nhà Xuất-bản Naval Institute Press, Annapolis, Maryland,
năm 1998.
Chỗ ngồi
trên chiến-hạm
Tướng Westmoreland khi viết sách chắc Ông không nghĩ (hay ít lưu-tâm) đến
trường-hợp của Cố-Vấn trên chiến-hạm.
Hải-Quân VNCH “hơn ai hết” tôn-trọng quyền chỉ-huy hơn là cấp-bậc quân-đội. Trên
các chiến-hạm, Hạm-Phó (hay Chỉ-Huy-Phó) là cánh tay phải của Hạm-Trưởng293 (hay
Chỉ-Huy-Trưởng). Cố-vấn HQHK là “khách”294, ngồi ghế bên trái trong giờ hội-họp
hay giờ ăn. Điều này không có ngoại-lệ, cho dù cấp-bậc Cố-Vấn có cao mấy cũng
vậy thôi!
Trường-hợp khi giữ nhiệm-vụ liên-lạc trên chiến-hạm Mỹ, Sĩ-Quan HQVN
cũng được HQHK coi như khách. Tuy vậy v́ tục-lệ Hoa-Kỳ có khác-biệt, Sĩ-Quan
Việt-Nam thường được mời ngồi vào ghế bên phải của Hạm-Trưởng trong khi Hạm-phó
vui-vẻ với ghế bên trái của Ông.
Chỉ-Huy-Phó là cánh tay phải của Chỉ-Huy-Trưởng. Cố-vấn HQHK là “khách”, ngồi
ghế bên trái.295
Ngoài ra trên Chiến-Hạm Việt-Nam đặc-biệt có nhiều nghi-thức chào-kính hay
tục-lệ Việt-Nam luôn-luôn được Sĩ-Quan HQHK tôn-trọng thi-hành.
Ở
Miền-Bắc, Cố-vấn Nga Tàu theo quy-chế riêng. Các Cố-Vấn Trung-Cộng rất
quan-liêu, hưởng rất nhiều ưu-đăi về phương-diện cư-trú, phục-dịch, hưởng
đặc-táo...296 Khi nghe tin này, người lính thuỷ HQVNCH không làm sao tưởng-tượng
nổi t́nh-trạng chính-quyền Cộng-Sản Miền-Bắc đă để mất danh-dự dân-tộc Việt-Nam
như vậy lại xảy ra.
Trong cuốn Mặt Thật, Bùi-Tín, một cựu Đại-tá Phó Tổng-biên-tập báo Nhân-Dân đă
ly-khai với đảng Cộng-sản, viết về quan-hệ giữa các cấp lănh-đạo đảng Cộng-Sản
và các cố-vấn Trung-Quốc sang Việt-Nam hướng-dẫn họ làm cải-cách điền-địa năm
1955 như sau:
“Mỗi lần các vị học-tṛ này gặp đoàn phái-viên quư-báu của Mao chủ-tịch, về
Thủ-ti-cải-cờ (Thổ-địa cải-cách, theo tiếng Bắc-Kinh), họ chỉ có thái-độ
tiếp-nhận ư-kiến của chuyên-gia, không dám hỏi lại, cũng không dám căi lại. Anh
bạn của tôi làm ở văn-pḥng ban Chỉ-đạo hồi ấy (năm 1954, 1956) kể lại: Triết
cố-vấn, Triệu cố-vấn và Vương cố-vấn chuyên ngồi dựa vào ghế bành lớn, ưỡn bụng
ra phía trước, có lúc gác đại cả hai chân lên bàn, tay cầm ly rượu mao-đài, nhổ
nước bọt ồn-ào xuống đất, để phán-bảo cho những người nắm vận-mệnh của đất-nước
Việt-Nam. Thật thê-thảm cho đất-nước này...”297
Năm 1966
Ngày 1-1-1966, Bộ-Chỉ-Huy Hải-Lực được cải-danh thành Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội.
Hạm-đội được chia ra làm hai Hải-Đội:
- Hải-Đội 1 Tuần-Dương,
- Hải-Đội 2 Chuyển-Vận.
Hải-Lực tiếp-nhận một số chiến-hạm: Một Hộ-Tống-Hạm PCER298: HQ-12 Ngọc-Hồi, và
bốn Tuần-Duyên-Hạm PGM: HQ-612 Thái-B́nh, HQ-613 Thị-Tứ, HQ-614 Song-Tử
chuyển-giao vào tháng 1 năm 1966, và HQ-615 Tây-Sa vào tháng 11.
Hộ-Tống-Hạm PCER: HQ-12 Ngọc-Hồi.
- Ngày16 tháng 6 năm 1966, trong một chuyến công-tác xét ghe ban đêm
ngoài khơi vùng Nghệ Tĩnh, chiến-đĩnh của HQ Đại-Úy Lưu-Chuyên (B-2),
Phân-Đội-Trưởng, bị chiến-đĩnh bạn (B-1) bắn nhầm, thiệt-hại nặng phải phá-huỷ.
Trong tai-nạn này. HQ Đại-Úy Lưu-Chuyên và người bạn cùng Khoá 8 SQHQ/Nha-Trang
là HQ Đại-Úy Liên-Phong thực-tập trên chiến-đĩnh của Đại-Úy Chuyên bị
thiệt-mạng."
Chiếc
Tàu bằng Sắt thứ hai, thứ ba và thứ tư của CSBV Xâm-nhập
Sau vụ Vũng-Rô, chiếc tàu CSBV thứ hai xâm-nhập bị đánh ch́m tại gần cửa Bồ-Đề
vào ngày 10 tháng 05 năm 1966. Tuần-Duyên-Đĩnh Point Grey trong khi tuần-tiễu
phía Nam cửa Bồ Đề, đă phát-hiện hai đám lửa lớn trên bờ làm báo-hiệu. Đồng-thời
khi thấy trên màn Radar một chiếc tàu sắt, Point Grey vừa hỏi quang-hiệu vừa
tăng máy chặn-bắt. Chiếc tàu lạ chạy trốn, bị ép phải mắc-cạn. Trong bờ địch bắn
ra tới-tấp, chiến-đĩnh tác-xạ trả lại ngay vào bờ và vào tàu địch. Tàu địch bị
nổ tung làm hai phần. 15 tấn vũ-khi đạn-dược bị tịch-thu từ con tàu bằng sắt dài
125ft ấy.
Một ghe
Chủ-lực của Duyên-Đoàn dí mũi sát vào chiếc SL xâm-nhập, khi đó đă nổ tung, đứt
làm hai đoạn.
H́nh của
LL Tuần-Duyên Hoa-Kỳ cho thấy Tuần-duyên-Đĩnh Point League canh-chừng chiếc SL
đang cháy (trái) và cảnh Hải-Quân Việt-Mỹ đang săn-nhặt chiến-lợi-phẩm.299
Chiếc tàu sắt thứ ba của địch bị đánh ch́m tại gần cửa Ba-Động ngày 20 tháng 06
năm 1966. Tới 250 tấn vũ-khí đạn-dược bị tịch-thu. Sau đó, CSBV lại nỗ-lực
xâm-nhập trở lại vùng Cà-Mau một lần nữa. Chiếc tàu sắt thứ tư xâm-nhập vào cuối
tháng 12 năm 1966, bị đánh ch́m tại cửa Bồ-Đề ngày 01 tháng 01 năm 1967.
Sơ-đồ
chặn-bắt và đánh-ch́m tàu xâm-nhập SL 3 gần cửa Ba-Động.
Việc
Khủng-hoảng trong Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân
Năm 1966 HQVN xảy ra khủng-hoảng trong Chức-vụ chỉ-huy, kéo theo
những mất mát nhân-sự. Diễn-tiến vụ này như sau:
Khi HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền nắm quyền Tư-Lệnh HQVN, yếu-tố chính-trị
lần đầu ảnh-hưởng mạnh đến Hải-Quân300. Đại-Tá Quyền chết v́ trung-thành với
Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm, không ủng-hộ phe đảo-chính. Ông đă bị hai thuộc-cấp
hạ-sát.301
Đại-tướng Cao-Văn-Viên, TTMT/ QLVNCH (1965-1975).
Thay-thế Đại-Tá Quyền nắm quyền Tư-Lệnh HQVN, HQ Trung-Tá Chung-Tấn-Cang
thăng-cấp Đại-tá, rồi Phó-Đề-Đốc302, rồi Đề-Đốc rất nhanh (vào năm 1965). Ngày 8
tháng 4 năm 1965, 3 vị Chỉ-huy Lực-Lượng và nhiều Đơn-Vị-Trưởng bất-măn, họp
nhau phản-đối việc điều-hành đoàn thương-thuyền một cách không minh-bạch. V́
việc điều-hành này do một số Sĩ-Quan tham-mưu do Tư-Lệnh Cang chỉ-định, nên tất
cả hai phe đều bị Bộ Tong-Tham-Mưu ngưng-chức để điều-tra. Tướng
Lê-Nguyên-Khang, TL/TQLC được tạm-thời Xử-Lư Thường-vụ Chức-Vụ TL/Hải-Quân. Rồi
HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn, vị Tham-Mưu-Trưởng của Đề-Đốc Cang lên Quyền Tư-Lệnh.
Đại-Tá Phấn cũng không ở lâu. Các Sĩ-Quan liên-hệ tới cuộc lật-đổ Đề-Đốc Cang
đều trở lại chức-vụ, trừ vị Chỉ-Huy-Trưởng Giang-Lực.
HQ
Đại-Tá Trần-Văn-Phấn.
Trong giai-đoạn này, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH chỉ-định HQ Trung-Tá
Nguyễn-Đức-Vân làm Tư-lệnh. Tuy Ông Vân-bất-tuân thượng-lệnh không nhậm-chức
nhưng v́ lầm-lẫn sao đó, các ấn-bản của Jane's Fighting Ships 1967, 1968, 1969
đều ghi tên Ông Nguyễn-Nức-Vân (đánh máy sai tên Nguyễn-Đức-Vân) là Tổng-Tư-Lệnh
(Commander-in-Chief). Cũng trong trang đó, Jane's Fighting Ships lại ghi tên các
Ông Trần-Văn-Phấn và Trần-Văn-Chơn là Tư-Lệnh Hải-Quân CNO (Chief of Naval
Operations).303
Sự khủng-hoảng Chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân kéo theo nhiều mất mát
quan-trọng khác về nhân-sự. Nhiều Sĩ-Quan thâm-niên có khả-năng phải biệt-phái
các cơ-quan ngoài Hải-Quân.304
Ngày 8-9-1966, Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, đương-kim Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH,
kiêm-nhiệm luôn chức-vụ TL/ Hải-Quân. Hải-Quân vốn từ khi thành-lập, không phải
là một thành-viên cao-cấp trong Hội-đồng Quân-Lực, nay tuy không có Đô-Đốc
Tư-Lệnh nhưng lần này, ít nhất Hải-Quân có chút tiếng nói của ḿnh tại Hội-đồng
đó. Đại-tướng Viên t́m người thay-thế và HQ Trung-Tá Trần-văn-Chơn được đề-bạt
vào chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân.
Đại-tướng Cao-Văn-Viên chỉ tạm-thời kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh
Hải-Quân Việt-Nam trong hai tháng 8 và 9 năm 1966. Rồi Hải-Quân Trung-Tá
Trần-Văn-Chơn đang làm Chỉ-Huy-Trưởng Tuần-Giang lại được đưa về Hải-Quân.305
Ông thăng-cấp Đại-Tá và nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam306 kể từ ngày 31
tháng 10 năm 1966.
- Sau một giai-đoạn khủng-hoảng chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân từ cuối
thời Đề-Đốc Cang, qua Tướng Khang, qua Đại-Tá Phấn, qua Đại-Tướng Viên, nay
Hải-Quân mới có thời-gian ổn-định dưới quyền Tư-Lệnh Trần-Văn-Chơn để
bành-trướng mạnh.
Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang, vị Tư-Lệnh TQLC chỉ-huy lâu nhất. Ông cũng đă XLTV
Chức-Vụ TL/HQVNCH trong khoảng 2 tuần-lễ (1965).
Hải-Quân
Hoa-Kỳ Trực-tiếp Tham-chiến tại Việt-Nam (1966-1969)
Tuy chính-sách chính-phủ Hoa-Kỳ bất-nhất như vậy, nhưng từ năm 1966 đến năm
1969, cả Lục-Quân, Không-Quân lẫn Hải-Quân Hoa-Kỳ đều trực-tiếp đổ quân vào
tham-chiến tại Việt-Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1966, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam - COMNAVFORV
tức Commander U.S. Naval Forces, Vietnam - được thành-lập tại Sài-G̣n để chỉ-huy
các đơn-vị Hải-Quân Hoa-Kỳ hoạt-động tại Việt-Nam.307
Huy-Hiệu
Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam.
Lịch-sử
Hải-Quân Hoa-Kỳ ghi chép kinh-nghiệm tác-chiến Sông-ng̣i trong cuộc Chiến-Tranh
Nam-Bắc. Bức h́nh màu trên vẽ năm 1863 Đại-Tướng Grant và Đô-Đốc Porter với
hậu-cảnh là đoàn Giang-hạm của Bắc-Quân.
Các Lực-Lượng chính gồm có:
-
Lực-Lượng Tuần-Duyên: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 115 (Coast surveillance
force: Task Force 115),
-
Lực-Lượng Tuần-giang: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 116 (River patrol force:
Task Force 116),
-
Giang-lực Thuỷ-Bộ: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 117 (River assault force: Task
Force 117 hay Mobile Riverine Force).
Quan-niệm Hành-Quân của Mobile Riverine Force – Sơ-đồ mẫu.
Các lực-lượng này phối-hợp với các thành-phần Lục-Quân hay Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Đồng-minh để hành-quân trong sông-ng̣i...
Tư-Lệnh Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam cũng chỉ-huy các cơ-sở yểm-trợ
gồm:
-
Cơ-sở Tiếp-Vận Hải-Quân (Naval Support Activity, NSA),
-
Cơ-quan Cố-Vấn Hải-Quân,
-
Đoàn Ong-Biển (Seebees308) thuộc Liên-Đoàn 3 Công-Binh Xây-Cất
Hải-Quân. (3rd Naval Construction Brigade),
-
Pḥng Chuyển-Vận Bằng Đường-Biển của Quân-Đội Hoa-Kỳ tại Việt-Nam MSTS
(Military Sea Transportation Office Việt-Nam),
-
Phi-Đoàn Trực-Thăng Vơ-trang và Phóng-Pháo (gồm 35 chiếc Trực-thăng
vơ-trang Seawolf và 15 Phóng-pháo-cơ Bronco OV10),
-
Liên-Đoàn Người-Nhái (SEAL).
Logo một
Đoàn Ong-Biển (Seebees) Công-Binh HQHK.
Trực-thăng vơ-trang Seawolf.
Với những phương-tiện thật dồi-dào, Hải-Quân Hoa-Kỳ thành-lập ngay
Phi-Đoàn 3 Trực-Thăng vơ-trang (Helicopter Attack Light Squadron 3) tại Vũng-Tàu
để yểm-trợ cho Lực-Lượng 116 về phi-pháo, quan-sát và tản-thương. Cho đến tháng
9 năm 1968, Phi-Đoàn này tăng-phái thường-xuyên một Phi-Đội (2 Trực-thăng) cho
các nơi như: Nhà-Bè, B́nh-Thuỷ, Đồng-Tâm, Rạch-Giá, Vĩnh-Long và trên 3
Dương-Vận-Hạm thả neo trên sống Cửu-Long.
Các Trực-thăng Vơ-trang được trang-bị các dàn phóng hoả-tiễn 2.75 inches,
đại-liên 50, và trung-liên M60 v.v...là một loại phi-cơ yểm-trợ rất hữu-hiệu cho
loại hành-quân này. Về sau, Phi-Đoàn được tăng-cường thêm 15 Phóng-pháo-cơ
Bronco OV10. Phi-cơ này được trang-bị từ 8 đến 15 hoả-tiễn 5 inches, và 19
hoả-tiễn 2.75 inches, 4 đại-liên 60 và 1 đại-bác 20 ly.309
Phóng-pháo-cơ Bronco OV10.
Thành-quả của Công-tác Tuần-duyên
Có
những con số ước-lượng khác nhau về mức-độ xâm-nhập bằng đường biển của Cộng-Sản
Bắc-Việt. Tỷ-lệ cao nhất đă ước-lượng có tới trên 80 phần trăm số quân-dụng của
Cộng-Sản Miền-Nam được chuyển bằng đường biển trong những năm đầu của cuộc
chiến. Đại-tướng William C. Westmoreland cho biết số-lượng trung-b́nh lớn-lao là
80% trước 1965 đă được hạ xuống một con số nhỏ-bé 10% vào cuối năm 1965 nhờ vào
kế-hoạch tuần-dương hỗn-hợp.310
Đại-Tướng Westmoreland, từng làm Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Việt-Nam.
Theo báo-cáo của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Trục-Lôi-Hạm MSO và Khu-Trục-Hạm
DER311 là hai loại chiến-hạm được dùng đầu-tiên để tuần-tiễu viễn-duyên ở
Việt-Nam. Sau năm đầu sử-dụng, họ rút đi Trục-Lôi-Hạm MSO v́ khả-năng không
thích-hợp và v́ thiếu hẳn hải-pháo yểm-trợ quân bạn trên bờ. Riêng Khu-Trục-Hạm
DER hiện-diện liên-tục từ 1963 đến những ngày chót của HQHK tại Việt-Nam. Hai
chiếc loại này đă được chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam để trở-thành HQ-1 và
HQ-4.
H́nh-ảnh
Trục-Lôi-Hạm MSO của HQHK.
Theo W. J. Moredock312 và Harold W. Seagal313, DER chính là xương
sống của Lực-Lượng Task Force 115. Trung-Tâm Chiến-Báo (TTCB - CIC: Combat
Information Center) của chiến-hạm được trang-bị tối-tân không thua ǵ CIC của
Tuần-Dương-Hạm Cruiser, loại chiến-hạm hùng-hậu nhất của Market Time. Đă có
đề-nghị xin biến-cải DER thành Khu-Trục-Hạm Tuần-thám Cấp-cứu (DESR - Destroyer
Escort Surveillance Rescue). DERS sẽ được trang-bị thêm một Trực-thăng hoạt-động
mọi thời-tiết Kaman UH-2A Seasprite. Băi đáp và nhà chứa phi-cơ thiết-trí phía
sau lái.
Sau này khi có chiến-hạm WHEC của Lực-lượng Tuần-Duyên Hoa-Kỳ tham-chiến. lại có
báo-cáo khác như sau: loại DER nhanh hơn, dễ vận-chuyển hơn chiếc WHEC chậm-chạp
và nặng-nề314. Nhờ sân tàu đằng lái thấp, nhân-viên DER dễ-dàng khám-xét
ghe-thuyền.
DER là
xương sống của Lực-Lượng Task Force 115 tuần-tiễu Biển-Đông.
Khu-Trục-Hạm DER cải-biến từ DE, một loại chiến-hạm rất dễ vận-chuyển, có
ṿng-quay tức “đường-kính vận-chuyển chiến-thuật” rất nhỏ. H́nh của USS Slater -
DE 766 chụp năm 1944.315
Phụ-Bản
của Chương 3
Bàn về
Tinh-thần người Mỹ và Đường-lối Chính-phủ của họ Liên-hệ đến Việt-Nam Cộng-Hoà
Sai-lầm
lớn của Chính-phủ Mỹ
Hoa-Kỳ lập-quốc nhờ đánh bại chính-quyền thuộc-địa của người Anh tại
Bắc-Mỹ. Hoa-Kỳ cũng từng là một nước thực-dân, theo chân Anh, Đức, Pháp, Ư,
Tây-Ban-Nha… một thời-gian nhưng từ-bỏ chính-sách thuộc-địa rất sớm.
Người Hoa-Kỳ có lư-tưởng cao-quư là luôn-luôn tranh-đấu cho Tự-Do
Nhân-Quyền, giúp-đỡ các dân-tộc khác chặn-đứng độc-tài Cộng-Sản. Tuy vậy tại
Việt-Nam, Chính-quyền Mỹ đă sai-lầm trong chính-sách316. Thay v́ trợ-giúp
phương-tiện chống Cộng, họ đă nhúng ta can-thiệp trực-tiếp khiến t́nh-thế
Việt-Nam Cộng-Hoà thêm suy-đồi. Các chính-phủ liên-tiếp nhau từ thời John F.
Kennedy không nghe theo những khuyến-cáo của giới thức-giả. Những tiết-lộ sau
cuộc chiến cho biết có rất nhiều đề-nghị quan-trọng của cơ-quan T́nh-Báo
Trung-Ương Hoa-Kỳ CIA317 cũng bị bỏ qua. Cuối-cùng khi biết ḿnh đă thất-bại
không thắng được, họ rút chân ra làm sụp-đổ tất cả những ǵ mà người Việt
Quốc-gia đă xây-dựng được từ trước.
Hoa-Kỳ
nói họ luôn-luôn tranh-đấu cho Tự-Do Nhân-Quyền.
Các giới-chức Việt-Mỹ trong chính-phủ, dân-sự cũng như quân-sự đă
từng lên tiếng chỉ-trích318 và đề-nghị biện-pháp thay-đổi chính-sách,
chiến-lược, chiến-thuật ngay từ những năm đầu của thập-niên 1960. Khi làm việc
tại Việt-Nam, Tướng Taylor đă phản-đối quyết-liệt dự-tính đổ-bộ quân Mỹ vào
Việt-Nam ngay từ đầu thập-niên 1960. Vào năm 1965, Tướng Taylor nói như sau:
Tướng
Maxwell Taylor.
"Quân-nhân da (mặt) trắng được trang-bị và huấn-luyện theo phương-cách không
thích-hợp (chút nào) cho cuộc chiến-tranh chống du-kích tại các vùng rừng núi
Á-Châu. Người Pháp đă từng nỗ-lực thích-nghi lực-lượng của họ trong nhiệm-vụ đó
và đă thất-bại. Tôi rất nghi-ngờ rằng Quân-lực Hoa-Kỳ có thể làm tốt hơn họ
nhiều được... Sau hết, một câu hỏi đă có từ lâu (mà vẫn không có câu trả lời) là
làm thế nào một người lính ngoại-quốc lại có thể phân-biệt được một tên
Việt-Cộng với một người nông-dân Việt-Nam (lương-thiện) cùng phía với chúng ta.
Khi nh́n ra hàng loạt những khó-khăn (tương-tự như vậy), tôi tin rằng chúng ta
phải thay-đổi chính-sách và giữ cho những lực-lượng bộ-chiến của Hoa-Kỳ không
trực-tiếp tham-chiến trong cuộc chiến chống nổi-dậy.” 319
Chuyện
Đáng Nhớ: 12 Đô-Đốc và 1 Tướng làm việc chung
Ai cũng biết ḍng-dơi danh-tướng của Đô-Đốc Ulysses S. Grant Sharp,
Tư-lệnh các Hạm-Đội HQHK tại Thái-B́nh-Dương (1963 - 1964) và Tổng-Tư-Lệnh
Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Thái-B́nh-Dương (1964 - 1968). Ông là con cháu của
Tổng-Thống Ulysses Grant, vị Đại-tướng góp công lớn chiến-thắng cuộc chiến-tranh
Nam-Bắc, thống-nhất quốc-gia Hoa-Kỳ.320
Là
Sĩ-Quan HQHK cao-cấp, Đô-Đốc Sharp có trách-nhiệm liên-hệ lâu-dài nhất đến
chiến-tranh Việt-Nam. Ngay từ đầu khi nhậm-chức, Đô-Đốc Sharp thấy rằng
phải-hành-động quyết-liệt ngay. Ông muốn lập-tức phong-toả Bắc-Việt đồng-thời
dốc toàn-lực tiêu-diệt Cộng-Quân ở Miền-Nam. Đề-nghị không được chấp-thuận,
Đô-Đốc Sharp rất bất-b́nh với kế-hoạch "leo thang chiến-tranh, tră đũa thụ-động
có tính-toán" của chính-phủ Hoa-Kỳ. Ông viết ra nguyên một cuốn sách rất
nổi-tiếng, cuốn sách "Strategy for Defeat". Nhan-đề cuốn sách tuy ngắn-gọn nhưng
đă nói lên tất cả nội-dung của nó: Chiến-lược (như thế này sẽ chỉ đưa đến)
bại-trận (mà thôi!)321. Làm thế nào mà thắng-trận được nếu như quân-đội
đồng-minh không chủ-động tấn-công và luôn-luôn thụ-động, chỉ được gia-tăng
áp-lực khi địch đánh-phá ḿnh?!
Đô-Đốc
Ulysses S. Grant Sharp.
Trong cuốn sách "In Retrospect. The Tragedy and Lessons of Vietnam", Tổng-Trưởng
Quốc-Pḥng Hoa-kỳ Robert S. McNamara hồi-tưởng rằng sau nhiều biến-chuyển (xấu)
xảy ra ít lâu, Ông suy-nghĩ rất nhiều, có lúc đă nghĩ rằng Ông đáng lẽ phải bị
cách-chức (get fired). Cuối-cùng McNamara phải quyết-định nạp đơn từ-nhiệm322
McNamara thấy hối-hận v́ đă chỉ-đạo sai-lầm cuộc chiến, bỏ ngoài tai những
khuyến-cáo của chính những người phụ-tá và lời đề-nghị của một số thức-giả thời
đó.
McNamara
trong pḥng họp Nội-các, 1967.
Khi tham-khảo chiến-sử Hoa-Kỳ, nhiều người thông-cảm cho nỗi thất-vọng của
Đô-Đốc Sharp. Một số khác đă bỏ quên một biến-cố mà khi các quân-nhân Hải-Quân
đọc tới th́ khó mà quên được. Chính Bộ-Trưởng Quốc-Pḥng McNamara cũng có biết
rơ câu chuyện này.
Đó
là Bản Tường-tŕnh của “Ủy-Ban Đánh-Giá T́nh-H́nh Việt-Nam” của Hải-Quân HQHK có
tên là “Navy Vietnam Appraisal Group” năm 1967. Những Sĩ-Quan HQHK liên-hệ tới
gồm có Cựu Đề-Đốc Eugene J. Carroll, Đề-Đốc Gene R. LaRocque cùng 10 vị Đô-Đốc
Hải-Quân và 1 Tướng Thuỷ-Quân Lục-Chiến Hoa-kỳ. Ủy-Ban thành-lập theo chỉ-thị
của Bộ-Trưởng Hải-Quân Paul Nitze với một thành-phần quy-tụ đông-đảo các ngôi
sao uy-tín đang lên (carreer on fast track) như chưa từng có trong cuộc chiến.
"Quần-tinh" này đích-thân thu-thập mọi yếu-tố, duyệt-xét các kế-hoạch, gặp-gỡ,
hỏi-han tận nơi những người lính và nhân-viên thấp nhất; phỏng-vấn chức-quyền
trách-nhiệm tham-mưu và chiến-trường, khảo-sát tận chỗ-trong đất liền và ngoài
biển-cả, ở Hoa-Kỳ cũng như tại Việt-Nam. Ủy-ban (cộng lại là 25 ngôi sao) làm
việc liên-tục suốt 6 tháng trời ḍng-dă. Kết-luận của Bản Tường-tŕnh “25 ngôi
sao” là một thứ chuông cấp-báo sự lâm-nguy: Những biện-pháp đang thi-hành không
thể tạo nên chiến-thắng.323
Người ta biết rằng tiếp-theo cuộc khảo-sát này ít tháng, Hà-Nội mở
cuộc Tổng-Tấn-Công Tết Mậu-Thân vào đầu năm 1968. Như vậy, cho dù Bản
Tường-tŕnh của "Vietnam Appraisal Group” này có làm cho những nhân-vật
điều-hành chiến-tranh tỉnh-ngộ, nó cũng đă ra đời hơi trễ: v́ áp-lực phản-chiến,
Hoa-kỳ rút quân ra vào cuối năm 1968.
Tại sao
và Năm Người Im-Lặng
Không phải chỉ đến lúc sau này, người ta mới biết những sai-lầm của
kế-sách Mỹ trong chiến-tranh Việt-Nam. Nhiều người đă biết rơ hậu-quả thất-bại
khi lực-lượng can-thiệp Hoa-Kỳ chưa đến Việt-Nam nhiều, đặc-biệt khoảng từ 1963
đến giữa năm 1965. Những câu hỏi tại sao đă được đặt ra nhiều lần: “Đă biết là
sai-lầm mà c̣n làm, Tại sao?”
Tại-sao Tổng-Thống Johnson lại chỉ-đạo một chiến-lược nửa chừng? Leo thang theo
áp-lực th́ đâu có chiến-lược ǵ! Hoa-kỳ là một nước dân-chủ tiền-tiến với
tổ-chức ba ngành lập-pháp, tư-pháp, hành-pháp hoạt-động hữu-hiệu; tất cả mọi
giới-chức đều có trách-nhiệm rơ-ràng. Cho đến khi Quân-lực nhận trách-nhiệm
thi-hành kế-hoạch ngoài chiến-trường, các giới-chức Chỉ-huy Quân-lực có phải đă
bị mù hay bị quáng thế nào?
H.
R. McMaster khi nghiên-cứu việc này, nhận thấy tinh-thần trách-nhiệm là vấn-đề
chính. Tác-giả tŕnh-bày quan-điểm của Ông qua một cuốn sách nhan-dề rất dài
"Trốn-trách Nghĩa-vụ: Lyndon Johnson, Robert McNamara, Bộ Tham-mưu Liên-quân, và
Dối-Trá đưa đến kết-quả (thất-trận tại) Việt-Nam". Là một quân-nhân, tác-giả
McMaster đặc-biệt nhấn-mạnh là nên bỏ mấy chính-trị-gia ra ngoài hậu-xét, mà
phải ghi-nhận trách-nhiệm nặng-nề nhất thuộc về "5 Người Im-lặng."324 Đó là
Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân và 4 Vị Tư-Lệnh Quân-chủng đă lặng-thinh. Họ để mặc
cho các bạn đồng-đội của ḿnh hy-sinh một cách vô-ích như vậy sao?325
H́nh b́a
cuốn sách của H.R. McMaster. "Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert
McNamara, The Joint Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam". USA.
1997.
Phụ-Bản
Nguyên-Văn Bạch-Thư của Chính-phủ Hoa-Kỳ công-bố ngày 27-2-1965, sau Biến-cố
Vũng-Rô.
Lời
tác-giả LSHQVNCH: Bản White Paper này rất quan-trong, đă làm thay-đổi đường lối
chiến-lược chiến-thuật của Hoa-kỳ liên-hệ đến VNCH, được đăng lại nguyên-văn nơi
đây để làm tài-liệu tham-khảo. Chúng tôi cố truy-t́m nguyên-văn bản-dịch
Việt-ngữ nhưng không thành-công. V́ dịch-thuật đôi khi làm sai ư-nghĩa
nguyên-bản, cá-nhân chúng tôi không dám nhận trách-nhiệm chuyển-ngữ này. Xin
chân-thành cáo lỗi.
"AGGRESSION FROM THE NORTH":
STATE
DEPARTMENT WHITE PAPER ON VIETNAM
February
27, 1965
(Department of State Bulletin, March 22, 1965)
South
Vietnam is fighting for its life against a brutal campaign of terror and armed
attack inspired, directed, supplied, and controlled by the Communist regime in
Hanoi. This flagrant aggression has been going on for years, but recently the
pace has quickened and the threat has now become acute.
The war
in Vietnam is a new kind of war, a fact as yet poorly understood in most parts
of the world. Much of the confusion that prevails in the thinking of many
people, and even
governments, stems from this basic misunderstanding. For in Vietnam a totally
new brand of aggression has been loosed against an independent people who want
to make their way in peace and freedom.
Vietnam
is not another Greece, where indigenous guerrilla forces used friendly
neighboring territory as a sanctuary.
Vietnam
is not another Malaya, where Communist guerrillas were, for the most part,
physically distinguishable from the peaceful majority they sought to control.
Vietnam
is not another Philippines, where Communist guerrillas were physically separated
from the source of their moral and physical support.
Above
all, the war in Vietnam is not a spontaneous and local rebellion against the
established government.
There
are elements in the Communist program of conquest directed against South Vietnam
common to each of the previous areas of aggression and subversion. But there is
one fundamental difference. In Vietnam a Communist government has set out
deliberately to conquer a sovereign people in a neighboring state. And to
achieve its end, it has used every resource of its own government to carry out
its carefully planned program of concealed aggression. North Vietnam's
commitment to seize control of the South is no less total than was the
commitment of the regime in North Korea in 1950. But knowing the consequences of
the latter's undisguised attack, the planners in Hanoi have tried desperately to
conceal their hand. They have failed and their aggression is as real as that of
an invading army.
This
report is a summary of the massive evidence of North Vietnamese aggression
obtained by the Government of South Vietnam. This evidence has been jointly
analyzed by South Vietnamese and American experts.
The
evidence shows that the hard core of the Communist forces attacking South
Vietnam were trained in the North and ordered into the South by Hanoi. It shows
that the key leadership of the Vietcong (VC), the officers and much of the
cadre, many of the technicians, political organizers, and propagandists have
come from the North and operate under Hanoi's direction. It shows that the
training of essential military personnel and their infiltration into the South
is directed by the Military High Command in Hanoi. In recent months new types of
weapons have been introduced in the VC army, for which all ammunition must come
from outside sources. Communist China and other
Communist states have been the prime suppliers of these weapons and ammunition,
and they have been channeled primarily through North Vietnam.
The
directing force behind the effort to conqueror South Vietnam is the Communist
Party in the North, the Lao Dong (Workers) Party. As in every Communist state.
the party is an integral part of the regime itself. North Vietnamese officials
have expressed their firm determination to absorb South Vietnam into the
Communist world.
Through
its Central Committee, which controls the Government of the North, the Lao Dong
Party directs the total political and military effort of the Vietcong. The
Military High Command in the North trains the military men and sends them into
South
Vietnam.
The Central Research Agency, North Vietnam's central intelligence organization,
directs the elaborate espionage and subversion effort...
Under
Hanoi's overall direction the Communists have established an extensive machine
for carrying on the war within South Vietnam. The focal point is the Central
Office for South Vietnam with its political and military subsections and other
specialized agencies. A subordinate part of this Central Office is the
liberation Front for South Vietnam. The front was formed at Hanoi's order in
1960. Its principle function is to influence opinion abroad and to create the
false impression that the aggression in South Vietnam is an indigenous rebellion
against the established Government.
For more
than 10 years the people and the Government of South Vietnam, exercising the
inherent right of self-defense, have fought back against these efforts to extend
Communist power south across the 17th parallel. The United States has responded
to the appeals of the Government of the Republic of Vietnam for help in this
defense of the freedom and independence of its land and its people.
In 1961
the Department of State issued a report called A Threat to the Peace. It
described North Vietnam's program to seize South Vietnam. The evidence in that
report had been presented by the Government of the Republic of Vietnam to the
International Control Commission (ICC). A special report by the ICC in June 1962
upheld the validity of that evidence. The Commission held that there was
"sufficient evidence to show beyond reasonable doubt" that North Vietnam had
sent arms and men into South Vietnam to carry out subversion with the aim of
overthrowing the legal Government there. The ICC found the authorities in Hanoi
in specific violation of four provisions of the Geneva Accords of 1954.
Since
then, new and even more impressive evidence of Hanoi's aggression has
accumulated. The Government of the United States believes that evidence should
be presented to its own citizens and to the world. It is important for free men
to know what has been happening in Vietnam, and how, and why. That is the
purpose of this report...
The
record is conclusive. It establishes beyond question that North Vietnam is
carrying out a carefully conceived plan of aggression against the South. It
shows that North Vietnam has intensified its efforts in the years since it was
condemned by the International Control Commission. It proves that Hanoi
continues to press its systematic program of armed aggression into South
Vietnam. This aggression violates the United Nations Charter. It is directly
contrary to the Geneva Accords of 1954 and of 1962 to which North Vietnam is a
party. It is a fundamental threat to the freedom and security of South Vietnam.
The
people of South Vietnam have chosen to resist this threat. At their request, the
United States has taken its place beside them in their defensive struggle.
The
United States seeks no territory, no military bases, no favored position. But we
have learned the meaning of aggression elsewhere in the post-war world, and we
have met it.
If peace
can be restored in South Vietnam, the United States will be ready at once to
reduce its military involvement. But it will not abandon friends who want to
remain free. It will do what must be done to help them. The choice now between
peace and continued and increasingly destructive conflict is one for the
authorities in Hanoi to make.
Phụ-bản
CTCT
Chiến-Sĩ
Hải-Quân Trần-Hồng-Vân
Truyện
ngắn bằng tranh
(sau khi
phổ-biến rộng-răi, đă được dịch sang Anh-Ngữ như bản dưới đây).
HQVN noi
gương Thánh-Tổ Trần-Hưng-Đạo cứu nước
Chương 4
Giai-Đoạn Bành-Trướng
(1967-1972)
Năm 1967
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đi vào giai-đoạn bành-trướng v́ nhu-cầu
tác-chiến gia-tăng trong khi quân-đội Hoa-kỳ và đồng-minh t́m cách rút chân ra
khỏi Việt-Nam.
-
Tháng 5 năm 1967, lần đầu-tiên Giang-Lực được gửi đi hoạt-động ngoài
khu-vực châu-thổ Nam-phần. Giang-Đoàn 32 Xung-Phong được mang ra Thuận-An,
Thừa-Thiên để hoạt-động trong vùng hạ-lưu sông Hương và cũng để yểm-trợ cho
Sư-Đoàn 1 Bộ-Binh.326
-
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà - với quân-số đang trên đà gia-tăng lên 36
ngàn Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-viên - là một lực-lượng Hải-Quân lớn vào hàng
thứ 14 trên toàn thế-giới.
Hải-lộ
của tàu xâm-nhập số 459. Sau 2 ngày bị theo-dơi, nếu Thuỷ-thủ CSBV có ư-thức trở
về Bắc th́ đă thoát chết, khỏi hy-sinh vô-ích. Có lẽ v́ không biết lưới HQ
Việt-Mỹ được bủa ra, tàu xâm-nhập trở vào Sa-Kỳ ngày thứ ba và bị tiêu-diệt.
Hải-Lực nhận thêm 4 PGM: Hoàng-Sa HQ-616, Phú-Quí HQ-617, Ḥn-Tróc HQ-618, và
Thổ-Châu HQ-619.327
Tuần-Duyên-Đĩnh Thổ-Châu HQ-619.
-
Ngày 15 tháng 7 năm 1967, tàu số 459 của Cộng-Sản Bắc-Việt bị đánh đắm
tại Cửa Sa-Kỳ. Trong khi bị theo-dơi ngoài khơi Mũi Ba-Làng-An, Quảng-Ngăi;
chiếc tàu đă xoá số-hiệu thật của nó, thay bằng số 411 trong đêm 13 tháng 7. Khi
bị chặn lại tra-xét, tàu xâm-nhập bắn trả chiến-hạm tuần-tiễu nên lập-tức bị
hải-pháo Việt-Mỹ bắn cháy và nổ-tung. Tuy bị nổ-tung, nhưng trong số khoảng 90
tấn vũ-khí trên tàu, lực-lượng trục-vớt vẫn c̣n lấy được tới 1200 súng đủ loại
và rất nhiều đạn-dược.328
- Một chiến-công nữa đáng đề-cập đến trong năm 1967 là trận đột-kích
của Người-Nhái HQVNCH phối-hợp với HQHK vào mật-khu Ḥn-Hèo ngày 2 tháng 7 năm
1967. Chỉ có hai nhóm Người-Nhái dùng xuồng cao-su đổ-bộ từ ngoài khơi vào một
vị-trí ở phía Tây của Núi Binh-Nhơn trên đảo Ḥn-Hèo, quân ta nhờ bất-ngờ đă bắn
hạ được 2 Cán-bộ Cộng-Sản cấp Huyện-Ủy và bắt-sống hai tên khác. Nhờ tài-liệu
tịch-thu được tại mật-khu này, Cơ-quan An-ninh đă phá tan được một loạt các
cơ-sở nằm vùng của chúng tại Nha-Trang và Khánh-Hoà. Hoạt-động đặc-công
Việt-Cộng suy-giảm hẳn trong vùng này.
-
Tại Vùng 1 Duyên-Hải (V1ZH), hoạt-động phối-hợp của HQVN và đồng-minh
gây nhiều thất-bại cho địch. Quân Cộng-Sản cố-gắng phản-công.
Một trong những khu-vực chúng cần kiểm-soát hoàn-toàn, đồng-thời cũng để lấy lại
uy-thế với dân là vùng cửa sông Quảng-Ngăi. Đêm 6 rạng ngày 7 tháng 8 năm 1967,
hai Tiểu-Đoàn Việt-Cộng đồng-loạt tấn-công Duyên-Đoàn 16. Mục-đích của chúng là
tiêu-diệt cứ-điểm quan-trọng này, nhưng chúng đă không thành-công hoàn-toàn. Tuy
Duyên-Đoàn-Trưởng là HQ Trung-Úy Nguyễn-Ngọc-Thông bị tử-trận và căn-cứ bị địch
tràn-ngập; chiến-hạm, chiến-đĩnh của ta cùng các đơn-vị bạn đă phản-công
mau-chóng. Địch phải rút-lui sau ít giờ giao-tranh và quân ta tái-chiếm lại
căn-cứ.329
Duyên-Đoàn 16 nằm về phía Nam của cửa Sông Trà-Khúc (Quảng-Ngăi).
Nới rộng
Vùng Tuần-Dương
Theo Đạo Dụ thành-lập Hải-Quân năm 1952 và các văn-kiện liên-hệ quy-định,
nhiệm-vụ HQVN bao-gồm những công-tác canh-pḥng và kiểm-soát miền duyên-hải,
hải-đảo cùng các thuỷ-lộ nội-địa. Với phương-tiện cơ-hữu nghèo-nàn, lại phải
kiểm-soát an-ninh vùng duyên-hải dài hơn 1,200 cây-số, Hải-Quân Việt-Nam đă
cố-gắng nhưng rơ-ràng là không có đủ khả-năng.
Trong nỗ-lực trợ-giúp HQVN đủ khả-năng kiểm-soát duyên-hải, năm
1965, HQHK thành-lập Lực-Lượng Duyên-Pḥng mang số 115 -TASK FORCE 115. Bộ
Tư-Lệnh Lực-Lượng - CTF-115 (Commander Task Force) này đồn-trú tại Cam-Ranh.
Cuộc hành-quân tuần-tiễu Biển-Đông của Hải-Quân Mỹ và Hải-Quân VN phối-hợp được
đặt tên là: Market Time. Lúc đầu, Hải-Quân VN đảm-trách tuần-tiễu cận-duyên
(Inner Barriers). Hải-Quân Mỹ đảm-trách 8 vùng tuần-tiễu viễn-duyên (Outer
Barriers). Các Chỉ-huy-Trưởng Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ CHT Liên-Đoàn
Đặc-Nhiệm đảm-trách tuần-tiễu cận-duyên.
Duyên-hải VNCH được chia thành 51 khu cận-duyên. Sau khi Cộng-Sản lợi-dụng
khu-vực cảng Sihanoukville làm đầu-cầu xâm-nhập đường biển, Hải-Quân Việt-Mỹ
quyết-định thiết-lập thêm 1 vùng viễn-duyên thứ 9 tại khu-vực phía Tây V4DH vào
đầu năm 1970. Có thêm 3 khu cận-duyên bên trong vùng viễn-duyên này được
thành-lập thêm cho phù-hợp. Việc phân-chia 9 vùng viễn-duyên và 54 khu cận-duyên
tiếp-tục từ 1970 đến 1975.
Ông
Hoàng Sihanouk và Hoàng-Hậu cùng tướng-lănh Cộng-Sản Việt-Nam đi thăm “đường ṃn
Hồ-Chí-Minh” khi hai bên thoả-thuận việc sử-dụng Sihanoukville làm đầu-cầu
xâm-nhập đường biển vào VNCH.
Huy-hiệu
Hành-quân Tuần-tiễu Biển-Đông Market Time.
Mạng-lưới Kiểm-soát Duyên-Hải VNCH với 9 Vùng Viễn-Duyên và các Vùng Cận-Duyên
phụ-thuộc.
Khu-vực
Cảng Sihanoukville với một số chi-tiết hải-hành vào cảng như độ sâu đáy biển.
Cao-điểm
của các Giang-Đoàn Xung-Phong
Khởi đi từ mấy chiếc tiểu-đĩnh nhỏ-bé cũ-kỹ vào tháng 4 năm 1953, các Giang-Đoàn
Xung-Phong lớn mạnh đến mức tối-đa sau 15 năm hoạt-động. Vào đầu năm 1968,
tổng-số lên tới 13 Giang-Đoàn. Ngoài 12 Giang-Đoàn hoạt-động tại Nam-phần, một
Giang-Đoàn ở Trung-phần. Đó là Giang-Đoàn 32 XP, lúc thành-lập dự-trù đi cặp với
GĐ 26XP tại Long-Xuyên, v́ nhu-cầu hành-quân nên hoạt-động biệt-lập với các
Giang-Đoàn Xung-phong bạn khác.
Tuy các Giang-Đoàn cũng hay di-chuyển nhiều nơi, nhưng những căn-cứ chính đóng
tại các địa-điểm sau:
GĐ21XP đồn-trú tại Mỹ-Tho
GĐ22XP đồn-trú tại Nhà-Bè, gần Sài-G̣n
GĐ23XP đồn-trú tại Vĩnh-Long
GĐ24XP đồn-trú tại Tân-An
GĐ25XP đồn-trú tại Cần-Thơ
GĐ26XP đồn-trú tại Long-Xuyên
GĐ27XP đồn-trú tại Sài-G̣n, Mỹ-Tho và Lưu-động
GĐ28XP đồn-trú tại Sài-G̣n
GĐ29XP đồn-trú tại Cần-Thơ
GĐ30XP đồn-trú tại Sài-G̣n
GĐ31XP đồn-trú tại Vĩnh-Long
GĐ32XP đồn-trú tại Thừa-Thiên
GĐ33XP đồn-trú tại Mỹ-Tho.
Vai-tṛ "độc-diễn" của Giang-Đoàn Xung-phong mờ-nhạt một phần khi
các Lực-Lượng mới với những Giang-đĩnh tối-tân hơn xuất-hiện và tham-chiến. Các
Tiểu-Giáp-Đĩnh TCAN/FOM của GĐXP danh-tiếng thời xưa đă quá già-nua. Thay-thế
cho nó là loại Tuần-Giang-Đĩnh RPC, tuy chạy nhanh hơn nhưng không thích-hợp khi
tác-chiến trong các kinh-rạch nhỏ-bé khắp nơi.
Tuần-Giang-Đĩnh RPC trang-bị 2 máy chánh, tuy chạy nhanh nhưng vỏ quá mỏng.
Kiến-trúc không thích-hợp khi hoạt-động trong các kinh-rạch nhỏ.
Nhu-cầu
mới: Giang-Đĩnh có Vận-tốc cao
Nhu-cầu chiến-trường đ̣i-hỏi những giang-đĩnh có vận-tốc cao mà các
giang-đĩnh Việt-Nam lúc đó, theo các cơ-quan T́nh-báo Mỹ th́ di-chuyển quá
chậm-chạp.330
Giang-Tốc-Đĩnh PBR (Patrol Boat River) được xem là loại chiến-đĩnh rất hữu-hiệu
trong việc tuần-giang. (Tranh vẽ của Hoạ-Sĩ Vũ-Khai-Cơ - Úc-Châu).
Miền Nam Việt-Nam (Vùng 3 và 4 Sông-Ng̣i) có hệ-thống kinh-rạch dài 5,555Km
(khoảng 3,000 hải-lư - Nautical Miles) chằng-chịt như mạng nhện, nên việc
tổ-chức các cuộc tuần-tiễu ngăn-chặn, phục-kích hay hành-quân truy-lùng
tiêu-diệt địch hết sức phức-tạp. Hoạt-động mang tính-chất đặc-thù của một
Hải-Quân Nước Nâu (Brown-Water-Navy). Chính Đại-Tá Burton B. Witham, Tư-Lệnh
Lực-Lượng Đặc-nhiệm 116 Hải-Quân Hoa-Kỳ cũng đă thừa-nhận những khó-khăn
trở-ngại mà họ đă vấp phải khi thi-hành nhiệm-vụ trên "địa-h́nh bát-quái" (Eight
sign terrain) này. Theo Witham, giang-đĩnh thích-nghi phải là loại có tốc-độ
cao, vận-chuyển xoay đầu 180 độ dễ-dàng trong kinh-rạch chật-hẹp, và hoả-lực
thực hùng-hậu trấn-áp được đối-phương để vượt qua thuỷ-tŕnh quá nhỏ mỗi khi bị
phục-kích. Riêng tại vùng biên-giới Việt-Miên tỉnh Châu-Đốc, Giang-Tốc-Đĩnh PBR
(Patrol Boat River) được xem là thích-ứng nhất cho việc tuần-tiễu.331
Cuộc
hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần
Vào tháng 1/67, Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam có dịp hoạt-động phối-hợp với
Hải-Quân Hoa-Kỳ trong cuộc hành-quân Deckhouse V/Sóng-Thần tại Mật-khu
Thạnh-Phong, Cù-lao Thạnh-Phú thuộc tỉnh Kiến-Hoà.
Tổ-chức Lực-Lượng của Chiến-Đoàn B Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam gồm
có:
*
Bộ Chỉ-Huy Chiến-Đoàn: Chiến-Đoàn-Trưởng, Trung-Tá Tôn-Thất-Soạn.
*
3 Tiểu-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến gồm:
-
Tiểu-Đoàn 3 Thuỷ-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Nguyễn-Thế-Lương
-
Tiểu-Đoàn 4 Thuỷ-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Nguyễn-Thành-Trí
-
Tiểu-Đoàn 6 Thuỷ-Quân Lục-Chiến: Tiểu-Đoàn-Trưởng, Thiếu-Tá Phạm-Văn-Chung.
*
Một pháo-đội 105 ly.332
Lực-Lượng Đặc-nhiệm Thuỷ-Bộ của Hải-Quân Hoa-Kỳ đă cung-cấp tàu để chuyển quân,
từ vùng tập-trung Vũng-Tàu đến vùng đổ-bộ Kiến-Hoà. Đơn-vị Thuỷ-xa của Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Hoa-Kỳ chở các Đại-đội Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam tiến-chiếm các băi
đổ-bộ làm đầu-cầu. Trực-thăng của Thuỷ-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ trực-thăng-vận đến
các mục-tiêu vào sâu trong đất liền. Hải-pháo và phi-pháo yểm-trợ khi cần.
H́nh-ảnh
quen-thuộc của một cuộc đổ-bộ Thuỷ-Xa TQLC
Vùng hành-quân của Chiến-Đoàn B Thuỷ-Quân Lục-Chiến: Mật-khu Thạnh-Phong, Cù-lao
Thạnh-Phú thuộc tỉnh Kiến-Hoà nằm trong lănh-thổ Quân-Đoàn 4, Quân-Khu 4. Đây là
một vùng śnh-lầy ngập-nước, sông-rạch chằng-chịt, dân-cư thưa-thớt. Lợi-dụng
địa-thế hiểm-trở, Việt-cộng đă lập các Công-binh-xưởng, căn-cứ hậu-cần, và
địa-điểm trú quân cho các đơn-vị của chúng. V́ địa-thế hiểm-trở và không đủ
phương-tiện yểm-trợ nên Vùng 4 ít khi tổ-chức hành-quân vào mật-khu Thạnh-Phong
này.
Tuy cuộc hành-quân không mang lại chiến-thắng lớn hoặc thành-quả quân-sự nào
đáng kể v́ không đụng lực-lượng Cộng-Quân, nhưng nó đă nổi-bật với những yếu-tố
sau đây:
1.
Trong cuộc chiến-tranh Việt-Nam, đây là một cuộc hành-quân đổ-bộ
duy-nhất của một Chiến-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam với đầy-đủ tầm-vóc,
chuyên-môn, hiện-đại của một binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến.
2.
Các cấp chỉ-huy hành-quân và tham-mưu có dịp phối-hợp hành-quân
soạn-thảo kế-hoạch đổ-bộ thật-sự và có tầm-vóc quốc-tế.
3.
Các quân-nhân của những Tiểu-Đoàn tác-chiến có cơ-hội học-hỏi được nhiều
điều bổ-ích về sinh-hoạt cũng như về chuyên-môn của Binh-chủng Thuỷ-Quân
Lục-Chiến như leo lưới, đổ-bộ trên các loại tàu tối-tân. Sĩ-Quan các cấp có được
khái-niệm về hành-quân Thuỷ-bộ thật sự.
4.
Chứng tỏ cho địch biết rằng, không có địa-thế nào là "bất-khả xâm-phạm"
đối với đoàn quân lưỡng-thế và tinh-nhuệ như chúng ta - Binh-chủng Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam.333
Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam cũng đă có dịp hoạt-động phối-hợp với
Tiềm-Thuỷ-Đĩnh Hoa-Kỳ trong một cuộc hành-quân năm 1966.334
Thanh-Thư Tàu-thuyền Cận-Duyên
Một số công-tác điều-nghiên trước hết dùng cho quân-sự, nhưng lại
rất hữu-ích cho những nhà khảo-cứu về khảo-cổ, văn-hoá, hàng-hải sau này. Nhờ
ngân-khoản và phương-tiện dồi-dào của quân-đội Việt-Mỹ nói chung, Hải-Quân nói
riêng, các quân-nhân Hải-Quân phối-hợp với Pḥng Thí-Nghiệm Columbus và
Trung-Tâm Phát-Triển Khả-Năng Tác-Chiến đă thống-kê được nhiều dữ-kiện về các
tàu-thuyền cận-duyên của Miền-Nam Việt-Nam. Công-tác liên-hệ đến hàng trăm người
kể cả quân-nhân lẫn dân-sự mang lại kết-quả là sự ra đời của hai cuốn sách có
uy-tín và quen thuộc với Hải-Quân và các giới hàng-hải VNCH vào hai thập-niên
1960 & 1970:
-
Hải-Thuyền Thanh-Thư (Junk Blue Book: A Handdbook of Junks of South
Vietnam). Cuốn sách này phát-hành năm 1963, nhỏ hơn cuốn thứ hai (phát-hành năm
1967), nghiêng nhiều về khía-cạnh khảo-cổ hàng-hải khi bàn đến những đặc-điểm
văn-hoá như truyền-thống, nguồn-gốc và sự tiến-hoá của ghe-thuyền Việt-Nam.335
Các soạn-thảo-viên của "Advanced Research Project Agency" đặc-biệt lưu-ư đến sự
phát-sinh loại thuyền nhiều thân Outrigger. Theo đó, Outrigger là những thân phụ
nằm bên ngoài phần thân thuyền chính-yếu. Chúng tác-dụng như những phao nổi làm
tăng thêm sự bền-vững cho thuyền, tránh cho thuyền khỏi lật úp. Ngày nay ta
không thấy loại ghe-thuyền hai, ba thân ở Việt-Nam; nhưng những nhà nghiên-cứu
này cho biết là dân Việt-Nam ta ngày xưa đă có sử-dụng (báo-cáo của Advanced
Research Project Agency, 1962, trang A - 1-5.) Theo đó mà suy-diễn, kỹ-thuật
hàng-hải Việt-Nam thời-cổ đă có ảnh-hưởng lan-tràn qua cả Đại-Dương-Châu, vượt
qua hai đại-dương Thái-B́nh sang Mỹ-Châu và Ấn-Độ sang vùng Cận Đông.
-
Thanh-Thư về Tàu-thuyền Cận-Duyên Miền-Nam Việt-Nam, Blue Book of
Coastal Vessels, South Vietnam (Remote Area Conflict Information Center,
Columbus, Ohio, 1967.) Cuốn sách khổ lớn này là tài-liệu chính-yếu để Hải-Quân
Việt-Nam nhận dạng ghe-thuyền địa-phương hay xâm-nhập.
Một số
tài-liệu quư-giá về thuyền-bè trong thập-niên 1960 được ghi chép lại như sau:
-
Tài-liệu kỹ-thuật, vật-liệu, thời-gian và phí-tổn đóng thuyền.
-
Cách-thức bảo-tŕ thuyền-bè và dụng-cụ hàng-hải, ngư-nghiệp.
-
Các loại cá và ngư-trường.
Một
trang quan-trọng của cuốn sách “Hải-Thuyền Thanh-Thư” (Junk Blue Book: A
Handbook of Junks of South Vietnam).
Neo Tuổi
Vàng, Thi-phẩm của tuổi Trưởng-thành.
Trong giai-đoạn này, ngoài việc nghiên-cứu, cũng nên nói về
hoạt-động văn-hoá.
Hải-Quân VNCH có nhiều văn, thi, nhạc-sĩ sáng-tác đủ mọi cấp-bậc, từ
cấp Thuỷ-thủ như Anh-Thi, cho đến cấp Tư-Lệnh Vùng Duyên-Hải. Người trẻ-tuổi
ca-tụng t́nh-yêu say-đắm, người trưởng-thành trân-quư đoạn đời vàng-ngọc,
thông-hiểu thêm nhiều điều lư-tưởng cao-quư hơn trong lẽ sống hải-hồ.
Tập thơ "Neo Tuổi Vàng"336 ra đời, đánh dấu đỉnh cao thi-tài của thi-sĩ
Hữu-Phương, tức HQ Trung-Tá Nguyễn-Hữu-Chí337. Ông làm thơ từ lúc c̣n là
sinh-viên và đây là tác-phẩm được xuất-bản khi Ông đang nắm quyền chỉ-huy
Hải-Quân cả một vùng biển rộng-lớn trong Vịnh Thái-Lan. Trước đây, những người
yêu thơ Ông cũng đă t́m thấy nỗi-niềm tâm-sự của một người Lính Biển qua các tập
thơ Tâm-Sự Người Đi-Biển, Luống-Biển.
Nguyễn-Hữu-Chí tức Hữu-Phương không những làm thơ, c̣n làm nhạc. Ông chính là
tác-giả của “Hải-quân Hành-Khúc” rất quen-thuộc của HQVNCH338. H́nh vẽ chân-dung
của Ông trong quân-phục Phó-Đề-Đốc (1973).
Năm 1968
Vào đầu năm 1968, Cộng-Sản Việt-Nam339 mở cuộc Tổng-Công-Kích -
Tổng-Khởi-Nghĩa trên khắp lănh-thổ của Việt-Nam Cộng-Hoà trong ngày Tết
Nguyên-đán năm Mậu-Thân 1968.340
Như nhiều nhà nghiên-cứu khách-quan, James Wirtz thấy rằng quân-đội Hoa-Kỳ
hoàn-toàn bị bất-ngờ và ngành T́nh-Báo của họ thất-bại lớn.341 Trong khi đó,
theo các tài-liệu của Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH và của Sử-gia Phạm-Văn-Sơn th́ một
số đơn-vị Quân-lực VNCH tại địa-phương đă nhận ra sự điều-động của quân
Cộng-Sản, nên có đề-pḥng. Nhờ những biện-pháp đề-pḥng tại chỗ như vậy mà
địch-quân không hoàn-toàn thi-hành được việc tổng-tấn-công, nhiều ít góp công
giữ vững Miền-Nam Tự-Do.
Hải-Quân bảo-toàn lực-lượng, không bị thiệt-hại ǵ đáng kể, lại c̣n yểm-trợ
đắc-lực quân bạn tái-chiếm nhiều vị-trí quan-trọng... Đại-Tướng Westmoreland,
Tư-Lệnh Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Việt-Nam đă nói một câu có ư-nghĩa: “Hải-Quân đă
cứu-nguy toàn vùng Châu-thổ Cửu-Long-Giang.”
Các Giang-Đoàn 21XP, 23XP trở-thành những đơn-vị giang-lực đầu-tiên của HQVNCH
được tuyên-công đơn-vị đồng-minh US Navy Unit Commendation của Hoa-Kỳ342.
Giữa
những ngày Tết Mậu-Thân1968, Miền-Nam VN ch́m trong biển lửa, nhà cháy, cầu găy,
người chết ?! Thử hỏi có con “Chim Hoà-B́nh” Cộng-Sản (xâm-lăng) nào trong chiếc
tem Tổng-Tiến-Công Tết Mậu-Thân 1968 hay không?
Trận
chiến Mậu-Thân ác-liệt nhất diễn ra tại Huế. Cộng-Sản Việt-Nam chiếm một phần
thành-phố Huế, tàn-sát dă-man hơn 5,000 đồng-bào trong những ngày Xuân 1968.
Nạn-nhân bị đập bể sọ, bị chôn sống tập-thể. Thân-nhân của họ không nhận-dạng
được thi-hài nên đành mai-táng chung cùng lúc.
Các dăy
quan-tài của những nạn-nhân bị quân Cộng-sản thảm sát trong cuộc tiến-công Tết
Mậu-Thân (1968) vào cố-đô Huế.
Kể từ tháng 2 năm 1968, công-tác huấn-luyện chính của HQVNCH được
phối-trí lại, giao-phó cho 3 trung-tâm:
-
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang chuyên đào-tạo Sĩ-Quan và
Hạ-Sĩ-Quan.
-
Trung-Tâm Huấn-Luyện Cam-Ranh huấn-luyện căn-bản quân-sự và đào-tạo
Thuỷ-thủ.
-
Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc Sài-G̣n có trường Huấn-luyện Ngoài Khơi và
các lớp trau-dồi thêm về kỹ-thuật cũng như kiến-thức chuyên-môn. Qua năm sau,
Trung-Tâm này đổi tên thành Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Sài-G̣n gồm thêm các
khoá Chỉ-Huy Tham-Mưu Trung-Cấp, Sĩ-Quan Đoàn-Viên, Hạ-Sĩ I Chuyên-Nghiệp,
Trường Huấn-Luyện Ngoài-Khơi, các khoá Sĩ-quan OCS343 (phần huấn-luyện căn-bản ở
Việt-Nam), vv...”
Các tân
khoá-sinh tŕnh-diện tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Cam-Ranh để được đào-tạo thành
Thuỷ-thủ.
Tháng 3, để tăng-cường cho Hải-Quân Việt-Nam, Đồng-minh Hoa-kỳ gửi
10 Quân-Vận-Đĩnh ATC, 3 Tiền-Phong-Đĩnh Monitor và 1 Soái-Đĩnh Thuỷ-bộ đến
hoạt-động tại Vùng 1 Duyên-Hải.
Tháng 6, Giang-Lực nhận nhiều Giang-Tốc-Đĩnh PBR (River Boat,
Patrol) theo tinh-thần viện-trợ của chương-tŕnh MAP (Military Assistance
Program).
PBR MK I
PBR MK
II
Vào Tết
Mậu-Thân, bất-kể thoả-ước ngưng bắn, Cộng-Sản đồng-loạt tấn-công khắp nơi.
Đầu năm
1968, các Trung-tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải theo-dơi 5 chiếc tàu xâm-nhập loại SL
của CSBV. Đây là không-ảnh chụp một trong những chiếc tàu này. Sau đó, HQVN và
Đồng-minh đánh ch́m tàu đó tại Ḥn-Hèo Nha-Trang.
Tướng 3
sao đầu-tiên của HQHK tại Việt-Nam
Ngày 30 tháng 9 năm 1968, Phó-Đô-Đốc Elmo R. Zumwalt, Jr. nhận quyền
Tư-Lệnh Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam344(COMNAFORV). Chỉ một tháng sau
đó vào ngày 2 tháng 11, Zumwalt đại-diện HQHK cùng với đại-diện Không-Quân
Hoa-Kỳ (KQHK) tại Việt-Nam hội-họp với Đại-Tướng Creighton Abrams, Tư-Lệnh
Lực-Lượng Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (U.S. Military Assistance Command, Vietnam -
USMACV) về chương-tŕnh "Việt-Nam-hoá chiến-tranh" (Accelerated Turnover to the
Vietnamese - ACTOV)345. Theo lịch-tŕnh, Hải-Quân Hoa-kỳ sẽ từ-từ rút quân ra,
chuyển-nhượng lại cho Hải-Quân Việt-Nam 500 chiến-hạm và chiến-đĩnh đủ loại.
Song-song với việc bàn-giao chiến-hạm, chiến-đĩnh, tất cả các Căn-cứ Hành-quân
và Tiền-Doanh Yểm-Trợ của Hải-Quân Hoa-Kỳ cũng được bàn-giao cho Hải-Quân
Việt-Nam theo tinh-thần chương-tŕnh ACTOVLOG346 (Accelerated Turnover of
Logistics to Vietnam: Chuyển-Giao Cấp-Tốc về Tiếp-Vận cho Việt-Nam).
Theo Thomas J. Cutler, buổi họp USMACV ngày 2-11-1968 bắt đầu căng-thẳng khi
Không-quân Mỹ thuyết-tŕnh việc chuyển-giao. Một Đại-Tá KQHK đưa ra các biểu-đồ,
thống-kê, và kết-luận là chương-tŕnh của Không-quân sẽ hoàn-tất vào năm… 1976.
Trong khi nghe như vậy, Zumwalt cùng người phụ-tá vội-vă sửa-chữa lại bản
báo-cáo, gạc-bỏ hết mấy chữ có vẻ "vơ-đoán" như dự-trù, có thể... Khi được mời
lên thuyết-tŕnh, Phó-Đô-Đốc Zumwalt c̣n hứa gia-tốc kế-hoạch bàn-giao và
ước-định luôn cả hạn-kỳ hoàn-tất là ngày 30 tháng 6 năm 1970. Các điều Zumwalt
đưa ra không những đúng với những ước-muốn của Tướng Abrams347, mà c̣n thực-sự
ăn-khớp với kế-hoạch chung của Chính-quyền Mỹ. Khi đó v́ áp-lực của phe
phản-chiến, chính-phủ Mỹ phải tính-toán để làm sao rút chân ra khỏi Việt-Nam
càng sớm càng tốt.
H́nh
Elmo R. Zumwalt, Jr. khi mang cấp-bậc Đô-Đốc và làm TL/HQHK.
Chiến-dịch SEALORDS và First Sealord
Khi Zumwalt qua Việt-Nam th́ t́nh-trạng của Việt-Cộng đă suy-yếu sau Tết
Mậu-Thân 1968. Thảm-bại nặng-nề nhất là tất cả cơ-sở hạ-tầng của Cộng-Sản, v́
kế-hoạch Tổng-tấn-công sai-lầm mà bị lộ-diện và bị Việt-Nam Cộng-hoà tiêu-diệt
hết.348
C̣n về Hải-Quân Mỹ, quân-số vừa lên đến mức tối-đa. Các lực-lượng của họ đă
gặt-hái được nhiều kinh-nghiệm chiến-trường nên đang hoạt-động một cách đều-đặn
và hữu-hiệu.
Lúc đó Hải-Quân Hoa-Kỳ có 38,386 quân-nhân tại Việt-Nam. Ngoài
Zumwalt c̣n có 3 vị Đề-Đốc 2 sao là Tư-Lệnh-Phó NAVFORV, Chỉ-Huy-Trưởng Tiếp-Vận
Đà-Nẵng HQHK và Chỉ-Huy-Trưởng Lực-Lượng Công-binh Kiến-tạo Hải-Quân HK.
Elmo R. Zumwalt từng được nổi tiếng là một Phó-Đô-Đốc trẻ có nhiều
ư-kiến rất tiến-bộ. Khi Zumwalt nhận quyền chỉ-huy th́ gặp một Tư-Lệnh Lực-Lượng
dưới quyền Ông là Đại-Tá Robert S. Salzer sắp đáo-hạn hồi-hương. Salzer là một
Sĩ-Quan ưu-tú có kinh-nghiệm chiến-trường Việt-Nam, sau khi thuyết-tŕnh cho
Zumwalt biết t́nh-h́nh đă đưa ra một chiến-thuật mới. Salzer cho rằng thật là
vô-ích và phí-phạm tiềm-năng tác-chiến nếu HQHK cứ tiếp-tục chiến-thuật
“Truy-lùng và Tiêu-diệt” địch-quân (Search and Destroy). Trong những điều-kiện
thuận-lợi đang có sẵn trong tay, tại sao Hải-Quân lại không tạo áp-lực buộc
Việt-Cộng phải bỏ mật-khu mà lộ-diện để bị tiêu-diệt.
Zumwalt thắc-mắc hỏi tại-sao địch-quân lại chạy ra trước (mũi súng của) ta. Câu
trả lời của Salzer rất khẳng-định là “Cộng-Sản chỉ sống nhờ nguồn tiếp-vận từ
ngoại-biên đem vào. Thay v́ dùng Lực-Lượng mạnh Hành-Quân lớn từng giai-đoạn
một, nay Hải-Quân nên dùng những đơn-vị nhỏ chặn-đứng ngay yết-hầu của địch, nơi
có những tuyến đường tiếp-tế quân-dụng từ Kampuchea đưa sang.349 Khi ngộp thở v́
thiếu-thốn tiếp-liệu, tất chúng sẽ phải tập-trung lực-lượng lại để phản-ứng. Đây
là lúc Hải-Quân ra tay, nắm thế chủ-động. Lực-Lượng cơ-hữu của ta sẵn-sàng, sẽ
tiêu-diệt chúng dễ-dàng mà khỏi mất công đi t́m-kiếm hay truy-lùng địch.”
Zumwalt và Bộ Tham-Mưu nghiên-cứu kế-hoạch đó trong vài ngày và
danh-từ SEALORDS (Southeast Asia, Lake, Ocean, River, Delta Strategy) ra đời.
Zumwalt lại yêu-cầu Salzer cho thêm chi-tiết và kế-hoạch này mau-chóng được
chấp-thuận. Salzer nhận cái vinh-dự được bổ-nhiệm làm First Sea Lord350.
Lúc đó, Hải-Quân Hoa-Kỳ đang có 3 Lực-lượng Đặc-Nhiệm (Task Force -
TF) là:
-
TF 115 Market Time gồm có 26 Tuần-duyên-đĩnh WPB và 81 Duyên-tốc-đĩnh
PCF.
-
TF 116 Game Warden gồm có 197 Giang-tốc-đĩnh PBR.
-
TF 117 Mobile Riverine Assault Force gồm có 161 chiến-đĩnh có giáp sắt
(armored river crafts – c̣n gọi là giang-đĩnh thuỷ-bộ).
\
Zumwalt
và Salzer đàm-đạo trên phi-cơ năm 1971.
Một
bích-chương nói về hoạt-động của Lực-Lượng Thuỷ-bộ HQHK hay c̣n gọi là Lực-Lượng
Lưu-Động Sông-Ng̣i MRF (Mobile Riverine Force).
Để thi-hành kế-hoạch, Salzer được phép điều-động một số phương-tiện
do các Lực-Lượng biệt-phái để hành-quân dọc biên-giới Việt-Miên. Tại đây, hàng
tháng có khoảng 175 đến 200 tấn quân-dụng được Việt-Cộng chuyển-vận từ Kampuchea
sang cho quân-đội của chúng đang hoạt-động tại các vùng Quân-Đoàn 3 và Quân-Đoàn
4.
Sau khi
nghiên-cứu những tuyến đường tiếp-tế quân-dụng của địch (h́nh trái), Salzer
đề-nghị dùng những đơn-vị nhỏ tuần-tiễu cắt ngang, chặn-đứng ngay yết-hầu của
địch. Chiến-dịch SALORDS là tập-họp những cuộc hành-quân đó (h́nh phải).
Một số
LCPL (Landing Craft, Personnel) được gửi tới Nhà-Bè, một số ra V1ZH (H́nh trên
là một chiếc LCPL đang giang-tuần trên sông Cửa Việt). Các Chiến-Đĩnh này sau đó
đều được thay-thế bằng Giang-Tốc-Đĩnh PBR có vận-tốc cao hơn.
Phối-trí
của LLĐN “Tuần-Thám” TF 116 Game Warden trước khi có Chiến-dịch Sealords (Căn-cứ
bờ, LST – LCP - PBR – Trực-thăng UH-1…)
Số
chiến-đĩnh lấy ra từ các Lực-Lượng để tham-dự Chiến-dịch Sealords không nhiều
nên không làm suy-yếu các Lực-Lượng cơ-hữu của Mỹ bao-nhiêu, mà kết-quả
Hành-quân thấy rơ-ràng hữu-hiệu.
Vào tháng 10 năm 1969, một năm sau khi Sealords khởi-sự, báo-cáo của HQHK cho
hay Cộng-quân trong vùng đồng-bằng sông Cửu-Long phải gánh chịu áp-lực nặng-nề.
Các thuỷ-lộ vùng biên-giới được Hải-Quân Việt-Mỹ tuần-tra hữu-hiệu, Những
kế-hoạch tiếp-tế quân-cụ và di-chuyển nhân-viên của địch từ Cambodia sang
Việt-Nam bị ngăn-chặn hay làm chậm-trễ đáng kể. Việt-Cộng cũng bị những cuộc
đột-kích bất-ngờ vào tận căn-cứ mà trước đây chúng tưởng là an-toàn. Cộng-quân
hiển-nhiên đă rơi vào thế bị-động. Lực-lượng ta tịch-thu hay phá-huỷ 500 tấn
vũ-khí, đạn-dược, thực-phẩm, thuốc-men; 3,000 Cộng-quân bị giết, 300 bị bắt
sống.
Nhờ nắm hoàn-toàn thế chủ-động, lực-lượng Việt-Mỹ chỉ có 186 hy-sinh và 1,451 bị
thương.
Chiến-dịch Sealords khởi-sự với mục-đích ngăn-chặn Cộng-quân xâm-nhập từ
Cambodge qua biên-giới. Địa-bàn hoạt-động mở rộng ra nhiều cuộc hành-quân khắp
vùng đồng-bằng sông Cửu-Long, sông Đồng-Nai và cả ở V1ZH.
Địa-bàn
hoạt-động Sealords tại Vùng 1 Duyên-Hải.
Một số
dụng-cụ tác-chiến điện-tử
Máy Ngắm
ban đêm Starlighter được gắn cả trên súng cá-nhân, giúp xạ-thủ tác-xạ chính-xác
giữa đêm tối.
Với
trang-cụ đầy-đủ, Giang-Tốc-Đĩnh phục-kích và tuần-tiễu đêm rất hữu-hiệu.
Trong phần Phụ-bản cuối cuốn sách này, chúng tôi cung-cấp những đặc-tính
quan-yếu của các chiến-hạm và chiến-đĩnh chính của HQVNCH để làm tài-liệu cho
những cuộc nghiên-cứu tương-lai.
Các
Chiến-Đĩnh mới có vận-tốc rất cao.
Quân-nhân Giang-Lực rất thích loại giang-đĩnh có vận-tốc cao và đặc-biệt là
khả-năng “quay tại chỗ 180 độ” của Giang-tốc-đĩnh PBR.
Kế-hoạch
tăng thêm Sĩ-Quan cho Hải-Quân
Như đă tŕnh-bày từ những chương trên, Đoàn-Viên Hải-Quân ngay khi được
tuyển-lựa đă là những người có tŕnh-độ học-vấn cao. Sinh-hoạt trong một
môi-trường học-thức, cầu-tiến, nặng kỹ-thuật; người có Trung-Học cố lấy bằng
Tú-tài, người có bằng Tú-tài mong đoạt được Cử-nhân. Một số Đoàn-Viên có đủ
điều-kiện đă xin nhập-học các khoá Sĩ-Quan tại Trường Bộ-Binh Thủ-Đức. Sau khi
măn-khoá với cấp-bậc Chuẩn-Úy, thông-thường họ sẽ phục-vụ trong Lục-Quân.
V́ thấy đây là một thất-thoát nhân-lực đáng kể, BTL/HQ đă tŕnh Bộ
Tổng-Tham-Mưu và được chấp-thuận để Hải-Quân tổ-chức các khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên.
Mục-đích của các khoá này là huấn-luyện các khoá-sinh có đủ khả-năng căn-bản của
một Sĩ-Quan Hải-Quân, kể cả việc đương-phiên hải-hành trên các chiến-hạm.
Bốn khoá đă được đào-luyện trong khoảng từ năm 1968 đến 1972, với các chi-tiết
sau đây:
-
Thời-gian huấn-luyện mỗi khoá: 6 tháng,
-
Địa-điểm huấn-luyện: Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân, Sài-G̣n,
-
Điều-kiện nhập-học: cấp-bậc từ Trung-Sĩ Nhất trở lên, có bằng
Trung-học Đệ-Nhất-cấp, riêng các Thượng-Sĩ Nhất nếu có bằng Cao-đẳng
Chuyên-Nghiệp có thể được miễn bằng THĐNC.
-
Sĩ số mỗi khoá: 60
-
Các môn học chính: Lănh-đạo chỉ-huy, Tổ-chức Hải-Quân, Hàng-hải,
Vận-chuyển, Truyền-tin, Trọng-pháo, Cơ-khí, Điện-khí, Pḥng-tai.
Tính tới tháng 4 - 1975, cấp-bậc cao nhất của các vị SQĐV này là
Đại-Úy. Các khoá đào-luyện SQĐV này tỏ ra rất hữu-ích cho Hải-Quân v́ ít nhất đă
đáp-ứng được các nhu-cầu quan-trọng sau đây:
1.
Bảo-toàn nhân-lực cho Hải-Quân nhờ giữ được các nhân-viên có khả-năng
cao, giầu kinh-nghiệm và có hạnh-kiểm tốt.
2.
Thoả-măn được nhu-cầu tiến thân của các nhân-viên tốt, nhờ đó nâng cao
tinh-thần của toàn-thể nhân-viên.351
Bản Nhạc
Hoa Biển
Một hiện-tượng văn-hoá rất đáng nói trong năm 1968 là tác-phẩm “Hoa
Biển” của Nhạc-Sĩ Anh-Thy352. Bản nhạc là bức thư t́nh của người lính thuỷ ngoài
biển-khơi gửi về người yêu chờ-đợi, nhắn nàng đừng buồn khi xa-cách. Mối t́nh
của họ dạt-dào tựa trùng-dương nổi-sóng, trắng-xoá như hoa đại-dương.
Bản nhạc
Hoa Biển phát-hành đầu năm 1968
Thông thường lời ca353 của bản nhạc chỉ là những điệp-khúc ngắn-ngủi khó diễn-tả
được t́nh-cảm đầy-đủ như một bài văn hay một cuốn tiểu-thuyết. Tuy thế, lời nhạc
của Hoa Biển là những ư-thơ lăng-mạn trữ-t́nh, tuôn-trào theo ngọn nước dâng
tràn, dồn-dập như những cơn sóng biển, lớp sau đùa lớp trước. Các điệp-khúc qua
tài sáng-tạo của Anh-Thy, đă nói lên được nỗi ḷng của những chàng thuỷ-thủ trẻ
tuổi đang lúc săn-đuổi quân thù mà ḷng vẫn nhớ về người t́nh yêu-dấu.
Bản nhạc thai-nghén trong những ngày sau Tết Mậu-Thân, đang lúc quê-hương
ngập ch́m khói lửa. Khi lưu-trại, súng trên vai pḥng-thủ căn-cứ, người nghệ-sĩ
đă suy-tưởng không những đến bạn-bè áo trắng ngoài đại-dương sóng gió, mà cả đến
những người yêu nhỏ-bé của họ sinh-sống nơi phố-thị an-toàn. Giặc-thù Miền-Bắc
đă gửi toàn-lực tấn-công trên bờ, nay lại mang hàng chục chiếc tàu xâm-nhập để
tiếp-tế cho đồng bọn “Giải-Phóng Miền-Nam”. Mối chờ mong người t́nh đang mịt-mù
sương-gió ngăn-thù giữ nước ngoài góc-biển chân-trời, sao mà tha-thiết như vậy!
Bản nhạc Hoa Biển phát-hành đầu năm 1968, được bán hết rất nhanh. Không những
ca-sĩ chuyên-nghiệp tŕnh-diễn mà cả các người lính cũng ngâm-nga. Rồi một lần
tái-bản được tung ra ngay trong mùa Hải-Quân mừng chiến-thắng thuỷ-táng 3 tàu
địch. Người nhạc-sĩ Hải-Quân vô-danh một sớm một chiều đă nổi tiếng như cồn trên
đài danh-vọng.354
Đời sống
khó-khăn khi đồng Dollar và người Mỹ vào Việt-Nam
Chiến-tranh làm đời sống vật-chất trở nên khó-khăn, đặc-biệt cho
những quân-nhân có gia-đ́nh. Trong khi Cộng-quân nỗ-lực phá-hoại kinh-tế làm
người dân khốn-khổ, đồng Dollar theo chân người Mỹ vào Việt-Nam lại làm suy-giảm
nặng-nề giá-trị của tiền-tệ Việt-Nam. Mặc-dù tiền lương tăng dần-dần tới 30% sau
3 năm, lương của một Đại-Úy Hạm-Trưởng với vợ con chỉ bằng một phần ba tiền chạy
xe của một người tài-xế Taxi trên đường phố Sài-G̣n. T́nh-trạng của những
gia-đ́nh thuỷ-thủ sinh-hoạt thiếu-thốn đến độ Phó-Đô-Đốc Zumwalt phải nghĩ đến
một nhiệm-vụ mới bất-thường ngoài quân-vụ là trợ-giúp các trại gia-binh xây thêm
nhà cho lính và cất chuồng chăn-nuôi gà vịt làm thực-phẩm.
Sự
bất-lực của người lính Hải-Quân khi không cung-ứng nổi nhu-cầu sinh-sống thường
ngày cho gia-đ́nh ḿnh có thể làm suy-giảm tinh-thần, gây ra sự mất-mát lớn-lao
cho Hải-Quân nhanh hơn Cộng-sản có thể làm được. Về lâu về dài, mức sinh-hoạt
thấp (của toàn-dân) theo ư-kiến của Zumwalt đáng ngại hơn là cả Việt-Cộng.355
Một vài khía-cạnh sinh-hoạt của quân-nhân Hải-Quân đă được một
Sĩ-Quan Hải-Quân, HQ Trung-Úy Vơ-Văn-Bảy miêu-tả qua cuốn tiểu-thuyết đầu-tiên
của Ông xuất-bản hồi đó tại Sài-G̣n356.
Năm 1969
Đầu năm 1969 do việc chuẩn-bị chuyển-giao trách-nhiệm chiến-trường
Sông-Biển cho Hải-Quân Việt-Nam, nhu-cầu Sĩ-Quan tăng cao, số-lượng Sinh-Viên
Sĩ-Quan mỗi khoá do đó phải tăng lên trên 200.
Ba
Lực-Lượng tác-chiến sông-ng̣i được thành-lập: Lực-Lượng Tuần-Thám, Lực-Lượng
Thuỷ-Bộ, Lực-Lượng Trung-ương.
Tuần-Duyên-Đĩnh WPB là loại chiến-đĩnh nhỏ (82 feet) nhưng có khả-năng chịu-đựng
sóng-gió rất cao.
Lực-Lượng Duyên-Pḥng nhận Tuần-Duyên-Đĩnh WPB.
Liên-đội Người-Nhái trở-thành Liên-Đoàn Người-Nhái.
Hải-Lực được chuyển-nhượng thêm Dương-Vận-Hạm LST Vũng-Tàu, HQ-503.
Duyên-Pḥng nhận 8 Tuần-Duyên-Đĩnh WPB357 mang số từ HQ-700 đến HQ-707.
Quân-số trực-thuộc những Vùng Duyên-Hải và Sông-Ng̣i trong nhiều năm
đă gia-tăng đáng kể. Vào năm 1969, các Bộ Chỉ-Huy Hải-Quân Vùng được nâng lên
thành các Bộ Tư-Lệnh. Cấp-số Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng từ Đại-Tá tăng lên
Phó-Đề-Đốc.
Kể
từ tháng 6/ 1968 đến cuối năm 1969, trong ṿng 17 tháng, HQVNCH nhận-lănh 242
tàu các loại, trị-giá 68,300,000 Mỹ-kim.358
Phân-tích Kết-quả Chiến-dịch Sealords
Con số tương-quan tổn-thất tử-vong địch/ta 3,300/186 nói lên chiến-công lớn.
Tỷ-số thương/ vong 1,451/186 của riêng phía Hải-Quân Đồng-minh cho ta thấy những
nhận-xét sau:
Muốn vào sào-huyệt của Cộng-Quân, quân ta phải mạo-hiểm, chịu-đựng những
tổn-thất cao để đổi lại một con số tổn-thất gần hai chục lần cao hơn về phía
địch. Sự thành-công nhờ vào yếu-tố chủ-động chiến-trường. Các mũi-dùi của ta
nhanh-nhẹn chia-cắt địch-quân ngay trên những vùng chúng đă chiếm-đóng lâu-dài.
Nhờ
tản-thương lẹ-làng, thương-binh được cứu-cấp kịp-thời. Các h́nh trên có
tính-cách lịch-sử: (1) chiếc Quân-Vận-Đĩnh đầu-tiên nhận Trực-thăng Huey đáp
xuồng sàn, mùa hè 1967, gần căn-cứ Đồng-Tâm (2) chiếc Trực-thăng tản-thương
đầu-tiên đáp xuống Soái-hạm Chiến-dịch Sealords (USS Benewah).
Địch cũng thất-bại ngay cả khi chúng tưởng rằng đă nắm được thế chủ-động khi
phục-kích giang-đĩnh HQVN. Nhờ vận-tốc cao, các chiến-đĩnh vượt-thoát cơn
nguy-hiểm chỉ trong chớp-nhoáng. Khi bị chiến-thương, nhân-viên ta thường rất ít
người chết. Số tử-vong giảm v́ giang-đĩnh chạy nhanh, tản-thương lẹ-làng,
thương-binh được cứu-cấp kịp-thời.
Cũng cần phải ghi-nhận thêm là tỷ-lệ trung-b́nh chết/ thương trong các thế-chiến
I và II là 1/3, nay tại Sealords - tỷ-số ấy giảm xuống chỉ c̣n 1 chết trong số 8
người bị thương (tức 1/8) mà thôi.
Về
phía địch-quân một khi đă bị thương, chúng rất dễ bị chết sau đó. Ngoài khả-năng
điều-trị thương-binh yếu-kém, Cộng-Sản lại c̣n bị ta bóp nghẹt luôn các con
đường tản-thương và tiếp-tế thuốc-men nữa.
Thánh-Tổ
Hải-Quân
Ư-tưởng nhận Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo đă manh-nha ngay từ những năm
đầu HQVN c̣n sơ-sanh. Danh-hiệu những chiến-hạm đầu-tiên chính là tên các trận
thuỷ-chiến đời Trần: Hàm-Tử, Chương-Dương, Bạch-Đằng.
Trong các buổi đại-lễ, toán hầu-kỳ Hải-Quân Việt-Nam gồm có: Quân, Quốc và
Thánh-kỳ. Vào ngày kỷ-niệm Thánh-tổ, chiến-hạm kéo Đại-kỳ rực-rỡ, có Thánh-kỳ
ngũ-sắc phất-phới bay nơi cột cờ mũi.
Ngày 20 tháng 8 âm-lịch năm 1969, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà khánh-thành tượng
Đức Thánh-Trần tại công-trường Mê-Linh bến Bạch-Đằng.
Thánh-kỳ
ngũ-sắc phất-phới bay.
Lễ
Khánh-thành tượng Đức Thánh-Trần tại công-trường Mê-Linh bến Bạch-Đằng.
Sự
hữu-hiệu của Trợ-Chiến-Hạm và Giang-Pháo-Hạm.
Trong ṿng 25 năm chiến-tranh, loại Trợ-Chiến-Hạm LSSL là loại
chiến-hạm có hoả-lực mạnh nhất trong sông-ng̣i Việt-Nam. Kế đó là các
Giang-Pháo-Hạm LSIL. Khi hành-quân phối-hợp với lực-lượng bạn, hai loại tàu này
thường được dùng như soái-hạm lưu-động cho Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân. Với hoả-lực
hùng-hậu, hai loại chiến-hạm này yểm-trợ hải-pháo rất đắc-lực khi tiến-quân.
Một số
Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN đă làm quen với loại Trợ-Chiến-Hạm LSSL359 từ những
năm 1952-1953. Trong h́nh chụp Thuỷ-Thủ-Đoàn chiếc Hallebarde LSSL-3 của
Hạm-Trưởng Leroux, có chừng 4, 5 người hơi nhỏ dáng-dấp Việt-Nam.
Tuy vậy đôi khi tại vùng đồng-bằng sông Cửu-Long, Trợ-Chiến-Hạm và
Giang-Pháo-Hạm đă được sử-dụng vào các công-tác tuần-tiễu sông-ng̣i. Lâu-lâu,
cấp Chỉ-huy c̣n dùng hai loại tàu này thường-trực để yểm-trợ cho lực-lượng
diện-địa ven sông. Trong công-tác này, chiến-hạm thường đơn-độc nên dễ-dàng bị
địch phục-kích khi giang-hành và cả khi neo lại nghỉ-ngơi.
Một cựu Hạm-Trưởng đưa ra 2 nhận-định sau:
-
Thứ nhất, thời Đệ-Nhị Thế-chiến, Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm là
những pháo-đài đáng sợ cho địch-quân. Sự ra đời của B 40, B 41 tạo lợi-thế
cơ-động và cán-cân hoả-lực nghiêng về lực-lượng phục-kích. Rất nhiều chiến-hạm
bị phục-kích với nhiều thiệt-hại trong các năm 1966, 1967, 1968.
-
Thứ hai, Trợ-Chiến-Hạm và Giang-Pháo-Hạm chỉ có thể phát-huy tác-dụng
trong cuộc Hành-Quân Thuỷ-Bộ. Nó đ̣i-hỏi sự phối-hợp nhịp-nhàng giữa chiến-hạm,
chiến-đĩnh và lực-lượng tùng-tháp (của Thuỷ-Quân Lục-Chiến) lẫn lực-lượng
diện-địa.360
Hai
Trợ-Chiến-Hạm trong đội-h́nh mũi tên.361
Nhiệm-vụ
thường-xuyên và chính-yếu của mọi loại chiến-hạm, chiến-đĩnh trong thời
chiến-tranh là tuần-tiễu sông-ng̣i hay biển-cả. Chỉ có điều chiến-hạm không nên
tạo thói quen để địch điều-nghiên nắm nhược-điểm khi hoạt-động, cấp chỉ-huy
cao-cấp không nên dùng chiến-hạm lớn LSSL/LSIL như một giang-đĩnh nhỏ trong việc
tuần-tiễu thường-xuyên th́ tai-hoạ ch́m tàu hay thiệt-mạng nhân-viên362 đỡ xảy
ra. Suy cho cùng, có lẽ sự tiến-hoá trong "Luật Chiến-Tranh" đă chứng-minh
thời-đại huy-hoàng của "Mighty Midgets" Trợ-Chiến-Hạm và Giang-Pháo-Hạm trong
sông-ng̣i đă lặng-lẽ trôi qua.
Thời-đại huy-hoàng của "Mighty Midgets" trong hai thập-niên 1940 và 1950.
Diễn-tiến ACTOV và chương-tŕnh SCATTOR.
Chương-tŕnh ACTOV mới khởi-sự vài tháng là đă có ngay gia-tốc (Accelerated).
Những chiến-đĩnh đầu-tiên của chương-tŕnh được bàn-giao vào tháng 2 năm 1969.
Căn-cứ Mỹ-Tho trong ACTOVLOG qua tay Việt-Nam vào tháng 11 năm 1969.
Chiếc
Tuần-Duyên-Đĩnh WPB đầu-tiên HQ-700 mang tên Lê-Phước-Đức, một Hạ-Sĩ-Quan đă
anh-dũng hy-sinh tại Rạch Bà-Rai ngày 29/9/1965.
Lực-Lượng Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ363 từ trước đă gửi nhân-viên và tàu-thuyền
tác-chiến cạnh Hải-Quân Hoa-kỳ, nay cũng có chương-tŕnh chuyển-giao riêng của
họ, mệnh-danh là SCATTOR (Small Craft Assets, Training, and Turnover of
Resources). Công-tác huấn-luyện Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Việt-Nam trên những
chiến-đĩnh duyên-pḥng khởi-sự vào tháng 2 năm 1969. Chỉ hơn 3 tháng sau, hai
chiếc WPB 82310 Point Garnett và WPB 82304 Point League được chuyển-giao tại
Cát-Lở để trở-thành Tuần-Duyên-Đĩnh HQ-700 Lê-Phước-Đức và HQ-701 Lê-Văn-Ngà.
HQHK
cũng đụng-độ với VC tại Rạch Bà-Rai mà họ gọi là Snoopy’s Nose.
Tại quân-trường Nha-Trang kể từ khoá 19 đến khoá 23, thời-gian
huấn-luyện chỉ c̣n 1 năm, Sinh-Viên ra trường với cấp-bậc Chuẩn-Úy Tạm-thời. Sau
một năm thực-tập ngoài đơn-vị, các Chuẩn-Úy này được mang cấp-bậc Thiếu-Úy
Trừ-bị Thực-Thụ.
Khoá 19, Đệ-Nhị Thiên-Xứng có 268 Sinh-Viên gồm 189 ngành Chỉ-Huy và 79 ngành
Cơ-Khí. Thời-gian thụ-huấn 1 năm, Sinh-Viên nhập-trường ngày 19 tháng 02 năm
1969. Đây là khoá đầu-tiên trong chương-tŕnh ACTOV. Đồng-thời các khoá
Trần-Hưng-Đạo OCS (Officer Candidate School) tại Hoa-Kỳ cũng bắt đầu khai-giảng.
Khoá 19 măn-khoá vào ngày 21 tháng 02 năm 1970.
Vai-tṛ
của Lực-Lượng Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ.
Đứng cạnh cái bóng to-lớn của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Lực-Lượng Tuần-Duyên hay
Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ (LLTD/HK - U.S. Coast Guard) của họ có vẻ như đóng vai-tṛ
mờ-nhạt. Sự thật Lực-lượng (có vẻ như) nửa công-chức nửa quân-sự364 này đă
đóng-góp khá nhiều cho cuộc chiến Việt-Nam. Chỉ nguyên công-tác yểm-trợ hải-pháo
tiếp-cận với 77,000 trái đạn. hầu-hết để tiếp-cứu quân bạn Việt-Nam và Đồng-Minh
cũng đă đáng kể. Ngoài ra những việc ǵn-giữ an-ninh thuỷ-lộ, các vùng
cận-duyên..., đặc-biệt an-ninh các bến cảng được tốt-đẹp khi Lực-Lượng
Duyên-Pḥng HK nhập-cuộc. Cựu chiến-binh LLTD/HK đă ngạc-nhiên khi đọc thấy
trong cuốn sách "The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975"365 rằng mọi người,
kể cả giới-chức quân-sự Hoa-Kỳ, lại quên-lăng vai-tṛ quan-trọng của U.S. Coast
Guard đến như vậy.
Khi mới trực-tiếp tham-chiến, Hải-Quân Hoa-Kỳ cần 17 tiểu-đĩnh
pḥng-duyên của U.S. Coast Guard cho chiến-trường Việt-Nam. Lực-Lượng này
đề-nghị HQHK đệ-tŕnh Tổng-Tư-Lệnh tức Tổng-Thống Hoa-Kỳ cho nhân-viên của họ
được sang phục-vụ tại Việt-Nam.
Một số
Tuần-Duyên-Đĩnh được trục lên tàu lớn chở thẳng qua Việt-Nam. Một số khác
hải-hành từ Phi-Luật-Tân sang, trên hải-tŕnh được các Khu-Trục-Hạm DER tiếp-tế
nhiên-liệu.
Lực-Lượng Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ chỉ tham-chiến có vài ngàn người, nhưng thực-sự là
những chuyên-viên về tiểu-đĩnh, hoạt-động hữu-hiệu hơn HQHK trong công-tác
tuần-duyên. Việc sử-dụng súng cối 81 ly trực-xạ trên có gắn đại-liên 50 (the
piggy-back mortar) là sáng-kiến riêng của họ. Hai khẩu pháo đi cặp với nhau,
không những đă không chiếm chỗ lại rất hữu-hiệu để gia-tăng hoả-lực
tác-chiến.366
Trong khi bàn về nhiều chuyện “xấu-bẩn nhỏ-nhặt” về chiến-tranh Việt-Nam, hai
tác-giả James F. Dunnigan and Albert A. Nofi đă đặc-biệt phải khen-ngợi LLTD/HK
như sau: “Trong hai năm đầu của Hành-Quân Market Time, hầu-hết công-tác là do
Lực-Lượng Duyên-Pḥng chu-toàn. Trong suốt cuộc chiến, nhân-viên Duyên-Pḥng đă
khám xét 250,000 ghe-thuyền, yểm-trợ Hải-pháo 6,000 lần. Lực-Lượng này đă
cung-cấp nhân-viên và phương-tiện pḥng-thủ hải-cảng, ngoài ra c̣n phụ-giúp HQHK
huấn-luyện HQVN.”367
Trong
giai-đoạn đầu, Lực-Lượng Duyên-Pḥng HK chia ra 3 Liên-đoàn CG-Div.11 hoạt-động
tại Vùng Phú-Quốc tới cửa Sông Hậu-Giang, CG-Div.12 từ Giới-Tuyến đến Quy-Nhơn,
CG-Div.13 phần duyên-hải c̣n lại.
Nhóm
Sĩ-Quan và Đoàn-Viên đầu-tiên thuộc Lực-Lượng Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ hữu-công trong
việc ngăn-chặn tàu CSBV xâm-nhập.
Súng cối
81 ly trực-xạ trên có gắn Đại-liên 50.
Khi chấm-dứt chương-tŕnh SCATTOR vào 15 tháng 8 năm 1970, ảnh-hưởng
LLTD/HK trong những phương-thức hoạt-động của HQVNCH khá nhiều. Các chiến-hạm từ
chiếc lớn nhất là Tuần-Dương-Hạm qua các Tuần-Duyên-Đĩnh, cho tới những
Tiểu-đĩnh tuần-cảng nhỏ-bé đều xuất-xứ từ Lực-Lượng Duyên-Pḥng Hoa-Kỳ.368
Đài
Loran Côn-Sơn là một trong những công-tŕnh xây-dựng của Lực-Lượng Duyên-Pḥng
Hoa-Kỳ giúp cho việc hải-hành trong vùng Biển-Đông rất nhiều.
Những
Tuần-Dương-Hạm đầu-tiên của HQVNCH
Cho đến cuối thập-niên 1960, HQVNCH sử-dụng Hộ-Tống-Hạm PCE loại 680
tấn, hải-pháo lớn nhất là 76.2 ly như những nỗ-lực chính của công-tác tuần-dương
và yểm-trợ hải-pháo. Chương-tŕnh trang-bị Tuần-Dương-Hạm WHEC làm cả HQVN hết
sức hứng khởi. Tuy vậy việc huấn-luyện Sĩ-Quan và Đoàn-Viên để nâng cao khả-năng
chuyên-nghiệp hầu điều-hành một chiến-hạm lớn hơn 3 lần PCE không phải là chuyện
dễ-dàng.
Trong các chiến-hạm chủ-lực, Tuần-Dương-Hạm sẽ là loại tàu không
những có bài-thuỷ-lượng lớn nhất mà c̣n là chiến-hạm có hoả-lực mạnh nhất với
dàn hải-pháo 5 inches, tức 127 ly.
Tuần-Dương-Hạm WHEC không những có bài-thuỷ-lượng lớn mà c̣n là chiến-hạm có
hoả-lực mạnh nhất với dàn hải-pháo 127 ly.
Tổ-Chức
Điều-Hành ACTOV
Khi ACTOV khởi-sự, Văn-pḥng Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân đầy nghẹt văn-thư giấy-tờ
liên-hệ đến công-việc chuyển-giao.
Để
tiếp-nhận thêm chiến-hạm, chiến-đĩnh, căn-cứ; Hải-Quân Việt-Nam phải nghiên-cứu
ngay kế-hoạch tuyển-mộ nhân-viên, huấn-luyện, thực-tập và thi-hành làm sao cho
Sĩ-Quan và Đoàn-Viên có đầy-đủ khả-năng tiếp-nhận và sử-dụng những phương-tiện
mới. Là cơ-quan đảm-trách về Tổ-Chức, Pḥng 3 đă trở-thành trung-tâm điều-hành
chương-tŕnh. Trưởng-Pḥng 3 lúc này rất bận-rộn. Ngoài công-việc thường-nhật về
nghiên-cứu và cải-thiện kế-hoạch hoạt-động của Hải-Quân, tổ-chức, điều-hành
nghi-lễ, phân-nhiệm trực-nhật, pḥng-thủ khu-vực... nay lại phải họp-hành
liên-miên tại BTTTM/QLVNCH, tại MACV, tại NAFORV... rồi lại gánh thêm nhiều
nhiệm-vụ mới như điều-nghiên, phối-hợp các pḥng-sở và đơn-vị trong mục-đích
tái-tổ-chức những đơn-vị cũ, thành-lập các đơn-vị mới...
Cuối năm 1969, Chức-vụ Giám-Đốc Điều-Hành ACTOV được giao cho Phó-Trưởng-Pḥng 3
đảm-nhiệm. Tuy có chức Giám-Đốc nhưng v́ cấp-bực thấp369 nên mọi văn-kiện
quan-trọng, Phó-Trưởng-Pḥng 3 đều phải đệ-tŕnh Trưởng Pḥng 3, TMT/HQ hay
TL/HQ duyệt-kư.
V́
chương-tŕnh ACTOV mang tính-cách đoản-kỳ nên Sĩ-Quan điều-hành thực-sự không có
cấp-số và không có nhân-viên thường-trực phụ-giúp. Nhờ sự hợp-tác chặt-chẽ giữa
các pḥng-sở trung-ương và đơn-vị địa-phương cùng sự góp công-sức của nhiều
Sĩ-Quan và Đoàn-Viên các cấp Hải-Quân mà chương-tŕnh được tiến-hành và
hoàn-tất.
Quốc-kỳ
Việt-Nam được kéo lên, Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân nghiêm-chỉnh chào kính.
Sau khi
Quốc-kỳ Việt-Nam được kéo lên, Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân Hoa-kỳ rời
chiến-đĩnh và chuẩn-bị hồi-hương.
ACTOV
và ACTOV-X
Vào đầu năm 1970, kế-hoạch ACTOV chuyển qua ACTOV-X. Hải-Quân Hoa-Kỳ
muốn việc chuyển-giao chiến-cụ được hoàn-tất cho sớm hơn nữa, cho vượt luôn cả
đà rút quân chung của Lục-Quân và Không-Quân Hoa-Kỳ ra khỏi Việt-Nam.
Lúc trước, HQVNCH chỉ có mười ngàn người. Theo chương-tŕnh ACTOV,
quân-số tăng lên 40,000 người, tức là Hải-Quân bành-trướng lên 4 lần trong ṿng
2 năm. Như vậy, Hải-Quân Việt-Nam phải hoàn-thành một mục-tiêu vĩ-đại trong một
thời-hạn quá ngắn. V́ kế-hoạch này không khác ǵ thổi cho “Ễnh-Ương lớn thành
Ḅ”, hầu-hết các Sĩ-Quan Việt-Nam đều có ư-kiến phản-đối. Trong buổi họp tại
BTL/HQVNCH, vị chủ-toạ là Tham-Mưu-Trưởng chuyển cho các vị Tham-mưu-phó và
Sĩ-Quan Điều-hành ACTOV mỗi người một tập hồ-sơ bằng tiếng Anh mang tên ACTOV-X.
Hồ-sơ đến từ NAFORV, muốn nghiên-cứu cũng phải hết cả tuần, nay Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân Việt-Nam phải đưa ra quyết-định thi-hành phần ḿnh trong ṿng 24 giờ.
Rơ-ràng Hoa-Kỳ rất nhanh-nhẹn t́m mọi cách chuyển gánh nặng của ḿnh và rút sang
vai người khác để một ḿnh thoát-chạy ra khỏi Việt-Nam cho sớm.
Hơn 18 năm sau khi được hỏi về ACTOV-X, Cựu Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh
đă nói những câu có ư-nghĩa như sau:
“Nhiều người nói Hải-Quân Việt-Nam rất thông-minh và sắc-bén, họ lại nhanh-nhẹn
chạy đến đích trước cả Lục-Quân VN và Không-Quân VN. Nhiều người cũng đă nói là
Đô-Đốc Zumwalt rất... thông-minh và sắc-bén. Như vậy HQVNCH đă cùng đóng chung
vai với Zumwalt trong kết-quả là Ông trở-thành Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-kỳ.370”
Elmo R.
Zumwalt, Jr. trở-thành Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-kỳ (1-7-1970 - 30-6-1974). Trong Bộ
Tham-Mưu Liên-Quân lúc đó, HQHK chiếm tới 2/5 ghế vớí Đô-Đốc Admiral Thomas H.
Moorer giữ ghế Chủ-tịch (1-8-1967 - 30-6-1970).
Đường
Hồ-Chí-Minh trên Biển nối-dài
Thời-gian này Cộng-sản thay-đổi kế-hoạch xâm-nhập mới. Chúng kéo dài
con đường Hồ-Chí-Minh trên Biển với điểm đến cuối-cùng nằm trong vùng cảng
Sihanoukville của Cambodge. Vị Phụ-tá TL/ HQ Hành-Quân Sông báo-cáo biến-chuyển
mới này như sau:
Hành-Quân Market Time đă gây khó-khăn cho công-tác tiếp-vận bằng đường biển từ
Bắc vào Nam Việt-Nam của Cộng-Sản Bắc Việt. Mặt khác Hà-Nội đă hoàn-tất đường
ṃn Hồ-Chí-Minh để tiếp-vận cho các đơn-vị của chúng tại Vùng I và Vùng II
Chiến-Thuật. Tại Miền-Nam, Hà-Nội đă dàn-xếp để có thể sử-dụng hải-cảng
Sihanoukville và tiếp-tế cho các đơn-vị của chúng qua hệ-thống sông-rạch tại
Miền-Nam Việt-Nam371.
Sự
liên-kết giữa “Đường ṃn Hồ-Chí-Minh trên Biển” với “Đường ṃn Sihanouk” và
“Đường ṃn Hồ-Chí-Minh” dọc biên-giới Việt-Lào.
Tàu VC
xâm-nhập bị bắn cháy và bị tịch-thu.
Chính-phủ VNCH đă phản-đối mạnh-mẽ với chính-phủ Cambodge việc làm phi-pháp này
của Hà-Nội, nhưng không có hiệu-quả372. Hải-Quân Việt-Nam sau đó đă quyết-định
thiết-lập thêm 1 vùng viễn-duyên thứ 9 và 3 khu cận-duyên ngoài khơi của
Sihanoukville với nỗ-lực tuần-phỏng chặn-đứng kế-hoạch xâm-nhập mới này của
Cộng-Sản.
Năm 1970
- Ngày 28 tháng 2, khoá 19 SVSQ tốt-nghiệp với 268 Sĩ-Quan hai ngành
Chỉ-huy và Cơ-khí. Đây là khoá-học đông nhất trong lịch-sử HQVNCH.373
- Vào đầu tháng 5 năm 1970, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân thiết-kế cuộc
Hành-Quân Ngoại-biên quy-mô đầu-tiên374. Hồi 07:30 giờ sáng ngày 9 tháng 5 năm
1970, HQVNCH ồ-ạt vượt biên-giới Việt-Nam / Cambodge. Ngược ḍng Cửu-Long, mũi
dùi Hải-Quân với 140 chiến-hạm chiến-đĩnh tiến qua Neak-Luong đến Thủ-đô
Cambodge an-toàn, kiểm-soát thuỷ-lộ Tân-Châu / Nam-Vang375. Ngày hôm sau, theo
lời yêu-cầu của chính-phủ Cambodge, một đoàn giang-đĩnh được biệt-phái mở đường
thuỷ Mekong thông suốt lên tận Kompong Cham. Lực-Lượng mạnh, hành-quân thần-tốc
là yếu-tố thành-công của HQVNCH. Quân Cộng-Sản bị bất-ngờ, không kịp trở tay.
Áp-lực của Cộng-Sản đè nặng lên Thủ-đô Nam-Vang suy-giảm rơ-rệt.
Dương-Vận-Hạm Quy-Nhơn, HQ-504.
-
Trong năm 1970, các chiến-hạm, chiến-đĩnh quan-trọng sau đây được trao cho
Hải-Quân Việt-Nam:
* 1
Hộ-Tống-Hạm (MSF) Hà-Hồi, HQ-13.
* 2
Hoả-Vận-Hạm (YOG) HQ-472 và HQ-473.
* 3
Dương-Vận-Hạm (LST) Quy-Nhơn, HQ-504, Nha-Trang HQ-505, Mỹ-Tho HQ-800.
* 18
Tuần-Duyên-Đĩnh WPB, mang số từ HQ-708 đến HQ-725.
* 1
Hộ-Tống-Hạm PCER Vạn-Kiếp HQ-14.
Trong
ngày lễ Đỡ-Đầu và Gia-Nhập HQVN của 2 Dương-Vận-Hạm HQ-504 và HQ-505, Tuyên-Úy
làm lễ cầu-an cho Thuỷ-Thủ-Đoàn.
Hộ-Tống-Hạm PCER Vạn-Kiếp II HQ-14.
Ngày
1-6-1970, Tư-Lệnh-Phó NAVFORV cũng là First Sealord, Đề-Đốc H. S. Matthews được
chỉ-định làm Tư-Lệnh-Phó Hành-Quân cho Phó-Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn. Ngay sau đó,
Tư-Lệnh HQVN Trần-Văn-Chơn được thăng-cấp Đề-Đốc vào ngày 19-6-1970.376
Tháng 7 năm 1970, Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân Sông được thành-lập tại B́nh-Thuỷ, gần
Cần-Thơ để chỉ-huy các lực-lượng của HQVN trong sông, ngoại-trừ các Giang-Đoàn
biệt-phái cho Vùng I Duyên-Hải và Vùng V Duyên-Hải đặt dưới quyền của Tư-Lệnh
của các Vùng Duyên-Hải đó.
Trong chiến-dịch ngoại-biên, ngoài việc tác-chiến, Hải-Quân Việt-Nam c̣n
hoàn-tất việc di-chuyển 82,000 Việt-Kiều hồi-hương an-toàn khỏi những vùng
bất-ổn bên Cambodge.
Thuỷ-thủ-đoàn Việt-Nam chuẩn-bi nhận-lănh chiếc Tuần-Duyên-Đĩnh WPB cuối-cùng,
HQ-725, tại Vũng-Tàu.
Theo chương-tŕnh gia-tăng, quân-số Hải-Quân Việt-Nam tăng lên
33,121 quân-nhân t́nh-nguyện. Trong số đó, có 5,000 Sĩ-Quan. Với quân-số này
HQVNCH được sắp hàng 14 trong số các Hải-Quân lớn nhất thế-giới.377
Tư-Lệnh
HQVN 2 nhiệm-kỳ, Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn.
Sự
Hữu-hiệu của Không-tuần
Quan-niệm không-thám ở xứ ta đă có từ lâu đời378 dù chưa thực-dụng.
Khi người Pháp bắt-đầu dính-líu vào Việt-Nam, hàng-không đă có ngay vai-tṛ của
nó. Các chí-nguyện-quân người Pháp phục-vụ Nguyễn-Ánh như Cha Bá-Đa-Lộc đă nghĩ
tới việc sử-dụng kỹ-thuật hàng-không. Tết năm 1791, một khinh-khí-cầu được thả
lên ở Sài-G̣n, tạo ra ấn-tượng mạnh-mẽ cho dân-chúng.379
Từ
năm 1961, công-tác không-tuần Biển-Đông được các Thuỷ-phi-cơ Martin P-5
thực-hiện. V́ căn-cứ ở Đài-Loan quá xa, tầm hoạt-động của phi-cơ này bị rút
ngắn. HQHK cho tăng-cường loại Phi-cơ P-2 Neptune khởi-hành từ phi-trường
Tân-Sơn-Nhất. Khu-trục-cơ A-1 Skyraider bay tuần-thám một giai-đoạn ngắn.
Quan-sát-cơ L-19 của KQVN cũng bay quan-sát duyên-hải khi có nhu-cầu.
Pháp
dùng Khinh-Khí-Cầu380 khi đánh đồn Hưng-Hoá năm 1887. Trong trận chiến Quốc-Cộng
tại Việt-Nam, HQ Pháp sử-dụng thuỷ-phi-cơ và máy-bay Cricquet381. HQVN dùng A-1
Skyraider (KQVN) bay tuần-thám một giai-đoạn ngắn. Sau đó, những loại máy-bay
lớn của Hoa-Kỳ có tầm-bay xa tuần-tiễu khắp Biển-Đông.
Kể
từ tháng 5 năm 1965 đến tháng 4 năm 1967, các Chiến-Hạm Yểm-trợ Thuỷ-Phi-Cơ
Seaplane Tenders như Currituck (AV 7) và Salisbury Sound (AV 13) được dùng làm
mẫu-hạm cho các Thuỷ-phi-cơ Martin P5. Hai chiếc tàu thả neo trong những vùng
Côn-Sơn, Cù-lao Chàm và Cam-Ranh để làm căn-cứ xuất-phát tại chỗ. Thỉnh-thoảng
loại phi-cơ Bird Dog của Lục-Quân Hoa-kỳ và phi-cơ Douglas C-47 của Không-Quân
Việt-Nam cũng bay tuần biển.
Chiến-hạm Currituck (AV 7) là mẫu-hạm cho các Thuỷ-phi-cơ Martin P5.
Từ
đầu năm 1967, Hoa-kỳ cho đồn-trú một Phân-Đoàn 12 chiếc P2 Neptune tại Cam-Ranh.
Sau hết, Phi-cơ P3 Orion là loại Không-thám-cơ tối-tân nhất của HQHK, cất-cánh
từ Sangley Point Philippines, Utapao Thái-Lan dần-dần thay-thế những phi-cơ cũ,
đảm-nhiệm hầu-hết công-tác tuần-thám.382 Đến tháng 1-1968, Không-Đoàn Tuần-Thám
40 Patrol Squadron Forty căn-cứ tại NAS Iwakuni Nhật-Bản gửi phi-cơ P3 đến
Cam-Ranh như một trạm tiền-phương383 để có thể tuần-thám được khắp
Biển-Đông.
P3
Orion là loại Phi-cơ Không-thám tối-tân
Từ
khi có sự phối-hợp với Không-tuần Mỹ, một số Sĩ-Quan thuộc BTL/HQ/Pḥng 3 và
Trung-Tâm Hành-Quân được huấn-luyện tại chỗ để làm Quan-sát-viên phụ-giúp HQHK
trong trách-nhiệm nhận-diện tàu-thuyền Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-nhập.
Một
Sĩ-Quan HQVN chuẩn-bị bay Không-Tuần.
Trong suốt cuộc chiến, số-lượng chiến-cụ của địch-quân di-chuyển sát
bờ-biển không có bao-nhiêu so-sánh với số-lượng do tàu của chúng xâm-nhập từ
Bắc-Việt vượt-biển mang vào. Hầu-hết những khám-phá về tàu xâm-nhập của Cộng-Sản
Bắc-Việt đều do các phi-cơ thực-hiện. Các thuyền lớn bằng gỗ và tất cả tàu
chuyển-vận bằng sắt trọng-tải 100 tấn trở lên thuộc Lữ-Đoàn 125 của HQ Bắc-Việt
hơn quá nửa đều bị t́m thấy trước từ những vùng viễn-duyên.
Những SL
may-mắn
Khi cuộc chiến chống Cộng khốc-liệt tốn-hao xương máu quân-dân
Miền-Nam quá nhiều, người ta vẫn ghi-nhận những chuyến tàu công-tác của HQ
Cộng-Sản không bị tiêu-diệt. Nhiều chiếc SL384 (với kư-số Suspect trawler thường
do BTL/LLZP và các Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải – TTKS/DH385 chỉ-định) đă được
tự-do trở lại Bắc-Việt.
Những con tàu tốt-số này thoát chết chỉ v́ HQVN và HQHK tôn-trọng một luật-lệ do
chính VNCH đặt ra: không bao-giờ tấn-công một "trawler" xâm-nhập nếu chúng không
đi vào lănh-hải 3 hải-lư (Sắc-lệnh quy-định hải-phận số 081NG ngày
27-04-1965)386.
Chỉ có một trường-hợp hăn-hữu, khi chiếc tàu số 645 của chúng đă xâm-nhập vịnh
Phú-Quốc rồi chạy trở ra khơi, bị Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 bắn ch́m387
tại hai chục hải-lư cách bờ. Quyết-định sở-dĩ được đưa ra v́ lư-do tàu 645 này
đă lỳ-lợm cố-gắng thử xâm-nhập mấy lần trước đó.
Có
cả những con tàu sắt đă vào vùng lănh-hải VNCH rồi lại quay ra ngoài, hay bỏ nửa
chừng chuyến công-tác quay về bến xuất-phát đều không bị tấn-công. Những
hải-tŕnh của chúng tuy vậy đều được không-tuần ghi-nhận, giữ làm tài-liệu.
Hiển-nhiên cho sự “nhân-đạo” này là chưa bao-giờ Phi-cơ và Chiến-Hạm Việt-Nam và
Đồng-minh tấn-công các tàu SL khi chúng c̣n ở ngoài khơi.
Bỏ
qua những bản-tin t́nh-báo không kiểm-chứng, những con tàu xâm-nhập sau đây được
coi như nhận-lănh "ân-xá". Tài-liệu c̣n ghi lại trong các sách sử-liệu Hoa-Kỳ và
Việt-Nam như sau:
Ngày 31-12-1965, Khu-Trục-Hạm Hissem (DER 400) khám-phá một tàu ngoài khơi
Cà-Mau. Khi biết bại-lộ, tàu này quay trở ra khơi t́m đường về Bắc.
Sau nhiều ngày bị theo-dơi tại ngoài hải-phận B́nh-Định trong tháng 12-1966, một
chiếc tàu Bắc-Việt bỏ đi, không bị Hải-Quân Việt-Nam và Hoa-Kỳ tấn-công.
Từ
tháng 7 đến cuối năm 1967, t́nh-h́nh xâm-nhập tạm yên được mấy tháng. Sau Tết
Mậu-Thân, v́ vấn-đề sống-c̣n của quân Bắc-Việt đang chiến-đấu tại Miền-Nam,
Hà-Nội khẩn-cấp gửi tới 5 chiếc tàu xâm-nhập ra đi trong một tháng (tháng
2-1968) hy-vọng đưa quân-dụng tiếp-cứu đồng bọn. Cả 5 năm chiếc bị theo-dơi, tuy
vậy chỉ có 3 tàu bị tiêu-diệt khi chúng tiến vào sát bờ, cố-ư đổ-bộ quân-dụng.
Các bản tường-tŕnh của HQVNCH cũng như HQHK hồi đó cho thấy rằng các tàu
xâm-nhập SL thường mang số giả388, không treo quốc-kỳ hay treo cờ giả
Trung-Cộng. Tàu luôn-luôn dùng những đống lưới đánh cá trên sàn tàu để
ngụy-trang. Hy-vọng trà-trộn vào những tàu-thuyền đánh-cá của họ thật mỏng-manh
v́ họ không dám mang quốc-kỳ (chỉ khi thấy nguy-cấp mới kéo cờ giả Trung-Cộng).
Vả lại v́ có rất ít loại tàu sắt vào cỡ đó đánh cá trên Biển-Đông nên khi
thám-thính thấy là HQ đồng-minh nhận ra không lẫn-lộn. Các SL của CSBV trang-bị
yếu-kém, vận-tốc chậm (thường là khoảng 7 - 10 gút), không có hải-pháo, radar,
dụng-cụ thiên-văn… hải-hành thường là phỏng-định389. Tàu không có cả la-bàn điện
và hải-đồ chi-tiết390. Phi-cơ không-tuần hay chiến-hạm tuần-dương nhận-diện các
tàu này rất dễ-dàng khi so-sánh với h́nh-ảnh t́nh-báo cung-cấp. Ngay cả các
ấn-bản thường-niên Jane’s Fighting Ships cũng in h́nh-ảnh của đủ loại SL.
Thuỷ-thủ-đoàn CSBV ra đi xâm-nhập một cách liều-mạng. V́ phương-tiện quan-sát
độc-nhất là với thị-giác (bằng mắt thường), nhiều tàu không biết là bị phát-giác
và đă bị theo-dơi nhiều ngày. Nếu hăn-hữu công-tác có thành-công trong giai-đoạn
th́ cũng hoàn-toàn chỉ nhờ vào may-mắn.
Những Khu-Trục-Hạm Việt-Nam và Đồng-Minh theo-dơi tàu địch bằng radar, thường
giữ vị-trí nằm dưới đường chân-trời thị-giác391. Nhờ vận-tốc săn-đuổi thường cao
hơn tàu xâm-nhập đến 2, 3 lần; mỗi khi nghi-ngờ có tàu Nga do-thám trong vùng,
chiến-hạm ta và Đồng-minh có thể ngưng phát sóng radar trong chu-kỳ ½ tiếng, rồi
chạy lại vài ba phút vừa đủ th́-giờ để xác-định vị-trí và kiểm-chứng mục-tiêu.
Tàu địch chỉ di-chuyển được 4 - 5 hải-lư tối-đa trong ṿng 30 phút nên nhờ giải
toán vận-chuyển392, tàu ta thi-hành chiến-thuật “mèo vờn chuột” này rất dễ-dàng.
V́ chiến-hạm ta luôn-luôn nằm “dưới chân trời” và thời-gian Radar “tắt nhiều, mở
ít” như vậy, không những tàu VC xâm-nhập không biết mà nếu tàu Nga có cố-công
truy-ḍ điện-tử cũng thường-thường bị bó-tay.
Thuỷ-thủ-đoàn CSBV cứ lầm-lũi đi phỏng-định, mù-tịt về các hoạt-động của ta nên
rơi vào bẫy lúc nào không hay biết.
Hệ-thống
Radar Kiểm-báo tiêu-chuẩn thiết-trí trên các Khu-Trục-Hạm loại DER.
ACTOVRAD
và các Đài Kiểm-Báo
Chương-tŕnh ACTOV của HQHK và SCATTOR của LLTD/HK đă giúp Hải-Quân Việt-Nam đủ
phương-tiện để kiểm-soát vùng cận-duyên. Khi Hoa-Kỳ rút-lui, họ cũng rút đi hết
các phi-cơ không-thám. Chương-tŕnh ACTOVRAD (Accelerated Turnover of Radars to
Vietnam) nhằm xây-dựng hệ-thống Đài Kiểm-Báo dọc duyên-hải để thay-thế
không-tuần, phát-hiện các tàu địch xâm-nhập từ ngoài khơi.
Theo Edward Marolda, hai chương-tŕnh ACTOVRAD và ACTOVLOG trách-nhiệm việc
xây-cất, tân-trang cơ-sở, doanh-trại và cả cư-xá cho quân-nhân các Đài Kiểm-Báo.
Vào cuối năm 1970, 3 trong số 15 đài Kiểm-Báo được chuyển-giao.
Các đài Kiểm-Báo trên núi được trang-bị 2 bộ Radar AN/TPS-62393 để bảo-đảm sự
hoạt-động liên-tục 24 giờ một ngày. Loại máy này nguyên của Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Mỹ dùng cho không-kiểm, tuy vậy cũng sử-dụng được cho hải-thám. Tầm hoạt-động
radar ảnh-hưởng bởi khoảng xa của "đường chân trời radar". Các đài Kiểm-Báo do
đó, cần phải đặt trên những núi cao. Theo báo-cáo, các thương-thuyền lớn như
SeaLand cho hồi-ba trong khoảng cách 80 hải-lư. Các SL xâm-nhập của Bắc-Việt bị
khám-phá một cách chắc-chắn trong tầm 40 hải-lư (73 Km). Những chiến-hạm
chiến-đĩnh Việt-Nam đi tuần-tiễu cũng được các Đài Kiểm-Báo hướng-dẫn hải-hành
đến chặn-bắt mục-tiêu.
Kiểm-Báo-Hạm dùng radar của Hải-Quân, SPS-53J. Theo lư-thuyết radar có tầm
hoạt-động 32 hải-lư, Trong những điều-kiện thuận-hảo, có lúc tầm xa tới ngoài 40
Hải-lư. Đối với những đối-vật nhỏ như tàu-thuyền dưới 30 m, tầm radar hữu-hiệu
chừng 15-20 hải-lư.394
Chương-tŕnh Huấn-luyện OCS tại Hoa-Kỳ
Để
cung-ứng đầy-đủ nhân-viên trang-bị cho các tàu-bè mới, Hải-Quân Việt-Nam bắt-đầu
gửi Sĩ-Quan, Sinh-Viên Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên du-học tại Hoa-Kỳ.
Năm 1969, một Phái-đoàn quan-sát gồm có Trung-Tá Khương-Hữu-Bá, Trung-Tá
Bùi-Hữu-Thư, Thiếu-Tá Hà-Ngọc-Lương được gửi đi thăm các quân-trường Hoa-Kỳ,
chú-tâm nhất đến trường Officer Candidate School (OCS) tại New Port Rhode
Island. Khi về lại Sài-G̣n, phái-đoàn đă soạn-thảo chương-tŕnh huấn-luyện
Sĩ-Quan cho Hải-Quân Việt-Nam tại trường OCS này.395
Huy-Hiệu
Trường OCS của HQHK.
Các Sinh-Viên được BTL/HQ tuyển-lựa cho theo học các khoá OCS phải có đủ
điều-kiện đặt ra và đă trải qua các giai-đoạn như sau:
-
Có văn-bằng Tú-Tài 2.
-
Đă hoàn-tất 12 tuần huấn-luyện Căn-Bản Quân-Sự tại TTHL/Quang-Trung
hoặc tốt-nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức.
-
Thi trắc-nghiệm Anh-Ngữ, đạt từ 70% trở lên.
Trường OCS nằm trên một ḥn đảo lớn của tiểu-bang Rhode Island, gần
trường Naval War College và Căn-Cứ Đệ-Lục Hải-Khu Hoa-Kỳ. Trường có diện-tích
rộng-lớn hơn TTHL/HQ Nha-Trang, có khả-năng cung-cấp nơi ăn chỗ ở cho trên 1300
khoá-sinh. Chương-tŕnh huấn-luyện các Sĩ-Quan OCS kéo dài 6 tháng, bao-gồm các
môn học chú-trọng nhiều về thực-hành như sau: Vận-Chuyển, Hàng-Hải, Pḥng-Tai,
Cứu Tàu Lâm-Nạn, Hải-Pháo, Lư-Thuyết Thuyền-Bè, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, Căn-Bản
Quân-Sự, Lănh-Đạo Chỉ-Huy và Hành-Quân tập-trận đổ-bộ.
Sau 26 tuần-lễ thi tốt-nghiệp, khoá-sinh tiếp-tục học về Chiến-Tranh
Sông-Ng̣i (Brown Water Navy Operation) tại Treasure Island, San Francisco
California. Có khoảng 2 tuần-lễ thực-tập trên những Giang-Đĩnh các loại như:
Command Boat, Monitor, ASPB, Tango, LCVP, LCM, PBR, kể cả các Duyên-Tốc-Đĩnh
ngoài biển như PCF. Trong thời-gian này có 3 ngày đêm tập-trận hành-quân Thuỷ-Bộ
tại Mare Island California. Địa-h́nh và dàn-cảnh nơi đây rất giống chiến-trường
VN. Những trận địch-quân phục-kích và Chiến-đĩnh đánh-trả bằng vũ-khí đủ loại
diễn-tiến như thật-sự ngoài chiến-trường.396
Chứng-chỉ tốt-nghiệp lớp Huấn-Luyện Giang-đĩnh.
Sau khi hồi-hương, một buổi lễ gắn cấp-bậc Chuẩn-Úy được tổ-chức
trọng-thể tại BTL/Hạm-Đội. Một năm sau, các Sĩ-Quan này sẽ có Quyết-Định
thăng-cấp Thiếu-Úy Trừ-bị. Số-lượng Sinh-Viên Sĩ-Quan OCS được huấn-luyện mỗi
khoá vào khoảng 60 người. Khoá cuối-cùng là OCS 12 gồm có cả các Sĩ-Quan Bộ-Binh
từ Thiếu-Úy đến Trung-Úy cũng được tham-dự. Sau khi măn-khoá, họ về phục-vụ tại
những đơn-vị Hải-Quân VN đủ loại.
SVSQ/HQ
Việt-Nam trong Lễ Măn-khoá vào mùa Đông, tổ-chức trong nhà Gym, Trường Hải-Quân
OCS, tiểu-bang Rhode Island.
Khoá OCS đầu-tiên khai-giảng vào tháng 02 năm 1970, khoá 2 vào giữa tháng 03, cứ
thế mỗi khoá cách nhau 6 tuần-lễ. Khoá OCS 12 hoàn-tất vào tháng 09 năm 1971.
Gần xong chương-tŕnh OCS thuần-túy Việt-Nam, Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển qua việc
huấn-luyện quy-mô lớn, có tính-cách quốc-tế hơn. Trong chương-tŕnh IOCS
(International Officer Candidate School) này, 22 SVHQVN theo khoá đầu-tiên bên
cạnh 1 Sĩ-Quan Ba-Tư, 7 Sĩ-Quan Thổ-Nhĩ-Kỳ, 8 Sĩ-Quan Á-Căn-Đ́nh, 2 Sĩ-Quan
Campuchia, số c̣n lại là Sinh-Viên và Sĩ-Quan Hoa-Kỳ. Khoá đông-đảo lên tới 197
Sinh-Viên.
Tổng-cộng khoảng trên 750 Sinh-Viên và Sĩ-Quan Việt-Nam đă thụ-huấn các khoá
Trần-Hưng-Đạo tại Hoa-Kỳ.
Chương-tŕnh Huấn-luyện Đoàn-Viên tại Hải-ngoại
Năm 1969 là năm mà nhiều Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-viên được gửi đi thụ-huấn tại các
Trung-tâm Huấn-luyện Hoa-Kỳ ở Great Lakes, Michigan, và San Diego, California.
Có nhiều lớp căn-bản B1 và B2 về các ngành pḥng-tai, Trọng-Pháo, thám-xuất,
giám-lộ, cơ-khí, v..v..
Để
nhận-lănh các chiến-hạm mới, lúc đầu các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên được
gửi đi học trước khi họ được đưa về San Diego hay Norfolk để lănh tàu. Thời-gian
huấn-luyện thay-đổi tùy theo chuyên-nghiệp, từ vài tháng đến một năm. Riêng việc
chuẩn-bị lănh tàu có thể chiếm tới 2 năm trời từ khi gửi nhân-viên đi cho đến
khi chiến-hạm về cặp bến Sài-G̣n.397
Cũng trong năm 1969, Hải-Quân Mỹ đă giúp huấn-luyện một khoá tân-binh căn-bản
duy-nhất. Khi khoá 50 tân-binh Hải-Quân đang học tại TTHL/HQ Cam-Ranh, th́ được
Phái-Bộ Viện-Trợ Quân-Sự Hoa-Kỳ tuyển-chọn một nửa khoá đi thụ-huấn căn-bản
quân-sự tại Hoa-Kỳ. Đại-Úy CB Bùi-Nhật-Ích hướng-dẫn toán này. Khi trở về các
Thuỷ-Thủ này đă tŕnh-diễn lối diễn-hành đặc-biệt của Hải-Quân Hoa-Kỳ rất tân-kỳ
và đẹp mắt, nhưng không bao-giờ áp-dụng cho Hải-Quân Việt-Nam.
Loại
Tuần-Duyên-Hạm PG này có vận-tốc tối-đa tới 40 gút.
Tiêu-chuẩn Danh-hiệu và Số-hiệu các Chiến-hạm
Kể từ khi Sĩ-Quan Việt-Nam nhận quyền Hạm-Trưởng, các chiến-hạm đă
được chỉ-định số vỏ tàu và danh-hiệu. Số-lượng chiến-hạm chiến-đĩnh dần-dần
gia-tăng, nhiều loại tàu-thuyền mới trang-bị cho HQVN. Danh-hiệu và số-hiệu các
chiến-hạm v́ vậy có một vài thay-đổi theo tiêu-chuẩn mới.
Khoảng năm 1967, các danh-hiệu Nỏ-Thần (HQ-225) và Linh-Kiếm (HQ-226) của loại
Trợ-Chiến-Hạm LSSL được thay-đổi và thay-thế bằng những tên mới. Đó là tên của
các Sĩ-Quan Hải-Quân đă anh-dũng hy-sinh trong cuộc chiến bảo-vệ Tự-Do cho
Miền-Nam: Nguyễn-Văn-Trụ, Lê-Trọng-Đàm, Lê-Văn-B́nh, Đoàn-Ngọc-Tảng,
Lưu-Phú-Thọ, Nguyễn-Ngọc-Long, Nguyễn-Đức-Bổng.
Sau đó, Các Tuần-Duyên-Đĩnh được mang tên các Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân
anh-hùng đă hy-sinh v́ lư-tưởng Quốc-Gia: Lê-Phước-Đức, Lê-Văn-Ngà,
Huỳnh-Văn-Cự, Nguyễn-Đào, Đào-Thục, Lê-Ngọc-Thanh, Nguyễn-Ngọc-Thạch,
Đặng-Văn-Hoành, Lê-Đ́nh-Hùng, Trương-Tiến, Phạm-Ngọc-Châu, Đào-Văn-Đáng,
Lê-Ngọc-Ẩn, Huỳnh-Văn-Ngàn, Trần-Lô, Bùi-Viết-Thanh, Nguyễn-An, Nguyễn-Ân,
Ngô-Văn-Quyền, Văn-Diên, Hồ-Đăng-Là, Đàm-Thoại, Huỳnh-Bộ, Nguyễn-Kim-Hưng,
Hồ-Duy, Trương-Ba.
Các chiến-hạm chủ-lực Khu-Trục-Hạm và Tuần-Dương-Hạm mang tên các tướng-lănh
Hải-Quân Việt-Nam lừng-danh trong lịch-sử: Trần-Hưng-Đạo, Trần-Khánh-Dư;
Trần-Quang-Khải, Trần-Nhật-Duật, Trần-B́nh-Trọng, Trần-Quốc-Toản, Phạm-Ngũ-Lăo,
Lư-Thường-Kiệt, Ngô-Quyền.
Về
số-hiệu, các chiến-hạm được mang những chiến-số như sau:
Số 1 và 4 Khu-Trục-Hạm,
Số 2, 3, 5, 6, 15, 16, 17 Tuần-Dương-Hạm,
Số 07, 08, 09, 10, 11, 12, 13, 14 Hộ-Tống-Hạm,
Số từ 225 - 231 Trợ-Chiến-Hạm,
Số từ 327 - 331 Giang-Pháo-Hạm,
Số từ 400 - 401 Bệnh-Viện-Hạm,
Số từ 402 - 406 Hải-Vận-Hạm,
Số từ 470 - 475 Hoả-Vận-Hạm,
Số từ 500 - 505 Dương-Vận-Hạm,
Số từ 600 - 619 Tuần-Duyên-Hạm,
Số từ 700 - 725 Tuần-Duyên-Đĩnh,
Số 800, 801 Dương-Vận-Hạm Cơ-Xưởng và
Số 802 Cơ-Xưởng-Hạm398.
Quan-niệm Tổ-Chức Đặc-Nhiệm.
Một trong những tiến-bộ đáng kể nhất về tổ-chức HQVN là sự minh-định
rất chính-xác giữa các đơn-vị hành-chánh và các đơn-vị đặc-nhiệm.
Việc điều-hành các đơn-vị hành-chánh từ lâu đă được quy-định rơ-ràng. Các
Đơn-Vị-Trưởng và nhân-viên của Ông đều nắm vững công-vụ phải làm. Theo với
thời-gian, nhu-cầu hành-quân gia-tăng vượt qua mức đại-đơn-vị rồi liên
đại-đơn-vị. Phương-thức tổ-chức Hải-Quân theo hệ-thống hành-chánh có tính-cách
lănh-thổ đă lỗi-thời, không c̣n phù-hợp với t́nh-thế biến-chuyển mới.
Trong quan-niệm thành-lập lúc sơ-khởi, các đơn-vị sông-ng̣i làm việc chung với
các đơn-vị diện-địa trong Chi-Khu, Tiểu-Khu và Quân-Khu. Quan-niệm lưu-động-tính
phát-triển mạnh khi HQVN thành-lập Giang-Đoàn 27 XP. Với danh-nghĩa Giang-Đoàn
Tổng-Trừ-Bị, Giang-Đoàn này biệt-phái hoạt-động tại cả Miền Đông lẫn Miền Tây,
với cả hai Quân-Đoàn III và IV. Giang-Đoàn 27 XP trang-bị bằng Tuần-Giang-Đĩnh
RPC chạy nhanh, và Quân-Vận-Đĩnh LCM 8 là những giang-đĩnh chuyển-vận chiến-xa,
sức chuyên-chở quân-sĩ gấp 3 lần Giang-Đoàn cũ và vận-tốc đường-trường cũng cao
hơn, tới 50%. Đôi khi v́ nhu-cầu hành-quân thay-đổi, tuần-lễ này Giang-Đoàn
phối-hợp với một Sư-Đoàn Vùng 3 Chiến-thuật, tuần-lễ tới lại làm việc với
Sư-Đoàn khác tại Vùng 4 Chiến-thuật.
Càng về sau, Hải-Quân QVNCH càng có thêm nhiều đại đơn-vị lưu-động mới, tầm-cỡ
to-lớn hơn xưa, hoạt-động trong những khu-vực rộng-lớn ngoài phạm-vi trách-nhiệm
lănh-thổ của các Trung-Đoàn, Sư-Đoàn, và cả Quân-Đoàn nữa. Lực-Lượng Thuỷ-Bộ,
Lực-Lượng Ngăn-Chặn là những thành-phần tấn-công (assault) trong các cuộc
hành-quân Thuỷ-bộ liên vùng. Lực-Lượng Tuần-Thám là thành-phần tuần-tiễu
tiền-thám, cắt đứt các đường dây giao-liên của địch, hộ-tống và giữ-ǵn an-ninh
thuỷ-tŕnh khắp lănh-thổ Vùng 1, Vùng 3 và Vùng 4 Chiến-thuật.
Huy-hiệu
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ.
Thêm vào đó là các công-tác mới như hộ-tống thương-thuyền trên sông Cửu-Long, có
khi kéo dài tới tận Nam-Vang, những đoàn Giang-vận chiến-lược tiếp-tế cho Thủ-đô
cũng như giữ an-ninh những đoạn thuỷ-lộ huyết-mạch cả Miền-Nam cũng như
Miền-Trung. Những cuộc hành-quân thêm phức-tạp, phối-hợp các Giang-Đoàn
Xung-phong, Thuỷ-bộ, Tuần-Thám, Ngăn-chặn, Chiến-hạm, Bộ-binh, Không-trợ,
Địa-phương-quân, Thiết-kỵ, Pháo-binh, Thuỷ-Quân Lục-Chiến, Quân-đội Đồng-minh...
Tổ-chức
Căn-bản về Đặc-Nhiệm
Trong tổ-chức hành-quân cấp Lực-Lượng, hệ-thống chỉ-huy căn-bản
quy-định từ lớn đến nhỏ như sau:
Trước hết là Lực-Lượng Đặc-Nhiệm (LLĐN), theo thứ-tự đi xuống thấp là Đoàn:
Liên-Đoàn, Phân-Đoàn, Chi-Đoàn. Nhỏ hơn nữa là Đội: Liên-đội, Phân-đội,
Chi-đội... nghĩa là:
- Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm (LĐĐN)
- Phân-Đoàn Đặc-Nhiệm (PĐĐN)
- Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm (CĐĐN)
- Liên-đội Đặc-Nhiệm
- Phân-đội Đặc-Nhiệm
- Chi-đội Đặc-Nhiệm.
Thông-thường trên thực-tế, tổ-chức đặc-nhiệm xem ra giản-dị hơn. Lấy thí-dụ của
Lực-Lượng Duyên-pḥng trước khi giải-tán vào cuối năm 1973, hệ-thống chỉ-huy như
sau:
Tư-lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng LLĐNDP 213 (CTF 115) với phương-tiện điều-động
Trung-Tâm Hành-Quân của Lực-Lượng.
Dưới Tư-Lệnh có 5 Chỉ-Huy-Trưởng Liên-Đoàn Duyên-Pḥng:
- CHT/LĐĐNDP 213.1 (CTG 115.1),
- CHT/LĐĐNDP 213.2 (CTG 115.2),
- CHT/LĐĐNDP 213.3 (CTG 115.3),
- CHT/LĐĐNDP 213.4 (CTG 115.4),
- CHT/LĐĐNDP 213.5 thành-lập sau cùng.
Phương-tiện điều-động của mỗi CHT/LĐĐNDP (CTG - Commander Task Group) là
Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải (C.S.C - Coastal Surveillance Center).
Dưới CHT/LĐĐNDP có thể có 2 Chỉ-Huy-Trưởng Phân Đoàn Đặc-Nhiệm - CHT/PĐĐNDP (CTU
115.2.1 - Commander Task Unit). Đó là trường-hợp của LĐĐNDP 213.2 gồm có:
- CHT/PĐĐNDP 213.2.1 (CTU 115.2.1) đồn-trú tại Quy-Nhơn,
- CHT/PĐĐNDP 213.2.2 (CTU 115.2.2) đồn-trú tại Cam-Ranh.
Dưới CHT/LĐĐNDP có Chỉ-Huy-Trưởng Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm CHT/CĐĐNDP (CTE: Commander
Task Element). Chi-Đoàn Đặc-Nhiệm chỉ được thành-lập khi có nhu-cầu hành-quân.
Tuy vậy sau khi các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm (LLĐN) được thành-lập trong
Sông và ngoài Biển, nhu-cầu hành-quân vẫn đ̣i-hỏi một vị Tư-Lệnh cao-cấp hơn
phối-hợp hành-quân liên Lực-lượng. Sau chót, Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm được
chỉ-định để chỉ-huy những cuộc hành-quân lớn, trong đó có nhiều Lực-Lượng
Đặc-Nhiệm tham-dự.
Văn-thư căn-bản của BTL/HQ và Huấn-Lệnh Hành-Quân của các Lực-Lương Đặc-nhiệm
đều có quy-định những quy-luật về phương-thức tổ-chức đặc-nhiệm này.399
Hệ-thống
Hành-Chánh của Lực-Lượng Duyên-Pḥng sau khi được Hoa-Kỳ (CTF 115) chuyển-giao.
Hệ-thống
Chỉ-Huy Đặc-Nhiệm CTF 115 của HQHK.
Những
Diễn-tiến Tổ-Chức của Hạm-Đội Đặc-Nhiệm
Trong khi điều-hành Chương-tŕnh ACTOV dự-trù cho kế-hoạch hành-quân, Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân Pḥng 3 đă phác-hoạ ra tổ-chức hai Hạm-đội Đặc-Nhiệm (HĐĐN) là HĐĐN 21
và HĐĐN 22. Theo tài-liệu của Edward J. Marolda viết trong cuốn sách "By Sea,
Air, and Land, An Illustrated History of the U.S. Navy and the War in Southeast
Asia", khi TL/HQVN nhận quyền chỉ-huy chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo vào tháng 7 năm
1970, thành-phần hai Hạm-đội được dự-trù tổ-chức theo sơ-đồ (Vietnamese Navy
Operational Commands, July 1970 400) dưới đây. Chúng tôi xin chép lại nguyên-văn
về tổ-chức Hạm-đội Đặc-Nhiệm 21 (SEALORDS) và Hạm-đội Đặc-Nhiệm 22 (không thuộc
SEALORDS) như sau:
Task Fleet 21 SEALORDS Operations
Task Force 210 Special
Task Force 211 Amphibious
Task Force 212 Trần Hưng Đạo I
Task Force 213 Coastal
Task Force 214 Giant Slingshot
Task Force 215 Fleet Command
Task Force 216 Ready Deck
Task Force 217 4th Riverine Area
Task Fleet 22 Non-SEALORDS Operations
Task Force 221 1st Coastal Zone
Task Force 222 2d Coastal Zone
Task Force 223 3d Coastal Zone
Task Force 224 4th Coastal Zone
Task Force 225 3d Riverine Area
Task Force 226 4th Riverine Area
Task Force 227 Rung Sat Special Zone
Task Force 228 Capital Military District
Thời-gian sau đó, quan-niệm về hai Hạm-Đội Đặc-Nhiệm (HmĐĐN) này thay-đổi, có
khuynh-hướng để trở-thành HmĐĐN 21 trong Sông và HmĐĐN 22 ngoài Biển. Tại Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân đă có hai giới-chức được chỉ-định nhiệm-vụ Tham-Mưu cao-cấp
trợ-giúp TL/HQVN điều-động hành-quân là:
- Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông.
- Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển.
Cho đến khi QLVNCH bị tan-ră vào năm 1975, chưa có Sĩ-Quan nào chính-thức được
bổ-nhiệm riêng-biệt vào chức-vụ Tư-Lệnh hai Hạm-Đội Đặc-Nhiệm Sông và Biển. Bản
Cấp-số cũng chưa được BTTM/QLVNCH chấp-thuận ban-hành.
Chức-vụ Tư-Lệnh HmĐĐN 21 trong những năm cuối 1974-1975 do Phó-Đề-Đốc
Đặng-Cao-Thăng TL/V4SN tạm-thời kiêm-nhiệm.401 Tài-liệu khả-tín thu-nhặt được
không thấy có ghi danh-tánh vị Tư-Lệnh HĐĐN 22.402
Phó-Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, TL/V4SN kiêm-nhiệm Tư-Lệnh HmĐĐN 21.
Năm 1971
Vào đầu thập-niên 1970, tinh-thần người lính thuỷ rất cao. Hải-Quân
đă có những chiến-hạm lớn như Khu-Trục-Hạm, Tuần-Dương-Hạm403. Sĩ-Quan và
Đoàn-Viên được nhiều cơ-hội xuất-ngoại công-du, thực-tập, huấn-luyện, du-học,
nhận-lănh chiến-hạm...
Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam:
-
Hai Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám (DER - Radar Picket Escort Ship404)
Trần-Hưng-Đạo HQ-1 và Trần-Khánh-Dư, HQ-4.
-
Bốn Tuần-dương-Hạm (WHEC - High Endurance Cutter405) Trần-Quang-Khải
HQ-2, Trần-Nhật-Duật HQ-3, Trần-B́nh-Trọng HQ-5, Trần-Quốc-Toản HQ-6.
-
Hai Dương-Vận-Hạm loại Cơ-Xưởng (LST) Cần-Thơ HQ-801, Vĩnh-Long
HQ-802.
Khu-Trục-Hạm Trần-Hưng-Đạo HQ-1 hải-hành ngoài khơi Hawaii.
Dương-Vận-Hạm Cơ-Xưởng Cần-Thơ HQ-801.
Tuần-Dương-Hạm WHEC nguyên lúc Thế-Chiến 2 là một loại Chiến-hạm yểm-trợ
Thuỷ-Phi-Cơ, trang-bị hoả-lực rất hùng-hậu. Sau này, các dàn hải-pháo được
tháo-gỡ bớt đi.
WHEC
380-Yakutat vừa được sơn màu xám, đang vào sông Sài-G̣n, chuẩn-bị chuyển-giao
cho HQVN để trở-thành HQ-3.
Các khoá
Sĩ-Quan Đặc-biệt
Cuối năm 1971, sau khi khoá 22 SQHQ ra trường th́ Trung-Tâm Huấn-Luyện Nha-Trang
chuẩn-bị tiếp-nhận thêm các Sĩ-Quan khoá-sinh, được gọi là khoá Sĩ-Quan
Đặc-Biệt. Những Sĩ-Quan này có cấp-bậc từ Chuẩn-Úy đến Thiếu-Tá đă tốt-nghiệp
tại các quân-trường Bộ-Binh (tại Đà-Lạt và Thủ-Đức) đang làm việc tại các đơn-vị
bờ của Hải-Quân, kể cả các Sĩ-Quan ngành Cảnh-Sát thuộc các Lực-Lượng
Giang-Cảnh.
Đại đa-số các Sĩ-Quan này nguyên là những Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân được
tuyển-mộ vào năm 1969 và đă thụ huấn tại các trường huấn-luyện Sĩ-Quan trừ-bị
bộ-binh như Thủ-Đức và Đồng-Đế. Theo học các khoá Đặc-Biệt này c̣n có các
Sĩ-Quan hiện-dịch tốt-nghiệp các khoá 22B, 23 và 24 Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt chuyển
sang Hải-Quân.
Thời-gian thụ-huấn là 6 tháng. Các môn chính nặng về Hải-Nghiệp như
Hàng-Hải-lư-thuyết, Vận-Chuyển lư-thuyết, Khí-Tượng, Vận-Chuyển Chiến-Thuật, một
số môn phụ do Khối Văn-Hoá-Vụ chọn-lựa và soạn-thảo riêng cho thích-hợp với
nhu-cầu.
Riêng về các Sĩ-Quan gốc là SVSQ/Hải-Quân, con đường đào-tạo được đi qua tới 4
giai-đoạn như sau:
-
Giai-đoạn 1: dự tuyển vào Hải-Quân và được gởi thụ huấn Căn-bản
Quân-Sự tại Trung-tâm Huấn-Luyện Quang-Trung (TTHL/Quang-Trung) 3 tháng.
-
Giai-đoạn 2: thụ huấn Kỹ-thuật Tác-chiến Bộ-binh và Lănh Đạo Chỉ-Huy
tại các trường huấn-luyện Sĩ-Quan Bộ-binh như Thủ-Đức và Đồng-Đế, thời-gian 6
tháng. Tốt-nghiệp mang cấp-bậc HQ-Chuẩn-Úy CB (CB viết tắt của từ Chiến-Binh).
-
Giai-đoạn 3: sau khi tốt-nghiệp giai-đoạn 2 kể trên các tân Sĩ-Quan
được Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân bổ-sung về phục-vụ các đơn-vị bờ, Căn-cứ Hải-Quân và
những đơn-vị tác-chiến sông-ng̣i (trung-b́nh trên dưới 2 năm).
-
Giai-đoạn 4: bổ-túc Hải-nghiệp tại Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân
Nha-Trang (6 tháng). Sau khi tốt-nghiệp trở-thành Sĩ-Quan Hải-Quân Ngành Chỉ-Huy
và được ưu-tiên chọn các đơn-vị Hạm-Đội hay Hải Đội Duyên-pḥng.406
Khi tốt-nghiệp khoá-sinh vẫn mang cấp-bậc như cũ nhưng đổi chuyên-nghiệp sang
ngành chỉ-huy, t́nh-nguyện bây giờ là Hải-Quân407. Hầu-hết các Sĩ-Quan này được
chỉ-định phục-vụ trên các chiến-hạm.408
Chương-Tŕnh Sĩ-Quan Hải-Quân Ngành Hiện-Dịch
Hải-Quân là một Quân-Chủng gồm những quân-nhân có ngành-nghề chuyên-biệt. Tuy
vậy lịch-sử Hải-Quân VNCH có ghi một điều thật là trái với lẽ thường: trường
Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ đào-tạo Sĩ-Quan Hải-Quân ngành Trừ-bị.409
Từ
chỗ đứng khiêm-nhường của ḿnh trong quân-lực, Hải-Quân đă không thể nào tự-ư
giải-quyết được vấn-đề cho thoả-đáng. Bộ Quốc-Pḥng và Bộ Tổng-Tham-Mưu đă
cung-cấp Sĩ-Quan Hiện-Dịch cho Hải-Quân Việt-Nam với cách riêng của họ. Theo
kế-hoạch này, Hải-Quân chỉ được cung-cấp các Hải-Quân Thiếu-Úy Hiện-dịch qua
Trường Vơ-Bị Quốc-Gia mà thôi. Khoá 16 TVBQG/VN Đà-Lạt là khoá thử-nghiệm
đầu-tiên nhưng số-lượng quá ít. Chỉ có 7 Sĩ-Quan410 tham-dự và tốt-nghiệp Khoá
13 SQHQ mà thôi.
Việc cung-cấp các Sĩ-Quan cũng như các SVSQ Hiện-dịch cho Hải-Quân không được
thi-hành đều-đặn, có lẽ v́ nhu-cầu Sĩ-Quan cho quân-chủng Lục-quân quá lớn.
Một toán
SVSQ Hiện-dịch thủ Quốc-Quân-Kỳ thuộc trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt
Kể
từ năm 1971, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân huấn-luyện 3 tháng chuyên-nghiệp cho
các khoá-sinh trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt trong mùa văn-hoá hàng năm. Đầu năm
1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khoá 24 và 25 đến thụ-huấn 3 tháng
lư-thuyết. Sau khi tốt-nghiệp, các Sĩ-Quan này sẽ phục-vụ Hải-Quân ngành
Hiện-dịch.
Theo Cựu HQ Thiếu-Uư Nguyễn-Đức-Phương411, Khoá 27/TVBQG/VN nhập-khoá ngày
27/12/1970 và măn-khoá ngày 27/12/1974. Đây là khoá thứ ba liên quân-chủng của
TVBQG/VN. Theo chỉ thị của Bộ Tổng-Tham-Mưu, 1/8 quân-số của mỗi khoá sẽ được
tuyển-chọn để gia-nhập Hải-Quân. Kết-quả là khoá 27 có 24 người sang Hải-Quân.
Cấp-Hiệu
chính-thức sau cùng của Hải, Lục, Không-Quân thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà.
Cấp-Hiệu
cấp Đô-Đốc Hải-Quân, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà.
Hoa-Kỳ,
Đến cũng Nhanh mà Đi cũng Chóng
Cuộc Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo vượt-biên năm 1970 mở đầu cho
chương-tŕnh chuyển-giao các cuộc hành-quân SEALORDS của Hoa-Kỳ thành các cuộc
hành-quân Trần-Hưng-Đạo do Hải-Quân Việt-Nam đảm-trách. Vào tháng 6 năm 1971,
công-việc chuyển-giao đă hoàn-tất412. Về phía Hoa-Kỳ, ngoại-trừ một thành-phần
Trực-thăng Vơ-trang, Lực-Lượng Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam đă hoàn-toàn
triệt-thoái khỏi Việt-Nam. Một Sĩ-Quan HQVN cấp Đô-Đốc đă nhận-xét như sau: "Âu
cũng là một đặc-tính của Hoa-Kỳ, đến cũng nhanh mà đi cũng chóng."413
Hoa-Kỳ đă vội-vàng đổ-quân tham-chiến, rồi lại rút-lui nhanh-chóng khi chưa đạt
được chiến-thắng sau cùng. Sự hiện-diện ngắn-hạn của Quân-Đội Hoa-Kỳ đă tác-hại
đến khả-năng quyết-thắng của Quân-Lực VNCH. Bàn về đường lối chiến-tranh của Mỹ
thời đó, Giáo-Sư Phạm-Kim-Vinh đă viết rằng:
“... Tại Hội-nghị Paris 1970-1973, nước Mỹ đạt thoả-hiệp (nhục-nhă)
với Hà-Nội để cho quân Mỹ được hồi-hương (hay trốn chạy) trong an-toàn. Trong
khi đó, quân Bắc-Việt không hề được Mỹ yêu-cầu phải rút ra khỏi lănh-thổ Nam
Việt-Nam.
Khi mang quân tới Nam Việt-Nam414, người Mỹ đă làm tiêu-tan chính-nghĩa của Nam
Việt-Nam. Khi (hèn-nhát) rút đi người Mỹ làm tiêu-tan chút chính-nghĩa c̣n sót
lại của Việt-Nam Cộng-Hoà qua việc thừa-nhận cái quái-thai chính-trị của CS
Hà-Nội là Mặt-Trận Giải-Phóng Miền-Nam...”415
Tem thư “mừng Ngày Quân-Lực 19-6-1971”của Hoạ-Sĩ Vi-Vi Vơ-Hùng-Kiệt.
Phụ-bản
về ACTOVRAD
Tài-liệu của Ông Trần-Trọng-Hải.
Hệ thống
RADAR pḥng vệ duyên hải Nam Việt-Nam gồm có 15 Đài Kiểm-Báo (ĐKB) trên đất liền
và một đài là tầu hải đăng (HQ 460 có tên là Kiểm Báo Hạm Ba-Động neo tại vùng
biển Ba-Động cách bờ 6 hải lư nằm giữa Côn-Sơn và Vũng-Tàu). Vị trí các đài như
sau:
1 ĐKB
101 . Nằm trên đỉnh núi HỒN VƯỢN giữa HUẾ và QUẢNG TRỊ.
2 ĐKB
102 . Nằm trên đỉnh núi SƠN TRÀ, ĐÀ NẴNG.
3 ĐKB
103 . Nằm trên đỉnh núi phía đông CÙ LAO RÉ.
4 ĐKB
104 . Nằm trên đỉnh núi thuộc ĐÚC PHỔ, QUẢNG NGĂI.
5 ĐKB
201 . Nằm trên đỉnh đồi sát cửa biển ĐỀ GI, TAM QUAN
6 ĐKB
202 . Nằm trên đỉnh núi CHÓP CHÀI thuộc TUY H̉A.
7 ĐKB
203 . Nằm trên đỉnh núi H̉N TRE, NHA TRANG.
8 ĐKB
204 . Nằm trên đỉnh núi cùng vị trí với hải đăng MŨI DINH.
9 ĐKB
301 . Nằm trên đỉnh núi TÀ KÚ thuộc PHAN THIẾT.
10 ĐKB
302 . Nằm trên đỉnh NÚI LỚN, VŨNG TÀU.
11 ĐKB
303 . Nằm trên đỉnh núi lớn CÔN SƠN.
12 ĐKB
304 . Nằm trên HQ 460 neo tại cửa BA ĐỘNG.
13 ĐKB
401 . Nằm trên đỉnh núi cùng vị trí với hải đăng H̉N KHOAI.
14 ĐKB
402 . Nằm trên đỉnh núi H̉N NAM DU.
15 ĐKB
403 . Nằm trên đỉnh núi AN THỚI.
16 ĐKB
404 . Nằm trên đỉnh núi H̉N DỌC trong quần đảo HẢI TẶC.
Các máy
RADAR trang bị trên các Đài Kiểm Báo trên đất liền là loại RADAR của Thủy Quân
Lục Chiến HOA KỲ, mang danh hiệu: UPS-1B. Những máy này được Hải Quân HOA KỲ
biến cải cho phù hợp với nhu cầu của Hải Quân Việt Nam. Sau khi biến cải, các
RADAR này mang danh hiệu mới là: TPS-62.
Tất cả
những Đài Kiểm Báo trên đất liền đều được trang bị máy TPS-62 với đầy đủ các cơ
phận và phụ tùng thay thế. Riêng Kiểm Báo Hạm BA ĐỘNG, được trang bị loại RADAR
mang danh hiệu RAYTHEON-1500B, giống như đa số các máy RADAR trên các chiến hạm
cỡ nhỏ.
Ông
Trần-Trọng-Hải, HQ Trung-Tá Cựu Hạm-Trưởng HQ-16, cũng là Giám Đốc chương tŕnh
ACTOVRAD (1970-1972).
Chương 5
Giai-đoạn Trưởng-thành
(1972-1974)
Giai-đoạn trưởng-thành của Hải-Quân VNCH được kể từ cuối năm 1972. Khi đó
toàn-thể quân chính-quy 516,000, c̣n Quân-số Hải-Quân, không kể TQLC, lên tới
khoảng 42,000 Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên.
Lục-Quân
Không-Quân
Hải-Quân
TQLC
Tổng-Số
1954-55
170,000
3,500
2,200
1,500
177,200
1959-60
136,000
4,600
4,300
2,000
146,000
1964
220,000
11,000
12,000
7,000
250,000
1967
303,000
16,000
16,000
8,000
343,000
1968
380,000
19,000
19,000
9,000
427,000
1969
416,000
36,000
30,000
11,000
493,000
1970
416,000
46,000
40,000
13,000
515,000
1971-72
410,000
50,000
42,000
14,000
516,000
Bảng
kế-hoạch quân-số Việt-Nam Cộng-Hoà 1954-1972.
Cũng nơi
cầu tàu quân-cảng Sài-G̣n này 10 năm về trước, HQVN chỉ có các Hộ-Tống-Hạm PC
400 tấn. Vào đầu thập-niên 1970, người ta nh́n thấy các Tuần-Dương-Hạm 2,800
tấn.
Năm 1972
Đầu năm 1972, Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang [TTHL/HQ] bắt
đầu khai-giảng khoá 1 Đặc-Biệt Sĩ-Quan Hải-Quân [SQHQ] 416
Theo kế-hoạch Actov, Hải-Quân Việt-Nam nhận tiếp:
-
Ba Tuần-dương-Hạm (WHEC) Phạm-Ngũ-Lăo HQ-15, Lư-Thường-Kiệt HQ-16, và
Ngô-Quyền HQ-17.417
-
Một Hoả-Vận-Hạm, HQ-475.
-
Và hầu-hết các Căn-cứ Hải-Quân do Hải-Quân Hoa-Kỳ tạo-lập trước đây.
Bốn Sĩ-Quan tu-nghiệp tại trường Hậu-Đại-học Naval Postgraduate
School ở Monterey, California.
Chương-tŕnh ACTOVLOG báo-cáo các dự-án sau cùng đă xong vào tháng 4
năm 1972. Các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận Nhà-Bè, B́nh-Thuỷ, Cam-Ranh, Đà-Nẵng đă
hoàn-toàn thuộc về Hải-Quân Việt-Nam.
Chương-tŕnh ACTOVRAD hoàn-tất việc thiết-trí và bàn-giao 16 đài radar Kiểm-Báo
(trong đó có một Kiểm-Báo-Hạm) vào tháng 8 năm 1972.
Ngày Quân-lực 19-6-1972, 5 Sĩ-Quan cấp Đại-tá gồm TMT/HQ và 4 Tư-lệnh Lực-Lượng
được thăng-cấp Phó-Đề-Đốc.
Tính tới cuối năm 1972, tổng-số chiến-hạm, chiến-đĩnh và chiến-thuyền đă tăng
lên đến hơn 1,500 chiếc. Có đến 16 Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ
Tiếp-vận.418
Tuần-dương-Hạm (WHEC) Phạm-Ngũ-Lăo HQ-15 tŕnh-diễn ngang khán-đài.
Radar
trên Đài Kiểm-báo Ḥn-Tre
Vị-trí
16 đài radar Kiểm-Báo419 (trong đó có Kiểm-Báo-Hạm Ba-Động 304).
Thuỷ-Quân Lục-Chiến và Chiến-trận Vùng Giới-Tuyến
Trong năm này, Bắc-Quân ào-ạt tấn-công vào lănh-thổ Vùng I, II, III và IV của
Việt-Nam Cộng-Hoà. Mở-màn được ít lâu, Vùng IV tương-đối yên-lặng, c̣n lại cả ba
mũi tiến-công vào Ban-Mê-Thuột, B́nh-Long và Quảng-Trị cũng đều bị chặn lại.
Thấy khó đạt được ư-định chiếm-đóng Ban-Mê-Thuột hay B́nh-Long, Trung-Ương đảng
Cộng-Sản quyết-định đổi diện thành điểm, tăng-cường thêm lực-lượng nhắm vào Vùng
giới-tuyến là nơi gần với hậu-phương Bắc-Việt hơn cả. Cuộc chiến bùng-nổ mạnh
hơn tại Quảng-Trị vào cuối tháng 3/1972, sôi-động nhất là vào Mùa Xuân, Hè 1972.
Hải-Quân VNCH tại Vùng Duyên-hải đă sử-dụng tối-đa khả-năng trang-bị để yểm-trợ
cho những đơn-vị bộ-chiến hoạt-động tại vùng ven biển của hai quận Hải-Lăng và
Triệu Phong.420
Trên bộ, trận Quảng-Trị được mô-tả là khủng-khiếp, ác-liệt, đẫm máu
không thua ǵ các trận đánh đẫm máu khác trên thế-giới. Sau khi chiếm được
Thị-Xă Quảng-Trị, Cộng-Quân bị Lữ-Đoàn 369 TQLC chặn-đứng bước tiến vào ngày
3-5-72.
Một vài hoạt-động phối-hợp giữ các Lực-Lượng đồng-minh Việt-Mỹ rất
có hiệu-quả tại khu-vực duyên-hải gần hoả-tuyến như sau:
-
Ngày 13-5-72, dùng Trực-thăng TQLC Hoa-Kỳ trên Chiến-Hạm Okinawa (LPH
3), TQLC Việt-Nam bất-thần đổ-bộ nhiều cây-số đằng sau pḥng-tuyến của Cộng-Sản.
-
Ngày 24-5-72, rồi liên-tiếp cả ngày 29-6-72, với các phương-tiện
thuỷ-bộ của Hải-Quân, Lục-Quân VNCH đă đổ-bộ đánh vào sườn của địch và chiếm cả
hậu-tuyến của chúng.
Đầu năm
1972, CSBV ào-ạt tấn-công khắp lănh-thổ VNCH nhưng không đạt mục-tiêu. Cuối Xuân
sang Hè, chúng dồn nỗ-lực tấn-công Quảng-Trị.
Mũi dùi TQLC từ phía bờ-biển đánh lên, phối-hợp với sự yểm-trợ phi-pháo và
hải-pháo đă đẩy Cộng-Quân Bắc-Việt phải rút-lui.
Sau đó Sư-Đoàn TQLC và các lực-lượng bạn đă ngày đêm giao-tranh với địch, giành
lại từng tấc đất đă mất. Ngày 16-9-1972 vào hồi 12 giờ 45 phút trưa, chính TQLC
đă cắm được cờ VNCH trở lại trên cổ-thành Quảng-Trị.421
Các cuộc yểm-trợ hải-pháo của các chiến-hạm Hạm-Đội rất đắc-lực,422
giúp Quân-lực VNCH giữ vững các vị-trí khác dọc duyên-hải Vùng 1 và Vùng 2
Chiến-Thuật.
Những
cuộc Hành-Quân Tiếp-cứu
Những cuộc Hành-Quân tiếp-cứu trong chiến-tranh xảy ra rất thường nhưng
trường-hợp cứu Trung-Tá Không-Quân HK Hambleton khi thi-hành phi-vụ mật "BAT 21"
ở vùng gần Giới-tuyến 17 là nổi tiếng hơn cả. Có cả sách, báo, tiểu-thuyết đă
viết và Hollywood quay thành phim-ảnh vế chuyến công-tác cứu-cấp gian-nan này.
Hạ-Sĩ I Người-Nhái Hải-Quân Việt-Nam Nguyễn-Văn-Kiệt với thành-tích phi-thường
của anh và Hải-Quân Đại-Úy Tom Norris đă cứu-thoát Trung-Tá Hambleton thuộc
Không-Lực Hoa-Kỳ khi phản-lực-cơ "Điện-Tử Tiền-Thám" (Electronic Early Warning)
của ông này bị hoả-lực pḥng-không của CSBV bắn rơi tại Đông-Hà, Quảng-Trị vào
mùa hè đỏ lửa năm 1972. Chiến-công này đă được HQHK vinh-danh. HQ Đại-Úy Norris
đă được trao-tặng huy-chương cao-quư nhất của Quân-đội Hoa-Kỳ Medal of Honor.
Riêng Hạ-Sĩ I Kiệt là người "ngoại-quốc" (không phải là người Hoa-Kỳ) duy-nhất
trong cuộc chiến-tranh Việt-Nam được nhận-lănh Hải-Quân Huân-Công Bội-Tinh (Navy
Cross) cao-quư nhất của Hải-Quân Hoa-Kỳ.
Trung-Cộng và những Bao Gạo tiếp-tế cho CS Việt-Nam
Trong nỗ-lực đẩy mạnh cuộc chiến-tranh xâm-lược Việt-Nam Cộng-Hoà,
Cộng-Sản đă đưa toàn-thể Miền-Bắc lâm vào hoàn-cảnh kiệt-quệ. Đặc-biệt dân-chúng
những tỉnh sát phía Bắc Vĩ-tuyến 17 rất đói khổ. V́ bom-đạn đổ xuống khu-vực gần
đầu đường ṃn Hồ-Chí-Minh, dân Quảng-B́nh đă nhiều năm không canh-tác được
ruộng-vườn, trong khi đó lương-thực lại bị Cộng-Sản dùng nuôi Quân-đội. Trong
những ngày đen-tối nhất của quân xâm-nhập, Trung-Cộng đă tiếp-tế cho đồng-bọn
Cộng-Sản Việt-Nam bằng đường biển. V́ Cộng-Sản không có phương-tiện tân-tiến như
máy-bay thả dù, lại không dám đương-đầu với Hải-Quân VNCH và Đồng-minh;
Trung-Cộng dùng những tàu vơ-trang giả-dạng thương-thuyền đi làm việc tiếp-tế
một cách lén-lút. Từ hải-phận quốc-tế, Trung-Cộng cho các bao gạo 100 kg bọc
trong nhiều lớp nylon rồi thả-trôi từ ngoài xa, hy-vọng ḍng nước và gió-mùa
Đông-Bắc sẽ đẩy gạo vào bờ.
Không-ảnh một tàu Trung-Cộng đang thả gạo cho đồng-bọn Cộng-Sản Bắc-Việt bằng
đường biển. Những tàu vơ-trang giả-dạng thương-thuyền đi làm việc tiếp-tế này
một cách lén-lút.
Do sự tính-toán sai-lầm gió nước, rất nhiều bao gạo tiếp-tế Cộng-Sản
Bắc-Việt như vậy xuôi Nam, lọt vào tay người phe Quốc-gia. Các chiến-hạm,
chiến-đĩnh trong khi tuần-dương Vùng 1 Duyên-Hải; vớt được rất nhiều, có khi đến
hàng trăm bao gạo trong một chuyến công-tác.
Năm 1973
Sau ngày kư-kết Hiệp-Định Ngừng Bắn 27-1-1973, tất cả quân-nhân
Hoa-Kỳ rút ra khỏi Việt-Nam. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam NAVFORV
được chính-thức giải-tán vào ngày 29 tháng 3 năm 1973.
Từ
khi HQHK rút đi, Hải-Quân VNCH tại Vùng 1 Duyên-Hải và một số chiến-hạm
tăng-phái đóng-góp đáng kể vào những chiến-thắng chung của QL/VNCH, đặc-biệt
trong cuộc hành-quân tổng-phản-công tái-chiếm Sa-Huỳnh vào tháng 2/1973.
Trong khi đó, Hải-Quân Công-Xưởng đă đào-tạo được một đội-ngũ chuyên-viên
kỹ-thuật cao. Được hưởng một ngân-khoản 8 triệu Mỹ-kim để gia-tăng kinh-phí
cải-thiện, cho đến đầu năm1973, HQCX hoàn-tất việc hạ-thuỷ 58 chiến-thuyền
ferro-cement423, trong đó một số Duyên-Tốc-Đĩnh PCF với kiểu vẽ vỏ tàu rất đẹp
mắt. Hơn nữa, HQCX c̣n đủ khả-năng đại-kỳ các chiến-hạm tối-tân nhất của HQVN
lúc đó.
Vỏ tàu
Duyên-Tốc-Đĩnh PCF ferro-cement do HQCX vẽ kiểu trông rất đẹp mắt.
Công-tŕnh làm Vỏ tàu Duyên-Tốc-Đĩnh PCF ferro-cement tại HQCX.
Về
Huấn-luyện, đầu năm 1973 có 30 Sinh-Viên Sĩ-Quan Đà-Lạt thuộc 2 khoá 24 và 25
đến thụ-huấn 3 tháng lư-thuyết tại Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang. Các khoá 3
tháng của Sinh-Viên trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt nhằm chú-trọng vào các môn
Hải-Nghiệp như Vận-Chuyển, Hàng-Hải lư-thuyết và thực-hành.
Trong năm này, 6 Sĩ-Quan Hải-Quân được sang Hoa-Kỳ tu-nghiệp tại Naval
Postgraduate School ở Monterey, California.424
-
Các khoá huấn-luyện tiếp-tục tiến-triển, đặc-biệt về chỉ-huy,
tham-mưu.
-
Để đánh dấu sự trưởng-thành, nhằm ngày kỷ-niệm Thánh-Tổ (20 tháng 8
âm-lịch), các đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam tổ-chức một cuộc tŕnh-diễn lớn-lao trên
sông Sài-G̣n. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu đă đến chủ-toạ cuộc lễ.425
Tư-Lệnh
Hải-Quân Việt-Nam, Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn, tháp-tùng Tổng-Thống VNCH
Nguyễn-Văn-Thiệu duyệt các chiến-hạm HQVNCH trên sông Sài-G̣n.
Các
Tuần-Giang-Đĩnh đang diễn-hành ngang qua Khán-đài Danh-Dự. Cận-cảnh là
Tuần-Dương-Hạm Trần-Quang-Khải HQ-2 trương đại-kỳ.
Các
Trợ-Chiến-Đĩnh ASPB đang diễn-hành trên Sông Sài-G̣n.
Bản
Báo-cáo T́nh-trạng HQ Việt-Nam-hoá khi HQHK Triệt-thoái
Như một đoạn trên đă tŕnh-bày, Hải-Quân Hoa-Kỳ nhảy vào trực-tiếp
tham-chiến trong khoảng 3 năm th́ từ-từ rút ra khỏi Việt-Nam. Sau khi hoàn-tất
giai-đoạn trợ-giúp HQVN bành-trướng, Bộ Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam (COMNAVFORV)
đă soạn-thảo một báo-cáo. Bản tường-tŕnh tổng-kết được trực-tiếp gửi lên Bộ
Tư-Lệnh Hạm-Đội Thái-B́nh-Dương (CINCPACFLT), thông-báo Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ và
các cơ-quan liên-hệ. Nhan-đề tài-liệu Mật là "Bản báo-cáo t́nh-trạng
Việt-Nam-hoá khi HQHK triệt-thoái". Phần nhận-xét về Hải-Quân Việt-Nam được
tường-tŕnh như sau:
"Kết-luận lại, Hải-Quân Việt-Nam và Thuỷ-Quân Lục-chiến Việt-Nam đă được
lượng-giá cả hai ngành là thành-công và đạt được tiêu-chuẩn đă ước-định, đủ
khả-năng thi-hành nhiệm-vụ giao-phó ngay trong hiện-tại và cả trong tương-lai
cận-kề. Riêng trường-hợp HQVN, khả-năng tác-chiến hiện nay đă đầy-đủ nhưng để
cho tổ-chức này tiến được tới mức tự-túc, chắc-chắn cần phải có những biện-pháp
cải-thiện các khuyết-điểm"426.
Vi-Phạm
Ngưng-bắn
Kể từ tháng 02 năm 1973, mặc-dù Cộng-Sản Bắc-Việt đă kư-kết
hiệp-định ngưng bắn, tái-lập hoà-b́nh tại Ba-Lê ngày 27 tháng 01 năm 1973, nhưng
vẫn ngoan-cố vi-phạm, công-khai tấn-công vào các Lực-Lượng thuộc Quân-Lực
Việt-Nam Cộng-Hoà. Hải-Quân Việt-Nam đă ghi-nhận tất cả 827 vụ vi-phạm do CSBV
gây ra cho các đơn-vị Hải-Quân, gồm có: 575 vụ tấn-công, 155 vụ pháo-kích và 97
vụ đánh ḿn, gài lựu-đạn. Để tự-vệ, Hải-Quân đă gây thiệt-hại cho CSBV trong
thời-gian này như sau: 263 CSBV bị giết và 16 CSBV bị bắt, ngoài ra ta c̣n
tịch-thu 57 súng cá-nhân và phá-huỷ hàng trăm quả ḿn, lựu-đạn...
Hải-chiến Hoàng-Sa
Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1 Khu-Trục-Hạm
(HQ-4), 2 Tuần-Dương-Hạm (HQ-5, HQ-16) và 1 Hộ-Tống-Hạm (HQ-10) đă anh-dũng
chiến-đấu chống-trả cuộc xâm-lăng của Đế-quốc Trung-Cộng vào quần-đảo Hoàng-Sa
thuộc lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Hoà.427
Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà ra tuyên-cáo ngay trong ngày đó, đại-ư như sau:
Sáng ngày hôm nay 19.1/1974, hồi 10 giờ 20, để bảo-vệ lănh-hải, Khu-Trục-Hạm
Trần-Khánh-Dư mang số HQ-4, 428 đă pháo-kích vào Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng429... mở
đầu trận Hải-Chiến Hoàng-Sa.430
Website Trung-Cộng viết: Những trái đạn đầu tiên từ HQ-4 bắn ra, do ngắm từ lâu
nên trúng đích, hạ các Hạm-Trưởng và làm tử-thương chính-ủy (Mă Ṭng Bách
马松柏)
.(Dịch âm Hán-Việt từ : Nam việt quân hạm đích đệ nhất pháo miểu chuẩn đích thị
trung phương hạm đĩnh đích chỉ huy thai, do vu ḱ miểu chuẩn liễu ngận trường
th́ gian, sở dĩ pháo đạn đả đích ngận chuẩn. Nhất bài pháo hạ lai, trung phương
đích kỉ cá hạm trường dữ chánh ủy phi tử tức thương)431…
Theo Tài-liệu và h́nh-ảnh trưng-bày của Trung-Cộng, trong giai-đoạn chót của
Hải-chiến; HQ-4 tả-xung hữu-kích giữa các chiến-hạm địch. Trừ Tảo-Lôi-hạm 389
đang nguy-cấp, các tàu Trung-Cộng 271/274/396 “tập-trung cận-xạ” vào HQ-4 vv…
Phía Việt-Nam, Sĩ-Quan Chỉ-Huy ra lệnh đoạn-chiến hồi 11:00 trong khi Hạm-đội
địch ào-ạt tăng-cường.
H́nh-ảnh
tại cầu tàu Tiên-Sa Đà-Nẵng sáng ngày 20-1-1974. Hậu-cảnh là HQ-4, nhân-viên
đang làm việc tu-bổ chiến-hạm. Từ phải sang trái: HQ Đại–tá Hà-Văn-Ngac (bị
thương ở chân v́ vấp té), CHT/HhQ; HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San, HT/HQ-4; Tư-Lệnh
Hải-Quân VNCH; HQ Đại–tá Nguyễn-Viết-Tân, CHT Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải; 2 Sĩ-Quan
Biệt-Hải và 2 Sĩ-Quan Người-Nhái.
Nhận-xét về tương-quan lực-lượng Hải-Quân đôi bên trong trận Hải-chiến này,
Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QLVNCH thời ấy đă viết như sau:
“Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị cho nhiệm-vụ chính-yếu là tuần-tiễu các vùng
sông-ng̣i và ngăn-chặn địch-quân xâm-nhập vào vùng duyên-hải, thực-sự không phải
là đối-thủ của một Hải-Quân tân-tiến như Hải-Quân Trung-Cộng trong một trận
Hải-chiến tuy ngắn-ngủi nhưng ác-liệt tại Hoàng-Sa vào năm 1974”.432
Có nhiều bài viết và sách báo quốc-tế đă bênh-vực cho lẽ phải
chủ-quyền của Việt-Nam433. Riêng pho sách bàn-luận về chiến-lược Hải-lực
Thế-giới "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" đă đề-cao tinh-thần
kiên-quyết của HQVN chống xâm-lược. Chủ-biên là Robert Gardiner viết rằng:
"Không những chiến-hạm Việt-Nam đă dũng-cảm bắn ch́m hai tàu địch, gây hư-hại
nặng cho 2 chiếc khác của Siêu-cường Trung-Cộng ngoài Hoàng-Sa, mà lại c̣n (có
khả-năng) gửi thêm quân pḥng-thủ tăng-cường cho Trường-Sa tiếp-tục chặn-đứng
âm-mưu lấn-chiếm của chúng."434
Đổi lại, thiệt-hại của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có Hộ-Tống-Hạm HQ-10 bị ch́m.435
Tổng-kết
thiệt-hại của HQ Trung-Cộng và HQ Việt-Nam
Nhờ thi-hành những âm-mưu thâm-độc và lợi-dụng đúng thời Việt-Nam
Cộng-Hoà suy-yếu; Trung-Cộng đă xâm-lăng cưỡng-chiếm được cả vùng biển đảo này
của VNCH. Thế nhưng nếu chỉ nh́n vào góc-cạnh nhỏ-bé là hải-chiến không thôi,
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà với tinh-thần quyết-tử đă hoàn-toàn chiến-thắng
địch-quân436. Tổng-kết thiệt-hại đôi bên chứng-minh rơ-ràng điều đó.
Khi bàn-luận về Hải-lực Thế-giới, giới quân-sự tin-tưởng ở những
báo-cáo chính-xác như của "Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982" v́
uy-tín quá lớn của Ban Biên-Tập và Nhà Xuất-bản kỳ-cựu hàng mấy thế-kỷ qua. Như
trên đă nói, Chủ-biên Robert Gardiner viết ngắn-gọn: "chiến-hạm Việt-Nam đă bắn
ch́m hai tàu địch, gây hư-hại nặng cho 2 chiếc khác của Trung-Cộng. Thiệt-hại
của HQVNCH rất nhẹ, chỉ có một Hộ-Tống-Hạm bị ch́m.
Theo Bách-Khoa Từ-Điển Wikipedia Encyclopedia, từ-mục “Battle of
Hoang Sa 1974” căn-cứ vào các nguồn tin Trung-Cộng th́ có tất cả 6 chiến-hạm
(TC) trúng đạn của Hải-Quân Việt-Nam. Nguyên-văn: From the sources of China, on
the Chinese side, all No. 274, No. 271, No. 389 and No. 396 were hit, No. 281,
No. 282, No. 402 and No. 407 malfunctioned; on Vietnamese side, HQ-10 was sank.
China captured 48 prisoners, including 1 American.437
Phía VNCH, vào ngày 19-1-1974, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH lập-tức công-khai
phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Một tập tài-liệu
có thể gọi được là tiêu-chuẩn, nhan-đề “Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-lăng
Hoàng-Sa của Việt-Nam” tường-tŕnh tổn-thất đôi bên như sau:
VNCH: 1
chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện,
1
chiếc bị hư-hại nặng,
2
chiếc bị hư-hại nhẹ.
Trung-Cộng: 1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm-ch́m,
1
chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ-tung,
2
chiếc bị hư-hại nặng.438
Và
sau cùng, muốn xác-nhận lại kết-quả, người ta xem tài-liệu Trung-Công viết ra
sao. Tuy Quân-đội Trung-Cộng thường tuyên-truyền, nhưng cũng đă nói ra sự thật.
“http://military.china.com/zh_cn/bbs/11018441/20040713/11779747.html” là trang
thuộc mạng-lưới điện-toán của họ trưng-bày hai h́nh-ảnh mà họ gọi là “lịch-sử”
sau đây:
(1)
H́nh chiếc T-389 (Tảo-Lôi-Hạm) ch́m tại Hoàng-Sa (trưng-bày tại
Bảo-Tàng-Viện HQ, Qingdao Navy Museum) và
(2)
H́nh Liệp-Tiềm-Đĩnh K-274 sau khi trục-vớt, được một chiếc Trục-Vớt-Hạm
kèm hông đưa về bến. Một số người tượng-trưng đứng đón chiếc tàu tơi-tả,
hoàn-toàn bất-khiển-dụng đang được đẩy vào cầu tàu.
389艇遭越舰重创后抢滩成功(某军迷网友翻拍自青岛海军博物馆)439
H́nh
trưng-bày tại Bảo-Tàng-Viện HQ/TC (Qingdao Navy Museum) về Tảo-Lôi-Hạm T-389
ch́m tại Hoàng-Sa.
274号猎潜艇---西沙海战的主力舰艇之一
图为274艇从西沙巡航回到亚龙湾时的情景440
H́nh
Liệp-Tiềm-Đĩnh K-274 được một chiếc Trục-Vớt-Hạm kèm hông đưa về bến.
Đặc-biệt theo Trung-Cộng th́ ngoài những hoạt-động tác-chiến của
HQVNCH cũng tương-tự như các bản tường-tŕnh của VNCH441, nhưng “thời-khoảng”
hải-chiến Hoàng-Sa của họ lại khác. Trong một số báo-cáo Hải-chiến, Trung-Cộng
cho rằng cuộc chiến kéo dài tới hơn 4 tiếng đồng-hồ442. Diễn-tiến “tác-chiến”
sau hồi 11:00 được kể lại kèm với các công-tác khẩn-cấp pḥng-tai và cứu-trợ
nhau để tàu khỏi ch́m.443 Đặc-biệt là sự “tác-chiến anh-dũng” của hai
Hộ-Tống-Hạm cao-tốc 30.5 gút (281 & 282). Dưới sự điều-động của (Hải) Đội-Trưởng
Lưu-Hi-Trung, hai Liệp-Tiềm-Đĩnh444 này “nhập chiến-tràng” bắn ch́m HQ-10 của
HQVN vào hồi 2 giờ 52 phút chiều.
V́ HQ
Trung-Cộng tại Hoàng-Sa đă bị tê-liệt, lại sợ tàu HQVN phản-ứng bất-lợi, Quân-Ủy
Trung-Ương TC phải ra lệnh vội-vă cho 2 Liệp-Tiềm-Đĩnh lớp 037 cao-tốc (30.5
gút) này chạy đến thanh-toán HQ-10 vào buổi chiều ngày 19-1-1974.
H́nh
trái: HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc, Chỉ-Huy-Trưởng cuộc Hành-Quân Bảo-Vệ Hoàng-Sa trong
giai-đoạn chót khi hải-chiến.
H́nh
phảii:HQ Thiếu-Tá Ngụy-Văn-Thà (h́nh chụp khi c̣n là SVSQ), vị Hạm-Trưởng chết
theo chiến-hạm HQ-10.
*
* *
Ngày
HQ-4 trở về Quân-Cảng Sài-G̣n. Trong tiếng hát hùng-tráng "Tiếng Sóng Vân-Đồn",
Đô-Đốc Diệp-Quang-Thuỷ và toán danh-dự chào-đón, Ban Nghi-Lễ mời một số
thân-nhân thăm chiến-hạm. Bản tuyên-dương trước Quân-Đội được đọc và Đài Chỉ-Huy
chiến-hạm gắn Nhành Dương-Liễu thứ nh́, Thuỷ-Thủ-Đoàn mang thêm Giây Biểu-Chương
màu Anh-Dũng Bội-tinh.
Những
h́nh trên đây là các chiến-hạm thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam: Khu-Trục-Hạm
Trần-Khánh-Dư (HQ-4), 2 Tuần-Dương-Hạm Trần-B́nh-Trọng (HQ-5), Lư-Thường-Kiệt
(HQ-16) và Hộ-Tống-Hạm Nhật-Tảo (HQ-10).
Vị-trí
Quần-đảo Hoàng-Sa, nơi diễn ra trận hải-chiến ngày 19-1-1974.
Sơ-đồ
điều quân của trận hải-chiến Hoàng-Sa quanh hai đảo Duy-Mộng và Quang-Hoà Đông
(chữ Nho là ghi-chú của phía Trung-Cộng, vị-trí chiến-hạm TC khá phù-hợp với
thực-tế). Sơ-đồ này dựa theo các vị-trí trong Phúc-tŕnh Hành-Quân Hoàng-Sa của
Soái-hạm HQ-5 có chữ kư và đóng dấu của HQ Trung-Tá Pham-Trọng-Quỳnh.
H́nh-ảnh
Kronstadt 274 và 271 của Trung-Cộng, chụp từ Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4
(khoảng cách chừng 400 và 450m) ngay trước trận hải-chiến một giờ. Lưu-ư
Chiến-hạm Trung-Cộng 274 chĩa tất cả hải-pháo thẳng vào HQ-4, trong khi súng sân
sau chiếc 271 cũng vậy, sẵn-sàng nhả đạn.
Một bản
hùng-ca về Hải-Chiến Hoàng-Sa: “HQ-4 đánh ch́m tàu Trung-Cộng”.
Yếu-tố
tập-kích bất-ngờ với số-lượng lớn-lao những chiến-đĩnh có vận-tốc cao đă từng
được dự-trù trong kế-hoạch tái-chiếm Hoàng-Sa.
Đặc-tính
của Hộ-Tống-Hạm Kronstadt thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Trung-Cộng. Lưu-ư là HQ-4 có
cỡ hải-pháo nhỏ hơn nhiều, chỉ 3 inches mà thôi.
Đặc-tính
của Trục-Lôi-Hạm T 43 thuộc Lực-Lượng Hải-Quân Trung-Cộng. Vũ-khí sân trước,
thay v́ 37 ly kép tiêu-chuẩn, hai tàu tham-chiến 389 và 396 đều được trang-bị
súng 3.9 in.
Hải-Quân
Công-Xưởng và các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận
Là
một cơ-xưởng có tiềm-năng lớn, HQCX không chịu ảnh-hưởng tức-thời của sự
cắt-giảm quân-viện. Khả-năng của HQCX tiếp-tục gia-tăng nhiều trong những năm
cuối-cùng của cuộc chiến. Hàng năm, HQCX vẫn thực-hiện được 2,865,073 giờ
sản-xuất, trong đó dành cho sửa-chữa chiến-hạm 1 triệu giờ, sửa-chữa bất-thường
gần 1,1 triệu giờ và đóng mới các loại tàu tuần-duyên Cement lưới thép445 chiếm
237 ngàn giờ.
Kể từ năm 1973, các Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận cũng tiến-bộ, đủ
khả-năng kỹ-thuật để đại-kỳ những Tuần-Duyên-Hạm PGM.
Bảng
Tổng-kết Thành-tích đầu Năm 1973
Từ
tháng 11 năm 1966 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tạo được những
thành-tích446 như sau:
Nhân-mạng:
- 2219 Cộng-Sản Bắc-Việt bị chết
- 1277 Cộng-Sản Bắc-Việt bị bắt
- 6798 T́nh-nghi bị giữ
- 509 Hồi-chánh-viên
Vũ-khí: Ta tịch-thu được:
- 382 súng cộng-đồng
- 2851 súng cá-nhân
Số ghe
tàu đánh-đắm và tịch-thu:
Từ
năm 1965 đến tháng 1 năm 1973, Hải-Quân Việt-Nam đă tịch-thu và đánh-đắm các ghe
tàu Cộng-Sản Bắc-Việt xâm-nhập hải-phận Việt-Nam Cộng-Hoà:
-
467 ghe xuồng-bị tịch-thu
-
14 tàu lớn của Cộng-Sản bị đánh-đắm và tịch-thu tại các địa-điểm vào
những ngày tháng sau đây:
a.
Vũng-Rô ngày 19 tháng 02 năm 1965
b.
Cửa Tiểu ngày 08 tháng 01 năm 1966
c.
Bồ-Đề ngày 10 tháng 05 năm 1966
d.
Ba-Động ngày 20 tháng 06 năm 1966
e.
Bồ-Đề ngày 01 tháng 01 năm 1967
f.
Mũi Ba-Làng-An ngày 14 tháng 03 năm 1967
g.
Sa-Kỳ ngày 15 tháng 07 năm 1967
h.
Đức-Phổ ngày 01 tháng 03 năm 1968
i.
Ḥn-Hèo ngày 01 tháng 03 năm 1968
j.
Cửa-Việt ngày 01 tháng 03 năm 1968
k.
Bồ-Đề ngày 01 tháng 03 năm 1968
l.
Cung-Hầu ngày 22 tháng 11 năm 1970
m. Gành-Hào ngày 12 tháng 04 năm 1971
n.
Phú-Quốc ngày 24 tháng 04 năm 1972.
Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải
Năm 1974, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải được thành-lập.
Tổ-chức lănh-thổ VNCH gồm 4 Quân-Khu. Theo lẽ thường Hải-Quân cũng cần tổ-chức
ra 4 Vùng Duyên-hải. Tuy-nhiên v́ nhu-cầu hành-quân đ̣i-hỏi, sau nhiều lần
nghiên-cứu, Hải-quân đă quyết-định thành-lập thêm Vùng 5 Duyên-Hải. Một số
trọng-điểm của Vùng này được chính vị Tư-Lệnh Vùng này nêu ra như sau:
"Năm-Căn là trọng điểm của vùng đồng-bằng, rừng đước âm u, những khúc sông
nguy-hiểm, là sào-huyệt dưỡng-quân của Cộng-Sản, đồng-thời c̣n là vựa lúa
bát-ngát có thừa khả-năng nuôi sống cả Miền-Nam. Như thế, ở giữa ḷng địch, dù
gặp rất nhiều áp-lực, đầy cam-go nguy-hiểm, nhưng sự hiện-diện của ta đă gây
khó-khăn rất lớn cho địch. Địch không có lúc nào yên để dưỡng-quân, sắp-xếp các
chiến-dịch to-lớn mà không bị ta làm khó-dễ. Và như ai cũng biết, hàng tháng,
đoàn Giang-vận xuất-phát từ Sóc-Trăng, qua các thuỷ-lộ huyết-mạch và nguy-hiểm.
Việc chuyển-vận vẫn đi lại điều-hoà từ Sài-G̣n đến Sóc-Trăng và ngược lại.
bao-nhiêu ngàn tấn lúa, cá tôm từ đây tiếp-tế cho Sài-G̣n. Và bao-nhiêu tấn
phẩm-vật, nhiên-liệu từ Sài-G̣n là nguồn tiếp-tế cho các tỉnh thuộc vùng Cà-Mau
và phụ-cận quan-trọng lắm chứ. Không có Năm-Căn làm cứ-điểm, làm sao ta giữ được
sự điều-hoà đi lại của đoàn Giang-vận. Sài-G̣n làm sao tiếp-tế được đầy-đủ như
vậy"447.
Bộ
Tư-Lệnh Vùng V Duyên-hải đóng tại Năm-Căn, thuộc tỉnh An-Xuyên. Trực-thuộc Vùng
V Duyên-hải, có các đơn-vị cơ-hữu sau đây:
-
Căn-cứ Hải-Quân Năm-Căn, cũng là nơi đặt Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng V
Duyên-hải.
-
Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-Vận Năm-Căn đồn-trú chung doanh-trại với
Căn-cứ Hải-Quân Năm-Căn
-
Duyên-Đoàn 36 đóng tại Long-Phú, Tỉnh Ba-Xuyên
-
Duyên-Đoàn 41 đóng tại Ḥn-Khoai c̣n có tên là hải-đảo Giáng-Tiên, tên
trên hải-đồ là Poulo-Obi.
-
Đài Kiểm Báo 401 đặt trên núi Ḥn-Khoai bên cạnh hải-đăng trên đỉnh
núi này.
-
Hải-Đội V Duyên-pḥng,
-
Giang-Đoàn 43 Ngăn-chặn.
-
Giang-Đoàn 65 Tuần-Thám, ba đơn-vị sau này đồn-trú chung doanh-trại
Căn-cứ Hải-Quân Năm-Căn.
Khu-vực
trách nhiệm hoạt-động của Vùng V Duyên-Hải.
Ngoài các đơn-vị cơ-hữu trên, một chiến-hạm thuộc Hạm-Đội được tăng-phái cho
V5ZH để tăng-cường hoạt-động duyên-pḥng và yểm-trợ chiến-đĩnh, chiến-thuyền
thuộc Hải-Đội 5 Duyên-pḥng, Duyên-Đoàn 36 và 41 trong khi hoạt-động dọc
duyên-hải.
Đơn-vị tăng-phái gồm:
- Một
Tiểu-Đoàn Địa-Phương-Quân đóng tại Tân-An, cách cửa Bồ-Đề khoảng hơn 10 cây-số.
- Hai
Trung-Đội Pháo-Binh 105 ly, một đóng tại BTL/V5ZH, một đóng tại Tân-An.
Vùng V Duyên-Hải có nhiệm-vụ giữ-ǵn an-ninh thuỷ-tŕnh các sông-ng̣i liên-hệ
trong 3 tỉnh Ba-Xuyên, Bạc-Liêu, An-Xuyên và phối-hợp hành-quân với các đơn-vị
bạn trong lănh-thổ liên-hệ. Về mặt duyên-hải, vùng trách-nhiệm của Vùng V
Duyên-hải từ cửa sông Định-An, mặt Đông Cà-Mau, bao-vùng xuống Ḥn-Khoai và
ngược lên phía Tây Cà-Mau, tới Ḥn-Đá-Bạc.
Hoàn-thiện Tổ-Chức
Sau nhiều năm liên-tục bành-trướng, quân-số Hải-Quân đă lên đến mức
tối-đa quy-định bởi cấp-số vào cuối năm 1972. Năm 1973, HQVN không lấy thêm
Hạ-Sĩ-Quan hay Đoàn-Viên mà chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi.448
Đề-Đốc
Trần-Văn-Chơn khánh-thành một cuộc triển-lăm văn-hoá do HQVNCH tổ-chức tại
Sài-G̣n năm 1974.
Năm 1974 được Hải-Quân VNCH mệnh-danh là năm "Hoàn-hảo Tổ-Chức" và "Ưu-Tú
Nhân-Sự" v́ những hoạt-động sau:
-
Hoàn-hảo Tổ-Chức. Trong chiều-hướng chung của Quân-Lực, Hải-Quân đă nghiên-cứu
và hoàn-tất việc thi-hành như sau:
. tân-lập 4 đơn-vị.
. cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị.
. giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị.
. minh-định nhiệm-vụ và tái tổ-chức 5 đơn-vị.
Tính từ cuối năm 1973 đến tháng 10-1974, các công-việc quan-trọng
nhất về Tổ-chức gồm có:
. Thành-lập Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-Hải.
. Giải-tán Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-Pḥng.
. Sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải.
. Tháng
3 năm 1974, các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tại Vùng 4 Sông-Ng̣i được gom thành Hạm-Đội
Đặc-Nhiệm 21. Tư-Lệnh V4SN kiêm-nhiệm chức-vụ TL/HĐĐN 21 yểm-trợ cho QĐ IV. Sau
khi HĐĐN 21 thành-h́nh, BTL/ Hành-Quân Sông được di-chuyển về Sài-G̣n.449
-
Ưu-Tú Nhân-Sự: Một số quân-nhân có tinh-thần phục-vụ và kỷ-luật kém bị sa-thải
khỏi quân-chủng.450
Đề-Đốc
Lâm-Nguơn-Tánh làm Tư-Lệnh Hải-Quân
Sau một nhiệm-kỳ dài từ 1-11-1966 đến tháng 30-10-1974, Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn
hồi-hưu v́ đáo-hạn tuổi. Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh nắm quyền Tư-Lệnh từ tháng
1-11-1974 đến tháng 3-1975.451
Đề-Đốc
Lâm-Nguơn-Tánh
T́nh-h́nh Tiếp-vận Thiếu-hụt Trầm-trọng
James F. Dunnigan and Albert A. Nofi.452 đă ghi lại nhận-xét rất đúng-đắn:
Hoa-Kỳ không có kế-hoạch hữu-hiệu. Khi ồ ạt đưa Cố-Vấn vào, rồi lại mang cả
Quân-lực Hoa-Kỳ tham-chiến, người Mỹ đă làm suy-giảm hiệu-năng của Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hoà. Tai-hại đó thật rơ-rệt khi Hoa-kỳ rút ra và đột ngột
giảm-thiểu quỹ viện-trợ vào những năm 1974-1975. Trong khi Việt-Nam Cộng-Hoà
thiếu-hụt tiếp-vận trầm-trọng th́ Cộng-Sản Bắc-Việt lại nhận được viện-trợ
gia-tăng khoảng 3, 4 lần hơn nữa từ phía Nga-Sô và Trung-Cộng.453
Về
Hải-Quân, vào lúc cao-điểm hoạt-động, HQVN có quân-số 42,000 quân-nhân, không kể
dân-chính. Với 672 Chiến-đĩnh đổ-bộ, 20 Trục-Lôi-Đĩnh, 450 Chiến-đĩnh tuần-tiễu,
56 Chiến-đĩnh tiếp-vận và 242 Hải-Thuyền; HQVN hoạt-động rất hữu-hiệu. Văn-pḥng
Tùy-Viên Quân-sự Mỹ DAO (Defense Attaché Office) ghi-nhận t́nh-trạng an-ninh tại
những vùng Hải-Quân trách-nhiệm khá tốt-đẹp, Cộng-Sản không đạt được một
mục-tiêu đáng kể nào trong suốt hai năm 1973 và 1974. Ngay cả đầu năm 1975,
an-ninh khắp Vùng 4 CT được kể là yên-tĩnh.
Quân-viện hàng năm cho Việt-Nam Cộng-Hoà từ nhiều tỷ Mỹ-kim bị hạ-giảm xuống c̣n
700 triệu Mỹ-kim. HQVN đành cắt bớt nhịp-điệu hành-quân xuống 50 phần trăm.
Hoạt-động hành-quân trong sông thật là cần-thiết, cũng bị xén xuống 70 phần
trăm. Đạn-dược và nhiên-liệu thiếu-hụt trầm-trọng. HQVN chỉ c̣n cách là cho 600
giang-đĩnh và tuần-cảng-đĩnh nghỉ bến bất-động. 22 chiến-hạm hạm-đội cũng không
c̣n chạy được.454
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ, một thành-phần tác-chiến quan-trọng của HQVN, cũng gặp cảnh
thiếu-thốn cơ-phận. T́nh-trạng "đ́nh-động" v́ sự giảm-sút tiếp-vận đă được chính
Vị Cựu Tư-Lệnh Lực-lượng đó mô-tả như sau: "Khi tôi nhận đơn-vị Đặc-Nhiệm
Thuỷ-Bộ từ Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh tháng 9 năm 1974, đă có một phần ba
chiến-đĩnh trong t́nh-trạng "đ́nh-động" v́ thiếu cơ-phận thay-thế. Phần c̣n lại
th́ bị xé-lẻ thành từng đơn-vị Giang-Đoàn Thuỷ-Bộ tăng-phái xuống cấp Tiểu-Khu.
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ không c̣n tham-gia những cuộc hành-quân quy-mô như trước. Tại
các Tiểu-Khu, Giang-Đoàn Thuỷ-Bộ được ưa-chuộng nhờ giáp dày, hoả-lực mạnh. Cho
nên Phiếu-tŕnh đề-nghị tái-lập lại Lực-Lượng Thuỷ-Bộ như trước vẫn c̣n nằm đâu
đó trên những pḥng-sở thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH".
Thành-Quả Năm 1972 của Hải-Quân Việt-Nam
Trong năm 1972, nhiều biến-chuyển xảy ra và Hải-Quân VNCH đă đạt được nhiểu
thành-quả tốt-đẹp. Sau đây là phần trích từ Đặc-San Lướt-Sóng455 phát-hành ngày
Hải-Quân 1974.
Tổ-Chức:
Trong chiều-hướng "hoàn-hảo tổ-chức", suốt năm qua, Hải-Quân Việt-Nam tân-lập
được 4 đơn-vị, cải-danh và cải-tổ 10 đơn-vị, giải-tán và di-chuyển 8 đơn-vị,
minh-định lại nhiệm-vụ và tổ-chức của 5 đơn-vị.
Đặc-biệt, cải-tổ quan-trọng nhất là việc giải-tán Lực-Lượng Duyên-Pḥng,
sáp-nhập các Hải-Đội Duyên-Pḥng vào các Vùng Duyên-Hải và việc thành-lập Bộ
Tư-Lệnh Vùng 5 Duyên-Hải.
Về
quân-số thực-hiện, th́ năm 1972 đă quá cao so với quân-số quy-định. Do đó để
quân-b́nh quân-số, năm 1973 Hải-Quân chỉ tuyển-mộ Sinh-Viên Sĩ-Quan mà thôi.
Ngoài ra, để đạt mục-tiêu "Ưu-Tú Nhân-Sự" trong năm qua, một số quân-nhân có
tinh-thần phục-vụ và kỷ-luật kém đă bị sa-thải khỏi quân-chủng.
Huấn-Luyện:
Nói chung, trong năm qua, chương-tŕnh huấn-luyện của Hải-Quân vẫn được
tiến-hành một cách tốt-đẹp, đúng theo lịch-tŕnh ấn-định, đặc-biệt chú-trọng vào
mục-tiêu "Bồi-Dưỡng Chuyên-Nghiệp" và " Tinh-Tiến Chuyên-Môn".
Trong tất cả nỗ-lực nhằm đào-tạo Sĩ-Quan thành cấp chỉ-huy đa-năng đa-hiệu, cũng
như bồi-dưỡng Hạ-Sĩ-Quan thành những cán-bộ chuyên-nghiệp và huấn-luyện
Đoàn-viên thành những Thuỷ-Thủ lành nghề, kể từ Ngày Hải-Quân 1973 đến nay, khối
Quân-Huấn Hải-Quân đă thực-hiện các khoá huấn-luyện sau đây:
- 30 Khoá dành cho Sĩ-Quan, gồm các Khoá: Cao-cấp chuyên-môn,
Trung-cấp chuyên-môn, Sinh-Viên Sĩ-Quan, Đặc-biệt Sĩ-Quan Hải-Quân, Sĩ-Quan
Tiếp-Liệu Bổ-Túc, Sĩ-Quan Huấn-Luyện-Viên, Sĩ-Quan Trực Trung-Tâm Chiến-Báo.
- 51 Khoá dành cho Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên gồm các Khoá Cao-Đẳng,
Trung-Đẳng, Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp, Khoá Tân-Binh Hải-Quân.
- 23 Khoá huấn-luyện tại các quân-trường liên-quân gồm các khoá ngắn
hạn như An-Ninh, Chiến-Tranh Chính-Trị..vv..
Ngoài ra tại các quân-trường Hải-Ngoại có các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên
Hải-Quân đang thụ-huấn các Khoá chuyên-môn khác.
Song-song với chương-tŕnh huấn-luyện đặt ra, dù với ngân-khoản eo hẹp và
phương-tiện quá thiếu-thốn, pḥng Binh-Thư thuộc Khối Quân-Huấn đă ấn-hành một
số sách giáo-khoa đáng kể, đồng-thời pḥng Trợ-Huấn cũng không ngừng trong việc
xúc-tiến thiết-lập các mô-h́nh và dụng-cụ huấn-luyện để yểm-trợ tối-đa cho các
quân-trường.
Hoạt-Động An-Ninh456
Hoạt-động an-ninh Hải-Quân trong năm, nổi-bật trong 3 hoạt-động chính-yếu là
an-ninh phối-hợp kiểm-soát phong-toả duyên-hải và duy-tŕ ưu-thế trên sông-biển
hầu bảo-vệ an-ninh quốc-pḥng và quyền-lợi kinh-tế quốc-gia. Đặc-biệt nhất là
trận hải-chiến bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia tại quần-đảo Hoàng-Sa ngày 19-01-74
giữa Hải-Quân Việt-Nam anh-hùng và Hải-Quân Trung-Cộng xâm-lăng.
Về
hoạt-động an-ninh Hải-Quân, nhằm chặn-đứng mọi mưu-đồ lấn đất giành dân, vi-phạm
trắng-trợn Hiệp-định ngưng bắn của quân Cộng-Sản Bắc Việt, Hải-Quân Việt-Nam,
trong thời-gian qua, đă mở được 1,028 cuộc hoạt-động an-ninh biệt-lập, chặn-xét
375,250 ghe-thuyền và 1,053,604 người, bắt giữ 140 ghe và 276 người. Đồng-thời,
trong các phản-ứng tự-vệ đối với 474 vụ vi-phạm ngưng-bắn của Cộng-Sản Bắc-Việt
từ tháng 9-73 đến nay, con số tổn-thất về nhân-mạng cùng vũ-khí quân-dụng của
địch bị ta tịch-thu và phá-huỷ đă nói lên được hoạt-động hữu-hiệu của HQVN.
Về
phương-diện kiểm-soát lănh-hải và bảo-vệ quyền-lợi kinh-tế quốc-gia, HQVN trong
năm qua, đă đạt được các thành-tích đặc-biệt như bắt giữ 12 ghe-thuyền Thái-Lan
gồm 200 ngư-phủ vi-phạm lănh-hải đánh cá của Việt-Nam Cộng-Hoà. Gần đây nhứt là
việc Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4, ngày 26-6-74 đă lập được thành-tích
chặn-bắt được chiếc tàu Luang Lapsri số 093393 tại 48 hải-lư Nam Côn-Sơn và
tịch-thu được một số bạch-phiến, 2,005 kg thuốc phiện đựng trong 55 bao lớn và 2
bao nhỏ.
Ngoài ra, lúc này công-tác yểm-trợ các công-ty khai-thác các mỏ dầu-hoả tại thềm
lục-địa VNCH đă nói lên được tính đặc-thù và hữu-hiệu của quân-chủng Hải-Quân.
Nhưng nổi-bật nhất, phải nói là cuộc chiến hào-hùng của HQVN tại quần-đảo
Hoàng-Sa vào những ngày đầu năm 1974 nhằm chống lại cuộc xâm-lăng của Hải-Quân
Trung-Cộng. Kết-quả, Hải-Quân Trung-Cộng đă bị tổn-thất nặng-nề với 2 chiến-hạm
loại Kronstadt bị HQVN bắn ch́m, trong khi 2 chiến-hạm khác bị hư-hại và hàng
trăm binh-sĩ thương-vong.
Mặt khác, trong năm qua, HQVN đă tổ-chức được 28 chuyến hộ-tống convoi trên
thuỷ-tŕnh huyết-mạch, đồng-thời chuyển-vận 164,319 người và 1,237 tấn đạn-dược,
quân-dụng.
Yểm-Trợ
Tiếp-Vận:
Với chiều-hướng phát-triển tự-túc, yểm-trợ cho các đơn-vị, ngành Tiếp-Vận
Hải-Quân đă cải-tiến không ngừng và thâu-đạt được nhiều thành-tích khích-lệ...
Mặc-dù ngân-khoản eo hẹp, ngành Tiếp-Vận Hải-Quân cũng đă cố-gắng đóng thêm các
Duyên-Kích-Đĩnh xi-măng và hoàn-tất tới chiếc thứ 87. Đồng-thời, trong nỗ-lực
cải-tiến kỹ-thuật hầu gia-tăng khả-năng hoạt-động cho các chiến-hạm và
chiến-đĩnh, Tiếp-Vận Hải-Quân đă hoàn-tất thiết-trí nhiều loại đại-bác
pḥng-không trên các Khu-Trục-Hạm và Tuần-Dương-Hạm, tăng-cường hoả-lực cho
nhiều giang-đĩnh, biến-cải hệ-thống đẩy-tàu và chân-vịt cho một số
Giang-Pháo-Hạm và Trợ-Chiến-Hạm.
Song-song với việc tiếp-vận nặng-nề có tính-cách quân-sự nêu trên, Hải-Quân c̣n
giúp đỡ các gia-đ́nh binh-sĩ bằng cách xúc-tiến mạnh-mẽ công-tác xây-cất các
trại gia-binh tại các đơn-vị Hải-Quân. Với sự yểm-trợ của Tổng-Cục Tiếp-Vận và
Hoa-Kỳ, trong năm qua, Hải-Quân đă xây-cất được 50 căn nhà tại CCYT-TV Cát-Lở và
120 căn nhà tại Duyên-Đoàn 43, 44 cùng một số đơn-vị tại B́nh-Thuỷ... Ngoài ra
trong tân Công-tác do Tổng-Cục Yểm-Trợ Tiếp-Vận yểm-trợ, Hải-Quân đă thực-hiện
được 2 dự-án khác. Phần do Hoa-Kỳ yểm-trợ gồm có các thoả-hiệp về 44 dự-án tân
công-tác, 7 dự-án vét bùn và 6 dự-án cải-tiến hệ-thống nước tại 6 Đài Kiểm-Báo.
Hoạt-động Quân-Y
Thể-xác có tráng-kiện, tinh-thần mới được minh-mẫn và hiệu-năng công-việc của
các chiến-sĩ Hải-Quân mới dồi-dào. Do đó ngành Quân-Y Hải-Quân đă được đặt ra để
thi-hành các công-tác trong phạm-vi y-tế.
Trong năm qua, các Y-sĩ đă khám ngoại-chẩn cho 28,253 quân-nhân và gia-đ́nh,
thử-nghiệm 74,428 người, chụp điện-tuyến 40,541 người, trám nhổ răng 30,412
người và điều-trị tại bệnh-viện, bệnh-xá 14,848 người.
Về
dược-phẩm, Kho Y-Dược Trung-Ương Hải-Quân yểm-trợ cho các đơn-vị Quân-Y Hải-Quân
trung-b́nh khoảng 85% so với nhu-cầu. Tuy-nhiên nhờ những kế-hoạch cải-tiến và
tiết-kiệm dược-phẩm do Cục Quân-Y phát-động và nhờ những phương-thức mà Khối
Quân-Y đề ra nên cũng tạm đủ dùng cho việc điều-trị. Ngoài ra, đồng-minh Hoa-Kỳ
c̣n yểm-trợ trong việc huấn-luyện chuyên-khoa tại Hoa-Kỳ.
Y-Tế-Hạm
Hát-Giang (HQ-400).
Đặc-biệt nhất của ngành Quân-Y Hải-Quân là 2 Y-Tế-Hạm Hát-Giang (HQ-400) và
Hàn-Giang (HQ-401) được dân-chúng cả nước biết đến và xưng-tụng là "Chiến-Hạm
T́nh-Thương". Hoạt-động Quân-Y Dân-Sự-Vụ của hai Y-Tế-Hạm này rải đều khắp các
Vùng Duyên-Hải và Sông-Ng̣i, đến tận các hải-đảo xa-xôi, đem sức-khỏe và an-vui
đến cho đồng-bào.
Chiến-Tranh Chính-Trị:
Hoạt-động Chiến-tranh Chính-trị bao-gồm trên 4 lănh-vực Tâm-Lư-Chiến,
Chính-Huấn, Xă-Hội và Tuyên-Úy nhằm vào 3 đối-tượng Dân-Binh-Địch quá rộng-lớn
và phức-tạp cho nên hoạt-động Chiến-Tranh Chính-Trị ngày càng trở nên cần-thiết
trong nhiệm-vụ nâng-cao tinh-thần quân-sĩ Hải-Quân các cấp để chống Cộng
cứu-quốc, đồng-thời giữ lập-trường quốc-gia vững-chắc.
Trong nỗ-lực thực-thi các chiến-dịch, chương-tŕnh, kế-hoạch thuộc lănh-vực
Tâm-Lư-Chiến, ngành Chiến-Tranh Chính-Trị Hải-Quân đă gặt-hái được nhiều
thành-tích khả-quan. Riêng kết-quả Chiến-Dịch V́ Dân, trong năm qua, Hải-Quân đă
điều-trị được 239 quân-nhân nghiện ma-túy, bắt giữ 348 quân-nhân can tội
buôn-lậu, vi-phạm tệ-đoan xă-hội, đồng-thời tịch-thu 923 thùng và 1,398 cây
thuốc lá đủ loại... Về kết-quả của Chiến-Dịch T́m Về Tự-Do, với công-tác
chiêu-hồi cán-binh CSBV trở về với chánh-nghĩa quốc-gia, trong thời-gian qua,
Hải-Quân kêu-gọi được 6 Cán-binh CS về hồi-chánh mang theo nhiều vũ-khí
đạn-dược... Hoạt-động Dân-Vụ năm qua được ghi-nhận khả-quan với 83,786 đồng-bào
được phát-thuốc, khám-bệnh, phân-phát 430 phần quà và 35 thùng quần-áo,
đồng-thời phân-phối 154,000 truyền-đơn và 562 sách báo đủ loại.
“Chiến-Hạm T́nh-Thương” HQ-401 trên đường đi công-tác Miền Tây.
Các mẫu
truyền-đơn HQVNCH phân-phối.
Truyền-đơn ghi các chiến-tích oai-hùng của Đức Lê-Lợi & Thánh-Tổ HQVNCH.
Truyền-đơn kêu-gọi người hồi-chánh về với chính-nghĩa cùng HQVNCH.
Mặt khác, ngành CTCT Hải-Quân cũng đă thực-hiện trong năm qua 3 cuốn phim: "Ngày
Hải-Quân 73", "HQVN Ngày Nay" và "43 Quân-Công Từ Ngục-Tù Trung-Cộng Trở Về",
Mỗi cuốn phim dài 1,200 feet. Về hoạt-động thể-thao, được ghi-nhận là rất
khả-quan với 15 lần đoạt giải trong các bộ-môn bóng tṛn, bóng rổ, bóng chuyền,
vũ-cầu, quyền-thuật, thái-cực-đạo và xe đạp.
Ngoài ra, trong nhiệm-vụ cải-tạo và ổn-định nếp sống gia-đ́nh binh-sĩ, uỷ-lạo
các Thương Bệnh Binh, giáo-dục con em quân-nhân, trong năm qua, cán-bộ CTCT
Hải-Quân đă thăm-viếng uỷ-lạo 1,058 lần, trợ-cấp 19,863,922$ cho 2,076 người;
đồng-thời lập Kư-Nhi-Viện Cửu-Long, yểm-trợ học-phẩm, học-cụ cho 23 trường Ấu,
Sơ, Tiểu-Học Hải-Quân gồm 3,474 học-sinh.
Về
hoạt-động giáo-vụ cũng đáng khích-lệ với nghi-lễ cầu-an, cầu-siêu, mai-táng,
giảng-thuyết..v..v..
Sau cùng là hoạt-động của Biệt-đội Chiến-Tranh Chính-Trị trong năm qua đă
thực-hiện 491 chuyến công-tác, tập-trung 190,557 đồng-bào tham-dự trong 70 buổi
Sinh-Hoạt Lănh-Đạo Chỉ-Huy.
Nh́n lại thành-tích trong một năm qua, phải nhận rằng đó là một khích-lệ lớn-lao
cho quân-chủng, ghi dấu một giai-đoạn trưởng-thành của quân-chủng Hải-Quân trên
mọi lănh-vực. Trong tương-lai, khi hoà-b́nh văn-hồi, HQVN ngoài việc xây-dựng
củng-cố lực-lượng ngày thêm hùng-mạnh, sẽ c̣n lănh trọng-trách phát-triển
kinh-tế bằng cách khai-thác hải hoặc khoáng-sản dọc theo duyên-hải, góp phần
xây-dựng quốc-gia phú-cường theo kịp các quốc-gia tân-tiến trên thế-giới.
Quần-đảo
Trường-Sa và Hải-Quân VNCH
Vào tháng 6 năm 1956, HQVNCH đă chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04 tuần-tiễu
vùng biển Trường-Sa.
Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04.
Từ
năm 1960 đến năm 1967, Hải-Quân VNCH phái nhiều chiến-hạm thường-xuyên tuần-tiễu
cũng như hoàn-tất đặt bia chủ-quyền trên nhiều đảo như Song-Tử Đông, Song-Tử
Tây, Nam Yết, Thị-Tứ... trong Quần-Đảo Trường-Sa. Đến tháng 7-1973, VNCH kư giấy
phép cho các công-ty ngoại-quốc thăm-ḍ và khai-thác dầu-hoả gần vùng Trường-Sa.
Chính v́ sự-kiện trên, Trung-Cộng bắt đầu phản-đối và tranh-giành chủ-quyền với
những luận-điệu hoàn-toàn vô-căn-cứ. Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ-504 là chiến-hạm
công-tác thường-xuyên nhất tại Vùng Trường-Sa. Chiến-hạm đă chuyên-chở dụng-cụ
và vật-liệu cho việc xây-cất; đồng-thời yểm-trợ Công-Binh Việt-Nam và các đơn-vị
bạn hoàn-tất công-sự pḥng-thủ trên các đảo Nam-Yết, Song-Tử-Tây, Sơn-Ca,
Sinh-Tồn, An-Bang. Chiến-hạm cũng gửi tiểu-đĩnh thám-sát các đảo phụ-cận.
Đặc-biệt Đại-diện HQVN tránh, không gây rắc rối ǵ với Lực-Lượng Trung-Hoa
Dân-Quốc trấn-đóng trên đảo Thái-B́nh.
Dương-Vận-Hạm Qui-Nhơn HQ-504.
Tháng 12 năm 1973, Tiểu-Khu Phước Tuy biệt-phái một đơn-vị Địa-Phương-Quân ra
Quần-Đảo Trường-Sa, đồn-trú trên các đảo Trường-Sa và Nam-Yết. Các đơn-vị
Địa-Phương-Quân này thường-xuyên được những chiến-hạm Hải-Quân yểm-trợ và
tiếp-tế.
Vào tháng 1 năm 1974, Trung-Cộng cưỡng-chiếm Quần-đảo Hoàng-Sa của VNCH sau một
trận hải-chiến dữ-dội. Để đề-pḥng quân Trung-Cộng tiến xa hơn về hướng
Trường-Sa. VNCH tăng-cường thêm nhiều chiến-hạm tuần-tiễu cũng như quân
trú-pḥng tại các đảo Song-Tử-Tây, Sơn-Ca, Nam-Yết, Sinh-Tồn, An-Bang và các đảo
lớn phụ-cận.
H́nh-ảnh
ghi-nhận của Phóng-Viên Phạm-Kim về những hải-đảo chính tại Trường-Sa khi
công-sự pḥng-thủ được khởi-công xây-cất.
Một căn
nhà do Công-Binh VNCH xây-cất tại quần-đảo Trường-Sa.
Phụ-Bản
1
Chương 5
Tuyên-cáo của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà
số
015/BNG/TTBC/TT (Ngày 19.1.1974)
Sau khi mạo-nhận ngày 11-1-1974 chủ-quyền trên hai quần-đảo Hoàng-Sa và
Trường-Sa của Việt-Nam Cộng-Hoà, Trung-Cộng đă đưa Hải-Quân tới khu-vực
Hoàng-Sa, và đổ-bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hoà và Duy-Mộng.
Lực-lượng Hải-Quân Trung-Cộng gồm 11 chiến-đĩnh thuộc nhiều loại và trọng-lượng
khác nhau, kể cả tàu loại Komar có trang-bị hoả-tiễn.
Để
bảo-vệ sự vẹn-toàn lănh-thổ và nền an-ninh quốc-gia trước cuộc xâm-lăng quân-sự
này, các lực-lượng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà trấn-đóng trong khu-vực này đă ra
lệnh cho bọn xâm-nhập phải rời khỏi khu-vực. Thay v́ tuân-lệnh, các tàu
Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành-động khiêu-khích như đâm thẳng
vào các chiến-đĩnh Việt-Nam.
Sáng ngày nay 19.1/1974, hồi 10 giờ 20, một Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng thuộc loại
Kronstadt đă khai-hoả bắn vào Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư mang số HQ-04 457 của
Việt-Nam Cộng-Hoà. Để tự-vệ, các chiến-hạm Việt-Nam đă phản-pháo và gây hư-hại
cho Hộ-Tống-Hạm Trung-Cộng. Cuộc giao-tranh hiện c̣n tiếp-diễn và đang gây
thiệt-hại về nhân-mạng và vật-chất cho cả đôi bên.
Các hành-động quân-sự của Trung-Cộng là hành-vi xâm-phạm trắng-trợn vào lănh-thổ
Việt-Nam Cộng-Hoà, và một lần nữa vạch-trần chính-sách bành-trướng đế-quốc mà
Trung-Cộng liên-tục theo-đuổi, đă được biểu-lộ qua thôn-tính Tây-Tạng, cuộc
xâm-lăng Đại-Hàn và Ấn-Độ trước kia.
Việc Trung-Cộng ngày nay xâm-phạm lănh-thổ Việt-Nam Cộng-Hoà không những chỉ
đe-doạ chủ-quyền và an-ninh của Việt-Nam Cộng-Hoà, mà c̣n là một hiểm-hoạ đối
với nền hoà-b́nh và ổn-cố của Đông-Nam-Á và toàn thế-giới.
Với tư-cách một nước nhỏ bị một cường-quốc vô-cớ tấn-công, Việt-Nam Cộng-Hoà
kêu-gọi toàn-thể các dân-tộc yêu-chuộng công-lư và hoà-b́nh trên thế-giới hăy
cương-quyết lên án các hành-vi chiến-tranh thô-bạo của Trung-Cộng nhằm vào một
quốc-gia độc-lập và có chủ-quyền để buộc Trung-Cộng phải tức-khắc chấm-dứt các
hành-động nguy-hiểm đó.
Làm ngơ để cho Trung-Cộng tự-do tiến-hành cuộc xâm-lấn trắng-trợn này là khuyến
khích kẻ gây-hấn tiếp-tục theo-đuổi chính-sách bành-trướng của chúng và sự
hiện-diện này đe-doạ sự sống c̣n của những nước nhỏ đặc-biệt là những nước ở
Á-Châu.
Trong suốt lịch-sử, dân-tộc Việt-Nam đă đánh bại nhiều cuộc ngoại-xâm. Ngày nay,
Chánh-phủ và nhân-dân Việt-Nam Cộng-Hoà cũng nhất-định bảo-vệ sự toàn-vẹn
lănh-thổ quốc-gia.
(Tài-liệu ronéo của Bộ Ngoại-giao VNCH, số 015/BNG/TTBC/TT).
Làm tại Sài-G̣n, ngày 14 tháng 2 năm 1974.
Phụ-Bản
2
Chương 5
Về
Tổn-thất của HQVN trong Hải-Chiến Hoàng-Sa
Tổn-thất
Hải-Chiến TC chỉ có một Tàu Cá hư-hại Đài chỉ-huy!?
Trong những năm sau 1974, Trung-Cộng bưng-bít không hề loan-báo những
thiệt-hại về tàu-bè của họ khi đụng-độ với HQVNCH tại Hoàng-Sa.
Tờ
báo có tiếng nói chính-thức của họ tại hải-ngoại là nguyệt–san Peking Review sau
này là Beijing Review chỉ lập đi lập lại mấy ḍng tương-tự như: Ngày 18-1-1974,
HQVN vô-cớ tông ngang các tàu cá 402 và 407 của họ, phá bể đài chỉ-huy tàu số
407 của Nam-Hải Ngư-nghiệp Công-ty. Ngày 19-1, HQ Sài-G̣n bắn giết ngư-dân và
đổ-bộ xâm-lăng đảo nhưng không thành-công. Hồi 10:30 giờ cùng ngày, máy-bay và
chiến-hạm Việt-Nam đồng-loạt tác-xạ vào các tàu tuần Trung-Hoa. Quá sức
chịu-đựng nên ngư-dân và tàu tuần của họ bắt-buộc phải phản-pháo để tự-vệ.458
Tuy Trung-Hoa có nói đến một chiến-hạm Việt-Nam bị bắn ch́m, nhưng không đả-động
ǵ đến thiệt-hại của chiến-hạm phía họ, làm như chuyện đánh nhau chỉ làm cho một
chiếc tàu cá hư-hại đài chỉ-huy mà thôi!
Ba
tuần sau khi Hải-chiến chấm-dứt, Bộ máy tuyên-truyền vĩ-đại của Trung-Cộng
hoạt-động mạnh-mẽ để tung khói-mù chủ-quyền Hoàng-Sa khắp thế-giới. Trong khi
hàng triệu cuốn sách lớn “Tây-Sa Hải-Chiến” phát ra cho một tỷ người Tàu trong
nước, mấy trăm ngàn cuốn thơ (verse) nhỏ hơn đă được dịch vội-vàng sang tiếng
Anh. Sách nhan-đề “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ”-Battle of the Hsisha
Archipelago- xuất-bản tại Bắc-Kinh ngày 10-3-1974459 đă được phổ-biến ở
hải-ngoại, tất cả các trường đại-học Hoa-kỳ đều được tặng miễn-phí.
Tập thơ anh-hùng-ca này cũng như cuốn sách lớn hơn, “Tây-Sa Hải-Chiến”, đều được
viết dưới sự chỉ-đạo của Chính-Trị Bộ và Quân-Ủy Trung-Ương, tŕnh-bày rất
hào-nhoáng màu-mè, đầy vẻ tuyên-truyền; không có phần nào nói chiến-hạm
Hồng-quân bị ch́m đắm hay bất-khiển-dụng. Tác-giả “thi-sĩ lớn” Chang Yung-Mei có
đề-cập đến một chiến-hạm Việt-Nam bị ch́m, một tàu cá “hợp-tác xă” bị HQ-4
điên-cuồng húc bể pḥng lái. Mấy câu thơ của Chang khá khôi-hài khi kể chuyện
những anh-hùng của họ tung lựu-đạn, dùng súng tay bắn tiêu-diệt để loại-trừ
Hải-quân Việt-Nam.
H́nh b́a
cuốn sách “Tây-Sa Hải-Chiến, Tường-thuật bằng Thơ” -Battle of the Hsisha
Archipelago- 1974, Hồng-Quân TC hải-chiến với lựu-đạn!
Hiện nay
(năm 2008) rất nhiều h́nh-ảnh tương-tự được t́m thấy trên sách-báo và Websites
Trung-Cộng. Cuốn sách sắp xuất-bản của Tác-giả: “H́nh-ảnh Hải-Chiến Hoàng-Sa với
HQ-4” sẽ công-bố thêm các tài-liệu từ năm 1974 c̣n lưu-trữ như các Công-Điện
Hành-Quân, Phúc-Tŕnh Báo-Cáo Hành-Quân, thủ-bút các giới-chức và nhiều tài-liệu
liên-hệ khác.
H́nh-ảnh
rất khôi-hài: vận tiểu-lễ áo trắng đầu trần, Hồng-Quân quăng lựu-đạn vào
Khu-Trục-Hạm “Trần K…” của VNCH…Nhưng cuối cùng rồi lính Tàu cũng mạng vong.
Loạt
pháo đầu tiên của tàu HQ-4 bắn sập đài chỉ huy của tàu Trung Cộng 274
Mấy
phân-cảnh khi HQ-4 khai-hoả những phát súng đầu tiên tại HoàngSa và ủi thủng lỗ
đài chỉ-huy của tàu vơ-trang Trung-Cộng.
H́nh-ảnh
những phút cuối cùng của hải-chiến. “Tàu radar” KTH Trần-Khánh-Dư HQ-4 đang
tả-xung hữu-kích giữa 3 chiến-hạm Trung-Cộng 271/274/396 “tập-trung cận-xạ”. Bài
viết được Quân-Ủy Trung-Cộng cho phép lên mạng:
http://war.news.163.com/07/0803/15/3KVT172H00011232_2.html.460
在西沙海战中,中国海军的6604型猎潜艇向南越驱逐舰猛烈射击。
http://war.news.163.com/07/0803/15/3KVT172H00011232.html
Việt-Nam
Cộng-Hoà và Giới Truyền-thông Quốc-gia
Phía Việt-Nam Cộng-Hoà ngay sau biến-cố, Tư-Lệnh HQVN cũng như Tư-Lệnh HQ Vùng 1
Duyên-Hải lập phiếu-tŕnh lên thượng-cấp461 về diễn-tiến hành-quân và báo-cáo
kết-quả thiệt-hại đôi bên. Giới truyền-thông quốc-gia và các cơ-quan phát-ngôn
chính-thức của chính-phủ Việt-Nam462, kể cả Bộ Tổng-Tham-Mưu lập-tức công-khai
phát-thanh hay đưa lên mặt báo về kết-quả trận đánh Hoàng-Sa. Riêng trong
tập-thể Quân-lực một triệu người của VNCH, ngoài báo định-kỳ như tờ Quân-đội và
Chiến-Sĩ Cộng-Hoà463, c̣n có những ấn-phẩm quan-trọng được in tới hơn 20,000 bản
do Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị phân-phối ngay. Đó là tập tài-liệu nhan-đề
“Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Qua hơn 50 trang
giấy, nhiều tác-giả đă hợp-tác với Cục Tâm-Lư-Chiến để tŕnh-bày hoạt-động
hành-quân của HQVN tại Quần-đảo Hoàng-Sa. Đặc-biệt, tổn-thất đôi bên trong
Hải-Chiến Hoàng-Sa được ghi-nhận rơ-ràng như sau:
VNCH: 1 chiếc chiến-hạm bị hư-hại toàn-diện,
1 chiếc bị hư-hại nặng,
2 chiếc bị hư-hại nhẹ.
Trung-Cộng: 1 chiến-hạm loại Kronstadt bi cháy toàn-diện và đắm ch́m
1 chiếc bị trúng đạn hư-hại nặng, phải ủi vào bờ, sau đó nổ tung,
2 chiếc bị hư-hại nặng.464
Báo-chí
VNCH đă ghi chép, vẽ lại h́nh-ảnh và cả hướng đi của các chiến-hạm HQVN khi
tác-chiến. HQ-4 bên phải hướng 070, HQ5 bên trái hướng 270. Đây là những
h́nh-ảnh trên báo Lướt-Sóng năm 1974, số Đặc-biệt “Chiến-thắng Hoàng-Sa” H́nh
dưới trích & duyệt lại Sơ-đồ của BTL/HhQ Biển.
Xác-định
Kết-quả trận Hải-Chiến Hoàng-Sa 1974 làm sao cho Chính-đáng trong Hải-Sử
Đối với các Nhà Quân-Sự, nhất là các các Nhà Chiến-Thuật Chiến-Lược Hải-Quân
theo đúng binh-thư binh thuyết th́ việc đo lường mức-độ thành-công hay thất bại
của một cuộc chiến trên biển phải căn-cứ trên khả-năng c̣n lại của hai bên
Hạm-đội sau khi đụng-độ.
Như vậy cuộc Hải-Chiến Hoàng-Sa thưc-sự là một cuộc toàn-thắng về phía Hải-Quân
Việt-Nam. Mục tiêu của ta là dùng số lượng ít ỏi là 4 chiến-hạm quyết chiến
quyết thắng, tiêu-diệt chớp-nhoáng số lượng địch-quân không những đông-đảo mà
c̣n đang được ồ-ạt tăng-viện. Mục-tiêu như vậy đă được chu-toàn v́ tất-cả
lực-lương địch trực-chiến với ta đều bị trúng đạn tê-liệt, bị KO Knock-Down “nằm
bất-động trên vơ-đài’, và hiển-nhiên đă bị loại ra khỏi ṿng chiến.465
Khi Trung-Cộng nói khoả-lấp, nêu cao sự “tác-chiến anh-dũng” của hai
Liệp-Tiềm-Đĩnh cao-tốc mới tới (281 & 282). họ cũng phô-bày rơ-rệt sự đại-bại
hoàn-toàn trong hải-chiến. Trung-Cộng không thể che-dấu được sự tê-liệt của
Lực-lượng TC kéo dài suốt 3 tiếng đồng-hồ. Chỉ tiếc rằng VNCH lúc đó trơ-trọi có
4 chiến-hạm. Giả-dụ như nếu ta điều-động được 6, được 8 chiến-hạm (hay nhiều
hơn) th́ t́nh-h́nh đă đổi khác. Chắc-chắn rằng HQ-10 được cứu, và rất có thể
quần-đảo Hoàng-Sa vẫn c̣n trong tay Việt-Nam ta.
Lại c̣n có người chỉ nghe nói “toàn thắng hải-chiến” mà suy-luận ra cái lỗi của
HQVN không quay lại giữ Hoàng-Sa. Sự thực là chiến-hạm ta đă tṛn nhiệm-vụ, quay
lại cũng hy-sinh vô ích mà thôi. Với ḷng yêu nước có nồng-cháy bao nhiêu đi nữa
th́ hậu-thế cũng nên hiểu khả-năng đoàn chiến-hạm Hoàng-Sa bé-nhỏ, thông-cảm cho
quyền-hạn của Hạm-Trưởng thật ít-ỏi, hạn-chế trước một trách-nhiệm quá lớn lao.
Khi có lệnh của cấp chỉ-huy nói đoạn-chiến là phải thi-hành ngay lập-tức, không
tŕ-hoăn, rời khỏi chiến-trường...
Chương 6
Đột-ngột
bị khai-tử
1975
Biến-chuyển Bất-thường
Sau gần hai năm 1973-1974, Việt-Nam Cộng-Hoà tương-đối tạm ổn-định,
t́nh-h́nh Miền Cao-Nguyên và Duyên-Hải Trung-phần đă đột-ngột biến-đổi mau-lẹ
vào đầu năm 1975. Sau hai lần đại-bại vào Tết Mậu-Thân 1968 và Tổng-Tấn-Công
vượt Vĩ-Tuyến 17 năm 1972, Cộng-Sản Bắc-Việt lại quyết-định mở một cuộc tấn-công
nữa với toàn-lực quân-đội chính-quy của chúng.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Ban-Mê-Thuột bị thất-thủ, rất ít quân trú-pḥng QLVNCH
rút về được duyên-hải. Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu ra lệnh triệt-thoái luôn các
tỉnh chiến-lược của cao-nguyên là Pleiku và Kontum. Ngày 15-3, quân-đội
cao-nguyên rút-lui về Tuy-Hoà. V́ thiếu kế-hoạch và cũng v́ phải vướng chân khi
kéo theo hàng chục ngàn dân di-tản trốn chạy Cộng-Sản, Quân-Đoàn 2 đă bị
thiệt-hại lớn.
Trong khi ảnh-hưởng tâm-lư gây náo-loạn khắp nơi, th́ lệnh điều-động từ Sài-G̣n
ban-hành lại bất-nhất, hệ-thống pḥng-thủ của Quân-Đoàn 1 bắt đầu bị rạn-nứt.
Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu.
Công-tác
Di-tản Vùng 1 Chiến-thuật
Ngày 25 tháng 3, quân-đội bỏ Cố-đô Huế một cách vô-tổ-chức rút về phía Đà-Nẵng,
kéo theo hàng trăm ngàn người tị-nạn. Trong cảnh hỗn-loạn tại Vùng 1 Chiến-thuật
lúc đó, Hải-Quân đă thành-lập 2 Phân-Đoàn Bắc và Nam, mạo-hiểm đưa các
chiến-hạm, chiến-đĩnh đổ-bộ vào di-tản nhiều ngàn quân-nhân chạy ra cửa-biển
Thuận-An.466
Trước đó một ngày (24 tháng 3), Trung-Tướng Ngô-Quang-Trưởng, Tư-Lệnh Quân-Đoàn
I đă dự-tính rút Sư-Đoàn 2 từ Quảng-Ngăi ra ngoài đảo Cù-lao Ré.467
Chiều ngày 26 tháng 3, Phân-Đoàn Nam gồm có HQ-802, HQ-505, HQ-404,
Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm Chu-Lai, một số Giang-Vận-Hạm tăng-phái; được giao nhiệm-vụ
vào Chu-Lai đón Sư-Đoàn 2 ra Đảo Lư-Sơn (Cù-Lao Ré). Chiều-ngày 27 tháng 3, một
số quân-nhân Sư-Đoàn 2 gây áp-lực đ̣i HQ-404 đưa họ về Đà-Nẵng.
Rồi đến lượt Đà-Nẵng, v́ số-lượng quá lớn quân-nhân và dân tị-nạn kéo về, nên
cũng lọt ra ngoài ṿng kiểm-soát của Quân-Đoàn 1. Trong việc di-tản, BTTM/QLVNCH
dự-trù chuyển-vận chính-quyền, quân-đội và một số thường-dân tị-nạn về Cam-Ranh.
Các chiến-hạm tận-dụng mọi phương-tiện khả-hữu để cứu-vớt quân-nhân và
thường-dân. Các giới-chức Quân-đội quên ḿnh lo cho công-vụ đến độ Phó-Đề-Đốc
Hồ-Văn Kỳ-Thoại, Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 1 Duyên-Hải cùng Trung-Tướng
Ngô-Quang-Trưởng, TL/QĐ1/V1CT suưt nữa bị kẹt lại tại Tiên-Sa.
Tuần-Dương-Hạm di-tản Quân-nhân Vùng 1 Chiến-thuật.
Các
Thương-thuyền và cuộc Di-tản
Các thương-thuyền, tàu kéo và các xà-lan thuộc Bộ Chỉ-Huy Hải-Vận
Military Sealift Command468 (MSC) cũng tham-gia trong cuộc di-tản miền Trung.
Ngày 24 tháng 3, có 6 xà-lan do các tàu kéo sau đây được mang từ
Vũng-Tàu ra Đà-Nẵng:
- Asiatic Stamina
- Chitose Maru
- Osceola
- Pawnee
- Shibaura Maru
Ngày 25 tháng 3, cơ-quan MSC đặt các thương-thuyền sau đây trong t́nh-trạng
sẵn-sàng thi-hành kế-hoạch di-tản tại Miền Trung của Việt-Nam Cộng-Hoà:
- SS American Racer
- SS Green Forest
- SS Green Port
- SS Green Wave
- SS Pioneer Commander
- SS Pioneer Contender
- SS Transcolorado
- USNS Greenville Victory
- USNS Sgt Andrew Miller
- USNS Sgt. Truman Kimbro
Những thương-thuyền bán quân-sự này có sức chuyển-vận rất lớn, ngay sau đó đă
giúp rất nhiều trong công-tác đưa người và vật-dụng từ Miền Trung xuôi Nam.
Những
“người bỏ phiếu bằng chân” tiếp-tục xuôi Nam. Các tàu và xà-lan của Cơ-quan MSC
giúp họ di-tản rất nhiều.
Những
Người Bỏ Phiếu cho Tự-Do bằng Chân
Trong cuộc chiến đă có gần triệu dân Bắc di-cư bỏ Cộng-Sản năm 1954-1955, chạy
vào Nam t́m tự-do. Những người dân Việt-Nam hiền-hoà vô-tội khắp nơi chạy theo
Quốc-gia rất nhiều. Kể từ 1954 đến 1975 có tới 5 triệu người tị-nạn Cộng-Sản, đă
được gọi chung là những “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân". Tuy vậy trong lần di-tản
Vùng 1 này, chỉ với một thời-gian ngắn-ngủi năm ba ngày, một số-lượng lớn-lao
đến hàng trăm ngàn người, bỏ nhà cửa ruộng-vườn, mồ-mả tổ-tiên trốn chạy
Cộng-Sản. Trong cơn hoảng-hốt sợ-hăi, lần đầu-tiên “Người Bỏ Phiếu Bằng Chân"
của miền Trung đă chạy nhanh" đến như vậy. Đà-Nẵng có dân-cư b́nh-thường là
600,000 người, đột-nhiên tăng vọt lên 2,000,000...469
Cộng-Sản
đến, dân Bắc-Việt chạy trốn bằng bè tre năm 1954-1955 (tem thư Bưu-Chính
Việt-Nam).
Những
“Người Bỏ Phiếu Bằng Chân" của miền Trung đầu năm 1975.
V́ dân tị-nạn tràn vào, t́nh-trạng Đà-Nẵng trở nên hỗn-loạn, ngoài
ṿng kiểm-soát của chính-quyền. Số-phận của những người tị-nạn lần này bi-đát
hơn những đợt di-cư lần trước. Trong tổng-số 2 triệu thường-dân trốn chạy
Cộng-Sản, chỉ có khoảng 50,000 người may-mắn lên được tàu ra khỏi Đà-Nẵng.
Những
Ngày chót của Công-tác Triệt-thoái Vùng 1 Chiến-thuật.
Theo nhà Khảo-cứu Pham-Kim-Vinh: Khi Tướng Trưởng vẫn c̣n nắm rất
vững sự chỉ-huy các đơn-vị quân-sự th́ Ông đă phải chịu thua đám thường-dân chạy
giặc Cộng-Sản.470
Ngày 28 tháng 3, có tin cho biết Việt-Cộng đă chiếm cửa-biển Hội-An.
Rạng sáng ngày 29 tháng 3, Tướng Trưởng đặt bản-doanh tại Căn-cứ
Hải-Quân ở Tiên-Sa. Ông ra lệnh cho Sư-Đoàn 3 lập đầu-cầu ở phía Bắc Hội-An để
tàu Hải-Quân đến đón binh-sĩ.
Trong khi các phi-trường bị tê-liệt v́ bị địch-quân pháo-kích
tấn-công, Hải-Quân trở-thành phương-tiện độc-nhất để ra vào Vùng 1 Chiến-thuật.
Có 6,000 binh-sĩ TQLC được tàu chuyên-chở. Sư-Đoàn 3 không được may-mắn bằng
Sư-Đoàn TQLC. Sau khi 1,000 binh-sĩ lên chiến-hạm di-tản th́ đến đợt thứ nh́
cách đó 6 tiếng, một vài binh-sĩ Sư-Đoàn 3 đă mất kiên-nhẫn, bắn vào chiến-hạm.
Công-tác triệt-thoái Sư-Đoàn 3 theo Sử-gia Phạm-Kim-Vinh, chỉ v́ các "phản-ứng"
đó mà Hải-Quân đành phải ngừng lại không vào đón nữa.
Trong một bài viết được ghi là của Trung-Tướng Ngô-Quang-Trưởng
phổ-biến tại Hoa-Kỳ trong thập-niên 1990471, tác-giả đă viết về những biến-cố
trên khá rơ. Chúng tôi xin trích-dẫn lại một vài đoạn như sau:
“... Đúng ngày 22 tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh rút Sư-Đoàn Dù và Sư-Đoàn
Thuỷ-Quân Lục-Chiến về giữ Nha-Trang.
... Ngày 24 bỏ Tam-Kỳ Quảng-Ngăi, Hải-Quân đưa Sư-Đoàn 2 từ Chu-Lai ra Cù-lao
Ré.
... Ngày 25 bỏ Huế.
... Ngày 29 tháng 3, Cộng-Quân tràn vào Đà-Nẵng với những trận
giao-tranh nhỏ. Tôi được chiến-hạm HQ-404 đưa về Sài-G̣n. Trên tàu cũng có một
Lữ-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến. Khi tàu chạy ngoài khơi, Tổng-Thống Thiệu liên-lạc
yêu-cầu tôi ra tái-chiếm lại Đà-Nẵng. Tôi trả lời ngay là bây giờ tôi lấy ai để
theo chân tôi tái-chiếm Đà-Nẵng? Lính-tráng đă phân-tán mỗi người một nơi. Cấp
chỉ-huy th́ mạnh ai nấy thoát. Làm sao tôi có thể làm chuyện đó (tái-chiếm
Đà-Nẵng) được?
Sau đó tôi được lệnh cho Hạm-Trưởng ghé tàu vào Cam-Ranh, bỏ hết Thuỷ-Quân
Lục-Chiến xuống, rồi chỉ chở một ḿnh tôi về Sài-G̣n. Tôi không chịu, mặc-dù lúc
đó tàu đă cặp bến Cam-Ranh rồi…”472
Trung-Tướng Ngô-Quang-Trưởng.
Báo-cáo của cơ-quan MSC cho biết ngày 30-3, thương-thuyền American
Challenger là chiếc tàu chót dời Đà-Nẵng. Theo Giáo-Sư Phạm-Kim-Vinh, Cộng-Quân
thấy chúng không cần tiến-chiếm ngay Đà-Nẵng. Cũng có thể Cộng-Quân không dám
ngăn-cản sự tiếp-cứu số người Mỹ c̣n sót lại tại Đà-Nẵng. Phải chăng Cộng-Quân
sợ Hoa-Kỳ chờ một điều ǵ đó để có lư-do can-thiệp trở lại? Người ta chỉ biết
rằng chúng đă dừng lại ở ngoại-ô Đà-Nẵng, để mặc cho tàu-thuyền các quốc-gia
Nhật, Trung-Hoa, Mỹ và cả VNCH đón vớt hàng ngàn người tị-nạn Cộng-Sản trốn chạy
ra khơi.473
Trong
cuốn sách nhan-đề “Can Trường Trong Chiến-Bại” xuất-bản năm 2007, Phó-Đề-Đốc
Hồ-Văn Kỳ-Thoại kể lại một số chi-tiết liên-hệ đến việc rút quân khỏi Vùng 1
Chiến-Thuật.
Hải-Quân
Triệt-Thoái tại Vùng 2 Chiến-thuật.
Vùng 1 đă mất. Sư suy-sụp lan-tràn nhanh-chóng đến duyên-hải Vùng 2
Chiến-thuật.
Ngày 31-3, Quy-Nhơn bị mất.
Ngày 2-4, Nha-Trang mất theo.
Chương-tŕnh di-tản Vùng 1 Chiến-thuật vào Cam-Ranh bị thay-đổi v́
toán chót đang đến nơi th́ ngay Cam-Ranh cũng lại gặp bất-ổn. Từ ngày 1-4 đến
ngày 4-4, số người vừa đổ xuống Cam-Ranh lại được bốc lên hối-hả để chuyển-tiếp
đi Phú-Quốc. Một số-lượng quân-nhân và gia-đ́nh không lớn lắm được phép đổ-bộ
xuống Vũng-Tàu.
Ngày 10 tháng 4, tất cả các chiến-hạm và thương-thuyền hoàn-tất
công-tác đổ-bộ người xuống Phú-Quốc.
Coi như công-tác trợ-giúp Việt-Nam Cộng-Hoà di-tản đă hoàn-tất, vào ngày 14
tháng 4, Chính-phủ Hoa-Kỳ ra lệnh cho tất cả các chiến-hạm của họ dời xa
hải-phận Việt-Nam.
Giới-chức Hải-Quân giúp việc rút quân khỏi Vùng 2 Chiến-Thuật là Phó-Đề-Đốc
Hoàng-Cơ-Minh. H́nh trên, khi Ông mang cấp-bậc Thiếu-Tá.
Ngày giờ
chót chiến-đấu của HQVNCH
Cuộc di-tản Miền Trung vào Miền Nam thực-hiện được là nhờ những
phương-tiện đường biển.
Theo giáo-sư Sử-Địa Nguyễn-Khắc-Ngữ, chính nhờ vào những nỗ-lực của Hải-Quân
trong giai-đoạn cuối-cùng của cuộc chiến mà Việt-Nam Cộng-Hoà kéo dài sự tồn-tại
tới ngày 30 tháng 4 năm 1975.474
Cho đến ngày cuối-cùng 30-4, vào khoảng 9g30, đoàn xe tăng Bắc-Việt bị chặn lại
tại cầu Sài-G̣n. Những chiếc giang-đĩnh của Hải-Quân VNCH neo đậu ở Tân-Cảng đă
phối-hợp hoả-lực với các chiến-xa M48 và M113 nă đạn như mưa vào đoàn tăng của
địch. Hai chiếc T54 đi đầu bị bắn cháy, hai chiếc khác bị hỏng và lao xuống vệ
đường. Tiểu-Đoàn-Trưởng tiểu-đoàn 1 xe tăng địch và nhiều Sĩ-Quan cùng Binh-sĩ
khác của chúng bị chết tại chỗ.
Vào lúc này, trên radio, Tổng-Thống Dương-Văn-Minh đă đơn phương tuyên-bố ngừng
bắn và Chuẩn-Tướng Nguyễn-Hữu-Hạnh “yêu-cầu binh-sĩ chấp-hành lệnh của
Tổng-Thống”. Nhưng bất-chấp lệnh đó, tiếng súng kháng-cự của quân-đội VNCH vẫn
nổ và cuộc giao-tranh vẫn diễn ra ác liệt ngay cửa ngơ Sài-G̣n.475
Tư-Lệnh
Hạm-Đội chuẩn-bị Kế-hoạch Di-tản
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, Hạm-Đội có thay-đổi nhân-sự. Tư-Lệnh
Hải-Quân, Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang chỉ-định Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê
thay-thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Xuân-Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh Hạm-Đội. Khi đó
Đại-Tá Khuê đang làm Tham-Mưu-Trưởng BTL/ Hành-Quân Biển. Lư-do của sự thay-đổi
là để Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội có thể phối-hợp chặt-chẽ hơn với BTL/ Hành-Quân Biển,
hầu thi-hành kế-hoạch hành-quân di-tản một cách nhanh-chóng và hữu-hiệu.476
Lui Binh
Chiến-Lược và Di-tản
Đoạn văn dưới đây được trích từ một bài phỏng-vấn Cựu Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang
được thực-hiện bời Nhà Văn Phan-Lạc-Tiếp.
Cuối tháng 4 năm 1975, Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu từ-chức, giao quyền cho
Phó-Tổng-Thống Trần-Văn-Hương. Dưới nhiều áp-lực, Tổng-Thống Chỉ-định
Trần-Văn-Hương phải nhường quyền-hành lại cho Đại-Tướng Dương-Văn-Minh. Người ta
hy-vọng có một giải-pháp ôn-hoà trước sự tiến quân ồ ạt của Cộng-quân.477
Ông
Trần-Văn-Hương và các phụ-tá.
Giữa lúc khó-khăn ấy, Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang, sau nhiều năm biệt-phái
đảm-nhiệm các trách-vụ ngoài Hải-Quân, đă trở lại Hải-Quân. Quanh Sài-G̣n
Cộng-quân đă có mặt.
“Thuỷ-tŕnh huyết mạch, hơi thở của Sài-G̣n trong bao-lâu là con sông Ḷng-Tàu
và Soài-Rạp phải được giữ vững. Và đó c̣n là con đường cuối-cùng của đoàn tàu
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà dời Sài-G̣n trước khi quá muộn. Ra đi nghiêm-túc và
an-toàn. Đó là một cuộc lui-binh đẹp-đẽ, đầy kỷ-luật.”
Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang, Tư-Lệnh cuối-cùng của Hải-Quân VNCH.
Trên đây là nhận-xét của Phó-Đô-Đốc Cang, Ông nói thêm; "Như tất cả mọi người
đều biết, sức mạnh của Hải-Quân là sức mạnh tập-thể. Soạn-thảo kế-hoạch là ông
Chí (Phó-Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí), ông Sơn (Nguyễn-Xuân-Sơn, Đại-Tá Cựu Tư-Lệnh
Hạm-Đội) ông Kiểm (Đỗ-Kiểm, Đại-Tá Tham-Mưu-Phó Hành-Quân) ông Luân
(Ngô-Khắc-Luân, Đại-Tá Chỉ-Huy-Trưởng Tiếp-Vận) và ông Khuê (Phạm-Mạnh-Khuê,
Đại-Tá Tham-Mưu-Trưởng Hành-Quân Biển). Đó là lúc sửa-soạn.
Sơ-đồ
t́nh-h́nh quân-sự quanh khu-vực Sài-G̣n trong những ngày cuối tháng 4-1975.
Đâu như hôm 26/4/75, tôi có họp Bộ Tham-Mưu nói đến ư-định là phải ra khỏi
Sài-G̣n. Mà đi là cùng đi tất cả. Ra khỏi Sài-g̣n, giữ lấy toàn-thể lực-lượng
rồi sẽ tính sau. Sự ra đi của đoàn tàu có tính-cách chiến-lược.
Người giúp tôi nhiều nhất, đắc-lực nhất, ngày đêm lo cho đoàn tàu là ông Hùng
(Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng, Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Sông ).”
“Khi đoàn tàu dời khỏi Sài-G̣n, đă ở ngoài biển, mà Tổng-Thống Dương-Văn-Minh
không đầu hàng th́ sao ?!" Ông Cang đáp: "Th́ ít nhất ta vẫn giữ được toàn
lực-lượng của Hải-Quân ḿnh. Khi ấy, nếu thời-cuộc thuận-tiện ta lại quay trở
lại, vào Cần-Thơ chẳng-hạn. Ở đó vấn-đề tiếp-liệu c̣n đầy-đủ. Dầu-nhớt và
đạn-dược c̣n nhiều.
C̣n Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh? Đô-Đốc Cang lại cười và nói: "Ông Minh lo về
liên-lạc, nên các chiến-hạm chỉ nghe thấy tiếng ông ấy. Trên thực-tế, từ lúc tàu
ra đi cho đến khi giao tàu cho Mỹ, trên đường đi chúng ta đều tiếp-cứu các
ghe-xuồng của đồng-bào vượt biển, hệ-thống chỉ-huy do tôi điều-khiển vẫn rất
nghiêm-chỉnh. Tuy đất-nước đă lọt vào tay Cộng-sản, nhưng đoàn tàu Hải-Quân vẫn
c̣n trương cờ Việt-Nam Cộng-Hoà.
HQ-405
đưa người di-tản ra khỏi Sài-G̣n.
HQ-500
trong ngày di-tản khỏi Sài-G̣n.
Hải-Quân
CSBV ở đâu?
Trong những ngày Miền-Nam suy-sụp, HQVNCH di-tản từ Vùng 1 về Vùng
2, rồi về Phú-Quốc; sau cùng rút-lui cả Bộ Tư-Lệnh cũng như quân-nhân Hải-Quân
và gia-đ́nh họ ra biển. Nhiều người đặt câu hỏi: “Trong những giờ giấc sôi-động
như vậy, Hải-Quân Nhân-Dân của CSBV đă làm những ǵ?
Trước hết Tướng Vơ-Nguyên-Giáp viết trong “Tổng-hành-dinh trong mùa Xuân
toàn-thắng”: Ngày 13/4, Quân khu V điện về Bộ Tổng-tham-mưu báo-cáo kế-hoạch
đánh-chiếm các đảo. Tôi điện ngay cho anh Mân: "...Các anh đă tích-cực tổ-chức
thực-hiện quyết-định của Quân-uỷ Trung-ương về việc đánh-chiếm các đảo... Ngày
hôm sau, một nguồn tin đáng tin-cậy báo về: “Có triệu-chứng quân Ngụy chuẩn-bị
rút khỏi quần-đảo Trường-Sa.” Thế là Giáp và Hoàng-Hữu-Thái, Tư-Lệnh-Phó
Hải-Quân Nhân-Dân478, tổ-chức đổ-bộ, nổ súng tiến-công, ư-định tiêu-diệt quân
trú-pḥng trên đảo Song-Tử-Tây479 cũng như các hải-đảo khác tại Trường-Sa
Bỏ
qua những bài viết tuyên-truyền của họ về chiến-công tiếp-thu Trường-Sa,
giết-hại những toán Địa-phương-quân không khả-năng tự-vệ480 như vậy, người ta
thấy một tài-liệu chính-thức của chính-quyền Hà-Nội ghi-nhận sự “lạc-bầy
tụt-hậu” của Hải-Quân Nhân-dân như sau: “Khi Sài-g̣n thất-thủ, toán tiền-phương
HQND tới được Nha-Trang”.481
C̣n nữa, sau 30 năm, một kư-giả báo VNCS viết rằng: …trưa ngày 30 tháng 4 năm
1975… Chúng tôi cũng biết rằng: Khi hầu như nhân-dân cả nước đă được sống trong
độc-lập tự-do th́ một số người lính hải-quân, đặc-công, bộ-binh vẫn phải
tiếp-tục chiến-đấu ở vùng biển đảo phía Tây-Nam Tổ-Quốc-đến tận ngày 13-6-1975
mới giải-phóng hoàn-toàn các đảo này.482
Đau ḷng cho dân Miền-Nam mất tự-do, nhưng thê-thảm và tệ-hại hơn khi “ở vùng
biển đảo phía Tây-Nam Tổ-quốc” đó, vào tháng 5 năm 1975, có tới 515 người dân
Việt-Nam vô-tội bị Hải-Quân Khmer Đỏ tàn-sát không chừa một mạng nào tại đảo
Thổ-Chu. Nhiều nhà cửa và dân-chúng Phú-Quốc cũng bị tiêu-huỷ và chết-chóc khi
tàu chiến Cộng-Sản Miên oanh-tạc bừa băi lên ḥn đảo lớn nhất và trù-phú nhất
thời đó.483
Đầu năm 2005, nhiều ngư-dân bị giết tại Vịnh Bắc-Việt, lần này kẻ sát-nhân cũng
là Cộng-Sản anh em thuộc Hải-quân Trung-Quốc. Hải-Quân Nhân-dân CS Việt-Nam làm
ǵ bất-động hay lẩn-tránh giữ hoà-b́nh484. Trước sau ǵ CSVN cũng phải trả lời
nhân-dân! Hăy trả lời luôn cả lư-do485 về những chuyến tàu-bè xâm-nhập phá-hoại
Miền-Nam mang quốc-kỳ Trung-Cộng.
Từ
Hạm-Đội HQ/VNCH chuyển sang Hạm-Đội Hải-Quân Phi
Số chiến-hạm nguyên thuộc hạm-đội HQ/VNCH được chuyển-giao Hải-Quân
Phi-Luật-Tân gồm có:
-
1 Khu-Trục-Hạm DER: Trần-Hưng-Đạo HQ-1.486
-
6 Tuần-Dương-Hạm WHEC: Trần-Quang-Khải HQ-2, Trần-Nhật-Duật HQ-3,
Trần-B́nh-Trọng HQ-5 (từng tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa), Trần-Quốc-Toản
HQ-6, Lư-Thường-Kiệt HQ-16 (từng tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa) và Ngô-Quyền
HQ-17.
-
5 Hộ-Tống-Hạm PCE: Đống-Da II HQ-07, Chi-Lăng II HQ-08, Chí-Linh
HQ-11, Ngọc-Hồi HQ-12 và Vạn-Kiếp II HQ-14.
-
5 Dương-Vận-Hạm LST (Landing Ship Tank): Cam-Ranh HQ-500, Thị-Nại
HQ-502, Nha-Trang HQ-505, Mỹ-Tho HQ-800 và Cần-Thơ HQ-801.
-
1 Cơ-Xưởng-Hạm ARL Vĩnh-Long HQ-802.
-
3 Hải-Vận-Hạm LSM (Landing Ship Medium): Hát-Giang HQ-400, Hàn-Giang
HQ-401 và Hương-Giang HQ-404.
-
3 Trợ-Chiến-Hạm LSSL (Landing Ship Support Large): Đoàn-Ngọc-Tảng
HQ-228, Lưu-Phú-Thọ HQ-229 và Nguyễn-Đức-Bổng HQ-231.
-
3 Giang-Pháo-Hạm LSIL (Landing Ship Infantry Large): Thiên-Kích
HQ-329, Lôi-Công HQ-330 và Tầm-Sét HQ-331.
-
2 Hoả-Vận-Hạm (Tàu chở dầu): HQ-470 và HQ-471.
-
1 Tuần-Duyên-Đĩnh PGM: Ḥn-Tróc HQ-618.
Khu-Trục-Hạm Trần-Hưng-Đạo HQ-1 trở-thành Soái-Hạm của Hải-Quân Phi-Luật-Tân,
mang tên BRP Rajah Lakandula (PS 4).
Tuần-Dương-Hạm Lư-Thường-Kiệt HQ-16 trở-thành PS7 Andres Bonifacio của Hải-Quân
Phi-Luật-Tân.
Hộ-Tống-Hạm Đống-Đa II HQ-07 trở-thành PS22 Sultan Kudarat của Hải-Quân
Phi-Luật-Tân.
Trên
bước đường tị-nạn, hầu-hết các Cựu Quân-nhân HQVNCH đều có một giai-đoạn ngắn
tạm-trú trong những căn lều vải tại đảo Guam.
Chương 7
Hệ-thống
Tổ-Chức Tổng-Quát Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
Khởi đi từ số không, sau hơn 20 năm tiến-triển, Hải-Quân Việt-Nam487
đă thực-sự trưởng-thành.488 Về tổ-chức, nói một cách tổng-quát, Hải-Quân được
mô-tả như dưới đây:
Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân
Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân489 có nhiệm-vụ điều-hành, quản-trị và phát-triển
Quân-chủng. Đứng đầu cơ-quan đầu-năo có Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam. Phụ-Tá là
Tư-Lệnh-Phó, rồi đến Tham-Mưu-Trưởng trách-nhiệm tham-mưu.
Sơ-đồ
Tổ-Chức HQVNCH.
H́nh-ảnh
sân cờ Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân và đường xuống cầu Đô-Đốc.
Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân được chia ra làm các khối tham-mưu chính như sau:
- Khối Hành-Quân
- Khối Tiếp-vận
- Khối Nhân-viên
- Khối Chiến-tranh Chính-trị
- Khối Quân-huấn
- Khối Quân-y
- Sở An-ninh Hải-Quân và
- Văn-pḥng Tổng-Thanh-tra.
Có 5 Tham-Mưu-Phó các Khối Hành-Quân, Tiếp-vận, Nhân-viên,
Chiến-tranh Chính-trị và Quân-huấn. Có-Trưởng-Khối Quân-Y, Trưởng-Sở An-ninh
Hải-Quân và Tổng-Thanh-Tra. Cấp-số Phó-Đề-Đốc.
Mỗi khối chia ra nhiều pḥng. Trưởng-Pḥng có cấp-số Đại-Tá.
Chức-vụ
Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam
Chức-vụ Tư-Lệnh490 Hải-Quân Việt-Nam được lần-lượt đảm-nhiệm bởi các
Sĩ-Quan sau đây:
-
HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ từ 20-8-1955 đến 11-1957 (thăng-cấp HQ
Trung-Tá, rồi HQ Đại-Tá trong chức-vụ).
-
HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn từ 11-1957 đến 6-8-1959 (thăng-cấp HQ
Trung-Tá khi được bổ-nhiệm).
-
HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền từ 6-8-1959 đến 1-11-1963 (thăng-cấp HQ
Trung-Tá khi được bổ-nhiệm, thăng-cấp HQ Đại-Tá trong chức-vụ).
-
HQ Đại-Tá Chung-Tấn-Cang từ 11-1963 đến 4-1965 (thăng-cấp HQ Đại-Tá
khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó-Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).
-
HQ Đại-Tá Trần-Văn-Phấn từ 26-4-1965 đến tháng 9-1966.
-
Trung-Tướng Cao-Văn-Viên từ 9-1966 đến tháng 10-1966.
-
HQ Đại-Tá Trần-Văn-Chơn từ 1-11-1966 đến tháng 1-11-1974 (thăng-cấp HQ
Đại-Tá khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó-Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).
-
Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh từ tháng 1-11-1974 đến tháng 3-1975.
-
Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang từ tháng 3-1975 đến 30-4-1975.491
Quang-cảnh nghi-lễ trang-nghiêm trên Cầu-Tàu Đô-Đốc trong một buổi đón-tiếp
giới-chức Đồng-Minh.
Các
Lực-Lượng Chiến-đấu 492
Lực-Lượng Chiến-đấu của Hải-Quân Việt-Nam điều-hành bởi 7 Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân Vùng và 9 Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng khác nhau như sau:
- 5 Vùng Duyên-Hải
- 2 Vùng Sông-Ng̣i
- Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-đô
- Đặc-Khu Rừng-Sát
- Liên-Đoàn Tuần-Giang
- Hạm-Đội
- Lực-Lượng Thuỷ-Bộ
- Lực-Lượng Tuần-Thám
- Lực-Lượng Trung-Ương
- Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải
- Và Thuỷ-Quân Lục-Chiến, Lực-Lượng Tổng-Trừ-Bị của QL/VNCH.
Năm Vùng
Duyên-Hải
Để phù-hợp với tổ-chức lănh-thổ và chiến-thuật, Hải-Quân Việt-Nam
chia duyên-hải thành 5 Vùng được gọi là: Vùng I Duyên-Hải, Vùng II Duyên-Hải
Vùng III Duyên-Hải, Vùng IV Duyên-Hải và Vùng V Duyên-Hải.
Vùng Duyên-Hải có nhiệm-vụ chính-yếu là
- duy-tŕ an-ninh duyên-hải, các hải-đảo,
- ngăn-chặn sự xâm-nhập bất-hợp-pháp bằng đường thuỷ,
- điều-động hành-quân các đơn-vị Hải-Quân trực-thuộc,
- tăng-phái và yểm-trợ hành-quân cho các Quân-Khu liên-hệ.
Đơn-vị chính-yếu của Vùng Duyên-Hải là
- các Duyên-Đoàn,
- các Hải-Đội Duyên-pḥng,
- các Đài Radar Kiểm-Báo,
- các Căn-cứ Hải-Quân đồn-trú trong lănh-thổ trách-nhiệm.
Suốt dọc duyên-hải Việt-Nam có 28 Duyên-Đoàn và 16 đài Radar
Kiểm-Báo rải-rác. Mỗi Duyên-Đoàn có 12 chiến-thuyền gắn động-cơ và gồm các loại:
- Ghe Chủ-lực,
- Ghe Thiên-nga,
- Duyên-Kích-Đĩnh.
Mỗi Hải-Đội Duyên-pḥng được trang-bị với những loại chiến-đĩnh gồm:
- Các Duyên-Tốc-Đĩnh- Patrol Craft, Fast (PCF).
- Các Tuần-Duyên-Đĩnh (WPB).
Hai Vùng
Sông-Ng̣i
Hải-Quân Việt-Nam có hai Vùng Sông-Ng̣i:
- Vùng 3 Sông-Ng̣i bao-gồm các sông-rạch thuộc lănh-thổ Quân-Khu
III.
- Vùng 4 Sông-Ng̣i bao-gồm các sông-rạch thuộc lănh-thổ Quân-Khu IV.
Hai Vùng Sông-Ng̣i này có nhiệm-vụ chính-yếu là duy-tŕ an-ninh trên
các sông-rạch, ngăn-chặn Cộng-Sản sử-dụng đường thuỷ để liên-lạc và xâm-nhập
vùng trách-nhiệm; yểm-trợ hành-quân cho các đơn-vị bạn; phối-hợp hành-quân
Liên-Quân và yểm-trợ kế-hoạch b́nh-định phát-triển địa-phương. Ngoài các Căn-cứ
Hải-Quân, đơn-vị chính-yếu của Vùng Sông-Ng̣i là những Giang-Đoàn Xung-phong
được trang-bị bởi các Giang-đĩnh cũ do Hải-Quân Pháp để lại, gồm có các loại sau
đây:
- Soái-Đĩnh
- Tiền-Phong-Đĩnh
- Quân-Vận-Đĩnh
- Tiểu-Vận-Đĩnh
- Tiểu-Giáp-Đĩnh.
Hải-Quân
Biệt-Khu Thủ-Đô
Hải-Quân Biệt-Khu Thủ-Đô là vùng sông-ng̣i thuộc lănh-thổ Biệt-Khu
Thủ-đô, được thành-lập mục-đích thống-nhất việc điều-hành các đơn-vị Hải-Quân
tại Sài-G̣n để góp phần bảo-vệ Thủ-Đô và cung-cấp những dịch-vụ cần-thiết cho
các đơn-vị Hải-Quân đồn-trú tại Sài-G̣n. Ngoài ra Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Biệt-Khu
Thủ-đô c̣n có nhiệm-vụ bảo-vệ an-ninh cho Quân-cảng và Thương-cảng Sài-G̣n.
Đặc-Khu
Rừng-Sát
Kể từ năm 1962, Hải-Quân Việt-Nam được chỉ-định trách-nhiệm an-ninh
khu-vực bao-gồm hai con sông chiến-lược quan-trọng: sông Ḷng-Tàu và sông
Soài-Rạp. Hai con sông này là trục-lộ huyết-mạch nối liền Thủ-đô Sài-G̣n với
Biển-Đông. Đặc-Khu Rừng-Sát493 là một rừng chồi dày-đặc, thích-hợp cho hoạt-động
của du-kích Cộng-sản; do đó việc đảm-trách an-ninh trên các sông-rạch liên-hệ
rất khó-khăn. Tuy-nhiên Hải-Quân Việt-Nam đă giữ an-ninh cho hàng ngàn
thương-thuyền tiếp-tế cho Sài-G̣n. Điều này chứng-tỏ khả-năng hữu-hiệu của các
Lực-Lượng tuần-tiễu Hải-Quân tại Đặc-Khu Rừng-Sát. Cựu Đại-Tá Nelson, một
Sĩ-Quan HQHK từng làm việc tại Đặc-khu này đă tiểu-thuyết-hoá những hoạt-động
giữ an-ninh thuỷ-lộ chiến-lược này qua một cuốn sách của Ông.494
Huy-Hiệu
Đặc-Khu Rừng-Sát
Trục-Lôi-Đĩnh MSB hoạt-động rất hữu-hiệu trên Sông Ḷng-Tàu.
Liên-Đoàn Tuần-Giang
Trước đây Liên-Đoàn Tuần-Giang thuộc Địa-Phương-Quân, sau đó được
sáp-nhập vào Hải-Quân; gồm có:
- 24 Đại-đội Tuần-Giang,
- 3 Đại-đội sửa-chữa,
- 1 Trung-Tâm Huấn-luyện tại Cát-Lái.
Các Đại-đội Tuần-Giang được thành-lập để yểm-trợ hành-quân cho những Tiểu-Khu
liên-hệ và bảo-vệ an-ninh trên sông-rạch.
Chiến-đĩnh Tuần-Giang gồm có các loại:
- Quân-Vận-Đĩnh LCM,
- Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP.
Hạm-Đội
Hạm-Đội là đại đơn-vị ṇng-cốt của Hải-Quân Việt-Nam, quản-trị
hành-chánh cho các chiến-hạm có khả-năng hoạt-động ngoài biển.
Các chiến-hạm Hạm-Đội VNCH thường-xuyên:
(1)- tuần-tiễu
(a) cận-duyên bảo-vệ lănh-hải và vùng cận-duyên,
(b) tuần-tiễu vùng viễn-duyên để phát-giác và ngăn-chặn kịp-thời các hoạt-động
của địch
(2)- hành-quân đổ-bộ, chuyên-chở, tiếp-tế, yểm-trợ sửa-chữa các tiểu-đĩnh tại
vùng hành-quân
(3)- phối-hợp hành-quân và yểm-trợ Hải-pháo cho các đơn-vị bạn.
(4)- bảo-vệ tài-nguyên, chống lại mọi hoạt-động bất-hợp-pháp.
(5)- Phong-toả hải-phận địch-quân.
(6)- Đổ-bộ chiếm-cứ lănh-thổ địch.
(7)- Hành-quân phá-huỷ các vị-trí địch.
(8)- Tiêu-diệt Hải-Quân của địch.495
Yểm-trợ
Hải-pháo một ngày mù trời.
Lực-Lượng Thuỷ-bộ:
Được thành-lập từ tháng 6 năm 1969 để thay-thế Lực-Lượng Đặc-nhiệm 117 của
Hải-Quân Hoa-Kỳ. Lực-Lượng Thuỷ-Bộ hoạt-động tại vùng đồng-bằng sông Cửu-Long,
gồm các chiến-đĩnh sau đây:
- Soái-Đĩnh Thuỷ-Bộ
- Tiền-Phong-Đĩnh
- Quân-Vận-Đĩnh Tác-chiến
- Trợ-Chiến-Đĩnh
Lực-Lượng Tuần-Thám
Lực-Lượng Tuần-Thám được thành-lập từ tháng 10 năm 1969 và gồm có 14
Giang-Đoàn, chia ra thành 6 Liên-Đoàn Tuần-Thám.
Nhiệm-vụ chính-yếu của Lực-Lượng Tuần-Thám là tuần-tiễu, bảo-vệ an-ninh
sông-ng̣i và ngăn-chặn sự xâm-nhập lén-lút của Cộng-Sản Bắc-Việt bằng đường thuỷ
qua ngă hành-lang biên-giới Miên-Việt.
Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang-bị các Giang-Tốc-Đĩnh tối-tân có vận-tốc cao
và khả-năng hoạt-động trong các nơi sông cạn và rất dễ-dàng vận-chuyển.
Lực-Lượng Trung-Ương
Lực-Lượng Trung-Ương được thành-lập nhằm mục-đích tập-trung-một số đơn-vị
Hải-Quân, để thi-hành những nhiệm-vụ đặc-biệt có tầm hoạt-động liên vùng.
Lực-Lượng Trung-Ương gồm có các đơn-vị sau đây:
- 07 Giang-Đoàn Ngăn-chặn
- 02 Giang-Đoàn Trục-lôi
Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Thuỷ-Quân Lục-Chiến đă được bành-trướng tới cấp Sư-Đoàn. Tuy nằm
trong Quân-chủng Hải-Quân một cách lỏng lẻo về phương-diện tổ-chức
quân-binh-chủng, nhưng trên thực-tế về hành-quân, Binh-chủng này là Lực-Lượng
Tổng-Trừ-Bị đặt dưới quyền điều-động hành-quân của Bộ Tổng-Tham-Mưu.
Phù-hiệu
Thuỷ-Quân Lục-Chiến với 4 chữ Danh-Dự Tổ-Quốc.
Cấp-số lư-thuyết của Sư-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến là 14,072 người.
Luôn-luôn, quân-số của Sư-Đoàn được bổ-sung kịp-thời mỗi khi bị hao-hụt v́
chiến-trận.
Vào năm 1974 v́ nhu-cầu hành-quân, Lữ-Đoàn 468 gồm các Tiểu-Đoàn 14 Tiểu-Đoàn
16, Tiểu-Đoàn 18 và 1 Pháo-Đội 105 ly được ra đời để chuẩn-bi lần cho việc
tổ-chức Sư-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến thứ hai.496
Truy-t́m công-báo chính-phủ cũng như văn-thư của Bộ Quốc-pḥng, không ai thấy có
giấy-tờ nào quy-định Binh-chủng TQLC thay-đổi qua Lục-Quân (hay Không-quân).
Hiển-nhiên các “Chiến-sĩ Mũ Xanh Cọp Biển” dù hệ-thống hành-quân có xa-cách,
nhưng vẫn là những người lính thuỷ thuộc Quân-chủng Hải-Quân.
Sở
Pḥng-Vệ Duyên-Hải
Huy-hiệu
Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải.
Sở
Pḥng-Vệ Duyên-Hải thành-lập từ tháng 3 năm 1964, được đặt trực-thuộc Quân-chủng
Hải-Quân về phương-diện nhân-viên và hành-chánh. Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải có
nhiệm-vụ thi-hành các chỉ-thị của Nha Kỹ-Thuật Bộ Tổng-Tham-Mưu để thi-hành các
công-tác hành-quân đặc-biệt của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà dọc duyên-hải Nam
cũng như Bắc Việt-Nam.
H́nh-ảnh
một số Sĩ-Quan phục-vụ Sở Pḥng-vệ Duyên-Hải năm 1968.
Biệt-hải, Huấn-luyện và hoạt-động.
Sở
Pḥng-Vệ Duyên-Hải-Sử-dụng Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN cho các hoạt-động trên
biển. Sở cũng sử-dụng biệt-hải cho công-tác đổ-bộ trên bờ.
Biệt-hải được huấn-luyện như một điệp-viên chiến-tranh thuần-túy để thích-nghi
với mọi môi-trường như lặn, đổ-bộ và nhảy trực-thăng từ một cao-độ khá nguy-hiểm
mà không cần dù. Biệt-hải biết sử-dụng tất cả loại vũ-khí, của ta lẫn của địch,
và có khả-năng xâm-nhập, trốn-thoát và sống-c̣n (survival).
H́nh
chụp trong ngày tốt-nghiệp một lớp huấn-luyện Biệt-Hải. 497
Thời-gian huấn-luyện là mười sáu tuần-lễ, kể luôn cả "tuần-lễ địa-ngục". Muốn
vượt qua "Tuần-lễ địa-ngục", học-viên phải qua các thử-thách rất khó-khăn mà một
người thể-lực trung-b́nh không thể nào vượt qua nổi.
Một số khoá-sinh Biệt-hải khi ra trường xin chuyển sang Sở Pḥng-vệ
Duyên-Hải, chuyên thi-hành công-tác xâm-nhập Miền-Bắc, từ bắc Vĩ-tuyến 17. Một
số tốt-nghiệp thuộc quân-số Hải-quân về phục-vụ tổ-chức Người-Nhái của
quân-chủng HQVNCH.
Chỉ-huy
và Điều-động Hành-Quân
Để việc hành-quân được hữu-hiệu, các Lực-Lượng Chiến-đấu Hải-Quân
được đặt dưới sự Chỉ-huy và điều-động hành-quân của BTL/Hhq/LĐ Sông và BTL/Hhq/
LĐ Biển.
Bộ
Chỉ-Huy Hành-quân Lưu-động Sông
Chỉ-huy và điều-động các cuộc hành-quân trong sông-ng̣i thuộc lănh-thổ Quân-Khu
III - Quân-Khu IV và Biệt-Khu Thủ-Đô nhằm mục-đích ngăn-chặn địch-quân xâm-nhập
và chuyển-vận tiếp-tế bằng đường sông. Bảo-vệ an-ninh sông-ng̣i và yểm-trợ các
Sư-Đoàn Bộ-Binh hành-quân qua các cuộc Hành-Quân Trần-Hưng-Đạo 36, 41, 43, 44.
Bộ
Tư-Lệnh Hành-Quân Lưu-động Biển
Để
việc kiểm-soát toàn-thể Hải-phận Việt-Nam Cộng-Hoà được thực-hiện hữu-hiệu và
liên-tục, Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân Lưu-Động Biển (BTL/HhQ/LĐ Biển) được thành-lập để
chỉ-huy và điều-động các cuộc hành-quân Trần-Hưng-Đạo Biển dọc theo duyên-hải
Việt-Nam, nhằm tạo một màn lưới ngăn-chặn mọi sự xâm-nhập của Cộng-Sản Bắc-Việt
bằng đường biển, đồng-thời yểm-trợ các Lực-Lượng bạn dọc hải-biên, hành-quân
diệt địch và b́nh-định phát-triển. Có 5 vùng Hành-Quân Biển, mỗi vùng được
kiểm-soát bởi một Lực-Lượng Đặc-nhiệm gồm khoảng 100 chiến-hạm, chiến-đĩnh và
chiến-thuyền.
Tính từ bờ ra khơi, Hành-Quân Biển chia thành 3 hành-lang tuần-tiễu:
-
Hành-lang cận-duyên từ bờ-biển ra đến 12 hải-lư và được các chiến-thuyền,
Duyên-Tốc-Đĩnh, Tuần-Duyên-Đĩnh, Tuần-Duyên-Hạm đảm-trách hoạt-động tuần-tiễu.
-
Hành-lang viễn-duyên từ 12 hải-lư ra đến 52 hải-lư được những loại chiến-hạm sau
đây đảm-trách tuần-tiễu: Khu-Trục-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Hộ-Tống-Hạm.
-
Hành-lang Không-thám từ 52 hải-lư đến 100 hải-lư do các phi-cơ Không-thám HQ
Hoa-Kỳ trách-nhiệm hoạt-động.498
Hệ-thống
Tiếp-vận Hải-Quân
Kể từ năm 1970 với sự gia-tăng nhanh-chóng về quân-số, cũng như
trang-cụ, chiến-hạm và chiến-đĩnh; Bộ Tư-Lịnh HQ có thêm các chức-vụ Tham-Mưu-
Phó Hành-Quân, Tiếp-Vận, v.v...
Tham-mưu-Phó Tiếp-Vận lúc bấy giờ, vừa điều-hành tiếp-vận cho các
đơn-vị Hải-Quân, vừa phối-hợp tổ-chức các cơ-cấu yểm-trợ tiếp-vận tại mỗi
địa-phương, sao cho phù-hợp với nhu-cầu hành-quân và các vị-trí chiếm-đóng của
các đơn-vị Hải-Quân.
Để
điều-hành cả guồng máy tiếp-vận Hải-Quân, BTL/HQ quyết-định thành-lập Bộ Chỉ-huy
Yểm-trợ Tiếp-vận HQ (BCH/YT/TV/HQ). Trong giai-đoạn tổ-chức và trang-bị cho các
đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận tại địa-phương, Tham-Mưu-Phó Tiếp-vận được chỉ-định
kiêm-nhiệm chức-vụ Chỉ-huy-trưởng BCH/YT/TV/HQ.
Sơ-đồ
Tổ-chức Tham-mưu Khối Tiếp-Vận thuộc BTL/HQ.
Cho đến tháng 4 /72, để sự phân-nhiệm được rơ-ràng giữa hai phần-vụ Tham-Mưu tại
BTL/HQ và việc điều-hành yểm-trợ tiếp-vận, một Sĩ-Quan Hải-Quân khác đă được
bổ-nhiệm làm Chỉ-Huy-Trưởng BCH/YT/TV/HQ.499
Các đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận trung ương gồm có:
Hải-Quân Công-Xưởng,
Trung-Tâm Tiếp-Liệu,
Ty
Công-Thự Tiện-Ích,
Trung-Tâm Sửa-chữa Điện-Tử,
Trung-Tâm Hành-Chánh HQ,
Khối Quân-Y HQ.
Các đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận tại địa-phương gồm có:
-
7 Căn-Cứ Yểm-trợ Tiếp-Vận:
CCYT / TV Đà-Nẵng,
CCYT / TV Cam-Ranh,
CCYT / TV Nhà-Bè,
CCYT / TV Đồng-Tâm,
CCYT / TV B́nh-Thuỷ,
CCYT / TV Cát-Lở,
CCYT / TV An-Thới.
-
7 Tiền-Doanh Yểm-trợ Tiếp-Vận:
TDYT / TV Quy-Nhơn,
TDYT / TV Cát-Lái,
TDYT / TV Rạch-Sỏi,
TDYT / TV Năm-Căn,
TDYT / TV Bến-Lức,
TDYT / TV Thuận-An (trực-thuộc CCYTTV Đà-Nẵng),
TDYT / TV Mỹ-Tho (trực-thuộc CCYTTV Đồng-Tâm).
-
2 tàu chuyển-vận và tiếp-tế.
Nói đến quân-số, Bộ Chỉ-Huy này quản-trị hành-chánh, kỹ-thuật,
tiếp-vận liên-hệ đến một quân-số thật lớn-lao, có khi lên đến trên 10,000 người.
Các
Căn-Cứ Yểm-trợ Tiếp-Vận và Tiền-Doanh Yểm-trợ Tiếp-Vận thống-thuộc BCH/YT/TV/HQ.
Các đơn-vị trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Yểm-Trợ Tiếp-Vận Hải-Quân gồm có:
*
Hải-Quân Công-Xưởng, Trung-Tâm Tiếp-Liệu, Ty Công-Thự Tiện-Ích,
Trung-Tâm Sửa-chữa Điện-Tử.
*
07 Căn-cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận tại: Đà-Nẵng, Cam-Ranh, Cát-Lở, Nhà-Bè,
An-Thới, Đồng-Tâm và B́nh-Thuỷ.
*
Các Tiền-Doanh Yểm-trợ Tiếp-Vận.
Sơ-đồ
Điều-Hành Trung-Tâm Tiếp-Liệu.
Huấn-luyện
Hải-Quân Việt-Nam có 03 Trung-Tâm Huấn-luyện tại Nha-Trang, Cam-Ranh
và Sài-G̣n.500:
*
TTHL/HQ Nha-Trang: Có khả-năng huấn-luyện từ 1,200 đến 1,500 khoá-sinh
gồm có các trường Sĩ-Quan Hải-Quân, trường Cao-Đẳng Chuyên-nghiệp và trường
Trung / Sơ-Đẳng Chuyên-nghiệp (khi có nhu-cầu).
*
TTHL/HQ Cam-Ranh: Có khả-năng huấn-luyện từ 1,500 đến 1,800 khoá-sinh
gồm các trường Huấn-luyện Chiến-hạm, trường Pḥng-tai, trường Sơ-Đẳng
Chuyên-nghiệp và trường Tân-binh Hải-Quân.
*
TTHL/HQ Sài-G̣n: Có khả-năng huấn-luyện 200 khoá-sinh gồm các trường
Chỉ-huy Tham-Mưu Hải-Quân, trường Chuẩn-Úy Đoàn-viên, trường Trung-Đẳng
Chuyên-nghiệp và các khoá huấn-luyện bổ-túc ngắn hạn.
Một trong những nhóm Huấn-Luyện-Viên gương-mẫu, tối-yếu cho khả-năng
hoạt-động của các chiến-hạm Hạm-Đội, thường được gọi là Trường Huấn-Luyện Ngoài
Khơi. Trường này trực-thuộc TTHL/HQ Cam-Ranh (hay TTHL/HQ Sài-G̣n, hay TTHL
Bổ-Túc trước đó), chưa bao-giờ là một đơn-vị biệt-lập, mặc-dù Trưởng Nhóm
luôn-luôn là những Sĩ-Quan thâm-niên, kinh-nghiệm hải-nghiệp già-dặn.
Chỉ-Huy-Trưởng và các khoá-sinh trường Chỉ-huy Tham-Mưu Hải-Quân chụp h́nh trước
cột cờ Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Sài-G̣n.
Ngoài ra c̣n có một Trung-Tâm Huấn-luyện Tuần-Giang tại Cát-Lái
trực-thuộc Liên-Đoàn Tuần-Giang, chuyên phụ-trách huấn-luyện thêm các khoá
Hạ-Sĩ-Quan và Sơ-Đẳng chuyên-nghiệp các ngành Quản-kho và Tiếp-vụ.
Chiếc bè
này gồm nhiều ngăn kín nước được một tàu kéo ḍng rất xa đằng sau, dùng làm bia
cho các chiến-hạm thực-tập tác-xạ.Trợ-huấn-cụ này không thể thiếu trong việc
huấn-luyện của Trường Huấn-Luyện Ngoài-Khơi.
Chương 8
Điều-hành của một số Đại-Đơn-Vị và Đơn-vị Tiêu-chuẩn
Hoạt-động và tổ-chức điều-hành một số đại-đơn-vị và đơn-vị tiêu-chuẩn được
tŕnh-bày dưới đây:501
Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang
Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang toạ-lạc trên đường Duy-Tân
nối dài, qua khỏi phi-trường quân-sự Nha-Trang và trước khi tới Chụt.
Công-tác xây-cất Trung-Tâm Huấn-luyện được khởi-sự vào tháng 11-1951
và hoàn-tất vào tháng 7-1952. Hải-Quân Pháp chuyển-giao hoàn-toàn cho Hải-Quân
Việt-Nam ngày 7 tháng 11 năm 1955.
Quang-cảnh Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang ngày Thanh-Tra.
Từ
ngày Hải-Quân Việt-Nam chính-thức điều-hành cho đến tháng 4-1975, Trung-Tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đă được các Sĩ-Quan sau đây chỉ-huy:
-
Hải-Quân Đại-Úy Chung-Tấn-Cang từ 7-11-55 đến 29-3-58 (thăng-cấp Thiếu-Tá trong
chức-vụ).
-
Hải-Quân Thiếu-Tá Đặng-Cao-Thăng từ 29-3-58 đến 10-2-60.
-
Hải-Quân Thiếu-Tá Vương-Hữu-Thiều-từ 10-2-60 đến 19-1-63.
-
Hải-Quân Đại-Úy Dư-Trí-Hùng từ 19-1-63 đến 23-12-63 (thăng-cấp Thiếu-Tá trong
chức-vụ).
-
Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn-Đức-Vân từ 23-12-63 đến 26-2-66.
-
Hải-Quân Thiếu-Tá Bùi-Hữu-Thư từ 26-2-66 đến 13-7-66.
-
Hải-Quân Đại-Tá Đinh-Mạnh-Hùng từ 13-7-66 đến 1-3-69.
-
Hải-Quân Đại-Tá Khương-Hữu-Bá từ 1-3-69 đến 6-8-71.
-
Hải-Quân Trung-Tá Nguyễn-Trọng-Hiệp từ 6-8-71 đến 16-1-73 (thăng-cấp Đại-Tá
trong chức-vụ).
-
Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Thanh-Châu từ 16-1-73 đến 4-75 (thăng-cấp Phó-Đề-Đốc
trong chức-vụ).
Phó-Đề-Đốc Nguyễn-Thanh-Châu, vị Chỉ-Huy-Trưởng cuối cùng của TTHL/HQ Nha-Trang
Chỉ-Huy-Trưởng TTHL/HQ Nha-Trang trong buổi lễ chuyển-giao Quân-kỳ từ khoá đàn
anh sang khoá đàn em.
Từ khoá đầu-tiên do Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam tuyển-mộ và
huấn-luyện, khoá 8 Sĩ-Quan Hải-Quân Nha-Trang, tiêu-chuẩn tuyển-chọn Sinh-Viên
Sĩ-Quan Hải-Quân là bằng tú-tài toàn-phần, ban toán. Sinh-Viên được huấn-luyện
quân-sự theo tiêu-chuẩn các Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân quốc-tế. Về văn-hoá,
Sinh-Viên được giảng-dạy theo chương-tŕnh Đại-học. Chương-tŕnh thụ-huấn là hai
năm và Sinh-Viên ra trường với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.
Sau năm 1962, v́ số-lượng Sĩ-Quan tốt-nghiệp không đủ cung-ứng cho
nhu-cầu Hải-Quân, thời-gian huấn-luyện được rút ngắn bớt đi bốn tháng.
Đến năm 1969 v́ t́nh-trạng đôn quân, sau khoá 18 Sinh-Viên Sĩ-Quan, một lần nữa
Hải-Quân lại phải thay-đổi luôn chương-tŕnh huấn-luyện Sĩ-Quan mười tám tháng.
Kể từ khoá 19, Sinh-Viên được tuyển-mộ nhiều hơn, khoảng hai trăm
Sinh-Viên cho mỗi khoá. Về văn-hoá, Sinh-Viên vẫn được dạy theo chương-tŕnh
Đại-học như các khoá đàn anh. Về quân-sự, Sinh-Viên được rèn-luyện theo hệ-thống
tự chỉ-huy. Sau khi thụ-huấn một năm, Sinh-Viên được đi thực-tập trong thời-gian
ngắn rồi tốt-nghiệp với cấp-bậc Thiếu-Úy Hải-Quân.
Khoá 26 Sinh-Viên Sĩ-Quan Hải-Quân là khoá cuối-cùng của Trung-Tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang.
Trong suốt thời-gian từ khi thành-lập cho đến tháng 4-1975,
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang đă huấn-luyện 26 Khoá Sĩ-Quan Hải-Quân
cả hai ngành chỉ-huy lẫn cơ-khí; hoàn-tất nhiều khoá Sĩ-Quan Đặc-biệt, đào-tạo
chừng 16,000 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên chuyên-nghiệp đủ mọi ngành.
Bản tổng-kết ghi-nhận số-lượng Sinh-Viên của 26 Khoá Sĩ-Quan Hải-Quân như sau:
Khoá 1: 9 Sinh-Viên
Khoá 2: 16 Sinh-Viên
Khoá 3: 23 Sinh-Viên
Khoá 4: 15 Sinh-Viên
Khoá 5: 23 Sinh-Viên
Khoá 6: 21 Sinh-Viên
Khoá 7: 46 Sinh-Viên
Khoá 8: 50 Sinh-Viên
Khoá 9: 38 Sinh-Viên
Khoá 10: 55 Sinh-Viên
Khoá 11: 81 Sinh-Viên
Khoá 12: 103 Sinh-Viên
Khoá 13: 87 Sinh-Viên
Khoá 14: 100 Sinh-Viên
Khoá 15: 108 Sinh-Viên
Khoá 16: 134 Sinh-Viên
Khoá 17: 136 Sinh-Viên
Khoá 18: 95 Sinh-Viên
Khoá 19: 272 Sinh-Viên
Khoá 20: 261 Sinh-Viên
Khoá 21: 269 Sinh-Viên
Khoá 22: 248 Sinh-Viên
Khoá 23: 282 Sinh-Viên
Khoá 24: 279 Sinh-Viên
Khoá 25: 186 Sinh-Viên
Khoá 26: 182 Sinh-Viên
Tổng-Cộng vào khoảng 3,200 Sinh-Viên. 502
Tổ-Chức
TTHL/HQ Nha-Trang
Theo Sơ-đồ tổ-chức, hai khối Quân-Sự-Vụ và Văn-Hoá-Vụ liên-hệ mật-thiết đến việc
huấn-luyện cho khoá-sinh.
1) Khối
Quân-Sự-Vụ: Có 2 Liên-Đoàn:
a)
Liên-Đoàn SVSQ gồm 2 khoá, một khoá đàn-anh và một khoá đàn-em.
b)
Liên-Đoàn Chuyên-nghiệp gồm các khoá-sinh tân-tuyển cũng như các
khoá-sinh học chuyên-nghiệp, các HSQ học chuyên-nghiệp. Trách-nhiệm về
sinh-hoạt, quân-phong quân-kỷ, hệ-thống tự chỉ-huy, các cuộc thanh-tra, tổ-chức
các cuộc lễ diễn-hành và lễ măn-khoá.
c)
Pḥng Thể-Thao đảm-trách việc huấn-luyện thể-dục, thể-thao và vơ-thuật.
2) Khối
Văn-Hoá-Vụ: Có 2 trường:
a)
Trường Sĩ-Quan Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng.
b)
Trường Sơ-Đẳng Chuyên-Nghiệp Hải-Quân, có một Hiệu-Trưởng. Trách-nhiệm
về các chương-tŕnh huấn-luyện, tổ-chức thi định-kỳ, thi trắc-nghiệm và thi
măn-khoá.
c)
Quản-Lư Thư-viện và pḥng Trợ-Huấn-Cụ.503
Sơ-đồ
tổ-chức Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang trong giai-đoạn Trung-Tâm
điều-hành Trường Sĩ-Quan Hải-Quân và các Trường Chuyên-Nghiệp.
Hải-Quân Trung-Tá Hà-Ngọc-Lương (Thủ-khoa Khoá 9 SQHQ) cùng vợ con tại Trung-Tâm
Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang ngày 28-3-1975 sau khi đơn-vị của ông di-tản vào
Sài-G̣n. Khi Quân-lực VNCH rút-lui khỏi Nha-Trang di-tản vào Sài-G̣n, Hải-Quân
Trung-Tá Hà-Ngọc-Lương, không muốn hàng giặc đă tự-sát cùng vợ con tại văn-pḥng
Văn-Hoá-Vụ-Trưởng Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân.
Hải-Quân
Công-xưởng Sài-G̣n
Vào thời Nguyễn-Ánh chiến-tranh với Tây-Sơn, một xưởng Chu-Sư tại
Gia-Định được h́nh-thành. Sử-gia Trịnh-Hoài-Đức ghi-nhận: xưởng lập vào tháng 12
năm Canh-Tuất (đầu năm 1791), dọc từ bờ sông Tân-B́nh đến sông B́nh-Trị, chứa
những dụng-cụ thuỷ-chiến và các loại ghe tàu. Cuốn sách “Gia-Định Thành Thông
Chí” viết: Xưởng Chu-Sư ở về phía Đông thành Phiên-An, dài 3 dặm. John Barrow
cũng ghi chép là xưởng này vừa đóng tàu-thuyền vừa chế-tạo vũ-khí. Lelabrousse
tả các xưởng này: Các xưởng thuỷ-quân và quân-cảng của Nguyễn-Ánh làm người
ngoại-quốc ngạc-nhiên và chắc sẽ khiến cả Âu-châu thán-phục...504 Trong
giai-đoạn đó (1792-1793) riêng số lính thợ làm thuốc súng ở xưởng đă có tới
8,000 người.505 Tóm lại, xưởng Chu-Sư vào cuối thế-kỷ 18 rất đông nhân-công và
rất rộng, chạy dài theo sông Thị-Nghè suốt dọc từ Thảo-Cầm-Viên ra đến tận sông
Sài-G̣n.
Hải-Quân Công-Xưởng mà ta thấy sau này, chỉ chiếm một phần phía Đông-Nam của
Xưởng cũ, số thợ làm việc cũng ít hơn. Tuy vậy, Hải-Quân Công-Xưởng vẫn c̣n là
một trong những Thuỷ-xưởng lớn nhất Đông-Nam Á-Châu. Hải-Quân Công-Xưởng gồm 87
toà nhà; mỗi toà nhà được sử-dụng như một cơ-xưởng.
Ngoài các cơ-xưởng c̣n có hai ụ ch́m; một ụ dài 520 feet và ụ kia
dài 119 feet; một ụ nổi có khả-năng sửa tàu nặng một ngàn tấn; bốn đường rầy,
bảy cần trục lưu-thông, một ḷ nấu-chảy. Các cơ-sở đó toạ-lạc trên 53 mẫu
đất.506
Nói tổng-quát, Hải-Quân Công-xưởng là một đơn-vị lớn, có hơn 4,000
thợ dân-chính và gần 1,000 quân-nhân các cấp có khả-năng nghề-nghiệp để
đảm-nhiệm những công-việc sau:
- Sửa-chữa đại-kỳ, định-kỳ,
- Sửa-chữa bất-thường.
- Tân-trang và chế-tác chiến-đĩnh.507
Các ghe Hải-Thuyền, ghe Ferro-Cement lưới gà được sản-xuất từ HQCX.
Với cần trục cao và ụ lớn nhứt tại VN ngoài việc sửa-chữa cho các
chiến-hạm HQ, HQCX c̣n giúp cho thương-thuyền VN được vào ụ để tu-bổ lườn-tàu.
Phụ-Tá Giám-đốc HQCX là hai vị Phó-Giám-Đốc về Hành-Chánh và
Kỹ-Thuật. HQCX chia ra 4 ty và 1 Khu: Ty Hành-Chánh Nhân-Viên, Ty Điều-Hành
Công-Xưởng, Ty Kế-Hoạch Trù-Liệu, Ty Tiếp-Liệu, và Khu Tu-Bổ Vận-Chuyển.
Một
hoạ-đồ kiến-trúc chiến-đĩnh Yabuta với “lưới gà” ferro-cement.
Sơ-đồ
Điều-hành HQCX.508
Ngay từ khi thành-lập, HQCX được tiếng là nơi trả lương rất hậu. Công-nhân có
quy-chế như công-chức chính-phủ. Tuy vậy vào giữa thập-niên 1960, một biến-cố
đột-ngột đă xảy ra, làm cho t́nh-trạng thiếu-thốn nhân-viên trầm-trọng. Khi các
công-ty thầu-khoán ngoại-quốc theo người Hoa-Kỳ vào làm ăn ở Việt-Nam, họ trả
lương thợ lành-nghề nhiều lần lớn hơn mức trung-b́nh cho xứ ta. Một số nhân-viên
giỏi của HQCX đă bỏ đi. Từ những năm 1965-1968, Hải-Quân Công-xưởng mất 640
trong số 1,500 người thợ, bỏ đi làm các hăng trả tiền nhiều hơn.509 Rút-tỉa
kinh-nghiệm này, ban Giám-Đốc nghiên-cứu lại chương-tŕnh thâu-nhận, huấn-luyện
chuyên-viên cùng thay-đổi khế-ước cho công-nhân.
Sau đó vài năm, t́nh-trạng nhân-viên Hải-Quân Công-xưởng mới dần-dần trở lại mức
điều-hoà.
Các Vùng
Sông-Ng̣i
Hành-Quân Lưu-động Sông
Tổng-quát: Hành-Quân Lưu-động Sông trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.
Phụ-tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông chịu trách-nhiệm điều-hành tất
cả hành-quân trong sông.
Thành-phần: - Về hành-quân, Hành-Quân Lưu-động Sông gồm có:
-
Vùng III và Vùng IV Sông-Ng̣i.
-
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ (Lực-Lượng Đặc-nhiệm 211).
-
Lực-Lượng Tuần-Thám (Lực-Lượng đặc-nhiệm 212).
-
Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng đặc-nhiệm 214).
-
Các Giang-Đoàn Xung-phong.
Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Sông cuối-cùng: Phó-Đề-Đốc
Đinh-Mạnh-Hùng.
Vùng IV
Sông-Ng̣i
Tổ-chức:
Bộ Chỉ-Huy Vùng IV Sông-Ng̣i gồm:
Tư-Lệnh,
Tư-Lệnh-Phó và
Tham-Mưu-Trưởng.
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-nhiệm
21.510
Về hành-quân, Hạm-Đội Đặc-nhiệm 21 chỉ-huy và điều-động các
Lực-Lượng Đặc-nhiệm tăng-phái và Lực-Lượng Hải-Quân cơ-hữu thuộc vùng IV
Sông-Ng̣i. Bộ Tư-Lệnh đặt tại Cần-Thơ.
Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i gồm các Giang-Đoàn
Xung-Phong sau đây:
-
Giang-Đoàn 21 và 33 tại Mỹ-Tho.
-
Giang-Đoàn 23 và 31 tại Vĩnh-Long.
-
Giang-Đoàn 26 tại Long-Xuyên.
-
Giang-Đoàn 25 và 29 tại Cần-Thơ.
Về
yểm-trợ tiếp-vận, có các Căn-Cứ Yểm-Trợ và Tiền-Doanh Yểm-Trợ. Tiền-phương
Yểm-trợ là đơn-vị yểm-trợ tiếp-vận tại-chỗ cũng được thành-lập theo nhu-cầu
hành-quân.
Ngoài các đơn-vị cơ-hữu và yểm-trợ đó, Vùng IV Sông-Ng̣i c̣n
kiểm-soát ba Lực-Lượng Đặc-nhiệm (Task forces) tăng-phái: LLĐN 211, LLĐN 212,
LLĐN 214.
Phạm-vi
hoạt-động: Địa-bàn hoạt-động của Hải-Quân Vùng IV Sông-Ng̣i gồm tất cả sông-rạch
các tỉnh: Định-Tường, Kiến-Tường, Kiến-Phong, An-Giang, Châu-Đốc, G̣-Công,
Phong-Dinh v.v... và được chia làm ba vùng, mỗi Lực-Lượng Đặc-nhiệm trách-nhiệm
một vùng để yểm-trợ cho một Sư-Đoàn Bộ-Binh.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Phó-Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng.
Huy-Hiệu
Vùng 4 Sông-Ng̣i.
Vùng III
Sông-Ng̣i
Tổ-chức:
Vùng III Sông-Ng̣i gồm Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng. Bộ Tư-Lệnh đặt
tại Long-B́nh.
Thành-phần: Các đơn-vị cơ-hữu của Vùng III Sông-Ng̣i gồm:
-
Giang-Đoàn 22 và 28 Xung-phong đóng tại Nhà-Bè.
-
Giang-Đoàn 24 và 30 Xung-phong đóng tại Long-B́nh và nhiều Tiền-Doanh
Yểm-Trợ.
-
Ngoài ra, Vùng III Sông-Ng̣i có sự tăng-phái của các Lực-Lượng
Đặc-nhiệm 211, 212, 214.
Phạm-vi
hoạt-động: Vùng hoạt-động của Vùng III Sông-Ng̣i gồm sông-rạch các tỉnh:
Biên-Hoà, Gia-Định, Long-An, Hậu-Nghĩa, B́nh-Dương, Tây-Ninh.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá Trịnh-Quang-Xuân.
Huy-Hiệu
Vùng 3 Sông-Ng̣i.
Giang-Đoàn Xung-phong
Tổ-chức:
Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong (River Assault Group) được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá
hoặc Đại-Úy Hải-Quân. (Về sau, các Sĩ-Quan tốt-nghiệp trường Bộ-Binh Thủ-Đức
cũng được huấn-luyện để giữ các chức-vụ này).
Trang-bị: Mỗi Giang-Đoàn Xung-phong được trang-bị như sau:
-
6 LCVP. Mỗi LCVP được trang-bị 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 7 ly 62.
-
6 FOM. Mỗi FOM được trang-bị 1 Đại-liên 12 ly 7, 3 Đại-liên 7 ly 62.
-
4 LCM. Mỗi LCM được trang-bị 2 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7.
-
Một Monitor Combat, trang-bị: 1 Đại-bác 40 ly, 1 Súng cối 81 ly, 2
Đại-liên 7 ly 62, một Đại-liên 12 ly 7.
-
Một Commandement trang-bị: 1 Đại-bác 20 ly, 2 Đại-liên 12 ly 7, 2
Đại-liên 7 ly 62 (hoặc 20 ly) và một súng cối 81 ly.
Ngoài ra, trên mỗi giang-đĩnh đều có các loại súng cá-nhân như M79,
M16...
Nhiệm-vụ: Chuyển-vận, yểm-trợ và phối-hợp hành-quân với quân bạn.
Vùng
hoạt-động: Tất cả sông-rạch thuộc Miền-Nam Việt-Nam.
Đội-h́nh
di-chuyển
- 2 LCVP (Tiểu-Vận-Đĩnh)
- 2 FOM (Tiểu-Giáp-Đĩnh)
- 1 Monitor Combat (Tiền-Phong-Đĩnh)
- 2 LCVP
- 1 LCM
-
2 FOM
-
1 LCM
- 2 LCVP
- 1 LCM
- 1 Commandement (Soái-Đĩnh)
- 2 FOM.
*
Đội-h́nh có thể thay-đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.
Lực-Lượng Thuỷ-bộ
Lực-Lượng đầu-tiên Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao cho Hải-Quân Việt-Nam
là River Assault Force (Giang-Lực Thuỷ-Bộ). Lễ chuyển-giao được thực-hiện tại
Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n vào tháng 8 năm 1969. Hải-Quân Việt-Nam đặt tên là
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ. Khi hành-quân, danh-số đặc-nhiệm là: Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211
(LLĐN211).
Vũ-khí
trên các Chiến-đĩnh Thuỷ-Bộ.
Thành-phần Lực-Lượng Thuỷ-Bộ gồm:
-
1 Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng, đóng hậu-cứ tại Đồng-Tâm.
-
3 Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Thuỷ-Bộ.
-
6 Giang-Đoàn Thuỷ-Bộ.
Mỗi Giang-Đoàn gồm có 15 giang-đĩnh gồm: 1 Soái-Đĩnh, 2 Thiết-Giáp-Đĩnh, 8
Quân-Vận-đĩnh và 4 Trợ-Chiến-Đĩnh.
Khi Lực-Lượng Thuỷ-Bộ phối-hợp với 1 Lữ-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến, nó trở-thành
một Lực-Lượng Thuỷ-Lục. Đây là thành-phần tổng-trừ-bị trực-thuộc Bộ
Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Sau khi thành-lập, Lực-Lượng Thuỷ Lục
được tăng-phái cho Quân-Đoàn IV, sau đó cho Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh. Từ tháng 9 đến
cuối năm 1969. Lực-Lượng Thuỷ-Lục hành-quân tảo-thanh trong mật-khu U-Minh và
khai-thông kinh Cán-Gáo từ Kiên-An đến Cà-Mau.
Vào tháng 5 năm 1970, Lực-Lượng Thuỷ-Bộ được chỉ-định tham-gia cuộc Hành-quân
Trần-Hưng-Đạo vượt sang Cambodge cho đến hết năm 1970. Từ khi thành-lập cho đến
tháng 4 năm 1975, Lực-Lượng Thuỷ-Bộ hoạt-động hầu-hết trong lănh-thổ Quân-Đoàn
IV/ Vùng IV Chiến-Thuật.511
Mỗi Liên-Đoàn có 2 Giang-Đoàn và được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá
Hải-Quân; mỗi Giang-Đoàn được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc một Đại-úy. Các
Liên-Đoàn điều-hành như sau:
-
Liên-Đoàn I Thuỷ-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.1) gồm hai Giang-Đoàn
70 và 71 Thuỷ-bộ. Hậu-cứ: Long-Phú.
Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn I phối-hợp hành-quân với các Chi-Khu thuộc Tiểu-khu
Sóc-Trăng và hộ-tống các đoàn thuyền chuyên-chở nhu-yếu-phẩm từ Bạc-Liêu,
Sóc-Trăng về Sài-G̣n.
-
Liên-Đoàn II Thuỷ-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.2) gồm hai
Giang-Đoàn 72 và 73 Thuỷ-bộ. Hậu-cứ: Cà-Mau.
Nhiệm-vụ: Liên-Đoàn II Thuỷ-bộ yểm-trợ Trung-Đoàn 32 Bộ-Binh đồng-thời phối-hợp
hành-quân và tiếp-tế cho các đơn-vị thuộc vùng Cà-Mau.
-
Liên-Đoàn III Thuỷ-bộ (tức Liên-Đoàn Đặc-nhiệm 211.3) gồm hai
Giang-Đoàn 74 và 75 Thuỷ-bộ. Hậu-cứ: Rạch-Sỏi thuộc tỉnh Kiên-Giang.
Vùng
hoạt-động: Liên-Đoàn III Thuỷ-bộ tuần-tiễu, kiểm-soát các thuỷ-lộ của hai tỉnh
Kiên-Giang và Chương Thiện.
Sơ-Đồ
Tổ-chức Lực-Lượng Thuỷ-Bộ.
Giang-đĩnh Lực-Lượng Thuỷ-bộ. (tranh của Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu).
Đội-h́nh
di-chuyển:
- 2 Giang-Đĩnh rà-ḿn.*
- 2 Alpha.**
- Monitor Combat.
- 5 Tango, chở quân.
- Monitor Commandement.
- 2 Alpha.
Đội-h́nh có thể thay-đổi tùy theo nhu-cầu chiến-trường.
* Trước
năm 1973, v́ thường chuyển quân qua các băi ḿn của địch, các Giang-Đoàn Thuỷ-bộ
được trang-bị thêm các giang-đĩnh rà và trục-ḿn. Trong các cuộc hành-quân với
Sư-Đoàn 21 Bộ-Binh tại U-Minh, hai giang-đĩnh rà-ḿn thường đi tiên-phong,
rà-ḿn mở đường.
** V́
chiến-trường đ̣i-hỏi hoả-lực, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Thuỷ-bộ đă biến-cải mỗi Alpha
trang-bị thêm một súng 81 ly trực-xạ.
Lực-Lượng Thuỷ-bộ c̣n có một Căn-Cứ Yểm-Trợ đặt tại B́nh-Thuỷ,
Cần-Thơ để cung-cấp nhiên-liệu cũng như sửa-chữa và tu-bổ chiến-đĩnh.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Bá-Trang.
Hải-Quân
Đại-Tá Nguyễn-Bá-Trang trong buổi lễ nhận quyền Tư-Lệnh Lực-Lượng Thuỷ-Bộ.
Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh, Tư-Lệnh-Phó Hải-Quân (trái) đang lấy lệnh-kỳ từ
Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh để trao cho Ông.
Lực-Lượng Tuần-Thám - Một Tiêu-chuẩn về Tổ-Chức
Phần tổ-chức Lực-Lượng Tuần-Thám512 được tŕnh-bày chi-tiết dài-ḍng
hơn các tổ-chức khác. Những trang sau đây bàn đến các vấn-đề thường-xuyên mà các
lực-lượng khác cũng gặp phải, đẳc-biệt về hai trách-vụ chính:
- hành-chánh
- đặc-nhiệm.
Giang-Tốc-Đĩnh là chiến-đĩnh căn-bản của Lực-Lượng Tuần-Thám.
I.
Thành-Lập.
Vào tháng 4, năm 1966, thi-hành Chương-tŕnh Viện-Trợ Quân-Sự (MAP), Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (COMNAFORV) trang-bị và huấn-luyện 2 Giang-Đoàn
tuần-thám đầu-tiên513 cho Hải-Quân Việt-Nam. Đó là các Giang-Đoàn 51 Tuần-Thám
(CHT: HQ Đại-Úy Trần-Văn-Lâm) và Giang-Đoàn 52 Tuần-Thám (CHT: HQ Đại-Úy
Nguyễn-Thế-Sinh).
Trong khi trú-đóng tại Cát-Lái, hai giang-đoàn này hoạt-động chung với các
giang-đoàn tuần-thám Hoa-Kỳ thuộc TF-116 trên Sông Đồng-Nai và các sông-rạch
thuộc Đặc-Khu Rừng-Sát.
Tháng 7 năm 1969, Lực-Lượng Tuần-Thám được chính-thức thành-lập theo kế-hoạch
ACTOV. Việt-Nam tiếp-nhận các doanh-trại, giang-đĩnh và chiến-cụ do Lực-Lượng
Tuần-Giang Hoa-Kỳ và Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 116 chuyển-giao. Diễn-tŕnh
chuyển-giao, tiếp-nhận, và huấn-luyện thực-tập (on the the job training - OJT)
hoàn-tất vào cuối năm 1969.
II.
Tổ-chức Lực-Lượng.
Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) là một đại đơn-vị, thống-thuộc BTL/HQ, bao-gồm
-
Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Tuần-Thám (BTL/LLTT),
-
6 Liên-Đoàn Tuần-Thám (LĐTT),
- 15 Giang-Đoàn Tuần-Thám (GĐTT), và
-
5 căn-cứ:
CCHQ/Mỹ-Tho (Định-Tường),
CHQ/ Cái-Dầu (Châu-Đốc),
CCHQ/Tân-Châu (Châu-Đốc),
CCHQ/Tuyên-Nhơn (Kiến-Tường), và
CCHQ/ B́nh-Thuỷ (Phong-Dinh)514.
2.1
Tổ-chức Tham-mưu
Tổ-chức tham-mưu của BTL/LLTT rập khuôn theo tổ-chức tham-mưu của BTL/HQ nhưng
trong một phạm-vi hạn-hẹp hơn.
Tổ-chức này gồm có:
Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó, Tham-Mưu-Trưởng, Tham-Mưu-Phó Hành-quân, Tham-Mưu-Phó
Tiếp-vận.
Dưới TMP/HQ có Trung-Tâm Hành-Quân, Pḥng 2, Pḥng 3 và GĐ 65 TT (trừ-bị). Thuộc
quyền TMP/TV có Pḥng 1, Pḥng 4, Pḥng Quân-Y, Pḥng Chiến-Tranh Chính-Trị.
Ngoài ra, BTL/LLTT c̣n có Pḥng An-Ninh, là một đơn-vị do Khối An-Ninh Hải-Quân
tăng-phái, được đặt dưới quyền điều-động trực-tiếp của TMT/LLTT.
Khi mới thành-lập BTL/LLTT đồn-trú tại CCYTTV/B́nh-Thuỷ. Tháng 10, 1971,
BTL/LLTT di-chuyển sang CCHQ/B́nh-Thuỷ sau khi tiếp-nhận căn-cứ này từ BTL/V4SN.
Đến tháng 11, 1972, BTL/LLTT chuyển-giao CCHQ/B́nh-Thuỷ cho BTL/LLTB và
di-chuyển về đồn-trú tại CCHQ/Mỹ-Tho.
Tư-Lệnh LLTT đầu-tiên, cũng là sau chót, là HQ Đại-Tá Nghiêm-Văn-Phú. Ông
thăng-cấp Phó-Đề-Đốc năm 1974.
2.2 Các
đơn-vị tác-chiến cơ-hữu
-
Liên-Đoàn 1 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCYTTV/ Nhà-Bè, gồm các Giang-Đoàn 51
TT, hậu-cứ: CCHQ/Cát-Lái, Giang-Đoàn 52 TT, CCHQ/ Long-B́nh. và Giang-Đoàn 57
TT, hậu-cứ: CCYTTV/Nhà-Bè. CHT đầu-tiên là HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Thế-Sinh.
-
Liên-Đoàn 2 Tuần-Thám, hậu-cứ: TZYT/ Bến-Lức, gồm các Giang-Đoàn 53
TT, hậu-cứ: TZYT/ Bến-Lức, và GĐ 54 TT, hậu-cứ: TPYT/ Bến-Kéo, Tây-Ninh. CHT
đầu-tiên là HQ Trung-Tá Phạm-Văn-Tiêu.
-
Liên-Đoàn 3 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Tân-Châu, gồm các Giang-Đoàn 59
TT, hậu-cứ: CCHQ/Tân-Châu, và Giang-Đoàn 63 TT, hậu-cứ:Tiền-Phương Yểm-trợ/Phước
Xuyên. CHT đầu-tiên là HQ Trung-Tá Lưu-Trọng Đa.
-
Liên-Đoàn 4 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/Cái-Dầu, Châu-Đốc, gồm Giang-Đoàn
55 TT, hậu-cứ: CCHQ/Cái-Dầu, và 1 KSB. CHT đầu-tiên là HQ Trung-Tá
Đinh-Vĩnh-Giang.
-
Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám, hậu-cứ: Tiền-Doanh Yểm-Trợ/ Vĩnh-Long (sau
di-chuyển về Tiền-Doanh Yểm-Trợ (TZYT) Rạch-Sỏi, gồm các Giang-Đoàn 56 TT
(Tiền-Doanh Yểm-Trợ/ Vĩnh-Long) và GĐ 58 TT, hậu-cứ: Tiền-Phương Yểm-Trợ/
Sa-Đéc. CHT đầu-tiên là HQ Trung-Tá Vơ-Trọng-Lưu.
-
Liên-Đoàn 6 Tuần-Thám, hậu-cứ: CCHQ/ Mỹ-Tho, gồm các Giang-Đoàn 60 TT
(Tăng-phái cho BTL/V1ZH) và GĐ 62 TT (hậu-cứ: Năm-Căn, tăng-phái chi BTL/V5 ZH).
CHT đầu-tiên là HQ Trung-Tá Phạm-Thành-Nhơn.
III.
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212)
3.1
Tổ-chức Đặc-Nhiệm. Trên cương-vị hành-quân, Lực-Lượng Tuần-Thám (LLTT) được gọi
là Lực-lượng Đặc-Nhiệm 212 (LLĐN-212). LLĐN-212 gồm các đơn-vị tác-chiến cơ-hữu
của LLTT, các đơn-vị tăng-phái thuộc các Vùng Sông-Ng̣i, Lực-Lượng Trung-Ương
(LLTU), Lực-Lượng Thuỷ-Bộ (LLTB), các Tiền-Doanh và Tiền-Phương Yểm-Trợ Tiếp-Vận
hiện-hữu trong vùng trách-nhiệm, các Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích thuộc
Liên-Đoàn Người-Nhái.
Trong tổ-chức đặc-nhiệm của Hải-Quân, LLĐN-212 thống-thuộc BTL/HQ/ Hành-Quân
Sông và được tổ-chức thành 6 Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm (LĐĐN).
-
LĐĐN-212.1 do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ1/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc
hành-quân gồm có: GĐ 51TT, GĐ 52 TT, GĐ 57 TT, GĐ Trục Lôi, và 1 GĐ/XP, 1 Toán
Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Đồng-Nai và các
sông-rạch thuộc Đặc-Khu Rừng-Sát.
-
LĐĐN-212.2 (BCH tại hậu-cứ Bến-Lức) do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ2/ TT chỉ-huy.
Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GĐ 53TT, GĐ 54 TT, 1 Giang-Đoàn
Ngăn-Chặn do LLTU tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái).
Vùng hành-quân: Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
-
LĐĐN-212.3 (BCH tại CCHQ/Tân-Châu, Châu-Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ3/ TT
chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm có: GĐ 59TT, 1 Giang-Đoàn Ngăn-Chặn
do LLTU tăng-phái, 1 Phân-đội của Hải-Đội 5 Duyên-Pḥng, 1 Toán Tác-Chiến
Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Trách-nhiệm hành-quân hộ-tống
công-voa trên thuỷ-tŕnh Tân-Châu - Nam-Vang (HQ THĐ-18).
-
LĐĐN-212.4 (BCH tại CCHQ/Cái-Dầu, Châu-Đốc) do Chỉ-Huy-Trưởng LĐ2/ TT
chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồ có: GĐ 55TT, GĐ 61 TT, và 1 GĐ/XP do
V4SN tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng
hành-quân: Kinh Vĩnh-Tế, Kinh Cái-Sắn (Vàm-Cống), Sông Bassac (HQ THĐ-1).
-
LĐĐN-212.5 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Rạch-Sỏi, Kiên-Giang) do
Chỉ-Huy-Trưởng LĐ5/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm 1 phân-đoàn
của GĐ 58 TT, 1 phân-đoàn của GĐ 61 TT, và 1 Giang-Đoàn Thuỷ-Bộ do LLTB
tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân:
Sông Cái-Lớn và Kinh Cái-Sắn (phần phía Nam).
-
LĐĐN-212.6 (BCH tại hậu-cứ Tiền-Doanh Yểm-Trợ Cà-Mau, An-Xuyên) do
Chỉ-Huy-Trưởng LĐ6/ TT chỉ-huy. Các đơn-vị trực-thuộc hành-quân gồm Giang-Đoàn
62TT, và 1 Giang-Đoàn Thuỷ-Bộ do LLTB tăng-phái, 1 Toán Tác-Chiến Điện-Tử và
Hải-Kích (tăng-phái). Vùng hành-quân: Sông Bồ-Đề, Sông Cửa-Lớn và các kinh-rạch
bao-quanh tỉnh-lỵ Cà-Mau.
- BTL/LLĐN-212 Tiền-Phương do TL, TLP hoặc TMT Lực-Lượng trực-tiếp
chỉ-huy, đặc-trách những cuộc hành-quân phối-hợp thuỷ-bộ và hộ-tống các đoàn
công-voa trên thuỷ-tŕnh Tân-Châu/NamVang.
Các
Giang-Tốc-Đĩnh PBR đang diễn-hành trên sông Sài-G̣n trong ngày Lễ Thánh-Tổ
Hải-Quân năm 1973.
3.2
Quan-niệm hành-quân
-
Tuần-tiễu và bảo-vệ an-ninh các thuỷ-tŕnh thuộc V3SN, V4SN, Biệt-Khu
44 và Đặc-Khu Rừng-Sát.
-
Truy-lùng, phục-kích, tấn-công các đơn-vị địch trên các sông và
kinh-rạch trong vùng trách-nhiệm.
-
Phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bộ-binh và địa-phương-quân khi được
chỉ-định.
-
Hộ-tống các đoàn công-voa thương-thuyền trên thuỷ-tŕnh Tân-Châu –
Nam-Vang.
3.3
Trang-bị.
Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang-bị 20 Giang-Tốc-Đĩnh PBR, trong đó 5
Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK1 (GĐ 51, 53, 56 và 57 TT), và 10
Giang-Đoàn sử-dụng Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK2. Cả hai loại PBR MK1 và MK2 đều
không có chân-vịt và bánh-lái, nhưng được vận-chuyển bằng tác-dụng của hai bơm
phản-lực.
3.3.1. Giang-Tốc-Đĩnh PBR MK1
Đặc-tính kỹ-thuật:
Vỏ: Được
kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhẹ. Chiều-dài: 31 ft. Bề ngang: 10.9 ft.
Trọng-lượng: 19,000 lbs. Vận-tốc: 28 knots.
Máy: 2
máy Diesel hiệu Detroit hoặc GM kiểu 6V-53 với tổng-số công-xuất là 500 mă-lực..
Bơm: 2
bơm phản-lực hiệu Jacuzzi Corporation với lưu-lượng thoát nước 6,000 gal/phút
qua ống thoát, đường kính 6 inches.
Trang-bị vũ-khí:
Sân mũi:
một pháo-tháp đại-liên 50 kép, khai-hoả bằng điện.
Sân sau:
Một đại-liên 50 đơn.
Hai bên
thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn
trên trực-thăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng-lựu M-18.
Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám c̣n được
trang-bị đặc-biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực-xạ gắn cùng giá
với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, một
pháo-tháp đại-bác 20 ly ở sân mũi thay cho pháo-tháp súng đại-liên ṇng kép
Trang-bị điện-tử:
1 Radar
hiệu Raytheon 1900, 2 máy truyền-tin URC-46.
Trang-bị nhân-viên:
Thuyền-Trưởng: 1 HSQ ngành Vận-chuyển hoặc Giám-lộ.
Cơ-khí:
1 HSQ ngành Cơ-khí hoặc Điện-khí.
Vũ-khí:
1 HSQ ngành Trọng-pháo. Đoàn-viên: 2 Đoàn-viên từ cấp HS1 trở xuống. Khi
Giang-Tốc-Đĩnh tham-dự hành-quân, mỗi cặp Giang-Tốc-Đĩnh có một Thượng-Sĩ hay
Chuẩn-Úy hay Thiếu-Úy chỉ-huy.
Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK1.
Đặc-tính kỹ-thuật:
Vỏ: Được
kiến-tạo bằng chất Fiberglass loại nhẹ.
Chiều-dài: 31 ft 11 inches.
Bề
ngang: 11 ft 7 inches. Trọng-lượng: 15550 lbs.
Vận-tốc:
28 Knots. Máy: 2 máy Diesel hiệu Detroit hoặc GM kiểu 6V-53N với tổng-số
công-xuất là 500 mă-lực.
Bơm: 2
bơm phản-lực hiệu Jacuzzi loại 14YJ, với lưu-lượng thoát 9600 gal/phút qua ống
thoát đường kính 8 inches.
Trang-bị vũ-khí:
Sân mũi:
một pháo-tháp đại-liên 50 kép, khai-hoả bằng điện.
Sân sau:
Một đại-liên 50 đơn.
Hai bên
thành tàu: mỗi bên gắn một dàn trung-liên M-60 4 hoặc 6 ṇng như loại được gắn
trên trực-hăng Cobra. Vũ-khí cá-nhân gồm có 4 súng M-16, 1 súng phóng-lựu M-18.
Ngoài ra, một số (6 hoặc 7) Giang-Tốc-Đĩnh của mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám c̣n được
trang-bị đặc-biệt hơn, với 1 súng cối 60 ly có khả-năng bắn trực-xạ gắn cùng giá
với đại-liên 50 ở sân sau, 1 súng phun lửa, 1 súng 90 ly không giật, 2 súng M-79
bắn liên-thanh từng tràng, 1 pháo-tháp đại-bác 20 ly kép ở sân mũi, thay-thế cho
pháo-tháp súng đại-liên 50 ṇng kép.
Trang-bị điện-tử:
1 máy
900 W, 2 máy truyền-tin PRC-25
Trang-bị nhân-viên:
Như
trang-bị cho PBR MK-1.
Giang-Tốc-Đĩnh PBR loại MK2.
Sơ-đồ
kỹ-thuật kiến-trúc một Giang-Tốc-Đĩnh.
3.4.3. Ưu-điểm của các Giang-Tốc-Đĩnh PBR
Với hoả-lực mạnh và đa-dạng, Giang-Tốc-Đĩnh PBR có thể áp-đảo
mau-chóng các ổ phục-kích của địch, và yểm-trợ hữu-hiệu cho các đồn-bót và các
đơn-vị bộ-binh trong các cuộc hành-quân phối-hợp thuỷ-bộ. Vận-tốc cao và dễ
vận-chuyển.
LỰC-LƯỢNG TRUNG-ƯƠNG
Tổ-chức:
Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Trung-Ương đặt tại Đồng-Tâm (Mỹ-Tho, thuộc tỉnh Định-Tường)
và được điều-động bởi: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng. Khi hành-quân,
danh-số đặc-nhiệm là: Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214 (LLĐN214).
Về
hành-chánh, Lực-Lượng Trung-Ương gồm có:
-
Liên-Đoàn Người-Nhái.
-
2 Giang-Đoàn Trục-lôi
-
6 Giang-Đoàn Ngăn-chặn và các Căn-cứ Hải-Quân tại Tuyên-Nhơn, Kinh
Chợ-Gạo, Cao-Lănh.
Giang-Đoàn Ngăn-chặn được trang-bị cùng loại chiến-đĩnh với
Giang-Đoàn Thuỷ-bộ và có thêm máy phun lửa.
Về
hành-quân, Lực-Lượng Trung-Ương được tăng-phái 2 Giang-Đoàn Tuần-Thám, 2
Giang-Đoàn Xung-phong.
Lực-Lượng Trung-ương có 300 Sĩ-quan và khoảng ba ngàn Đoàn-Viên. Lực-Lượng được
chia làm 3 Liên-Đoàn. Mỗi Liên-Đoàn gồm 2 Giang-Đoàn và đặt dưới sự chỉ-huy của
một Thiếu-Tá hoặc Trung-Tá Hải-Quân. Mỗi Giang-Đoàn Ngăn-chặn được chỉ-huy bởi
một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.
Hậu-cứ
của các Liên-Đoàn:
-
Liên-Đoàn 214.1 đóng tại Tuyên-Nhơn.
-
Liên-Đoàn 214.2 đóng tại Kinh Chợ-Gạo.
-
Liên-Đoàn 214.3 đóng tại Cao-Lănh.
Vùng
hoạt-động:
Miền Tiền-Giang, từ bên này sông Cửu-Long cho đến sông Vàm-Cỏ, gồm các tỉnh
Định-Tường, Vĩnh-Long, Kiến-Tường v.v...
Tư-Lệnh cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thông.
Liên-Đoàn Người-Nhái
Thành-lập: Liên-đội Người-Nhái được thành-lập năm 1961, gồm toàn quân-nhân
t́nh-nguyện.515
Những thành-viên đầu-tiên tốt-nghiệp khoá UDT (Underwater Demolition
Teams) tại Đài-Loan. Họ là những huấn-luyện-viên đào-tạo những lớp Người-Nhái
Hải-Quân Việt-Nam.
Toán
Người-Nhái HQVN tập-trung, chuẩn-bị diễn-hành.
H́nh-ảnh
oai-hùng của Người-Nhái HQVN khi diễn-hành qua khán-đài.
Tổ-chức:
Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Người-Nhái trước đặt tại Ty Quân-cảng, trong Hải-Quân
Công-xưởng, sau dời về Căn-cứ Hải-Quân Cát-Lái.
-
Tháng 10-1962, khoá Biệt-hải đầu-tiên tại Việt-Nam được huấn-luyện tại
Đà-Nẵng, bởi Người-Nhái Mỹ (SEAL West coast) và một số Biệt-hải Việt-Nam
tốt-nghiệp tại Đài-Loan. Khoá này có một Sĩ-Quan duy-nhất là Hải-Quân Trung-Úy
Trịnh-Hoà-Hiệp, xuất thân khoá 7 Hải-Quân Nha-Trang và một số Hạ-Sĩ-Quan
Hải-Quân, c̣n hầu-hết là nhân-viên Hải-Thuyền, gốc miền Trung.
-
Khoá II Biệt-hải cũng được tổ-chức tương-tự như khoá 1. Hải-Quân
Thiếu-Úy Phan-Tấn-Hưng, xuất-thân khoá 9 Hải-Quân Nha-Trang, là Sĩ-Quan Hải-Quân
thứ hai theo thụ-huấn.
- Các
khoá kế-tiếp được huấn-luyện tại các địa-điểm khác nhau: Nha-Trang, Cam-Ranh,
Vũng-Tàu…
-.Ngoài
ra cũng có một số khoá Người-Nhái được huấn-luyện ở nước ngoài như tại Hoa-Kỳ,
Phi-Luật-Tân gồm có : Hải-Kích, Tháo-gỡ Chất Nổ, Trục-vớt, Pḥng-thủ Hải-cảng
v.v...
- Tất cả
các cấp chỉ-huy của LĐNN đều được gửi tu-nghiệp tại Hoa-Kỳ.
Trước năm 1968, Liên-đội Người-Nhái chỉ phụ-trách các công-tác
thám-sát hành-quân, đổ-bộ, lặn, vớt tàu.
Từ năm 1968 trở về sau, khả-năng Người-Nhái Hải-Quân Việt-Nam được
tận-dụng đúng mức khi Liên-Đoàn Người-Nhái bắt đầu biệt-phái nhân-viên hoạt-động
cùng các toán Người-Nhái “SEAL team” của Đồng-minh. Họ có mặt khắp bốn vùng
chiến-thuật và tham-dự cả chiến-dịch Phụng-Hoàng.
Năm 1971, một số Sĩ-Quan trẻ, xuất-thân từ trường Bộ-Binh Thủ-Đức
t́nh-nguyện gia-nhập và được huấn-luyện theo các khoá Hải-Kích Người-Nhái
Việt-Nam.
Từ 1968 đến 1972, quân-số Người-Nhái từ 80 tăng lên 600 người.
Nhiệm-vụ: Nhiệm-vụ Người-Nhái rất chuyên-biệt như: xâm-nhập vùng đất địch, chống
đặc-công thuỷ Việt-Cộng, vớt-tàu, cứu tù-binh, v.v...
Phạm-vi
hoạt-động: Người-Nhái có thể hoạt-động trong sông lẫn ngoài biển.
Tiểu-đĩnh Hải-Kích hạng nhẹ LSSC (Light Seal Support Craft) của Người-Nhái.
Trang-bị
thông-thường của Người-Nhái.
Thành-phần Liên-Đoàn Người-Nhái gồm 5 đơn-vị trực-thuộc
1.
Hải-Kích (SEAL Team, SEAL là chữ viết tắt của Sea, Air, Land)
2.
Phá-hoại dưới nước (UDT, là chữ viết tắt Underwater Demolition Team)
3.
Tháo-gỡ chất nổ (EOD, là chữ viết tắt Explosive Ordnance Disposal)
4.
Trục-vớt (Salvage)
5.
Pḥng-thủ Hải-cảng (Harbor Defence)
Ngoài ra c̣n những đơn-vị trực-thuộc như Seal Boats, Giang-Đoàn Trục-vớt, đơn-vị
sửa-chữa và bảo-tŕ và một số quân-nhân biệt-phái cho Liên-Đoàn đảm-nhiệm việc
chuyên-môn khác. Mỗi đơn-vị đều có riêng Chỉ-Huy-Trưởng, Chỉ-Huy-Phó và Bộ
Chỉ-Huy Liên-Đoàn.
H́nh-ảnh
Người-Nhái SEAL (Sea, Air and Land) với Xuồng Cao-Xu.
·
Hải-Kích (Navy Seal) là đơn-vị được nhắc tới nhiều nhất, được huấn-luyện kỹ nhất
(có thể xuất-phát từ ngoài biển, hay trực-thăng-vận nhảy-dù hoặc không dù, cũng
có thể xuất-phát bằng đường bộ.). Và cũng là đơn-vị bị thiệt-hại quân-số nhiều
nhất. Hải-Kích là một đơn-vị chuyên về thế-công, hoạt-động trong ḷng địch,
trong Nam lẫn ngoài Bắc vĩ-tuyến 17. Hải-Kích có thể đột-kích, phục-kích,
phá-hoại, ám-sát, bắt tù-binh, giải-thoát tù-binh, cứu phi-hành-đoàn bị rơi
trong vùng kiểm-soát của địch, thu-thập tin-tức t́nh-báo tác-chiến cho
pháo-binh, phi-cơ oanh-kích, hoặc những đơn-vị bạn lớn hơn hành-quân tiêu-diệt
địch, hoặc t́m cách đối-phó. Hải-kích là hậu-thân của Phá-Hoại Dưới Nước, v́
phải hoàn-tất khoá huấn-luyện dưới nước rồi học thêm khoá Nhảy-Dù và Chiến-tranh
Ngoại-lệ.
·
Phá-Hoại Dưới Nước (UDT: Underwater Demolition Team). Đơn-vị cũng chuyên về
thế-công, Chuyên-môn đo nước qua các phương-pháp Tác-chiến và B́nh-hành, phá-huỷ
chiến-hạm địch, thuỷ-lôi, ḿn-bẫy, chướng-ngại-vật dưới nước, dọn thuỷ-tŕnh
an-toàn cho tàu đổ-bộ, lập đầu-cầu đổ-bộ an-toàn cho lực-lượng đổ-bộ...Đơn-vị
nầy cũng có thể dùng trong thế-thủ để chống Người-Nhái địch.
·
Tháo-gỡ Chất Nổ (EOD : Explosive Ordnance Disposal) là đơn-vị pḥng-thủ, chuyên
tháo-gỡ chất-nổ và đạn-dược dưới nước. Phải làm việc cẩn-thận chính-xác v́
lầm-lẫn một lần là tan xác. Công-tác sẽ khó-khăn gấp bội khi mục-tiêu không được
phá-huỷ (Cầu-cống, tàu-bè, kho nhiên-liệu, kho đạn… bị địch đặt chất nổ). Ngoài
ra c̣n phải chống Người-Nhái địch. Đơn-vị có thể sử-dụng trong thế-công như
phá-hoại dưới nước.
·
Trục-vớt(Salvage), Đơn-vị chuyên về pḥng-thủ, vớt tàu-bè đắm ch́m v́ tai-nạn
hay do địch gây ra, sửa-chữa tiếp-tục sử-dụng, hoặc để khai-thông thuỷ-lộ hay cả
hai mục-tiêu.
·
Pḥng-thủ Hải-cảng(Harbor Defence), Nặng về pḥng-thủ, bảo-vệ tàu-bè, cầu-cống,
chống lại đặc-công của địch.
Các Sĩ-Quan sau đây lần-lượt nắm giữ chức vụ Chỉ-Huy-Trưởng LĐNN
theo thứ-tự thời-gian:
- NN
Lâm-Nhật-Ninh
- NN
Phan-Tấn-Hưng
- NN
Nguyễn-Văn-Tư
- NN
Trịnh-Hoà-Hiệp
- NN
Nguyễn-Duy-Quấc
- NN
Trịnh-Hoà-Hiệp.516
Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99
Thành-lập: Đây là lực-lượng sau cùng do vị Tư-Lệnh cuối-cùng của Hải-Quân
thành-lập và trực-tiếp điều-động.
Ngay sau khi trở lại nhậm-chức Tư-Lệnh Hải-Quân lần thứ hai,
Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang ra lệnh thành-lập Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 trong ṿng 24
tiếng đồng-hồ.
Sau khi được thành-lập, Lực-Lượng 99 được đưa về Căn-cứ Hải-Quân Nhà-Bè.
Tổ-chức:
V́ tính-cách cấp-thời, Bộ Tham-Mưu Lực-Lượng chỉ gồm có: Chỉ-Huy-Trưởng, một
Trung-úy, một Tài-xế và một Thượng-Sĩ Vô-tuyến!
Trang-bị: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 gồm trên 50 chiến-đĩnh, là sự kết-hợp của các
Giang-Đoàn: 42 Ngăn-chặn, 59 Tuần-Thám, một phần của Giang-Đoàn 22 Xung-phong,
một toán trục-vớt, một toán Tiền-Phong-Đĩnh, một Trung-đội Hải-kích và 3 súng
phun lửa.
Phạm-vị
hoạt-động: Lực-Lượng Đặc-nhiệm 99 được coi là Lực-Lượng Tổng-trừ-bị của
Hải-Quân, với mục-đích giải-toả áp-lực nặng của địch ở bất-cứ nơi nào, thuộc
phạm-vị hoạt-động của Hải-Quân.
Chỉ-Huy-Trưởng đầu-tiên và cũng là cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá
Lê-Hữu-Dơng.
Hải-Quân
Đại-Tá Lê-Hữu-Dơng.
Liên-Đoàn Tuần-Giang
Thành-lập: Để đáp-ứng nhu-cầu chiến-trường, Lực-Lượng Giang-pḥng được thành-lập
và trực-thuộc Bộ Tư-lệnh Địa-Phương-Quân.
Về sau, danh-xưng Lực-Lượng Giang-pḥng được đổi là Liên-Đoàn
Tuần-giang, trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân.517
Bộ
Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang được đặt tại Sài-G̣n.
Tổ-chức:
Liên-Đoàn Tuần-Giang gồm các thành-phần:
-
Trung-tâm Huấn-Luyện Tuần-giang
-
3 Đại-đội sửa-chữa đặt tại Sài-G̣n, Cần-Thơ và Mỹ-Tho.
-
24 Đại-đội, kể từ Đại-đội 11 Tuần-Giang đến Đại-đội 35 Tuần-Giang,
biệt-phái cho các Tiểu-khu thuộc Vùng 3 và Vùng 4 Chiến-Thuật. Mỗi Đại-đội
Tuần-Giang được chỉ-huy bởi một Thiếu-Tá hoặc Đại-úy.
Khoá Tuần-Giang đầu-tiên do Hải-Quân huấn-luyện. Sau đó, Trung-Tâm Huấn-luyện
Tuần-Giang được thành-lập tại Cát-Lái, bắt đầu huấn-luyện các khoá Sĩ-Quan,
Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ Tuần-Giang.
Quản-trị:
a).
Hành-chánh: Bộ Chỉ-Huy Liên-Đoàn Tuần-giang trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân về quản-trị nhân-viên, thuyên-chuyển, bổ-nhậm, tiếp-liệu, sửa-chữa,
v.v...
b).
Hành-Quân: Đại-đội Tuần-Giang đặt dưới sự điều-động và sử-dụng của
Tiểu-Khu.
Trang-bị: Mỗi Đại-đội Tuần-Giang được trang-bị 8 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP.
Mỗi giang-đĩnh được trang-bị Đại-liên 50, Đại-liên 30 và M72. Riêng Đại-đội
19 và 27 Tuần-giang được tăng-cường thêm 1 Quân-Vận-Đĩnh LCM-6.
Nhiệm-vụ: Mỗi Tiểu-khu được tăng-phái một hay hai Đại-đội Tuần-Giang để
thực-hiện các nhiệm-vụ sau đây:
- Chuyên-chở Bộ-Binh và phối-hợp các đơn-vị bạn tham-dự các cuộc
hành-quân do Tiểu-Khu tổ-chức.
-
Kiểm-soát ghe-thuyền để khám-phá và ngăn-chặn sự xâm-nhập của địch.
-
Tuần-tiễu và giữ an-ninh các cầu-cống trên các thuỷ-tŕnh do Tiểu-Khu
chỉ-định.
-
Bảo-vệ an-ninh các xă-ấp, yểm-trợ hoả-lực và tiếp-viện đồn-bót ven
sông.
-
Hộ-tống xà-lan đạn, dầu, thực-phẩm, v.v...
Chỉ-Huy-Trưởng cuối-cùng: Đại-Tá Cơ-Khí Nguyễn-Văn-Kinh.
Hành-Quân Lưu-động Biển
Tổng-Quát. Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển, gọi tắt là Bộ Tư-Lệnh
Hành-Quân Biển (BTL/HhQ Biển), được thành-lập vào giữa năm 1972 tại Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân.
BTL/HhQ Biển do vị Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Biển trách-nhiệm
điều-hành. Trong thời-gian đầu, chức-vụ này do HQ Đại-Tá Nguyễn-Hữu-Chí
đảm-nhiệm. Ông thăng-cấp Phó-Đề-Đốc sau đó.
Sau khi Phó-Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí rời BTL/HhQ Biển vào tháng 11 năm 1973 để giữ
chức-vụ Tư-Lệnh Vùng 3 Sông-Ng̣i, HQ Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê được chỉ-định làm
Tham-Mưu-Trưởng BTL/HhQ Biển (từ tháng 11 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975).
Tổ-chức:
Hành-Quân Lưu-động Biển trực-thuộc Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân. Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân
Lưu-động Biển chịu trách-nhiệm tất cả những cuộc hành-quân trên biển.
Nhiệm-vụ:
-
Tổ-chức hành-quân trên biển, ven duyên-hải và các hải-đảo
-
Chỉ-huy và điều-động các Lực-Lượng Đặc-nhiệm để bảo-vệ lănh-hải và các
hải-đảo.
-
Yểm-trợ hành-quân cho 4 Vùng Chiến-thuật.
-
Ngăn-chặn Việt-Cộng xâm-nhập bằng đường biển.
-
Bảo-vệ thương-thuyền và các giếng dầu-hoả ở ngoài khơi Việt-Nam
-
Cứu-cấp hàng-hải (viết tắt là Cư-Hà)
Thành-phần Lực-lượng
-
Hành-Quân Biển gồm có 5 Lực-Lượng Đặc-nhiệm (LLĐN) hoạt-động tại 5
Vùng Duyên-Hải. Các Tư-lệnh Vùng Duyên-Hải kiêm-nhiệm chức-vụ Tư-lệnh Lực-Lượng
Đặc-Nhiệm, gồm có:
-
LLĐN 11 ở V1DH (Đà-Nẵng)
-
LLĐN 21 ở V2DH (Nha-Trang)
-
LLĐN 31 ở V3DH (Cam-Ranh)
-
LLĐN 41 ở V4DH (Phu-Quốc)
-
LLĐN 51 ở V5DH (Cà-Mau)
Lực-Lượng Duyên-pḥng
Bộ
Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng đồn-trú tại Cam-Ranh.
Lực-Lượng Duyên-pḥng gồm có 5 Hải-đội Duyên-Pḥng.
- HĐ1/ZP Đồn-trú tại Đà-Nẵng: 7WPB và 20 PCF.
- HĐ2/ZP Đồn-trú tại Quy-Nhơn:8 WPB và 20 PCF. Hải-Đội này chia thành 2
Phân-Đội:
*
PĐ21/ZP Hậu-cứ Quy-Nhơn.
*
PĐ22/ZP Hậu-cứ Cam-Ranh.
- HĐ3/ ZP Đồn-trú tại Cát-Lở: 6 WPB và 20 PCF.
- HĐ4/ ZP Đồn-trú tại An-Thới: 4 WPB và 20 PCF.
- HĐ5/ ZP Đồn-trú tại Năm-Căn: 36 PCF.
Trang-bị: Các Hải-đội Duyên-pḥng được trang-bị các chiến-đĩnh có vận-tốc cao
hơn ghe hải-thuyền rất nhiều:
-
Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Fast Patrol Craft) 28 gút và
-
Tuần-Duyên-Đĩnh (Coast Guards) 18 gút. Vũ-khí chính trang-bị là Súng Cối 81 ly,
bên trên là Đại-liên 12 ly 7.
Lực-Lượng Duyên-pḥng (danh-từ Hành-Chánh) thường c̣n được gọi một cách
quen-thuộc và nhầm-lẫn là LLĐN 213 (danh-từ Đặc-nhiệm) hay Hành-Quân Biển
(bao-trùm tất cả 5 Vùng Duyên-Hải).
Hành-quân. Các Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm tuần-tiễu tại 5 Vùng Duyên-Hải trực-thuộc
Lực-Lượng Đặc-nhiệm 213.
Sau này vào năm 1972, Bộ Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được giải-tán, các
Hải-đội Duyên-pḥng sáp-nhập vào các Vùng Duyên-Hải. Trách-nhiệm tuần-tiễu do
TL/HQ Vùng Duyên-Hải trách-nhiệm trong vùng chỉ-định, báo-cáo thẳng về bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân qua Trung-tâm Hành-Quân tại Sài-G̣n.
Cựu Tư-Lệnh Lực-Lượng Duyên-pḥng được chỉ-định Phụ-Tá Tư-Lệnh
Hải-Quân Hành-Quân Lưu-động Biển. Giới-chức đó là Phó-Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí.
Sơ-đồ
Tổ-Chức Ban Tham-Mưu Lưc-Lượng Duyên-Pḥng
Để
phối-hợp điều-hành cả hai hệ-thống Hành-Chánh của Lực-Lượng và hệ-thống
Hành-Quân của LLĐN 213, Ban Tham-Mưu gồm có:
- Tư-Lệnh Lực-Lượng (Văn-pḥng Tư-Lệnh và Sĩ-Quan Tuỳ-Viên).
- Khối Hành-Quân và Khối Yểm-Trợ.
- Pḥng Hành-Quân:điểu-hành 5 TTKSDH tại các LĐĐN của LL 213.
- Pḥng T́nh-Báo: Thu nhận Tin-Tức T́nh-Báo.-Pḥng Truyền-Tin
(Viễn-ấn): điều-hành Trung-Tâm Vô-Tuyến Cam-Ranh.
- Pḥng An-Ninh: (An-Ninh Nội-Bộ Lực-Lượng).
- Pḥng Nhân-Viên: Quản-Trị Nhân-Viên trong Lực-Lượng.
- Pḥng Hành-Chánh: Quyền-lợi, lương-bổng của nhân-viên Lực-Lượng.
- Pḥng Tiếp-Liệu: Lo thủ-tục xin cấp-phát nhu-cầu Tiếp-Liệu cho LLZP
và Hải-Đội.
- Pḥng CTCT: Lo việc học-tập chính-tri và tâm-lư-chiến cho LLZP.
Sơ-đồ
Tổ-Chức Bộ Chỉ-Huy Lực-Lượng Duyên-Pḥng.
Hạm-Đội
Tiền-thân của Hạm-Đội là Hải-Lực. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực những ngày đầu là HQ
Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh. Sau Đại-Úy Tánh đến Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Vân, rồi
Đại-Úy Dư-Trí-Hùng Xử-lư Thường-vụ chức-vụ này ít tháng.518.
Hải-Quân Đại-Úy Nghiêm-Văn-Phú tiếp-theo Đại-Úy Hùng là vị Chỉ-Huy-Trưởng nắm
Hải-Lực nhiều năm. Ông thăng-cấp Thiếu-Tá trong chức-vụ, thường được coi như
người đă đặt mẫu-mực cho Hải-Lực những năm về sau.
Bộ Tư-Lệnh Hạm-Đội đặt trong ṿng thành của Hải-Quân Công-xưởng.
Hạm-Đội là một đại-đơn-vị, có cấp-số rất lớn, được điều-động bởi: Tư-Lệnh
(cấp-số Phó Đô-Đốc), Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Xuân-Sơn, Tư-Lệnh Hạm-Đội 1971-1975.
Hạm-Đội gồm 3 Hải-đội: Hải-đội 1 Tuần-duyên, Hải-đội II Chuyển-vận,
Hải-đội III Tuần-Dương.
Thành-phần và nhiệm-vụ các Hải-đội được quy-định như sau:
-
Hải-đội I Tuần-Duyên gồm các loại: Tuần-Duyên-Hạm (PGM - Motor
Gunboat), Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large), Trợ-Chiến-Hạm
(LSSL - Landing Support Ship, Large)... Nhiệm-vụ tuần-tiễu, kiểm-soát địch vùng
cận-duyên.
-
Hải-đội II Chuyển-Vận gồm các loại: Dương-Vận-Hạm (LST - Landing Ship,
Tank), Hải-Vận-Hạm (LSM - Landing Ship, Medium), Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing
Craft, Utility), Hoả-Vận-Hạm (YOG - Gasoline Barge, Self-propelled)... Nhiệm-vụ
hành-quân đổ-bộ, yểm-trợ tiếp-vận, y-tế, sửa-chữa.
-
Hải-đội III Tuần-dương gồm các loại: Hộ-Tống-Hạm (PCE - Patrol Craft
Escort), Tuần-dương-Hạm (WHEC), Khu-Trục-Hạm (DER - Radar Picket Escort)...
Nhiệm-vụ tuần-tiễu, ngăn-chặn, nghênh-chiến khi tàu địch xâm-nhập Hải-phận
Việt-Nam.
Các chiến-hạm Hạm-Đội được biệt-phái hoạt-động khắp bốn vùng
chiến-thuật, từ Vĩ-tuyến 17 đến Cà-Mau, cả biển lẫn sông.
Những ngày cuối-cùng của cuộc chiến, Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê
được bổ-nhiệm thay-thế Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Xuân-Sơn ở chức-vụ Tư-Lệnh
Hạm-Đội.
Hạm-Đội gồm các đơn-vị ṇng-cốt của Hải-Quân Việt-Nam với các
chiến-hạm có khả-năng hoạt-động ngoài biển.
Hạm-Đội VNCH được tổ-chức thành 3 Hải-Đội: Hải-Đội I, Hải-Đội II và
Hải-Đội III. Nhiệm-vụ các Hải-Đội như sau:
Sơ-đồ
Tổ-chức Hạm-Đội.
-
Hải-Đội I:
Có
nhiệm-vụ tuần-tiễu bảo-vệ lănh-hải và vùng cận-duyên, chống lại mọi hoạt-động
bất-hợp-pháp; yểm-trợ Hải-pháo và phối-hợp hành-quân với các đơn-vị bạn.
Hải-Đội I gồm có những loại chiến-hạm sau đây:
*
20 Tuần-Duyên-Hạm: HQ-600 - HQ-619
*
04 Giang-Pháo-Hạm: HQ-328 - HQ-331
*
04 Trợ-Chiến-Hạm: HQ-228 - HQ-231.519
-
Hải-Đội II:
Có
nhiệm-vụ chuyên-chở, đổ-bộ, tiếp-tế, yểm-trợ sửa-chữa các tiểu-đĩnh tại vùng
hành-quân; yểm-trợ Hải-pháo và thực-hiện chương-tŕnh Quân-Y, Dân-Sự-Vụ. Hải-Đội
này có hai Bệnh-Viện-Hạm trang-bị Quang-tuyến X; pḥng Nha-khoa; pḥng
Thí-nghiệm và Điều-trị; hoạt-động thăm-viếng định-kỳ dọc theo miền duyên-hải và
đồng-bằng sông Cửu-Long để giúp-đỡ dân-chúng tập-trung-ở những vùng đông dân-cư,
thiếu-thốn thuốc-men hoặc không có Cơ-quan Y-tế địa-phương.
Hải-Đội II gồm có những loại chiến-hạm sau đây:
*
06 Dương-Vận-Hạm: HQ-500 - HQ-505
*
05 Hải-Vận-Hạm: HQ-402 - HQ-406
*
02 Bệnh-Viện-Hạm: HQ-400, HQ-401
*
06 Hoả-Vận-Hạm: HQ-470 - HQ-475
*
14 Giang-Vận-Hạm: HQ-533 - HQ546
*
01 Lương-Vận-Hạm: HQ-451
*
01 Thực-Vận-Hạm: HQ-490520
*
02 Yểm-Trợ-Hạm: HQ-800 - HQ-801521
*
01 Cơ-Xưởng-Hạm: HQ-802.
Chiến-hạm lớn nhất của Hải-Đội II Chuyển-Vận là các Dương-Vận-Hạm.
-
Hải-Đội III:
Có
nhiệm-vụ tuần-tiễu vùng viễn-duyên để phát-giác và ngăn-chặn kịp-thời các
hoạt-động của địch; phối-hợp hành-quân và yểm-trợ Hải-pháo cho các đơn-vị bạn.
Hải-Đội III gồm có những loại chiến-hạm sau đây:
*
02 Khu-Trục-Hạm: HQ-1, HQ-4.
*
07 Tuần-Dương-Hạm: HQ-2, HQ-3, HQ-5, HQ-6, HQ-15, HQ-16, HQ-17.
*
08 Hộ-Tống-Hạm: HQ-7, HQ-8, HQ-9, HQ-11, HQ-12, HQ-13, HQ-14, HQ-10
(chiếc này hy-sinh tại Hoàng-Sa ngày 19-1-1974).
Hộ-Tống-Hạm Nhật-Tảo HQ-10. Trong khi chống quân xâm-lược TC, chiến-hạm này đă
hy-sinh nằm lại tại Hoàng-Sa năm 1974.
Lực-Lượng Hải-Thuyền
Thành-lập: Khởi-thuỷ, Lực-Lượng Hải-Thuyền là một lực-lượng bán-quân-sự, do
Sĩ-Quan Hải-Quân tuyển-mộ, huấn-luyện và chỉ-huy. Thời-gian huấn-luyện cho
quân-nhân hải-thuyền là ba tháng.
Theo
Truyền-thống lịch-sử, quân Đại-Việt thời nhà Trần xâm hai chữ “Sát Đát” khi
tử-chiến với quân Mông-Cổ, Đoàn-Viên Hải-Thuyền HQVN xâm trên ngực hai chữ "Sát
Cộng".
Khi mới thành-lập, mỗi đơn-vị của Lực-Lượng Hải-Thuyền được gọi là Đội
Hải-Thuyền và Đoàn-Viên đều xâm trên ngực hai chữ "Sát-Cộng".
Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Thuyền trước đặt tại Phú-Quốc, đến tháng 2-1963 dời về
Cam-Ranh.
Thành-phần: Mỗi đội Hải-Thuyền được chỉ-huy bởi một Thiếu-Úy hoặc Trung-úy.
Chiến-thuyền gồm có:
3 ghe Chủ-lực,
3 ghe Di-cư,
20 ghe Buồm.
Hải-thuyền có nhiều loại khá phức-tạp. H́nh trái: một trong những hải-thuyền đầu
tiên (mang buồm tứ-giác). H́nh phải: một chiếc hải-thuyền cải-tiến, mang buồm
cánh dơi.
Trang-bị: Mỗi loại ghe được trang-bị như sau:
-
Ghe Chủ-lực: một Đại-liên 50 trước mũi, một Đại-liên 30 sau lái và
nhiều súng cá-nhân.
-
Ghe Di-cư: hai Đại-liên 30 và vũ-khí cá-nhân.
-
Ghe Buồm: súng cá-nhân.
Y-phục
của Đoàn-viên giai-đoạn đầu: bà-ba đen. Sau này, các quân-nhân mặc quân-phục
Hải-Quân.
Nhiệm-vụ
và phạm-vi hoạt-động: Nhiệm-vụ của Lực-Lượng Hải-Thuyền là tuần-tiễu, kiểm-soát
và ngăn-chặn sự xâm-nhập và trà-trộn của Việt-Cộng vào các làng ven biển thuộc
các vùng Duyên-hải.
Sau khi được sáp-nhập vào Hải-Quân, Đội Hải-Thuyền được đổi
danh-xưng thành Duyên-Đoàn và Đoàn-viên mặc quân-phục Hải-Quân. Cấp-số của
Duyên-Đoàn-Trưởng là Thiếu-Tá.
Vùng I
Duyên-Hải
Tổ-chức:
Bộ Tham-Mưu của Vùng I Duyên-Hải gồm có: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và
Tham-Mưu-Trưởng.
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải kiêm Chỉ-Huy-Trưởng Khu quân-sự
Tiên-Sa. Khu Quân-sự này gồm tất cả các đơn-vị Hải, Lục, Không-Quân đồn-trú tại
bán-đảo Sơn-Trà.
Bộ Tư-Lệnh Vùng I Duyên-Hải đặt tại Tiên-Sa, Đà-Nẵng.
Lực-Lượng Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải gồm các đơn-vị sau đây:
-
Các Giang-Đoàn:
32 Xung-Phong đóng tại Huế,
92 Trục-Lôi tại Thuận-An,
60 Tuần-Thám ở Thuận-An.
-
Các Duyên-Đoàn:
DĐ11 tại Cửa-Việt,
DĐ12 tại Thuận-An,
DĐ13 tại Cửa Tư-Hiền,
DĐ14 tại Hội-An,
DĐ15 tại Chu-Lai,
DĐ16 tại Quảng-Ngăi.
-
Hải-đội I Duyên-pḥng.
-
Bốn đài Kiểm-Báo:
101 tại núi La-Ngữ, Huế;
102 tại Sơn-Trà;
103 tại Cù-lao Ré:
104 tại Sa-Huỳnh.
-
Các Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-Vận.
-
Ngoài ra, Vùng I Duyên-Hải c̣n có các chiến-hạm biệt-phái.
Phạm-vị
hoạt-động: Vùng Duyên-Hải và sông-rạch các tỉnh: Quảng-Trị, Thừa Thiên, Đà-Nẵng,
Quảng-Ngăi.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Phó-Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại.
Ông
Hồ-Văn Kỳ-Thoại (mang cấp Trung-Tá) nhận quyền Tư-Lệnh Vùng 1 Duyên-hải, 1970.
Đứng bên phải Ông là HQ Trung-Tá Nguyễn-Văn-Thông, Cựu Tư-Lệnh.
Vùng II
Duyên-Hải
Tổ-chức:
Bộ Tham-Mưu Vùng II Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng,.
Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng II Duyên-Hải đặt tại trại Tây-Kết Nha-Trang, gồm các
đơn-vị sau đây:
-
Các Duyên-Đoàn:
DĐ 21 tại Quy-Nhơn,
DĐ 22 tại Poulo-Gambir,
DĐ 23 tại Sông-Cầu,
DĐ 24 tại Tuy-Hoà,
DĐ 25 tại Ḥn-Khói,
DĐ 26 tại B́nh-Ba,
DĐ 27 tại Phan-Rang,
DĐ 28 tại Phan-Thiết.
-
Hải-đội II Duyên-pḥng đóng tại Quy-Nhơn.
-
Các Căn-Cứ Yểm-Trợ.
-
Các đài Kiểm-Báo:
201 Mũi Degi
202 Cù-lao Xanh (Poulo-Gambir)
203 Ḥn-Lớn, Nha-Trang
204 Mũi Dinh
-
Một số chiến-hạm biệt-phái.
Tầm
hoạt-động - Vùng II Duyên-Hải trách-nhiệm các vùng duyên-hải thuộc các tỉnh:
B́nh-định, Phú-Yên, Khánh-Hoà, Cam-Ranh, Phan-Rang, Phan-thiết.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Phó-Đề-Đốc Hoàng-Cơ-Minh.
Vùng III
Duyên-Hải
Tổ-chức:
Bộ Tham-Mưu Vùng III Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng III Duyên-Hải đóng tại Cát-Lở và gồm các đơn-vị sau đây:
-
Hải-đội 3 Duyên-pḥng đóng tại Cát-Lở.
-
Các Duyên-Đoàn:
Duyên-đoàn 31 tại cửa Hàm-Tân
Duyên-đoàn 32 tại Bến-Đ́nh Vũng-Tàu
Duyên-đoàn 33 tại Rạch-Dừa
Duyên-đoàn 34 và 37 tại Tiềm-Tôn Bến-Tre
Duyên-đoàn 35 tại Hưng-Mỹ Trà-Vinh
Duyên-đoàn 36 tại Long-Phú
-
Căn-Cứ Yểm-Trợ Cát-Lở.
-
Bệnh-xá Vũng-Tàu.
-
Các đài Kiểm-Báo:
301 tại Côn-Sơn,
302 tại Núi-Lớn, Vũng-Tàu,
303 tại núi Tà-Kú, B́nh-Tuy,
304 đặt trên Kiểm-Báo-Hạm HQ-460, nằm ngoài khơi Ba-Động.
-
Một số chiến-hạm biệt-phái.
Phạm-vi
hoạt-động: Miền duyên-hải thuộc Phước-Tuy, G̣-Công, Kiến-Hoà.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Phó-Đề-Đốc Vũ-Đ́nh-Đào.
H́nh
Phó-Đề-Đốc Vũ-Đ́nh-Đào khi Ông mang cấp HQ Trung-Tá.
Vùng IV
Duyên-Hải
Tổ-chức:
Bô Tham-Mưu gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Bộ
Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải được đặt tại An-Thới, Phú-Quốc.
Toàn
cảnh An-Thới, Phú-Quốc, nơi có Bộ Tư-Lệnh Vùng IV Duyên-Hải.
Lực-Lượng: Hải-Quân Vùng IV Duyên-Hải gồm có:
-
Các Duyên-Đoàn:
Duyên-đoàn 42 tại Ḥn Nam-Du, sau này di-chuyển về An-Thới 1 chi-đội, 1 chi-đội
đóng tại Poulo-Panjang.
Duyên-đoàn 43 tại Cửa Sông-Ông-Đốc, sau di-chuyển về đảo Ḥn-Tre, Rạch-Giá.
Duyên-đoàn 44 tại Kiên-An Rạch-Giá.
Duyên-đoàn 45 tại Bắc đảo Phú-Quốc, sau chuyển về Hà-Tiên.
Duyên-đoàn 46 và 47 tại An-Thới.
-
Hải-đội IV Duyên-pḥng đóng tại An-Thới.
-
Một số chiến-hạm biệt-phái.
-
Căn-Cứ Yểm-Trợ Tiếp-Vận.
-
Các đài Kiểm-Báo:
402 Ḥn-Đốc (Ile des Pirates)
403 Ḥn Nam-Du (Poulo-Dama)
404 Núi An-Thới
Phạm-vi
hoạt-động: Từ mũi Cà-Mau đến biên-giới Miên - Việt trong vịnh Thái-Lan.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thiện.
Hải-Quân
Đại-Tá Nguyễn-Văn-Thiện, Tư-Lệnh cuối-cùng V4 DH
Vùng V
Duyên-Hải
Vùng V Duyên-Hải là Vùng Duyên-Hải được thành-lập vào những năm sau
cùng của cuộc chiến.
Tổ-chức:
Bộ Tham-Mưu Vùng V Duyên-Hải gồm: Tư-Lệnh, Tư-Lệnh-Phó và Tham-Mưu-Trưởng.
Bộ
Tư-Lệnh đặt tại Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên.
Thành-phần: Lực-Lượng cơ-hữu Hải-Quân Vùng V Duyên-Hải gồm:
- Hải-đội V Duyên-pḥng.
- Giang-Đoàn 43 Ngăn-chặn.
- Giang-Đoàn 53 Tuần-Thám.
- Căn-cứ Hải-Quân.
- Tiền-Doanh Yểm-Trợ.
- Duyên-Đoàn 36 (tăng-phái) đóng tại cửa Định-An.
- Duyên-Đoàn 41 đóng tại Poulo-Obi.
- Đài Kiểm-Báo 401 đặt trên Ḥn-Khoai (Poulo-Obi).
- Các chiến-hạm biệt-phái.
Vùng
hoạt-động: Vùng V Duyên-Hải trách-nhiệm miền duyên-hải các tỉnh Ba-Xuyên,
Bạc-Liêu, An-Xuyên (Cà-Mau), một phần duyên-hải của tỉnh Kiên-Giang (Rạch-Giá)
và các đảo Poulo-Obi, Fas Obi, v.v...
Ngoài ra, hai Giang-Đoàn 43 Ngăn-chặn và 53 Tuần-Thám chịu
trách-nhiệm sông Năm-Căn (giới hạn từ cửa Bồ-Đề đến cửa Bảy-Hạp), sông Đồng-Cùng
và Chi-Khu Năm-Căn.
Tư-Lệnh cuối-cùng: Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn-Văn-May.
Hải-Quân
Đại-Tá Nguyễn-Văn-May, Tư-Lệnh Vùng V Duyên-Hải. Trong h́nh này, Ông mang
cấp-bậc HQ Thiếu-Tá.
Sở
Pḥng-Vệ Duyên-Hải
Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải522 (Coastal Security Service - CSS) được
thành-lập vào năm 1964, trực-thuộc Nha Kỹ-thuật. Về phương-diện hành-quân, SPVZH
làm việc hàng ngang với Phái-Bộ Cố-Vấn Hải-Quân (Naval Advisory Detachment -
NAD) thuộc MACSOG của Hoa-Kỳ. Hai cơ-quan này đều đặt trụ-sở tại toà nhà
Bạch-Tượng (White Elephant) Đà-Nẵng để dễ-bề hoạt-động phối-hợp hành-quân, và
thường được gọi chung là NAD/CSS.
Đa-số nhân-viên SPVZH là quân-nhân Hải-Quân, đôi khi có một số nhỏ thuộc
Lục-quân. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH thường là Sĩ-Quan cao-cấp Hải-Quân. Các vị
Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH đều là những Sĩ-Quan thâm-niên, nhiều kinh-nghiệm; sau này
có tới bốn cựu Chỉ-Huy-Trưởng được thăng đến cấp Phó-Đề-Đốc, đó là các vị
Phó-Đề-Đốc Diệp-Quang-Thuỷ, Nguyễn-Thành-Châu, Nguyễn-Hữu-Chí và Hồ-Văn
Kỳ-Thoại. Chỉ-Huy-Trưởng SPVZH sau cùng là HQ Đại-Tá Nguyễn-Viết-Tân.
Ngoài một số cơ-cấu hành-chánh, SPVZH có hai đơn-vị trực-thuộc chính, đó là
-
Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT) và
-
Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH), đôi khi c̣n gọi tắt là Biệt-Hải.
Cơ-sở
Lực-Lượng Hải-Tuần.
Lực-Lượng Hải-Tuần (LLHT)
Lực-Lượng Hải-Tuần có nhiệm-vụ thi-hành những công-tác hành-quân đặc-biệt bằng
đường biển trong vùng lănh-hải Bắc-Việt từ Vĩ-tuyến 17 Bắc trở lên. Doanh-trại
LLHT nằm ngay dưới chân núi Khỉ (Monkey Mountain) thuộc bán-đảo Sơn-Trà,
Đà-Nẵng, cạnh các cơ-sở thuộc BTL/HQ/V1DH. Tàu PTF và các công-xưởng sửa-chữa
cũng như bảo-tŕ của MST nằm gần Deep Water Pier, đối-diện với khu doanh-trại
qua con đường nhỏ.
LLHT được trang-bị các loại Duyên-Tốc-Đĩnh (PCF - Patrol Craft Fast) c̣n gọi là
"Swift" và Khinh-Tốc-Đĩnh (PTF - Patrol Torpedo Fast). "Swift" là loại
Duyên-Tốc-Đĩnh mũi ngắn, sườn nhôm, dài chừng 50 bộ do hăng đóng tàu Seward
Seacraft ở Burwick, Louisiana chế-tạo. Tàu trọng-tải 19 tấn, tầm-nước 3.5 bộ,
gắn 2 máy diesel và có vận-tốc tối-đa chừng 28 gút. Vũ-khí trang-bị gồm có một
đại-liên 50 (12 ly7) gắn trên nóc pḥng lái; sân sau có một súng cối 81 ly
trực-xạ trên gắn đại-liên 50. Thuỷ-Thủ-Đoàn gồm có 5 người. Có ba loại PTF được
dùng ở Việt-Nam:
-
PTF cũ thời Đệ-Nhị Thế-chiến,
-
PTF loại "Nasty" do Na-Uy chế-tạo và
-
PTF loại "Osprey" do Hoa-Kỳ đóng.
Điểm đặc-biệt là tất cả các ống phóng ngư-lôi đều được tháo-gỡ. Thuỷ-Thủ-Đoàn
PTF gồm khoảng 18 người.
Hai PTF đầu-tiên được trang-bị cho LLHT là loại cũ từ thời Đệ-Nhị Thế-chiến
(giống PT 109 của TT Kennedy), dùng máy Packard chạy bằng xăng máy-bay nên c̣n
được gọi là "tàu xăng". Vũ-khí trang-bị nguyên-thuỷ gồm ống phóng ngư-lôi, 2
đại-bác 40 ly một ở trước mũi và một ở sân sau, 2 đại-bác 20 ly, 2 đại-liên 50
bên hông. Khi sang Việt-Nam, khẩu đại-bác 40 trước mũi được cắt-bỏ và thay bằng
khẩu súng cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50. Hai PT này được đổi tên là
PTF-1 và PTF-2, Hai vị Hạm-Trưởng đầu-tiên của các PTF-1 và PTF-2 là Hải-Quân
Đại-Úy Mai Mộng Liễn và Hải-Quân Đại-Úy Lưu-Chuyên (cùng khoá 8 SQHQ Nha-Trang).
Sau đó, LLHT nhận thêm hai PTF tối-tân hơn thường được gọi là "Nasty" do Na-Uy
chế-tạo. Hai Nasty đầu-tiên do các HQ Đại-Úy Trần-Văn-Lâm và Trịnh-Kim-Thanh
(cùng khoá 5 SQHQ Nha-Trang) làm Hạm-Trưởng.
Khinh-Tốc-Đĩnh Nasty có vỏ bằng ván ép nhiều lớp đặc-biệt, trọng-tải 75 tấn, dài
khoảng 80 bộ, rộng 24.7 bộ, tầm nước 3.7 bộ phía trước, 6.10 bộ chỗ chân-vịt sau
lái, có thể mang 18 tấn hay 6,100 gallons dầu cặn, tầm hoạt-động lên đến 1,000
hải-lư với tốc-độ tiết-kiệm. Máy tàu loại Napier & Deltic của Anh, 18 xy-lanh,
vận-tốc đường-trường khoảng 35 gút, vận-tốc tác-chiến tối-đa có thể lên đến 50
gút khi tàu không mang nhiều nhiên-liệu. Về vũ-khí, Nasty được trang-bị 1 súng
cối 81 ly trực-xạ gắn thêm đại-liên 50 trước mũi. Sau lái có khẩu đại-bác 40 ly,
hai bên hông ngang đài chỉ-huy gắn đại-bác 20 ly.
Các
Khinh-Tốc-Đĩnh tại tàu của Lực-Lượng Hải-Tuần.
Khoảng giữa năm 1968, để thay-thế cho một số chiến-đĩnh Nasty vào công-xưởng
sửa-chữa đại-kỳ hay bị hư-hại trong lúc tác-chiến, LLHT nhận thêm một số
chiến-đĩnh mới cũng thuộc loại PTF nhưng có tên là "Osprey" do Hoa-Kỳ chế-tạo.
Loại Khinh-Tốc-Đĩnh này do hăng đóng tàu John Trumpy and Sons of Annapolis,
Maryland sản-xuất, tổng-cộng chỉ có 6 chiếc. Các chiến-đĩnh Osprey được đóng
mô-phỏng theo loại Nasty của Na-Uy, nhưng vỏ bằng nhôm thay v́ bằng gỗ.
Đặc-biệt, loại Osprey được trang-bị máy điều-hoà không-khí nên rất tiện-nghi khi
đi công-tác. Nghe nói sườn và phần sau lái tàu được nhập-cảng "tiền-chế" từ
Na-Uy. Khinh-Tốc-Đĩnh Osprey tuy vỏ bằng nhôm nhưng cũng hơi nặng hơn loại Nasty
nên vận-tốc kém hơn khoảng 5 gút và mức-độ nhảy sóng cũng kém hơn. Vũ-khí
trang-bị tương-tự như Nasty.
Thuỷ-Thủ-Đoàn của các PTF và Swift đều là những quân-nhân Hải-Quân VNCH
t́nh-nguyện. Việc điều-tra an-ninh rất gay-go với mức-độ "mật" hay "tối-mật".
Lực-Lượng Biệt-Hải (LLBH)
Nhiệm-vụ của LLBH là thi-hành những công-tác đổ-bộ bằng đường biển để xâm-nhập,
phá-hoại, khuấy-rối v.v... tại Bắc-Việt. Doanh-trại LLBH nằm dọc theo băi-biển
Mỹ-Khê. Các toán Biệt-Hải sống và huấn-luyện trong những trại riêng-biệt,
tương-đối nhỏ chỉ đủ cho vài ba chục người.
Vào khoảng năm 1964, toán Người-Nhái Hải-Quân Hoa-Kỳ đảm-trách việc huấn-luyện
các toán Biệt-Hải, dưới quyền chỉ-huy của Đại-Úy Cathal L. Flynn. Các toán
Biệt-Hải được huấn-luyện về kỹ-thuật chèo xuồng cao-su, đổ-bộ, bơi ngầm dưới
biển, sử-dụng chất nổ v.v...
Vào tháng 3 năm 1964, Hải-Quân Đại-Úy Trịnh-Hoà-Hiệp thuộc Liên-Đoàn
Người-Nhái HQVNCH được thuyên-chuyển ra làm Chỉ-Huy-Trưởng toán Biệt-Hải tại
Mỹ-Khê.
Biệt-Hải
thi-hành những công-tác đường biển để xâm-nhập, phá-hoại, khuấy-rối CS Bắc-Việt.
Công-tác
của Lực-Lượng Hải-Tuần
Trong suốt thời-gian hoạt-động, các PTF thuộc LLHT đă thực-hiện khoảng trên dưới
1,000 chuyến công-tác xâm-nhập hải-phận Bắc-Việt với những thành-quả rất
khả-quan trong khi thiệt-hải không đáng kể. Những chuyến công-tác này thường
không kéo dài quá 24 tiếng đồng-hồ. Khoảng từ năm 1965 đến năm 1970 có nhiều
công-tác nhất. Đặc-biệt trong thời-gian phi-cơ Hoa-Kỳ oanh-tạc Bắc Việt, có
những Thuỷ-Thủ-Đoàn đi 5, 6 chuyến công-tác mỗi tháng.
Biệt-hải
tập-dượt tại Đà-Nẵng.
Khi đi công-tác, Thuỷ-Thủ-Đoàn PTF cũng như nhân-viên Biệt-Hải không bận
quân-phục, thường chỉ mặc quần-áo bà-ba đen. Đặc-biệt, SPVZH là đơn-vị duy-nhất
không có Cố-Vấn Hoa-Kỳ đi theo trong những chuyến công-tác xâm-nhập hải-phận
Miền-Bắc.
Lực-Lượng Hải-Quân Bắc-Việt với những tiểu-đĩnh cũ-kỹ và yếu-kém hơn
so với các PTF nên ít khi dám ra mặt nghênh-cản. Trong suốt thời-gian hoạt-động
từ năm 1964 cho đến 1972 chỉ có dăm, ba cuộc đụng-độ giữa các chiến-đĩnh đôi
bên. Các khẩu đại-bác pḥng-duyên của Bắc-Việt đặt trên những hải-đảo hay
mỏm-núi cao dọc duyên-hải cũng thường bắn ra dữ-dội nhưng khó gây thiệt-hại cho
những PTF, vừa nhỏ mà lại có vận-tốc cao.
Sư-Đoàn
Thuỷ-Quân Lục-Chiến
Trong diễn-tiến vừa thành-lập vừa trưởng-thành trong khói-lửa, lại
vừa chiến-đấu chống Cộng-sản Việt-Nam, Binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam
cũng đă tiến-triển vượt-bực về tổ-chức.523
Cấp-số của Sư-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến cũng như của Sư-Đoàn Nhẩy Dù lớn hơn rất
nhiều khi so-sánh với cấp-số các Sư-Đoàn Bộ-Binh tiêu-chuẩn. Quân-số lư-thuyết
Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ524 (tổng-cộng
14,072 người).
Theo một bài viết của Đại-Tá Phạm-Văn-Chung, khởi đi từ năm 1954, Binh-Đoàn
Thuỷ-Quân Lục-Chiến được chỉ-huy tuần-tự bởi nhiều vị Chỉ-Huy-Trưởng và Tư-Lệnh.
Trung-Tướng Lê-Nguyên-Khang là vị Tư-Lệnh đầu-tiên và cũng là vị chỉ-huy lâu
nhất525.
Chen-kẽ giữa hai nhiệm-kỳ Tư-Lệnh của Ông Khang, Trung-Tá Nguyễn-Bá-Liên nắm
quyền đó trong một thời-gian ngắn, từ ngày 16-12-1963 đến tháng 2 năm 1964.526
Lữ-Đoàn
TQLC có Tư-Lệnh thứ nh́ sau Trung-Tá Khang: Trung-Tá Nguyễn-Bá-Liên. H́nh Ông
Liên sau khi thăng-cấp Đại-Tá.
Thiếu-Tướng Bùi-Thế-Lân, vị Tư-Lệnh Sư-Đoàn cuối-cùng, đă nắm vững trách-nhiệm
tác-chiến từ năm 1972 đến năm 1975.
Giữa năm 1968 khi Thuỷ-Quân Lục-Chiến được nâng lên cấp Sư-Đoàn, 2 Bộ Chỉ-Huy
Chiến-Đoàn trở-thành 2 Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn: 147 và 258. Các đơn-vị yểm-trợ tăng
thành cấp Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ Thuỷ-Bộ, Tiểu-Đoàn Truyền-Tin, Tiểu-Đoàn Vận-Tải,
Tiểu-Đoàn Công-Binh, Tiểu-Đoàn Quân-Y v.v... Đại-đội Huấn-luyện trở-thành
Trung-Tâm Huấn-luyện Sư-Đoàn, khả-năng cung-cấp hàng ngàn tân-binh cho các
Tiểu-Đoàn tác-chiến sau khi được huấn-luyện thuần-thục căn-bản bộ-binh tác-chiến
và hành-quân đặc-biệt Không, Thuỷ, Bộ.
Thiếu-Tướng Bùi-Thế-Lân, vị Tư-Lệnh Sư-Đoàn cuối-cùng.
Năm 1969, Tiểu-Đoàn 8 Ó Biển, Tiểu-Đoàn 9 Mănh Hổ, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh ra đời,
Bộ Chỉ-Huy Lữ-Đoàn 369, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh thành-lập năm 1970. Bệnh-viện
Lê-Hữu-Sanh thuộc Tiểu-Đoàn Quân-Y, một bệnh-viện 250 giường được thành-lập,
trang-bị đầy-đủ để đáp-ứng nhu-cầu binh-sĩ Thuỷ-Quân Lục-Chiến cùng gia-đ́nh.
Một
Sĩ-Quan TQLC trong quân-phục đại-lễ: Đại-Tá Lê-Đ́nh-Quế.
Quân-số
lư-thuyết Sư-Đoàn TQLC lên tới 884 Sĩ-Quan và 13,188 Hạ-Sĩ-Quan và Binh-Sĩ527
(tổng-cộng 14,072 người).
Năm 1974, Lữ-Đoàn 468 gồm các Tiểu-Đoàn 14 Tiểu-Đoàn 16, Tiểu-Đoàn 18 và 1
Pháo-Đội 105 ly được ra đời để chuẩn-bị lần cho việc tổ-chức Sư-Đoàn Thuỷ-Quân
Lục-Chiến thứ hai.528
Các cấp chỉ-huy Thuỷ-Quân Lục-Chiến thường xuất-thân từ hai trường Sĩ-Quan,
Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt hoặc Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức / Nam-Định. Có đến 80% Sĩ-Quan
tốt-nghiệp các khoá Căn-Bản, Tham-Mưu Trung-Cấp hoặc Chỉ-huy Tham-Mưu Cao-Cấp,
trường Thuỷ-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ.
Sư-Đoàn TQLC có 1 Tiểu-Đoàn Tổng-hành-dinh, 9 Tiểu-Đoàn tác-chiến thuỷ-bộ và 3
Tiểu-Đoàn Pháo-binh. Toàn-bộ Sư-Đoàn đă tham-dự các cuộc hành-quân quy-mô lớn do
Quân-Đoàn 1 chỉ-huy như:
- Cuộc hành-quân Lam-Sơn 719 vượt-biên sang Hạ Lào 1971.
- Cuộc hành-quân Lam-Sơn 72 tái-chiếm thị-xă Quảng-Trị 1972.
Mỗi Tiểu-Đoàn tác-chiến của TQLC, theo lư-thuyết gồm có tổng-cộng 937 người,
chia ra như sau:
- Sĩ-Quan: 36
- Hạ-Sĩ-Quan: 112
- Binh-sĩ: 789.529
Danh-hiệu các Tiểu-Đoàn530 như sau:
Tiểu-Đoàn 1 Quái-Điểu
Tiểu-Đoàn 2 Trâu-Điên
Tiểu-Đoàn 3 Sói-Biển
Tiểu-Đoàn 4 Ḱnh-Ngư
Tiểu-Đoàn 5 Hắc-Long
Tiểu-Đoàn 6 Thần-Ưng
Tiểu-Đoàn 7 Hùm-Xám
Tiểu-Đoàn 8 Ó-Biển
Tiểu-Đoàn 9 Mănh-Hổ.
Để yểm-trợ hoả-lực cận-chiến, Pháo-binh TQLC được trang-bị các
đại-bác 105 ly. Những Tiểu-Đoàn Pháo-binh mang tên như sau:
Tiểu-Đoàn 1 Lôi-Hoả
Tiểu-Đoàn 2 Thần-Tiễn
Tiểu-Đoàn 3 Nỏ-Thần.
Tập Hải-Sử này đặc-biệt ghi lại danh-sách các Lữ-Đoàn-Trưởng và Tiểu-Đoàn-Trưởng
Thuỷ-Quân Lục-Chiến trong trận đánh lừng-danh tái-chiếm Quảng-Trị vào Mùa Hè Đỏ
Lửa năm 1972531 như sau:
-
Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 147 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Năng-Bảo, Sĩ-Quan
Nam-Định.
-
Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 258 TQLC: Đại-Tá Ngô-Văn-Định, Sĩ-Quan Trừ-Bị
Khoá 4 Phụ, thụ-huấn và tốt-nghiệp tại Trường Vơ-Bị Đà-Lạt.
-
Lữ-Đoàn-Trưởng, Lữ-Đoàn 369 TQLC: Đại-Tá Nguyễn-Thế-Lương, Sĩ-Quan
Thủ-Đức.
Sáng
ngày 16/9/1972 TQLC tái-chiếm Quảng-Trị và Dựng Cờ (h́nh nguyên-bản.)
Các
Tiểu-Đoàn từ 1 đến 9:
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng Tiểu-Đoàn 1 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Đăng-Hoà, Sĩ-Quan
Nha-Trang (cựu Thiếu-Sinh-Quân)
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 TQLC: Thiếu-Tá Trần-Văn-Hợp, Sĩ-Quan
Đà-Lạt
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Cảnh, Sĩ-Quan
Đà-Lạt
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 4 TQLC: Trung-Tá Trần-Xuân-Quang, Sĩ-Quan
Thủ-Đức
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 5 TQLC: Trung-Tá Hồ-Quang-Lịch, Sĩ-Quan
Thủ-Đức
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 6 TQLC: Trung-Tá Đỗ-Hữu-Tùng, Sĩ-Quan
Đà-Lạt
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 7 TQLC: Thiếu-Tá Nguyễn-Văn-Kim, Sĩ-Quan
Đà-Lạt
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 8 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Văn-Phán, Sĩ-Quan
Thủ-Đức
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 9 TQLC: Trung-Tá Nguyễn-Kim-Đễ, Sĩ-Quan
Đà-Lạt
Bức h́nh
trên được vẽ lại, tô màu. “Biểu-tượng tinh-thần của TQLC Việt-Nam là h́nh-ảnh
những chiến-sĩ TQLC dựng lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc-gia Việt-Nam trên
cổ-thành Quảng-Trị”.
Các
Tiểu-Đoàn Pháo-Binh
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 1 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đoàn-Trọng-Cảo
- Sĩ-Quan Đà-Lạt.
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 2 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Đặng-Bá-Đạt -
Sĩ-Quan Thủ-Đức.
-
Tiểu-Đoàn-Trưởng, Tiểu-Đoàn 3 Pháo-Binh TQLC: Trung-Tá Trần-Thiện-Hiệu
- Sĩ-Quan Thủ-Đức.
Giữa
cảnh điêu-tàn đổ-nát, sau khi thăm hỏi TQLC, Tổng-Thống Nguyễn-Văn-Thiệu đến
cầu-nguyện tại Nhà thờ La-Vang (Quảng-Trị) năm 1972.
Vào năm 1974, dự-án tổ-chức Sư-Đoàn Thuỷ-Quân Lục-Chiến thứ hai bắt đầu. Sư-Đoàn
này đă có một số đơn-vị trực-thuộc nhưng chưa kịp chính-thức ra đời th́ xảy ra
biến-cố ngày 30-4-75.532
Đế đầu năm 1975, Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH đă chấp-thuận cho Thuỷ-Quân
Lục-Chiến Việt-Nam được thành-lập một Đơn-vị Cơ-Giới. Đó là Tiểu-Đoàn Yểm-Trợ
Thuỷ-Bộ. Trang-bị gồm có phần lớn là các Thuỷ-xa LVTP 5 của TQLC Hoa-Kỳ sử-dụng
trước đây. 533
Quân-số của TQLC lên tới trên trên 16,000 người.
Thuỷ-Xa
TQLC.
Thuỷ-Xa
TQLC và Kiến-trúc căn-bản.
Một vài
h́nh-ảnh Thuỷ-Xa Đổ-bộ (Trích tài-liệu từ một trang lưới điện-toán của TQLCVN).
Một
Đơn-vị Thuỷ-Xa đang diễn-hành ngang qua Khán-đài Danh-Dự.
Các
Thuỷ-Xa của TQLC chạy ngang qua cổng chào.
Huy-hiệu
Sư-Đoàn TQLC và một số Đơn-vị trực-thuộc. Một Huy-hiệu ghi sai là của TĐ10
(TQLCVN không có TĐ mang số này).
Sóng
Thần, Căn-cứ chính của TQLCVN.
Chương 9
Những
cái nh́n Sử-quan
Ư-chí
vững-vàng Tiếp-tục cuộc Chiến
Trong thời-gian h́nh-thành tập sách Hải-Sử này, một Tượng Đài Chiến-Sĩ Việt-Nam
Cộng-Hoà và Đồng-Minh đang được xây-dựng tại thành-phố Westminster, tiểu-bang
California, Hoa-Kỳ
Đây là công-tŕnh đầu-tiên trên thế-giới có tượng người Chiến-Sĩ Việt-Nam
Cộng-Hoà cùng Chiến-Sĩ Đồng-minh. Pho Tượng người Chiến-Sĩ Hoa-Kỳ tượng-trưng
cho Khối Đồng-minh của VNCH. Tư-thế và h́nh-ảnh được cấu-trúc pho tượng này,
người xem có thể h́nh-dung ra ư-nghĩa rằng chiến-sĩ Đồng-minh Hoa-Kỳ đă bỏ nón
sắt, hạ tay súng ngưng chiến-đấu.
Một bản
vẽ quảng-cáo trong giai-đoạn khởi-công xây-dựng tượng-đài.
Pho tượng Chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà đang trong tư-thế c̣n trang-bị như
biểu-hiệu giữ vững ư-chí tiếp-tục cuộc chiến. Những chiến-sĩ Đồng-minh đă rút đi
v́ lịnh của Quốc-gia họ, Nam-Nữ Dân-Quân Cán-chính VNCH phải lưu-vong. Nhưng
trên Quê-Hương Việt-Nam thân-yêu, đồng-bào ruột-thịt đang c̣n trong cảnh
lầm-than đau-khổ, nên người chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà vẫn chưa hạ tay súng. Họ
c̣n miệt-mài tiếp-tục chiến-đấu cho Quê-Hương được vẹn-toàn, cho dân-tộc được
Tự-Do, Ấm-No, Hạnh-Phúc, và cho các quyền căn-bản làm người.
Tầm mắt pho tượng phóng nh́n vào tương-lai “Việt-Nam Không C̣n Cộng-Sản”, ngày
đó Chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà mới ngừng chiến-đấu và cùng con cháu trở về
xây-dựng non-sông.
Nh́n lại
hoạt-động xưa
Theo lời phát-biểu của Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang: Trong khi nh́n lại thời-gian
hoạt-động cũ, ta thấy rằng mặt đất là chiến-trường của Lục-Quân, Vùng trời là
chiến-trường của Không-Quân. Sông, biển là trách nhiệm của chúng ta. Trong cuộc
chiến, dù địch có lén-lút xuất-hiện, nhưng Hải-Quân chúng ta đă làm chủ được
chiến-trường. Mặt biển đă được đan kín bằng những chiến-hạm lớn nhỏ. Trên các
sông-rạch Miền-Nam, vùng đất trù-phú nhất của đất-nước, các chiến-đĩnh của chúng
ta luôn-luôn là nỗi khiếp-hăi của địch, đồng-thời là sự tin-cậy mạnh-mẽ của các
đơn-vị bạn trong các cuộc hành-quân tuần-tiễu đơn-phương hay hành-quân diệt địch
hỗn-hợp. Khi nguy-hiểm nhất, lực-lượng chúng ta vẫn c̣n toàn-vẹn và đến lúc tan
hàng, chúng ta tổ-chức ra đi thật hoàn-hảo và kỷ-luật. Ra tới hải ngoại, đa số
các anh em đă xây-dựng lại gia-đ́nh nuôi-dạy các con được thành-tài. Trong lúc
đó, anh em Hải-Quân, dưới nhiều h́nh-thức đă có những chương-tŕnh cưu-mang,
gắn-bó, giúp-đỡ lẫn nhau. Chính anh em Hải-Quân là những tài-công đưa đồng-bào
vượt biển, và cũng chính anh em Hải-Quân đă có mặt trong các công-tác cứu-vớt
thuyền-nhân.534
Mong-ước
Một cái Nh́n Công-bằng cho Cuộc-Chiến
Các Cựu quân-nhân Hải-Quân Việt-Nam rất trân-trọng ư-kiến của Cựu Phó-Đề-Đốc
Đặng-Cao-Thăng535 khi Ông viết rằng:
“Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều về Hải-Quân mà (chính
Cựu Hải-Quân) chúng ta chưa biết. Hải-Quân của chúng ta trong giai-đoạn chót có
một quân-số trên 40,000. Một quân-số rất đáng kể trong tất cả các Hải-Quân lớn
trên thế-giới. Hải-Quân Pháp, một quốc-gia có bờ-biển rất dài, có những
quyền-lợi ở trên nhiều lục-địa và hải-đảo, mà cũng chỉ có 60,000 người.536
Chúng ta có những hoạt-động ngoài biển như tuần-dương, tuần-duyên, hải-tuần và
đặc-biệt các hoạt-động trong sông mà không một Hải-Quân nào có. Tôi chắc là chỉ
một số ít quân-nhân Hải-Quân biết được hết mọi khía-cạnh của Hải-Quân. Cuốn
Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều về Hải-Quân mà chúng ta
chưa biết. Con cháu chúng ta cũng sẽ có tài-liệu để t́m-hiểu cha ông chúng làm
ǵ trong một chiều dài cuộc chiến hơn 20 năm, những thử-thách, cố-gắng,
mệt-nhọc, hy-sinh của chúng ta; các gương anh-dũng tuyệt-vời của một số
chiến-hữu chúng ta. Tài-liệu cũng phản lại các luận-điệu xuyên-tạc đầy-dẫy trong
các thư-viện đại-học-đường về cuộc chiến của chúng ta. Những người ngoại-quốc
khi đọc và suy-nghĩ sẽ có cái nh́n công-bằng về cuộc chiến hơn.”
Một chỗ
đứng truyền-thống trong ḍng Việt-Sử
Lược-duyệt những biến-chuyển của HQVNCH ǵn-giữ an-ninh thuỷ-lộ,
bảo-vệ lư-tưởng tự-do cho đồng-bào, người ta có thể kể ra những đặc-điểm như
sau:
-
Hải-Quân VNCH thực-sự là một Hải-Quân chính-thống, luôn-luôn mang nặng
hoài-băo và nối-tiếp tinh-thần hàng-hải của tiền-nhân. Người lính thuỷ tin-tưởng
một hồn “Nước” linh-thiêng, khởi đi từ thuở Hùng-Vương dựng nước, qua Đinh, Lê,
Lư, Trần, Lê, Nguyễn... Hải-Quân VNCH kính-ngưỡng Quốc-Tổ, suy-tôn Thánh-Trần
cùng các anh-hùng cứu nước và giữ nước. Trong 23 năm, tồ-chức ấy đă đứng đối-đầu
với quân xâm-lăng Cộng-Sản Vô-Thần, chỉ-đạo bởi Cộng-Sản Quốc-tế, soi đường bằng
ánh sáng “ngoại-lai” Mác-Lê.
-
Hải-Quân VNCH là một Tổ-chức gồm những người có học-thức,
chuyên-nghiệp cao, tin-tưởng ở truyền-thống dân-tộc. Trong khi đó Cộng-Sản
tin-tưởng ở Quốc-tế Vô-sản, ở giai-cấp đấu-tranh, ở lư-thuyết vô-thần.
-
Hải-Quân VNCH là một Tổ-chức khá tiến-bộ, phân-nhiệm rơ-rệt giữa
Hành-chánh và Đặc-nhiệm, giữa Tiếp-Vận và Chiến-đấu.
-
Hải-Quân VNCH bao-gồm một Giang-Lực lớn vào bậc nhất trong lịch-sử
thuỷ-chiến của nhân-loại.
-
Hải-Quân VNCH phát-minh và sử-dụng nhiều kiểu-mẫu chiến-đĩnh,
chiến-thuyền khác nhau bằng tre, bằng gỗ và ferro-cement.
-
Một Tổ-chức có sự phối-hợp nhịp-nhàng giữa những chiến-cụ tối-tân như
Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám (Radar Picket Destroyer) và phương-tiện tối-cổ như
Hải-Thuyền sử-dụng Buồm và Cây Xiếm có từ thời Hùng-Vương/Đông-Sơn/Hoà-B́nh
(4,000 năm trước).
-
Một Hải-Quân bị bó tay trong thế-thủ nhưng đă từng thực-hiện thế-công
vào hậu-tuyến địch. Hải-tuần là Đơn-vị đánh xa tận Hải-pḥng, nơi sào-huyệt của
Quân-Đội Cộng-Sản Bắc-Việt. Từ chỗ này, chúng xuất-phát các tàu-thuyền xâm-nhập
VNCH.
-
H́nh-thành Thuỷ-Quân Lục-Chiến, một binh-chủng Hải-Quân thuỷ-vận và
không-vận, tác-chiến trên bộ đă lừng-danh như một Lực-Lương Tổng-Trừ-bị của
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà. Quân-Đội Cộng-Sản Bắc-Việt chỉ thực-sự có binh-chủng
này sau năm 1975.
-
Một Tổ-chức kỷ-luật, đứng-vững cho đến giờ phút cuối-cùng của cuộc
chiến. Dù phải ép-buộc tan-ră, người ta vẫn c̣n thấy những thành-viên cũ của
HQVNCH tiếp-tục cuộc chiến chống Cộng-Sản xâm-lược ngay trong nhà tù, trai giam
cải-tảo, tổ-chừc lực-lượng đối-kháng ở trong nước hay ngoài nước... HQVN cũng
chính là những người dẫn-đạo, đưa con thuyền ra khơi, vượt trăm ngàn hải-lư đưa
đồng-bào đến bến bờ tự-do.
-
Hải-Quân VNCH, ngoài việc bảo-vệ chính-nghĩa ngăn-chặn làn sóng đỏ,
giữ-ǵn tự-do cho đất-nước chống nội-thù Việt-Cộng; đă một lần anh-dũng chống
ngoại-xâm Trung-Cộng ở Hoàng-Sa. Trong khi đó, Cộng-đảng Hà-Nội lấy ǵ biện-minh
khi ra công-hàm chấp-nhận chủ-quyền hải-phận của đàn anh Bắc-Kinh?
-
Sinh ra trong thời quốc-biến, hiến-dâng cuộc đời trai-trẻ537 trong
những công-tác nặng-nhọc và hiểm-nguy, coi thường mạng sống của chính ḿnh. Bên
cạnh một thiểu-số vô-trách-nhiệm trong hàng loạt nhân-vật lănh-đạo VNCH thời
đó538, những nhà hàng-hải trong quân-phục này xứng-đáng có một chỗ đứng vinh-dự
trong ḍng sử dân-tộc.
Phù-hiệu
và Quân-phục SQ, HSQ và Đoàn-Viên Hải-QuânViệt-Nam Cộng-Hoà trước năm 1965.
Tài-liệu sưu-tầm trên Internet về Quân-Phục Thế-giới539.
Niềm-tin
trong Tương-lai gần, Cộng-Sản sẽ đi về Hư-không
Ai cũng biết Đảng Cộng-Sản Việt-Nam đă lợi-dụng ḷng yêu nước của
dân-tộc Việt-Nam, núp dưới chiêu bài kháng-chiến chống Thực-Dân, để rồi
cuối-cùng chiếm lấy đất-nước, áp-đặt ư-thức-hệ vong-bản lên trên đầu trên cổ
nhân-dân Việt-Nam, xích-hoá cả dân-tộc chúng ta.
Tuy một số người dân thiếu kiến-thức và kinh-nghiệm Cộng-sản đă bị
lừa dối; nhưng người chiến-sĩ Quốc-gia lại khác. Khi vững tin vào chính-nghĩa
trường-tồn, người Quốc-gia cũng nh́n ra rơ-ràng chuyện phải đến: Cộng-Sản
Việt-Nam cũng sẽ sụp-đổ như các nước đàn anh của họ là Liên-Sô và các quốc-gia
Đông-Âu mà thôi.
Ngày nay, tuy Đảng CSVN vẫn c̣n duy-tŕ những tài-liệu lịch-sử đă được xây-dựng
trên sự dối-trá và lừa-bịp để ngôn-ngữ, nhưng với những nhận-định sâu-sắc, những
câu hỏi sau đây đă được đặt ra:
1.-
Các nước trong vùng Đông-Nam-Á như Ấn-Độ, Mă-Lai, Indonesia, Singapore,
Thái-Lan, Phi-Luật-Tân... có theo “chủ-nghĩa Mác – Lênin bách-chiến bách-thắng”
đâu? Tại sao họ đă sớm thu-hồi độc-lập vào cuối thập-niên 1940 và đă xây-dựng
được một quốc-gia tiến-bộ và dân-chủ hơn Việt-Nam ngày nay nhiều?
2.-
Đảng Cộng-Sản Việt-Nam theo “chủ-nghĩa Mác – Lênin bách-chiến bách-thắng”
đă gây ra một cuộc chiến tàn-khốc trên đất-nước kéo dài 30 năm với những
chết-chóc tang-thương và tạo ra một nước Việt-Nam nghèo nhất thế-giới. Vậy có
thể theo con đường đó để xây-dựng một nước Việt-Nam "Dân giàu nước mạnh, xă-hội
công-bằng, dân-chủ, văn-minh" không?
3.-
Các Đảng Cộng-Sản từng một thời theo “chủ-nghĩa Mác – Lênin bách-chiến
bách-thắng” như ở Liên-Sô và và các nước Đông-Âu, nay đă đi về đâu?
4.-
Dưới sự lănh-đạo của Đảng Cộng-Sản, bao-lâu nữa Việt-Nam mới có dân-chủ và
tiến-bộ như các nước trong vùng? Tại sao dân-tộc Việt-Nam phải chịu đau-khổ kéo
dài như vậy và c̣n phải chịu đau-khổ bao-lâu nữa?
Chúng ta phải ghi lại tất cả cái tốt cũng như cái xấu, cái sang-suốt cũng như
cái sai-lầm, cái anh-hùng cũng như cái hèn-nhát... để thế-giới và những thế-hệ
mai sau thấy rằng chúng ta đă ghi lại lịch-sử một cách trung-thực, c̣n Cộng-Sản
chỉ viết phịa sử. Không cần phải tố-cáo, chửi-bới hay nguyền-rủa, chỉ ghi lại
đúng sự thật lịch-sử, chúng ta cũng đă đánh-bại Cộng-Sản rồi.
Chỉ ít lâu nữa chế-độ Cộng-Sản sẽ đi về hư-không và lịch-sử sẽ ghi-nhận rằng
việc đưa chủ-nghĩa Cộng-Sản vào áp-dụng tại Việt là một sai-lầm lớn của Đảng
CSVN.
Xin
tŕnh “Chiếc Áo Vải” này để Dùng Tạm
Cũng như những đổng-ngũ cũ một thời cùng chung lư-tưởng, người viết
tin rằng lịch-sử rồi ra sẽ rất công-bằng:
Cuốn sách này chưa thực-sự là Hải-Sử HQVNCH. Sách chỉ ghi-nhận
sơ-lược những diễn-biến thay-đổi về tổ-chức của HQVNCH theo tính-cách
biên-niên540. Nếu độc-giả muốn đi t́m các chi-tiết hay nhận-định về những
hoạt-động khác của HQVN th́ không thể t́m thấy ở cuốn sách nhỏ-bé tuy nhiều
h́nh-ảnh, nhưng ít chữ này được.
Tuy vậy, chúng ta nên đọc lại một đoạn văn sau đây để “tự an-ủi” và cũng để
thông-cảm cho “hoàn-cảnh” của Sử-Gia Trần-Trọng-Kim khi Ông viết cuốn sách
“Việt-Nam Sử-Lược” như sau:
“Độc-giả cũng nên biết cho rằng bộ sử (Việt-Nam Sử-Lược) này là bộ Sử-lược cốt
ghi chép những chuyện trọng-yếu để tạm giúp cho những người hiếu-học có sẵn
quyển sách mà xem cho tiện. C̣n như việc làm thành ra bộ sử thật là đích-đáng,
kê-cứu và phê-b́nh rất tường-tận, th́ xin để dành cho những bậc tài-danh sau này
sẽ ra công mà giúp cho việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hăy mặc tạm áo
vải, tuy nó xấu-xí nhưng nó có thể làm ta đỡ rét. Nghĩa là ta hăy làm thế nào
cho những thiếu-niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự-tích
nước-nhà, cho khỏi tủi quốc-hồn. Ấy là cái mục-đích của soạn-giả, chỉ có thế
thôi. Nếu cái mục-đích ấy mà có thể tới được th́ tưởng bộ sách này là bộ sách có
ích vậy.”
“Việt-Nam Sử-Lược” là một chuyện lớn không giống chuyện nhỏ
hoàn-thành cuốn “Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH” này. Người viết chúng tôi hiểu như vậy
và chỉ dám “mượn hoa kính Phật” xin phép được học theo gương Sử-gia họ Trần mà
tŕnh cuốn Lược-Sử Tổ-Chức HQVNCH này cùng đồng-bào và các bạn cựu HQVNCH. Chúng
ta hăy tạm-thời mặc “chiếc áo vải xấu-xí này cho đỡ rét” trong khi chờ-đợi
“những bậc tài-danh sẽ ra công mà làm ra bộ sử đích-đáng, giúp cho việc học
hải-sử sau này” vậy.
Vũ-Hữu-San
Tài-liệu
Tham-khảo
-
Anh-Thy. Hoa Biển, Sài-G̣n. 1968.
- Ban
Biên-Tập (Hải-Sử) Phỏng-vấn Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn, tháng 8 năm 1999. Hải-Sử
Tuyển-Tập. California, 2003.
- Ban
Hải-Sử, Tổng-Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà. Đặc-San Ra Khơi số 2,
Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy
2/1/1993 thực-hiện tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.
- Bản
Thông-tin Toà Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ, Press and Information Office, Vol. 5,
No.13, August 14, 1959
-
Barrow, John. A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793. London. 1906.
-
Bartholomew, C. A. [Mud, Muscle, and Miracles: Marine Salvage in the United
States Navy]. Washington: Naval Historical Center/Naval Sea Systems Command.
1990.
- BDM
Corporation. [A Study of Strategic Lessons Learned in Vietnam]. Vol. 6, [Conduct
of the War]. Washington: BDM. 1981.
-
Bergsma, Herbert L. Chaplains with Marines in Vietnam, 1962 - 1971. Washington:
History and Museums Div., Headquarters, U.S. Marine Corps. 1985.
-
Bernard Estival. La Marine française dans la guerre d'Indochine. Marines
Édition. 1998.
- Bộ
TTM/QLVNCH, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955,
Quân-Sử 4, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5. 1972.
- Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân VNCH, Khối Hành-Quân. Tài-liệu căn-bản & linh-tinh.
- Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân, Lịch-sử Hải-Quân Nhân-dân Việt-Nam, Hà-Nội. 1980.
- Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân VNCH, Pḥng 3. Tài-liệu linh-tinh.
- Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt-Sóng, Số Đặc-biệt Phát-hành
Ngày Hải-Quân. Sài-G̣n. 1974.
- Bond,
Ray, ed. The Vietnam War: The Illustrated History of the Conflict in Southeast
Asia. New York: Crown Publishers. 1979.
-
Bosiljevac, T. L. [SEALS: UDT/SEAL Operations in Vietnam]. Boulder, CO: Paladin
Press. 1990.
-
Bowman, John S., ed. [The Vietnam War, An Almanac]. New York: World Almanac
Publishing. 1985.
-
Beckett, Brian. Illustrated History of Vietnam War. Blandford Press. N.Y. 1985.
Trang 28.
- Brush,
Peter. The Vietnamese Marine Corps. Trong cuốn sách Vietnam Generation. 1996,
các trang 73-77.
-
Bùi-Diễm. Gọng-Ḱm Lịch-sử. Nhà xuất-bản Phạm-Quang-Khai, Paris phát-hành. 2000.
-
Bùi-Hữu-Thư, Các Lực-lượng Hải-Quân tại Việt-Nam trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo
Lướt-Sóng số 7 –Xuân Kỷ-Tỵ. 1989. Trang 68-86.
-
Bùi-Hữu-Thư, Hải-Quân Việt-Nam trong Giai-đoạn Thử Lửa. Báo Lướt-Sóng số 15 –
Huư-nhật Hưng-Đạo-Vương. 1991. Trang 120-142.
-
Bùi-Hữu-Thư, Huấn-luyện Hải-Quân và nhiều bài viết khác. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Bùi-Tiến-Hoàn, "Từ 1955 đến 1975, Hải-Quân Việt-Nam có được đặt đúng chỗ của nó
không?" và nhiều bài viết khác. Một số bài đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Bùi-Tiến-Rũng. Shipyards in Viet Nam. The Vietnam Council on Foreign Relations,
Republic of Vietnam, Saigon. 1970.
-
Bùi-Tín. Mây-Mù Thế-kỷ - Bùi-Tín. Paris 1999. Mặt Thật. 1994.
-
Cao-Thế-Dung, "Mấy Nét Sơ-khảo về Hải-Quân Việt-Nam". Báo Bạch-Đằng, Xuân
Nhâm-Tuất 1982, Virginia, USA, trang 12-16.
-
Cao-Văn-Viên. The Final Collapse. Washington, D.C. 20402, USA. 1983.
-
Cao-Xuân-Huy. Tháng Ba Găy Súng (hồi-kư). Văn-Khoa, Hoa-Kỳ. 1986.
- Casey,
Michael, Clark Dougan, Samuel Lipsman, Jack Sweetman, and Stephen Weiss. Flags
into Battle. The Vietnam Experience. Boston: Boston Publishing Co. 1987.
-
Chemillier-Gendreau, Monique. La Souveraineté sur les Archipels Paracels et
Spratleys. Paris, Editions L'Harmattan. 1996.
- Chief
of Information. [The Navy in Vietnam]. Washington: GPO. 1968.
- Clark,
Paul W. [Riverine Operations in the Delta]. CHECO Report 67, U.S. Air Force.
1968.
- Cổ-Tấn
Tinh-Châu. Cựu Đại-Tá TQLC. Tài-liệu và H́nh-ảnh. Không xuất-bản.
-
Coletta, Paolo E. United States Navy and Marine Corps Bases, Overseas. Westport,
CT: Greenwood Press. 1985.
-
Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China
and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press. 1984.
-
Croizat, Victor. Vietnamese Naval Forces: Origin of the Species. In UU. S. Naval
Proceedings, February. 1973:48-58.
-
Croizat, Victor. Vietnam River Warfare 1945-1975. Blandford; 1986; ISBN
0-7137-1830-7.
-
Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in
Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press. 1988.
-
Dougan, Clark; Fulghum David, and the Editors of Boston Publishing Companỵ The
Vietnam Experience - The Fall of the South, The Communist Offensive of 1975.
Boston Publishing Company, Boston, MA. 1985.
- Doyle,
Edward and Samuel Lipsman. [America Takes Over, 1965- 1967]. The Vietnam
Experience. Boston: Boston Publishing Co. 1982.
-
Đại-Dương. "Mộng Viễn-Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ-Nhất
Nam-Dương. 2000.
-
Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà.
-
Đặng-Cao-Thăng. Soạn-thảo Hải-Sử và nhiều bài viết khác. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Đặng-Cao-Thăng. "Những Năm tại trường Hải-Quân Pháp" trong “Hải-Quân Việt-Nam
Cộng-Hoà Ra Khơi 1975”, Điệp-Mỹ-Linh, Texas. 1990, trang 313-325.
-
Đặng-Văn-Học. Tiểu-Đoàn 4 Thuỷ-Quân Lục-Chiến, Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân
Lục-Chiến. 1997.
-
Điệp-Mỹ-Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975. Texas. 1990.
- Đệ-Nhị
Thiên-Xứng, Đặc-san Cựu SQHQ khoá 19. San José Xuân Mậu-Dần. 1998.
-
Đinh-Minh-Hùng. Các bài Sử-Liệu: Hoạt-động Giang-lực sau 1965 và các bài khác.
Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Đ́nh-Kính. Người Của Biển. Hà Nội. 2000.
-
Đoàn-Thêm. 1945-1964. Việc Từng Ngày. In tại Hoa-Kỳ. Thập-niên 1980.
-
Đoàn-Thêm. Tháng Ngày Chưa Quên. In tại Hoa-Kỳ. Xuân Thu. Los Alamitos,
California. 1989.
-
Đỗ-Kiểm and Julie Kane. Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War.
Naval Institute Press, Annapolis, Maryland. 1998.
-
Đỗ-Thúc-Vịnh. Những Người Đang Tới. Xuất-bản lần thứ nhất, Tủ Sách Người Dân,
Sài-G̣n. 1964. Xuất-bản lần thứ hai, Nhà Xuất-Bản Đỗ-Đỗ, Hoa-Kỳ. 1990.
-
Edelman, Bernard, ed. [Dear America: Letters Home From Vietnam]. New York:
Pocket Books. 1985.
-
Estival, Bernard. L'Enseigne dans le Delta. Versailles: Les 7 Vents. 1989.
- Fall,
Bernard. Two Vietnams. 1963.
-
Forbes, John and Robert Williams. [The Illustrated History of the Vietnam War].
Vol. 8, [Riverine War]. New York: Bantam Books. 1987.
-
Francillon, René J. Tonkin Gulf Yacht Club: US Carrier Operations Off Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press. 1988.
-
Friedman, Norman. [U.S. Small Combatants: Including PT-Boats, Subchasers, and
the Brown-Water Navy: An Illustrated Design History]. Annapolis: Naval Institute
Press. 1987.
-
Fulton, William B. [Riverine Operations 1966-1969], a Vietnam Studies Monograph.
Washington: Department of the Army/GPO. 1973.
-
Gregory, Barry. [Vietnam Coastal and Riverine Forces Handbook].
Northamptonshire, UK. 1988.
- Hagan,
Kenneth J. This People's Navy: The Making of American Sea Power. New York: The
Free Press. 1991.
- Hanks,
Dorrell T. [Riverine Operations in the Delta: May 1968-June 1969]. CHECO Report
121, U.S. Air Force. 1969.
- Helm,
Glenn E. Surprised at Tet: U.S. Naval Forces in Vietnam, 1968. Trong Pull
Together, the Newsletter of the Naval Historical Foundation and the Naval
Historical Center, Vol.36, No.1 (Spring/Summer 1997).
-
Hồ-Chí-Minh, Di-chúc, Hà-Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969.
-
Hooper, Edwin B. Mobility, Support, Endurance: A Story of Naval Operational
Logistics in the Vietnam War, 1965 - 1968. Washington: Naval History Division.
1972.
-
Hooper, Edwin B. United States Naval Power in a Changing World. New York:
Praeger. 1988.
-
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division. 1976.
-
Hubbell, John G. POW: A Definitive History of the American Prisoner of War
Experience in Vietnam, 1964 - 1973. New York: Readers Digest Press. 1976.
- James
F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War. St.
Martin's Press, New York. 1999.
- Jane's
Fighting Ships, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964,
1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976...
(Jane’s Fighting Ships là cuốn Kỷ-Yếu của tất cả các Hải-Quân trên thế-giới được
xuất-bản hàng năm bởi Jane's Yearbooks, Paulton House, Shepherdess Walk, London,
N1 England.)
-
Johnson, Raymond W. [Postmark: Mekong Delta]. Westwood, N.J.: Fleming H. Revell
Co. 1968.
- Kiem
Do, Julie Kane. Counterpart: A South Vietnamese Naval Officer's War. US Naval
Institute, Press, Annapolis, Maryland. 1998.
- Kobee,
E.F., S. Erickson, L. Lange, L. Sockard, and B. Vajakos. [Small Craft
Counterinsurgency Blockade]. White Oak, MD: Naval Ordnance Laboratory. 1972.
-
Koburger, Charles W. Jr.. The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54, Praeger, New York. 1991.
- Kreh,
William R. Citizen Sailors: The U.S. Naval Reserve in War and Peace. New York:
David McKay. 1969.
-
Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval Institute
Press, Annapolis, Maryland. 1997.
-
Lawson, Robert L., ed. The History of US Naval Air Power. New York: The Military
Press. 1985.
-
Lâm-Nguơn-Tánh "Trường Cao-đẳng Hải-chiến Hải-Quân Hoa-kỳ" trong Hải-Quân
Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Điệp-Mỹ-Linh, Texas. 1990, trang 299-311.
-
Lê-Bá-Thông sưu-tầm:.Phần biên-khảo về Tổ-chức Hải-Quân sau 1972, căn-cứ vào
tài-liệu của Bộ Tư-lệnh Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà thuyết-tŕnh cho các Sĩ-Quan
Tùy-viên Quân-Sự trước khi đáo-nhậm nhiệm-sở tại các toà Đại-Sứ Việt-Nam
Cộng-Hoà tại ngoại-quốc.
-
Lê-Quán. Lịch-sử Người-Nhái.Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Trong Đặc-San Ra Khơi số
2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, thực-hiện bởi Ban Hải-Sử, Tổng-Hội Hải-Quân và
Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà. Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 32-35.
-
Levinson, Jeffrey L. Alpha Strike Vietnam: The Navy's Air War, 1964 to 1973.
Novato, CA: Presidio Press. 1989.
-
Lịch-sử Hải-Quân Nhân-Dân Việt-Nam". Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân, Hà-Nội. 1980. (Ban
soạn-thảo: Phạm-Hồng-Thụy, Phạm-Hồng-Đời và Vũ-Mạnh-Đoan).
-
Lịch-sử Xí Nghiệp Liên Hợp Ba-Son (1863-1998). Nhà Xuất-bản Quân-đội Nhân-Dân.
Hà-Nội. 1998.
- Marc
Leepson with Helen Hannaford (edited). Dictionary of the VietNam War. Webster’s
New World, New York. 1999.
-
Marolda, Edward J. [By Sea, Air, and Land: An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia]. Washington: Naval Historical Center. 1992.
-
Marolda, Edward J. The Illustrated History of the Vietnam War. Vol. 4, Carrier
Operations. New York: Bantam Books. 1987.
-
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the
Vietnam Conflict. Vol. 2, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center. 1986.
-
Marolda, Edward J., and G. Wesley Pryce III. A Short History of the United
States Navy and the Southeast Asian Conflict, 1950 - 1975. Washington: Naval
Historical Center. 1984.
-
McClintock, Robert. River War in Indochina, U.S. Naval Institute Proceedings,
December. 1954.
-
McMaster, H. R. Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, The Joint
Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam. USA. 1997.
-
McNamara, Robert S. with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons
of Vietnam. Times Books. Random House, U.S.A. 1995.
-
Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That
Would not End 1971-1973. History and Museums Division, Headquarters, U.S.
Marines Corps, Washington D.C. 1991.
-
Mersky, Peter, and Norman Polmar. The Naval Air War in Vietnam: 1965-1975.
Annapolis: Nautical and Aviation Publishing Co. of America. 1981.
- Mesko,
Jim. [Riverine: A Pictorial History of the Brown Water War in Vietnam].
Carrollton, TX: Squadron/Signal. 1985.
-
Michel, Jacque., Capitaine de Vaisseau. La Marine française en Indochine (1936 -
1956) Tome 2:Août 1945 - Décembre 1946. Paris. 1973 (2eme Tirage en 1992).
-
Michel, Jacque., Capitaine de Vaisseau. La Marine française en Indochine (1939 -
1956) Tome 1 (Septembre 1939 - Août 1945). Paris, Imprimerie de la Marine. 1972,
1991
-
Miller, Robert Hopkins. The United States and Vietnam: 1787 - 1941. Washington:
National Defense University Press. 1990.
-
Moeser, Robert D. [U.S. Navy: Vietnam]. Annapolis: Naval Institute Press. 1969.
- Moore,
Withers M. Navy Chaplains in Vietnam, 1954 - 1964. Washington: Chief of
Chaplains, Department of the Navy. 1968.
- Moore,
Withers M., Herbert L. Bergsma, Timothy J. Demy. Chaplains with U.S. Naval Units
in Vietnam, 1954 - 1975. Washington: History Branch, Office of the Chief of
Chaplains. 1985.
-
Morrocco, John. Rain of Fire: Air War, 1969 - 1973. The Vietnam Experience.
Boston: Boston Publishing Co. 1985.
-
Morrocco, John. Thunder From Above: Air War, 1941 - 1968. The Vietnam
Experience. Boston: Boston Publishing Co. 1984.
- Myer,
Charles R. [Division-Level Communications, 1962-1973], a Vietnam Studies
Monograph. Washington: Department of the Army/GPO, 1982. [Riverine Warfare, the
U.S Navy's Operations on Inland Waterways]. Washington: GPO. 1968
- Naval
Division, TRIM, Study, "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955.
- Naval
Section, TRIM, Monthly Report. No. 4 of 1 June. 1955.
-
Nelson, Carl. The Advisor (Cố-Vấn). Turner Publishing Company, Kentucky. 1999.
-
Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối-cùng của Đệ-Nhất Cộng-Hoà Việt-Nam. NHà Xuất-Bản
Holly Graphics. Virginia 1999.
-
Ngô-Quang-Trưởng. Tại sao tôi bỏ Quân-Đoàn I. Báo Đoàn-Kết. 1999.
-
Nguyễn-Cao-Kỳ. How we lost the Vietnam War. Stein And Day Paperback Edition. New
York. 1984.
-
Nguyễn-Hữu-Chí tức Hữu-Phương. Neo Tuổi Vàng. Sài-G̣n. 1967.
-
Nguyễn-Khắc-Ngữ. Những Ngày Cuối-cùng Của Việt-Nam Cộng-Hoà. Nhóm Nghiên-Cứu
Sử-Địa. Canada. 1979.
-
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Sự Đào-luyện Sĩ-Quan Đoàn-Viên. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Hồi-kư lănh tàu. Trong Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi
1975, Điệp-Mỹ-Linh, Texas. 1990, trang 327-342.
-
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Chuyến Bắc-Tiến đầu-tiên. California, Xuân Nhâm Ngọ 2002.
Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Vấn-đề Hải-phận. Trong Lướt-Sóng số đặc-biệt, BTL/HQ,
Sài-G̣n, phát-hành ngày Hải-Quân 1974.-Trang 12-23.
-
Nguyễn-Nhă. Một Thiên-tài Quân-sự. Trong Một Nhóm Học-giả. Vài Sử-Liệu về
Bắc-B́nh-Vương Nguyễn-Huệ. Đại-Nam Xuất-bản. California. 1992.
-
Nguyễn-Tấn-Đơn Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Nguyễn-Tấn-Đơn. Tài-liệu VNCH & Hải-Quân. Sydney. 2002.
-
Nguyễn-Tư-Đương. Đường ṃn trên biển. Hà-Nội. 2002.
-
Nguyễn-Văn-Hiền. Hạ-tầng Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên. 2002. Tài-liệu riêng,
không xuất-bản.
-
Nguyễn-Văn-Hoa. Hồi-Ức Khoá 7 Sĩ-Quan Hải-Quân. 2003. Tài-liệu riêng, không
xuất-bản.
-
Nguyễn-Văn-Lịch. Bài Tiếp-Vận Hải-Quân Việt-Nam. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Nguyễn-Văn-Ơn. Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám (Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.5). Đăng trong
“Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Nguyễn-Việt, Vũ-Minh-Giang, Nguyễn-Mạnh-Hùng. Quân Thuỷ Trong Lịch-Sử Chống
Ngoại-Xâm, Nhà Xuất-bản Quân-đội Nhân-Dân, Hà-Nội. 1983.
- Nhà
Xuất-Bản Quân-Đội Nhân-Dân, Lịch-sử Hải-Quân Nhân-Dân Việt-Nam, Hà-Nội. 1985.
- Nhà
Xuất-Bản Quân-Đội Nhân-Dân. Lịch-sử nghệ thuật chiến-dịch Việt-Nam trong 30 năm
chiến-tranh chống Pháp, chống Mỹ (1945-1975) (History of Vietnamese Operational
Art during the 30 year war against France, against America, 1945-1975), vol. 2,
Trong kháng-chiến chống Mỹ (1955-1975) (During the resistance war against
America, 1955-1975). Hà-Nội. 1994.
-
Nichols, John B., and Barrett Tillman. On Yankee Station: The Naval Air War Over
Vietnam. Annapolis: Naval Institute Press. 1987.
-
Ortoli, P. La Marine Française en Indochine. La Revue Maritime, Décembre 1952.
-
Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Hoà, Những Trận Đánh Cuối-cùng. Nhà
Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988.
-
Phạm-Phong-Dinh. Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà Trong Cơn Băo Lửa, Tủ Sách Vinh
Danh. Canada. 1998.
-
Phạm-Văn-Chung. Binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam. Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân
Lục-Chiến. 1997.
-
Phạm-Văn-Chung. Cờ Bay Trên Cổ-Thành Quảng-Trị. Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân
Lục-Chiến. 1997.
-
Phạm-Văn-Sơn Chủ-biên. Lê-Văn-Dương soạn-thảo. Nguyễn-Ngọc-Hạnh h́nh-ảnh. Cuộc
Tổng-Công-Kích Tổng-Khởi-Nghĩa của Việt-Cộng, Mậu-Thân 1968, Bộ Tổng-Tham-Mưu,
Trung-tâm Ấn-Loát Ấn-phẩm, Sài-G̣n. 1968.
-
Phạm-Văn-Sơn. Việt-Sử Toàn-thư, Sài-G̣n. 1960.
-
Phan-Lạc-Tiếp. Một Ngày Với Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Phan-Lạc-Tiếp. Giang-Đoàn Hộ-tống và nhiều bài viết khác. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
Pissardy, Jean-Pierre; Flottilles Fluviales et Dinassaut. Militaria Magazine
No.17; Feb. 1987; Histoire et Collections, Paris.
-
Reuters, News From Hà-Nội September 24, 1998: Đảng CS chỉ-huy quân-đội.
-
Rielly, Robin L. Mighty Midget At War: The Saga of the Lcs(L), Ships from Iwo
Jima to Vietnam. PSI Research / The Oasis Press, May 2000.
- Ross,
David. An Aerial reconnaissance photo. Taken October 1972.
-
Rozier, William B. [To Battle a Dragon]. New York: Vantage Press. 1971.
- Ryan,
Paul B. First Line of Defense: The U.S. Navy Since 1945. Stanford, CA: Hoover
Institution Press. 1981.
-
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press. 1992.
- Sharp,
Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael, CA:
Presidio Press. 1978.
-
Stanton, Shelby L. [Green Berets at War: U.S. Army Special Forces in Southeast
Asia, 1956-1975]. Novato, CA: Presidio. 1985.
-
Stephan, Charles R. Trawler! Institute's Proceedings magazine in September 1968.
-
Summers, Harry G., Jr. Vietnam War Almanac. New York: Facts on File
Publications. 1985.
- T.
Walter Wallbank, Man's Story, World History in Its Geographic Setting, Scott,
Foresman &Co, USA. 1961.
- T.
Walter Wallbank, Alastair M. Taylor; Civilization, Past and Present, Third
Edition; Nels M. Bailkey; Illinois. 1967.
- Tạ-Chí
Đại-Trường. Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam từ 1771 đến 1802, Văn-Sử Học, Sài-G̣n.
1973.
- Tensor
Industries, Inc. Operation End Sweep: A History of Minesweeping Operations in
North Vietnam, 8 May 1972 - 28 July 1973. Edited by Edward J. Marolda.
Washington: Naval Historical Center. 1993.
-
Thái-Văn-A. Hạm-Đội Hải-Quân Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà - Hải-Chiến Hoàng-Sa.
Bảo-Biển Đệ-Nhị Hải-Sư. Melbourne, Australia. 1990.
-
Tidman, Keith R. [The Operations Evaluation Group: A History of Naval Operations
Analysis]. Annapolis: Naval Institute Press. 1984.
-
Tôn-Thất-Soạn. Cuộc hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67. Trong cuốn sách
Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến. 1997.
-
Trần-Đỗ-Cẩm. Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải và nhiều bài viết khác. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
-
Trần-Ngọc-Nhuận. Đời Quân-Ngũ, Kư-Ức Niên-Dư Trần-Ngọc-Nhuận. NXB Xuân-Thu,
California. 1992.
-
Trần-Nguơn-Phiêu. Quân-Y Hải-Quân Việt-Nam. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
-
Trần-Trọng-Kim. Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1 & 2. Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu,
Sài-G̣n 1971.
-
Trần-Trọng-Kim. Một Cơn Gió-bụi. 1949.
-
Trần-Trung-Nghĩa (TTK Tổng-Hội HQHH/VNCH). Gặp-gỡ Niên-trưởng Nguyễn-Văn-Kinh
ngày 28/7/98. Tài-liệu Tổng-Hội.
-
Trần-Văn-Hải. Bài giới-thiệu sách "Gọng-Ḱm Lịch-sử" của Bùi-Diễm tại Washington
DC, ngày 17 tháng 12 năm 2000.
- Tran
Xuan Dung, ed., History of the Vietnamese Marine Corps, Army of the Republic of
Vietnam/Chien su Thuy quan luc chien, Quan luc Viet nam Cong hoa. 1997.
Bilingual volume, with Vietnamese and English text.
-
Tregaskis, Richard. Southeast Asia: Building the Bases: The History of
Construction in Southeast Asia. Washington: Naval Facilities Engineering
Command. 1975.
- Tuley,
G. H. and James Webb. The Easter Offensive: Vietnam. 1972 (Blue Jacket Books).
Paperback - United States Naval Institute. October 1995.
-
Tulich, Eugene N. The United States Coast Guard in South East Asia During the
Vietnam Conflict. Washington: Public Affairs Division, U.S. Coast Guard. 1975.
- Uhlig,
Frank Jr., ed. Vietnam: The Naval Story. Annapolis: Naval Institute Press. 1986.
- U.S.
Commander in Chief, Pacific and Commander U.S. Military Assistance Command,
Vietnam. Report on the War in Vietnam as of 30 June 1968. Washington: GPO. 1969.
- U.S.
Department of Defense. United States Vietnam Relations, 1945 - 1967. 12 vols.
Washington: GPO. 1971.
- U.S.
Naval History Division. Dictionary of American Naval Fighting Ships. 8 vols.
Washington: Naval History Division. 1959.
- U.S.
Naval History Division. [Riverine Warfare, The U.S. Navy's Operations on Inland
Waterways]. Washington: GPO. 1968.
- U.S.
Naval History Division. [Riverine Warfare: Vietnam]. Washington: GPO. 1972.
- U.S.
Naval Institute [Proceedings], nhiều số khác nhau viết về HQVNCH.
-
Vanuxem, Paul Fidele Felicien "La Mort Du Vietnam”. Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa.
2009.
-
Văn-Tân. Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại
Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà-Nội, tháng 9,
1977.
- Vi-Vi
Vơ-Hùng-Kiệt, Tem Bưu-Chính. http://www.freewebs.com/viviartist/index.htm. 2007.
-
Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam,
Washington, D.C. 3-1970.
-
Vơ-Nguyên-Giáp. Tổng-hành-dinh trong mùa Xuân toàn-thắng. Nhà Xuất-bản Chính-trị
quốc-gia. 1974.
-
Vơ-Văn-Bảy. Đời Thuỷ-Thủ. Vơ-Văn-Bảy. Xuất-bản 1968 tại Sài-G̣n.
-
Vũ-Quốc-Công. Cơ-Xưởng-Hạm Vĩnh-Long, Những Ngày Cuối Trên Biển-Đông.
-
Vũ-Quốc-Công. Tổ-Chức Lực-Lượng Tuần-Thám. Nhiều bài viết khác của Ông có thể
t́m thấy trên các mạng-lưới điện-toán toàn-cầu.
-
Vũ-Thư-Hiên, hội-viên Hội Nhà Văn ở trong nước, "Đêm Giữa Ban Ngày". Nhà
Xuất-bản Văn-nghệ (Hoa-Kỳ) tháng 4-97.
-
Vương-Hồng-Anh tổng-hợp tài-liệu: Hải-pháo Việt-Mỹ và các trận hoả-công ở Vùng 1
Duyên-Hải, Việt-Báo Kinh-tế, California, 2/9/1999.
-
Westmoreland, William C. A Soldier Reports, Dell Publishing Co.. Inc. New York.
1976.
-
Wilcox, Robert K. Scream of Eagles: The Creation of Top Gun and the Vietnam War.
Annapolis: Naval Institute Press. 1990.
-
Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era
1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps,
Washington D.C. 1977.
- Wirtz,
James. The Tet Offensive: Intelligence Failure in War. Ithaca. 1992.
- Young,
Darryl. The Element of Surprise: Navy SEALs in Vietnam. New York: Ivy Books.
1990.
-
Zumwalt, Elmo R., Jr. On Watch: A Memoir. New York: Quadrangle Press/The New
York Times Book Co. 1976.
-
Zumwalt, Elmo R., Jr., Elmo Zumwalt III, and John Pekkanen. My Father, My Son.
New York: Macmillan Publishing Co. 1986.
Phụ-Bản
Phần I -
Lược-Sử Tổ-chức Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
1- Tên các Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động
của HQVNCH.
2-
Những Chữ viết tắt thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.
3-
Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh.
4-
Các Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953.
5-
Văn-bằng Hải-Quân và Liên-Quân.
6-
Huy-Hiệu các Đơn-Vị Hải-Quân và Liên-Quân.
7-
Quân-phục, Cấp-Bậc, Phù-Hiệu Chuyên-Nghiệp HQVNCH.
8-
Huân-Chương Và Huy-Chương QLVNCH & Hải-Quân.
9-
Bối-cảnh khai-sinh QĐVN (Bài viết của BTTM/Pḥng 5 /Quân-Sử).
10-
Hải-Quân Việt-Nam C̣n Mất thế nào ? (Bài nói chuyện của Tác-giả về Hải-Sử).
11-
Danh-bạ một số Quân-nhân Hải-Quân VNCH.
Phụ-Bản
1
Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động của HQVNCH
Quốc-Trưởng, Chủ-tịch Hôi-đồng Lănh-đạo, Tổng-Thống
14-06-1949 - 30-04-1955 Bảo-Đại
30-04-1955 - 26-10-1955 Ngô-Đ́nh-Diệm (quyền Tổng-Thống)
26-10-1955 - 02-10-1963 Ngô-Đ́nh-Diệm
02-10-1963 - 30-01-1964 Dương-Văn-Minh
30-01-1964 - 08-02-1964 Nguyễn-Khánh
08-02-1964 - 16-03-1964 Dương-Văn-Minh
16-03-1964 - 27-08-1964 Nguyễn-Khánh
27-08-1964 - 08-09-1964 Tam-Đầu-Chế:
- Dương-Văn-Minh
- Nguyễn-Khánh
- Trần-Thiện-Khiêm
08-09-1964 - 26-10-1964 Dương-Văn-Minh
26-10-1964 - 14-06-1965 Phan-Khắc-Sửu
14-06-1965 - 21-04-1975 Nguyễn-Văn-Thiệu
21-04-1975 - 28-04-1975 Trần-Văn-Hương
28-04-1975 - 30-04-1975 Dương-Văn-Minh
Thủ-Tướng, Quyền Thủ-Tướng
21-01-1950 - 26-04-1950 Nguyễn-Văn-Long
27-04-1950 - 06-06-1952 Trần-Văn-Hữu
06-06-1952 - 17-12-1953 Nguyễn-Văn-Tâm
12-01-1954 - 16-06-1954 Bửu-Lộc
16-06-1954 - 26-06-1954 Phan-Huy-Quát
26-06-1954 - 26-10-1955 Ngô-Đ́nh-Diệm
04-10-1963 - 30-01-1964 Nguyễn-Ngọc-Thơ
08-02-1964 - 29-08-1964 Nguyễn-Khánh
29-08-1964 - 03-09-1964 Nguyễn-Xuân-Oánh
03-09-1964 - 04-10-1964 Nguyễn-Khánh
04-10-1964 - 28-01-1965 Trần-Văn-Hương
28-01-1965 - 15-02-1965 Nguyễn-Xuân-Oánh
16-02-1965 - 08-06-1965 Phan-Huy-Quát
19-06-1965 - 31-10-1967 Nguyễn-Cao-Kỳ
31-10-1967 - 17-05-1968 Nguyễn-Văn-Lộc
28-05-1968 - 01-09-1969 Trần-Văn-Hương
01-09-1969 - 04-04-1975 Trần-Thiện-Khiêm
04-04-1975 - 24-04-1975 Nguyễn-Bá-Cẩn
28-04-1975 - 30-04-1975 Vũ-Văn-Mẫu
Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng 541
Khi Ông
Ngô-Đ́nh-Diệm Thủ-Tướng, kiêm chức Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng
Phụ-Tá
Quốc-Pḥng lần-lượt có các Ông:
-
Trần-Trung-Dung (Sắc-Luật Chinh-Phủ số 145, ngày 10-5-1955).
-
Nguyễn-Đ́nh-Thuần
Ngày 28
tháng 5, 1961, ông Diệm cải-tổ chinh-phủ mới (Sắc-luật 124, Tổng-Thống-Phủ) Ông
Nguyễn-Đ́nh-Thuần Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng
Sau
1-11-1963 ít ngày, Trung-Tướng Trần-Thiện-Khiêm: Ủy-Viên Quân-Sự trong Hội-Đồng
Quân-Nhân Cách-Mạng.
Ngày 4
tháng 11, 1963, Trung-Tướng Trần-Văn-Đôn là Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng trong
chánh-phủ lâm-thời.
Ngày 7
tháng 2, 1964, Tướng Nguyễn-Khánh "chỉnh-lư," Tướng Trần-Thiện-Khiêm trở lại
chức-vụ Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng.
Ngày 4
tháng 11, 1964, trong Chính-phủ Trần-Văn-Hương, ông Hương kiêm Tổng-Trưởng
Quân-Lực (Quốc-Pḥng).
Ngày 16
tháng 2, 1965, trong Chánh-phủ Phan-Huy-Quát, Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu là
Tổng-Trưởng Quân-Lực.
Ngày 19
tháng 6, 1965 (sau này, gọi là ngày Quân-Lực VNCH), trong Nội-các Nguyễn-Cao-Kỳ,
Trung-Tướng Nguyễn-Hữu-Có là Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng.
Trong
Nội-các đầu-tiên của nền Đệ Nhị Cộng-Hoà ngày 9 tháng 11, 1967, Trung-Tướng
Nguyễn-Văn-Vỹ là Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng (Nội-các của Thủ-tướng Nguyễn-Văn-Lộc).
Ngày 24
tháng 5, 1968, Ông Trần-Văn-Hương thay Ông Nguyễn-Văn-Lộc làm Thủ-Tướng,
Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Vỹ, vẫn giữ Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng, thêm chức nữa là
Tổng-Trưởng Bộ Cựu-Chiến-Binh.
Ngày 3
tháng 9, 1969, Ông Trần-Thiện-Khiêm làm Thủ-Tướng, Ông Nguyễn-Văn-Vỹ vẫn là
Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng cho đến khi ông Vỹ bị ra toà về vụ Quỹ Tiết-kiệm Quân-đội
vào năm 1971. Ông Khiêm kiêm-nhiệm chức Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng từ đó.
Khi ông
Khiêm từ-chức (1975), ông Tôn-Thất-Chước giữ quyền Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng. Khi
Cựu Trung-Tướng Trần-Văn-Đôn về làm Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng, Ông Tôn-Thất-Chước
là Phụ-Tá Tổng-Trưởng Quốc-Pḥng.
Tư-Lệnh
Hải-Quân Việt-Nam
- HQ
Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ từ 20-8-1955 đến 11-1957 (thăng-cấp HQ Trung-Tá, rồi
HQ Đại-Tá trong chức-vụ).
- HQ
Trung-Tá Trần-Văn-Chơn từ 11-1957 đến 6-8-1959 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi được
bổ-nhiệm).
- HQ
Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền từ 6-8-1959 đến 1-11-1963 (thăng-cấp HQ Trung-Tá khi
được bổ-nhiệm, thăng-cấp HQ Đại-Tá trong chức-vụ).
- HQ
Đại-Tá Chung-Tấn-Cang từ 11-1963 đến 4-1965 (thăng-cấp HQ Đại-Tá khi được
bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó-Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).
- HQ
Đại-Tá Trần-Văn-Phấn từ 26-4-1965 đến tháng 9-1966.
-
Trung-Tướng Cao-Văn-Viên từ 9-1966 đến tháng 10-1966.
- HQ
Đại-Tá Trần-Văn-Chơn từ 1-11-1966 đến tháng 1-11-1974 (thăng-cấp HQ Đại-Tá
khi được bổ-nhiệm; thăng-cấp Phó-Đề-Đốc và Đề-Đốc trong chức-vụ).
- Đề-Đốc
Lâm-Nguơn-Tánh từ tháng 1-11-1974 đến tháng 3-1975.
-
Phó-Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang từ tháng 3-1975 đến 30-4-1975.
Chỉ-Huy-Trưởng và Tư-Lệnh TQLC Việt-Nam
Thiếu-Tá
Lê-Quang-Trọng từ 01-10-1954 đến 17-06-1956
Thiếu-Tá
Phạm-Văn-Liễu từ 18-01-1956 đến 22-08- 1956
Đại-Úy
Bùi-Phó-Chí, XLTV từ 23-08-1956 đến 01-10-1956
Thiếu-Tá
Lê-Nhữ-Hùng từ 02-10-1956 đến 23-05-1960
Thiếu-Tá
Lê-Nguyên-Khang từ 24-05-1960 đến 15-12-1963 (thăng-cấp
Trung-Tá 18-06-1962)
Trung-Tá
Nguyễn-Bá-Liên từ 16-12-1963 đến tháng 02-1964
Đại-Tá
Lê-Nguyên-Khang từ tháng 02-1964 đến năm 1972 (thăng-cấp Chuẩn-Tướng
11-08-1964, Thiếu-Tướng 15-10-1964, Trung-Tướng tháng 11-1967).
Chuẩn-Tướng Bùi-Thế-Lân từ năm 1972 đến 30-04 năm 1975 (thăng-cấp
Thiếu-Tướng trong chức-vụ).
SQ/HQHK
Chỉ-huy tại Việt-Nam - U.S. Naval Command in Republic Of Vietnam
Trưởng
Pḥng Hải-Quân MAAG tại Việt-Nam - Chiefs of the Navy Section, Military
Assistance Advisory Group, Vietnam
Commander John B. Howland Tháng 8-1950 - 12-1950
Commander James B. Cannon Tháng 12-1950 - 2-1954
Captain
Samuel Pattie Tháng 2-1954
Captain
James D. Collett Tháng 3-1954 - 5-1955
Captain
Harry E. Day Tháng 5-1955 - 4-1956
Captain
Kenneth S. Shook Tháng 4-1956 - 3-1957
Captain
Theodore T. Miller Tháng 3-1957 - 1-1958
Captain
John J. Flachsenhar Tháng 1-1958 - 7-1960
Captain
Henry M. Easterling Tháng 7-1960 - 12-1961
Captain
Joseph B. Drachnik Tháng 12-1961 - 1-1964
Captain
William H. Hardcastle Tháng 1-1964 - 5-1964
Cố-Vấn-Trưởng cạnh BTL/HQVN - Chiefs of the Naval Advisory Group, Vietnam
Captain
William H. Hardcastle 15-05-1964 - 10-05-1965
Rear
Admiral Norvell G. Ward 10-05-1965 - 01-04-1966
Cố-Vấn-Trưởng kiêm Tư-Lệnh HQHK tại Việt-Nam - Chiefs of the Naval Advisory
Group/Commanders Naval Forces, Vietnam
Rear
Admiral Norvell G. Ward 01-04-1966 - 27-04-1967
Rear
Admiral Kenneth L. Veth 27-04-1967 - 30-09-1968
Vice
Admiral Elmo R. Zumwalt, Jr. 30-09-1968 - 14-05-1970
Vice
Admiral Jerome H. King 14-05-1970 - 05-04-1971
Rear
Admiral Robert S. Salzer 05-04-1971 - 30-06-1972
Rear
Admiral Arthur W. Price, Jr. 30-06-1972 - 25-08-1972
Rear
Admiral James B. Wilson 25-08-1972 - 29-03-1973
Phụ-Bản
2
Những
Chữ viết tắt thường dùng trong các Văn-thư Tổ-chức.
Glossary
of Abbreviations and Terms
ACTOV
Accelerated Turnover to the Vietnamese, Chương-tŕnh chuyển-giao
chiến-cụ Hoa-Kỳ cho Việt-Nam
ACTOVLOG
Accelerated Turnover to the Vietnamese, Logistics: Chương-tŕnh chuyển-giao,
ngành tiếp-vận
ACTOVRAD
Accelerated Turnover to the Vietnamese, Radar Stations: Chương-tŕnh
chuyển-giao hệ-thống Radar Duyên-Pḥng
AFDL
Small Auxiliary Floating Drydock (non-self-propelled), Ụ nổi loại nhỏ
AKL
Light Cargo Ship, Lương-Vận-Hạm
APL
Barracks Craft (non-self-propelled), Tạm-Trú-Hạm
APSS
Transport Submarine, Tiềm-Thuỷ-Đĩnh Chuyển-Vận
AR
Repair Ship, Cơ-Xưởng-Hạm
ARL
Auxiliary (Landing Craft) Repair Ship, Cơ-Xưởng-Hạm
ARVN
Army of Republic of Vietnam, Lục-Quân VNCH
ASPB
Assault Support Patrol Boat, Trợ-Chiến-Đĩnh
ASW
Antisubmarine Warfare, Chống Tiềm-Thuỷ-Đĩnh
ATC
Armored Transport Craft, Quân-Vận-Đĩnh Thuỷ-Bộ
ATF
Fleet Ocean Tug, Tàu ḍng Đại-dương
AV
Seaplane Tender, Thuỷ-phi-cơ Mẫu-Hạm
BB Bộ-Binh, một binh-chủng của Lục-Quân
BOM
Bulletin Officiel de la Marine - Tập Hồ-sơ Điều-hành Căn-bản (Hải-Quân Pháp)
BTL/HhQ/LĐ Biển Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Lưu-Động Biển
BTL/HhQ/LĐ Sông Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân / Hành-Quân Lưu-Động Sông
BTL/HQ
Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân
BTTM/QLVNCH Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà
CCHQ
Căn-Cứ Hải-Quân
CCYTTV Căn-Cứ Yểm-trợ Tiếp-Vận
CEFEO
Corps Expéditionnaire Français d'Extrême-Orient - Lực-lượng Pháp tại Viễn-Đông
CGUB
Coast Guard Utility Boat, Chiến-đĩnh Tuần-duyên
CHT
Chỉ-Huy-Trưởng
CHP
Chỉ-Huy-Phó
CIA
Central Intelligence Agency, Cơ-quan T́nh-báo Hoa-Kỳ
CIC
Combat Information Center - Trung-Tâm Chiến-Báo
CINCPAC
Commander in Chief, Pacific - Tư-Lệnh Lực-Lượng Thái-B́nh-Dương
CINCPACAF Commander in Chief, Pacific Air Force - Tư-Lệnh Lực-Lượng
Không-Quân Thái-B́nh-Dương
CINCPACFLT Commander in Chief, U.S. Pacific Fleet - Tư-Lệnh Hạm-Đội
Thái-B́nh-Dương
CJ
Command Junk, Ghe Chủ-lực
CNO
Chief of Naval Operations, Tư-Lệnh Hải-Quân (HQHK)
COMNAVFORV Commander U.S. Naval Forces, Vietnam - Tư-Lệnh HQHK tại
Việt-Nam
COMUSMACV Commander U.S. Military Assistance Command, Vietnam - Tư-Lệnh Phái-Bộ
Viện-trợ HK tại Việt-Nam
CQ
Cộng-Quân
CSBV
Cộng-Sản Bắc-Việt
CSC
Coastal Surveillance Center - Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải
CSQG
Cảnh-Sát Quốc-Gia
CSS
Coastal Security Service, Sở Pḥng-Vệ Duyên-Hải
CTE
Commander Task Element, CHT CĐĐN
CTF
Commander Task Force, CHT LLĐN
CTG
Commander Task Group, CHT LĐĐN
CTU
Commander Task Unit, CHT PĐĐN
DAO
U.S. Defense Attaché Office, Văn-pḥng Tùy-Viên Quân-Sự Hoa-Kỳ
DĐ
Duyên-Đoàn (ZĐ)
DER
Radar Picket Escort Ship, Khu-Trục-Hạm Tiền-Thám
DINA
Chữ viết ngắn-gọn của DINASSAUT (hay DINASSAU)
DINASSAUT Division Navale Assaut, Hải-Đoàn Xung-Pḥng của HQ Pháp
DK
Duyên-Khu (ZK)
DMZ
Demilitarized Zone, Vùng Phi Quân-Sự (Vĩ-tuyến 17)
DVH
Dương-Vận-Hạm
ĐKB
Đài Kiểm-báo
EOD
Explosive Ordance Disposal, Toán Tháo-gỡ Đạn-Dược
FOM
hay STCAN/FOM Services Techniques des Constructions et Armes Navales France
Outre Mer (French-designed River Patrol Craft) Tiểu-Giáp-Đĩnh (đôi khi c̣n gọi
là Truy-Kích-Đĩnh)
GA
Garde Auxiliaire, Vệ-Binh Quốc-gia
GAEF
Garde Auxiliaire Escadrille Fluviale, Liên-Đoàn Tuần-Giang thuộc Vệ-Binh
quốc-gia (SQ Hải-Quân Pháp chỉ-huy)
GC
Giang-Cảnh
GĐHT
Giang-Đoàn Hộ-Tống
GĐNC
Giang-Đoàn Ngăn-Chặn
GĐXP
Giang-Đoàn Xung-Phong
GĐTL
Giang-Đoàn Trục-Lôi
GĐTT
Giang-Đoàn Tuần-Thám
GV
Giang-Vận (Đoàn)
GVH
Giang-Vận-Hạm
HĐDP
Hải-Đội Duyên-Pḥng
HĐĐN
Hải-Đoàn Đặc-Nhiệm
HĐXP
Hải-Đoàn Xung-Phong
HP Hạm-Phó
HhQ
Hành-Quân
HQ
Hải-Quân
HQCX
Hải-quân Công-Xưởng
HQND
Hải-Quân Nhân-Dân hay Hải-Quân Cộng-Sản Việt-Nam
HQVN
Hải-Quân Việt-Nam
HQVNCH Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà
HSAS
Headquarters Support Activity, Saigon, BCH Tiếp-Vận HQHK tại Sài-G̣n
HT Hạm-Trưởng
HTH
Hộ-Tống-Hạm
HVH
Hải-Vận-Hạm
IFS Inshore Fire Support Ship, Hoả-Yểm-Hạm (HQHK)
KTH
Khu-Trục-Hạm
JCS
Joint Chiefs of Staff, Các Tham-Mưu-Trưởng Liên-Quân
JGS
Joint General Staff, Bộ Tham-Mưu Liên-Quân
KB
Kiểm-Báo (Đài)
KBH
Kiểm-Báo-Hạm
KLVN
Không-Lực Việt-Nam (VNAF, Vietnamese Air Force)
KQVN
Không-Quân Việt-Nam
LCA
Landing Craft Assault, Chiến-đĩnh Đổ-Bộ (HQ Anh)
LCM
Landing Craft, Mechanized: Quân-Vận-Đĩnh
LCM(M) Landing Craft, Mechanized (Minesweeper) Quân-Vận-Đĩnh Trục-Lôi
LCPL
Landing Craft, Personnel, Large - Quân-Vận-Đĩnh
LCU
Landing Craft, Utility: Giang-Vận-Hạm
LCVP
Landing Craft, Vehicle and Personnel; Tiểu-Vận-Đĩnh
LĐĐN
Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm
LĐNN
Liên-Đoàn Người-Nhái
LLĐN
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm
LLDP
Lực-Lượng Duyên-Pḥng (Có thể viết LLZP)
LLGC
Lực-Lượng Giang-Cảnh
LLNC
Lực-Lượng Ngăn-Chặn
LLTB
Lực-Lượng Thuỷ-Bộ
LLTT
Lực-Lượng Tuần-Thám
LLTƯ
Lực-Lượng Trung-Ương
LSIL
Landing Ship, Infantry, Large - Giang-Pháo-Hạm
LSM
Landing Ship, Medium, Hải-Vận-Hạm
LSMR
Landing Ship, Medium, Rocket - Hải-Vận Phóng-Tiễn-Hạm
LSSL
Landing Support Ship, Large, Trợ-Chiến-Hạm
LST
Landing Ship, Tank, Dương-Vận-Hạm
LVT
Landing vehicle Tracked, Thuỷ-Xa (TQLC)
MAAG
Military Assistance Advisory Group, Đoàn Cố-Vấn Quân-Sự
MACSOG
Military Assistance Command, Special Operations Group - Toán Nghiên-cứu
và Quan-sát thuộc MACV
MACV
Military Assistance Command, Vietnam, BTL Cố-Vấn Quân-Sự HK tại Việt-Nam
MAP
Military Assistance Program, Chương-tŕnh Quân-Viện
MiG
Mikoyan-Gurevich, Russian-made Fighter Aircraft. Chiến-Đấu-Cơ Nga-Sô
MLMS
Minesweeping Launch, Trục-Lôi-Đĩnh
MRB
Mobile Riverine Base, Căn-Cứ của Mobile Riverine Force
MRF
Mobile Riverine Force, Lực-Lượng Lưu-Động Sông-Ng̣i (USN)
MSB
Minesweeping Boat, Trục-Lôi-Đĩnh
MSC
Mine Sweeper Coastal, Trục-Lôi-Hạm
MSC
Military Sealift Command (MSC) Tên mới của MSTS trong những năm cuối-cùng của
trận chiến-tranh Việt-Nam
MSF
Minesweeper, Fleet - Trục-Lôi-Hạm Hạm-Đội
MSO
Minesweeper, Ocean - Trục-Lôi-Hạm Đại-Dương
MSTS
Military Sea Transportation Service, Cơ-Quan Hải-Vận Quân-Sự của Hoa-Kỳ
NAD
Naval Advisory Detachment Phái-Bộ Cố-Vấn Hải-Quân thuộc MACSOG của Hoa-Kỳ
NAG
Naval Advisory Group, Đoàn Cố-Vấn Hải-Quân
NAVFORV Naval Forces, Vietnam, Lực-Lượng HQHK Tại Việt-Nam
NC
Nhiệm-Chức
NILO
Naval Intelligence Liaison Officer, SQ Liên-lạc T́nh-báo
NMCB
Naval Mobile Construction Battalion, Tiều-Đoàn Công-Binh Lưu-Động
NSA
Naval Support Activity, Căn-Cứ YTTV
NVA
North Vietnamese Army, Quân-Đội CSBV
PACV
Patrol Air Cushion Vehicle, Tàu tuần-tiễu đệm hơi
PBR
River Patrol Boat, Giang-Tốc-Đĩnh
PC Patrol Craft (Submarine Chaser), Hộ-Tống-Hạm
PCE
Patrol Craft Escort, Hộ-Tống-Hạm
PCER
Patrol Craft Escort Rescue, Hộ-Tống-Hạm Tiếp-cứu
PCF
Fast Patrol Craft, Khinh-Tốc-Đĩnh
PG
Patrol Gunboat, Khinh-Tốc-Hạm
PGM
Patrol Motor Gunboat, Tuần-Duyên-Hạm
POW
Prisoner of War, Tù-Binh
PT
Motor Torpedo Boat Ngư-Lôi-Đĩnh
PTHC
Pḥng-thủ Hải-Cảng
PTF
Fast Patrol (Torpedo) Boat, Ngư-Lôi-Đĩnh
QĐQGVN
Quân-đội Quốc-Gia Việt-Nam
QLVNCH
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà
RAG
River Assault Group, Giang-Đoàn Xung-Phong
RAID
Riverine Assault Interdiction Division, Giang-Đoàn Ngăn-Chặn
RPC
River Patrol Craft, Tuần-Giang-Đĩnh
RPG
Rocket Propelled Grenade, Phóng-Lựu kiểu Nga
R&R
Rest and Recuperation, Nghỉ Hồi-Dưỡng
RVN
Republic of Vietnam, Việt-Nam Cộng-Hoà
RVNAF Republic of Vietnam Armed Forces, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà
(QL/VNCH)
SAM
Surface to Air Missile, Hoả-tiễn Pḥng-Không
SAR
Search and Rescue, T́m-Kiếm Cứu-Cấp
SC Submarine Chaser (Patrol Craft PC) Hộ-Tống-Hạm Diệt Tiềm-Thuỷ-Đĩnh
SCATTOR
Small Craft Assets, Training, and Turnover of Resources, Chương-Tŕnh
Huấn-Luyện và Chuyển-Giao Tiểu-Đĩnh
SEABEE
Naval Construction Battalion, Tiểu-Đoàn Ong Biển - Công-Binh Kiến-Tạo
HQHK
SEAL
Sea Air Land (Naval Commando), Hải-kích
SEALORDS
Southeast Asia, Lake, Ocean, River, Delta Strategy. Chiến-Dịch này sau đó
chuyển-tiếp và trở-thành Chiến-dịch Trần-Hưng-Đạo
SEATO
Southeast Asia Treaty Organization, Liên-Minh Pḥng-Thủ Đông-Nam-Á
SOG
Special Operation Group or Studies and Observation Group -Toán Nghiên-Cứu và
Quan-Sát (Nha Kỹ-Thuật)
S.O.P
Standard Operation Procedure, Quy-Luật Điều-Hành Căn-Bản
SPVDH Sở
Pḥng-Vệ Duyên-Hải
SQHQ
Sĩ-Quan Hải-Quân
STAT
Seabee Technical Assistance Team, Toán Trợ-Giúp Kỹ-Thuật Công-Binh HQHK Seabee
STCAN/FOM Services Techniques des Constructions et Armes Navales France Outre
Mer (French-designed River Patrol Craft) Tiểu-giáp-đĩnh (đôi khi gọi là
Truy-Kích-Đĩnh)
STS
Strategic Technical Service
SVSQ
Sinh-Viên Sĩ-Quan
T Tấn (đặc-tính Chiến-hạm hay Chiến-đĩnh)
TDĐ
Tuần-Duyên-Đĩnh (hay TZĐ)
TDH
Tuần-Dương-Hạm hay Tuần-Duyên-Hạm
TD/YTTV Tiền-Doanh Yểm-trơ Tiếp-Vận
TF Task Force, Lực-Lượng Đặc-Nhiệm
TF 115
Task Force Market Time, Lực-Lượng ĐN 115
TF 116
Task Force Game Wardens, Lực-Lượng ĐN 116
TF 117
Task Force Mobile River Force, Lực-Lượng ĐN 117
TK/QY
Trưởng Khối Quân-Y
TL/HQ
Tư-Lệnh Hải-Quân
TL/HhQ Tư-Lệnh Hành-Quân
TMT/HQ
Tham-Mưu-Trưởng Hải-Quân
TMT/HhQ
Tham-Mưu-Trưởng Hành-Quân (Sông, Biển)
TMP/CTCT Tham-Mưu-Phó Chiến-tranh Chính-trị
TMP/HQ Tham-Mưu-Phó Hành-Quân (hay TMP/HhQ)
TMP/QH Tham-Mưu-Phó Quân-Huấn
TMP/TV Tham-Mưu-Phó Tiếp-Vận
TQLC
Thuỷ-Quân Lục-Chiến
TRIM
Training Relations Instruction Mission, Phái-bộ Huấn-Luyện Hỗn-hợp Mỹ-Pháp
TT Thực-Thụ (Cấp-bậc)
TTCB
Trung-Tâm Chiến-Báo - CIC: Combat Information Center (trên các Khu-Trục-Hạm DER,
và Tuần-Dương-Hạm WHEC)
TTHL
Trung-Tâm Huấn-Luyện
TTHL/HQ Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân
TTHQ
Trung-Tâm Hành-Quân
TTKSDH Trung-Tâm Kiểm-Soát Duyên-Hải (CSC)
TTL
(năm) trước Tây-lịch
TTMT/QLVNCH Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà
TTT/HQ Tổng-Thanh-Tra Hải-Quân
TTTL
Trung-Tâm Tiếp-Liệu
TVBQG/VN Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Việt-Nam tại Đà-Lạt
UDT
Underwater Demolition Team, Biệt-hải
USA
U.S. Army, Lục-Quân Hoa-Kỳ
USAF
U.S. Air Force, Không-Quân (Không-Lực) Hoa-Kỳ
USCG
U.S. Coast Guard, Tuần-Duyên Hoa-Kỳ
USMACV
U.S. Military Assistance Command, Vietnam
USMC
U.S. Marine Corps, Thuỷ-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ
USN
U.S. Navy, Hải-Quân Hoa-Kỳ
USNR
U.S. Naval Reserve, Hải-Quân Hoa-Kỳ Trừ-Bị
USNS
U.S. Naval Ship
V1DH
Vùng 1 Duyên-Hải (hay V1ZH)
V3SN
Vùng 3 Sông-Ng̣i
VC
Việt-Cộng
VCNO
Vice Chief of Naval Operations- Tư-Lệnh-Phó Hải-Quân
VM
Việt-Minh
VNAF
Vietnamese Air Force - Không-Quân Hay Không-Lực Việt-Nam
VN
Việt-Nam
VNCH
Việt-Nam Cộng-Hoà
VNN
Vietnamese Navy - Hải-Quân Việt-Nam
VP Patrol Squadron
VT 17
Vĩ-Tuyến 17 (Vùng Phi Quân-Sự)
WPB
Patrol Boat, 82-Foot Coast Guard Cutter, Tuần-Duyên-Đĩnh
WHEC
Coast Guard High Endurance Cutter. Tuần-Dương-Hạm
XLTV
Xử-Lư Thường-Vụ
YFU
Harbor Utility Craft (self-propelled)
YMS
Yard Minesweeper, Trục-Lôi-Hạm
YOG
Yard Oil Gasoline Barge, Self-propelled, Hoả-Vận-Hạm
YRBM
Yard Repair, Berthing, and Messing Barge (non-self-propelled), Tạm-Trú-Hạm
YTB
Large Harbor Tug
YTL
Small Harbor Tug
ZD Duyên-Đoàn (DĐ)
ZH Duyên-Hải (trường-hợp như V1ZH – V1DH)
Cấp-bậc
và chuyên-nghiệp HQVN:
HQ.Đ/Tá,
HQ.Tr/Tá, HQ.Th/Tá, HQ.Đ/Úy, HQ.Tr/Úy, HQ.Th/Úy, HQ.Ch/Úy.
CK
(Cơ-Khí), CB (Chiến-Binh), ĐV (Đoàn-Viên), HCTC (Hành-chánh Tài-chánh) Y-Sĩ HQ
(Bác-sĩ).
ThS.I,
ThS, TrS.I, TrS, HS.I, HS, TT.I, TT.
BT
(Bí-Thư), CK (Cơ-Khí), CB (Chiến-Binh), Điện-Khí (ĐK), ĐP (Điện-Pháo), ĐT
(Điện-Tử), GL (Giám-Lộ), KT (Kế-Toán), PT (Pḥng-Tai), QK (Quản-Kho), TP
(Trọng-Pháo), TV (Tiếp-Vụ), TX (Thám-Xuất), VC (Vận-chuyển), VT (Vô-Tuyến), YT
(Y-Tá).
Phụ-Bản
3
Đặc-tính, H́nh-ảnh Chiến-hạm, Chiến-đĩnh
CỦA
HẢI-QUÂN VIỆT-NAM
Nhiều
dữ-kiện trong phụ-bản này được trích ra từ quyển “ĐẶC-TÍNH CÁC LOẠI CHIẾN-HẠM
CHIẾN-ĐĨNH CỦA HẢI-QUÂN VIỆT-NAM” do BTL/HQ/Khối Hành-Quân/Pḥng Ba phát-hành
năm 1973.
Khu-Trục-Hạm DER - Destroyer Escort and Radar Picket
HQ-1 - Trần-Hưng-Đạo HQ-4 - Trần-Khánh-Dư
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1,740 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 1,200 T
Chiều dài: 92.83 m Chiều rộng: 11.30 m
Tầm nước tối-đa: 4.60 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 15 Hạ-Sĩ-Quan: 54 Đoàn-Viên: 97
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 21 gút Tầm hoạt-động: 4,643
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 19 gút
Vận-tốc tiết-kiệm:10.5 gút Tầm hoạt-động: 8,435
hải-lư
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 4
Hiệu: Fairbanks-Morse 38D8 1/8
Mă-lực mỗi máy: 1,800
MÁY
ĐIỆN
Số-lượng: 3 General Motors 8-268A 1 General Motors 3-268A
Công-xuất mỗi máy: 200 kw - 100 kw
MÁY
CẤT-NƯỚC
Số-lượng: 1 Solo Shell Double Effect
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 378.106 T
Nước ngọt: 46.053 T
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK 23
Loran: 1 Nelco Autofix 500
ĐIỆN-TỬ
Radar hải-thám: 1 AN/SPS-10
1 AN/SPA-4B
Radar không-thám: 1 AN/SPS-28
Sonar: 1 AN/UQN-1A 1
AN/SQS-31A
IFF: 1 AN/UPX-12 1
AN/UPM-7C
Máy đo chiều sâu: 1 AN/UQN-1B
VŨ-KHÍ
Đại-bác 76.2 ly: 1 MK.34 Mod.2 (Trước) 1
MK.34 Mod.0 (Sau)
Giàn thuỷ-phi-đạn: 1 MK.15 Mod.0
Giàn ngư-lôi: 2 MK.32 Mod.2
BKP 81 ly: 1 MK.2 Mod.0
Đại-liên 50: HQ-1- 6 khẩu HQ-4- 4
khẩu
Hệ-thống kiểm-xạ: 1 MK.63 Mod.22
(Trước) 1 MK.51 (Sau)
Hệ-thống kiểm-soát phóng-ngư-lôi:1 MK.105 Mod..9
TRUYỀN
TIN
4 R-390/URR 4 AN/URC-58 1
AN/URR-27 2 AN/VRC-46
2
AN/URR-35A 6 CV-591 6 CV-591 Converter 3
AN/URR-13
1
URT-7 1 AN/URT-7 1
TBK-4A 2 TED-9
2
AN/WRT-2 1 TED-7 2
AN/PRC-25 1 AN/URA-8A
1 WRR-3
Sơ-đồ
tổng-quát Khu-Trục-Hạm DER
Tuần-Dương-Hạm HEC - High Endurance Cutter
HQ-2 - Trần-Quang-Khải HQ-3 -
Trần-Nhật-Duật
HQ-5 - Trần-B́nh-Trọng HQ-6 - Trần-Quốc-Toản
HQ-15 - Phạm-Ngũ-Lăo HQ-16 - Lư-Thường-Kiệt
HQ-17 - Ngô-Quyền
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 2,800 T
Chiều dài: 94.40 m Chiều rộng: 12.50 m
Tầm nước tối-đa: 4.60 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 14 Hạ-Sĩ-Quan: 47 Đoàn-Viên:
93
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 19 gút Tầm hoạt-động: 8,000
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 11 gút Tầm hoạt-động:
22,000 hải-lư
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 4
Hiệu: Fairbanks-Morse 38D8 1/8
Mă-lực mỗi máy: 6,080
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 General Motors 8-268A 2 General Motors 3-268A
Công-xuất mỗi máy: 200 kw 100 kw
MÁY
CẤT-NƯỚC
Số-lượng: 1 Solo Shell Double Effect
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 630.416 T
Nước ngọt: 66.087 T
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK 14
Loran: 1 SPN-25
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 AN/SPS-53E (HQ-2 có thêm 1 Raytheon 1900)
1 AN/SPS-29
1 AN/SPA-66
1 IP-306-SPS (HQ-5)
Máy đo chiều-sâu: 1 AN/UQN-1C
VŨ-KHÍ
Đại-bác 127 ly đơn: 1 MK.30 Mod.70
Đại-bác 40 ly đơn: 2 MK.3 Mod.4
Đại-bác 40 ly đôi: 1 MK.3 Mod.4
Đại-bác 20 ly đơn: 2 MK.68 Mod.1
Đại-liên 50: 4 MK.26
BKP 81: 2 MK.2 Mod.0
Hệ-thống kiểm-xạ : 1 MK.52 Mod.3
TRUYỀN-TIN
HQ-2 HQ-3 HQ-5 HQ-6
1 AN/SPA-66 9 R-390/URR 4
R-390/URR 2 WRR-3
4 AN/URR-35A 3 URT-23 3
AN/URR-27 2 AN/URR-22
2 TED-9 2 AN/VRC-46 3
TED-9 1 AN/URC-58
3 URT-23 2 AN/URC-58 2
AN/VRC-46 4 AN/URR-35A
1 AN/SRC-29 1 AN/UPN-12 6
R-1051 2 URT-7
1 AN/SGC-1A 2 R-389/URR 2
TED-7 3 AN/VRC-46
2 AN/PRC-59 2 TED-9 2
URT-7 3 AN/URR-27
1 AN/SPA-52 3 AN/PRC-25 3
AN/URC-59 2 URT-20
10 R-390/URR 3 TT WRITERS 4 AN/URR 35A 2 AN/URC-4
2 TED-4 4 AN/URR-35A 3 URT-23
HQ-2 HQ-3 HQ-5 HQ-6
2
AN/VRC-46 2 TED-7 1
AN/URC-58 2 AN/URT-20
1
AN/URC-59 1 AN/WRR-3 1 AN/UQN-1C 1
AN/UQN-1A
2 R-389/URR 2 URT-7 2
AN/URC-58 2 AN/URA-17
3 AN/URR-21A
HQ-15 HQ-16 HQ-17
1 AN/URC-58 2 AN/URC-58 2 AN/PRC-25
1 AN/URT-7 2 AN/VRC-46 2 AN/VRC-46
2 TED-9 2 AN/URT-23 2
AN/URC-58
1 AN/URR-27 1 AN/URT-20 4 R-390A/URR
2 AN/URR-35 3 TED-7 2
AN/URR-35
1 AN/URT-20 3 TED-9 2
AN/URR-27
1 AN/URT-23 4 R-390A/URR 2 AN/WRR-3
3 AN/UGC-6 2 AN/WRR-3B 2 R-1051
1 AN/WRR-3B 2 AN/URR-35C 2 TED-9
7 R-390/URR 2 AN/URR-27 2 AN/URT-7
2 AN/PRC-59 2 AN/R1051B/URR 2 AN/URT-20
1 AN/CRT-3 3 AN/URR-22 2 AN/URT-23
3 AN/URR-22 2 R-1051/13-URR 3 CTT-28-ASR-AUX
VIỄN-ẤN-TỰ
1 Teletype Terminal Set AN/SGC-1A (HQ-16)
1 Telewriter CTT-28-ASR-AUX (HQ-16)
1 Teletype TT-48A/UG (HQ-16)
LOA
PHÓNG-THANH CẦM TAY
2 AN/PIC-2 (HQ-16)
Hộ-Tống-Hạm PCE - Patrol Craft Escort
Biến-cải
từ PCER: HQ-07 - Đống-Da Biến-cải từ
MSF: HQ-08 - Chi-Lăng II
HQ-12 -
Ngọc-Hồi HQ-09 - Kỳ-Hoà
HQ-14 - Vạn-Kiếp
II HQ-10 - Nhựt-Tảo
HQ-11 - Chí-Linh
HQ-13 - Hà-Hồi
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
HQ-07 - 12- 14 HQ-08 - 09 - 10 - 11- 13
Trọng-tấn tối-đa: 900 T 944
T
Trọng-tấn tối-thiểu: 640 T 633 T
Chiều dài: 55.5 m 55.37
m
Chiều rộng: 10.40 m 10.10 m
Tầm nước tối-đa: 3 m 2.89 m
Tầm nước tối-thiểu: 2.10 m 2.10 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 8 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 77
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
HQ-07 - 12- 14 HQ-08 - 09 - 10 - 11- 13
Vận-tốc lư-thuyết: 16 gút
Vận-tốc thực-hiện: 14 gút 14.8 gút
Tầm hoạt-động: 4,300 hải-lư
Vận-tốc đường-trường:14 gút
Tầm hoạt-động:4,500 hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 11 gút 12
gút
Tầm hoạt-động: 6,600 hải-lư 6,800
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh 2 -
3 cánh
Đường kính: 1.95
m 1.95 m
Bánh-lái: 2 2
MÁY
CHÁNH
HQ-07 HQ-12 - 14 HQ-09 - 10 - 11 - 14
Số-lượng: 2 2 2
Hiệu: GM 12-278A GM 12-567ATL Cooper Bessemer GSB-8DR
Mă-lực mỗi máy: 900 900 900
MÁY ĐIỆN
HQ-07 - 08- 14 HQ-09 11 HQ-12
HQ-13
Số-lượng : 2- GM-71RC7 3- GM-71RC7 2- CUMMINS 2-
CUMMINS 1-
Fairbank- 1- Fairbank- HSGAD-602 HSGAD-602
Morse 38E 5 1/4 Morse 38E 5 1/4
1-GM 3-268A
MÁY
CẤT-NƯỚC
HQ-07 - 14 HQ-08 - 09 -
10 - 11 - 13 HQ-12
Số-lượng: 1 Aqua Fresh HJ-20 2 Aqua Fresh HF-20
2 Badger Vapor
Compression XI
NHIÊN-LIỆU
HQ-07 - 12 - 14 HQ-08 - 09 - 10
- 11 - 13
Dầu cặn: 113.636 T 159.090 T
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Sperry MK.18 MOD.1
Loran: 1 DAS-3 (HQ-07 - 12 - 13 -14)
ĐIỆN-TỬ
HQ-07 - 08 - 09 - 11 HQ-12 HQ-13
HQ-14
Radar: 1 SPS-55 1 SPS-5D 1
Raytheon 1 SPS-21D
1500
HQ-07 - 08 - 09 - 10 - 11 - 12 -
14 HQ-13
Máy đo chiều sâu: 1
DE-721 1 NK-9
VŨ-KHÍ
HQ-07 - 12 - 14 HQ-08 - 09 - 10
- 11 - 13
Đại-bác 76.2 ly:
1 1
Đại-bác 40 ly đơn: 2 2
Đại-bác 20 ly đôi:
4 4
BKP 81 ly: 1
Đại-liên 30:
2
TRUYỀN-TIN
HQ-07 1 KWM-2 2
R-390/URR 1 AN/CRT-3
1 AN/URC-58 1
AN/VRC-46 1 AN/PRC-25
1 TCS-12 2
TED-2 1 AN/URR-44
1 AN/SRR-13A 1
AN/SRR-11 1 TDE
1 AN/URC-32 1 AN/URR-35
HQ-08 2 R-390/URR 1
RAL 1 RBO
1 RBC 1
RBB 3 AN/URR-35
1 TBL-7 2
TED-7 1 AN/CRT-3
1 AN/PRC-25 1
KWM-2A 2 TCS-14
2 AN/URC-58
HQ-09 3 AN/URR-35 3
R-390/URR 1 RBO-2
1 TBL-7 1
TED-1 1 AN/VRC-46
1 AN/URC-58 2
AN/PRC-25 1 TCS-14
1 KWM-2A 1 AN/CRT-3
HQ-10 2 AN/URR-35 1
RBO 1 TBL-7
2 TED-7 1
AN/CRT-3 2 TCS-14
1 AN/URC-58 1
AN/VRC-46 2 AN/PRC-25
HQ-11 1 DAS-3 2
R-390/URR 1 AN/URR-35
1 RBB-1 2
TED-8 1 TBL-7
1 AN/PRC-25 1
AN/VRC-46 1 AN/URC-32
2 TCS-14 1
KWM-2 1 AN/CRT-3
HQ-12 1 KWM-2 2
R-390/URR 1 AN/CRT-3
1 AN/URC-58 1
AN/VRC-46 2 AN/PRC-25
1 TCS-12 2
TED-2 2 TED-3
1 AN/URR-35 1 TBL-13
HQ-13 1 R-390/URR 1
AN/URR-35 1 TED-9
1 TBL-7 1
TCS-14 1 AN/VRC-46
1 AN/URC-58 1 AN/CRT-3
HQ-14 1 KWM-2 2
R-390/URR 1 AN/CRT-3
1 AN/URC-58 1
AN/VRC-46 2 AN/PRC-25
1 TSC-12 2
TED-2 1 AN/URR-13
1 TDE
Hộ-Tống-Hạm PC - Patrol Craft
Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04.
Hộ-Tống-Hạm Vân-Đồn HQ-06
Giang-Pháo-Hạm LSIL - Landing Ship Infantry Light
HQ-329 - Thiên-Kích HQ-330 – Lôi-Công
HQ-331 - Tầm-Sét
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa : 393 T
Trọng-tấn tối-thiểu :210 T
Chiều dài : 48.025 m Chiều
rộng :7.40 m
Tầm nước tối-đa : 2.13
m Tầm nước tối-thiểu :1.22 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 7 Hạ-Sĩ-Quan: 19 Đoàn-Viên:
29
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết :15.5 gút
Vận-tốc thực-hiện :12.5
gút Tầm hoạt-động :5,600 hải-lư
Vận-tốc đường-trường:10 gút
Vận-tốc tiết-kiệm :9 gút Tầm
hoạt-động :8,000 hải-lư
Chân-vịt :2 - 3 cánh
Đường kính :0.97 m
Bánh-lái :2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 8
Mă-lực mỗi máy: 250
Hiệu: General Motors 6-71 MOD 24003.A
MÁY ĐIỆN
HQ-330 HQ-329 - 331
Số-lượng :2 General Motors 6-71RC 2
General Motors 3-71 MOD 41-A
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 89.645 T
Nước ngọt: 47.727 T
TRỌNG-TẢI
100 T hoặc 76 binh-sĩ trang-bị cá-nhân
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Sperry MK 18 MOD 1
ĐIỆN-TỬ
Radar:1 Raytheon 1500B
Máy đo chiều sâu:1 DE-721
VŨ-KHÍ
Đại-bác 76.2 ly đơn:1 Đại-bác 40 ly đơn: 1
Đại-bác 20 ly đôi: 2 Đại-liên 50 đơn: 2
Đại-liên 30 đơn: 2 Đại-liên M-60: 1
BKP 81 ly: 2 BKP 60 ly: 1
Súng phóng-lựu M-79: 2
TRUYỀN-TIN
2 TCS-12 1
RBO-2 2 AN/PRC-25
1 R-390-A/URR 1 TED-2-9 1 KWM-2A
1 AN/URR-35C 1 AN/CRT-3 1 AN/VRC-46
1 AN/URC-58 1 TCS-14
Trợ-Chiến-Hạm LSSL - Landing Ship Support Large
HQ-228 - Đoàn-Ngọc-Tảng HQ-229 -
Lưu-Phú-Thọ
HQ-230 - Nguyễn-Ngọc-Long HQ-231 - Nguyễn-Đức-Bổng
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 387 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 230 T
Chiều dài: 48.025 m Chiều rộng: 7.21 m
Tầm nước tối-đa: 1.89 m Tầm nước
tối-thiểu: 1.25 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 7 Hạ-Sĩ-Quan: 20 Đoàn-Viên:
29
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 13 gút Tầm
hoạt-động: 1,900 hải-lư
Vận-tốc đường-trường:10 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 6 gút Tầm hoạt-động:
5,000 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.97
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
HQ-228 -
229 HQ-230 - 231
Số-lượng:
8 8
Hiệu: General Motors 6-71 MOD 24003A General
Motors 6-71 MOD 6051
Mă-lực mỗi máy:
250 225
MÁY
ĐIỆN
Số-lượng 2 General Motors 6-71RC7
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 104.102 T
Nước ngọt: 49.716 T
TRỌNG-TẢI
100 T hoặc 60 binh-sĩ trang-bị cá-nhân
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Sperry MK 1 MOD 1
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1500
Máy đo chiều sâu: 1 DE-721
VŨ-KHÍ
Đại-bác 76.2 ly đơn:1 Đại-bác 40 ly
đôi: 2
Đại-bác 20 ly đơn: 4 Đại-liên 50: 3
BKP 81 ly: 2
TRUYỀN-TIN
2 TCS-12-14 2 AN/PRC-25 1
R-390-A/URR
1 TED-2 1
KWM-2A 1 AN/URR-35
1 AN/CRT-3 1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58
Tuần-Duyên-Hạm PGM - Patrol Gunboat Motor
HQ-600 –
Phú-Dự HQ-601 - Tiên-Mới
HQ-602 - Minh-Hoa HQ-603 -
Kiến-Vàng
HQ-604 – Kèo-Ngựa HQ-605 -
Kim-Quy
HQ-606 – May-Rút HQ-607 -
Nam-Du
HQ-608 -
Hoa-Lư HQ-609 - Tổ-Yến
HQ-610 - Định-Hải HQ-611
- Trường-Sa
HQ-612 - Thái-B́nh HQ-613
- Thị-Tứ
HQ-614 - Song-Tử HQ-615
- Tây-Sa
HQ-616 - Hoàng-Sa HQ-617 -
Phú-Quư
HQ-618 - Ḥn-Trọc HQ-619
- Thổ-Châu
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 143.4 T
Chiều dài: 30.83 m Chiều rộng: 6.43 m
Tầm nước tối-đa: 2.13 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 3 Hạ-Sĩ-Quan: 12 Đoàn-Viên:
11
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 17
Vận-tốc đường-trường: 16.5 gút Tầm hoạt-động: 1,100
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 11 gút Tầm
hoạt-động: 1,400 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 1.35
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
HQ-600 -
611 HQ-612 - 619
Số-lượng:
2 8
Hiệu: Mercedes Benz MB 820-12 General
Motors 6-71
Mă-lực mỗi máy:
950 250
MÁY
ĐIỆN
Số-lượng: 2 General Motors 2-71
MÁY
CẤT-NƯỚC
HQ-600 -
611 HQ-612 - 619
Số-lượng: 1 Badger Vapor Compression XI 1 Aqua
Fresh HJ-20 Special
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 18.065 T
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK.22 MOD.0
ĐIỆN-TỬ
Radar: Decca 303 và Raytheon 1900 (HQ600, 603, 604, 611, 612, 613)
SPS 53 (HQ-602,607, 608, 618)
Raytheon 1500 và 1900 (HQ-605)
Raytheon 1500 A (HQ-606, 609)
Decca 303 (HQ-610)
Decca 404 và Raytheon 1900 (HQ-615, 619)
Decca 404 (HQ-614, 616, 617)
Máy đo chiều sâu: 1 DE-121 hoặc 721, hoặc 726
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đơn: 1
Đại-bác 20 ly đôi: 1
Đại-liên 50: 2
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
2 TCS-13 1 AN/PRC-25 2
R-390/URR 1 TED-9
1 KWM-2A 1 AN/URR-35 1 AN/VRC-46 1
AN/URC-58
Trục-Lôi-Hạm
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 370 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 320 T
Chiều dài: 43 m
Chiều rộng: 8.5 m
Tầm nước : 2.5 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 6
Hạ-Sĩ-Quan & Đoàn-Viên: 41
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 13 gút
Vận-tốc đường-trường: 12 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 7 gút
Chân-vịt: 3 cánh
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2
Hiệu: Packard Diesels
Mă-lực mỗi máy: 1,200
Sơ-đồ
tổng-quát Trục-Lôi-Hạm MSC – Bluebird Class
Dương-Vận-Hạm LST - Landing Ship Tank
HQ-500 - Cam-Ranh HQ-501 - Đà-Nẵng
HQ-502 - Thị-Nại HQ-503
- Vũng-Tàu
HQ-504 - Quy-Nhơn HQ-505 - Nha-Trang
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 3,640 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 1,780 T
Chiều dài: 99.44 m Chiều rộng: 15.20 m
Tầm nước tối-đa: 4.17 m Tầm nước tối-thiểu: 2.44 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 8 Hạ-Sĩ-Quan: 36 Đoàn-Viên:
63
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 12 gút
Vận-tốc thực-hiện: 11.5 gút
Vận-tốc đường-trường: 10.8 gút Tầm hoạt-động:19,800
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 8.1 gút Tầm
hoạt-động: 24,900 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 4 cánh Đường kính: 2.13
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
HQ-500,
501 HQ-502, 503, 504, 505
Số-lượng:
2 2
Hiệu: General Motors 12-567ATL General Motors
12-567ATL
12.278A
12.567 EATL (HQ-504)
Mă-lực mỗi máy: 900
MÁY ĐIỆN
HQ-500, 501, 502
HQ-503, 504
Số-lượng: 3 General Motors 3-268A 1 General
Motors 3-268A
3 Superior DGB-8 3
Superior DGB-8
HQ-500
2
Fairbank Morse AC
3
Superior DGB-8
MÁY
CẤT-NƯỚC
Số-lượng: 2 Badger Vapor Compression X2
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 678.030 T
Nước ngọt: 321.969 T
TRỌNG-TẢI
1,500 T hoặc 1,000 binh-sĩ trang-bị cá-nhân
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK 13 Sperry
ĐIỆN-TỬ
HQ-500 HQ-500, 501, 502,
503 HQ-501-502
Radar: SPN-5 1 Raytheon
1500 1 AN/SPS-21
HQ-504 HQ-505
1 AN/SPS-53 1 AN/SPS-21D
HQ-500 HQ-501
HQ-502,503
Máy đo chiều sâu: 1 DE-102 1 NGB-8
1 UQN-1
HQ-504 HQ-505
1 UQN-14 1 UQN-10
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đôi :2
Đại-bác 40 ly đơn :4
Đại-bác 20 ly đơn :4
Đại-liên 50 :2
TRUYỀN-TIN
HQ-500,
502
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-14
1 TED-7 1 TED-2 1
AN/URR-35 1 R-390
1 TCS-14 1 KWM-2A 1 591A/URR 1 CRT-3
HQ-501
1 VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-14 1
TED-7
1 TED-2 1 AN/URR-35 1 R-390 1
TCS-14
1 KWM-2A 1 591A/URR 1 CRT-3 1
AN/URR-13
HQ-503
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-14
1 TED-7 1 TED-2 1
AN/URR-35 1 R-390
1 TCS-14 1 KWM-2A 1 591A/URR 1 CRT-3
1 AN/URC-32 1 SRR-11 1 WRT-1 1 WRT-2
Hệ-thống viễn-ấn-tự gồm các máy:
RT-SBC-1 RT/TT-47 RT/TT-253A/UG
RT/AN/UGC-20
RT/TT-187A RT/159B/URC-4 AN/URA-8
HQ-504
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-14
1 TED-7 1 TED-2 1
AN/URR-35 1 R-390
1 TCS-14 1 KWM-2A 1 591A/URR 1 CRT-3
1 AN/URC-32
HQ-505
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-14
1 TED-7 1 TED-2 1
AN/URR-35 1 R-390
1 TCS-14 1 KWM-2A 1 591A/URR 1 CRT-3
1 AN/URC-32 1 URR-13
Yểm-Trợ-Hạm AGP - Auxiliary General Purpose
Biến-cải
từ LST loại 542
HQ-800 - Mỹ-Tho HQ-801
- Cần-Thơ
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 3,064 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 1,780 T
Chiều dài: 99.96 m Chiều rộng: 15.25 m
Tầm nước tối-đa: 2.44 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 12 Hạ-Sĩ-Quan: 59 Đoàn-Viên:
69
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 12 gút
Vận-tốc thực-hiện: 11.5 gút
Vận-tốc đường-trường: 10.8 gút Tầm hoạt-động: 19,800
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 8.1 gút Tầm
hoạt-động: 28,240 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 4 cánh Đường kính: 2.23
m
MÁY
CHÁNH
HQ-800
HQ-801
Số-lượng: 2 General Motors 12-567ATL General Motors
12-567EATL
Mă-lực mỗi máy:
900 900
MÁY ĐIỆN
HQ-800
HQ-801
Số-lượng: 5 General Motors 3-268 3 General
Motors 3-268A
3 Superior GDB 100 KW AC/DC
Điện thế: 240V AC, 120V DC
MÁY
CẤT-NƯỚC
HQ-800
HQ-801
Số-lượng: 3 Badger Vapor Compression X2 2 Badger Vapor
Compression X2
1 Solo
Shell Double Effect
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 590 T
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK. 14
Loran: 1 Nelco Autofix 500
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 AN/SPS-53 1 AN/SPA-4
Máy đo chiều sâu: 1 AN/UQN-1
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đôi: 2 MK.1 MOD. 2
Đại-bác 40 ly đơn: 4 MK.3 MOD.4
Đại-bác 20 ly đôi: 4 MK.24 MOD.5
Đài kiểm-soát hệ-thống tác-xạ ĐB 20 ly: 2 MK.51 MOD.2
Ống nhắm tác-xạ ĐB 20 ly: 2 MK.14 MOD.4
TRUYỀN-TIN
1 AN/CRT-3 1 AN/WRR-2 1 RF-302R
TUNER
1 AN/VRC-46 1
RF-301 1 RF-3-5 TUNER
1 AN/PRC-25 1 AN/WRT-1 1 AN/SRR-11
1 AN/URR-35 1 AN/URC-58 1 AN/WRA-8
1 R-390/URR 1 AN/WRT-2 1 TED-1
Yểm-Trợ-Hạm HQ-801 - Cần-Thơ.
Cơ-Xưởng-Hạm ARL - Landing Craft Repair Ship
Biến-cải
từ LST loại 542
HQ-802 - Vĩnh-Long
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 4,325 T
Chiều dài: 100.03 m
Chiều rộng:15.25 m
Tầm nước tối-đa: 4.57 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 12
Hạ-Sĩ-Quan và ĐViên: 178
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết :12 gút
Vận-tốc thực-hiện :11.8 gút
Chân-vịt :2 - 4 cánh
Bánh-lái :2
Vận-tốc đường-trường:9 gút Tầm hoạt-động: 39,966 hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm :8 gút Tầm hoạt-động:
56,743 hải-lư
MÁY
CHÁNH
Số-lượng :2 General Motors 12-567ATL
Mă-lực mỗi máy : 900
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 4 General Motors 3-268A
5 Superior GDB-8
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 712.730 T
TRỌNG-TẢI
300 Tấn
ĐIỆN-TỬ
Radar:1 AN/SPS-53, 1 AN/SPA-25
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đôi: 2 MK.2 MOD.18
Đài kiểm-soát hệ-thống tác-xạ: 2 MK.51 MOD.2
Ống nhắm tác-xạ: 2 MK.14 MOD.8
TRUYỀN-TIN
1 AN/URC-13 2 AN/URA-8 1
AN/URT-17 1 R-390
Hải-Vận-Hạm LSM - Landing Ship Medium
HQ-405 -
Hải-Vận-Hạm Tiền-Giang
HQ-402 - Lam-Giang HQ-403 - Ninh-Giang
HQ-404 - Hương-Giang HQ-405 - Tiền-Giang
HQ-406 - Hậu-Giang
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1,095 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 743 T
Chiều dài: 62.20 m Chiều rộng: 10.66 m
Tầm nước tối-đa: 2.98 m Tầm nước
tối-thiểu:1.89 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 7 Hạ-Sĩ-Quan: 22 Đoàn-Viên:
42
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 13 gút
Vận-tốc thực-hiện: 13 gút Tầm
hoạt-động: 4,500 hải-lư
Vận-tốc đường-trường:12.5 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 6.5 gút Tầm
hoạt-động: 10,000 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 1.40
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
HQ-402, 403,
405 HQ-404, 406
Số-lượng: 2 Fairbanks Morse 38D8 1/8 2
General Motors 16-278A
Mă-lực mỗi máy:
1,420 1,420
MÁY ĐIỆN
HQ-402, 403
HQ-404, 405, 406
Số-lượng: 3 General Motors 3-268A 2 General
Motors 3-268A
1 General Motors 6-71RC7
MÁY CẤT
NƯỚC
Số-lượng :1 Badger Vapor Compression X2
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 190.303 T
Nước ngọt: 48.636 T
TRỌNG-TẢI
250 T hoặc 400 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Sperry MK.18
Loran: 1 DAS
ĐIỆN-TỬ
HQ-402, 403, 404 HQ-405, 406
Radar: 1 Raytheon 1500 1 SPS-21D
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đôi: 1 MK.1 MOD. 2
Đại-bác 20 ly đơn: 6 MK.10 MOD.2
Hệ-thống kiểm-xạ: 1 MK.51
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URR-35 1 AN/URC-58
1 TCS-12-14 1 AN/VRC-46 1 KWM-2A
2 TED-7 1
R-390/URR 1 RBO-2
1 AN/CRT-3 1 AN/URR-35
Sơ-đồ
Tổng-quát Hải-Vận-Hạm LSM.
Bệnh-Viện-Hạm LSM-H Landing Ship Medium Hospital
HQ-400 - Hát-Giang HQ-401
- Hàn-Giang
Bệnh-Viện-Hạm HQ-401 - Hàn-Giang
Bệnh-Viện-Hạm được biến-cải từ Hải-Vận-Hạm và được trang-bị: 4 toa xe
cứu-thương, toa tiểu giải-phẫu, toa nha-khoa, toa điện-tuyến và toa khám-bệnh.
Các toa trên có thể được di-chuyển lên bờ mỗi khi chiến-hạm ủi băi.
Bệnh-Viện-Hạm có thể hoạt-động dọc theo duyên-hải, các hải-đảo, trong sông-ng̣i
để thi-hành các công-tác quân-y dân-sự-vụ và tâm-lư-chiến..
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly đôi :1 MK.1 MOD. 2
Đại-bác 20 ly đơn :6 MK.10 MOD.0
Hệ-thống kiểm-xạ :1 MK.51
GHI-CHÚ
Các đặc-tính khác đều giống Hải-Vận-Hạm.
Mỗi chiến-hạm có thể chở thêm một toán Chiến-tranh Chính-trị gồm 50
người.
Hoả-Vận-Hạm YOG - Yard Oiler
HQ-470 HQ-471 HQ-472 HQ-473
HQ-474 HQ-475
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1,400 T Trọng-tấn tối-thiểu: 440 T
Chiều dài: 53.07 m Chiều rộng: 10.06 m
Tầm nước tối-đa: 3.96 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 4 Hạ-Sĩ-Quan: 14 Đoàn-Viên:
12
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 10 gút
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động:
2,000 hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm :6 gút Tầm hoạt-động:
3,000 hải-lư
Chân-vịt: 1 - 3 cánh Đường kính:1.92 m hoặc 2.28 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
HQ-470, 472, 473
HQ-471 HQ-474, 475
Số-lượng: 1 General Motors 8-278A 1 Fairbank Morse 37F12
1 Union Diesel
Mă-lực mỗi máy: 640
MÁY ĐIỆN
HQ-470, 472, 475 HQ-471, 473, 474
Số-lượng: 2 3
Hiệu: General Motors 6-71RC7
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Sperry MK.18 MOD.1 hoặc MK.22
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1500
Máy đo chiều sâu: 1 DE-721
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly đơn: 2 Đại-liên 50: 2 Đại-liên 30:
2
TRUYỀN-TIN
HQ-470 1 AN/PRC-25 1 TCE 1 TCS-14 1 RBH
1 AN/VRC-46 1 RBO 1
TED-9 1 R-390/URR
1 TED 1 AN/URC-58
HQ-471 2 TCS-12 1 AN/PRC-25 1 TCE 1 RBH
1 TED-9 1 R-390/URR 1
AN/URC-58 1 TCS-14
1 AN/VRC-46
HQ-472 2 TCS-12 1 AN/PRC-25 1 TCE 1 RBH
1 TCS-14 1 TED-9 1 AN/VRC-46 1
AN/URC-35C
1 R-390/URR 1 TED 1 AN/URC-58
HQ-473 2 TCS-12 1 AN/PRC-25 1 TCE 1 RBH
1 AN/VRC-46 1 RBO 1
TED-9 1 AN/URC-35C
1 R-390/URR 1 AN/URC-58 1 TED
HQ-474,
475 1 AN/PRC-25 1 TCE 1 RBH 1 TED-9
1 R-390/URR 1 AN/URC-58 1 AN/VRC-46
Thực-Vận-Hạm YFR - Refrigerated Covered Lighter
HQ-490
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 600 T Trọng-tấn
tối-thiểu: 300 T
Chiều dài: 45.75 m Chiều rộng: 9.15 m
Tầm nước tối-đa: 2.74 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 4 Hạ-Sĩ-Quan: 11
Đoàn-Viên:14
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút
Chân-vịt: 2
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 8-268A
Mă-lực mỗi máy: 300
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 1 60KW GEN 120VDC 1 30KW GEN 120VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 44.424 T
TRỌNG-TẢI 350 T
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1500
Máy đo chiều sâu: 1 DE-721
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46 1 AN/PRC-25
Duyên-Vận-Hạm UB - Utility Boat 100 FT.
HQ-454 HQ-455 HQ-456 HQ-458
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 325 T Trọng-tấn tối-thiểu: 200 T
Chiều dài: 29.89 m Chiều rộng: 7.31 m
Tầm nước tối-đa: 2.74 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 3 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 17
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 13 gút Tầm hoạt-động: 100
hải lư
Chân-vịt: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 16-V-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 600
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 General Motors 3-71 30KW 120VAC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 79.545 T
Nước ngọt: 113.636 T
TRỌNG-TẢI
90 T
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1500
Máy đo chiều sâu: 1 DE-721
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
Đại-liên 30: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Giang-Vận-Hạm LCU - Landing Craft Utility
HQ-533 HQ-534 HQ-535 HQ-536
HQ-537 HQ-538 HQ-539 HQ-540
HQ-541 HQ-542 HQ-543 HQ-544
HQ-545 HQ-546 HQ-547 HQ-548
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 360 T Trọng-tấn tối-thiểu: 194.7 T
Chiều dài: 36.44 m Chiều rộng: 10.58 m
Tầm nước tối-đa: 1.58 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 2 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 18
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 10 gút
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động: 630
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 6 gút Tầm hoạt-động: 1,100 hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm :5 gút Tầm hoạt-động:
1,250 hải-lư
Chân-vịt: 3 - 3 cánh Đường kính: 0.95 m
Bánh-lái: 3
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 3 General Motors 6-71 64YTL23
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 General Motors 2-71 120VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 13.352 T
Nước ngọt: 36.152 T
TRỌNG-TẢI
155 T
Khả-năng chở quân: 120 người (trung-b́nh)
170 người (tối-đa)
750 người (đi gần)
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 MK. E1
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1900
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly đơn: 2
Đại-liên 50: 2
BKP 60 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URR-35 1 TCS-12-14 1 RBO
1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58 1 TED-7 1
R-390/URR
GHI-CHÚ
HQ-537 được cải-biến thành Cơ-Xường Nổi và gồm có những đặc-tính sau
đây:
Từ sống tầu đế nóc pḥng lái: 7.00 m
Chiều cao của cột radar: 7.92 m
Chiều cao của c̣i sân mũi: 7.46 m
Chiều cao của cột cờ chánh: 12.20 m
Cần trục: 50 T
Giang-Vận-Hạm YFU - Harbor Utility Craft
HQ-546
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 375 T
Chiều dài: 38.06 m Chiều rộng: 10.98 m
Tầm nước tối-đa: 1.52 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 17
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện :9 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 3 General Motors 6-71 64YTL23
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 General Motors 2-71 120VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 528.455 T
TRỌNG-TẢI
334 T hoặc 350 đến 400 người
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
Trục-Vớt-Hạm YLLC - Salvage Light Lift Craft
Biến-cải
từ LCU
HQ-560 HQ-561 HQ-562
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
HQ-560, 562
HQ-561
Trọng-tấn tối-đa: 415
T 417 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 370 T 372 T
Chiều dài: 35.13 m 43.41
m
Chiều rộng: 9.91 m 9.98 m
Tầm nước tối-đa: 1.74
m 1.37 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 2 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 21
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
HQ-560, 562
HQ-561
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút 7.5 gút
Chân-vịt: 3 - 3 cánh 3 -
3 cánh
Đường kính: 0.975 m 0.95 m
Bánh-lái: 3 3
MÁY
CHÁNH
HQ-560,
562 HQ-561
Số-lượng: 3 General Motors 6-71 64YTL23 3 Gray Marine 6-71
Mă-lực mỗi máy:
225 225
MÁY ĐIỆN
HQ-560,
562
Số-lượng: 2 20KW/120VDC GMC Diesel/ Delco Generator
2 200KW/440VAC GMC 8-268A/ Westinghouse Generator
HQ-561
Số-lượng: 2 60KW/440VAC GMC 6-71 Diesel/ Delco Generator
2 200KW/440VAC GMC 8-268A/ Westinghouse Generator
NHIÊN-LIỆU
HQ-560 HQ-561 HQ-562
Dầu cặn: 69.772 T 78.518
T 73.151 T
Nước ngọt: 27.015 T 55.322
T 27.015 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46 1 AN/URC-58
GHI-CHÚ
Chiều cao từ làn nước tới nóc pḥng lái: 6 m
Chiều cao của đèn hướng: 9.76 m
Chiều cao của đèn mũi: 7.32 m
Cột antenna cao nhất: 12.20 m
Cần trục: 25 T
Kiểm-Báo-Hạm WLV - Lights Ship
HQ-460
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 630 T
Chiều dài: 40.60 m Chiều rộng: 9.14 m
Tầm nước tối-đa: 3.90 m (trước mủi) 4.20 m (sau lái)
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động:
6,600 hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 6 gút Tầm hoạt-động: 7,715 hải-lư
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Double Unit
Mă-lực: 175
ĐIỆN-TỬ
Radar: 2 SPS-53J
Tầm hoạt-động lư-thuyết: 32 hải-lư
Tầm hoạt-động thực-hiện: 15 hải-lư
Tuần-Duyên-Đĩnh WPB - Patrol Boat
HQ-700 - Lê-Phước-Đức HQ-701 -
Lê-Văn-Ngà
HQ-702 - Huỳnh-Văn-Cự HQ-703 -
Nguyễn-Đào
HQ-704 - Đào-Thức HQ-705 -
Lê-Ngọc-Thanh
HQ-706 -Nguyễn-Ngọc-Thạch HQ-707 - Đặng-Văn-Hoành
HQ-708 - Lê-Đ́nh-Hưng HQ-709 –
Trương-Tiên
HQ-710 - Phan-Ngọc-Châu HQ-711 -
Đào-Văn-Danh
HQ-712 - Lê-Ngọc-An HQ-713 -
Nguyễn-Văn-Ngàn
HQ-714 - Trần-Lợi HQ-715 -
Bùi-Viết-Thanh
HQ-716 - Nguyễn-An HQ-717 - Nguyễn-Han
HQ-718 - Ngô-Văn-Quyên HQ-719 –
Văn-Diệm
HQ-720 - Hồ-Đăng-La HQ-721 – Đàm-Thoại
HQ-722 - Huỳnh-Bộ HQ-723 -
Nguyễn-Kim-Hưng
HQ-724 - Hồ-Duy HQ-725
– Trương-Ba.
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 67 T Trọng-tấn tối-thiểu: 57.5 T
Chiều dài: 25.31 m Chiều rộng: 5.48 m
Tầm nước tối-đa: 1.83 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 2 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 9
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 18 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 12 gút Tầm hoạt-động:
1,000 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Cummins Diesel VT12-600M
Mă-lực mỗi máy: 600
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 25KW/ 450VAC Delco Model 1562M2
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 6.967 T
Nước ngọt: 5.587 T
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 AN/SPS-53
Máy đo chiều sâu: 1 AN/SQN-13
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
BKP 81 ly: 1 (gắn với khẩu đại-liên sân mũi)
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URC-9 1
AS/390 SRC-UHF
1 AM-215 A/U Amplifier 1
AN/URC-58 1 AN/VRC-46
Trên: 5
chiếc Tuần-duyên-Đĩnh WPB đang nghỉ bến.
Dưới:
Tuần-duyên-Đĩnh mang quốc-kỳ Việt-Nam.
Duyên-Tốc-Đĩnh PCF - Patrol Craft Fast
03 Chiến-đĩnh - Từ HQ-3800 đến HQ-3937
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 22 T
Chiều dài: 15.28 m (Mark I) Chiều rộng: 4.14 m
5.34 m (Mark
II)
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 28 gút
Vận-tốc đường-trường: 25 gút Tầm hoạt-động: 200
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 9.5 gút Tầm
hoạt-động: 780 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.70
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 12V71N Diesels
Mă-lực mỗi máy: 425
MÁY ĐIỆN
Số-lượng:1 3KW/ 115VAC Onan Model 30JA
1 Alternator 1117096-24 VAC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.030 T
Nước ngọt: 0.114 T
ĐIỆN-TỬ
Máy đo chiều sâu: 1 DE-736
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URC-58 1 AN/VRC-46
Duyên-Kích-Đĩnh CR/FC - Coastal Raider/ Ferro Cement
71 Chiến-đĩnh - Từ HQ-3200 trở lên
Đóng tại Hải-Quân Công-Xưởng Sài-G̣n
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Vỏ tầu: Cement
Trọng-tấn tối-đa: 31 T
Chiều dài: 19.97 m Chiều rộng: 4.20 m
Tầm nước tối-đa: 1.34 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 14 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesels
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng :2 12VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 4.193 T
Nước ngọt:1.500 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 3
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Ghe
Chủ-Lực - CJ - Command Junk
76
Chiến-đĩnh - Từ HQ-10000 đến 10085
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 19 T
Chiều dài: 16.68 m Chiều rộng: 5.00 m
Tầm nước tối-đa: 1.40 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 9
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 12 gút Tầm hoạt-động: 1,050
hải-lư
Chân-vịt : 1 Đường kính:
0.76 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Gray Marine 6-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.984 T
Nước ngọt: 0.454 T
TRỌNG-TẢI
19.4 T hoặc 25 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 1
BKP 60 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Ghe
Thiên-Nga - Junk Yabuta
151 Chiến-đĩnh - Từ HQ-12000 đến 12180
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 12 T
Chiều dài: 16.01 m Chiều rộng: 3.23 m
Tầm nước tối-đa: 1.40 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8.5 gút Tầm hoạt-động: 750
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 7.5 gút
Chân-vịt : 1 Đường kính:
0.593 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 General Motors 3-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 68
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.189 T
Nước ngọt: 0.397 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Ghe
Kiên-Giang - Junk Kiên-Giang
HQ-11104
HQ-11112 HQ-11121
HQ-11173
HQ-11237 HQ-11238
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC Trọng-tấn tối-đa: 10
T
Chiều dài: 11.43 m Chiều rộng: 2.59 m
Tầm nước tối-đa: 0.79 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 10 gút
Vận-tốc đường-trường: 8 gút Tầm hoạt-động: 1,000
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Gray Marine Diesel 4D277 hoặc Yanmar 2LE22
Mă-lực mỗi máy: 50
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.208 T
Nước ngọt: 0.757 T
TRỌNG-TẢI
8 T hoặc 12 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân
VŨ-KHÍ
Đại-liên 30: 1
Soái-Đĩnh Xung-Phong CDT - Commandement
Biến-cải
từ LCM-6
13 Chiến-đĩnh - Từ HQ-6000 đến HQ-6013
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 65 T
Chiều dài: 19.67 m Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.37 m
Tầm nước tối-thiểu: 1.11 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan: 2 Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động: 165
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 6 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút Tầm hoạt-động: 400 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesels
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 4 20KW/ 115VAC General Motors 2-71
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.125 T
Nước ngọt: 0.284 T
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1900
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 2
Đại-liên M60: 2
Súng phóng-lựu: 1
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URC-34 2 TCS-12
Soái-Đĩnh Thuỷ-Bộ CCB - Command Communication Boat
HQ-6100
HQ-6101 HQ-6102
HQ-6103
HQ-6104 HQ-6105
HQ-6106
HQ-6107 HQ-6108
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 90 T
Chiều dài: 18.45 m Chiều rộng: 5.32 m
Tầm nước tối-đa: 1.06 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 11
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động: 165
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 6 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 12VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.705 T
Nước ngọt: 0.284 T
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon 1900
La-bàn điện: 1 MK-27
VŨ-KHÍ
HQ-6100, 6101, 6103, 6104 HQ-6102,
6105, 6106, 6107, 6108
Đại-bác 40 ly: 1
Đại-bác 20 ly:
1
Đại-liên 50: 1
Đại-liên MK-16:
2 2
Đại-liên
M-60: 2
Súng phóng-lựu:
1 1
TRUYỀN-TIN
2 AN/PRC-25 4 AN/VRC-46 1 AN/GRC-106 1 AN/PRC-41
GHI-CHÚ:
Chỉ riêng pḥng chỉ-huy của HQ-6102, 6103, 6106, 6107 và 6108 được trang-bị
hệ-thống điều-hoà không-khí.
Tiền-Phong-Đĩnh - LCM - Monitor
Biến-cải
từ LCM-6
23 Chiến-đĩnh: Từ HQ-6500 đến HQ-6523
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 56.5 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 47 T
Chiều dài: 17.23 m Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.31 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 10
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút
Vận-tốc đường-trường: 7.5 gút Tầm hoạt-động: 165
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 12VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.125 T
Nước ngọt: 0.189 T
VŨ-KHÍ
Đại-bác 40 ly: 1
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 2
Súng phóng-lựu: 1
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 TCS-12
Tiền-Phong-Đĩnh Thuỷ-Bộ - Monitor
Biến-cải
từ LCM-6
HQ-6524
HQ-6526 HQ-6527 HQ-6528
HQ-6529
HQ-6530 HQ-6531 HQ-6532
HQ-6536
HQ-6537 HQ-6538
HQ-6539
HQ-6540
HQ-6543 HQ-6544
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 86 T (90 T với Đại-bác HOWITZER)
Trọng-tấn tối-thiểu: 55 T
Chiều dài: 18.45 m Chiều rộng: 5.32 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 11
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện :8 gút Tầm hoạt-động: 165
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 24 Volt Alternator
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.257 T
Nước ngọt: 0.189 T
VŨ-KHÍ HQ-6530, 6531, 6536,
6538 HQ-6524, 6526, 6527, 6528
6539, 6540, 6543, 6544 6529,
6532, 6537
Đại-bác 105 ly: 1
Đại-bác 40
ly: 1
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên
50: 1
Đại-liên M-60: 2
Súng
phóng-lựu:
1
BKP 81
ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
Phóng-Hoả-Đĩnh - Zippo
HQ-6525
HQ-6534 HQ-6535
HQ-6541
HQ-6542 HQ-6545
Phóng-Hoả-Đĩnh Thuỷ-Bộ là loại Tiền-Phong-Đĩnh-Thuỷ Bộ, trên đó, dàn
súng trước mũi được thay-thế bởi 2 ống phóng-hoả.
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 90 T
Chiều dài: 18.45 m Chiều rộng: 5.32
m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 8
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện :8 gút Tầm
hoạt-động: 165 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 24 Volt Alternator
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.257 T
Nước ngọt: 0.189 T
VŨ-KHÍ
HQ-6525, 6535 HQ-6534, 6541,
6542, 6545
Đại-bác 40 ly:
1
Đại-bác 20 ly: 1 2
Đại-liên 50: 2 (1 khẩu được gắn cùng với đại-bác 40
ly)
Đại-liên M-60: 4 2
Hệ-thống phóng-hoả:
1 1
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
GHI-CHÚ
Hầm NAPALM: 5.117 T
Giới-hạn thời-gian phóng-hỏa: 225 giây
Tầm phóng-hoả với 90% nhiên-liệu: 140m
Tầm phóng-hoả với 10% nhiên-liệu: 160m
Phóng-Hỏa-Đĩnh đang phun lửa hoả-thiêu một đoạn bờ-sông nghi-ngờ có địch ẩn-trú.
Phóng-Thuỷ-Đĩnh ATC - Douche and Dredge
HQ-1273
HQ-1299
Phóng-Thuỷ-Đĩnh được biến-cải từ loại Quân-Vận-Đĩnh Tác-chiến
trang-bị thêm 1 máy 12V-71 Diesel, 1 bồn chứa nước và 1 máy bơm ly-tâm. Với
tốc-độ 2,100 ṿng/phút, trong 1 phút, khoảng 7,578 T nước được bơm tới một đầu
ống phân chia ḍng nước thành 2 ṿi bắn xa tới 200 thước. Phóng-Thuỷ-Đĩnh có thể
khai-quang cây cối trong khoảng cách 75 thước, phá-huỷ các pháo-đài trong khoảng
100 thước, và các ḿn-bẫy trong khoảng 200 thước.
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
HQ-1273
HQ-1299
Trọng-tấn tối-đa: 90 T 100
T
Tầm nước tối-đa: 1.52 m 1.83 m
Chiều dài: 17.08 m Chiều rộng: 5.32 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
HQ-1273
HQ-1299
Vận-tốc thực-hiện: 7 gút 5
gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 24 Volt Alternator
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.704 T
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly đơn:
1
Đại-liên 50: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
Những
hầm-hố tương-tự loại này bị Phóng-Thuỷ-Đĩnh làm sụp-đổ dễ-dàng
Trợ-Chiến-Đĩnh ASPB - Assault Support Patrol Boat
81
Chiến-đĩnh: Từ HQ-5100 đến HQ-5183
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 29.5 T
Chiều dài: 15.31 m Chiều rộng: 4.78 m
Tầm nước tối-đa: 1.13 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 15
Vận-tốc thực-hiện: 14.8 gút Tầm hoạt-động: 200
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.75 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Detroit Diesels 12V71N
Mă-lực mỗi máy: 425
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 2KW 24 Volt
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
La-bàn điện: 1 Magnesyn
Máy đo chiều sâu: 1
ĐIỆN-TỬ
Radar: 1 Raytheon Pathfinder 1900N
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 2.348 T
Nước ngọt: 0.100 T
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên 50: 2
Súng phóng-lựu: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
Tiểu-Giáp-Đĩnh - STCAN (FOM)
41
Chiến-đĩnh: Từ HQ-5000 đến HQ-5045
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 13 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 11 T
Chiều dài: 10.61 m Chiều rộng: 3.01 m
Tầm nước tối-đa: 0.91 m
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 10 gút Tầm hoạt-động: 125
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 8 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút
Chân-vịt: 1 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 General Motors 6-71 Diesel hoặc 1 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.758T
Nước ngọt: 0.038 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 3
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/URC-34
Tuần-Giang-Đĩnh RPC - River Patrol Craft
27 Chiến-đĩnh: Từ HQ-7000 đến HQ-7028
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 14.6 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 11.6 T
Chiều dài: 10.94 m Chiều rộng: 3.17 m
Tầm nước tối-đa: 1.06 m
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 13 gút Tầm hoạt-động: 200
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.568 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesel hoặc 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.704T
Nước ngọt: 0.038 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
Có thể trang-bị thêm 1 Đại-liên 50 trên nóc pḥng lái.
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Giang-Tốc-Đĩnh PBR - Patrol River Boat
300 Chiến-đĩnh: Từ HQ-7500 đến HQ-7825
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
MARK I MARK II
Trọng-tấn: 7.2 T 8.3 T
Tầm nước tối-đa: 0.67 m 0.61 m
Chiều dài: 9.45 m 9.52 m
Chiều rộng: 3.26 m 3.50 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4 hoặc 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 25 gút Tầm hoạt-động: 100
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút Tầm hoạt-động: 250
hải-lư
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6V53N
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
24 Volt DC
MÁY ĐẨY
Số-lượng: 2 Jacuzzi Water Jet
MK.4 Model 14WH
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.606 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 3
Đại-liên M-60: 2
Súng phóng-lựu M-79: 2
PBR MARK
II: BKP 61 ly hoặc súng phóng-lựu MK-19 có thể được thay-thế cho đại-liên 50 sau
lái.
TRUYỀN-TIN
2 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
Quân-Vận-Đĩnh 6 - LCM-6 Landing Craft Mechanized-6 Combat
108 Chiến-đĩnh - Từ HQ-1500 đến HQ-1630
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Loại thường
Loại tác-chiến
Trọng-tấn tối-đa: 62
T 51 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 28 T 28 T
Chiều dài: 17.11 m 17.11
m
Chiều rộng: 4.27 m 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.22m 1.31 m
NHÂN-VIÊN
Loại thường
Loại tác-chiến
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Loại thường
Loại tác-chiến
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút 8
gút
Tầm hoạt-động: 130 hải-lư 160
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh 2 -
3 cánh
Đường kính: 0.61 m 0.61 m
Bánh-lái: 2 2
MÁY
CHÁNH
Loại thường
Loại tác-chiến
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9 2 General Motors 6-71
Diesels
Mă-lực mỗi máy:
225 225
MÁY ĐIỆN
Số-lượng: 2 - 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Loại thường
Loại tác-chiến
Dầu cặn: 1.765 T
3.125 T
Nước ngọt: 0.189 T
TRỌNG-TẢI
ە Loại thường: 30.840 T hoặc 80 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến
cá-nhân.
Loại thường: 30 T hoặc 50 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến
cá-nhân.
VŨ-KHÍ
Loại thường Loại tác-chiến
Đại-bác 20 ly: 3
Đại-liên 50: 4 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46
GHI-CHÚ
Đặc-tính của Quân-Vận-Đĩnh loại thường.
Cần trục: 23.648 T
Kích-thước của hầm chứa hàng:
- Chiều dài: 11.83 m
- Chiều ngang: 3.32 m
- Chiều sâu: 1.89 m
- Chiều ngang của cửa đổ-bộ: 3.32 m
HQCX
cải-biến rất nhiều LCM cho Giang-lực
Quân-Vận-Đĩnh 3 - LCM-3 Landing Craft Mechanized-3
25 Chiến-đĩnh - Từ HQ-1016 đến HQ-1041
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 56 T
Chiều dài: 15.28 m
Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.40m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 9.5 gút Tầm hoạt-động: 130
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.704 T
Nước ngọt: 27.3 T
TRỌNG-TẢI
27.127 T hoặc 1 Chiến-xa 30 T hoặc 60 binh-sĩ với đồ trang-bị
tác-chiến cá-nhân.
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
GHI-CHÚ
Khả-năng nâng hàng: 22.906 T
Kích-thước của hầm chứa hàng:
- Chiều dài: 9.76 m
- Chiều ngang: 3.32 m
- Chiều sâu: 1.92 m
- Chiều ngang của cửa đổ-bộ: 3.32 m
Các
thành-phần LCM 3 theo tiếng Anh.
Sau khi
cải-biến, h́nh-dạng chiến-đĩnh hoàn-toàn đổi khác, rất khó nhận ra.
Quân-Vận-Đĩnh Tác-chiến ATC - Armored Troop Carrier
94 Chiến-đĩnh - Từ HQ-1200 đến HQ-1299
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 58 T
Chiều dài: 17.08 m
Chiều rộng: 5.32 m
Tầm nước tối-đa: 1.37 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8.5 gút Tầm hoạt-động: 165
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 6 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút Tầm hoạt-động: 400 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.704 T
Nước ngọt: 0.189 T
TRỌNG-TẢI
11 T hoặc 40 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân.
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên 50: 2
Đại-liên M-60: 4
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 2 AN/VRC-46
Quân-Vận-Đĩnh 8 - LCM-8 Landing Craft Mechanized 8
50 Chiến-đĩnh - Từ HQ-8000 đến HQ-8050
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 141 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 67 T
Chiều dài: 22.44 m
Chiều rộng: 6.39 m
Tầm nước tối-đa: 1.58 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 12 gút (9 gút khi đă chở hàng)
Vận-tốc đường-trường: 10 gút Tầm hoạt-động: 190 hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.85
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 dàn Diesel Propulsion, mỗi dàn gồm 2 General Motors 6-71 Model
12005A và 12006A
Mă-lực mỗi trục láp: 300
MÁY ĐIỆN
2- 1KW 24VDC Alternators
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 4.356 T
Nước ngọt: 1.003 T
TRỌNG-TẢI
60 T hoặc 150 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân.
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 2
Đại-liên 50: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
GHI-CHÚ
Kích-thước của hầm chứa hàng:
- Chiều dài: 12.96 m
- Chiều ngang: 4.36 m
- Chiều sâu: 1.37 m
- Chiều ngang của cửa đổ-bộ: 4.32 m
HQ-8048, 8049 và 8050 được biến-cải thành Trục-Vớt-Đĩnh và có thêm các đặc-tính
dưới đây.
- Chiều dài: 23.36 m
- Từ sống tầu đến nóc pḥng lái: 5.18 m
- Từ sống tầu đến nóc sườn tầu: 4.88 m
- Từ sống tầu đến chót cột ăng-ten: 7.61 m
- Cần trục: 50 T
Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP - Landing Craft Vehicle Personnel
61 Chiến-đĩnh - Từ HQ-2000 trở lên
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Loại vỏ gỗ
Loại vỏ gỗ bọc sắt
Trọng-tấn tối-đa: 13.3
T 15 T
Trọng-tấn trung-b́nh: 8.2 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 11 T
Chiều dài: 10.85
m 10.91
Chiều rộng: 3.20 m 3.20
T
Tầm nước tối-đa: 1.03
m 1.28 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Loại vỏ gỗ
Loại vỏ gỗ bọc sắt
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút 7 gút
Tầm hoạt-động: 110 hải-lư 120
hải-lư
Chân-vịt: 1 - 3 cánh 1 -
3 cánh
Đường kính: 0.61 m 0.61 m
Bánh-lái: 1
1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Gray Marine 64HN9
Mă-lực: 225
MÁY ĐIỆN
1- 12 Volt DC hoặc 1- 24 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.685 T
Nước ngọt: 0.038 T
TRỌNG-TẢI
ە Loại vỏ gỗ: 4 T hoặc 36 binh-sĩ với đồ trang-bị tác-chiến cá-nhân.
Hầm chứa hàng:
- Chiều dài: 5.555 m
- Chiều rộng: 1.93 m
- Chiều cao: 1.42 m
ە Loại vỏ gỗ bọc sắt: 4.2 T hoặc 36 binh-sĩ với đồ trang-bị
tác-chiến cá-nhân.
TRUYỀN-TIN: 1 AN/PRC-25 1 AN/URC-34
Hoả-Vận-Đĩnh - LCM-Recharger
Biến-cải
từ LCM-6
HQ-9173
HQ-9174 HQ-9175
HQ-9176
HQ-9177 HQ-9178
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 62 T
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút Tầm hoạt-động: 130
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
TRUYỀN-TIN: 1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46
Hoả-Vận-Đĩnh - LCM-Refueler
Biến-cải
từ LCM-6
10 Chiến-đĩnh: Từ HQ-9150 đến HQ-9172
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 77.5 T
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 5.32 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút
Chân-vịt: 2 - 3 cánh
Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Các Hoả-Vận-Đĩnh HQ-9153, 9154 và 9155 không có động-cơ
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 4.545 T
Nhớt: 1.136 T
Hầm chứa hỗn hợp: 1.894 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Trục-Vớt-Đĩnh CSB - Combat Salvage Boat
Biến-cải
từ LCM
HQ-1400
HQ-1401
HQ-1402
HQ-1403
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 98 T
Chiều dài: 21.01 m Chiều rộng: 5.57 m
Tầm nước tối-đa: 2.28 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 9
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 7 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 5 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
1 115 KW Bushless 3 Phases
1 15 KW Bushless 2-53 Diesel
BƠM CỨU
HỎA
Hercules 6 cylinders, 3.789 T/Phút
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46
CẦN TRỤC
12 T
Hải-Kích-Đĩnh HSSC - Heavy Seal Support Craft
Biến-cải
từ LCM-3 và LCM-6
7 Chiến-đĩnh: Từ HQ-1617 đến HQ-1624
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 65 T
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 4.36 m
Tầm nước tối-đa: 1.70 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 8
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc lư-thuyết: 6 gút
Vận-tốc thực-hiện: 6 gút
Vận-tốc đường-trường: 4 gút
Chân-vịt: 2
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
3- 24 Volt Alternators, cường độ 60 Amperes
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 6
Đại-liên M-60: 1
Súng phóng-lựu: 2
BKP 81 ly: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46
Cứu-Hoả-Đĩnh - LCM – Fire
Biến-cải
từ LCM-6
HQ-1014
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.18 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút Tầm hoạt-động: 130
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
TRUYỀN-TIN
1 AN/URC-34
Duyên-Vận-Đĩnh UB 50 Ft. - Utility Boat
HQ-4000 HQ-4001
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 21.587 T
Chiều dài: 15.26 m
Chiều rộng: 4.45 m
Tầm nước tối-đa: 1.23 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 11 gút Tầm hoạt-động: 150
hải-lư
Chân-vịt: 1 Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.643 T
Trợ-Vận-Đĩnh Trung-Hạng YTM - Medium Harbor Tug
HQ-9550 HQ-9551 HQ-9552
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 340 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 240 T
Chiều dài: 30.80 m
Chiều rộng: 8.50 m
Tầm nước tối-đa: 3.30 m
VẬN-TỐC
Vận-tốc tối-đa: 11 gút
Chân-vịt: 1
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Fairbanks Morse
Mă-lực mỗi máy: 800
MÁY ĐIỆN
1 20 KW DC Generator, 120 Volt
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 68.939 T
Trợ-Vận-Đĩnh Tiểu Hạng YTL - Small Harbor Tug
HQ-9500 -HQ-9501-HQ-9502-HQ-9503-HQ-9504
HQ-9507-HQ-9508-HQ-9509-HQ-9510-HQ-9511
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 80 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 70 T
Chiều dài: 20.16 m
Chiều rộng: 5.48 m
Tầm nước tối-đa: 2.44 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4
VẬN-TỐC
Vận-tốc thực-hiện: 10 gút
Vận-tốc đường-trường: 8 gút
Chân-vịt: 1- 4 cánh
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Cooper Bessemer
Mă-lực mỗi máy: 450
MÁY ĐIỆN
2 20 KW AC Generator, 120 Volt
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.757 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 2
Quân-Vận-Đĩnh Đẩy LCM - Pusher
Biến-cải
từ LCM-6
HQ-1002 HQ-1004 HQ-1013
HQ-1015
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 62 T
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút Tầm hoạt-động: 130
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61
m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Tiểu-Vận-Đĩnh Đẩy LCVP/P - LCVP Pusher
HQ-2002-HQ-2008-HQ-2009-HQ-2013-HQ-2067
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Chiều dài: 10.85 m
Chiều rộng: 3.20 m
Tầm nước tối-đa: 1.03 m
NHÂN-VIÊN
Nhân-viên: 1
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 9 gút
Chân-vịt: 1 - 3 cánh Đường kính: 0.55
m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.685 T
Trục-Lôi-Đĩnh Trợ-Chiến MSR - Minesweeper River
Biến-cải
từ ASPB
HQ-1900 HQ-1901 HQ-1902
HQ-1903 HQ-1904 HQ-1905
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 37.5 T
Chiều dài: 15.25 m
Chiều rộng: 5.23 m
Tầm nước tối-đa: 1.31 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 6
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 12 gút Tầm hoạt-động: 96
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 12-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 400
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 2.385 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46
Trục-Lôi-Đĩnh Trung-Hạng MSM - Minesweeper Mechanized
Biến-cải
từ LCM
HQ-1701
HQ-1702 HQ-1703
HQ-1704 HQ-1705 HQ-1706 HQ-1707
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 62 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 26 T
Chiều dài: 17.08 m
Chiều rộng: 5.63 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 4
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động: 90
hải-lư
Vận-tốc tiết-kiệm: 6 gút
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.761 T
Nước ngọt: 0.227 T
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên 50: 1
Súng phóng-lựu M-79: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25 1 AN/VRC-46
Trục-Lôi-Đĩnh Quân-Vận LCMMS - Landing Craft Mechanized Minesweeper
Biến-cải
từ LCM
HQ-1800 HQ-1801 HQ-1802
HQ-1803 HQ-1804 HQ-1805
TR NG
TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 61 T
Chiều dài: 17.11 m
Chiều rộng: 4.27 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 6
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 8 gút Tầm hoạt-động: 130
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 3.125 T
Nước ngọt: 0.189 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 3
Đại-liên M-60: 1
Súng phóng-lựu M-79: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Trục-Lôi-Đĩnh MLMS - Motor Launch Minesweeper
10 Chiến-đĩnh: Từ HQ-150 đến HQ-160
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 25 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 11.5 T
Chiều dài: 15.28 m
Chiều rộng: 3.96 m
Tầm nước tối-đa: 1.22 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 12 gút Tầm hoạt-động: 300
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 10 gút
Vận-tốc tiết-kiệm: 8 gút
Chân-vịt: 1 - 3 cánh Đường kính: 0.73 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 General Motors 6-71 Diesel hoặc 1 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 12 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.910 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 30: 1
Súng phóng-lựu M-79: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Cảng-Thám-Đĩnh - Picket Boat
24 Chiến-đĩnh: Từ HQ-3100 đến HQ-3125
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 16.9 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 15 T
Chiều dài: 13.99 m
Chiều rộng: 4.20 m
Tầm nước tối-đa: 1.15 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 5
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 20 gút Tầm hoạt-động: 200
hải-lư
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.525 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 Gray Marine 64HN9
Mă-lực mỗi máy: 225
MÁY ĐIỆN
2- 24 Volt DC Alternators
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 1.420 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46
Cảng-Pḥng-Đĩnh LCCPL - Landing Craft Personnel Large
23 Chiến-đĩnh: Từ HQ-2900 đến HQ-2923
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 10 T
Chiều dài: 10.98 m
Chiều rộng: 4.11 m
Tầm nước tối-đa: 1.18 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 1 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 19 gút Tầm hoạt-động: 160
hải-lư
Vận-tốc đường-trường: 17 gút Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 1
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 General Motors 6121T Diesel
Mă-lực mỗi máy: 300
MÁY ĐIỆN
1- 24 Volt DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.606 T
Nước ngọt: 0.038 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/VRC-46 1 AN/PRC-25
Truy-Kích-Đĩnh - Vedette
4 Chiến-đĩnh: Từ HQ-3000 trở lên
15 Chiến-đĩnh: Từ HQ-3600 trở lên
1 Chiến-đĩnh: HQ-3700
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
HQ-3000
HQ-3600 HQ-3700
Trọng-tấn tối-đa: 10 T 16
T 27 T
Chiều dài: 12.04 m 13.42 m 16.47 m
Chiều rộng: 3.35 m 3.23 m 3.59 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 7
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
HQ-3000
HQ-3600 HQ-3700
Vận-tốc lư-thuyết: 18 gút 10
gút 12 gút
Chân-vịt: 2 - 3 cánh Đường kính: 0.61 m
Bánh-lái: 2
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 2 General Motors 6-71 Diesel
Mă-lực mỗi máy: 225
VŨ-KHÍ
Đại-bác 20 ly: 1
Đại-liên 50: 1
Đại-liên 30: 2
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Khinh-Tuần-Đĩnh - Boston Whaler
52 Chiến-đĩnh: Từ HQ-3500 đến HQ-3551
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1.316 T
Chiều dài: 5.09 m
Chiều rộng: 1.89 m
Tầm nước tối-đa: 0.65 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 2 hoặc 3
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 42 gút
Vận-tốc đường-trường: 25 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 hoặc 2 máy Johnson hoặc Evinrude Outboard
Mă-lực mỗi máy: 40
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
1 La-bàn nam-châm Ritchie
VŨ-KHÍ
Đại-liên M-60: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Xung-Kích-Đĩnh - VIPER
6 Chiến-đĩnh
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 4.2 T
Chiều dài: 8 m
Chiều rộng: 2.80 m
Tầm nước tối-đa: 0.50 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 3
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc khi chở đầy: 20.5 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 6V53 Diesel, bơm phản-lực Jacuzzi
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 0.265 T
Xuồng
Đồng-Nai - Skimmer
33 Chiến-đĩnh: Từ X800 đến X812, và từ X814 đến X833
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1.316 T
Chiều dài: 5.09 m
Chiều rộng: 1.89 m
Tầm nước tối-đa: 0.65 m
NHÂN-VIÊN
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 2 hoặc 3
VẬN-TỐC
VÀ TẦM HOẠT-ĐỘNG
Vận-tốc thực-hiện: 42 gút
Vận-tốc đường-trường: 25 gút
MÁY
CHÁNH
Số-lượng: 1 hoặc 2 máy Johnson hoặc Evinrude Outboard
Mă-lực mỗi máy: 40
DỤNG-CỤ
HẢI-HÀNH
1 La-bàn nam-châm Ritchie
VŨ-KHÍ
Đại-liên M-60: 1
TRUYỀN-TIN
1 AN/PRC-25
Cơ-Xưởng
Nổi YR - Floating Repair
HQ-9601
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 720 T
Chiều dài: 45.75 m
Chiều rộng: 10.98 m
Tầm nước tối-đa: 1.83 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 11 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 124
MÁY ĐIỆN
3 Cummins HSGAD-602
2 General Motors 4-71RC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 164.587 T Nước ngọt: 113.636 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4 Đại-liên M-60: 2
Cơ Xưởng
Nổi YR – Chessman
HQ-9602
Biến-cải từ một phà chở xe
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 650 T
Chiều dài: 54.90 m
Chiều rộng: 15.25 m
Tầm nước tối-đa: 2.89 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 11 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 124
MÁY
CHÁNH
1 Union Diesel Z-6
Mă-lực: 800
Chân-vịt: 1 Đường kính: 1.95 m
MÁY ĐIỆN
2 25KW Generator 120V DC Columbia Electric
Câu-Lạc-Bộ Nổi FNC - Floating Naval Club
HQ-9603
Câu lạc Bộ Nổi HQ-9603 được biến-cải từ một LST. Động-cơ và các đồ
trang-bị đều được tháo-gỡ. Phần boong chánh trở lên được cắt-bỏ và kiến-trúc
thành Câu-Lạc-Bộ nổi để dùng vào việc hội-họp hoặc tiếp-tân.
KÍCH-THƯỚC
Chiều dài: 75 m
Chiều rộng: 15.10 m
Tầm nước: 1.20 m
Pḥng hội: 34 m dài, 12.50 m rộng
Tạm-Trú
Nổi APL - Auxiliary Personnel Lighter
HQ-9050 HQ-9051
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 2,580 T
Chiều dài: 79.60 m
Chiều rộng: 14.60 m
Tầm nước tối-đa: 3.40 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 3 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 49
MÁY ĐIỆN
Máy chánh: 2
Máy cấp-cứu: 1
MÁY
CẤT-NƯỚC : 2
NỒI
HƠI : 1
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 253.500 T
Nước ngọt: 946.984 T
GHI-CHÚ
Không động-cơ
Có hệ-thống điều-hoà không-khí
Khả-năng cung-cấp Tiện-nghi: 600 người.
Cơ-Xưởng
Nổi YRBM - Repair, Berthing and Messing Barge
HQ-9610 HQ-9611
HQ-9612 HQ-9613
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 2,211 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 1,125 T
Chiều dài: 79.60 m
Chiều rộng: 14.64 m
Tầm nước tối-đa: 2.34 m
Tầm nước tối-thiểu: 1.28 m
NHÂN-VIÊN
Sĩ-Quan: 6 Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên: 93
MÁY ĐIỆN
4 200KW 450V General Motors 8-268A
1 60KW MG 240V DC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 587.121 T
Nước ngọt: 295.454 T
VŨ-KHÍ
Đại-liên 50: 4
Đại-liên M-60: 6
BKP 81 ly: 4
TRUYỀN-TIN
4 AN/VRC-46 4 AN/PRC-25
LINH
TINH
Cần trục: 20 T
Tiện-nghi: 278 người
Thuỷ-Thành AFDL - Small Auxiliary Floating Drydock
HQ-9600 HQ-9604
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 800 T
Chiều dài: 61 m
Chiều rộng: 19.39 m
Tầm nước tối-đa: 1.06 m
GHI-CHÚ
Không động-cơ và bánh-lái
Khả-năng nâng hàng trung-b́nh: 1,000T
Xưởng máy: 1
Cần trục: 117.93T
Khả-năng chứa nhiên-liệu: 23.484T.
Cần Trục
Nổi YD - Floating Crane HQ-9650
TRỌNG-TẤN VÀ KÍCH-THƯỚC
Trọng-tấn tối-đa: 1,845 T
Trọng-tấn tối-thiểu: 1,000 T
Chiều dài: 43.31 m
Chiều rộng: 17.69 m
Tầm nước tối-đa: 1.55 m
Tầm nước tối-thiểu: 1.07 m
MÁY
CHÁNH
1 Chicago Pneumatic
Mă-lực: 250
MÁY ĐIỆN
Máy chánh: 1 150KW 120/240 VDC
Máy phụ: 1 Nordberg 4FS2 10KW 120/240 VDC
NHIÊN-LIỆU
Dầu cặn: 6.932 T
Nước ngọt: 2.272 T
CẦN-TRỤC
Khả-năng: 60 T. tại khoảng 22.23 m
Tầm hoạt-động: Từ khoảng 12.94 m đến 22.23 m
Ṿng hoạt-động: 360 độ.
Phụ-
Các
Chiến-đĩnh Giang-Lực tại Việt-Nam 1946-1953.
Loại
chiến-đĩnh Hải-quân)
12/46
10/47
6/48
12/48
6/49
12/50
12/51
12/52
12/53
LCT Mk.4
4
4
6
9
9
10
11
13
13
LCT (6)
4
5
5
5
5
4
4
4
3
LCI
6
9
9
9
10
10
9
7
4
LSIL
-
-
-
-
-
3
3-5
4-5
11
LCG
-
-
-
1
1
1
1
1
1
LSSL
-
-
-
-
-
6
6
6
6
LCM
Monitor
-
-
-
-
-
-
2
9
14
LCM
Command Boat
-
-
-
-
-
-
-
8
5
LCM 3 &
LCM 6
28
28
29
38
37
51
82
78
91
LCM Mk.1
8-10
?
?
?
-
-
-
-
-
LCVP &
EA (from 1950)
32
32
34
46
28
91
89
90
88
LCA
26
23
21
21
20
13
2
-
-
LCS(M)
2
2
-
-
-
-
-
-
-
VP
8
8
11
11
13
16
17
17
19
MFV
6
5
6
6
6
6
6
-
-
YTL
-
-
-
-
-
-
-
14
14
Y Cutter
-
-
-
-
-
-
-
18
18
Armoured
Barge
6
5
6
4
4
2
2
1
-
Armed
Junk
5
2
2
2
1
-
-
-
-
Chiến-đĩnh (Lục-quân)
Vedette
FOM 8m
-
-
-
-
?
?
?
?
44
Vedette
FOM 11m
-
-
-
-
?
?
?
?
45
Vedette
Vietnam (V.V.).
-
-
-
-
24
24
24
-
-
CB
(Chaland Blindé) Công-Binh
-
1
5
5
5
-
-
-
-
PB
(Pinasse Blindée) Công-Binh
-
2
5
5
5
-
-
-
-
H́nh-ảnh
các chiến-đĩnh này được tŕnh-bày theo thứ-tự trong những trang dưới đây.
Phụ-Bản
5
Văn-Bằng
Hải-Quân và Liên-Quân
hụ-Bản 6
Huy-Hiệu
các Đơn-Vị Hải-Quân và Liên-Quân
Bộ
Huy-Hiệu QL Việt-Nam Cộng-Ḥa
Phù-Hiệu
QLVNCH
Quân-Huy
VNCH
Bộ TTM
Cục
Công-Binh
Cục
Mai-Dịch
Cục
Quân-Cụ
Cục
Quân-Nhu
Cục
Quân-Nhu 2
Cục
Quân-Y
Cục
Truyền-Tin
Nha
Động-Viên
Nha HCTC
Nha
Quân-Pháp
Nha
Động-Viên
Hành-Chánh Tài-Chánh
BTL/KQ
Hải-Quân
TQLC
Địa-Phương-Quân
Nhẩy-Dù
LLDB
TCCTCT
TCCH
Công-Giáo
Phật-Giáo
Tin-Lành
QTV
Xă-Hội
Tổng-Quản-Trị
Nha
Kỹ-Thuật
Vơ-Bị QG
Đà-lạt
Vơ-Khoa
Thủ-Đức
Đồng-Đế
Quân-Đoàn I
Quân-Đoàn II
Quân-Đoàn III
Quân-Đoàn IV
Biệt-Động-Quân
Công-Binh
Công-Binh Chiến-Đấu
(NKT)
Hắc-Long
Phù-Hiệu
KQ
Kepi KQ
NKT
Lôi-Hổ
MAC SOG
Pháo-Binh
Quốc-Gia
Nghiă-Tử
Quân-Cảnh
Quân-Nhạc
Bằng
RNSL
TD
93/BDQ
BKTD
Biệt-Hải
Beret
BDQ
Beret
LLDB
Người-Nhái
Sở PV
Duyên-Hải
Quân-Vận
Quân-Viện
Quân-Y
Cảnh-Sát
QG
Cảnh-Sát
Dă-Chiến
CTCT/HQ
LD81/BCD
SD 1
SD 2
SD 3
SD 5
SD 7
SD 9
SD 18
SD 21
SD 22
SD 23
SD 25
Thần-Phong
SD 2
(KQ)
Căn-Cứ
92
TQLC
TQLC
Beret
TQLC
Đại-Học
Quân-Sự (CHTM)
Trường
CSQG
ĐH CTCT
Trường
SQ/HSQ
Trường
Nữ-Quân-Nhân
Trường
Pháo-Binh
Trường
Quân-Báo
Trường
QY
Trường
Sinh-Ngữ QD
Trường
TG
Trường
TSQ
Trường
TQT
TTHL
Dống-Đa
Trường
TT
TTHL
Quang-Trung
TTHL
Vạn-Kiếp
TTHL
Hải-Quân
TTHL
Không-Quân
TTHL DD
Quân-Chủng Không-Quân
6
Sư-Đoàn Không-Quân QLVNCH
Phụ-Bản
7
Quân-phục, Cấp-bậc, Phù-Hiệu Chuyên-nghiệp HQVNCH
Bài viết
chính: Trần-Chấn-Hải,
H́nh-ảnh
phụ: graphic Vũ-Hữu-San
Quân-phục HQVNCH thay-đổi qua từng giai-đoạn. Chúng ta có thể chia những
giai-đoạn sau đây:
I -
Giai-đoạn H́nh-thành:
Quân-phục Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan, Thuỷ-Thủ của Hải-Quân Việt-Nam ảnh-hưởng của
quân-phục Hải-Quân Pháp gồm quân-phục làm việc, dạo-phố mùa hè, giao-mùa, mùa
đông, dạ-hội.
Quân-phục lúc tầu ra khơi, về bến, dạo phố thường là tiểu-lễ cho cả SQ, HSQ,
Thuỷ-Thủ, v́ Việt-Nam nằm trong vùng khí-hậu nhiệt-đới.
Quân-phục Làm Việc:
Sĩ-Quan: áo ngắn hoặc dài tay, quần dài màu tím xám, thắt lưng đen, nón trắng,
giầy đen.
Hạ-Sĩ-Quan: mặc giống như Sĩ-Quan.
Thuỷ-Thủ: mặc áo xám, cổ vuông có viền trắng, đội nón tṛn trắng, ngù đen. Khi
hải-hành thường đội mũ lưỡi trai bằng vải hoặc nỉ.
Về
quân-phục mùa Đông, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan có áo dạ dài (manteau), mỗi bên 4 nút
đồng trước 1955, sau đó đổi lại c̣n 3 nút đồng. Thuỷ-Thủ mặc áo dạ dày ngắn
khoảng đầu gối, nút đen lớn (giống như áo peacoat của HQ Mỹ). Thuỷ-Thủ mặc áo nỉ
đen có vạt sau vuông viền hai sọc trắng, thắt ca-vát đen, quần vải khaki trắng
cho quân-phục giao-mùa, quần nỉ ống rộng đen cho mùa Đông, với nón polo trắng.
Thuỷ-Thủ mặc quân-phục làm việc xám xanh và cũng đội nón màu xám hoặc trắng.
Khác với nón Thuỷ-Thủ Mỹ, nón Thuỷ-Thủ Việt-Nam có thêu phù-hiệu hai mỏ neo bắt
chéo trong viền lúa xanh nước biển
Quân-phục Tiểu-lễ:
Sĩ-Quan áo ngắn tay trắng, quần dài, hoặc quần soọc trắng, các Sĩ-Quan các khoá
1, 2, 3 đội mũ lưỡi trai, vành mũ có thêu rồng kim-tuyến vàng, giầy vải trắng,
đế nâu. Nếu mặc quần soọc th́ đi vớ cao đến đầu gối. Quần soọc thường được cài
bằng khoen đánh xi bạc.
Hạ-Sĩ-Quan mặc giống Sĩ-Quan, khác-biệt ở chỗ đi giầy đen. Thuỷ-Thủ mặc áo
trắng cổ vuông có viền xanh nước biển, đội mũ tṛn trắng, ngù bằng cao-su màu
đen, vành mũ màu đen để tên chiến-hạm đang phục-vụ, sau này đổi lại hàng chữ
Hải-Quân Việt-Nam bằng kim-tuyến vàng.
Quân-phục Đại-Lễ
Về
mùa hè, Sĩ-Quan mặc áo veston trắng có bốn túi, cổ bẻ, đeo cà-vạt đen, quần dài
trắng, giầy vải trắng, đế nâu, lon đeo vai, tùy theo nghi-thức hành-lễ có hoặc
không đeo kiếm.
Hạ-Sĩ-Quan mặc giống Sĩ-Quan, đi giầy đen.
Thuỷ-Thủ mặc áo trắng có vạt (vareille) màu xanh nước biển, viền trắng, thắt
cà-vạt đen, giầy đen, đeo lon, phù-hiệu chuyên-nghiệp bên vai trái.
Đại-Lễ
Giao Mùa:
Áo
dạ xanh Hải-Quân, cài mỗi bên 4 nút đồng, Sĩ-Quan có bệt vàng trên vai, lon đeo
ống tay áo, quần trắng, giầy trắng.
Hạ-Sĩ-Quan mặc giống Sĩ-Quan, chỉ khác là đi giầy đen.
Thuỷ-Thủ: Áo vareille dạ xanh Hải-Quân, quần trắng, giầy đen.
Đại-Lễ
Mùa Đông:
Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan mặc áo veston dạ xanh Hải-Quân, quần dạ, hoặc gabardine
đồng mầu, giầy đen.
Thuỷ-Thủ mặc áo vareille dạ xanh Hải-Quân, quần dạ đen, giầy đen.
Dạ-Hội:
Áo
veston ngắn màu trắng ngà, quần gabardine đen, lon vai, giầy đen, huy-chương
loại nhỏ, mũ trắng.
Cấp-hiệu
Hải, Lục, Không-Quân thời Đệ-Nhất Cộng-Hoà (1955-1963)542
II-
Giai-đoạn Trưởng-Thành và Bành-trướng:
Hải-Quân Việt-Nam đi vào truyền-thống Hải-Quân quốc-tế trong việc ăn-mặc cũng
như các tập tục trên biển và bờ. Tuy-nhiên Hải-Quân Việt-Nam vẫn giữ được những
sự cá-biệt cho riêng ḿnh bằng cách vẽ lại hay thay-đổi kiểu cách trên mũ, nón,
phù-hiệu và cấp-bậc.
Mũ:
Phù-hiệu trên mũ thay-đổi theo từng chế-độ chính-trị và từng thời Tư-Lệnh
Hải-Quân, từ Khoá 8 trở đi, phù-hiệu trên mũ thay-đổi. Sĩ-Quan mang phù-hiệu
trên mũ nhánh lúa kim-tuyến đan vào nhau thành hai lớp, hai mỏ neo bắt chéo nằm
giữa. Hạ-Sĩ-Quan nhánh lúa đơn một lớp. Đai mũ bằng kim-tuyến vàng cho Sĩ-Quan,
bằng nhựa đen cho Hạ-Sĩ-Quan.
Khoảng năm 1963 phù-hiệu trên mũ lưỡi trai được đúc bằng đồng, có mỏ neo nằm
chính giữa hai nhánh lúa, phù-hiệu này tồn-tại không được bao-lâu, sau đó được
thay-thế bằng phù-hiệu có mỏ neo đứng bằng kim-tuyến vàng, nằm giữa năm nhánh
lúa cũng được thêu bằng kim-tuyến vàng viền quanh cho Sĩ-Quan, mỏ neo bằng
kim-tuyến bạc ba nhánh lúa kim-tuyến vàng cho Hạ-Sĩ-Quan, phù-hiệu này được
duy-tŕ cho đến lúc hạm-đội ra khơi di-tản năm 1975.
Sĩ-Quan từ cấp Thiếu-Tá trở lên, trên mũ lưỡi trai có thêu bông lúa giao nhau
bằng kim-tuyến vàng. Sĩ-Quan cấp Đô-Đốc vành lưỡi trai có thêm viền kim-tuyến
vàng, sợi đai mũ bằng kim-tuyến to bản hơn. Những chi-tiết này cũng được dùng
trên mũ đi biển, chỉ khác là không có vành đai bằng kim-tuyến trên chiếc mũ này.
Thuỷ-Thủ đội nón trắng hoặc tím xám có phù-hiệu màu xanh trên nón trắng và màu
trắng trên nón đi biển màu xanh xám.
Cấp-bậc:
Cấp-bậc Sĩ-Quan theo tiêu-chuẩn Hải-Quân hàng-hải quốc-tế, lon màu kim-tuyến
vàng trên nền dạ xanh cho ngành chỉ-huy, đen cho ngành cơ-khí, xanh lơ cho
quân-nhạc, đỏ cho quân-y.
Quân-phục
Gần giống như trong giai-đoạn h́nh-thành
Tiểu-lễ:
Áo
ngắn tay trắng, quần dài trắng, giầy trắng, thắt lưng trắng, khoá thắt lưng mạ
vàng, cho Sĩ-Quan, mạ bạc, giầy đen cho Hạ-Sĩ-Quan và Thuỷ-Thủ, mũ trắng,
đặc-biệt quần rộng ống cho Thuỷ-Thủ. Giai-đoạn này không mặc quần soọc trắng.
Đại-lễ:
Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan mặc áo cao cổ màu trắng, nút vàng cài chính giữa, đeo
cấp-bậc trên vai áo, quần trắng, giầy trắng cho Sĩ-Quan, giầy đen cho Hạ-Sĩ-Quan
và Thuỷ-Thủ. Áo trắng có vạt phía sau, viền hai viền xanh, ca-vát đen, quần ống
rộng, giầy đen.
Áo
Đại-Lễ Hải-Quân (Ảnh HQ Trung-Tá Trần-Văn-Lâm).
Quân-phục làm việc:
Quần-áo tím xám cho Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan, thắt lưng đen, giầy đen, nón
lưỡi-trai màu đen. Trong giai-đoạn 1965-1967, Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan mặc
quân-phục làm việc bằng kaki vàng. Thắt lưng cùng màu, mũ cát-két, mũ ca-lô cũng
bằng kaki vàng. Thuỷ-Thủ mặc áo dài hay ngắn tay màu xanh nhạt, quần vải jean
xanh đậm, ống quần rộng, nón trắng, giầy đen.
Sau này nón trắng của Thuỷ-Thủ có thêu thêm huy-hiệu nhánh lúa tṛn, ở giữa có
hai mỏ neo bắt-chéo màu xanh Hải-Quân.
Nữ-Quân-Nhân Hải-Quân:
Áo
sơ-mi và váy ngắn màu xanh da trời, nón ca-lô cùng mầu, lon đeo vai.
Hải-Thuyền:
Quần-áo bà-ba đen, mũ nồi đen. Sau ngày cải-tuyển chính-quy, Hải-thuyền mặc
giống như Hải-Quân.
Người-Nhái: Quân-phục Hải-Quân, mũ nồi đen và huy-hiệu Người-Nhái trong
quân-phục làm việc, áo lặn b́nh hơi khi đi công-tác.
Hải-Tuần: Quân-phục Hải-Quân. Sử-dụng quân-phục tác-chiến Bộ Binh khi đi
hành-quân, trên mũ đi biển có thêu phù-hiệu mỏ neo và nhánh lúa màu đỏ
Biệt-Hải: Mũ nồi đen, khi đi hành-quân giả-trang thành địch quân trong những
công-tác đặc-biệt.
Quân-phục tác-chiến tại các Giang-Đoàn:
Trang bị quân-phục làm việc Hải-Quân hoặc mặc quân-phục tác-chiến như bộ-binh,
quần-áo treillis đội nón vải rộng vành, hoặc nón sắt, áo giáp, Thuỷ-Thủ thường
hay đi dép trên giang-đĩnh.
Một vài
Nhận-xét về Quân-phục HQVN
Một số lớn thanh-niên t́nh-nguyện gia-nhập Hải-Quân, một phần v́ muốn thoả mộng
hải hồ, mà một phần cũng do bộ quân-phục trắng thất đẹp của quân-chủng.
Quân-phục đẹp và toát ra hùng-khí phải biết mặc đúng cách và đồng-nhất. Trong
các Quân-đội trên thế-giới th́ Quân-đội Hoa-Kỳ có quân-phục vào hạng đẹp nhất;
thứ nhất là giản-dị, thứ hai là may-cắt khéo và đồng-nhất. HQVN trang-bị
quân-phục cho SQ, HSQ và đoàn-viên có nét tương-tự như Hải-Quân Hoa-Kỳ cũng v́
lẽ đó.
Đa
số quân-nhân HQVN đều nhận ra cái đẹp và hănh-diện khi mang quân-phục Hải-Quân.
Đặc-biệt trên các chiến-hạm lớn, Thuỷ-Thủ-Đoàn coi trọng quân-phong quân-kỷ,
ăn-mặc đúng cách. Nhất là trên các chiến-hạm mới chuyển giao hay khi viễn-du,
nhân dịp trời trở lạnh, Sĩ-Quan và Nhân-viên trực hạm-kiều mặc quân-phục
giao-mùa làm mọi người, đặc-biệt phụ-nữ và cả đồng-đội, trầm-trồ khen-ngợi.
3- Các
Chuyên-nghiệp Của Hải-Quân
Như
liệt-kê trong một đoạn ở trên, Chuyên-nghiệp của Đoàn-Viên HQVN gồm 15
ngành-nghề: 1- Kế-Toán, 2- Tiếp-Vụ, 3- Trọng-Pháo, 4- Vô-Tuyến, 5- Giám-Lộ, 6-
Vận-Chuyển, 7- Điện-Khí, 8- Điện-Tử, 9- Thám-Xuất, 10- Quản-Kho, 11- Y Tá, 12-
Bí-Thư, 13- Cơ-Khí, 14- Pḥng-Tai, 15- Điện-pháo.
Phù-hiệu chuyên-nghiệp Hải-Quân được đeo bên vai áo trái và nằm phía trên
cấp-bậc. Các đoàn-viên Hải-Quân khi lên đến cấp Sĩ-Quan th́ không c̣n đeo
phù-hiệu chuyên-nghiệp nữa. Nhờ có văn-hoá tương-đối cao và được huấn-luyện
chu-đáo về chuyên-nghiệp đồng-thời thực-tập tay nghề nhuần-nhuyễn trên các
chiến-hạm, chiến-đĩnh, các anh em đoàn-viên Hải-Quân khi giải-ngũ có tay nghề
vững-chăi, họ dễ kiếm được việc làm hợp với khả-năng. Nhất là các anh em có
chuyên-nghiệp cơ điện-khí, điện-tử, y-tá rất thành-công trên đất Mỹ.
Trần-Chấn-Hải
Người viết chân-thành cảm-ơn các Ông Nguyễn-Văn-May, Phan-Lạc-Tiếp, Lê-Văn-Ngàn,
Phạm-Trăi, Nguyễn-Đ́nh-Nghị, Lê-Phát-Ân, Trương-Văn-Quang, Cố Hoạ-Sĩ Nguyễn-Thi
và một số bạn-bè HQVN đă giúp-đỡ để hoàn-tất bản tài-liệu này.
Cấp-hiệu
SQ Hải-Quân trên tay áo thời Đệ-Nhị Cộng-Hoà.
Thuỷ-thủ
HQVN trong Quân-phục làm việc (hai h́nh trái), quân-phục mùa đông và quân-phục
đại-lễ.
Quân-phục Nữ-Quân-Nhân HQVN.
Hạ-Sĩ-Quan với quân-phục Giao-mùa (trái), quân-phục Đại-Lễ và quân-phục Mùa
Đông.
Quân-phục Hạ-Sĩ-Quan: tiểu-lễ, quân-phục làm việc trên bờ và dưới chiến-hạm,
chiến-đĩnh.
Sĩ-Quan
với Quân-phục giao-mùa (trái), quân-phục Đại-Lễ và quân-phục Mùa Đông. Sinh-Viên
Sĩ-Quan (phải) trong Quân-phục Đại-Lễ (có mang kiếm).
Các loại
mũ Sĩ-Quan và Hạ-Sĩ-Quan của Hải-Quân Việt-Nam.
Quân-phục đặc-biệt của SVSQ/HQVN khi thụ-huấn tại Hoa-Kỳ.
Quân-phục Thuỷ-Thủ (trái qua) trong Toán Danh-Dự Liên-Quân TTM (chào tay), trong
Toán Danh-Dự của Quân-Chủng HQVN (có ghệt và không ghệt) trong các thế chào
súng.
Quân-phục Thuỷ-Thủ và cách chào tay.
Vào Ngày Hải-Quân, cũng là huư-nhật Đức Thánh-tổ Trần-Hưng-Đạo, Chiến-hạm kéo
Đại-kỳ rực-rỡ, có Thánh-kỳ ngũ-sắc nơi cột cờ mũi, phất-phới bay. Những cuộc
diễn-hành trên sông Sài-G̣n gây nhiều ấn-tượng đẹp-đẽ và hùng-tráng, khó quên
nơi ḷng người dân Thủ-Đô nước Việt.
Trong
những dịp lễ hay kỷ-niệm quan-trọng, các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên HQVN
mặc quân-phục Đại-lễ, đứng nghiêm-chỉnh chào-kính. Chiến-đĩnh và Chiến-hạm sơn
phết tươi sáng.
Một
“mốt” quân-phục thời mới thành-lập “cởi trần giống Tây” mà sau này Hải-Quy không
chính-thức cho phép.
H́nh-ảnh
xem thêm về
Quân-phục, Cấp-bậc và Phù-Hiệu Hải-Quân Pháp & Việt-Nam
a-
Quân-phục Đoàn-Viên & HSQ của HQ Pháp đă thay-đổi nhiều trong quá-khứ. Đây là
một số mẫu quân-phục sau Thế-chiến II. Cấp Thượng-Sĩ được mang kiếm.
Quân-phục Hải-Quân Pháp, trong một giai-đoạn nào đó không có cấp Quartier
Maitrancier.
Thuỷ-Thủ
Pháp phục-vụ bờ mang hàng chữ “Marine Nationale” trên mũ. Thuỷ-Thủ phục-vụ
chiến-hạm mang tên chiến-hạm.
b- Mũ
nón và Lon-lá Thuỷ-thủ Chuyên-nghiệp HQVN
Đầu
thập-niên 1950, Thuỷ-thủ chuyên-nghiệp (trái) mang một vạch đỏ trên vai khi làm
việc (giống HQ Pháp thời đó) với ngù đen trên mũ. H́nh phải là ngù đỏ trên mũ và
vạch đỏ trên tay áo của các Thủ-thủ chuyên-nghiệp HQ Pháp.
* *
*
Sau dây
là một số h́nh-ảnh t́m thấy trong những mẫu vẽ của Pḥng 5 Bộ Tổng-Tham-Mưu. Một
số quân-phục dành cho Hải-Quân VNCH ít thấy hay chưa bao giờ được mang ra
sử-dụng cũng như thực-hiện việc may cắt.
Trong
giai-đoạn Quân-đội nắm quyền điều-hành guồng máy quốc-gia, nhiều nhân-vật trong
chính-phủ mặc quân-phục. H́nh-ảnh Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Thiệu trong quân-phục
đại-lễ,huy-chương tḥng mang cây gậy chỉ-huy; thời-gian Ông làm Chủ-Tịch
Hội-Đồng Quân-nhân Lănh-dạo Quốc-Gia.
Sau đây
là một số h́nh-ảnh về quân-phục của TQLC/VNCH
Quân-phục của TQLC/VNCH qua ca’c thời-kỳ
Phụ-Bản
8
Huân-Chương và Huy-Chương QLVNCH & Hải-Quân
Bảo-quốc
Huân-Chương
Bảo-quốc Huân-chương là huy-chương cao-quư nhất của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà,
dành tưởng-thưởng cho các quân-nhân trong tất cả binh-chủng hay thường-dân đă có
chiến-tích xuất sắc trong công-cuộc giữ-ǵn bờ-cơi, và là vinh-dự cao-quư nhất
của Việt-Nam Cộng-Hoà.
Bảo-quốc Huân-chương được thành-lập năm 1950, phải được đeo cao hơn
trên tất cả các huân, huy-chương khác, và có năm hạng:
•
Đệ-Nhất-Đẳng là huân-chương quư nhất trong các hạng Bảo-quốc Huân-chương và rất
hiếm người có; được đeo bằng dây choàng trên vai phải và một ngôi sao Bảo-quốc
trên ngực trái
•
Đệ-Nhị-Đẳng, được đeo bằng ruy-băng màu đỏ viền vàng với một nơ Bảo-quốc h́nh
tṛn trên ngực trái và một ngôi sao Bảo-quốc trên ngực phải
•
Đệ-Tam-Đẳng, được đeo bằng dây choàng dài trên cổ
•
Đệ-Tứ-Đẳng, được đeo bằng ruy-băng (ribbon) và một nơ Bảo-quốc h́nh tṛn trên
ngực trái
•
Đệ-Ngũ-Đẳng, được đeo bằng ruy-băng trên ngực trái.
Bảo-Quốc
Huân-Chương
Đệ-Ngũ-Đẳng
Bảo-Quốc
Huân-Chương
Đệ-Nhất-Đẳng
Bảo-Quốc
Huân-Chương
Đệ-Tam-Đẳng
Huy
Chương tḥng QLVNCH
Phụ-Bản
9
Bối-cảnh
Khai-sinh Quân-Đội VN &
Những
Cảm-nghĩ về các Tổ-chức Quân-đội Việt-Nam ở giữa Thế-kỷ 20
(Trích
từ "Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4"
Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.)
Về việc
Phát-sinh một Tổ-chức Quân-Lực
Dầu ở trong hoàn-cảnh nào, việc phát sinh ra một tổ-chức quân-lực cũng là một
dấu-tích lịch-sử, và việc ghi chép thành sử-liệu là một điều cần-thiết, để ôn
lại những ǵ đă xảy ra. Trên mảnh đất Việt-Nam đầy cam-go và than-yêu này,
công-việc ghi chép lại sự h́nh-thành tổ-chức của Quân-đội Quốc-gia tất-nhiên,
cũng là một nỗ-lực hết sức hữu-ích. Xét một cách sâu-xa, một quân-đội không thể
tự nó phát-sinh và tự-tồn. bởi v́, quân-đội chỉ là một thứ vũ-khí của chính-trị
và là thành-tŕ bảo-vệ cho chính-trị.
Những
Căn-nguyên Phát-xuất Quân-Đội Quốc-Gia
...Thế mới biết, một quốc-gia khi có biến từ bên ngoài đưa vào, mà nội-bộ của
quốc-gia này không được nhất-trí, lại c̣n chia-rẽ bằng nhiều xu-hướng chính-trị,
bằng những thù-hiềm riêng-tư, bằng những quyền-lợi khác-biệt, th́ đại-hoạ phải
xảy đến. Đây là một kinh-nghiệm lịch-sử chứng-minh câu nói "đoàn-kết là sống",
chia-rẽ là chết", một chân-lư đơn-giản nhưng vẫn là ánh-sáng soi-chiếu cho
muôn-đời.
Sự
phát-xuất của Quân-đội Quốc-gia có nhiều căn-nguyên do hoàn-cảnh tạo ra,
thành-h́nh sau quân-đội Việt-Minh, đáp-ứng cho những đ̣i-hỏi của thời-cuộc.
Quân-đội Việt-Minh ra đời từ năm 1945, tuy-nhiên chỉ là một lực-lượng vũ-trang
thiếu-thốn mọi thứ, nên không đủ mạnh để ngăn-chặn kịp-thời đoàn quân xâm-lăng
tân-tiến của Pháp.
V́
vậy, Pháp đă trở lại Việt-Nam một cách dễ-dàng.
a.
Căn-nguyên thứ nhất - Pháp lợi-dụng những thành-phần cộng-tác-viên cũ.
Pháp đă lợi-dụng ngay những thành-phần cộng-sự cũ như quan-lại,
công-chức, hương-chức, kỳ-hào v.v... để thiết-lập nhanh-chóng một chánh-quyền
thân Pháp. Đây là những thành-phần dễ-dàng theo Pháp v́ Việt-Minh nghi-kỵ không
dùng. Ngay khi cướp chính-quyền, Việt-Minh đă dùng hầu-hết một lớp cán-bộ đảng
để nắm các guồng-máy chính-quyền, khiến cho thành-phần trên sợ-sệt và bất-măn,
nên đă tạo nên những lực-lượng đầu-tiên chống lại Việt-Minh. Pháp muốn tạo nên
một thế-lực chính-trị thân Pháp dưới h́nh-thức phân-rẽ để mà dễ xử-trị.
Chẳng-hạn như Pháp muốn biến xứ Nam-Kỳ thành một quốc-gia
riêng-biệt, biến miền Cao-Nguyên thành xứ Tây-Kỳ, miền Móng-Cáy thành xứ Nùng và
miền Lai-Châu thành xứ Thái v.v... Tại những vùng đất này, để tăng thêm màu-sắc
chính-trị địa-phương với nhiều hứa-hẹn về quyền-lợi, Pháp đă đặt ra những
biểu-tượng riêng-biệt nhằm tách-rời các miền lănh-thổ của Việt-Nam, trong đó có
việc tách-rời các dân-tộc thiểu-số ra khỏi đại gia-đ́nh dân Việt. Như đă đặt
hiệu-kỳ riêng cho xứ Nam-Kỳ, xứ Thái và xứ Nùng. Hiệu-kỳ riêng của xứ Nam-Kỳ
xuất-hiện không được bao lâu nhưng các hiệu-kỳ của xứ Thái và xứ Nùng đă
xuất-hiện rất lâu. Người ta c̣n nhớ biểu-tượng cho xứ Thái là một lá cờ tam-tài
với màu xanh trắng, rồi xanh và một ngôi sao sáu cánh ở trên nền trắng tiêu-biểu
cho sáu bộ-lạc. Và người ta cũng không quên lá cờ tiêu-biểu cho miền Móng-Cáy
cũng là một lá cờ tam-tài gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, ở giữa màu trắng vẽ một
cái thuyền buồm Trà-Cổ để nhớ lại lúc từ đồn Cô-Tô thuộc đảo Cát-Bà, người
địa-phương theo quân Pháp về chiếm xứ này.
b.
Căn-nguyên thứ hai - Việt-Minh xô-đẩy đảng-phái quốc-gia về phía Pháp.
Không những thế, một vũ-lực khác chống lại Việt-Minh cùng lúc đă
được phát-sinh: đây là những lực-lượng thuộc các đảng-phái quốc-gia. Ban đầu các
lực-lượng này đă kết-hợp với chính-phủ Việt-Minh để thành-lập một chính-phủ
liên-hiệp, nhưng Việt-Minh bởi bản-chất chỉ là một đảng Cộng-Sản trá-h́nh, nên
đă không có ḷng thành-thực để tạo thế đại-đoàn-kết dân-tộc trong việc chống
giặc. Việt-Minh chỉ tạo-dựng một sự kết-hợp giả-tạo, theo giai-đoạn, không những
vậy c̣n t́m cách tiêu-diệt các đảng-phái đối-lập bằng đổ máu nắm quyền lănh-đạo
độc-tôn, đảng-trị.
Bởi vậy, giữa các đảng-phái quốc-gia và mặt-trận Việt-Minh đă có những sự
chia-rẽ trầm-trọng, biến thành cừu-địch.
Từ
những chia-rẽ này, với những giải-pháp đẫm-máu của Việt-Minh, những người
quốc-gia phải t́m cách nương-tựa vào những vùng đất kiểm-soát của Pháp hay
bôn-ba ra hải-ngoại ẩn-náu, để tránh khỏi bị tiêu-diệt và t́m cơ-hội cứu-quốc
khác.
Sau này, khi giải-pháp Bảo-Đại ra đời, những người quốc-gia đă kết-hợp nhau lại
thành một mặt-trận chống Cộng rất mạnh. Đây là một vũ-lực chính-trị chính-thức
đă kết-tạo nên Quân-đội Quốc-gia.
c.
Căn-nguyên thứ ba - Việt-Minh đẩy các lực-lượng tôn-giáo đứng về hàng-ngũ chống
Cộng.
Một lực-lượng khác nữa chống Việt-Minh không kém phần quan-trọng, đó là các
lực-lượng tôn-giáo cho rằng mặt trận Việt-Minh không phải là một tập-đoàn
cứu-quốc, mà chỉ là một tập-đoàn cộng-sản có tôn-chỉ trái ngược với tôn-giáo,
nhất là với những người công-giáo ít ai theo Việt-Minh, họ đă ra mặt chống-đối
bằng cách khuyến-khích thanh-niên công-giáo gia-nhập các lực-lượng vũ-trang
chống Cộng. Các giáo-phái như Cao-Đài, Hoà-Hảo ở Nam-Việt cũng rời khỏi mặt trận
Việt-Minh, v́ Việt-Minh được coi như một tổ-chức vô-thần, không thể chung sống
và sát cánh với những người có tư-tưởng hữu-thần được.
Tất cả những lực-lượng tôn-giáo này đă bắt nguồn từ chính giữa ḷng dân-chúng và
đă chống Cộng rất mạnh. Đây là một lực-lượng tinh-thần đáng kể, là một tiềm-lực
mạnh-mẽ trong việc cấu-tạo nên sức mạnh cho Quân-đội Quốc-gia.
d.
Căn-nguyên thứ tư - Việt-Minh xô-đẩy những kẻ thù của chế-độ vào hàng-ngũ
quốc-gia.
Chế-độ Việt-Minh áp-dụng bạo-lực để duy-tŕ guồng máy lănh-đạo. Tất cả những
thành-phần như địa-chủ, tiểu-tư-sản và trí-thức không hợp-tác, đều được coi như
là những thành-phần chống-đối hay là phản-động, bị theo-dơi, cô-lập, giam-cầm
hay thủ-tiêu.
Bởi vậy những thanh-niên thuộc các thành-phần này dù có cảm-t́nh với
kháng-chiến, trước sau cũng phải rời-bỏ hàng-ngũ Việt-Minh.
Chính-sách bạo-lực của Việt-Minh đă gây cảnh chém-giết trong các chiến-dịch
diệt-tề và diệt-phản-động. Sự-kiện ấy đă khiến cho các thân-nhân, con cháu của
các nạn-nhân do Việt-Minh giết và thủ-tiêu căm-phẫn đến tột-độ.
Tất cả những người này trở-thành kẻ thù của chế-độ vô-sản bạo-lực, trong đó kể
cả những người không thích Việt-Minh, những người đánh-thuê v́ mưu-sinh. Tất cả
hợp thành một vũ-lực để cộng-tác vào sự thành-h́nh và sức mạnh của Quân-đội
Quốc-gia.
Cơ-hội kết-hợp các vũ-lực chống cộng thành một tổ-chức quân-sự duy-nhất.
Tất cả những vũ-lực trên, từ những căn-nguyên phát-xuất đă được tŕnh-bày, chỉ
chờ đợi cơ-hội khả-hữu kết-hợp lại thành một tổ-chức quân-sự duy-nhất, biến
thành một sức mạnh tự-tồn nếu không muốn bị Cộng-Sản tiêu-diệt, hơn thế nữa, để
có thể chống Cộng một cách tích-cực và hữu-hiệu.
Tổ-chức quân-sự duy-nhất này được mệnh-danh là Quân-Đội Quốc-gia, là một vũ-lực
chống lại quân-đội của Việt-Minh được coi là tay-sai của Cộng-Sản quốc-tế.
Bảo-Đại thoái-vị vào mùa thu năm 1945 để sau đó làm Cố-vấn cho chính-phủ
Việt-Minh. Ông đă thoát sang Tàu để rồi về cộng-tác với Pháp chống lại
Việt-Minh. Bảo-Đại cho rằng: "Việt-Minh là một chế-độ cộng-sản quốc-tế không
phù-hợp với truyền-thống cổ-truyền của dân-tộc Việt-Nam".
Viễn-ảnh của một cuộc chiến-tranh lâu-dài được đánh dấu từ năm 1950, khi
chính-quyền quốc-gia tổng-động-viên nhân-lực bành-trướng chiến-tranh và
khuếch-trương quân-đội. Việc khuếch-trương Quân-đội Quốc-gia, ngoài sự yểm-trợ
của Pháp c̣n được sự hỗ-trợ bằng viện-trợ quân-sự của Mỹ. Bởi vậy, ta không thể
coi đây là một biến-cố tầm-thường, mà Chính-thực rất là quan-trọng. Quả vậy,
việc khuếch-trương quân-đội qua ngả tổng-động-viên đă làm cho tính-chất
bán-thuộc của quân-đội này tan-biến và đă thể-hiện lên tinh-thần của một
quân-đội kết-hợp bởi mọi thành-phần trong xă-hội quốc-gia chống Cộng.
Sự
Thành-h́nh của Quân-đội Quốc-gia.
Quân-đội Quốc-gia đă phát-nguồn từ những căn-nguyên hết sức phức-tạp như ở trên,
kể từ khi Pháp trở lại tái-chiếm Đông-Dương. Với những căn-nguyên như thế,
tổ-chức Quân-đội Quốc-gia đă được thành-h́nh dần, qua một tiến-tŕnh nhiều
giai-đoạn.
Tháng 3 năm 1947, tại Ba-Lê, Ramadier tuyên-bố sẵn-sàng cho các dân-tộc
Đông-Dương được hưởng độc-lập, có "quân-đội" và ngoại-giao trong khuôn-khổ
Liên-bang Đông-Dương. Qua sự tuyên-bố này, Thủ-Tướng Pháp Ramadier tỏ ra ư-muốn
nối-tiếp lại cuộc thương-thuyết với Việt-Minh.
Đây là lần đầu-tiên, Pháp ư-niệm h́nh-thành một quân-đội thuộc người Việt-Nam
xuyên qua một giải-pháp chính-trị.
Hiệp-định Hạ-Long kư ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và Cựu-Hoàng trên tàu Duguay
Trouin, trong đó, Pháp công-nhận Việt-Nam là nước độc-lập và để nước này
thực-hiện lấy sự thống-nhất của ḿnh một cách tự-do, và ngược lại, Việt-Nam
tuyên-bố gia-nhập Liên-Hiệp-Pháp. Xuyên qua hiệp-định này, một chính-phủ
trung-ương lâm-thời Việt-Nam thành-lập; các nhà lănh-đạo Việt - Pháp sẽ cùng
nhau hợp-tác thành-lập các tổ-chức thuộc mọi lănh-vực cho chính-phủ trung-ương,
trong đó có việc "tổ-chức quân-đội". Như vậy, với hiệp-định này, việc tổ-chức
Quân-đội Quốc-gia được chính-thức đề-cập.
Biến-chuyển Quốc-tế
Vào cuối năm 1949, một biến-chuyển quốc-tế ảnh-hưởng đến Việt-Nam. Quân cộng-sản
của Mao-Trạch-Đông thắng-thế quân-đội Trung-Hoa quốc-gia và tiến sát biên-giới
Việt - Hoa. Sự thắng-thế này đă giúp cho Việt-Minh về nhiều phương-diện. Mặt
trận Việt-Minh là một đảng Cộng-Sản kháng Pháp núp dưới danh- nghĩa quốc-gia,
trước sự thắng-thế của Cộng-Sản Trung-Hoa, đă rơ-rệt ngả theo phe Cộng để được
giúp-đỡ tích-cực. Ngày 16-1-1950, chính-phủ Việt-Minh được Trung-Cộng công-nhận,
sau đó ngày 30-1-1950 v́ không muốn mất ảnh-hưởng chính-trị đối với nước đàn em,
Nga cũng công-nhận theo. Các sự-kiện này đă làm Việt-Minh mất hẳn vai-tṛ
kháng-chiến dân-tộc, lại mất dịp t́m hoà-b́nh bằng cách điều-đ́nh với Pháp và
chính-phủ Bảo-Đại, và đă khiến cho thế-giới tự-do công-nhận mau-lẹ chính-phủ của
Cựu-Hoàng, dẫu rằng lúc đó chưa có thực-quyền.
Do
đó, Việt-Nam đă biến thành một khu-vực tranh-chấp giữa ảnh-hưởng của hai khối
Cộng-Sản và Tự-Do, không thể nào cứu văn được.
Trước đà tiến-triển của t́nh-h́nh, người Mỹ gián tiếp can-thiệp vào việc
Đông-Dương người Pháp kiệt-quệ, đă phải chấp nhận với công-cuộc Việt-hoá
chiến-tranh. Từ đó, vai-tṛ của Quân-đội Quốc-gia đă được đặc-biệt chú-ư, và
được đặc-biệt gia-tăng phát-triển, để đối-đầu với làn sóng đỏ đang lan-tràn
xuống khắp miền bán-đảo Đông-Dương.
Trích từ
bản Soạn-thảo của TTM/QLVNCH/ Pḥng 5, 1972.
Huy-Hiệu
trên mũ của Sĩ-Quan Lục-Quân Quân-Đội QGVN
Tuần-Dương-Hạm Duguay Trouin của HQ Pháp
---
Phụ-Chú:
(1)
Tư-Tưởng của Quốc-Trưởng Bảo-Đại.
Tác-giả Pháp Philippe Devillers trong cuốn sách "Histoire du
Việt-Nam 1940-1952" đă viết "xung-quanh ông chỉ là một bọn nịnh-thần, bọn
tham-danh và tiền-bạc...". Theo hồi-kư của Trung-Tướng Trần-Văn-Đôn trong tập
“Việt-Nam qua 20 năm biến-cố" ông Đôn đă nhiều lần được gặp Quốc-trưởng Bảo-Đại
vào hồi đó và trong một lần yết-kiến của ông, Cựu-hoàng đă thổ-lộ:
"Các anh c̣n trẻ và có vẻ hăng lắm! nhưng nếu các anh đứng vào địa-vị của tôi
th́ các anh cũng sẽ thấy khó xử vô-cùng. Thực ra tôi đă nghiên-cứu rất kỹ
phiếu-tŕnh của ông Xuân về dự-án kế-hoạch tổ-chức quân-đội mà anh đă tŕnh tôi
năm ngoái (1949) tại Dalat. Tôi đă chấp-thuận trên nguyên-tắc và đă thảo-luận
với chính-phủ Pháp. Riêng tôi, tôi vẫn mong-muốn thành-lập được một quân-đội cho
quốc-gia, nhưng nhiều người đă nói với tôi rằng: trong lúc này chưa nên
bành-trướng quân-đội đó, v́ nó sẽ rất nguy hại cho quốc-gia khi chúng ta chưa
đem lại một lư-tưởng chiến-đấu cho những đơn-vị đó và trong trường-hợp đó,
binh-sĩ sẽ đào-ngũ tập-thể sang hàng-ngũ đối-phương.543 Chúng ta chưa gây được
niềm tin-tưởng trong quần-chúng th́ làm sao chúng ta có thể gây được niềm
phấn-khởi và đem lại tinh-thần chiến-đấu cho binh-sĩ được? Chúng ta chưa có
đầy-đủ cấp chỉ-huy. Nếu nói là quân-đội của ta, mà cấp chỉ-huy lại toàn là người
Pháp, mà lại do các bộ Tư-Lệnh Pháp sử-dụng544 th́ tất-nhiên ta đă mặc-nhiên
công-nhận cái tính-chất đánh thuê của quân-đội ta, và như vậy, th́ làm sao
quân-đội có được lư-tưởng và có hậu-thuẫn quần-chúng".
(2)
Cấp-số Quân-đội Quốc-Gia:
Cấp số lư-thuyết Sĩ-Quan tính tới 31-7-1953: - Cấp Tướng: 05 - Cấp Đại tá: 12 -
Cấp Trung tá: 31- Cấp Thiếu tá: 247 - Cấp Đại-Úy: 1.178
Trên thực-tế tính đến ngày trên Quân-đội Quốc-gia chỉ có:
- 3 cấp
Tướng: Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Hinh
Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Vỹ
Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Vận
- 10 cấp
Đại tá: Lê-Văn-Tỵ, Nguyễn-Ngọc-Lễ, Trần-Văn-Đôn, Trần-Văn-Minh, Lê-Văn-Kim,
Hoàng-Văn-Thu, Hoàng-Văn-Tỷ, Dương-Quư-Phan, Nguyễn-Tuyên và Phạm-Văn-Cảm.
- 12
Trung tá: Phạm-Văn-Đỗng, Nguyễn-Khánh, Dương-Văn-Minh, Dương-Văn-Đức,
Trương-Văn-Xương, Nguyễn-Văn-Hai, Lâm-Ngọc-Huấn, Nguyễn-Quang-Hoành,
Trần-Đ́nh-Lan, Linh-Quang-Viên, Hà-Trọng-Tín, Nguyễn-Văn-Quan.
SQ/HQVN thâm-niên nhất: HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ.
Thiếu-tướng Nguyễn-Văn-Hinh, Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (1951-1955).
Thiếu-tướng Nguyễn-Văn-Hinh hướng-dẫn Quốc-Trưởng Bảo-Đại duyệt quân.
Trung-Tướng Nguyễn-Văn-Hinh, Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Vận 4 Đại-Tá và các Sĩ-Quan
QĐQG thuộc Đệ-Tam Quân-Khu (Bắc-Việt) trong buổi lễ tuyên-thệ tại Hà-Nội trước
Quốc-Trưởng năm 1953.
Phụ-Bản
10
Vấn-đề
Hải-Sử
Hải-Quân
VNCH C̣n Mất Thế Nào?
(Bài nói
chuyện của Tác-giả về Dự-Án Hải-Sử)
Kính
thưa Quư-vị Tôn-Trưởng,
Kính
thưa Đô-Đốc Cựu TL/HQVN,
Kính
thưa Ông Tổng-Hội-Trưởng,
Ông
Trưởng-Ban và các Bạn trong Ban Tổ-chức,
Kính
thưa Quư Bà, Quư Ông, Quư Bạn;
Trước hết, chúng tôi xin chào-mừng tất cả quư-vị. Nhờ dịp tái-ngộ hi-hữu này,
chúng tôi may-mắn thấy lại những vị trưởng-thượng, các cấp chỉ-huy và những
bạn-bè đồng-đội thân-yêu ngày cũ, mà trong đó có nhiều người đă sau hàng 2, 3
chục năm xa-cách, nay mới có duyên gặp-gỡ.
Đây là sự vinh-hạnh lớn-lao cho chúng tôi, được có dịp hầu-chuyện cùng quư-vị về
một câu hỏi đă gây nhiều thắc-mắc cho chính cá-nhân chúng tôi hai mươi năm qua
và có thể cũng là một trong nhiều điểm suy-nghĩ của quư-vị: sau di-tản, Hải-Quân
VNCH c̣n mất thế nào?
Đề-tài "Hải-Quân VNCH chúng ta - tuy mất mà vẫn như c̣n" có đáng được gọi là một
sự xác-định khách-quan hay không? Chúng tôi xin tŕnh-bày quan-điểm riêng-tư của
chúng tôi, nếu có đôi điều quá xa-vời, xin quư-vị lượng-thứ cho.
* * *
Một phần quê-hương Miền-Bắc đă lọt vào tay bọn vô-thần năm 1954. Hai mươi mốt
năm sau, ngày 30-4-1975 người quốc-gia mất tất-cả phần đất-nước c̣n lại cho
Cộng-sản. V́ mất nước là mất tất-cả nên không có sự mất-mát nào lớn-lao hơn,
đáng kể hơn nỗi đau vong-quốc.
Sau những tan-tác v́ di-tản, một vị niên-trưởng khả-kính của Hải-Quân từng than
rằng: "Nước đă mất, nhà đă tan, suốt tuổi thanh-xuân, hiến-dâng cho Tổ-Quốc và
Lư-tưởng. Chúng ta nay đă già, khởi-sự cuộc đời lam-lũ cu-ly nơi đất khách.
Trong khi đó, những tên tham-nhũng sau bao năm sống trên xương-máu, nước-mắt,
mồ-hôi đồng-bào vẫn tiếp-tục sống đời phè-phỡn. Thật là buồn!"
Thoáng nh́n qua như vậy, HQ chúng ta đă mất... HQVN chúng ta không c̣n ǵ cả.
HQVNCH chúng ta chẳng sót lại ǵ trong Bạn, trong Thù và ngay cả bản-thân chúng
ta nữa sao?
-
Người bạn Đồng-minh rời-bỏ ta lại cho niềm cay-đắng của sự thất-trận.
Sau khi bại, thay v́ an-ủi lẫn nhau, các bạn Hoa-Kỳ quay ra trách-cứ. Nếu đọc
các ấn-bản của HQ Học-Hiệu Annapolis, các người viết hải-sử của họ cho rằng HQ
chúng ta v́ ưa chính-trị nên đă làm giảm khả-năng tác-chiến; v́ kém khả-năng
chuyên-nghiệp, say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, lười-biếng không làm việc
nên không hoàn-thành nhiệm-vụ.
-
Kẻ Thù Cộng-Sản chỉ nhờ sự hỗ-trợ của thế-giới Cộng-Sản thời đó mà
đánh-bại ta. Trong nỗi tham-lam thèm-khát tột-cùng của kẻ chiến-thắng, chúng
chiếm-đoạt tất-cả. Khi chúng được th́ chúng làm vua, c̣n chúng ta thua chúng ta
là giặc, giặc đă thua phải mất tất cả. Và nay để tặng phát đạn kết-liễu cho
số-phận chúng ta, bọn chúng (bạn cũ và thù xưa) đă nham-nhở nói chuyện lại với
nhau, bắt tay nhau đằm-thắm, khởi-sự cuộc sống chung như tên ma-cô cùng con
đĩ-điếm.
-
Chúng ta đă đại-bại, đầu ta cúi gầm, bị tước-bỏ hết nhân-quyền và mọi
sở-hữu, kẻ tủi-nhục lê bước lạc-loài nơi đất khách, người đau-thương xiềng-xích
tù-tội nơi quê-hương.
Thế nhưng, trong khoảng thời-gian hai chục năm phục-vụ ấy, chúng ta có một thuở
để sống, để làm việc hăng-say, để được đời tôi-luyện mà suy-nghĩ chín-chắn. Đến
nay, qua thời-gian lưu-lạc, trong màu-nhiệm của tỉnh-thức, chúng tôi ngộ ra
rằng: thật ra HQVNCH không mất.
Trong cuộc chiến có hai phe, người thắng được dịp nói nhiều, nói lớn lối; nhưng
chân sự-thực không do người thắng nói ra. Lời phe thắng trận chẳng phải là
chân-lư.
Suốt hơn 20 năm, HQVNCH từ lúc sơ-sanh đă trưởng-thành, đă hoàn-thành trách-vụ
Tổ-Quốc-giao-phó. Là quân-chủng thầm-lặng, đôi khi bị ch́m-lấp ngay trong
Quân-lực. Thế nhưng về chỉ-huy, tham-mưu hay quản-trị… chưa hề có một văn-thư
nào của giới-chức thẩm-quyền VNCH cao-cấp nào than-phiền về sự tồi-tệ của các
quân-nhân Hải-Quân. Công-b́nh mà nói trong tập-thể Miền-Nam, Hải-Quân luôn-luôn
là những thành-phần ưu-tú đoàn-kết và trong-sạch.
Cọp chết để da, người chết để tiếng. HQVNCH không những chẳng mất, chẳng
mờ-nhạt, mà c̣n tiếp-tục hiện-hữu với thời-gian.
Sự
hy-sinh đóng-góp của toàn-dân và người lính, trong đó có thuỷ-thủ chúng ta không
phải vô-ích. Nhờ những quân, dân, cán, chính nói chung, nhờ Hải-Quân chúng ta
nói riêng, VNCH đă được hưởng một thời-gian mấy chục năm trong tự-do, no-ấm và
tiến-bộ. Nếu không có sự đóng-góp công-lao khó-nhọc của chúng ta; Miền-Nam cũng
như Miền-Bắc, dân bị ngược-đăi, nằm trong ngục-tù độc-tài đảng-trị suốt từ cuối
thập-niên 1940, cho đến nay đă hàng nửa thế-kỷ.
Bản-thân cá-nhân chúng ta chưa mất, chúng ta c̣n học-hỏi, thích-nghi hoàn-cảnh,
nâng-cao thêm cả giá-trị, kiến-thức, đang góp công xây-dựng cuộc đời ta,
gia-đ́nh ta trên vùng đất quê-hương thứ hai.
-
C̣n cháu ta đang tiến lên, học rất giỏi, làm việc tận-tâm, tương-lai
không lâu sẽ là những nhân-tài lớn trong một thế-giới tiến-bộ.
-
Kẻ thù thất-bại khi nghĩ rằng tiêu-huỷ được thành-quả của chúng ta.
Chúng cũng đă hoàn-toàn thất-bại trong mưu-đồ cải-tạo quân-dân Việt-Nam.
-
Người bạn đồng-minh cũng lầm-lẫn; họ đă xét-đoán sai-lầm HQVNCH. SQ
Hoa-Kỳ phê-phán chúng ta say-sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, sự hiểu-biết
kém-cỏi.
Nay th́ thực-tế đă trả lời: Chúng ta không kém-cỏi ngay trong môi-trường Hoa-Kỳ.
Sự thích-nghi của thuyền-nhân Việt-Nam phải kể là ngoại-hạng. Con-cái ta sẽ c̣n
nhiều dịp làm vẻ-vang dân Việt, vượt-trội con trẻ địa-phương.
Kính
thưa quư-vị và các bạn,
-
Nếu nhận rằng Trống Đồng là nguồn sử-liệu cổ-xưa của dân-tộc ta th́
quân-đội Việt-Nam đă h́nh-thành từ những đoàn lính thuỷ trên các ghe-thuyền có
trang-bị những cỗ Nỏ-Thần. Tiên-khởi, dân Lạc-Việt thường sống cạnh biển-khơi,
sinh-hoạt trên nước nhiều hơn trên cạn. Nhu-cầu quốc-pḥng của Việt-Nam 3 -
4,000 năm trước không đặt nặng vào việc pḥng-thủ diện-địa mà hướng vào việc
ǵn-giữ an-ninh những tuyến đường thuỷ, trên cả sông-hồ lẫn ngoài biển-cả. Có
thể nói chắc-chắn rằng VN là quốc-gia đầu-tiên trên thế-giới mà quân thuỷ được
khai-sinh trước quân bộ.
-
Kẻ thù với chiêu-bài "bài-phong phản-đế", mang nặng giáo-điều Mác-Lê
vọng-ngoại, CSVN phủ-nhận công-lao tiền-nhân qua bao nhiêu triều-đại. Tài-liệu
chính-thức của đảng Cộng-Sản thường kết-tội là quân-đội thời phong-kiến chỉ là
những phương-tiện để bọn vua-quan dùng đàn-áp dân-chúng, không giống như các
tập-thể tay-sai mà chúng thường tâng-bốc xưng tên là Quân-đội Nhân-Dân, Công-an
Nhân-Dân của Cộng-Sản, Anh-hùng Vô-sản, hô-hào toàn-dân theo gương Bác và Đảng
trung-thành đến chết với Mác-Lê, với Mao-Chủ-tịch; hy-sinh cho nghĩa-vụ Quốc-tế
Vô-Sản, Thế-giới đại-đồng...
-
Chúng ta trái lại, thừa-tự hương-hoả chính-thức từ Hùng-Vương qua
Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn... Ngay khi tái-lập được nền độc-lập, chúng ta
bắt-đầu ngay việc suy-tôn sùng-bái Ngô-Vương-Quyền, Đức Thánh-Trần, Quang-Trung
Hoàng-Đế...; nhắc-nhớ danh-tiếng các Đô-Đốc Lộc, Đô-Đốc Tuyết đánh quân Thanh,
Đề-Đốc Lê-Trực kháng Pháp, giữ thành Hà-Nội... Thế nên HQ chúng ta đương-nhiên
đă chính-thức là truyền-nhân Thuỷ (Hải)-Quân, nối-tiếp các nhà Đinh, Lê, Lư,
Trần, Lê, Nguyễn, sau khi Hải-Quân Việt-Nam bị quân xâm-lăng Pháp tiêu-diệt.
-
Theo vết chân Tướng-Quân Lư-Long-Tường, vị Tư-Lệnh Hải-Quân nhà Lư vào
thế-kỷ thứ 13. V́ nhà-cửa nát-tan, đất-nước gặp cảnh điêu-linh mà phải dẫn cả
Hạm-đội đi Đại-Hàn. Chúng ta vượt Biển-Đông mà thoát ra khi Cộng-Sản xâm-lăng.
-
Thuyền-nhân chúng ta là các Lư-Long-Tường lần hai trong thế-kỷ 20 này.
Nói theo học-giả Hoàng-Văn-Chí, Hải-Quân ra đi như những tượng Phật bằng gỗ
nổi-trôi muôn-phương đến cả bờ-bến Mỹ-Châu, thà chịu ly-hương c̣n hơn bị
huỷ-diệt tại quê nhà v́ những đồng-loại xấu-xa.
Lại nói thêm cho được rộng-răi, Cựu quân-nhân Hải-Quân VNCH chúng ta khi bỏ nước
ra đi, đương-nhiên đă tái-lập đường hàng-hải trên Thái-B́nh-Dương sang
Tân-thế-giới, con đường mà tiền-nhân Việt-tộc đă thực-hiện nhiều ngàn năm trước.
Trước năm 1975, Hải-Quân Cộng-Sản Bắc VN chỉ gồm có một giang-lực hạn-chế, một
lực-lượng cận-duyên nhỏ-bé. Thế nên khi chiếm VNCH, cái gọi là Hải-Quân Nhân-Dân
đă phải học-hỏi chúng ta về hoạt-động hạm-đội để mong hướng ra biển-khơi.
Hai mươi năm đă qua. Vậy mà kẻ thắng vẫn c̣n phải tiếp-tục học người thua.
Cách-thức tổ-chức các Lực-Lượng, các Hải-khu, điều-hành Chiến-hạm, Giang-Đoàn
dần-dần theo như tiêu-chuẩn của HQ/VNCH lúc xưa, có khác chăng chỉ là v́ HQ/CSVN
ngày nay nhỏ-bé hơn. Trong khi đó, khả-năng hành-quân phối-hợp thuỷ-bộ của chúng
c̣n thua sút HQ/VNCH chúng ta khá xa. Khi xem tài-liệu Jane Fighting Ships
thường-niên về HQ/Cộng-Sản VN, người ta thấy như HQ/VNCH vẫn c̣n đó vẫn HQ-1,
HQ-3, HQ-501, HQ-503... Biết ḿnh lạc-hậu, lính thuỷ Cộng-Sản đành bỏ "nón cối
dép râu", học-đ̣i tiến-bộ.
Quan-trọng hơn hết là tinh-thần bảo-vệ lănh-thổ, hải-biên và ư-chí chống
ngoại-bang xâm-lược.
Ngày nay, Cộng-Sản Việt-Nam may-mắn gặp hoàn-cảnh thuận-lợi khi đất-nước
thống-nhất sau hàng trăm năm bị trị và 21 năm Miền-Bắc đánh Miền-Nam. Vậy mà họ
cũng chẳng làm được ǵ đáng kể cho đời sống người dân. Tệ-hại hơn hết, CSVN lại
để mất thêm chủ-quyền vùng Biển-Đông, nhiều đảo Trường-Sa lần-lượt lọt vào tay
kẻ thù truyền-kiếp là Trung-Cộng.
Một-mai theo ḍng định-mệnh khi Cộng-Sản mất đi, Việt-Sử sẽ viết lại bằng sự
thực. Ngàn đời sử vẫn ghi là CS Việt đă “cơng rắn cắn gà nhà” trong biến-cố
Hoàng-Sa tháng 1-1974. Khi đó, người Cộng-Sản một lần phản-quốc, đă đứng về phía
kẻ-thù dân-tộc.
Lực-Lượng HQVNCH tuy không c̣n nữa nhưng rồi ra, Việt-sử cũng không thể ghi
những ḍng chữ nào khác hơn khi đề-cập đến chúng ta như là một hiện-hữu quư-giá,
một biểu-tượng về Truyền-thống Hàng-Hải cần-thiết trong một giai-đoạn có thể nói
là nghịch-cảnh của dân-tộc và quê-hương đất-nước.
Khoa khảo-cổ đă cho biết nhiều chứng-cớ vững-chắc như dân Việt thời-cổ đi
tiên-phong trong lănh-vực hàng-hải, tiền-nhân các giống Bách-Việt với dấu-vết
giao-thương ngà voi, sừng tê-giác lên tận Tây-Bá Lợi-Á, thành-tích dân Lạc-Việt
vận-chuyển Trống Đồng tận các đảo vùng bắc Úc-Châu. H́nh-ảnh người cổ Việt-Mường
vác những ống tre đựng nước được t́m thấy lại tại Mă-đảo, Phi-Châu. Ảnh-hưởng
ngôn-ngữ đặc-biệt nhuộm màu-sắc hàng-hải, song-song với các phát-minh hàng-hải
và kỹ-thuật ghe-thuyền của dân Việt ta đă trải-dài qua hơn nửa ṿng trái đất,
khắp Ấn-Độ-Dương sang qua Thái-B́nh-Dương đến Nam-Mỹ... Chúng ta chính là những
người kế-thừa chính-thống của ngành Hàng-hải. Duyên-Lực hay Hải-Thuyền VNCH đúng
là những lực-lượng sau cùng dùng thuyền buồm, thông-thạo việc sử-dụng, phối-hợp
nhịp-nhàng tác-dụng của cánh buồm và cây xiếm.
Văn-minh nhân-loại phát-triển được là nhờ chuyển-vận, đặc-biệt nhờ đường biển.
Thuyền-nhân với thành-phần dẫn-lộ ghe-tàu vượt-biên chính là các cựu quân-nhân
Hải-Quân VNCH. Chuyện những người thuỷ-thủ như chúng ta v́ quệ-hương vùng Đông-Á
bị giặc ngoại-xâm, khi nước Trung-Hoa bành-trướng, mà vượt-biển tới Mỹ-Châu 3 -
4,000 năm trước, đă được viết lại trong sách "Nu-Sun" của Tiến-sĩ Gunnar
Thompson, xuất-bản 1991. Trong khi sáng lập Nu-Sun Institute, văn-pḥng liên-lạc
tại Fresno, CA; Ông đă dự-trù thiết-lập bảo-tàng-viện về viễn-dương, một
trung-tâm nghiên-cứu về một Thái-B́nh-Dương hoà-b́nh và một tờ báo định-kỳ,
xuất-bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải-hành hoà-b́nh tưởng-niệm những
chuyến vượt Thái-B́nh-Dương như của Đô-Đốc Nu-Sun mà chúng tôi phiên-âm ra tên
một người Việt là Nguyễn-Sơn.
Kính
thưa quư-vị và quư-bạn,
Nhưng giờ đây, mất biển, mất tàu, mất cả tuổi thanh-xuân, những chàng trai-trẻ
Hải-Quân ngày ấy, nay đă già, vẫn c̣n phải mang những nghề-nghiệp tay trái ra để
kiếm ăn. Trong lúc tuổi-đời đă bắt đầu xế-bóng, đành phải yên-phận, mắc-cạn
trong nỗi niềm ray-rứt khôn-cùng của giấc mộng hải-hồ dang-dở... Phải có niềm
Hy-vọng giúp họ đốt lửa thắp sáng ngời tâm-tư trở lại.
Xin các bạn đồng-đội cũ hăy nghĩ về "Nghĩa đồng-bào và Chân-lư tự-do".
Thấm-thoắt hai mươi năm qua thật nhanh, khối người Việt hải-ngoại trong khi
cố-gắng hội-nhập vào đời sống mới ở đất người, cũng kiên-tŕ tranh-đấu cho
quê-hương với hy-vọng những thay-đổi tốt-đẹp sẽ đến với đồng-bào trong nước.
Nỗ-lực của chúng ta suốt hai thập-niên đă không nhiều th́ ít, có ảnh-hưởng làm
thay-đổi chính-t́nh trong nước.
V́
mục-đích ra đi của chúng ta không phải chỉ v́ miếng-cơm manh-áo nên người
thuyền-nhân tị-nạn chẳng quên t́nh nước-non, nghĩa đồng-bào. Tạo-hoá sinh
muôn-loài có lẽ cũng muốn chúc-phúc tự-do và no-ấm cho tất cả. May-mắn hơn mọi
người ở lại, nhờ vượt-thoát nên người ra đi được sinh-hoạt trong không-khí
dân-chủ. Nhờ ư-thức rơ-ràng được tầm giá-trị cao-quư của tự-do qua cái giá quá
đắt mà bản-thân chúng ta đă phải trả, nên người hải-ngoại hằng mong-mỏi đồng-bào
quốc-nội cũng sẽ được thụ-hưởng tất cả những điều tốt-đẹp tương-tự.
Nếu chúng ta cứ quyết-tâm tranh-đấu cho nhân-quyền không ngừng-nghỉ, một ngày
nào đó sự thành-công sẽ đến trong việc chuyển-biến quê-nhà từ chế-độ độc-tài
sang dân-chủ, giúp cải-tiến đời sống người dân từ nghèo-đói sang ấm-no. Sau 5
ngàn năm văn-hiến, lần đầu-tiên Việt-sử sẽ trịnh-trọng ghi các ḍng chữ vàng về
công-trạng của những người thuyền-nhân đă phải bỏ nước ra đi mà vẫn nhớ
gốc-nguồn.
Như một truyền-thống Hải-Quân đă xưa-cũ, lại cộng thêm nỗi suy-tư của một người
ưa nói chuyện đi biển cùng bạn-bè, thích viết bài tài-tử đăng báo miễn-phí, việc
làm của chúng tôi chẳng được bao-nhiêu nhưng niềm mơ-ước của một người Thuỷ-thủ
lại vẫn nhiều. Chúng tôi mơ-ước, những ǵ Hải-Quân VNCH đă thực-hiện, vẫn
vĩnh-viễn tồn-tại với thời-gian.
Ngồi ở đây, sống ở đây, sinh-hoạt ở đây. Nhu-cầu vật-chất áo-cơm thúc-hối, chiếm
hết th́-giờ, không dành được bao-nhiêu cho những đóng-góp tinh-thần, nuôi-dưỡng
chí-khí, hoài-băo. Hiểu và thông-cảm như vậy nhưng nếu chúng ta không lưu lại
tài-liệu, sách-vở th́ thử hỏi: hậu-sinh một trăm năm sau, một ngàn năm sau, nghĩ
thế nào về chúng ta? Không lẽ hơn bốn chục ngàn người trai-trẻ suốt hai mươi mấy
năm trong gian-khổ chỉ ăn không ngồi-rồi, chẳng làm nên được chuyện ǵ hay sao?
Nếu không có tài-liệu sử-sách lưu-truyền lại, thế-hệ sau sẽ mất một phần di-sản
quư-báu của quốc-gia.
Quư-vị và chúng tôi đến tham-dự buổi hội hôm nay, những bạn đóng-góp từ xưa
trong sinh-hoạt hội-đoàn, họp- mặt Hàng-hải/ Hải-Quân là bằng-chứng chính-xác
nhất của tinh-thần thuyền-nhân tị-nạn, của người Thuỷ-thủ, người đi biển. Trong
tập-thể chúng ta, có rất nhiều các bạn trẻ khi mất nước chỉ mới trải qua ít
tháng trong quân-trường, vài năm ngắn-ngủi sống trong môi-trường hàng-hải cũng
vẫn nhận thấy lời kêu-gọi thiết-tha cần đi t́m lại những kỷ-niệm thời-xưa cùng
các nét thân-quen của bạn-bè ngày cũ. Giữa trời-đất lạ, phải chăng người
Hải-Quân thấy rơ sự hiện-hữu đương-nhiên của HQVNCH là như vậy.
Dù
đă mất biển, mất tàu, trong ḷng chúng ta, màu biển quê-hương vẫn c̣n xanh, màu
xanh ngàn đời của Biển-Đông từ những thời xa-xưa khi Trái-Đất c̣n đắm-ch́m trong
Băng-Đá. Những ǵ HQVNCH để lại, dù là trừu-tượng hay cụ-thể, dù âm-thầm hay
hiển-hiện, dù phần ch́m hay phần nổi, dù trong hôm-nay hay qua ngày-mai, vẫn c̣n
tại đó như một hiện-hữu vĩnh-cửu, trong cả hai kích-thước lớn của thời-gian và
không-gian...
Trong tinh-thần đoàn-kết lại để tồn-tại, duy-tŕ một chút ǵ đó c̣n sót lại với
thời-gian, cho dù có gặp những sự nghiệt-ngă của hoàn-cảnh, Chúng tôi cổ-động
cho kế-hoạch "Viết Hải-Sử" của Tổng-Hội Hải-Quân cũng v́ lẽ đó. Chúng tôi
hoan-nghênh những công-tŕnh đóng-góp của những cây bút trong và ngoài Hải-Quân
mà một số đă ưu-ái đến với chúng ta ngày hôm nay như chị Điệp-Mỹ-Linh,
niên-trưởng Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, các anh Trần-Quán-Niệm, Hà-Thúc-Sinh,
Trịnh-Hoàng… và nhiều nhiều nữa.
*
Rất mong-mỏi quư-vị, trong hay ngoài Hải-Quân tiếp-tay cùng Tổng-Hội trong dự-án
Hải-Sử. Chúng ta cùng nhau thu-góp lại các mảnh di-sản hàng-hải, có cả phần tim,
phần óc, cả máu và nước mắt người thuỷ-thủ để hoạt-động có ư-nghĩa này được
mạnh-mẽ hơn và kế-hoạch được chu-toàn.
Danh-tướng McArthur đă từng nói: "Những người lính già không bao giờ chết, họ
chỉ mờ-nhạt dần đi mà thôi". Chúng tôi không có dịp tuyên-bố và cũng không dám
nói lớn tiếng đến như vậy, nhưng thật-tâm đă suy-nghĩ rằng: "Người Thuỷ-thủ VNCH
khi già trăm tuổi tuy có phải chết đi, nhưng HQVNCH với những tinh-thần,
truyền-thống và thành-quả sẽ không bao giờ mất với thời-gian".
Một lần nữa, xin cảm-ơn và xin kính chào quư-vị, kính chúc toàn-thể quư-vị sự
an-b́nh tuyệt-đối trong tâm-tưởng.
Vũ-Hữu-San
1997
Phụ-Bản
11
Danh-Bạ
một số Hải-Quân
Việt-Nam
Cộng-Hoà
Lời
Tường-tŕnh của Tác-Giả.
Cuốn sách “Lược-Sử” này được viết theo thể biên-niên, ghi lại các
biến-chuyển của HQVN để hậu-thế có thể đọc và hiểu về tổ-chức này. Tuy vậy, với
những người bạn lính biển đương-thời của Soạn-giả, cuốn sách cũng là mối giây
liên-lạc mật-thiết giữa các anh em c̣n sống và để tưởng-niệm những người đă qua
đời. Để đạt mục-đích ấy, phần Danh-Bạ thật là cần-thiết. Soạn-giả hy-vọng rằng
con cháu các người HQVN ngay lúc này hiểu được thêm về đời sống của ông cha, giữ
cuốn sách làm kỷ-niệm lâu-dài theo với truyền-thống gia-đ́nh Việt-Nam.
Qua sự ước-lượng có thể tin-tưởng được, khoảng trên 70 ngàn
thanh-niên đă phục-vụ dưới quân-kỳ Hải-Quân VNCH. Sau nhiều cố-gắng, danh-sách
sau đây thu-lượm được chưa quá 1/20 số-lượng đó, ghi danh-tính những thành-viên
tương-đối quan-trọng cho tổ-chức mà thôi.
Hy-vọng các cựu HQVN giúp-đỡ việc tu-chỉnh. Vai-tṛ của mọi đoàn-viên HQVN các
cấp đều xứng-đáng vinh-danh. Tác-Giả xin các bạn niên-trưởng và niên-đệ, cho dù
1975 mới vào nghề, cũng nên ghi tên ḿnh và bạn của ḿnh (c̣n sinh-tiền hay đă
hy-sinh) vào danh-bạ HQVN cho lần tái-bản cuốn sách này được đông-đủ hơn. Không
thành-công cũng thành-nhân, chúng ta hănh-diện với con cháu và lưu-danh mai-hậu.
Xin
chân-thành cảm-tạ.
Anh-Hùng
Hoàng-Sa
Xin được trân-trọng nghiêng ḿnh trước những anh-hùng tử-sĩ oai-hùng đă hy sinh
bảo-vệ tự-do, giữ-ǵn lănh-thổ cùng hải-phận cho dân-tộc.
Trước hết là danh-tính các Tử-Sĩ hy-sinh trong trận hải-chiến Hoàng-Sa ngày
19/1/1974 đánh-ch́m tàu địch:
HQ.10
Tên
Số Quân
1
HQ.Th/Tá
Ngụy-Văn-Thà
HT
2
HQ.Đ/Úy
Nguyễn-Thành-Trí
HP
3
ThS.1/TP
Châu
QNT
4
TS /QK
Nguyễn-Văn
Tuấn
5
TS /GL
Vương
Thương
6
TS /TP
Nam
7
TS /TP
Đức
8
TT /ĐT
Thanh
9
ThS ĐT
Thọ
10
HQ.Tr/Úy
Vũ-Văn
Bang
66A/702.337
11
HQ.Tr/Úy
Phạm-Văn
Đồng
67A/701.990
12
HQ.Tr/Úy
Huỳnh-Duy
Thạch
63A/702.639
CKT
13
HQ.Tr/Úy
Ngô-Chí
Thành
68A/702.453
14
HQ.Tr/Úy
Vũ-Đ́nh
Huân
69A/703.058
15
THS.1/CK
Phan-Tân
Liêng
56A/700.190
16
THS.1/ĐK
Vơ-Thế
Kiệt
61A/700.579
17
THS. /VC
Hoàng-Ngọc
Lê
53A/700.030
18
TRS.1/VT
Phan-Tiên
Chung
66A/701.539
19
TRS. /TP
Huỳnh-Kim
Sang
70A/702.678
20
TRS. /TX
Lê-Anh
Dũng
70A/700.820
21
TRS. /ĐK
Lai-Viết
Luận
69A/700.599
22
TRS. /VC
Ngô-Tấn
Sơn
71A/705.471
23
TRS. /GL
Nguyễn-Văn
On
69A/701.695
24
TRS. /TP
Nguyễn-Thành
Trong
72A/700.861
25
TRS. /TP
Nguyễn-Vinh
Xuân
70A/703.062
26
TRS. /CK
Phạm-Văn
Qúy
71A/703.502
27
TRS. /CK
Nguyễn-Tấn
Sĩ
66A/701.761
28
TRS. /CK
Trần-Văn
Ba
65A/700.365
29
TRS. /ĐT
Nguyễn-Quang
Xuân
70A/703.755
30
TRS. /BT
Trần-Văn
Đàm
64A/701.108
31
HS.1 /VC
Lê-Văn
Tây
68A/700.434
32
HS.1 /VC
Lương-Thành
Thu
70A/700.494
33
HS.1 /TP
Nguyễn-Quang
Mén
65A/702.384
34
HS.1 /VC
Ngô
Sáu
68A/700.546
35
HS.1 /CK
Đinh-Hoàng
Mai
70A/700.729
36
HS.1 /CK
Trần-Văn
Mông
71A/703.890
37
HS.1 /DV
Trần-Văn
Định
69A/700.627
38
HS /VC
Trương-Hồng
Đào
71A/704.001
39
HS /VC
Huỳnh-Công
Trứ
71A/701.671
40
HS /GL
Nguyễn-Xuân
Cường
71A/700.550
41
HS /GL
Nguyễn-Văn
Hoàng
72A/702.678
42
HS /TP
Phan-Văn
Hùng
71A/706.091
43
HS /TP
Nguyễn-Văn
Thân
71A/702.606
44
HS /TP
Nguyễn-Văn
Lợi
62A/700.162
45
HS /CK
Trần-Văn
Bây
68A/701.244
46
HS /CK
Nguyễn-Văn
Đông
71A/703.792
47
HS /PT
Trần-Văn
Thêm
61A/701.842
48
HS /CK
Phạm-Văn
Ba
71A/702.200
49
HS /DK
Nguyễn-Ngọc
Hoà
71A/705.756
50
HS /DK
Trần-Văn
Cường
72A/701.122
51
HS./PT
Nguyễn-Văn
Phương
71A/705.951
52
HS /PT
Phan-Văn
Thép
70A/703.166
53
TT.1 /TP
Nguyễn-Văn
Nghĩa
72A/703.928
54
TT.1 /TP
Nguyễn-Văn
Đức
73A/701.604
55
TT.1 /TP
Thi-Văn
Sinh
72A/703.039
56
TT.1 /TP
Lư-Phùng
Quí
71A/704.165
57
TT.1 /VT
Phạm-Văn
Thu
70A/702.198
58
TT.1./PT
Nguyễn-Hữu
Phương
73A/702.542
59
TT.1 /TX
Phạm-Văn
Lèo
73A/702.651
60
TT.1 /CK
Dương-Văn
Lợi
73A/701.643
61
TT.1 /CK
Châu-Tuỳ
Tuấn
73A/702.206
62
TT.1 /DT
Đinh-Văn
Thục
71A/704.487
HQ. 4
HQ Th/Uư
Nguyễn-Phúc
Xá
Tr. Khẩu
HS1/VC
Bùi-Quốc
Danh
Xạ Thủ
Biệt-Hải
Nguyễn-Văn
Vượng
Xung-phong
Tiếp Đạn
HQ.5
HQ Tr/Úy
Nguyễn-Văn
Đồng
ThS/ĐT
Nguyễn-Phú
Hào
TS1TP
Nguyễn-Đ́nh
Quang
HQ.16
TS/ĐK
Xuân
HS/QK
Nguyễn-Văn
Duyên
Người-Nhái
Tr/Úy NN
Lê-Văn
Đơn
Tr. Toán
HS/NN
Đỗ-Văn
Long
TS/NN
Đinh-Hữu
Từ
NN
Nguyễn-Văn
Tiến
Các
Anh-hùng Hải-Quân của HQ-10.
Các
Hạ-Sĩ-Quan và Đoàn-Viên Hải-Quân anh-hùng đă hy-sinh v́ lư-tưởng Quốc-Gia, mà
các Tuần-Duyên-Đĩnh được mang tên: Lê-Phước-Đức, Lê-Văn-Ngà, Huỳnh-Văn-Cự,
Nguyễn-Đào, Đào-Thục, Lê-Ngọc-Thanh, Nguyễn-Ngọc-Thạch, Đặng-Văn-Hoành,
Lê-Đ́nh-Hùng, Trương-Tiến, Phạm-Ngọc-Châu, Đào-Văn-Đáng, Lê-Ngọc-Ẩn,
Huỳnh-Văn-Ngàn, Trần-Lô, Bùi-Viết-Thanh, Nguyễn-An, Nguyễn-Ân, Ngô-Văn-Quyền,
Văn-Diên, Hồ-Đăng-Là, Đàm-Thoại, Huỳnh-Bộ, Nguyễn-Kim-Hưng, Hồ-Duy, Trương-Ba.
Danh-sách Thủy-thủ-đoàn thuộc Trợ-Chiến-Hạm Nỏ-Thần HQ-225 hy-sinh khi chiến-hạm
ch́m tại Sông Cái-Lớn, Năm-Căn ngày 30-7-1970: HQ Thiếu-Úy Nguyễn-Công-Khanh,
HSI Vch Bùi-Văn-Tấn, TTI KT Từ-Hồng, TT Vch Trương-Văn-Ninh, TT Vch
Nguyễn-Văn-Quang, TT TP Lương-Đức-Khánh, TT CK Nguyễn-Nghi.
Danh-sách Thủy-thủ-đoàn thuộc Hộ-Tống-Hạm Nhật-Tảo HQ-10 đă trở về sau trận
hải-chiến Hoàng-Sa, trích ra từ quyển nhật-kư của HQ Chuẩn-Úy Tất-Ngưu:
-
Hạ-Sĩ-Quan & Đoàn-Viên: Vơ-Văn-Bằng, Vơ-Văn-Bằng, Nguyễn-Văn-Tám, Trần-Ngọc-Sơn,
Phạm-Văn-Lợi, Vơ-Văn-Tuấn, Lê-Tấn-Hưng, Vương-Văn-Và, Lưu-Tố-Nữ,
Nguyễn-Hồng-Cứng, Huỳnh-Văn-Ḥa, Nguyễn-Văn-A, Trần-Văn-Hà, Đỗ-Văn-Thành,
Trương-Văn-Long.
-
Sĩ-Quan: Hà-Đăng-Ngân, Phạm-Văn-Th́, Ngô-Văn-Ḥa, Nguyễn-Đông-Mai,
Phạm-Thế-Hùng, Tất-Ngưu.
Danh-sách toán đổ-bộ của Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 t́nh-nguyện chiếm-giữ
đảo Cam-Tuyền (Robert) ngày 18-1-1974: ĐT Quư, TP Hội, TP Cung, TP Chương, PT
Bắc, QK Nghiêm, BT Thắng, KT Hưng, CK Chí, CK Huy, PT Hùng, VC Thanh, GL Lâm và
HQ Trung-Úy Lê-Văn-Dũng. Tất cả b́nh-an trở về khi trao-trả tù-binh.
Các
Hạ-Sĩ-Quan & Đoàn-Viên đầu-tiên của HQVN
Do tài-liệu và qua trí nhớ của các cựu HQVN, một số Hạ-Sĩ-Quan &
Đoàn-Viên đầu-tiên của HQVN thuộc đoàn tuyển-mộ và hướng-dẫn tân-binh HQVN
nhập-trại. Đó là các Ông Thượng-Sĩ Lộc, Nhẫn, Bảo, Uyển CK, Thanh, Dưỡng, Trị,
Gậy, Mau, Nguyễn-Văn-Giỏi Y-tá...
Tuy-vậy các Thượng-Sĩ kể trên và số Đoàn-Viên thuộc-cấp của họ được xếp vào loại
“Ngù Đỏ”. Các đoàn-viên tân-tuyển mới thực-sự là Ngù Đen thuần-tuư HQVN. Tại
Sài-G̣n, vùng Tân-Định; những Ông Lư-Thành-Qui, Lư-Thành-Lân, Nguyễn-Văn-Mạch,
Tống-Hữu-Minh, Trân, Khanh... tŕnh-diện đầu-tiên tại pḥng tuyển-binh. Vào đầu
tuần-lễ sau đó, một danh-sách với số quân được ban-hành. Ông Cảnh được vinh-dự
xếp hàng số 1, số quân là 152.001. Ông Lư-Thành-Qui nhớ rất rơ-ràng Ông mang số
quân 152-046.
Sau khi các tân-binh tập-trung tại Trung-Tâm Huấn-Luyện tại Nha-Trang, khoá học
chuyên-nghiệp khởi-sự. Một số tên c̣n nhớ được như sau:
-
Giám-lộ (GL): Lê-Cát, Lư-Quang-Sơn, Trần-Văn-Thi, Cao-Xuân-Trác...
-
Vận-chuyển (VCh): Cao-Hữu-Vinh, Nguyễn-Văn-Mạch, Nguyễn-Văn-Ngọ,
Phạm-Văn-Liên...
-
Trọng-pháo (TP): Lư-Thành-Qui, Nguyễn-Văn-Phúc, Nguyễn-Văn-Hai...
- Cơ-Khí
(CK): Nguyễn-Hào-Cường, Lê-Văn-Ngàn, Lư-Thành-Lân, Ismahel...
-
Tiếp-vụ (TV): Trần-Trung-Huy, Nguyễn-Văn-Toại...
- Y-tá
(YT): Nguyễn-Văn-Lợi, Kim, Quân, Tuấn...
-
Chiến-Binh (fusilier): Hồ-Văn Bé-Hai, Trần-Văn-Sùng, Nguyễn-Văn-Điểm...
Khoá-sinh Khoá 1 DV tại TTHL/HQ Nha-Trang, 1952.
Các
Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam 545
Quang-cảnh một buổi lễ măn-khoá
Tang-bồng hồ-thỉ nam-nhi chí
Nam-Dương nhị-thứ Tổ-Quốc ghi
Những
lời-thề vang-động cả một góc trời-biển Nha-Trang. Khoá 22 Đệ Nhị Nam-Dương ra
khơi nhận nhiệm-vụ.
Danh-Sách Khoá 1 (tháng 7-1952 đến tháng 10-1952):
1)
Đoàn-Ngọc-Bích
2)
Chung-Tấn-Cang
3)
Trần-Văn-Chơn
4)
Nguyễn-Văn-Lịch
5)
Lê-Quang-Mỹ
6)
Trần-Văn-Phấn
7)
Hồ-Tấn-Quyền
8)
Lâm-Nguơn-Tánh
9)
Lương-Thanh-Tùng
Danh-Sách Khoá 2 (tháng 11-1952 đến tháng 5-1953):
1)
Khương-Hữu-Bá
2)
Đặng-Cần-Chánh
3)
Vơ-Văn-Chơn
4)
Đỗ-Quư-Hợp
5)
Đinh-Mạnh-Hùng
6)
Nguyễn-Văn-Kinh
7)
Ngô-Khắc-Luân
8)
Trương-Ngọc-Lực
9)
Nghiêm-Văn-Phú
10)
Phùng-Nhật-Tân
11)
Nguyễn-Văn-Thu
12)
Nguyễn-Hữu-Tiễng
13)
Nguyễn-Văn-Trụ
Các
SVSQ/HQ Khoá 2 họp mặt mừng Giáng Sinh cuối năm 1952.
Danh-Sách Khoá 3 (tháng 7-1953 đến tháng 1-1954):
1)
Hoàng-Ngọc-Bảo
2)
Nguyễn-Thanh-Châu
3)
Nguyễn-Hữu-Chí
4)
Phan-Văn-Cổn
5)
Lộ-Văn-Dần
6)
Trần-Phước-Dũ
7)
Vũ-Đ́nh-Đào
8)
Phạm-Văn-Đồng
9)
Huỳnh-Kim-Gia
10)
Vũ-Hiển
11)
Nguyễn-Hiền-Năng
12)
Nguyễn-Văn-Nhân
13)
Bùi-Kim-Nguyệt
14)
Nguyễn-Thiện-Nhựt
15)
Nguyễn-Văn-Nhung
16)
Trần-B́nh-Sang
17)
Nguyễn-Văn-Thông
18)
Nguyễn-Văn-Thu
19)
Diệp-Quang-Thuỷ
20)
Nhan-Chấn-Toàn
21)
Lê-Thanh-Truyền
22)
Vũ-Anh-Tuấn
23)
Nguyễn-Ngọc-Xuân
Danh-Sách Khoá 4 (tháng 2-1954 đến tháng 12-1954):
1)
Nguyễn-An
2)
Nguyễn-Văn-Ánh
3)
Đỗ-Ngọc-Anh
4)
Đặng-Trần-Dzu
5)
Trần-Phụng-Đ́nh
6)
Nguyễn-Văn-Hoa
7)
Phạm-Mạnh-Khuê
8)
Phạm-Gia-Luật
9)
Tăng-Bá-Long
10)
Vơ-Văn-Mười
11)
Lê-Kim-Sa
12)
Nguyễn-Xuân-Sơn
13)
Hồ-Văn-Kỳ-Thoại
14)
Nguyễn-Bá-Trang
15)
Bùi-Cửu-Viên
Danh-Sách Khoá 5 (tháng 7-1954 đến tháng 5-1955):
1)
Đinh-Công-Chân
2)
Lê-Triệu-Đẩu
3)
Vũ-Trọng-Đệ
4)
Nguyễn-Trọng-Hiệp
5)
Đặng-Trung-Hiếu
6)
Nguyễn-Công-Hội
7)
Nguyễn-Văn-Hớn
8)
Trần-Văn-Lâm
9)
Phan-Phi-Long
10)
Nguyễn-Văn-May
11)
Hoàng-Cơ-Minh
12)
Hà-Văn-Ngạc
13)
Nguyễn-Thanh-Nhàn
14)
Nguyễn-Phổ
15)
Lưu-Đ́nh-Phú
16)
Trần-B́nh-Phú
17)
Phan-Phi-Phụng
18)
Dương-Văn-Quư
19)
Vũ-Ngọc-Riễm
20)
Nguyễn-Tam
21)
Nguyễn-Viết-Tân
22)
Trịnh-Kim-Thanh
23)
Nguyễn-Hữu-Tố
Các
SQHQ khoá 5 mặc quân-phục đại-lễ tại Kỳ-Đài TTHLHQ/NT, Một Sĩ-Quan mặc tiểu-lễ
soọc đứng giữa.
Danh-Sách Khoá 6 (tháng 4-1955 đến tháng 3-1956):
1)
Nguyễn-Văn-Ân
2)
Trần-Văn-Chỉ
3)
Phạm-Cừ (K 3 Brest )
4)
Nguyễn-Trọng-Dư
5)
Nguyễn-Văn-Học
6)
Nguyễn-Trần-Hùng
7)
Nguyễn-Đ́nh-Hùng
8)
Đặng-Ngọc-Lân
9)
Nguyễn-Đăng-Năng
10)
Hoàng-Nam
11)
Vũ-Nhân (K 3 Brest )
12)
Hoàng-Văn-Nhân
13)
Bùi-Huy-Phong
14)
Lê-Thuần-Phong
15)
Nguyễn-Văn-Tần
16)
Nguyễn-Quang-Tộ
17)
Bùi-Đức-Trọng
18)
Phan-Tự-Trọng
19)
Phạm-Mạnh-Tuân
20)
Nguyễn-Trí-Tuệ
21)
Nguyễn-Văn-Tường
Danh-Sách Khoá 1 Brest (tháng 10-1952 đến tháng 2-1955):
1)
Nguyễn-Văn-Duyên
2)
Nguyễn-Gia-Định
3)
Nguyễn-Tân
4)
Đặng-Cao-Thăng
5)
Vương-Hữu-Thiều
6)
Nguyễn-Đức-Vân
7)
Nguyễn-Vân
Danh-Sách Khoá 2 Brest (tháng 9-1953 đến tháng 1-1956):
1)
Vũ-Xuân-An
2)
Ủ-Văn-Đức
3)
Dư-Trí-Hùng
4)
Bùi-Văn-Lễ
5)
Nguyễn-Kim-Lượng
6)
Hồ-Ngọc-Ngà
7)
Phương-Xuân-Nhàn
8)
Trịnh-Xuân-Phong
9)
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh
10)
Bùi-Tiến-Rũng
11)
Nguyễn-Tân (K1 Brest )
12)
Đinh-Gia-Tường
Danh-Sách Khoá 3 Brest (tháng 9-1954 đến tháng 12-1956):
1)
Phạm-Cừ
2)
Nguyễn-Quang-Dật
3)
Đặng-Đ́nh-Hiệp
4)
Nguyễn-Văn-Khánh
5)
Đỗ-Kiểm
6)
Vũ-Nhân
7)
Đỗ-Ngọc-Oánh
8)
Lê-Phụng
9)
Phạm-Văn-Sanh
10)
Bùi-Hữu-Thư
11)
Vũ-Tư-Trực
12)
Trịnh-Quang-Xuân
Danh-Sách Khoá 4 Brest (tháng 9-1955 đến tháng 6-1957):
1)
Lê-Triệu-Đẩu
2)
Nguyễn-Địch-Hùng
3)
Nguyễn-Tiến-Ích
4)
Nguyễn-Kim-Lượng (K2 Brest )
5)
Vơ-Duy-Ninh
6)
Trần-Văn-Sơn
Những
Sĩ-Quan Quân-Y Hải-Quân đầu-tiên
Y-sĩ
Thiếu-Tá Phạm-Tấn-Tước
Y-sĩ
Đại-Úy Nguyễn-Gia-Quưnh
Y-Sĩ
Trần-Nguơn-Phiêu
Y-Sĩ
Phạm-Vận
Y-Sĩ
Dương-Hồng-Mô
Y-Sĩ
Đặng-Tất-Khiêm
Y-Sĩ
Nguyễn-Văn-Nghiă
Y-Sĩ
Nguyễn-Phúc-Quế
Nha-sĩ
Đại-Úy Nguyễn-Văn-Hiền
Dược-sĩ
Đại-Úy Thái-Hữu-Đức
Danh-Sách Khoá 7 (tháng 1-1956 đến tháng 7-1957):
1) Quản
An
2)
Nguyễn-Hồng-Báu
3)
Trần-Công-B́nh
4)
Nguyễn-Văn-Chuyên
5)
Nguyễn-Minh-Công
6)
Hồ-Duy-Duyên
7)
Bùi-Xuân-Đàm
8)
Lê-Tấn-Đạt
9)
Huỳnh-Kim-Gia
10)
Trương-Văn-Giỏi
11)
Tô-Văn-Hai
12)
Trịnh-Hoà-Hiệp
13)
Nguyễn-Văn-Hoa
14)
Trịnh-Văn-Hoàng
15)
Nguyễn-Đức-Huy
16)
Đỗ-Quang-Khanh
17)
Nguyễn-Trọng-Liêm
18)
Trần-Vạng-Lợi
19)
Nguyễn-Lũy
20)
Ngô-Quí-Mô
21)
Hoàng-Nam
22)
Nguyễn-Hữu-Ngọc
23)
Vơ-Nghiệp-Phối
24)
Nguyễn-Văn-Quang
25)
Thái-Xuân-Quới
26)
Nguyễn-Văn-Quỳnh
27)
Phạm-Ngọc-Quỳnh
28)
Nguyễn-Ngọc-Rắc
29)
Đoàn-Danh-Tài
30)
Nguyễn-Nam-Thanh
31)
Nguyễn-Văn-Thiện
32)
Huỳnh-Duy-Thiệp
33)
Nguyễn-Năng-Thông
34)
Lê-Thành-Thọ
35)
Đoàn-Văn-Tiếng
36)
Phạm-Văn-Tiêu
37)
Nguyễn-Văn-Ṭng
38)
Trần-Văn-Tư
39)
Lê-Công-Trí
40)
Trần-Văn-Triết
41)
Nguyễn-Kim-Triệu
42)
Nguyễn-Văn-Tuyên
43)
Phạm-Ngọc-Uẩn
44)
Lê-Thành-Uyển
45)
Hà-Đắc-Vinh
46)
Phan-Tấn-Xuân
Các
SVSQ/HQ Khoá 7 Đệ-Nhất Thiên-Xứng.
Danh-Sách Khoá 8 (tháng 1-1958 đến tháng 4-1960):
1)
Bùi-Đức-Ân
2)
Phạm-Duy-Cần
3)
Trần-Nhật-Chinh
4)
Lưu-Chuyên
5)
Bửu-Diên
6)
Nguyễn-Văn-Dinh
7)
Lê-Hữu-Dỏng
8)
Lê-Nghiêm-Dũng
9)
Bùi-Xuân-Đàm
10)
Đinh-Vĩnh-Giang
11)
Nguyễn-Ngọc-Hà
12)
Trần-Văn-Hăn
13)
Lê-Công-Hảo
14)
Trần-Đ́nh-Hoà
15)
Vơ-Văn-Huệ
16)
Trịnh-Tiến-Hùng
17)
Tôn-Thất-Hiệu
18)
Trần-Kim-Khôi
19)
Nguyễn-Ngọc-Khôi
20)
Tôn-thất-Kỳ
21)
Nguyễn-Thái-Lai
22)
Mai-Mộng-Liễn
23)
Phạm-Ứng-Luật
24)
Vơ-Trọng-Lưu
25)
Hồ-Quang-Minh
26)
Lê-Huy-Ngân
27)
Nguyễn-Văn-Nhựt
28)
Nguyễn-Văn-Niệm
29)
Nguyễn-Văn-Pháp
30)
Liên-Phong
31)
Nguyễn-Văn-Phước
32)
Đoàn-Văn-Quảng
33)
Lê-Hữu-Quưnh
34)
Tôn-Thất-Sanh
35)
Nguyễn-Thế-Sinh
36)
Nguyễn-Công-Tâm
37)
Trương-Thanh-Tân
38)
Hoàng-Thế-Thái
39)
Tạ-Quang-Thành
40)
Lư-Thăng
41)
Phạm-Thọ
42)
Nguyễn-Văn-Thọ
43)
Nguyễn-Minh-Thơ
44)
Lê-Thương
45)
Nguyễn-Viết-Tiến
46)
Trần-Đ́nh-Trụ
47)
Nguyễn-Duy-Trại
48)
Mai-Trọng-Truật
49)
Nguyễn-Thành-Út
50)
Nguyễn-Tường-Yên
Các
SVSQ/HQ Khoá 8 Đệ-Nhất Hổ Cáp.
Danh-Sách Khoá 9 (tháng 3-1959 đến tháng 5-1961):
1)
Đặng-Mạnh-Am
2)
Trần-Thúy-Bách
2)
Hồ-Ngọc-Báu
4)
Trần-Đức-Cử
5)
Trần-Văn-Đáo
6)
Hồ-Đấu
7)
Nguyễn-Đ́nh-Điều
8)
Tôn-Thất-Đôn
9)
Vơ-Tấn-Đời
10)
Nguyễn-Hữu-Đức
11)
Nguyễn-Phước-Đức
12)
Phạm-Ngọc-Gia
13)
Ong-Kim-Hên
14)
Lê-Tấn-Hiển
15)
Mai-Văn-Hoa
16)
Lê-Văn-Huấn
17)
Nguyễn-Quang-Hùng
18)
Nguyễn-Đ́nh-Hùng
19)
Phan-Tấn-Hưng
20)
Trần-Hương
21)
Bùi-Trọng-Kim
22)
Hà-Ngọc-Lương
23)
Nguyễn-Văn-Lương
24)
Nguyễn-Văn-Nhượng
25)
Hà-Thúc-Phát
26)
Trần-Bá-Phước
27)
Lê-Văn-Quế
28)
Nguyễn-Công-Tâm
29)
Trần-Văn-Tâm
30)
Lê-Văn-Th́
31)
Nguyễn-Ngọc-Tính
32)
Nguyễn-Thành-Tính
33)
Lê-Xuân-Thu
34)
Trần-Quốc-Tuấn
35)
Phan-Tử-Ty
36)
Tăng-Hồng-Vân
37)
Dương-Hồng-Vơ
38)
Nguyễn-Hữu-Xuân
Danh-Sách Khoá 10 (tháng 7-1960 đến tháng 7-1962):
1)
Hồ-Tấn-Anh
2)
Vương-Đắc-Ân
3)
Lê-Văn-B́nh
4)
Nguyễn-Đức-Bổng
5)
Huỳnh-Hữu-Cầu
6)
Nguyễn-Thành-Công
7)
Vũ-Quốc-Công
8)
Bùi-Tân-Cương
9)
Vơ-Hữu-Danh
10)
Hà-Hiếu-Diệp
11)
Lưu-Trọng-Đa
12)
Trần-Thanh-Điền
13)
Nguyễn-Phước-Đức (K 9 )
14)
Hoàng-Hà
15)
Nguyễn-Hải
16)
Nguyễn-Văn-Hào
17)
Ngô-Thế-Hiển
18)
Trần-Tiến-Hùng
19)
Trần-Nam-Hưng
20)
Trần-Thiện-Hữu
21)
Nguyễn-Tuấn-Khanh
22)
Đỗ-Thế-Khải
23)
Nguyễn-ngọc-Khải
24)
Bùi-Hùng-Khoát
25)
Trần-Đ́nh-Kỳ
26)
Lê-Như-Linh
27)
Phạm-Thành-Long
28)
Nguyễn-Tri-Mai
29)
Lê-Văn-Ngọc
30)
Nguyễn-Ngọc
31)
Nguyễn-Đại-Nhơn
32)
Phạm-Thành-Nhơn
33)
Nguyễn-Hữu-Phú
34)
Trần-Bá-Phước
35)
Ngô-Tấn-Quanh
36)
Trần-Công-Quốc
37)
Lê-Văn-Rạng
38)
Phạm-Đ́nh-San
39)
Hoàng-Minh-Tâm (Cấn-Văn-Tâm )
40)
Trần-Ngọc-Thạch
41)
Nguyễn-Văn-Thái
42)
Đinh-Tuấn-Thành
43)
Huỳnh-Ngọc-Thành
44)
Dương-Bá-Thế
45)
Phạm-Đỗ-Thịnh
46)
Lưu-Phú-Thọ
47)
Lê-Bá-Thông
48)
Nguyễn-Ngọc-Thông
49)
Trần-Mích-Thùy
50)
Lê-Văn-Thự
51)
Nguyễn-Mạnh-Trí
52)
Nguyễn-Quốc-Trị
53)
Châu-Văn
54)
Đinh-Tế-Vũ
55)
Phan-Ngọc-Xuân
Các
SVSQ/HQ Khoá 10 Đệ-Nhất Nam-Dương.
Danh-Sách Khoá 11 (tháng 8-1961 đến tháng 4-1963):
1)
Nguyễn-A
2)
Phạm-Duy-Anh
2)
Nguyễn-Văn-Anh
4)
Nguyễn-Phú-Bá
5)
Trần-Hữu-Bân
6)
Trần-Ngọc-Bảo
7)
Hồ-Ngọc-Báu
8)
Hoàng-Đ́nh-Báu
9)
Vơ-Văn-Bảy
10)
Nguyễn-Hoài-Bích
11)
Trần-Ngọc-Bích
12)
Trần-Đ́nh-B́nh
13)
Trần-Đỗ-Cẩm
14)
Lê-Thượng-Chiêu
15)
Lưu-Lương-Cơ
16)
Nguyễn-Văn-Cự
17)
Hồ-Đắc-Cung
18)
Hoàng-Dần
19)
Đặng-Diệm
20)
Trần-Thế-Diệp
21)
Trương-Văn-Đăng
22)
Trương-Quí-Đô
23)
Nguyễn-Tấn-Đơn
24)
Nguyễn-Châu-Giám
25)
Phan-Tứ-Hải
26)
Trần-Trọng-Hải
27)
Phạm-Văn-Hàm
28)
Trần-Văn-Hoa-Em
29)
Lê-Văn-Huê
30)
Đinh-Mạnh-Hùng
31)
Phạm-Văn-Hưng
32)
Nguyễn-Xuân-Huy
33)
Nguyễn-Kim-Khánh
34)
Trần-Hữu-Khánh
35)
Lư-Anh-Kiệt
36)
Vơ-Duy-Kỷ
37)
Nguyễn-Xuân-Lang
38)
Lê-Quang-Lập
39)
Nguyễn-Văn-Lộc
40)
Lê-Kim-Lợi
41)
Vĩnh-Lợi
42)
Nguyễn-Ngọc-Long
43)
Trần-Đ́nh-Liệu
44)
Nguyễn-Ngọc-Luân
45)
Đặng-Vĩnh-Mai
46)
Hứa-Hồng-Minh
47)
Phạm-Văn-Minh
48)
Lê-Thành-Nam
49)
Mai-Quang-Nẫm
50)
Nguyễn-Nghĩa
51)
Nguyễn-Nguyên
52)
Nguyễn-Văn-Ơn
53)
Ngô-Tấn-Quanh (K10 )
54)
Vơ-Văn-Quợt
55)
Lê-Văn-Quí
56)
Nguyễn-Ngọc-Quyên
57)
Phạm-Trọng-Quỳnh
58)
Trương-Hữu-Quưnh
59)
Phạm-Đức-Riễn
60)
Nguyễn-Thanh-Sắc
61)
Vũ-Hữu-San
62)
Dương-Quang-Sang
63)
Nguyễn-Văn-Tánh
64)
Nguyễn-Minh-Thành
65)
Trần-Quang-Thiệu
66)
Trịnh-Đ́nh-Thiện
67)
Nguyễn-Ngọc-Thông
68)
Trương-Văn-Thịnh
69)
Phan-Thành-Thuận
70)
Vơ-Quang-Thủ
71)
Phan-Lạc-Tiếp
72)
Phạm-Văn-Thụy
73)
Nguyễn-Cao-Toàn
74)
Nguyễn-Văn-Tính
75)
Vũ-Bá-Trạch
76)
Nguyễn-Chí-Toàn
77)
Nguyễn-Tường
78)
Trần-Văn-Trung
79)
Ngô-Xuân-Ư
80)
Bùi-Quang-Vinh
81)
Chu-Bá-Yến
Chân
Dung 81 SVSQ/HQ Khoá 11 (XI) Đệ-Nhất Bảo-B́nh tŕnh-bày trong Niên-Giám 40 năm
Kỷ-Niệm Khoá 11, 2001, Trang 35-36.
Danh-Sách Khoá 12 (tháng 8-1962 đến tháng 3-1964):
1)
Trần-Ngọc-Anh
2)
Nguyễn-Đ́nh-Ấp
3)
Trần-Văn-Ba
4)
Lê-Như-Bái
5)
Nguyễn-Ban
6)
Vũ-Văn-Bang
7)
Nguyễn-Văn-Bảo
8)
Nguyễn-Hoàng-Be
9)
Nguyễn-Văn-Bé
10)
Lê-Văn-B́nh (K 10 )
11)
Lê-Văn-Cát
12)
Nguyễn-Văn-Căn
13)
Lê-Trọng Cận
14)
Nguyễn-Phước-Chắc
15)
Lê-Viêm-Côn
16)
Nguyễn-Văn-Danh
17)
Nguyễn-Văn-Đăng
18)
Lê-Phương-Đăng
19)
Trần-Thanh-Đào
20)
Ong-Văn-Đào
21)
Nguyễn-Khánh-Đông
22)
Nguyễn-Ngọc-Giang
23)
Nguyễn-Ngọc-Gia
24)
Nguyễn-Ngọc-Hà
25)
Nguyễn-Văn-Hiền
26)
Ngô-Thế-Hiển (K 10 )
27)
Nguyễn-Văn-Hoa
28)
Vơ-Duy-Hội
29)
Đoàn-Ngọc-Hùng
30)
Nguyễn-Hữu-Hùng
31)
Trần-Thiện-Hữu (K 10 )
32)
Nguyễn-Văn-Hy
33)
Triệu-Nguyên-Khâm
34)
Nguyễn-Duy-Khanh
35)
Nguyễn-Gia-Kiên
36)
Ngô-Khuây
37)
Nguyễn-Tiến-Lan
38)
Nguyễn-Thế-Lang
39)
Hồ-Lâm
40)
Nguyễn-Đ́nh-Lâm
41)
Đỗ-Trọng-Lễ
42)
Nguyễn-Khoa-Lô
43)
Phạm-Ngọc-Lộ
44)
Nguyễn-Lộc
45)
Nguyễn-Thiện-Lực
46)
Nguyễn-Văn-Minh
47)
Nguyễn-Gia-Nam
48)
Trần-Trọng-Ngà
49)
Huỳnh-Tấn-Nhân
50)
Lê-Huệ-Nhi
51)
Phan-Hữu-Niệm
52)
Nguyễn-Khương-Ninh
53)
Trương-Đ́nh-Ninh
54)
Trần-Văn-Phát
55)
Hồ-Tấn-Phát
56)
Nguyễn-Đa-Phúc
57)
Trương-Văn-Phương
58)
Nguyễn-Tạ-Quang
59)
Nguyễn-Hưng-Quảng
60)
Nguyễn-Duy Quấc
61)
Văn-Trung-Quân
62)
Trần-Công-Quốc
63)
Trần-Đ́nh-Quư
64)
Ngô-Sanh
65)
Ngô-Văn-Sơn
66)
Nguyễn-Sỉ
67)
Phạm-Văn-Tạo
68)
Trần-Văn-Tâm
69)
Vơ-Thành-Tâm
70)
Khúc-Tánh
71)
Ngụy-Văn-Thà
72)Trần-Ngọc-Thạch (K 10 )
73)
Đặng-Hữu-Thân
74)
Đỗ-Công-Thành
75)
Lê-Tấn-Thành
76)
Vơ-Ngọc-Thành
77)
Hà-Tấn-Thể
78)
Nguyễn-Trí-Thi
79)
Nguyễn-Th́n
80)
Nguyễn-Văn-Thiện
81)
Phạm-Đ́nh-Thiện
82)
Nguyễn-Tấn-Thơ
83)
Nguyễn-Trung-Thiều
84)
Trần-Hữu-Thu
85)
Lê-Đức-Thu
86)
Quách-Thuận
87)
Nguyễn-Thanh-Thuỷ
88)
Hoàng-Ngọc-Trai
89)
Lê-Triều
90)
Lê-Tấn-Triệu
91)
Nguyễn-Kim-Trọng
92)
Nguyễn-Chí-Trung
93)
Vơ-Văn-Trung
94)
Đỗ-Trừ
95)
Lê-Cao-Trực
96)
Nguyễn-Văn-Tư
97)
Nguyễn-Thiện-Từ
98)
Hà-Quang-Tự
99)
Châu-Ngọc-Tuấn
100)
Đỗ-Viết-Viễn
101)
Trần-Mạnh-Việt
102)
Đoàn-Quang-Vũ
103)
Lê-Văn-Xuân
Các
SVSQ/HQ Khoá 12 Đệ-Nhất Song Ngư
Danh-Sách Khoá 13 (tháng 5-1963 đến tháng 12-1964):
1)
Nguyễn-An
2)
Nguyễn-Văn-Anh
3)
Phạm-Ngọc-Ấn
4)
Đào-Tấn-Bách
5)
Thùy-Trinh-Bạch
6)
Hoàng-Xuân-Bái
7)
Dương-Văn-Bang
8)
Nguyễn-Văn-Bào
9)
Nguyễn-Thụy-Bích
10)
Nguyễn-Xuân-Biên
11)
Hoàng-Trọng-Biểu (K16 Đà-Lạt)
12)
Nguyễn-Mạnh-B́nh
13)
Lê-Văn-Cảnh
14)
Phạm-Gia-Chính
15)
Nguyễn-Hoàng-Chương
16)
Nguyễn-Hồng-Diệm (K16 Đà-Lạt)
17)
Lê-Tiến-Diện
18)
Nguyễn-Dinh
19)
Nguyễn-Thụy-Đào
20)
Nguyễn-Đăng-Đốm
21)
Trương-Hoàng-Đông
22)
Nguyễn-Minh-Đức
23)
Ung-Văn-Đức
24)
Đặng-Vũ-Hạ
25)
Vơ-Đức-Hà
26)
Nguyễn-Văn-Hải
27)
Bùi-Tiến-Hoàn
28)
Hồ-Đắc-Hậu
29)
Từ-Thiện-Hay
30)
Hoàng-Hiền
31)
Nguyễn-Hiệp-Hoài
32)
Phi-Ngọc-Khánh
33)
Phạm-Hữu-Khoa
34)
Đặng-Phước-Kiếm
35)
Nguyễn-Tấn-Kiện
36)
Nguyễn-Công-Anh-Kiệt
37)
Nguyễn-Đăng-Lạc
38)
Hoàng-Trí-Lễ
39)
Trần-Ngọc-Liên
40)
Nguyễn-Duy-Long (K16 Đà-Lạt)
41)
Vơ-Công-Mạnh
42)
Phùng-Gia-Mùi (K16 Đà-Lạt)
43)
Nguyễn-Văn-Nghiă
44)
Tôn-Thất-Nghiă
45)
Lê-Đ́nh-Nghiệp
46)
Trương-Trung-Nguyên
47)
Phạm-Văn-Phấn
48)
Nguyễn-Xuân-Phô
49)
Nguyễn-Như-Phú (K16 Đà-Lạt)
50)
Hà-Thành-Phúc
51)
Lại-Tích-Phúc
52)
Lê-Văn-Phùng
53)
Vũ-Xuân-Phương
54)
Trương-Văn-Quí
55)
Nguyễn-Văn-Quyền
56)
Nguyễn-Văn-Sâm
57)
Trần-Minh-Sĩ
58)
Nguyễn-Gia-Song
59)
Nguyễn-Hữu-Sử
60)
Huỳnh-Quang-Sửu
61)
Đỗ-Hữu-Tài
62)
Hoàng-Đ́nh-Tân
63)
Nguyễn-Văn-Tân
64)
Nguyễn-Quang-Thái
65)
Hoàng-Đ́nh-Thanh (K16 Đà-Lạt)
66)
Nguyễn-Văn-Thắng
67)
Phạm-Thành
68)
Huỳnh-Ngọc-Thành
69)
Nguyễn-Hữu-Thoại
70)
Đoàn-Trọng-Thông
71)
Lê-Ngọc-Thu
72)
Nguyễn-Đ́nh-Thu
73)
Nguyễn-Đức-Thu (K16 Đà-Lạt)
74)
Dương-Duy-Thuần
75)
Ninh-Đức-Thuận
76)
Nguyễn-Văn-Thuận
77)
Nguyễn-văn-Thuật
78)
Lê-Văn-Thương
79)
Lê-Hữu-Thương
80)
Lâm-Nguơn-Tốt
81)
Trần-Thế-Tráng
82)
Mai-Văn-Trị
83)
Bùi-Đức-Tu
84)
Nguyễn-Văn-Tùng
85)
Trần-Thanh-Tùng
86)
Phan-Vinh
87)
Trần-Như-Ư
Các
SVSQ/HQ Khoá 13 Đệ-Nhị Dương-Cưu nghiêm-trang chào kiếm ngày ra trường ngày 14
tháng 11 năm 1964 (Trang b́a Nguyệt-san Lướt-Sóng số 11).
Danh-Sách Khoá 14 (tháng 4-1964 đến tháng 12-1965):
1)
Phó-Thái-An
2)
Trần-Quốc-Bá
3)
Trần-Bá-Bảy
4)
Trịnh-Thanh-B́nh
5)
Nguyễn-Bê
6)
Lê-Ngọc-Cảnh
7)
Trần-Văn-Căn
8)
Hồ-Trung-Chánh
9)
Lê-Văn-Chuộng
10)
Lê-Trọng-Chúng
11)
Lê-Quang-Chương
12)
Nguyễn-Văn-Cung
13)
Nguyễn-An-Cường
14)
Trần-Quốc-Cường
15)
Nguyễn-Thành-Danh
16)
Nguyễn-Trạch-Dân
17)
Phạm-Văn-Diên
18)
Vũ-Trọng-Dụng
19)
Lê-Tất-Dũng
20)
Phạm-Quang-Đạt
21)
Vơ-Minh-Đăng
22)
Phạm-Mạnh-Đề
23)
Ngô-Ngọc-Điệp
24)
Đặng-Văn-Đỉnh
25)
Ninh-Duy-Định
26)
Nguyễn-Đăng-Đóm (K13 )
27)
Nguyễn-Văn-Đơ
28)
Lê-Đơn
29)
Nguyễn-Văn-Đông
30)
Nguyễn-Văn-Đồng
31)
Phạm-Văn-Giác
32)
Nguyễn-Hải
33)
Nguyễn-Tiền-Hải
34)
Tống-Phước-Hải
35)
Trịnh-Long-Hải
36)
Trương-Công-Hải
37)
Đoàn-Hồng-Hải
38)
Nguyễn-Tâm-Hàn
39)
Phan-Như-Hoàng
40)
Trương-Minh-Hoàng
41)
Đoàn-Trọng-Hiệp
42)
Phạm-Văn-Hồng
43)
Nguyễn-Văn-Hồng
44)
Nguyễn-Thế-Hoà
45)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
46)
Ngô-Trọng-Hùng
47)
Trần-Thanh-Khải
48)
Trần-Cao-Khải
49)
Bùi-Khắc-Kỳ
50)
Nguyễn-Văn-Kỳ
51)
Trần-Ngọc-Linh
52)
Lâm-Thành-Lực
53)
Nguyễn-Văn-Lưu
54)
Nguyễn-Hữu-Lư
55)
Hoàng-Công-Minh
56)
Nguyễn-Công-Minh
57)
Lê-Văn-Minh
58)
Nguyễn-Văn-Mùi
59)
Lê-Công-Mừng
60)
Nguyễn-Mỹ
61)
Hoàng-Đại-Nhân
62)
Nguyễn-Thanh-Phong
63)
Vơ-Tấn-Phước
64)
Huỳnh-Công-Phương
65)
Phan-Văn-Phương
66)
Phan-Văn-Phưởng
67)
Nguyễn-Đức-Quang
68)
Bùi-Tiết-Quư
69)
Lê-Văn-Quư
70)
Vơ-Văn-Quyền
71)
Đặng-Hữu-Quyết
72)
Bùi-Văn-Sang
73)
Huỳnh-Ái-Tân
74)
Đoàn-Minh-Tấn
75)
Trầm-Hữu-Tạo
76)
Đỗ-Sĩ-Thạc
77)
Hoàng-Xuân-Thiết
78)
Trần-Bổn-Thiện
79)
Nguyễn-Văn-Thông
80)
Phùng-Học-Thông
81)
Văn-Trung-Thu
82)
Trần-Minh-Thuận
83)
Dương-Duy-Thuần (K13 )
84)
Trần-Mạnh-Thường
85)
Nguyễn-Văn-Tiếng
86)
Trịnh-Xuân-Tiểu
87)
Mai-Văn-Toàn
88)
Nguyễn-Bá-Trác
89)
Tăng-Văn-Trâm
90)
Nguyễn-Hữu-Trang
91)
Đinh-Ngọc-Tri
92)
Nguyễn-Minh-Tú
93)
Tống-Khắc-Tuấn
94)
Nguyễn-Hoàng-Tuấn
95)
Lê-Anh-Tuấn
96)
Trần-Minh-Tuệ
97)
Nguyễn-Thành-Tư
98)
Phạm-Văn-Ty
99)
Vơ-Văn-Tỷ
100)
Lê-Thiệu-Hùng
Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 14 tập-họp tại sân trước.
Quang-cảnh Vơ-đường, nơi các SVSQ/HQ luyện-tập Nhu-đạo.
Danh-Sách Khoá 15 (tháng 11-1964 đến tháng 7-1966):
1)
Nguyễn-Ngọc-Ấn
2)
Trần-Quốc-Bá (K14 )
3)
Phạm-Văn-Bảy
4)
Phan-Văn-Bích
5)
Hồ-Trung-Chánh (K14 )
6)
Nguyễn-Mộng-Châu
7)
Đỗ-Văn-Chim
8)
Trần-Quế-Chính
9)
Phạm-Văn-Chí
10)
Liêu-Chơn
11)
Lê-Văn-Chuộng (K14 )
12)
Ngô-Như-Chương
13)
Nguyễn-Kim-Chưởng
14)
Trần-Quốc-Cường
15)
Nguyễn-Thành-Danh
16)
Vũ-Duy-Dần
17)
Nguyễn-Minh-Diệu
18)
Trần-Văn-Du
19)
Trần-Văn-Dùng
20)
Lê-Khánh-Dư
21)
Ngô-Minh-Dương
22)
Lê-Văn-Điển
23)
Lê-Khắc-Đỉnh
24)
Huỳnh-Tấn-Định
25)
Đặng-Trọng-Đính
26)
Lê-Đ́nh-Đức
27)
Nguyễn-Lương-Đường
28)
Nguyễn-Hải (K14 )
29)
Nguyễn-Văn-Hào
30)
Lê-Khuê-Hào
31)
Nguyễn-Văn-Hoà
32)
Trần-Chí-Hoạt
33)
Dương-Chỉ-Hồng
34)
Trần-Văn-Hồng
35)
Phạm-Trịnh-Huân
36)
Đoàn-Văn-Huệ
37)
Nguyễn-Ngọc-Hùng
38)
Trần-Cao-Khải
39)
Phạm-Xuân-Kha
40)
Vương-Quang-Khiết
40)
Nguyễn-Tuấn-Khanh
42)
Nguyễn-Văn-Kiện
43)
Phạm-Huy-Kiên
44)
Phùng-Thiện-Lộc
45)
Đặng-Quang-Lạc
46)
Nguyễn-Văn-Lợi
47)
Nguyễn-Thanh-Lộc
48)
Lê-Xuân-Lương
49)
Trần-Kim-Long
50)
Vơ-Minh-Mẫn
51)
Nguyễn-Công-Lư
52)
Nguyễn-Văn-Minh
53)
Trần-Văn-Mến
54)
Ngô-Ngọc-Minh
55)
Hồ-Dương-Minh
56)
Hồ-Văn-Nam
57)
Nguyễn-Anh-Minh
58)
Nguyễn-Hữu-Ngàn
59)
Nguyễn-Vơ-Nam
60)
Lê-Văn-Phong
61)
Vơ-Hữu-Nghiă
62)
Nguyễn-Văn-Phước
63)
Phạm-Đ́nh-Phùng
64)
Nguyễn-Văn-Quang
65)
Lương-Văn-Phước
66)
Hoàng-Phúc-Quyến
67)
Phạm-Hùng-Quang
68)
Phan-Văn-Sanh
69)
Phạm-Bích-San
70)
Tôn-Thất-Phú-Sĩ
71)
Nguyễn-Văn-Sáu
72)
Phan-Thanh-Sử
73)
Nguyễn-Văn-Sum
74)
Huỳnh-Hữu-Sương
75)
Nguyễn-Văn-Sương
76)
Vơ-Văn-Tám
77)
Phạm-Hữu-Tài
78)
Trần-Văn-Thảo
79)
Nguyễn-Thế-Tế
80)
Lâm-Khả-Thanh
81)
Nguyễn-Văn-Thành
82)
Nguyễn-Kim-Thăng
83)
Nguyễn-Văn-Thắng
84)
Nguyễn-Hữu-Thiện
85)
Trần-Bổn-Thiện (K14 )
86)
Nguyễn-Phước-Thọ
87)
Nguyễn-Văn-Thịnh
88)
Hà-Thúc-Thụy
89)
Nguyễn-Minh-Thoại
90)
Trịnh-Như-Toàn
91)
Huỳnh-Văn-Tỏ
92)
Phan-Văn-Trạng
93)
Đào-Vĩnh-Tống
94)
Trần-Khắc-Trí
95)
Trần-Văn-Trí
96)
Tạ-Văn-Triết
97)
Vơ-Văn-Trí
98)
Trần-Vĩnh-Trung
99)
Phan-Tấn-Triệu
100)
Vương-Thế-Tuấn
101)
Vũ-Đ́nh-Tuấn
102)
Lê-Văn-Vinh
103)
Bùi-Tỵ
104)
Hoàng-Mộng-Xuyên
105) Dư
Xinh
106)
Mai-Viết-Xuân
107)
Nguyễn-Trường-Yên
Danh-Sách Khoá 16 (tháng 1-1966 đến tháng 7-1967):
1)
Vơ-Văn-Á
2)
Lư-Ngọc-Ẩn
3)
Nguyễn-Văn-Ba
4)
Nguyễn-Văn-Bân
5)
Nguyễn-Ngọc-Bích
6)
Trịnh-Trọng-B́nh
7)
Đoàn-Văn-Bường
8)
Cao-Đ́nh-Cần
9)
Phan-Bội-Chân
10)
Nguyễn-Mộng-Châu (K15 )
11)
Nguyễn-Ngọc-Châu
12)
Tôn-Long-Châu
13)
Nguyễn-Đ́nh-Châu
14)
Nguyễn-Kim-Chường (K15 )
15)
Phạm-Tiến-Cương
16)
Lê-Cư
17)
Trần-Văn-Dùng
18)
Trần-Văn-Dùng (K15 )
19)
Vũ-Hữu-Dũng
20)
Lương-Ngọc-Diệp
21)
Đặng-Huy-Đạm
22)
Lâm-Ngọc-Đảnh
23)
Vũ-Bá-Đào
24)
Lê-Tấn-Đạt
25)
Vơ-Văn-Đô
26)
Nguyễn-Kim-Đồng
27)
An-Văn-Điện
28)
Diệp-Được
29)
Trang-Minh-Đường
30)
Hà-Quang-Hải
31)
Lê-Tứ-Hải
32)
Nguyễn-Minh-Hải
33)
Trần-Bá-Hạnh
34)
Hoàng-Minh-Hào
35)
Vũ-Thế-Hiệp
36)
Phạm-Xuân-Hoa
37)
Phan-Văn-Hoá
38)
Trần-Cao-Hoài
39)
Trần-Hoàng-Hoanh
40)
Trần-Đức-Huân
41)
Nguyễn-Văn-Huệ
42)
Lê-Văn-Hùng
43)
Nguyễn-Thanh-Hùa
44)
Bùi-Văn-Hưng
45)
Huỳnh-Quang-Hưng
46)
Phạm-Huy-Hy
47)
Vơ-Hương
48)
Vơ-Bửu-Khai
49)
Nguyễn-Hữu-Ích
50)
Phạm-Vũ-Kim
51)
Phan-Huy-Kiên (K15 )
52)
Nguyễn-Văn-Lâm
53)
Nguyễn-Văn-Lang
54)
Vương-Bảo-Long
55)
Hồ-Văn-Lăng
56)
Vơ-Anh-Luông
57)
Ninh-Thế-Lung
58)
Trịnh-Xuân-Mai
59)
Phạm-Văn-Lư
60)
Nghiêm-Doăn-Minh
61)
Phạm-Đức-Mău
62)
Lê-Tài-Nghiă
63)
Hoàng-Trọng-Ngân
64)
Lê-Lương-Ngô
65)
Nguyễn-Văn-Nghiă
66)
Tạ-Cự-Nguyên
67)
Nguyễn-Hoàng-Nguyên
68)
Đỗ-Đăng-Phái
69)
Nguyễn-Khắc-Nham
70)
Nguyễn-Văn-Phong
71)
Phạm-Bách-Phi
72)
Nguyễn-Duy-Quan
73)
Nguyễn-Vinh-Phong
74)
Lê-Xuân-Quang
75)
Đỗ-Đ́nh-Quang
76)
Liêu-Quyên
77)
Huỳnh-Văn-Quắn
78)
Trần-Cao-Sạ
79)
Lê-Thúc-Quỳnh
80)
Nguyễn-Văn-Sinh
81)
Nguyễn-Đ́nh-Sài
82)
Nguyễn-Xuân-Sơn
83)
Trịnh-Thiếu-Sinh
84)
Phạm-Hữu-Tài (K15 )
85)
Lâm-Tấn-Tài
86)
Nguyễn-Hải-Tâm
87)
Hồ-Xuân-Tành
88)
Trần-Thanh-Tâm
89)
Nguyễn-Minh-Tâm
90)
Nguyễn-Văn-Tần
91)
Trần-Hữu-Tân
92)
Nguyễn-Thế-Tế (K15 )
93)
Dương-Văn-Tèo
94)
Trần-Văn-Thái
95)
Trương-Văn-Thạch
96)
Vũ-Công-Thành
97)
Trần-Ngọc-Thanh
98)
Trần-Bá-Thọ
99)
Nguyễn-Đ́nh-Thiện
100)
Lư-Thành-Thông
101)
Vũ-Ngọc-Thọ
102)
Bùi-Trung-Thu
103)
Trương-Quang-Tích
104)
Nguyễn-Văn-Thuận
105)
Hà-Xuân-Thụ
106)
Lê-Thiện-Thuật
107)
Nguyễn-Lương-Thuật
108)
Chu-Văn-Tiến
109)
Lê-Văn-Thự
110)
Vũ-Văn-Ṭng
111)
Đỗ-Nhân-Tiêm
112)
Đường-Minh-Trí
113)
Trần-Viết-Trang
114)
Vơ-Văn-Trí (K15 )
115)
Hoàng-Minh-Trí
116)
Phạm-Văn-Trung
117)
Ngô-Văn-Tŕ
118)
Phan-Quang-Trung
119)
Lê-Quang-Trung
120)
Bùi-Văn-Trung
121)
Lê-Bảo-Trung
122)
Trịnh-Văn-Trỵ
123)
Lê-Công-Trứ
124)
Huỳnh-Phước-Tuấn
125)
Đặng-Đ́nh-Tuân
126)
Ngô-Đức-Tựu
127)
Trịnh-Xuân-Tụng
128)
Trần-Tam-Văn
129)
Nguyễn-Công-Uông
130)
Hồ-Sĩ-Vững
131)
Hồ-Ngọc-Văn
132)
Đặng-Văn-Vững
133)
Nguyễn-Văn-Vân
Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 16 và khoá đàn em.
Giờ
Hải-pháo của các Sinh-Viên Sĩ-Quan Khoá 16 với cây Bofors 40 ly kép.
Danh-Sách Khoá 17 (tháng 8-1966 đến tháng 3-1966):
1)
Thái-Văn-A
2)
Phan-Đ́nh-Bá
3)
Trần-Đ́nh-Bá
4)
Đàm-Đ́nh-B́nh
5)
Nguyễn-Bá-Bường
6)
Bùi-Văn-Cán
7)
Trần-Ngọc-Cảnh
8)
Nguyễn-Chí-Cần
9)
Phạm-Văn-Cần
10)
Vơ-Văn-Chiêu
11)
Đỗ-Văn-Chiểu
12)
Phan-Văn-Chín
13)
Đào-Quang-Chính
14)
Nguyễn-Chính
15)
Lê-Bá-Chỉnh
16)
Nguyễn-Ngọc-Cơ
17)
Nguyễn-Đăng-Cương
18)
La-Thành-Danh
19)
Nguyễn-Việt-Dân
20)
Lương-Ngọc-Diệp
21)
Trần-Kim-Diệp
22)
Nguyễn-Văn-Diệp
23)
Đỗ-Đăng-Doanh
24)
Nguyễn-Mạnh-Dũng
25)
Đồng-Văn-Dũng
26)
Lê-Hoàng-Đạo
27)
Nguyễn-Văn-Đạo
28)
Nguyễn-Tấn-Đạt
29)
Trần-Ngọc-Điển
30)
Huỳnh-Công-Định
31)
Ngô-Đô
32)
Vơ-Thành-Đông
33)
Nguyễn-Hữu-Đức
34)
Ngô-Văn-Giai
35)
Lê-Ngọc-Giáo
36)
Thềm-Sơn-Hà
37)
Nguyễn-Khắc-Hải
38)
Đào-Văn-Hải
39)
Phan-Thế-Hậu
40)
Phạm-Sĩ-Hậu
41)
Hoàng-Như-Hiền
42)
Lê-Tâm-Hiệp
43)
Nguyễn-Vơ-Hiệp
44)
Mạc-Công-Hiếu
45)
Nguyễn-Đăng-Hoa
46)
Lê-Hữu-Hoà
47)
Phạm-Văn-Hoà
48)
Nguyễn-Văn-Hoàng
49)
Phạm-Minh-Hoàng
50)
Nguyễn-Ngọc-Hội
51)
Vũ-Ngọc-Hùng
52)
Quách-Nguơn-Hưng
53)
Nguyễn-Tấn-Hưng
54)
Lê-Tự-Hưng
55)
Nguyễn-Đức-Khải
56)
Lương-Kh́
57)
Đào-Đức-Khiết
58)
Phạm-Bá-Khoát
59)
Cao-Khương
60)
Vơ-Kiết
61)
Lê-Kim-Ḱnh
62)
Hồ-Văn-Lăng
63)
Nguyễn-Trần-Lê
64)
Vơ-Liệp
65)
Nguyễn-Bá-Lộc
66)
Trần-Trọng-Lộc
67)
Dương-Phát-Lợi
68)
Nguyễn-Khắc-Long
69)
Nguyễn-Thành-Long
70)
Hà-Ngọc-Lưu
71)
Đoàn-Ngọc-Lư
72)
Lê-Văn-Minh
73)
Tôn-Thất-Minh
74)
Trần-Văn-Minh
75)
Nguyễn-Văn-Muội
76)
Hồ-Văn-Năm
77)
Ngô-Văn-Ngàn
78)
Đặng-Văn-Ngăi
79)
Hoàng-Trọng-Ngân
80)
Nguyễn-Bích-Ngân
81)
Nguyễn-Đức-Nghiă
82)
Nguyễn-Ngọc
83)
Đỗ-Đăng-Phái
84)
Nguyễn-Châu-Phú
85)
Nguyễn-Hữu-Phúc
86)
Trần-Văn-Phương
87)
Nguyễn-Thành-Phước
88)
Trương-Ngọc-Phước
89)
Nguyễn-Văn-Phước
90)
Nguyễn-Xuân-Quang
91)
Đỗ-Văn-Quả
92)
Đỗ-Ngọc-Quảng
93)
Đặng-Văn-Quảng
94)
Nguyễn-Văn-Sáu
95)
Trần-Văn-Siêng
96)
Nguyễn-Văn-Sơn
97)
Trần-Trọng-An-Sơn
98)
Vũ-Trọng-Sơn
99)
Nguyễn-Văn-Sung
100)
Hồ-Văn-Tạo
101)
Nguyễn-Trung-Tâm
102)
Bùi-Văn-Tẩu
103)
Trương-Vĩnh-Thái
104)
Đỗ-Ngọc-Thạch
105)
Lương-Lễ-Thành
106)
Lâm-Hữu-Thạnh
107)
Tạ-Nhựt-Thăng
108)
Đào-Văn-Thảo
109)
Phạm-Trọng-Thu
110)
Từ-Khánh-Thuận
111)
Lê-Văn-Thự
112)
Nguyễn-Tiếp
113)
Trịnh-Xuân-Tiểu
114)
Vũ-Thế-Tiệp
115)
Vũ-Văn-T́nh
116)
Phạm-Bá-Toàn
117)
Trần-Văn-Toàn
118)
Nguyễn-Văn-Tới
119)
Đường-Minh-Trí
120)
Nguyễn-Thành-Trí
121)
Dương-Văn-Tŕnh
122)
Vơ-Quốc-Trị
123)
Trần-Vĩnh-Tuấn
124)
Nguyễn-Văn-Từ
125)
Phan-Mạnh-Tường
126)
Ngô-Đức-Tựu
127)
Huỳnh-Văn-Tư
128)
Nhan-Vân
129)
Nguyễn-Minh-Vân
130)
Nguyễn-Thanh-Vân
131)
Trần-Văn-Vân
132)
Trần-Văn-Vấn
133)
Trương-Thanh-Việt
134)
Huỳnh-Văn-Vẽ
135)
Ngô-Văn-Xinh
136)
Lê-Văn-Xuân
Các
SVSQ/HQ Khoá 17 Đệ-Nhị Hải-Sư.
Danh-Sách Khoá 18 (tháng 9-1967 đến tháng 7-1969):
1)
Bùi-Ngọc-Anh
2)
Phan-Chánh-Bang
3)
Lê-Trọng-Bằng
4)
Nguyễn-Văn-Bé
5)
Phạm-Văn-Binh
6)
Trương-Xuân-B́nh
7)
Nguyễn-Bốn
8)
Nguyễn-Văn-Ca
9)
Trần-Đ́nh-Can
10)
Huỳnh-Ngọc-Cẩn
11)
Đỗ-Văn-Cảnh
12)
Phạm-Phú-Châu
13)
Bùi-Thiện-Chí
14)
Nguyễn-Chung
15)
Lê-Bá-Chư
16)
Phạm-Văn-Cương
17)
Mă-Hùng-Cường
18)
Trần-Hữu-Cu
19)
Đào-Dân
20)
Vũ-Tiến-Diệp
21)
Huỳnh-Ngọc-Duẫn
22)
Lê-Dung
23)
Phan-Tử-Duy
24)
Lê-Văn-Đàm
25)
Nguyễn-Minh-Đắc
26)
Nguyễn-Kim-Đạo
27)
Huỳnh-Công-Để
28)
Đặng-Ngọc-Điền
29)
Phạm-Thụy-Điển
30)
Trần-Đăng-Độ
31)
Nguyễn-Văn-Đồng
32)
Đặng-Trọng-Đức
33)
Phan-Đức
34)
Trần-Văn-Đức
35)
Nguyễn-Sơn-Hà
36)
Từ-Thanh-Hà
37)
Trần-Chấn-Hải
38)
Nguyễn-Chánh-Hàm
39)
Nguyễn-Thế-Hiệp
40)
Tôn-Thất-Hiếu
41)
Nguyễn-Văn-Hoà
42)
Trương-Văn-Hoà
43)
Thái-Thành-Huệ
44)
Hồ-Chí-Hùng
45)
Trần-Quang-Hùng
46)
Lê-Quí-Huy
47)
Nguyễn-Quốc-Hưng
48)
Nguyễn-Công-Khanh
49)
Nguyễn-Thuế-Khoa
50)
Nguyễn-Duy-Khương
51)
Trần-Ngọc-Lĩnh
52)
Lâm-Kim-Luôn
53)
Nguyễn-Mai
54)
Doăn-Măn
55)
Nguyễn-Văn-Minh
56)
Đặng-Văn-Mỹ
57)
Từ-Nam
58)
Trần-Kim-Ngọc
59)
Hà-Duy-Nhẩm
60)
Dương-Minh-Nhựt
61)
Cao-Thanh-Phong
62)
Nguyễn-Thanh-Phong
63)
Phan-Quang-Phúc
64)
Trần-Minh-Phúc
65)
Lê-Quang-Phục
66)
Nguyễn-Phụng
67)
Đỗ-Quảng
68)
Quách-Quảng
69)
Phạm-Quế
70)
Phạm-Hồng-Sanh
71)
Phạm-Văn-Sơm
72)
Đoàn-Xuyên-Sơn
73)
Lê-Minh-Tâm
74)
Bùi-Văn-Tẩu (K 17 )
75)
Luyện-Thái
76)
Nguyễn-Ngọc-Thành
77)
Vơ-Văn-Thành
78)
Trần-Đức-Thành
79)
Bùi-Ngọc-Thạnh
80)
Trịnh-Thông
81)
Hồ-Thống
82)
Huỳnh-Duy-Thưởng
83)
Nguyễn-Văn-Tiến
84)
Đỗ-Kim-Tiếng
85)
Nguyễn-Tự-Trân
86)
Nguyễn-Văn-Tranh
87)
Trần-Đại-Trung
88)
Vương-Đại-Trung
89)
Trần-Anh-Tuấn
90)
Phạm-Duy-Tùng
91)
Huỳnh-Kim-Tỷ
92)
Lê-Văn-Vẻ
93)
Nguyễn-Huy-Việt
94)
Trần-Vinh
95)
Nguyễn-Thanh-Xuân
96)
Mai-Văn-Bôn
97)
Nguyễn-Đức-Hoà
98)
Nguyễn-Trung-Ích
99)
Phạm-Hồng-Nhựt
100)
Trần-Đ́nh-Sở
101)
Lê-Văn-Thắng
Danh-Sách Khoá 19 (tháng 10-1968 đến tháng 2-1970):
1)
Trần-B́nh-An
2)
Trương-Thanh-An
3)
Huỳnh-Anh
4)
Vơ-Anh
5)
Đinh-Bá-Ánh
6)
Nguyễn-Ngọc-Ánh
7)
Nguyễn-Đ́nh-Ấm
8)
Đồng-Văn-Ba
9)
Nguyễn-Văn-Bá
10)
Nguyễn-Ngọc-Ban
11)
Vũ-Văn-Bang
12)
Nguyễn-Văn-Bé
13)
Đỗ-Quang-Bích
14)
Trần-Văn-Bính
15)
Trần-Văn-B́nh
16)
Nguyễn-B́nh
17)
Trần-Văn-Bửu
18)
Lê-Văn-Các
19)
Tống-Chiêu-Cầm
20)
Phạm-Viết-Chẩn
21)
Lê-Minh-Chánh
22)
Lê-Văn-Châu
23)
Ngô-Thanh-Chi
24)
Nguyễn-Kháng-Chiến
25)
Mai-Hữu-Chiếu
26)
Nguyễn-Minh-Chính
27)
Đặng-Văn-Cho
28)
Lê-Đức-Chuẩn
29)
Trương-Văn-Chung
30)
Nguyễn-Huy-Chương
31)
Nguyễn-Văn-Có
32)
Trương-Bá-Côn
33)
Nguyễn-Đức-Công
34)
Nguyễn-Văn-Cúc
35)
Nguyễn-Cư
36)
Nguyễn-Đ́nh-Cương
37)
Vơ-Thành-Cương
38)
Nguyễn-Hưng-Cường
39)
Phan-Hữu-Danh
40)
Nguyễn-Xuân-Diên
41)
Hồ-Văn-Diệp
42)
Trần-Ngọc-Diệp
43)
Nguyễn-Dụng
44)
Đào-Trung-Dũng
45)
Lê-Trung Dũng
46)
Lưu-Thái-Dũng
47)
Nguyễn-Tuấn-Dũng
48)
Nguyễn-Việt-Dũng
49)
Phan-Anh-Dũng
50)
Phó-Anh-Dũng
51)
Nguyễn-Phùng-Duyên
52)
Nguyễn-Hữu-Duyệt
53)
Hoàng-Công-Dược
54)
Thái-Dưỡng
55)
Phan-Văn-Đa
56)
Mai-Văn-Đạc
57)
Ngô-Văn-Đảng
58)
Đặng-Đ́nh-Đạt
59)
Lương-Văn-Đỉnh
60)
Nguyễn-Văn-Định
61)
Hồ-Kim-Đông
62)
Nguyễn-Hữu-Tô-Đồng
63)
Đoàn-Hồng-Đức
64)
Đỗ-Thành-Đức
65)
Nguyễn-Văn-Đức
66)
Lê-Văn-Được
67)
Thái-Văn-Được
68)
Ngũ-Hà
69)
Phạm-Ngọc-Hà
70)
Vương-Hà
71)
Lê-Văn-Hà
72)
Trịnh-Văn-Hai
73)
Nguyễn-Đ́nh-Hải
74)
Phạm-Phú-Hải
75)
Phan-Hồ-Hải
76)
Trần-Mạnh-Hải
77)
Trần-Văn-Hải
78)
Trịnh-Học-Hải
79)
Trương-Văn-Hải
80)
Trương-Văn-Hải
81)
Đỗ-Văn-Hạnh
82)
Vơ-Ngọc-Hạnh
83)
Nguyễn-Nghiă-Hiệp
84)
Bùi-Thế-Hiền
85)
Bùi-Huỳnh-Hoa
86)
Hồ-Ngọc-Hoa
87)
Vũ-Viết-Hoà
88)
Phạm-Văn-Hoan
89)
Huỳnh-Minh-Hoàng
90)
Nguyễn-Hoàng
91)
Nguyễn-Thanh-Hoàng
92)
Nguyễn-Đ́nh-Hồng
93)
Nguyễn-Trí-Hồng
94)
Trần-Đức-Hợp
95)
Lê-Văn-Huệ
96)
Nguyễn-Văn-Huệ
97)
Bùi-Việt-Hùng
98)
Dương-Tấn-Hưng
99)
Đỗ-Thế-Hùng
100)
Hoàng-Huy-Hùng
101)
Nguyễn-Hùng
102)
Nguyễn-Đức-Hùng
103)
Phạm-Văn-Hùng
104)
Trịnh-Hùng
105)
Vơ-Kim-Huy
106)
Trần-Cẩm-Huyền
107)
Nguyễn-Ngọc-Hùa
108)
Ngô-Tiến-Hưng
109)
Nguyễn-Duy-Hưng
110)
Huỳnh-Phú-Hữu
111)
Lâm-Nhựt-Khánh
112)
Ngô-Sơn-Khánh
113)
Nguyễn-Hữu-Khánh
114)
Nguyễn-Công-Khiêm
115)
Nguyễn-Hữu-Khiêm
116)
Đinh-Tấn-Khoan
117)
Nguyễn-Văn-Khương
118)
Trần-Dư-Khương
119)
Đào-Sinh-Kim
120)
Đặng-Xuân-Kinh
121)
Vơ-Ngọc-Kinh
122)
Nguyễn-Văn-Kỳ
123)
Trương-Tấn-Lạc
124)
Trần-Ngọc-Lâm
125)
Hùa-Trịnh-Lân
126)
Nguyễn-Nguyên-Long
127)
Phan-Đăng-Long
128)
Nguyễn-Việt-Long
129)
Nguyễn-Việt-Long
130)
Trần-Minh-Lộc
131)
Trần-Văn-Lợi
132)
Mai-Ngọc-Lư
133)
Trần-Trọng-Lưu
134)
Đặng-Lư
135)
Đinh-Ngọc-Lư
136)
Nguyễn-Văn-Lư
137)
Nguyễn-Văn-Mai
138)
Đỗ-Khắc-Mạnh
139)
Hồng-Kim-Mến
140)
Huỳnh-Công-Minh
141)
Nguyễn-Trí-Minh
142)
Mai-Công-Minh
143)
Lợi-Cẩm-Minh
144)
Nguyễn-Trọng-Mộng
145)
Nguyễn-Bá-Muông
146)
Nguyễn-Viết-Mỹ
147)
Huỳnh-Hoàng-Nam
148)
Nguyễn-Văn-Năm
149)
Nguyễn-Hoa-Ngân
150)
Đặng-Trung-Nghiă
151)
Trần-Hữu-Nghiă
152)
Nguyễn-Văn-Ngọc
153)
Vơ-Thiếu-Ngọc
154)
Nguyễn-Văn-Ngọc
155)
Nguyễn-Bỉnh-Ngôn
156)
Hàng-Thanh-Nguyên
157)
Phó-Thái-Nguyên
158)
Lă-Văn-Nguyện
159)
Nguyễn-Bá-Nha
160)
Lâm-Hữu-Nhă
161)
Đinh-Như-Nhiên
162)
Đỗ-Thành-Nho
163)
Nguyễn-Hữu-Nhơn
164)
Vũ-Đ́nh-Nhuần
165)
Lê-Văn-Ninh
166)
Bùi-Ngọc-Nở
167)
Đinh-Hữu-Oanh
168)
Nguyễn-Văn-Oanh
169)
Nguyễn-Ngọc-Oánh
170)
Huỳnh-Công-Phát
171)
Hoàng-Văn-Phi
172)
Nguyễn-Thế-Phiệt
173)
Phạm-Bùi-Phôi
174)
Nguyễn-Đức-Phụng
175)
Huỳnh-Hữu-Phước
176)
Nguyễn-Hữu-Phước
177)
Nguyễn-Văn-Phước
178)
Nguyễn-Văn-Phước
179)
Phạm-Văn-Phước
180)
Trần-Văn-Phước
181)
Trần-Văn-Phước
182)
Lê-Tấn-Phương
183)
Lê-Văn-Quá
184)
Trần-Chí-Quan
185)
Nguyễn-Đức-Quang
186)
Nguyễn-Tấn-Quang
187)
Trương-Quang
188)
Dương-Mạnh-Quân
189)
Phạm-Văn-Quí
190)
Nguyễn-Hữu-Quí
191)
Nguyễn-Quưnh
192)
Nguyễn-Văn-Quưt
193)
Lê-Rĩnh
194)
Trương-Văn-Sả
195)
Hồ-Sanh
196)
Huỳnh-Văn-Sanh
197)
Lâm-Sơn
198)
Nguyễn-Kỳ-Sơn
199)
Nguyễn-Thanh-Sơn
200)
Nguyễn-Trung-Sơn
201)
Nguyễn-Văn-Sơn
202)
Vũ-Đức-Sơn
203)
Lê-Thanh-Sử
205)
Nguyễn-Văn-Tài
205)
Hùa-Công-Tánh
206)
Nguyễn-Văn-Tao
207)
Lâm-Huy-Tào
208)
Đỗ-Văn-Tâm
209)
Lê-Công-Tâm
210)
Nguyễn-Văn-Tề
211)
Nguyễn-Thái
212)
Phạm-Hữu-Thái
213)
Lê-Công-Thành
214)
Nguyễn-Kư-Thành
215)
Vũ-Đức-Thành
216)
Cao-Quang-Thảo
217)
Huỳnh-Văn-Thắng
218)
Trương-Văn-Th́
219)
Lê-Chí-Thiện
220)
Đỗ-Xuân-Thọ
221)
Phạm-Đức-Thoan
222)
Nguyễn-Thành-Khôi
223)
Vơ-Hanh-Thông
224)
Lê-B́nh-Thu
225)
Nguyễn-Văn-Thuận
226)
Nguyễn-Hữu-Thượng
227)
Bùi-Tiến
228)
Nguyễn-Văn-Tiến
229)
Liệt-Tín
230)
Trương-Thành-Tính
231)
Trần-Văn-Tỉnh
232)
Nguyễn-Bửu-Toàn
233)
Trần-Thanh-Ṭng
234)
Dương-Đức-Trang
235)
Nguyễn-Văn-Tràng
236)
Trần-Trân
237)
Trần-Quang-Trần
238)
Trần-Văn-Tŕnh
239)
Nguyễn-Trọng
240)
Nguyễn-Hùng-Q - Trọng
241)
Trần-Văn-Trọng
242)
Huỳnh-Văn-Trung
243)
Phan-Văn-Trung
244)
Trần-Chí-Trung
245)
Đào-Lê-Minh-Truyết
246)
Ngô-Đồng-Trực
247)
Nguyễn-Trực
248)
Lâm-Kim-Tuấn
249)
Lâm-Phước-Tuấn
250)
Phạm-Anh-Tuấn
251)
Trần-Tuấn
252)
Nguyễn-Bá-Tuế
253)
Đinh-Văn-Tùng
254)
Trần-Thanh-Tùng
255)
Đặng-Vũ-Quang-Tuyên
256)
Phùng-Văn-Tuyên
257)
Nguyễn-Tấn-Tư
258)
Nguyễn-Văn-Tư
259)
Phạm-Văn-Tư
260)
Lê-Văn-Từ
261)
Nguyễn-Hữu-Từ
262)
Bùi-Nguyên-Tường
263)
Nguyễn-Văn-Tỷ
264)
Trần-Phước-Vạn
265)
Lương-Minh-Viễn
266)
Trần-Trúc-Việt
267)
Nguyễn-Văn-Vinh
268)
Nguyễn-Văn-Vĩnh
269)
Cao-Xuân-Vũ
270)
Hồng-Kiến-Xanh
271)
Trần-Xuân
272)
Âu-Địch-Xương
Các
SVSQ/HQ Khoá 19 chuẩn-bị làm lễ tuyên-thệ.
Danh-Sách Khoá 20 (tháng 8-1969 đến tháng 8-1970):
1)
Trần-Văn-An
2)
Nguyễn-Anh
3)
Bùi-Cảnh-Bằng
4)
Đỗ-Kim-Bảng
5)
Huỳnh-Văn-Bảnh
6)
Lưu-Quốc-Bảo
7)
Dương-Văn-Bê
8)
Nguyễn-Hữu-Bích
9)
Phạm-Ngọc-Bích
10)
Ngô-Trọng-Các
11)
Nguyễn-Trọng-Cẩn
12)
Phạm-Văn-Cần
13)
Trần-Văn-Cần
14)
Nguyễn-Minh-Cang
15)
Nguyễn-Minh-Cảnh
16)
Nguyễn-Văn-Cấp
17)
Trần-Đức-Chấn
18)
Trần-Đức-Chấn
19)
Lê-Văn-Châu
20)
Nguyễn-Ngọc-Châu
21)
Nguyễn-Ngọc-Châu
22)
Đào-Cơ-Chí
23)
Huỳnh-Kim-Chiến
24)
Đinh-Văn-Chính
25)
Nguyễn-Đức-Chính
26)
Nguyễn-Văn-Chín
27)
Lê-Quang-Chung
28)
Nguyễn-Văn-Chưng
29)
Nguyễn-Văn-Chừng
30)
Chu-Văn-Chương
31)
Nghiêm-Xuân-Chương
32)
Vơ-Văn-Côi
33)
Bùi-Thành-Công
34)
Hoàng-Kim-Công
35)
Tôn-Thất-Cư
36)
Lâm-Ngọc-Cục
37)
Tôn-Thất-Cường
38)
Trần-Thanh-Danh
39)
Vơ-An-Dân
40)
Hoàng-Thế-Dân
41)
Hồ-Ngọc-Diệp
42)
Phùng-Ngọc-Ḍi
43)
Nguyễn-Xuân-Dục
44)
Nguyễn-Anh-Dũng
45)
Lê-Văn-Dũng
46)
Hoàng-Văn-Dũng
47)
Phan-Thiết-Dũng
48)
Phan-Thiếu-Dương
49)
Mai-Tất-Đắc
50)
Nguyễn-Văn-Đăng
51)
Nguyễn-Văn-Đệ
52)
Nguyễn-Duy-Điền
53)
Nguyễn-Văn-Điền
54)
Tô-Ngọc-Điệp
55)
Trần-Gia-Định
56)
Nguyễn-Văn-Độ
57)
Phạm-Văn-Độ
58)
Ngô-Hữu-Đoàn
59)
Trịnh-Công-Đoàn
60)
Trần-Tuấn-Đức
61)
Tiêu-Quang-Đức
62)
Đỗ-Văn-Đức
63)
Nguyễn-Tấn-Đực
64)
Nguyễn-Văn-Được
65)
Nguyễn-Văn-Gẫm
66)
Trần-Mạnh-Hà
67)
Vơ-Văn-Hạc
68)
Vơ-Văn-Hai
69)
Lê-Như-Hải
70)
Nguyễn-Hải
71)
Bùi-Tá-Hải
72)
Nguyễn-Hữu-Hải
73)
Đỗ-Minh-Hào
74)
Lê-Văn-Hậu
75)
Lê-Vĩnh-Hiệp
76)
Tăng-Văn-Hiệp
77)
Vũ-Quốc-Hiệp
78)
Lư-Đức-Hiệp
79)
Ngô-Minh-Hiếu
80)
Trương-Văn-Hiếu
81)
Nguyễn-Hoá
82)
Bùi-Đ́nh-Hoan
83)
Nguyễn-Duy-Hoà
84)
Nguyễn-Tuy-Hoà
85)
Nguyễn-Tấn-Hoành
86)
Nguyễn-Ngọc-Hoan
87)
Dương-Thanh-Hoàng
88)
Nguyễn-Đ́nh-Hoàng
89)
Phạm-Công-Hoàng
90)
Trần-Kim-Hoàng
91)
Huỳnh-Học
92)
Tô-Phước-Hồng
93)
Nguyễn-Văn-Huấn
94)
Lưu-An-Huê
95)
Nguyễn-Văn-Huệ
96)
Cai-Thế-Hùng
97)
Cao-Thế-Hùng
98)
Lâm-Quốc-Hùng
99)
Nguyễn-Hùng
100)
Nguyễn-Thế-Hùng
101)
Nguyễn-Xuân-Hùng
102)
Ngô-Viết-Hùng
103)
Hà-Mạnh-Hùng
104)
Nguyễn-Văn-Hùng
105)
Phạm-Văn-Hùng
106)
Phạm-Viết-Hùng
107)
Lưu-Đức-Huyến
108)
Trần-Ken
109)
Lê-Công-Khai
110)
Đặng-Ngọc-Khảm
111)
Huỳnh-Kim-Khanh
112)
Hoàng-Ngọc-Khang
113)
Hứa-Tư-Khanh
114)
Lê-Quang-Khanh
115)
Nguyễn-Phúc-Khanh
116)
Lư-Thế-Khiêm
117)
Đặng-Vũ-Khoan
118)
Nguyễn-Đăng-Khúc
119)
Huỳnh-Hữu-Khương
120)
Lê-Văn-Lai
121)
Nguyễn-Văn-Nhất-Lăng
122)
Huỳnh-Hữu-Lành
123)
Phan-Tử-Lập
124)
Trần-Văn-Lập
125)
Nguyễn-Hoàng-Liêm
126)
Nguyễn-Văn-Loan
127)
Lê-Văn-Lộc
128)
Nguyễn-Lộc
129)
Nguyễn-Bá-Lộc
130)
Trương-Minh-Lộc
131)
Nguyễn-Văn-Lộc
132)
Lê-Văn-Long
133)
Nguyễn-Văn-Long
134)
Nguyễn-Phước-Long
135)
Phan-Ngọc-Long
136)
Ngô-Văn-Long
137)
Ngô-Ngọc-Luật
138)
Trần-Văn-Lung
139)
Lê-Trọng-Lực
140)
Hà-Văn-Lượm
141)
Đoàn-Hữu-Lượng
142)
Phạm-Đăng-Lương
143)
Vũ-Hữu-Lư
144)
Phan-Văn-Minh
145)
Sâm-Hồng-Minh
146)
Nguyễn-Văn-Mười
147)
Lương-Quang-Mỹ
148)
Ngô-Hạnh-Nam
149)
Nguyễn-Hữu-Nam
150)
Nguyễn-Văn-Nam
151)
Trần-Văn-Nam
152)
Lương-Văn-Năng
153)
Nguyễn-Kỳ-Tuấn-Ngọc
154)
Nguyễn-Văn-Nhẩn
155)
Ngô-Bá-Nhẩn
156)
Mai-Nho
157)
Nguyễn-Văn-Như
158)
Đinh-Minh-Nhuận
159)
Ngô-Xuân-Ninh
160)
Lưu-Văn-Nở
161)
Nguyễn-Đ́nh-Noa
162)
Mai-Ngọc-Oanh
163)
Nguyễn-Duy-Phiên
164)
Vương-Thế-Phiệt
165)
Dương-Xuân-Phong
166)
Huỳnh-Phú
167)
Đỗ-Văn-Phú
168)
Vơ-Công-Phúc
169)
Lê-Phụng
170)
Mai-Kim-Phụng
171)
Trần-Đông-Phước
172)
Nguyễn-Công-Phương
173)
Huỳnh-Minh-Quang
174)
Lưu-Ngọc-Quang
175)
Nguyễn-Minh-Quan
176)
Nguyễn-Chí-Quốc
177)
Trương-Đ́nh-Quí
178)
Nguyễn-Văn-Quư
179)
Đặng-Ngọc-Quỳnh
180)
Nguyễn-Văn-Sáng
181)
Vơ-Uyên-Sao
182)
Huỳnh-Ngọc-Sơn
183)
Phan-Xuân-Sơn
184)
Đoàn-Viết-Sơn
185)
Nguyễn-Văn-Sơn
186)
Đỗ-Văn-Sứ
187)
Vũ-Văn-Sức
188)
Huỳnh-Văn-Tài
189)
Lê-Văn-Tài
190)
Bùi-Văn-Tâm
191)
Đàm-Thanh-Tâm
192)
Nguyễn-Chánh-Tâm
193)
Nguyễn-Văn-Tâm
194)
Nguyễn-Hùng-Tâm
195)
Lê-Đắc-Tân
196)
Nguyễn-Đ́nh-Tha
197)
Tôn-Thất-Thái
198)
Đinh-Đức-Thắng
199)
Nguyễn-Văn-Thắng
200)
Cung-Vĩnh-Thành
201)
Đặng-Công-Thành
202)
Dương-Văn-Thành
203)
Lê-Văn-Thạnh
204)
Lê-Văn-Thảnh
205)
Nguyễn-Đức-Thảo
206
Trần-Xuân-Thảo
207)
Đinh-Phú-Thịnh
208)
Đỗ-Quang-Tiếng
209)
Nguyễn-Lập-Thành
210)
Nguyễn-Trọng-Thành
211)
Tôn-Long-Thạnh
212)
Dương-Quang-Thời
213)
Nguyễn-Đ́nh-Thống
214)
Nguyễn-Trung-Thành
215)
Phạm-Văn-Th́
216)
Nguyễn-Hữu-Thiện
217)
Vũ-Đức-Thiều
218)
Nguyễn-Văn-Thước
219)
Lê-Văn-Thụy
220)
Phạm-Ngọc-Tiến
221)
Nguyễn-Đ́nh-Tiến
222)
Trần-Duy-Tín
223)
Kha-Tử-Tiếp
224)
Nguyễn-Kế-Toàn
225)
Nguyễn-Quang-Toàn
226)
Nhan-Thanh-Toàn
227)
Đỗ-Thế-Trác
228)
Nguyễn-Thế-Trạch
229)
Đoàn-Hữu-Trí
230)
Nguyễn-Minh-Trí
231)
Trần-Đ́nh-Triết
232)
Lê-Quang-Trinh
233)
Lê-Văn-Trừ
234)
Ngô-Nguyên-Trực
235)
Vũ-Huy-Tự
236)
Lữ-Anh-Tuấn
237)
Bùi-Lục-Tùng
238)
Dương-Thiệu-Tùng
239)
Bùi-Trịnh-Tường
240)
Đặng-Tuyên
241)
Vơ-Văn-Vân
242)
Nguyễn-Văn-Vang
243)
Đỗ-Thanh-Vẽ
244)
Đỗ-Duy-Vy
245)
Đỗ-Ngọc-Viêm
246)
Vĩnh-Viễn
247)
Hồ-Ái-Việt
248)
Trần-Việt
249)
Ngô-Văn-Vũ
250)
Phạm-Nghiă-Vụ
251)
Hồ-Văn-Xách
252)
Nguyễn-Văn-Xê
253)
Bạch-Xuân
254)
Nguyễn-Phùng-Xuân
255)
Nguyễn-Văn-Xuân
256)
Trần-Xuân
257)
Châu-Phúc-Yên
258)
Nguyễn-Văn-Yên
Các Cựu
SVSQ/HQ Khoá 20 họp mặt tại Hoa-Kỳ
Danh-Sách Khoá 21 (tháng 3-1970 đến tháng 3-1971):
1)
Nguyễn-Ngọc-A
2)
Trịnh-A
3)
Đào-Vĩnh-An
4)
Trần-Trọng-An
5)
Tôn-Thất-Án
6)
Nguyễn-Hoàng-Anh
7)
Trần-Anh
8)
Vơ-Văn-Anh
9)
Vơ-Triệu-Ba
10)
Phan-Văn-Bắc
11)
Đặng-Duy-Bảo
12)
Lê-Đăng-Bảo
13)
Nguyễn-Văn-Báu
14)
Lê-Văn-Be
15)
Nguyễn-Hoàng-Be
16)
Trần-Đăng-Bé
17)
Trang-Văn-Bé
18)
Phù-Hoà-Ben
19)
Trần-Văn-B́nh
20)
Bùi-Văn-Bửu
21)
Nguyễn-Văn-Cách
22)
Đỗ-Hữu-Cảnh
23)
Phan-Văn-Các
24)
Vơ-Chôm
25)
Lê-Tất-Chánh
26)
Nguyễn-Văn-Châu
27)
Vơ-Khắc-Chiêm
28)
Phạm-Hùng-Chiến
29)
Nguyễn-Ngọc-Chiểu
30)
Trần-Ngọc-Chiểu
31)
Nguyễn-Xuân-Chinh
32)
Đỗ-Văn-Chương
33)
Huỳnh-Châu-Công
34)
Hoàng-Trọng-Cường
35)
Mai-Tứ-Cường
36)
Nguyễn-Thiết-Cường
37)
Trần-Mạnh-Cường
38)
Hồ-Công-Cững
39)
Nguyễn-Văn-Dân
40)
Nguyễn-Diệt
41)
Huỳnh-Xuân-Dinh
42)
Tôn-Thất-Dũng
43)
Nguyễn-Văn-Dũng
44)
Đặng-Văn Dư
45)
Huỳnh-Văn-Dự
46)
Nguyễn-Duy
47)
Nguyễn-Ngọc-Dzao
48)
Phạm-Tấn-Đạt
49)
Hà-Ngọc-Đệ
50)
Lê-Ngọc-Đệ
51)
Nguyễn-Quang-Điệp
52)
Lâm-Văn-Đô
53)
Vơ-Văn-Đoàn
54)
Đỗ-Đoan
55)
Phạm-Văn-Đốc
56)
Phạm-Anh-Đông
57)
Phạm-Văn-Đức
58)
Phạm-Đ́nh-Đức
59)
Nguyễn-Được
60)
Nguyễn-Văn-Đượm
61)
Nguyễn-Trung-Gău
62)
Đặng-Văn-Giản
63)
Phạm-Văn-Giai
64)
Nguyễn-Tấn-Hà
65)
Vơ-Văn-Hà
66)
Nguyễn-Thanh-Hải
67)
Phan-Ngọc-Hân
68)
Nguyễn-Hữu-Hạnh
69)
Nguyễn-Hạnh
70)
Lê-Nguyên-Hảo
71)
Huỳnh-Trung-Hiếu
72)
Dương-Đức-Hiền
73)
Nguyễn-Văn-Hiền
74)
Hồ-Văn-Hoà
75)
Huỳnh-Cộng-Hoà
76)
Vơ-Hoà
77)
Huỳnh-Hùng-Hoàng
78)
Phạm-Thúc-Hoàng
79)
Trần-Văn-Hoàng
80)
Nguyễn-Văn-Hoành
81)
Nguyễn-Hoạt
82)
Lê-Công-Hội
83)
Nguyễn-Quư-Hội
84)
Nguyễn-Trí-Hồng (K 19 )
85)
Nguyễn-Hồng
86)
Phó-Phước-Hồng
87)
Thái-Văn-Hồng
88)
Trần-Thanh-Hồng
89)
Bùi-Quốc-Hung
90)
Nguyễn-Văn-Hưng
91)
Trần-Đ́nh-Hùng
92)
Đỗ-Mạnh-Hùng
93)
Ngô-Thanh-Hùng
94)
Nguyễn-Hoài-Hùng
95)
Phạm-Công-Hùng
96)
Trần-Viết-Hùng
97)
Cao-Bích-Quốc-Huy
98)
Ngô-Hương
99)
Lâm-Hưng
100)
Đặng-Tiến-Hung
101)
Nguyễn-Sỉ-Hy
102)
Lê-Văn-Khá
103)
Phạm-Văn-Khanh
104)
Huỳnh-Tấn-Khen
105)
Lâm-Thanh-Khiết
106)
Phạm-Khắc-Khiêm
107)
Lê-Văn-Khoái
108)
Vương-Văn-Khôi
109)
Lâm-Tấn-Khương
110)
Vương-Anh-Kiệt
111)
Đinh-Văn-Kính
112)
Nguyễn-Văn-Kính
113)
Nguyễn-Anh-Kỳ
114)
Lư-Thuận-Kỳ
115)
Phạm-Đức-Lai
116)
Vơ-Văn-Lâm
117)
Lương-Nguyên-Lân
118)
Phan-Văn-Lân
119)
Nguyễn-Kỳ-Lăng
120)
Nguyễn-Văn-Lập
121)
Đoàn-Văn-Lập
122)
Lê-Văn-Liêm
123)
Lê-Văn-Liễu
124)
Dương-Thành-Long
125)
Nguyễn-Bùi-Thăng-Long
126)
Nguyễn-Đức-Lợi
127)
Dương-Ngọc-Lợi
128)
Vĩnh-Lợi
129)
Nguyễn-Tiến-Lực
130)
Nguyễn-Văn-Lực
131)
Hoàng-Ngọc-Lược
132)
Trần-Văn-Lựu
133)
Vơ-Văn-Lựu
134)
Nguyễn-Văn-Lư
135)
Nguyễn-Đức-Lư
136)
Nguyễn-Tuấn-Mănh
137)
Lê-Văn-Minh
138)
Lê-Văn-Minh
139)
Nguyễn-Hữu-Minh
140)
Trần-Quang-Minh
141)
Nguyễn-Ngọc-Mục
142)
Nguyễn-Văn-Mông
143)
Lưu-Văn-Mười
144)
Nguyễn-Kim-Hoàng-Mỹ
145)
Vũ-Ngô-Mỹ
146)
Trần-Văn-Năm
147)
Vĩnh-Đại-Nam
148)
Đỗ-Cao-Năm
149)
Nguyễn-Văn-Năm
150)
Đoàn-Cảnh-Nga
151)
Ngô-Quang-Nghi
152)
Nguyễn-Thanh-Nghiă
153)
Phạm-Văn-Ngố
154)
Trần-Kim-Ngọc
155)
Nguyễn-Văn-Nguyên
156)
Huỳnh-Văn-Trung-Nguyên
157)
Lê-Thành-Nhân
158)
Đỗ-Ngọc-Nhẫn
159)
Thiều-Đăng-Nhớ
160)
Hồ-Văn-Nhỏ
161)
Phu-Nỉ
162)
Lê-Văn-Nước
163)
Lê-Đức-Phan
164)
Huỳnh-Văn-Phát
165)
Lu-Khả-Phát
166)
Vơ-Thành-Phố
167)
Lê-Văn-Phú
168)
Lê-Kiều-Phú
169)
Đặng-Đ́nh-Phú
170)
Đặng-Hữu-Phước
171)
Nguyễn-Văn-Phước
172)
Nguyễn-Văn-Phước
173)
Trần-Dụng-Phước
174)
Lê-Đăng-Phương
175)
Trần-Đăng-Phương
176)
Nguyễn-Túy-Phượng
177)
Nguyễn-Minh-Quân
178)
Văn-Công-Quân
179)
Trần-Văn-Quang
180)
Tạ-Quang
181)
Đặng-Quí
182)
Nguyễn-Viết-Quí
183)
Huỳnh-Phú-Quốc
184)
Nguyễn-Quốc
185)
Nguyễn-Đ́nh-Quí
186)
Phạm-Ngọc-Quỳnh
187)
Lê-Văn-Sang
188)
Nguyễn-Văn-Sáng
189)
Nguyễn-Ngọc-Sang
190)
Nguyễn-Văn-Sáng
191)
Huỳnh-Sanh
192)
Đinh-Sao
193)
Nguyễn-Siêng
194)
Nguyễn-Văn-Sinh
195)
Cao-Hữu-Síu
196)
Bùi-Sơn
197)
Đặng-Mậu-Sơn
198)
Dương-Kim-Sơn
199)
Huỳnh-Ngọc-Sơn
200)
Lê-Hoành-Sơn
201)
Nguyễn-Thành-Sơn
202)
Văn-Công-Lam-Sơn
203)
Vơ-Cao-Sơn
204)
Trần-Bá-Sữu
205)
Tôn-Hữu-Tài
206)
Vơ-Tài
207)
Nguyễn-Minh Tâm
208)
Nguyễn-Minh-Tâm
209)
Phạm-Minh-Tâm
210)
Ngô-Văn-Tân
211)
Vơ-Tánh
212)
Trần-Văn-Tập
213)
Huỳnh-Văn-Thạch
214)
Cao-Trọng-Thẩm
215)
Nguyễn-Hữu-Thắng
216)
Huỳnh-Văn-Thắng
217)
Vơ-Văn-Thắng
218)
Hoàng-Công-Thành
219)
Kim-Ngọc-Thành
220)
Ngô-Chí-Thành
221)
Nguyễn-Công-Thành
222)
Lai-Vĩnh-Thành
223)
Phan-Chí-Thiện
224)
Nguyễn-Văn-Thiệu
225)
Trần-Văn-Thiện
226)
Lê-Tấn-Thịnh
237)
Lê-Tường-Thọ
228)
Nguyễn-Lộc-Thọ
229)
Châu-Văn-Thông
230)
Huỳnh-Văn-Thông
231)
Nguyễn-Văn-Thu
232)
Trần-Trọng-Thu
233)
Hoàng-Xuân-Thuỷ
234)
Lâm-Quang-Tiếng
235)
Trương-Quang-Tiếp
236)
Phạm-Văn-Tố
237)
Huỳnh-Phương-Toàn
238)
Trần-Văn-Tồn
239)
Trần-Bá-Ṭng
240)
Nguyễn-Trân
241)
Nguyễn-Văn-Trao
242)
Đoàn-Hữu-Trí
243)
Huỳnh-Minh-Trí
244)
Phan-Quốc-Trinh
245)
Nguyễn-Đ́nh-Trực
246)
Trần-Anh-Tuấn
247)
Hoàng-Trọng-Tuấn
248)
Nguyễn-Hữu-Tuấn
249)
Trần-Văn-Tuấn
250)
Trần-Thanh-Tuyền
251)
Lê-Văn-Tư
252)
Lư-Tỷ
253)
Ngô-Đ́nh-Tỵ
254)
Vơ-Văn-Tư
255)
Huỳnh-Bá-Vạn
256)
Lương-Văn-Vân
257)
Nguyễn-Thanh-Vân
258)
Nguyễn-Tấn-Vẹn
259)
Bùi-Khắc-Vi
260)
Lê-Mạnh-Việt
261)
Nguyễn-Cường-Việt
262)
Nguyễn-Văn-Việt
263)
Trần-Văn-Việt
264)
Nguyễn-Thế-Vinh
265)
Lê-Quang-Thu-Vơ
266)
Nguyễn-Xao
267)
Trịnh-Xí
268)
Huỳnh-Ngọc-Xướng
269)
Văn-Yn
Các
SVSQ/HQ Khoá 21 tại vơ-đường Thái-Cực-Đạo
Danh-Sách Khoá 22 (tháng 9-1970 đến tháng 9-1971):
1)
Bùi-Văn-Ái
2)
Phạm-Hồng-Ân
3)
Trương-Công-Ân
4)
Vương-Đ́nh-Ánh
5)
Hồ-Ngọc-Bá
6)
Đinh-Kim-Bản
7)
Vũ-Văn-Bạn
8)
Vũ-Đ́nh-Bân
9)
Trịnh-Văn-Bé
10)
Nguyễn-Văn-Bé
11)
Trần-Ngọc-Bích
12)
Nguyễn-Hoàng-Bích
13)
Trần-Văn-Bính
14)
Lê-Quang-B́nh
15)
Tạ-Thái-B́nh
16)
Nguyễn-Quang-B́nh
17)
Phạm-Thanh-B́nh
18)
Nguyễn-Văn-Bờ
19)
Trần-Văn-Bổn
20)
Lư-Văn-Bổn
21)
Đinh-Tấn-Bửu
22)
Nguyễn-Ngọc-Cẩn
23)
Huỳnh-Trung-Chánh
24)
Đinh-Văn-Chánh
25)
Hồ-Quang-Chánh
26)
Nguyễn-Văn-Châu
27)
Vơ-Minh-Châu
28)
Bùi-Chim
29)
Trương-Văn-Chỉ
30)
Trà-Văn-Có
31)
Nguyễn-Chí-Công
32)
Nguyễn-Quang-Công
33)
Nguyễn-Thành-Chung
34)
Vũ-Thế-Chương
35)
Vũ-Đức-Cương
36)
Phạm-Đức-Cường
37)
Thái-Văn-Danh
38)
Nguyễn-Ngọc-Dân
39)
Bùi-Văn-Dân
40)
Ngô-Quang-Diệu
41)
Phạm-Ngọc-Diệp
42)
Nguyễn-Đ́nh-Dũng
43)
Đỗ-Trí-Dũng
44)
Từ-Trí-Dũng
45)
Lư-Dũng
46)
Nguyễn-Kim-Đạo (K.18 )
47)
Nguyễn-Mạnh-Đạt
48)
Nguyễn-Văn-Đ́nh
49)
Bạch-Minh-Đoàn
50)
Lê-Văn-Đơ
51)
Tạ-Trung-Đoàn
52)
Phạm-Tấn-Đức
53)
Phan-Tấn-Đức
54)
Nguyễn-Trung-Đức
55)
Nguyễn-Gan
56)
Nguyễn-Thương-Gia
57)
Trần-Tiến-Gián
58)
Lư-Văn-Giáo
59)
Đặng-Hai
60)
Bùi-Trần-Hải
61)
Châu-Văn-Hai
62)
Phạm-Sơn-Hải
63)
Hoàng-Thế-Hải
64)
Đặng-Hoàng-Hạnh
65)
Lai-Văn-Hảo
66)
Nguyễn-Văn-Hàu
67)
Đào-Quốc-Hiển
68)
Tống-Phước-Hoà
69)
Lê-Minh-Hiền
70)
Nguyễn-Trọng-Hiền
71)
Trần-Kiều-Hiền
72)
Trần-Minh-Hiền
73)
Phan-Tấn-Hiệp
74)
Bùi-Văn-Hiệp
75)
Nguyễn-Hữu-Hiệp
76)
Trần-Văn-Hiệp
77)
Trần-Chí-Hiếu
78)
Nguyễn-Văn-Hiếu
79)
Nguyễn-Trung-Hiếu
80)
Hồ-Đinh-Hoát
81)
Nguyễn-Ḥa
82)
Dương-Học
83)
Lâm-Văn-Hoàng
84)
Huỳnh-Văn-Hoàng
85)
Phạm-Trọng-Hoàng
86)
Nguyễn-Văn-Hoàng
87)
Tạ-Hội
88)
Trần-Văn-Hơn
89)
Đỗ-Văn-Huấn
90)
Nguyễn-Huệ
91)
Đặng-Văn-Huệ
92)
Nguyễn-Trọng-Hùng
93)
Lê-Thạch-Hùng
94)
Lâm-Quang-Hùng
95)
Phạm-Viết-Hùng
96)
Đỗ-Phi-Hùng
97)
Nguyễn-Gia-Hưng
98)
Đoàn-Văn-Huy
99)
Nguyễn-Minh-Khai
100)
Trần-Văn-Khai
101)
Nguyễn-Tấn-Khải
102)
Châu-Văn-Khảm
103)
Lê-Đăng-Khoa
104)
Lê-Bách-Khoa
105)
Lê-Văn-Khiêm
106)
Trần-Hoàng-Kiếm
107)
Tôn-Thất-Quỳnh-Kiểm
108)
Nguyễn-Súy-Lăm
109)
Nguyễn-Lâm
110)
Nguyễn-Lâm
111)
Lê-Thanh-Lăng
112)
Nguyễn-Mậu-Lâng
113)
Phan-Như-Lê
114)
Đổ-Văn-Liêm
115)
Vũ-Thanh-Liêm
116)
Hồ-Thanh-Liêm
117)
Nguyễn-Quang-Lùng
118)
Phan-Đ́nh-Lương
119)
Nguyễn-Thành-Lư
120)
Trương-Nhào-Mạ
121)
Đào-Văn-Mạnh
122)
Phan-Ngọc-Mạo
123)
Đoàn-Văn-Minh
124)
Bùi-Văn-Minh
125)
Trần-Trịnh-Minh
126)
Ngô-Văn-Minh
127)
Tống-Anh-Minh
128)
Phan-Công-Minh
129)
Nguyễn-Thái-Minh
130)
Lương-Minh-Mới
131)
Huỳnh-Viết-Nam
132)
Hồ-Văn-Năm
133)
Trần-Văn-Nên
134)
Đinh-Viết-Nhân
135)
Cao-Nhang
136)
Nguyễn-Văn-Ngọc
137)
Nguyễn-Kim-Ngọc
138)
Trần-Văn-Ngọc
139)
Châu-Hữu-Nhơn
140)
Lư-Văn-Nghĩa
141)
Nguyễn-Văn-Nho
142)
Nguyễn-Văn-Ngoạn
143)
Nguyễn-Thành-Nhơn
144)
Vơ-Như-Nhu
145)
Lê-Văn-Nghiệp
146)
Nguyễn-Văn-Ngọt
147)
Giáp-Chí-Nghiă
148)
Phùng-Hữu-Nghiă
149)
Trương-Văn-Nghiêm
150)
Bùi-Thế-Nguyên
151)
Trần-Văn-Ở
152)
Nguyễn-Hữu-Phan
153)
Mai-Phát
154)
Nguyễn-Văn-Phấn
155)
Lương-Văn-Phổ
156)
Lê-Đ́nh-Phồn
157)
Nguyễn-Phong
158)
Vũ-Duy-Phúc
159)
Trương-Đ́nh-Phúc
160)
Nguyễn-Văn-Phước
161)
Phạm-Hữu-Phước
162)
Nguyễn-Hữu-Phương
163)
Trần-Công-Quang
164)
Nguyễn-Xuân-Quang
165)
Vơ-Bằng-Quang
166)
Phạm-Ngọc-Quất
167)
Vơ-Minh-Quân
168)
Lê-Phước-Quyền
169)
Phạm-Nguyễn-Cẩm-Sa
170)
Thái-Văn-Sáng
171)
Cao-Văn-Sáu
172)
Đặng-Văn-Sâm
173)
Đỗ-Văn-Sâm
174)
Nguyễn-Ngọc-Sơn
175)
Huỳnh-Thạch-Sơn
176)
Đỗ-Thành-Sơn
177)
Hồng-Sự
178)
Huỳnh-Công-Tánh
179)
Lê-Công-Tấn
180)
Phan-Thiên-Tạo
181)
Nguyễn-Tao
182)
Nguyễn-Trung-Tâm
183)
Đặng-Thành-Tâm
184)
Đỗ-Thành-Tâm
185)
Lê-Thành-Tấn
186)
Nguyễn-Phước-Tấn
187)
Trần-Tấn
188)
Nguyễn-Thành-Tấn
189)
Phạm-Duy-Tân
190)
Nguyễn-Ngọc-Thạch
191)
Nguyễn-Ngọc-Thạch
192)
Hồ-Thám
193)
Đồng-Thắng
194)
Huỳnh-Kim-Thanh
195)
Phan-Văn-Thanh
196)
Nguyễn-Thanh
197)
Lê-Thành
198)
Nguyễn-Hữu-Thành
199)
Nguyễn-Văn-Thành
200)
Ngô-Văn-Thắng
201)
Đỗ-Văn-Thắng
202)
Hứa-Chiến-Thắng
203)
Vơ-Đại-Thắng
204)
Phạm-Phương-Thảo
205)
Trần-Văn-Thế
206)
Nguyễn-Hữu-Thiện
207)
Nguyễn-Văn-Thiệu
208)
Lê-Bá-Thoại
209)
Nguyễn-Văn-Thông
210)
Nguyễn-Trung-Thu
211)
Trần-Duy-Thuỷ
212)
Đỗ-Thế-Thường
213)
Đỗ-Như-Thúc
214)
Phùng-Văn-Tiến
215)
Đỗ-Kim-Tính
216)
Hà-Hớn-Tinh
217)
Nguyễn-Văn-Toàn
218)
Nguyễn-Hữu-Ṭng
219)
Mai-Văn-Tra
220)
Nguyễn-Đ́nh-Trang
221)
Huỳnh-Ngọc-Trang
222)
Hoàng-Thông-Trí
223)
Nguyễn-Văn-Trọng
224)
Nguyễn-Đăng-Trơn
225)
Phan-Thành-Trung
226)
Trần-Văn-Trung
227)
Nguyễn-Truyền
228)
Liểu-Thiên-Trường
229)
Vĩnh-Tu
230)
Trà-Văn-Tú
231)
Nguyễn-Văn-Tuấn
232)
Nguyễn-Anh-Tuấn
233)
Lê-Đức-Tuấn
234)
Nguyễn-Văn-Tuệ
235)
Đỗ-Đ́nh-Túy
236)
Vơ-Tư
237)
Lê-Văn-Tường
238)
Trần-Tưởng
239)
Nguyễn-Văn-Ty
240)
Lê-Văn-Út
241)
Nguyễn-Văn-Vàng
242)
Trần-Thanh-Vân
243)
Nguyễn-Đắc-Vinh
244)
Nguyễn-Đ́nh-Vĩnh
245)
Tŕnh-Tấn-Viễn
246)
Nguyễn-Văn-Vy
247)
Đặng-Văn-Xê
248)
Trần-Quang-Xuân
Trung-Tướng Nguyễn-Khánh, Vị Chủ-toạ Lễ Tốt-Nghiệp khoá 22 SQHQ đến Khán-đài
Danh-Dự
Danh-Sách Khoá 23 (tháng 4-1971 đến tháng 4-1972)
1)
Huỳnh-Văn-Ái
2)
Mai-Văn-An
3)
Trần-Văn-An
4)
Phùng-Kim-Anh
5)
Lưu-Tuấn-Anh
6)
Đào-Duy-Ánh
7)
Nguyễn-Quang-Ánh
8)
Trịnh-Thành-Ấn
9)
Trần-Văn-Ba
10)
Trần-Ngọc-Bảo
11)
Nguyễn-Quốc-Báo
12)
Hoàng-Kim-Bắc
13)
Nguyễn-Binh
14)
Phạm-Hữu-B́nh
15)
Trần-Thái-B́nh
16)
Huỳnh-Ngọc-Bửu
17)
Vơ-Văn-Ca
18)
Nguyễn-Ngọc-Cận
19)
Đinh-Hoàng-Cảnh
20)
Chu-Thiện-Cầu
21)
Nguyễn-Văn-Chánh
22)
Nguyên-Văn-Châu
23)
Nguyễn-Đức-Châu
24)
Nguyễn-Bá-Chiến
25)
Huỳnh-Văn-Chiên
26)
Nguyễn-Văn-Chính
27)
Lê-Phước-Chỉnh
28)
Nguyễn-Văn-Chủ
29)
Nguyễn-Công-Chức
30)
Trần-Văn-Chuyển
31)
Thái-Kiếm-Cơ
32)
Lê-Thành-Công
33)
Nguyễn-Đ́nh-Cư
34)
Nguyễn-Văn-Cư
35)
Châu-Phúc-Chương
36)
Trần-Mạnh-Cường
37)
Trương-Văn-Dần
38)
Phan-Thành-Danh
39)
Trần-Duệ
40)
Phạm-Văn-Đài
41)
Đào-Trọng-Đạt
42)
Lê-Phát-Đạt
43)
Nguyễn-Quang-Đăng
44)
Nguyễn-Thanh-Đằng
45)
Vũ-Lê-Điển
46)
Lư-Hữu-Điền
47)
Lương-Văn-Đính
48)
Lê-Minh-Đoàn
49)
Trần-Ngọc-Điệp
50)
Nguyễn-Văn-Đôn
51)
Nguyễn-Văn-Đông
52)
Trần-Văn-Đông
53)
Lê-Kiến-Đức
54)
Trần-Hữu-Đức
55)
Trần-Chí-Đức
56)
Lê-Vĩnh-Đức
57)
Nguyễn-Văn-Được
58)
Nguyễn-Hữu-Em
59)
Trương-Bửu-Giám
60)
Nguyễn-Văn-Giàu
61)
Nguyễn-Giỏi
62)
Hoàng-Minh-Giao
63)
Lâm-Cự-Giảng
64)
Dương-Văn-Gơ
65)
Trương-Diên-Hà
66)
Trần-Văn-Hai
67)
Diệp-Năng-Hải
68)
Lê-Hải
69)
Nguyễn-Thanh-Hải
70)
Trương-Diên-Hải
71)
Trương-Minh-Hải
72)
Nguyễn-Hữu-Hạnh
73)
Lê-Hiếu-Hạnh
74)
Lê-Xuân-Hảo
75)
Nguyễn-Hữu-Hảo
76)
Liễu-Văn-Hỉ
77)
Lương-Văn-Hiền
78)
Nguyễn-Quang-Hiển
79)
Lê-Quang-Hiển
80)
Phạm-Hiền
81)
Trần-Khác-Hiểu
82)
Châu-Đức-Hiếu
83)
Lê-Minh-Hiếu
84)
Trần-Quốc-Hiệp
85)
Phan-Trọng-Hiệp
86)
Trương-Tiến-Hổ
87)
Nguyễn-Hoà
88)
Lê-Xuân-Hoài
89)
Trần-Trọng-Hoàng
90)
Trương-Văn-Hoàng
91)
Phạm-Hoàng
92)
Vơ-Mai-Hoàng
93)
Trần-Minh-Hoàng
94)
Nguyễn-Văn-Hồi
95)
Trịnh-Hoè
96)
Nguyễn-Hồi
97)
Trần-Ngọc-Hồng
98)
Nguyễn-Đ́nh-Hợp
99)
Tôn-Văn-Huệ
100)
Ngô-Việt-Hùng
101)
Nguyễn-Thế-Hùng
102)
Trương-Vĩnh-Hùng
103)
Nguyễn-Phi-Hùng
104)
Nguyễn-Việt-Hùng
105)
Nguyễn-Văn-Huyến
106)
Hồ-Tấn-Hưng
107)
Nguyễn-Văn-Hu
108)
Phan-Thế-Hữu
109)
Trần-Quang-Hy
110)
Đinh-Đức-Kha
111)
Tạ-Đ́nh-Khang
112)
Trần-Quốc-Khánh
113)
Trần-Quốc-Khanh
114)
Nguyễn-Hữu-Khôi
115)
Phạm-Văn-Khuông
116)
Nguyễn-Đ́nh-Khuyến
117)
Vơ-Anh-Kiệt
118)
Nguyễn-Văn-Kỳ
119)
Nguyễn-Văn-Kỹ
120)
Ngô-Lâm
121)
Trương-Văn-Lâm
122)
Nguyễn-Hữu-Lăng
123)
Nguyễn-Tấn-Lập
124)
Ngô-Đ́nh-Lệnh
125)
Vơ-Văn-Lèo
126)
Trần-Văn-Liêm
127)
Nguyễn-Văn-Liệu
128)
Nguyễn-Đức-Linh
129)
Trần-Kế-Lộc
130)
Nguyễn-Thiện-Lộc
131)
Nguyễn-Vĩnh-Lộc
132)
Tôn-Thất-Lợi
133)
Đặng-Khánh-Long
134)
Vũ-Long
135)
Huỳnh-Ngọc-Luân
136)
Phạm-Phước-Lương
137)
Trần-Văn-Lượng
138)
Đồng-Văn-Lư
139)
Vơ-Văn-Lư
140)
Phạm-Văn-Mai
141)
Nguyễn-Công-Minh
142)
Nguyễn-Hoàng-Minh
143)
Nguyễn-Trung-Minh
144)
Lai-Đăng-Minh
145)
Trần-Cao-Minh
146)
Trần-Ngọc-Minh
147)
Nguyễn-Thanh-Minh
148)
Đặng-Hắng-Minh
149)
Mạnh-Văn-Mười
150)
Lê-Mỹ
151)
Vơ-Văn-Mỹ
152)
Cao-Thành-Năm
153)
Trần-Văn Năm
154)
Lư-Văn-Năm
155)
Phan-Văn-Năm
156)
Nguyễn-Nhân
157)
Trần-Thanh-Nghị
158)
Nguyễn-Ngọc-Nghị
159)
Nguyễn-Văn-Nghỉ
160)
Hồ-Hữu-Nghĩa
161)
Nguyễn-Văn-Nghĩa
162)
Vơ-Hiếu-Nghĩa
163)
Trịnh-Xuân-Ngọc
164)
Lê-Văn-Nhơn
165)
Nguyễn-Hoàng-Nguyên
166)
Vơ-Như-Nguyên
167)
Trương-Nguyện
168)
Trương-Vĩnh-Ninh
169)
Đặng-Văn-Nổ
170)
Nguyễn-Nuôi
171)
Vũ-Việt-Phong
172)
Nguyễn-Phong
173)
Nguyễn-Văn-Phong
174)
Lê-Thanh-Phong
175)
Hoàng-Phú
176)
Nguyễn-Văn-Phúc
177)
Trần-Đại-Phúc
178)
Lê-Đ́nh-Phụng
179)
Đặng-Hữu-Phước
180)
Huỳnh-Đông-Phước
181)
Nguyễn-Văn-Phước
182)
Vơ-Hữu-Phước
183)
Đỗ-Hữu-Phước
184)
Huỳnh-Đắc-Phước
185)
Trần-Kỳ-Phước
186)
Hoàng-Văn-Phương
187)
Nguyễn-Đ́nh-Quang
188)
Phan-Quăng
189)
Nguyễn-Văn-Quư
190)
Trần-Ngọc-Sáng
191)
Huỳnh-Văn-Sáu
192)
Nguyễn-Văn-Rớt
193)
Lê-Thiện-Sĩ
194)
Nguyễn-Thành-Sơn
195)
Dương-Văn-Sơn
196)
Trần-Ngọc-Sơn
197)
Huỳnh-Công-Tâm
198)
Trần-Minh-Tâm
199)
Dương-Văn-Tân
200)
Cao-Minh-Tân
201)
Huỳnh-Văn-Tân
202)
Nguyễn-Văn-Tân
203)
Khưu-Trinh-Thạch
204)
Trần-Văn-Thạch
205)
Lê-Bá-Thạch
206)
Vơ-Duy-Thanh
207)
Trần-Thanh
208)
Lê-Công-Thanh
209)
Nguyễn-Văn-Thành
210)
Hoàng-Văn-Thành
211)
Đặng-Văn-Thành
212)
Trịnh-Ngọc-Thành
213)
Lê-Ngọc-Thành
214)
Trần-Ngọc-Thành
215)
Phạm-Thế-Thảnh
216)
Hoàng-Minh-Thắng
217)
Lê-Quang-Thắng
218)
Nguyễn-Văn-Thắm
219)
Nguyễn-Trường-Thế
220)
Trần-Văn-Thi
221)
Khổng-Hữu-Thích
222)
Nguyễn-Văn-Thiếu
223)
Vơ-Văn-Thiện
224)
Nguyễn-Phước-Thiện
225)
Cao-Lương-Thiên
226)
Nguyễn-Đức-Thịnh
227)
Nguyễn-Văn-Thôn
228)
Nguyễn-Văn-Thông
229)
Vũ-Đức-Thông
230)
Tạ-Quang-Thông
231)
Hồ-Minh-Thông
232)
Đỗ-Thống
233)
Huỳnh-Kim-Thuận
234)
Trương-Minh-Thừa
235)
Vũ-Văn-Thức
236)
Nguyễn-Thương
237)
Nguyễn-Văn-Thưởng
238)
Lai-Kiêm-Thuỷ
239)
Nguyễn-Văn-Thùy
240)
Hàn-Thụy-Tiến
241)
Nguyễn-Duy-Tiên
242)
Huỳnh-Trung-Tín
243)
Trương-Hữu-Tín
244)
Trần-Văn-Tính
245)
Trần-Xuân-Tỉnh
246)
Lê-Công-Tông
247)
Nguyễn-Văn-Tốt
248)
Phan-Văn-Ṭng
249)
Bùi-Quang-Trăi
250)
Nguyễn-Minh-Trang
251)
Lê-Liên-Tŕ
252)
Lâm-Đ́nh-Trị
253)
Nguyễn-Minh-Triết
254)
Đỗ-Quư-Trọng
255)
Hoàng-Ngọc-Trung
256)
Nguyễn-Duy-Trung
257)
Phan-Văn-Trung
258)
Tô-Quang-Trung
259)
Trịnh-Quang-Từ
260)
Dương-Đức-Tuấn
261)
Nguyễn-Anh-Tuấn
262)
Phạm-Văn-Tuấn
263)
Bùi-Thông-Tuệ
264)
Lê-Bá-Tùy
265)
Nguyễn-Cảnh-Tùy
266)
Nguyễn-Xuân-Tùng
267)
Phạm-Ngọc-Tuyển
268)
Lê-Thành-Tuyến
269)
Lê-Thanh-Tuyến
270)
Nguyễn-Văn-Tỷ
271)
Hoàng-Văn-Tư
272)
Trần-Cẩm-Vân
273)
Trần-Thanh-Vân
274)
Trần-Văn-Vân
275)
Vơ-Như-Văn
276)
Nguyễn-Văn-Viên
277)
Lê-Quang-Vinh
278)
Trương-Văn-Vinh
279)
Huỳnh-Vui
280)
Trần-Thế-Vĩnh
281)
Nguyễn-Văn-Xiếu
282)
Nguyễn-Văn-Yên
Các
SVSQ/HQ Khoá 23 đang làm lễ tuyên-thệ.
Danh-Sách Khoá 24 (tháng 9-1971 đến tháng 9-1973):
1)
Ngô-An
2)
Trần-Quang-Anh
3)
Trần-Trọng-Ân
4)
Phạm-Duy-Ánh
5)
Nguyễn-Văn-Ánh
6)
Nguyễn-Hữu-Ba
7)
Hồ-Văn-Bạch
8)
Cao-Bá-Bạch
9)
Ngô-Gia-Bảo
10)
Nguyễn-Văn-Bảo
11)
Tô-Ngọc-Bảo
12)
Nguyễn-Gia-Bảo
13)
V-V-B́nh
14)
Lê-Gia-B́nh
15)
Phạm-Văn-B́nh
16)
Trần-Văn-B́nh
17)
Nguyễn-Văn-Bôn
18)
Huỳnh-Văn-Bửu
19)
Hồ-Đ́nh-Bửu
20)
N-Cảnh
21)
Nguyễn-Ngọc-Cảnh
22)
Trương-Công-Cắt
23)
Nguyễn-Hoài-Châu
24)
Đặng-Ngọc-Châu
25)
Lư-Ngọc-Châu
26)
Nguyễn-Cửu-Chi
27)
Đỗ-Hồng-Chi
28)
Nguyễn-Sáng-Chiếu
29)
Dương-Văn-Chính
30)
Đỗ-Văn-Chút
31)
N-Chuộng
32)
Đỗ-Thiện-Chương
33)
Nguyễn-Văn-Chương
34)
Đ-Chương
35)
Liên-Khôi-Chương
36)
Hồ-Quư-Chương
37)
Lê-Gia-Cương
38)
Nguyễn-Văn-Cửu
39)
Trần-Văn-Dân
40)
Vũ-Đ́nh-Dần
41)
Trần-Văn-Diễn
42)
Nguyễn-Văn-Diệp
43)
Đỗ-Anh-Dũng
44)
Phạm-Hùng-Dũng
45)
Vũ-Dũng
46)
Trịnh-Thái-Dương
47)
Lưu-Đ́nh-Đài
48)
Lê-Văn-Đại
49)
Trương-Thanh-Đạm
50)
Phạm-Hữu-Đản
51)
Vương-Khắc-Đạt
52)
Nguyễn-Văn-Đèn
53)
Đoàn-Ngọc-Định
54)
Nguyễn-Đức-Định
55)
Phạm-Ngọc-Điền
56)
Nguyễn-Văn-Đức
57)
Đặng-Quang-Đức
58)
Dương-Minh-Đức
59)
Đỗ-Tấn-Đức
60)
Trần-Hữu-Đức
61)
Vơ-Ngọc-Đương
62)
Hoàng-Em
63)
Bùi-Kế-Giản
64)
Phạm-Văn-Giới
65)
Đoàn-Hồng-Hải
66)
Lư-Ngọc-Hải
67)
Vũ-Duy-Hiền
68)
Vũ-Đ́nh-Hiền
69)
Lê-Văn-Hiệp
70)
Lê-Lộc-Hiệp
71)
Lâm-Hữu-Hiệp
72)
Lâm-Phi-Hổ
73)
Dư-Văn-Hổ
74)
Vơ-Văn-Hoa
75)
Phạm-Đ́nh-Học
76)
Nguyễn-Văn-Hoà
77)
Nguyễn-Hiếu-Hoà
78)
Vũ-Thúc-Hoàn
79)
Hoàng-Đức-Hoang
80)
Đặng-Phi-Hoàng
81)
Nguyễn-Minh-Hoàng
82)
Nguyễn-Huy-Hoàng
83)
Nguyễn-Hoành
84)
Trần-Trung-Hoạt
85)
Nguyễn-Thanh-Hồng
86)
Nguyễn-Khắc-Hồng
87) N
V-Hơn
88)
Vũ-Đ́nh-Huân
89)
Lương-Văn-Huấn
90)
Đỗ-Thanh-Huấn
91)
Phan-Thế-Hùng
92)
Uông-Đ́nh-Hùng
93)
Nguyễn-Xuân-Hùng
94)
Đỗ-Phi-Hùng
95)
Cao-Quang-Huy
96)
Trần-Xuân-Hưng
97)
Nguyễn-Tấn-Hưng
98)
Lê-Quang-Hưng
99)
Nguyễn-Văn-Hưởng
100)
Hoàng-Văn-Hựu
101)
Trần-Thiện-Khải
102)
Đinh-Văn-Khang
103)
Phùng-Quang-Khanh
104)
Bùi-Tấn-Khanh
105)
Tạ-Xuân-Khoa
106)
Nguyễn-Khương
107)
Trần-Khắc-Kiêm
108)
Phạm-Văn-Là
109)
Lê-Như-Lai
110)
Nguyễn-Lan
111)
Trần-Kim-Lan
112)
Nguyễn-Văn-Lang
113)
Trần-Văn-Lân
114)
Hồ-Văn-Lập
115)
Vơ-Văn-Long
116)
Nguyễn-Hữu-Long
117)
Lê-Mỹ-Long
118)
Nguyễn-Văn-Long
119)
Nguyễn-Văn-Lộc
120)
Huỳnh-Đắc-Lộc
121)
Huỳnh-Trọng-Lộc
122) N
T-Lộc
123)
Nguyễn-Gia-Luân
124)
Trần-Ngọc-Luyến
125)
Trần-Văn-Lương
126)
Lê-Văn-Lưỡng
127)
Phạm-Văn-Măi
128)
Lê-Văn-Mạnh
129)
Phan-Công-Minh
130)
Trương-Ngọc-Minh
131)
Nguyễn-Thanh-Minh
132)
Hồ-Phước-Minh
133) N
M-My
134)
Lương-Văn-Mỹ
135)
Nguyễn-Ngọc-Mỹ
136)
Phan-Văn-Ngà
137)
Lê-Văn-Ngọc
138)
Nguyễn-Văn-Ngọc
139)
Nguyễn-Thiện-Nghệ
140)
Đặng-Viết-Nghị
141)
Phạm-Văn-Nghĩa
142) P
T-Nghĩa
143)
Trần-Trọng-Nghĩa
!44)
Đặng-Đ́nh-Nghĩa
145)
Đ-Nghĩa
146)
Nguyễn-Tấn-Nghiệp
147)
Trần-Văn-Ngô
148)
Nguyễn-Hoa-Nguyên
149)
Lê-Khắc-Nguyên
150) T
T-Nguyên
151)
Nguyễn-Thanh-Nhă
152)
Trần-Văn-Nhơn
153)
Trần-Văn-Nhơn
154)
Nguyễn-Văn-Nở
155)
Nguyễn-Công-Oanh
156)
Nguyễn-Ngọc-Oanh
157)
Huỳnh-Tấn-Phát
158) N
T-Phát
159)
Nguyễn-Văn-Phảy
160)
Huỳnh-Xuân-Phong
161)
Ngô-Phúc
162)
Phạm-Trọng-Phúc
163)
Phạm-Văn-Phùng
164)
Đặng-Thanh-Phước
165)
Nguyễn-Tấn-Phương
166)
D-Quang
167)
Dương-Doăn-Quang
168)
Nguyễn-Ngọc-Quang
169)
Nguyễn-Xuân-Quang
170)
Vương-Đ́nh-Quảng
171)
Lư-Văn-Qui
172)
Lê-Đ́nh-Quư
173)
Trần-Văn-Quư
174)
Đinh-Nhựt-Quư
175)
Nguyễn-Văn-Quư
176)
Phan-Nguyên-Quyền
177)
Nguyễn-Hưng-Quyền
178)
Bùi-Văn-Rê
179)
Nguyễn-Văn-Rọt
180)
Phạm-Văn-Sang
181)
Nguyễn-Thanh-Sang
182)
Nguyễn-Văn-Sang
183)
Nguyễn-Ngọc-Sáng
184)
Ngô-Minh-Sơn
185)
Vũ-Hoàng-Sơn
186)
Trần-Ngọc-Sơn
187)
Nguyễn-Văn-Sĩ
188)
Nguyễn-Anh-Sương
189)
Phạm-Văn-Sửu
190)
Cao-Hữu-Tài
191)
Phùng-Quốc-Tài
192)
Vơ-Thanh-Tam
193)
Lương-Ngọc-Tâm
194)
Nguyễn-Công-Tâm
195)
Phạm-Hoàn-Tân
196)
Nguyễn-Tấn
197)
Phạm-Khương-Tây
198)
Trần-Văn-Thái
199)
Bùi-Quang-Thanh
200)
Phan-Thế-Thanh
201)
Trần-Quốc-Thanh
202)
Bùi-Tấn-Thanh
203)
Nguyễn-Văn-Thành (71A )
204)
Nguyễn-Văn-Thành (70A )
205)
Tăng-Kim-Thành
206)
Bùi-Văn-Thảo
207)
Cao-Phương-Thảo
208)
Lê-Hồng-Thắm
209)
Hà-Thanh-Thắng
210)
Nguyễn-Văn-Thân
211)
Trần-Hữu-Thệ
212)
Vũ-Văn-Thiện
213)
Nguyễn-Đỗ-Thiện
214)
Nguyễn-Văn-Thiệt
215)
Vơ-Trường-Thọ
216)
Trương-Bửu-Thọ
217)
Nguyễn-Thanh-Thu
218)
Châu-Hồng-Thu
219)
Nguyễn-Hoàng-Thu
220) N
V-Thu
221)
Trần-Văn-Thuận
222)
Trần-Vĩnh-Thuận
223)
Đặng-Ngọc-Thuần
224)
Hoàng-Văn-Thuyết
225)
Đinh-Trương-Tiến
226)
Nguyễn-Đăng-Tiến
227)
Tô-Tiếng
228)
Huỳnh-Văn-Tính
229)
Nguyễn-Ngọc-Toàn
230)
Nguyễn-Kim-Trọng
231)
Phạm-Văn-Trúc
232)
Đoàn-Chánh-Trung
233)
Trần-Đắc-Trung
234)
Châu-Thanh-Trung
235)
Cao-Minh-Trung
236)
Nguyễn-Văn-Truyền
237)
Đặng-Thành-Trước
238)
Nguyễn-Anh-Tú
239)
Trần-Cẩm-Tú
240)
Cao-Thanh-Tùng
241)
Trịnh-Tùng
242)
Trần-Quốc-Tuấn
243)
Lê-Anh-Tuấn
244)
Lê-Văn-Tuấn
245) L
V-Tuấn
246)
Đặng-Công-Túy
247)
Nguyễn-Văn-Tư
248)
Ao-Văn-Tư
249)
Nguyễn-Xuân-Tương
250)
Chiêm-Văn-Tỷ
251)
Trương-Văn-Ướt
252)
Vơ-Đại-Vạn
253)
Triệu-Hữu-Văn
254)
Huỳnh-Văn-Vân
255)
Trần-Thanh-Vân
256)
Ngô-Tùng-Việt
257)
Trương-Văn-Việt
258)
Nguyễn-Huy-Việt
259)
Nguyễn-Hoàng-Việt
260)
Đinh-Hưng-Việt
261)
Trịnh-Đ́nh-Vinh
262)
Nguyễn-Phúc-Xá
263)
Nguyễn-Văn-Xuân
264)
Nguyễn-Xuân
265)
Nguyễn-Văn-Xuân
266)
Nguyễn-Hồng-Xuân
267)
Đinh-Văn-Yên
268)
Đào-Quang-Yêm
Các
SVSQ/HQ Khoá 24 diễn-hành tại Sài-G̣n trong Ngày Quân-Lực 19-6-1973, theo sau
SVSQ là các khoá-sinh Cao-Đẳng Chuyên-Nghiệp Hải-Quân.
Danh-Sách Khoá 25 (tháng 11-1972 đến tháng 9-1974):
1)
Huỳnh-Văn-Ẩn
2)
Mă-Toàn-An
3)
Huỳnh-Ngọc-Ẩn
4)
Đào-Bảo-Anh
5)
Phạm-Ngọc-Anh
6)
Trần-Gia-Bảo
7)
Nguyễn-Văn-Bảy
8)
Nguyễn-Văn-Bằng
9)
Mai-Chính-B́nh
10)
Nguyễn-Thanh-B́nh
11)
Mai-Văn-Bọt
12)
Nguyễn-Văn-Bự
13)
Đồng-Thanh-Bửu
14)
Nguyễn-Văn-Bửu
15)
Trần-Công-Chánh
16)
Phạm-Ngọc-Chất
17)
Đinh-Phan-Châu
18)
Phan-Hồng-Châu
19)
Trần-Ngọc-Châu
20)
Đặng-Hanh-Châu
21)
Nguyễn-Hữu-Chí
22)
Mai-Xuân-Chính
23)
Lê-Văn-Chương
24)
Lư-Cẩm-Chiêu
25)
Đặng-Phú-Công
26)
Lê-Văn-Cúc (71A 707.415 )
27)
Lê-Văn-Cúc (71A707.421 )
28)
Ung-Văn-Của
29)
Lê-Phúc-Cường
30)
Vơ-Thành-Danh
31)
Huỳnh-Côn-Danh
32)
Nguyễn-Tiến-Dân
33)
Đỗ-Quang-Dũng
34)
Lê-Văn-Dũng
35)
Nguyễn-Hoàng-Dũng
36)
Lâm-Trương-Quốc-Dũng
37)
Duy-Văn-Dũng
38)
Huỳnh-Bá-Dương
39)
Nguyễn-Văn-Đàng
40)
Phạm-Văn-Đắc
41)
Trần-Xuân-Đức
42)
Đặng-Vũ-Đức
43)
Trần-Đức
44)
Nguyễn-Bỉnh-Đức
45)
Lương-Minh-Đức
46)
Nguyễn-Tấn-Hải
47)
Nguyễn-Văn-Hải
48)
Trịnh-Khoát-Hai
49)
Nguyễn-Văn-Hằng
50)
Nguyễn-Anh-Hào
51)
Trảo-Văn-Hiếu
52)
Nguyễn-Tùng-Hiệp
53)
Trần-Văn-Hiến
54)
Nguyễn-Quí-Hợi
55)
Đỗ-Thế-Hoà
56)
Trần-Đ́nh-Hoà
57)
Nhan-Văn-Hoàng
58)
Đỗ-Văn-Hoàng
59)
Bùi-Mạnh-Hoành
60)
Trần-Đ́nh-Hồng
61)
Tạ-Thiên-Hùng
62)
Nguyễn-Tấn-Hùng
63)
Nguyễn-Quư-Hùng
64)
Nguyễn-Xuân-Hùng
65)
Lê-Hùng
66)
Nguyễn-Tấn-Hùng
67)
Trần-Thế-Hưng
68)
Lê-Văn-Hùng
69)
Cao-Mạnh-Hùng
70)
Nguyễn-Phi-Hùng
71)
Châu-Huyết-Hùng
72)
Nguyễn-Văn-Hùng
73)
Vơ-Phi-Hùng
74)
Nguyễn-Thái-Hùng
75)
Đặng-Ngọc-Huờn
76)
Vũ-Tiến-Hưng
77)
Nguyễn-Ngọc-Hương
78)
Nguyễn-Thiện-Khánh
79)
Lê-Đắc-Khánh
80)
Nguyễn-Đức-Khiêm
81)
Lê-Văn-Kim
82)
Phạm-Văn-Lạc
83)
Phạm-Văn-Lăng
84)
Lê-Quang-Liệt
85)
Vũ-Linh
86)
Ninh-Quang-Lợi
87)
Trần-Văn-Lộc
88)
Phạm-Xuân-Lộc
89)
Nguyễn-Đắc-Lộc
90)
Phạm-Luôn
91)
Nguyễn-Lô
92)
Nguyễn-Hữu-Lợi
93)
Trần-Phi-Long
94)
Nguyễn-Thanh-Long
95)
Trần-Kim-Long
96)
Khổng-Thanh-Long
97)
Trần-Thăng-Long
98)
Bạch-Thái-Long
99)
Nguyễn-Miền
100)
Nguyễn-Hoàng-Minh
101)
Đinh-Sơn-Minh
102)
Trần-Kim-Mừng
103)
Nguyễn-Văn-Mỹ
104)
Lê-Hoàng-Nam
105)
Bùi-Đức-Nghĩa
106)
Trần-Đ́nh-Ngọc
107)
Đỗ-Đức-Ngự
108)
Vơ-Văn-Nhàn
109)
Lư-Nhuê
110)
Nguyễn-Hữu-Nhị
111)
Trịnh-Văn-Nhơn
112)
Đặng-Văn-Phát
113)
Sử-Chấn-Phát
114)
Nguyễn-Đăng-Phong
115)
Nguyễn-Văn-Phơi
116)
Lê-Thái-Phúc
117)
Vũ-Thiên-Phúc
118)
Phạm-Hữu-Phúc
119)
Nguyễn-Kỳ-Phùng
120)
Mai-Hữu-Phước
121)
Trần-Đăng-Phước
122)
Ngô-Đ́nh-Phước
123)
Tạ-Duy-Phương
124)
Phan-Thanh-Quang
125)
Vũ-Nhật-Quang
126)
Đào-Văn-Quảng
127)
Nguyễn-Trọng-Quốc
128)
Nguyễn-Văn-Sáu
129)
Trương-Văn-Song
130)
Lê-Hồng-Sơn
131)
Huỳnh-Chí-Sơn
132)
Bảo-Sự
133)
Huỳnh-Tài
134)
Đỗ-Văn-Tâm
135)
Đặng-Phúc-Tân
136)
Huỳnh-Văn-Tân
137)
Trần-Ngọc-Tân
138)
Phạm-Hữu-Thanh
139)
Trần-Phú-Thảnh
140)
Vơ-Văn-Thanh
141)
Bùi-Đức-Thành
142)
Phạm-Văn-Thành (71A )
143)
Phạm-Văn-Thành (72A )
144)
Nguyễn-Chí-Thành
145)
Ngô-Văn-Thành
146)
Đới-Văn-Thảo
147)
Nguyễn-Trọng-Thiệp
148)
Nguyễn-Ngọc-Th́n
149)
Trần-Đăng-Thọ
150)
Lê-Nguơn-Thọ
151)
Nguyễn-Văn-Thu
152)
Nguyễn-Văn-Thuận
153)
Đồng-Văn-Thuận
154)
Trần-Phước-Thuận
155)
Vũ-Khắc-Tiến
156)
Nguyễn-Văn-Tiên
157)
Đặng-Văn-Tiến
158)
Lê-Xuân-Ṭng
159)
Phạm-Ngọc-Trai
160)
Trần-Minh-Triết
161)
Phạm-Công-Trĩ
162)
Đỗ-Đức-Trí
163)
Nguyễn-Hữu-Trí
164)
Quách-Long-Trí
165)
Lê-Quang-Trí
166)
Nguyễn-Minh-Trọng
167)
Đặng-Huỳnh-Trung
168)
Nguyễn-Đức-Tuấn
169)
Mai-Anh-Tuấn
170)
Nguyễn-Hữu-Tuấn
171)
Phan-Minh-Tuấn
172)
Lư-Văn-Lâm-Tuấn
173)
Đặng-Tư
174)
Bùi-Văn-Tường
175)
Nguyễn-Hữu-Tưởng
176)
Hoắc-Vận
177)
Vơ-Thiện-Văn
178)
Lê-Văn-Vệ
179)
Nguyễn-Hữu-Việt
180)
Nguyễn-Anh-Việt
181)
Nguyễn-Hoàng-Việt
182)
Mai-Thế-Vinh
183)
Nguyễn-Thế-Vinh
184)
Hứa-Hoàng-Vĩnh
185)
Nguyễn-Thanh-Xuân
186)
Âu-Dương-Xuyên
Các
SVSQ/HQ Khoá 25 năm thứ 2.
Danh-Sách Khoá 26 (tháng 8-1973 đến tháng 4-1975):
1)
Vơ-Hoàng-An
2)
Nguyễn-Duy-Anh
3)
Nguyễn-Ngọc-Ánh
4)
Nguyễn-Anh
5)
Đặng-Văn-Anh
6)
Trần-Quốc-Bảo
7)
Trần-Văn-B́nh
8)
Châu-Quốc-Bửu
9)
Trần-Đ́nh-Căn
10)
Nguyễn-Công-Chánh
11)
Lê-Quư-Châu
12)
Nguyễn-Viết-Châu
13)
Lê-Đ́nh-Chí
14)
Lê-Thiện-Chín
15)
Nguyễn-Văn-Cơ
16)
Vơ-Văn-Công
17)
Nguyễn-Văn-Của
18)
Phạm-Hùng-Cường
19)
Phạm-Mạnh-Cường
20)
Đặng-Công-Danh
21)
Đoàn-Minh-Dũng
22)
Lê-Anh-Dũng
23)
Huỳnh-Hữu-Đáng
24)
Nguyễn-Văn-Đáng
25)
Trần-Văn-Đại
26)
Nguyễn-Văn-Đào
27)
Trương-Bá-Đạt
28)
Hồ-Ngọc-Đẹp
29)
Nguyễn-Văn-Điều
30)
Vũ-Hữu-Định
31)
Phạm-Đắc-Đức
32)
Trần-Minh-Giám
33)
Nguyễn-Bằng-Giang
34)
Phạm-Phú-Giao
35)
Đỗ-Mạnh-Hà
36)
Nguyễn-Thanh-Hà
37)
Nguyễn-Văn-Hà
38)
Lê-Trọng-Hải
39)
Nguyễn-Hồng-Hải
40)
Nguyễn-Văn-Hào
41)
Tống-Như-Hiền
42)
Phạm-Trọng-Hiệp
43)
Huỳnh-Văn-Hiếu
44)
Nguyễn-Văn-Hồ
45)
Phạm-Công-Hoàng
46)
Phan-Gia-Hội
47)
Nguyễn-Hồng
48)
Trương-Quang-Huê
49)
Ngô-Doăn-Hùng
50)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
51)
Bùi-Quốc-Hưng
52)
Thái-Hoàng-Hưng
53)
Tô-Vũ-Khắc
54)
Nguyễn-Như-Khải
55)
Nguyễn-Văn-Khanh
56)
Trần-Hoàng-Khanh
57)
Vũ-Ngọc-Khuê
58)
Nguyễn-Binh-Kiên
59)
Vũ-Văn-Kính
60)
Phạm-Đ́nh-Lại
61)
Lương-Mậu-Lâm
62)
Phạm-Thanh-Liêm
63)
Nguyễn-Thanh-Liêm
64)
Trần-Thanh-Liêm
65)
Yong-Phi-Liệt
66)
Nguyễn-Minh-Lịch
67)
Vũ-Văn-Lộ
68)
Bùi-Tấn-Lộc
69)
Hoàng-Gia-Lộc
70)
Lâm-Tấn-Lộc
71)
Nguyễn-Lợi
72)
Nguyễn-Văn-Lợi
73)
Lâm-Ngọc-Lợi
74)
Trần-Ngọc-Long
75)
Lê-Minh-Lương
76)
Ngô-Đ́nh-Lương
77)
Đỗ-Hữu-Lượng
78)
Lại-Văn-Lư
79)
Đỗ-Thanh-Mai
80)
Trần-Văn-Măo
81)
Nguyễn-Một
82)
Nguyễn-Văn-Minh
83)
Nguyễn-Văn-Muốn
84)
Huỳnh-Văn-Mười
85)
Đỗ-Oanh
86)
Nguyễn-Bá-Phi
87)
Nguyễn-Văn-Pho
88)
Lê-Quốc-Phong
89)
Đỗ-Như-Quang
90)
Ngô-Hữu-Thu-Quang
91)
Trần-Văn-Quang
92)
Lê-Văn-Quư
93)
Nguyễn-Văn-Quỳnh
94)
Đỗ-Hữu-Sáng
95)
Lê-Hoàng-Sơn
96)
Lê-Thanh-Sơn
97)
Vơ-Minh-Sum
98)
Lê-Thành-Sử
99)
Đinh-Tấn-Tâm
100)
Nguyễn-Tâm
101)
Trần-Minh-Tâm
102)
Huỳnh-Hồng-Tân
103)
Ngô-Đ́nh-Tân
104)
Nguyễn-Kim-Tân
105)
Vơ-Ngọc-Tân
106)
Vương-Minh-Tân
107)
Lâm-Ngọc-Thạch
108)
Đặng-Ngọc-Thạch
109)
Tạ-Huy-Thái
110)
Lê-Văn-Thân
111)
Lê-Quốc-Thắng
112)
Phan-Ngọc-Thanh
113)
Nguyễn-Công-Thanh
114)
Vũ-Đ́nh-Thanh
115)
Nguyễn-Văn-Thanh
116)
Lê-Ngọc-Thanh
117)
Phạm-Văn-Thanh
118)
Lưu-Văn-Thành
119)
Châu-Chí-Thành
120)
Đỗ-Ngọc-Thạnh
121)
Nguyễn-Nhâm-Th́n
122)
Huỳnh-Thọ
123)
Vơ-Phước-Thọ
124)
Đoàn-Chí-Thông
125)
Trần-Nhật-Thông
126)
Nguyễn-Thu
127)
Dương-Văn-Thu
128)
Nguyễn-Văn-Thuận
129)
Nguyễn-Văn-Thuận
130)
Nguyễn-Hiếu-Thuận
131)
Trương-Đ́nh-Thực
132)
Nguyễn-Văn-Thực
133)
Nguyễn-Nam-Tiến
134)
Đỗ-Văn-Thương
135)
Nguyễn-Tích
136)
Đỗ-Thanh-Tiến
137)
Nguyễn-Tấn-Tỏ
138)
Nguyễn-Công-Toại
139)
Cung-Bảo-Toàn
140)
Lê-Mậu-Tôn
141)
Phạm-Văn-Tốt
142)
Ngô-Hưng-Trí
143)
Huỳnh-Minh-Trí
144)
Lê-Minh-Triều
145)
Vũ-Đ́nh-Trụ
146)
Nguyễn-Hoàng-Trung
147)
Huỳnh-Văn-Trung
148)
Thái-Nhĩ-Trung
149)
Nguyễn-Quang-Trung
150)
Nguyễn-Trung
151)
Mai-Hiếu-Trực
152)
Đỗ-Bá-Trung
153)
Lê-Văn-Tuấn
154)
Nguyễn-Túc
155)
Lê-Hoàng-Tùng
156)
Nguyễn-Văn-Tư
157)
Trần-Quang-Tư
158)
Văn-Trung-Tước
159)
Đỗ-Phú-Tuỷ
160)
Nguyễn-Văn-Vân
161)
Nguyễn-Viên
162)
Lương-Thái-Vĩnh
163)
Hồ-Bảo-Vĩnh
164)
Lư-Anh-Vinh
165)
Nguyễn-Văn-Vinh
166)
Nguyễn-Trung-Vinh
167)
Phạm-Quang-Vinh
168)
Phạm-Huyền-Vũ
169)
Phạm-Văn-Xạ
170)
Ngô-Văn-Xem
171)
Trần-Văn-Xẻn
172)
Nguyễn-Văn-Xuân (2222 )
173)
Nguyễn-Văn-Xuân
174)
Vương-Khắc-Yên
Các
SVSQ/HQ Khoá 26 Đệ-Tam Kim-Ngưu.
Danh-Sách các Khoá-sinh Officer Candidate School tại Hoa-Kỳ
Quang-cảnh trường Officer Candidate School (OCS) tại New Port Rhode Island.
Danh-Sách Khoá 1 OCS :
1)
Nguyễn-Kim-Bửu
2)
Nguyễn-Văn-Cân
3)
Nguyễn-Trí-Can
4)
Nguyễn-Ngọc-Cảnh
5)
Nguyễn-Trung-Chánh
6)
Vương-Chiêu
7)
Cao-Văn-Chiểu
8)
Nguyễn-Văn-Cười
9)
Lê-Thế-Di
10)
Đỗ-Đ́nh-Dũng
11)
Trần-Ngọc-Điệp
12)
Bùi-Đại-Đức
13)
Hồ-Ngọc Minh-Đức
14)
Vơ-Khắc-Hạnh
15)
Vơ-Tấn-Hảo
16)
Tôn-Thất-Hiệp
17)
Trần-Du-Hoa
18)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
19)
Nguyễn-Vũ-Hùng
20)
Vũ-Mạnh-Hùng
21)
Nguyễn-Minh-Hựu
22)
Huỳnh-Kim-Khanh
23)
Trần-Thế-Khoa
24)
Trần-Văn-Lai
25)
Hồ-Văn-Lạng
26)
Trương-Văn-Liêm
27)
Hoàng-Phi-Long
28)
Phạm-Văn-Luông
29)
Trần-Ngọc-Mai
30)
Đỗ-Quang-Minh
31)
Trương-Văn-Nam
32)
Lê-Thành-Ngọc
33)
Lê-Minh-Ngọc
34)
Đinh-Văn-Nguyên
35)
Lê-Công-Nhạn
36)
Nguyễn-Thanh-Nhă
37)
Vơ-Thống-Nhứt
38)
Nguyễn-Minh-Phụng
39)
Trần-Minh-Quang
40)
Lê-Xuân-Quang
41)
Phạm-Văn-Sơn
42)
Trương-Hữu-Tài
43)
Bùi-Văn-Thanh
44)
Lê-Tích-Thiện
45)
Ngô-Đ́nh-Thuận
46)
Phan-Kế-Toại
47)
Trương-Vĩnh-Tường
48)
Lê-Quang-Trung
49)
Nguyễn-Quang-Trúc
50)
Đỗ-Trung
51)
Huỳnh-Đức-Trung
52)
Nguyễn-Hồng-Vũ
53)
Nguyễn-Ngọc-Vui
54)
Nguyễn-Thái-Xuyên
Danh-Sách Khoá 2 OCS :
1)
Trương-Văn-Anh
2)
Nguyễn-Ánh
3)
Trần-Ngọc-Ánh
4)
Thiềm-Văn-Ba
5)
Nguyễn-Vĩnh-B́nh
6)
Phạm-Văn-B́nh
7)
Thái-Văn-B́nh
8)
Trần-Đ́nh-Cát
9)
Bùi-Huy-Châu
10)
Trần-Huy-Chương
11)
Nguyễn-Hùng-Cường
12)
Vũ-Lê-Dân
13)
Nguyễn-B́nh-Du
14)
Trần-Đức-Dụ
15)
Lề-Hồng-Đào
16)
Nguyễn-Định
17)
Huỳnh-Bang-Gia
18)
Châu-Tô-Hà
19)
Nguyễn-Ngọc-Hiền
20)
Hà-Xuân-Hồng
21)
Trần-Bách-Hợp
22)
Cao-Bích Quốc-Huy
23)
Nguyễn-Công-Khai
24)
Đinh-Sơn-Khải
25)
Đỗ-Như-Kim
26)
Nguyễn-Xuân-Kỷ
27)
Nguyễn-Văn-Lành
28)
Sơn-Lành
29)
Bùi-Đức-Lịch
30)
Phan-Xuân Trung-Lưu
31)
Nguyễn-Văn-Mẫn
32)
Nguyễn-Văn-Minh
33)
Huỳnh-Hữu-Nam
34)
Hoàng-Ngạc
35)
Đinh-Văn-Nhu
36)
Thân-Văn-Phan
37)
Đặng-Văn-Phúc
38)
Lê-Quang-Phúc
39)
Dương-Quốc-Phục
40)
Nguyễn-Phước
41)
Ngô-Văn-Sơn
42)
Bùi-Thạch Trường-Sơn
43)
Phạm-Duy-Tạo
44)
Nguyễn-Văn-Thạnh
45)
Nguyễn-Quốc-Thành
46)
Lê-Tín-Thành
47)
Phạm-Kim-Thiếp
48)
Châu-Văn-Trí
Danh-Sách Khoá 3 OCS :
1)
Phạm-Văn-Bá
2)
Vơ-Thành-Châu
3)
Nguyễn-Trọng-Chiếu
4)
Nguyễn-Hữu-Cho
5)
Ngô-Văn-Chuân
6)
Phan-Văn-Chuẩn
7)
Nguyễn-Thành-Công
8)
Lê-Thành-Dinh
9)
Đoàn-Văn-Đăm
10)
Nguyễn-Quốc-Định
11)
Lê-Tế-Đô
12)
Cao-Thế-Đường
13)
Nguyễn-Văn-Hoá
14)
Nguyễn-Đức-Ích
15)
Vũ-Gia-Khánh
16)
Nguyễn-Quang-Lăm
17)
Nguyễn-Oanh-Liệt
18)
Trần-Xuân-Lợi
19)
Giang-Ngưu
20)
Quề-Nguyện
21)
Nguyễn-Văn-Nhàn
22)
Nguyễn-Ngọc-Nhựt
23)
Huỳnh-Văn-Phát
24)
Dương-Phi
25)
Tôn-Thất-Phước
26)
Nguyễn-Trọng-Quềnh
27)
Lê-Sang
28)
Vũ-Tiến-Tạ
29)
Nguyễn-MỸ-Thanh
30)
Quách-Đăng-Thành
31)
Phạm-Chiến-Thắng
32)
Vơ-Thắng
33)
Nguyễn-Văn-Thiều
34)
Uông-Tô
35)
Nguyễn-Thái-Truyền
36)
Vũ-Đức-Vàn
37)
Nguyễn-Toàn-Vẹn
38)
Nguyễn-Nam-Việt
39)
Hoàng-Quốc-Việt
40)
Nguyễn-Văn-Việt
Danh-Sách Khoá 4 OCS :
1)
Đoàn-Viết-Ất
2)
Vĩnh-Bạch
3)
Nguyễn-Tuấn-B́nh
4)
Nguyễn-Cư
5)
Phạm-Văn-Chuân
6)
Nguyễn-Trọng-Chiểu
7)
Khổng-Hữu-Chung
8)
Huỳnh-Minh-Chương
9)
Nguyễn-Thành-Công
10)
Nguyễn-Văn-Duy
11)
Nguyễn-Huy-Đản
12)
Ngô-Đạo
13)
Huỳnh-B́nh-Đức
14)
Nguyễn-Văn-Hiếu
15)
Nguyễn-Việt-Hoài
16)
Đỗ-Hữu-Huân
17)
Đỗ-Thân-Hùng
18)
Hồ-Văn-Hùng
19)
Nguyễn-Hữu-Lộc
20)
Trần-Văn-Luận
21)
Trần-Thanh-Minh
22)
Nguyễn-Hồng-Nhạn
23)
Đoàn-Minh-Nhựt
24)
Trần-Văn-Nhơn
25)
Lê-Vĩnh-Phúc
26)
Trịnh-Hoài-Phương
27)
Nguyễn-Hồng-Quang
28)
Nguyễn-Duy-Tân
29)
Phạm-Gia-Thắng
30)
Trần-Đức-Thịnh
31)
Trần-Hữu-Thọ
32)
Đỗ-Song-Thu
33)
Trần-Kim-Tiến
34)
Nguyễn-Đ́nh-Tuân
35)
Nguyễn-Thanh-Tùng
Danh-Sách Khoá 5 OCS :
1)
Mai-Công-An
2)
Nguyễn-Văn-Ba
3)
Lợi-Bá-Chảy
4)
Nguyễn-Khắc-Chinh
5)
Đào-Văn-Chung
6)
Ngô-Thụy-Chương
7)
Nguyễn-Đức-Cường
8)
Nguyễn-Nhật-Cường
9)
Lề-Thy-Dân
10)
Ngô-Thế-Di
11)
Nguyễn-Văn-Đài
12)
Nguyễn-Anh-Đào
13)
Đường-Hào
14)
Hồ-Đắc-Hiển
15)
Nguyễn-Thanh-Hồ
16)
Phạm-Hữu-Hợp
17)
Nguyễn-Trung-Hùng
18)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
19)
Bành-Ngọc-Kề
20)
Nguyễn-Như-Lâm
21)
Nguyễn-Ngọc-Lễ
22)
Nguyễn-Quang-Linh
23)
Trần-Văn-Lề
24)
Bùi-Danh-Môn
25)
Đoàn-Thụy-Nam
26)
Giang-Nam
27)
Nguyễn-Văn-Nghiêm
28)
Đoàn-Khắc-Ninh
29)
Trần-Ngọc-Ninh
30)
Tạ-Quốc-Quang
31)
Trần-Thanh-Quế
32)
Nguyễn-Văn-Quỳnh
33)
Đoàn-Minh-Sang
34)
Lưu-Hiền-Sĩ
35)
Trần-Thái
36)
Phạm-Trường-Thọ
37)
Phạm-Văn-Thương
38)
Ngô-Quang-Tụng
39)
Trần-Văn-Trường
40)
Mạc-Văn-Vĩnh
Danh-Sách Khoá 6 OCS :
1)
Danh-Âu
2)
Đỗ-Khang-An
3)
Nguyễn-Minh-Ánh
4)
Nguyễn-Ngọc-Bạch
5)
Nguyễn-Cần
6)
Bạch-Văn-Cao
7)
Trương-Cao-Chánh
8)
Trần-Ngọc-Diệp
9)
Nguyễn-Chu Trương-Dực
10)
Nguyễn-Trần-Đàm
11)
Vơ-Văn-Đô
12)
Vạn-Đại-Hồng
13)
Chương-Nam-Hoà
14)
Hà-Văn-Hùng
15)
Vũ-Sơn-Hùng
16)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
17)
Tô-Văn-Hường
18)
Phạm-Ngọc-Kính
19)
Nguyễn-Công-Liêm
20)
Đỗ-Kỳ-Nam
21)
Nguyễn-Ngọ
22)
Nguyễn-Trung-Nghĩa
23)
Trần-Ngọc-Phước
24)
Nguyễn-Hữu-Phú
25)
Trịnh-Triệu-Phú
26)
Nguyễn-Hồng-Quang
27)
Lê-Minh-Sang
28)
Nguyễn-Thận
29)
Lê-Sỹ-Thắng
30)
Nguyễn-Ngọc Thạch-Tony
31)
Dương-Kỳ-Thanh
32)
Nguyễn-Mạnh-Thế
33)
Vũ-Đ́nh-Thọ
34)
Lê-Đức-Thuận
35)
Cao-Đăng-Toàn
36)
Phạm-Gia-Tường
37)
Nguyễn-Thành-Trạng
38)
Nguyễn-Kiên-Trung
39)
Vũ-Đ́nh-Vận
Danh-Sách Khoá 7 OCS :
1)
Phan-Thiện-Ái
2)
Vơ-Quang-Ấn
3)
Trần-Văn-Báu
4)
Trần-Công Cao-Cát
5)
Lê-Á-Châu
6)
Nguyễn-Ngọc-Chay
7)
Trần-Minh-Dũng
8)
Nguyễn-Văn-Điềm
9)
Đinh-Thế-Hiển
10)
Triệu-Chí-Hoa
11)
Phan-Văn-Hoàng
12)
Trần-Văn-Học
13)
Trương-Bửu-Huê
14)
Nguyễn-Văn-Khá
15)
Tăng-Hoàng-Khanh
16)
Nguyễn-Ngọc-Lân
17)
Mai-Văn-Liễu
18)
Nguyễn-Hữu-Lộc
19)
Nguyễn-Thanh-Lịch
20)
Nguyễn-Văn-Lương
21)
Trần-Văn-Minh
22)
Trần-Quang-Phước
23)
Phan-Văn-Quang
24)
Đoàn-Văn-Quư
25)
Hồ-Văn-Rẫm
26)
Trần-Đ́nh-Ruy
27)
Đồng-Phú-Thịnh
28)
Nguyễn-Khắc-Thịnh
29)
Lê-Văn-Thu
30)
Nguyễn-Thế-Thuật
31)
Vơ-Anh-Tuấn
Danh-Sách Khoá 8 OCS :
1)
Vơ-Quốc-Dân
2)
Nguyễn-Bảo-Đồng
3)
Hà-Văn-Hải
4)
Nguyễn-Đức-Hải
5)
Trần-Văn-Hanh
6)
Nguyễn-Hạt
7)
Nguyễn-Văn-Hiệu
8)
Trần-Thiện-Hoài
9)
Đặng-Thế-Hùng
10)
Phạm-Minh-Hùng
11)
Phan-Tấn-Hùng
12)
Trần-Chí-Hùng
13)
Hồ-Văn-Khả
14)
Hoàng-Minh-Khánh
15)
Lê-Chí-Kỉnh
16)
Phạm-Hoàng-Kỳ
17)
Trần-Ngọc-Lập
18)
Nguyễn-Lợi
19)
Nguyễn-Đức-Mậu
20)
Đặng-Văn-Minh
21)
Trần-Văn-Minh
22)
Hà-Đăng-Ngân
23)
Trần-Ngọc-Phiên
24)
Lê-Bá-Phước
25)
Cao-Văn-Quân
26)
Nguyễn-Văn-Sô
27)
Mạc-Đăng-Sơn
28)
Diệp-Xuân-Sơn
29)
Trương-Trọng-Thắng
30)
Nguyễn-Văn-Thiết
31)
Lâm-Trí-Thức
32)
Huỳnh-Đ́nh-Thường
33)
Đàm-Đ́nh-Tuấn
34)
Đặng-Văn-Toản
35)
Hoàng-Phùng-Vượng
36)
Đàm-Văn-Xin
Danh-Sách Khoá 9 OCS :
1)
Lê-Văn-Bé
2)
Lâm-Bính-Cang
3)
Nguyễn-Thế-Cảnh
4)
Đoàn-Cát
5)
Phạm-Ngọc-Danh
6)
Nguyễn-Tấn-Đạt
7)
Phạm-Ngọc-Đông
8)
Nguyễn-Văn-Giản
9)
Trần-Nguyên-Hiệp
10)
Đan-Trung-Hiếu
11)
Nguyễn-Thái-Hùng
12)
Phạm-Ngọc-Kháng
13)
Hà-Duyên-Khánh
14)
Nguyễn-Minh
15)
Nguyễn-Thế-Minh
16)
Trịnh-Đ́nh-Nguyên
17)
Trương-Như-Quảng
18)
Ngô-Văn-Quế
19)
Bùi-Văn-Quư
20)
Thái-Minh-Tâm
21)
Phan-Thái
22)
Hoàng-Văn-Thuận
23)
Đoàn-Đ́nh-Thuỷ
24)
Vũ-Đ́nh-Tước
25)
Vũ-Ngọc-Trường
26)
Trần-Quốc-Việt
27)
Đỗ-Trọng-Vinh
Danh-Sách Khoá 10 OCS :
1)
Nguyễn-Thi-Ân
2)
Nguyễn-Văn-Cư
3)
Phạm-Đ́nh-Công
4)
Thái-Văn-Cửu
5)
Tống-Ngọc-Diệp
6)
Kiều-Đàm
7)
Lê-Đ́nh-Đăng
8)
Lê-Minh-Đạo
9)
Nguyễn-Sơn-Hà
10)
Trần-Văn-Hai
11)
Phùng-Thiện-Han
12)
Đỗ-Xuân-Hoà
13)
Nguyễn-Ngọc-Hiếu
14)
Diệp-Hữu-Nghĩa
15)
Nguyễn-Văn-Nhiều
16)
Trương-Chấn-Phát
17)
Lưu-Trung-Quang
18)
Lê-Sỹ-Quư
19)
Nguyễn-Y-Sĩ
20)
Ngô-Xuân-Tâm
21)
Trần-Quốc-Thạnh
22)
Lê-Hồng-Thanh
23)
Phạm-Văn-Thanh
24)
Trần-Thi
25)
Ngô-Duy-Tuấn
(
Trương-Vỹ-Minh ) chưa xác-định khoá
Danh-Sách Khoá 11 OCS :
1)
Trần-Tiến-An
2)
Nguyễn-Văn-Bông
3)
Bạch-Quang-Cậy
4)
Nguyễn-Đại Ngọc-Châu
5)
Trần-Nhuận-Chi
6)
Nguyễn-Ngọc-Chót
7)
Nguyễn-Cổn
8)
Lê-Đức-Công
9)
Lê-Ngọc-Đảnh
10)
Mă-Đức
11)
Nguyễn-Hữu-Hạnh
12)
Nguyễn-Mạnh-Hùng
13)
Phạm-Quang-Huy
14)
Nguyễn-Đ́nh-Lộc
15)
Hoàng-Mộng-Lương
16)
Trần-Hải-Mank
17)
Trần-Thế-Mỹ
18)
Huỳnh-Trọng-Nghĩa
19)
Huỳnh-Nhạc
20)
Nguyễn-Thượng-Nhơn
21)
Nguyễn-Văn-Sĩ
22)
Nguyễn-Văn-Thường
23)
Huỳnh-Thiện-Toàn
24)
Đỗ-Anh-Tuấn
25)
Huỳnh-Quốc-Tuấn
26)
Vũ-Tuấn
27)
Nguyễn-Hữu-Tường
28)
Trần-Vinh
29)
Nguyên-Xuân-Vời
30)
Đinh-Sỹ-Vụ
Danh-Sách Khoá 12 OCS :
1)
Phạm-Hồng-Ân
2)
Trần-Minh-Châu
3)
Lưu-Lập-Chí
4)
Trần-Anh-Dũng
5)
Nguyễn-Văn-Đức
6)
Phạm-Đ́nh Nhật-Hà
7)
Đào-Hải
8)
Phan-Văn-Hợp
9)
Nguyễn-Khắc-Huệ
10)
Chu-Văn-Hùng
11)
Mộng-Kiến-Hưng
12)
Hoàng-Lê
13)
Vũ-Thế-Lực
14)
Nguyễn-Phước Bảo-Lương
15)
Nguyễn-Ngạch
16)
Nguyễn-Trọng-Nghĩa
17)
Đỗ-Đăng-Phong
18)
Trần-Quan
19)
Nguyễn-Văn-San
20)
Ngô-Văn-Sơn
21)
Nguyễn-Ngọc-Thông
22)
Phạm-Văn-Tiến
23)
Đinh-Quang-Trật
24)
Đỗ-Anh-Tuấn
25)
Trần-Nguyên-Tuấn
26)
Hương-Thanh-Tuyền
27)
Nguyễn-Phúc-Ty
(
Nguyễn-Tấn-Tài ) chưa xác-định khoá
Danh-Sách Khoá 1 IOCS :
1)
Nguyễn-Văn-Bảo
2)
Dương-Thanh-B́nh
3)
Âu-Tế-Châu
4)
Nguyễn-Sang-Danh
5)
Lê-Phát-Đạt
6)
Phó-Thịnh-Đường
7)
Nguyễn-Văn-Kết
8)
Lương-Khương
9)
Trần-Kim-Lâm
10)
Vũ-Xuân-Lưu
11)
Hoàng-Phước-MỸ
12)
Tất-Ngưu
13)
Nguyễn-Thanh-Phan
14)
Lâm-Kim-Pḥng
15)
Nguyễn-Minh-Phụng
16)
Bùi-Kim-Phước
17)
Nguyễn-Hữu-Phước
18)
Đào-Thái-Thành
19)
Nguyễn-Bá-Thắng
20)
Huỳnh-Vĩ-Thông
21)
Trần-Minh-Trung
22)
Nguyễn-Văn-Vũ
Các
Khoá-sinh toàn trường OCS dự Lễ Măn-khoá ngoài Vũ-Đ́nh-Trường.
Danh-Sách Khoá 2 IOCS, mản khóa ngày 17/05/1974 :
1) Phan
Ban
2) Trần
Ngọc Dư
3) Phạm
Văn Hoàng
4) Phạm
Đức Khôi
5) Huỳnh
Tấn Thành
6)
Nguyễn Văn Thiệp
7) Vỏ
Thiện Trung
8) Phó
Thái Văn
9) ?
Danh-Sách Sĩ-Quan/Đặc-Biệt:
H́nh-ảnh
SVSQ/HQ các khoá đặc-biệt họp mặt tại Hải-ngoại vào năm 2004.
Danh-Sách Khoá 1 Đặc-Biệt :
1) Hồ-Sĩ
Thư-Anh
2)
Lê-Quang-Ánh
3)
Nguyễn-Tấn-Bá
4)
Bùi-Nguơn-Bảy
5)
Nguyễn-Bản-Be
6)
Trần-Văn-Bê
7)
Trần-Văn-Bên
8)
Hồ-Bền
9)
Trần-Văn-Bi
10)
Hồ-Sĩ Thư-B́nh
11)
Lương-Quang-B́nh
12)
Nguyễn-Văn-Bông
13)
Huỳnh-Kim-Bửu
14)
Trần-Văn-Cang
15)
Trần-Minh-Chánh
16)
Trần-Minh-Châu
17)
Dương-Minh-Châu
18)
Trần-Châu
19)
Trần-Văn-Chói
20)
Trần-Ngọc-Chót
21)
Lê-Chí-Công
22)
Trần-Quang-Dân
23)
Bùi-Kế-Diễn
24)
Nguyễn-Đại-Diêu
25)
Nguyễn-Văn-Dinh
26)
Lê-Văn-Duyên
27)
Nguyễn-Lê-Đại
28)
Quư-Điền
29)
Phạm-Ngọc-Đỉnh
30)
Trần-Văn-Giác
31)
Lê-Duy-Hà
32)
Lê-Văn-Hai
33)
Đào-Hải
34)
Hồ-Hoàng-Hảo
35)
Liêu-Hàu
36)
Trần-Văn-Hiếu
37)
Đàm-Văn-Hoà
38)
Ngô-Hoà
39)
Nguyễn-Đ́nh-Hoà
40)
Phạm-Thái-Hoàng
41)
Phạm-Văn-Hoàng
42)
Trần-Hữu-Hoàng
43)
Phạm-Văn-Hồng
44)
Nguyễn-Văn-Huấn
45)
Lê-Minh-Huệ
46)
Phạm-Ngọc-Hùng
47)
Trần-Hữu
48)
Nguyễn-Hữu
49)
Trần-Đ́nh-Khán
50)
Nguyễn-Văn-Khang
51)
Đinh-Khang
52)
Phạm-Viết-Khiết
53)
Nguyễn-Văn-Khôi
54)
Cù-Văn-Kiểm
55)
Cù-Văn-Kiểm
56)
Trần-Kiều
57)
Đỗ-Như-Kim
58)
Nguyễn-Văn-Lạc
59)
Lê-Phước-Lâm
60)
Nguyễn-Tiến-Lể
61)
Nguyễn-Bỉnh-Liêu
62)
Nguyễn-Văn-Luân
63)
Nguyễn-Tấn-Luật
64)
Nguyễn-Đức-Luỷ
65)
Bùi-Đức-Ly
66)
Trần-Ngọc-Mạnh
67)
Huỳnh-Văn-Mẫn
68)
Dương-Minh-Mẫn
69)
Nguyễn-Văn-Minh
70)
Lê-Tiết-Minh
71)
Nguyễn-Văn-Môn
72)
Trần-Ngọc-Mỹ
73)
Lâm-Hoàng-Nam
74)
Nguyễn-Văn-Nghĩa
75)
Trần-Ứng-Nguyện
76)
Dương-Tâm-Nhă
77)
Trần-Công-Nhuận
78)
Nguyễn-Minh-Phát
79)
Nguyễn-Phước
80)
Huỳnh-Văn-Phước
81)
Nguyễn-Xuân-Quang
82)
Trần-Quân
83)
Phạm-Phú-Quới
84)
Lê-Ngọc-Quy
85)
Đỗ-Văn-Quư
86)
Nguyễn-San
87)
Nguyễn-Văn-San
88)
Trà-Trung-Sanh
89)
Thiều-Quang-Tài
90)
Ngô-Hữu-Tân
91)
Cao-Sĩ-Tấn
92)
Nguyễn-Thành-Tạo
93)
Dương-Văn-Thắng
94)
Phó-Thái-Thiêm
95)
Hồ-Sĩ Thư-Thiên
96)
Nguyễn-Mạnh-Thông
97)
Trần-Thông
98)
Đào-Hữu-Thu
99)
Phan-Thuận
100)
Hoàng-Đ́nh-Tiến
101)
Đinh-Quang-Tiến
102)
Phan-Văn-Tiếp
103)
Trần-Xuân-Tin
104)
Lê-Bá-Ṭng
105)
Trương-Huỳnh-Triệu
106)
Nguyễn-Ngọc-Tŕnh
107)
Nguyễn-Gia-Trọng
108)
Đặng-Quang-Trung
109)
Nguyễn-Văn-Trường
110)
Huỳnh-Quốc-Tuấn
111)
Phạm-Bá-Tuất
112)
Đoàn-Quốc-Uy
113)
Lai-Thanh-Văn
114)
Hà-Văn-Vinh
115)
Hà-Thế-Vinh
116)
Nguyễn-Hảo-Vinh
117)
Trương-Văn-Vũ
118)
Đoàn-Văn-Xinh
119)
Vơ-Trường-Xuân
120
Đào-Văn-Diêu
121Bùi-Kim-Hậu
122
Nguyễn-Thế-Thuận
123
Phạm-Xuân-Tŕnh khoá 1/70
124
Bùi-Đức-Thông khoá 6/69
Danh-Sách Khoá 2 SQ/ĐB :
1)
Nguyễn-Văn-Ba
2)
Nguyễn-Long-Hải
3)
Lê-Bảo-Lâm
4)
Phạm-Quốc-Nam
5)
Lê-Minh-Nhựt
6)
Lê-Văn-Sáu
7)
Nguyễn-Tân
8)
Lê-Thành-Tài
9)
Nguyễn-Duy-Thành
Danh-Sách Khoá 3 SQ/ĐB :
1)
Lê-Phước-Thiệt
2)
Nguyễn-Thành-Trí
3)
Hồ-Văn Kỳ-Tường
4)
Trần-Minh-Tâm
Danh-Sách Khoá 4 SQ/ĐB :
1)
Trần-Văn-Công
2)
Trần-Bá-Trung
Danh-Sách Khoá 5 SQ/ĐB :
1)
Phan-Ngọc-Hùng
2)
Lê-Đức-Phẩm
3)
Hoàng-Như-Phổ
4)
Nguyễn-Duy-Tân
5)
Hồ-Đắc-Thắng
6)
Mai-Vàng
Danh-Sách một số các SQHD từ TVBQG về phục-vụ HQVN:
Nhờ Cô
Hiền lay-out lại cho đồng nhất như những Khoá khác. Cảm-ơn Cô
- Khoá
16
(trong
Danh-sách Khoá 13 HQNT)
- Khoá
22 (5 SQ.)
Nguyễn-Văn-Tưng
Phạm-Ngọc-Thạnh
Lê-Văn-Kiên
Lê-Mộng-Thu
Hoàng-Gia-Văn.
- Khoá
23 (10 SQ)
Nguyễn-Ngọc-Cầm
Nguyễn-Văn-Tạo
Trần-Văn-Xuân
Trần-Văn-Thiệt
Nguyễn-Tấn-Lực
Dương-Tuấn-Việt
Nguyễn-Mạnh-Thông
Trần-Trọng-Thạnh
Vũ-Công-Dân
Lê-Văn-Hải.
- Khoá
24 (21 SQ.)
Nguyễn-Ngọc-San
Trương-Ngọc-Minh
Lê-Văn-Thanh
Vơ-Thiện-Trung
Vơ-Long
Lưu-Xuân-Phước
Dương-Quốc-Khánh
Đặng-Đức-Vượng
Trần-Văn-Hương
Nguyễn-Hoàng-Hùng
Đồng-Ngọc-Lâm
Vơ-Hỷ-Sơn
Nguyễn-Hữu-Phúc
Nguyễn-Hoàng-Hải
Tân-Kim-Tiếng
Phạm-Văn-Tiền
Trần-Văn-Huấn
Nguyễn-Văn-Nhàn
Vũ-Đăng-Khiêm
Nguyễn-Đức-Văn
Trần-Minh-Chánh
- Khoá
25 (32 SQ)
Nguyễn-Anh-Dũng
Đỗ-Ngọc-Châu
Nguyễn-Huệ
Nguyễn-Hữu-Chí
Đặng-Văn-Khanh
Dương-Bửu
Trần-Cao-Vy
Lê-Kỳ-Đồng
Lê-Văn-Khảm
Hà-Tham
Đinh-Văn-Chiến
Trần-Quốc-Toản
Nguyễn-Văn-Linh
Vơ-Văn-Xuyến
Hoàng-Tấn
Vơ-Như-Ư
Trần-Văn-Minh
Lưu-Vĩnh-Phúc
Nguyễn-Văn-Hoà
Nguyễn-Đắc-Minh
Nguyễn-Đông-Mai
Vũ-Hữu-Nghị
Cao-Văn-Tài
Nguyễn-Trung-Khánh
Tô-Khắc-Thoại
Đào-Văn-Quư
Hồ-Bỉnh-Khiêm
Vơ-Hồng-Nhạn
Lê-Viết-Phú
Nguyễn-Toàn-Tài
- Khoá
26 (22 SQ.)
Nguyễn-Ngọc-Anh
Đặng-Chính-B́nh
Lê-Huỳnh-Hà
Bùi-Văn-Hoàng
Đào-Quư
Hùng
Đinh
Mạnh-Hùng
Diệp
Bảo-Khang
Trương
Thanh-Khoan
Trần-Tiết-Liệt
Nguyễn-Văn-Lượng
Trần-Kế-Lư
Đặng-Văn-Nho
Nguyễn-Bắc-Ninh
Đặng-Ninh-Phương
Mạc-Sum
Nguyễn-Văn-Tảo
Nguyễn-Văn-Tạo
Nguyễn-Thanh-Tâm
Huỳnh-Ngọc-Trung
Trần-Quang-Tuấn
Lê-Tư
Trần-Văn-Vinh
- Khoá
27 (24 SQ.)
Nguyễn-Văn-An
Phạm-Bốn
Nguyễn-Bông
Nguyễn-Văn-Châu
Phạm-Đăng-Hải
Lê-Mạnh-Kha
Nguyễn-Văn-Lạ
Nguyễn-Văn-Lễ
Lê-Quang-Liêm
Bùi-Tiến-Mạnh
Nguyễn-Văn-Mọi
Lương-Văn-Nh́
Trần-Đức-Nhuận
Nguyễn-Duy-Niên
Trần-Văn-Niếu
Thân-Phi
Lương
Đ́nh Phước
Nguyễn-Chí-Phương
Nguyễn-Đức-Phương
Trần-Trí-Quốc
Phạm-Ngọc-Tân
Nguyễn-Văn-Tấn
Nguyễn-Văn-Trọng
Danh-Sách SQ/ĐB chưa xác-định được khoá Hải-Quân:
1)
Trần-Hùng-Cận
2)
Chu-Trần-Căn
3)
Trần-Văn-Cang
4)
Trần-Ngọc-Châu
5)
Nguyễn-Ngọc-Chót
6)
Lê-Hữu-Đáng
7)
Chương-Đê
8)
Phạm-Ngọc-Đính
9)
Nguyễn-Đo
10)
Lê-Văn-Đôn
11)
Nguyễn-Văn-Đồng
12)
Lai-Hải-Đường
13)
Trần-Trung-Dụ
14)
Lê-Chí-Hân
15)
Tôn-Cẩm-Hău
16)
Lê-Kiếm-Hiệp
17)
Nguyễn-Lê-Hinh
18)
Nguyễn-Viết-Hoàng
19)
Hồ-Tấn-Hùng
20)
Nguyễn-Văn-Huỳnh
21)
Trần-Kiều
22)
Nguyễn-Trọng-Lâm
23)
Lưu-Văn-Lê
24)
Dương-Hữu-Lễ
25)
Phan-Đ́nh-Linh
26)
Nguyễn-Hữu-Lợi
27)
Vơ-Văn-Màng
28)
Phạm-Mừng
29)
Vĩnh-Nam
30)
Phạm-Văn-Ngâu
31)
Trần-Thành-Nghiệp
32)
Phạm-Minh-Nhựt
33)
Nghiêm-Văn-Nhịn
34)
Đặng-Văn-Nhứt
35)
Nguyễn-Văn-Định
36)
Trần-Ngọc-On
37)
Nguyễn-Đức-Phổ
38)
Vũ-Văn-Phương
39)
Phạm-Ngọc-Phụng
40)
Vũ-Văn-Phú
41)
Huỳnh-Hữu-Phúc
42)
Vơ-Hồng-Phúc
43)
Vơ-Linh-Phúc
44)
Trần-Văn-Quan
45)
Lê-Văn-Quá
46)
Kha-Tu-Quốc
47)
Văn-Nguyễn-Sở
48)
Phạm-Văn-Sử
49)
Lê-Văn-Tân
50)
Lưu-Văn-Tân
51)
Nguyễn-Thành-Tạo
52)
Phạm-Phước-Tề
53)
Lê-Chiến-Thắng
54)
Vương-B́nh-Thanh
55)
Nguyễn-Văn-Thi
56)
Trần-Thi
57)
Nguyễn-Đắc-Thiện
58)
Tống-Viết-Thuật
59)
Lưu-Tiến
60)
Lê-Quang-Tiệp
61)
Nguyễn-Văn-Toàn
62)
Nguyễn-Xuân-Tịnh
63)
Ngô-Thành-Trí
64)
Nguyễn-Văn-Triệu
65)
Nguyễn-Đ́nh-Trực
66)
Song-Trịnh
67)
Tô-Văn-Tuấn
68)
Lê-Thành-Tuyên
69)
Đinh-Quang-Viên
70)
Dương-Văn-Vinh
71)
Lê-Văn-Vinh
72)
Vũ-Thế-Vinh (LDNN)
73)
Nguyễn-Văn-Vơ
74)
Lê-Thanh-Xuân
Sơ-Lược
Hải-Sử Nước Ta:
Hải-Quân
và Nếp Sống Thuỷ-sinh trong Ḍng Sinh-mệnh Dân-tộc
Sơ-Lược
Hải-Sử Nước Ta
Hải-Quân
và nếp sống Thuỷ-sinh trong ḍng sinh-mệnh dân-tộc
Hải-Sử dân ta dài như trường-giang, rộng tựa đại-dương, khởi đi từ hàng mấy chục
ngàn năm về trước trên vùng Đất và Nước này. Hải-Sử mang Hồn-Nước, chẳng có
giai-cấp đấu-tranh, không cần định-hướng xă-hội chủ-nghĩa, cũng bất-cần nghĩa-vụ
quốc-tế vô-sản hay thế-giới đại-đồng, lại chưa từng phí-phạm xương máu đồng-bào.
Tự-Do như Nước!
Cũng như các đồng-ngũ trong QLVNCH, cho dù bị “găy gánh giữa đường”, người lính
thuỷ VNCH đă góp công cùng các quân-chủng bạn cố-gắng ngăn làn sóng đỏ, bảo-vệ
tự-do cho người dân Miền-Nam. Chúng tôi tin-tưởng mănh-liệt Hải-Quân VNCH
thực-sự là truyền-nhân chính-thống giữ-ǵn đúng-đắn truyền-thống ngàn đời của
Thuỷ-Quân giống ṇi Hồng-Lạc dựng nước, giữ nước, chống xâm-lăng trải qua mọi
triều-dại từ Hùng-Vương qua Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn…
Vũ-Hữu-San
Sử-kư ở
nước ta
Cụ
Lệ-thần Trần-Trọng-Kim viết trong phần Tựa của cuốn "Việt-Nam Sử-Lược" quyển 1
như sau:
"Chủ-đích (của việc ghi chép Sử) là để làm một cái gương chung-cổ cho người cả
nước được đời-đời soi vào đấy mà biết cái sinh-hoạt của người trước đă phải
lao-tâm lao-lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt
trời này. Người trong nước có thông-hiểu những sự-tích nước ḿnh mới có ḷng yêu
nước yêu nhà, mới biết cố-gắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào
cái nền xă-hội của tiên-tổ đă xây-dựng nên mà để lại cho ḿnh.."546
Chủ-đích của vị Sử-gia nổi-danh họ Trần cũng là niềm mong-ước của
mọi người chúng ta khi đọc Việt-Sử. Tuy thế người lính thuỷ hay người thường-dân
hành-thuỷ hay cả những người yêu sông-nước, biển-cả - muốn thông-hiểu sự-tích
nước ḿnh, dân ḿnh liên-hệ ra sao với sinh-hoạt nước - lại không được cái
may-mắn như vậy. Cầm cuốn Sử nước ta lên mà xem cho hết, người đọc chỉ thấy các
sinh-hoạt quá-khứ của tiền-nhân ở trên đất, trên bờ; tương-tự như trong những
cuốn sách sử-kư của các dân-tộc khác nằm trong lục-địa.
Sử-gia Trần-Trọng-Kim nhận-xét về chuyện "Sử nước ta được chép theo
lối sử Tàu" một cách xác-đáng như sau: "Cái lối làm sử của ta theo lối biên-niên
của Tàu, nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện ǵ quan-trọng th́ nhà làm sử chép
vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ
không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên-can việc ấy với việc khác là thế nào."
Có lẽ v́ thế, sinh-hoạt thực-sự của đại-đa-số dân-chúng không được viết đến
trong các sách Việt-sử trước đây.
Chân-dung Sử-gia Trần-Trọng-Kim.
Nói ví von cách khác, Sử nước ta rất "khô", mà có lẽ các sách sử của
các nước khác trên thế-giới cũng “khô” như vậy chăng?! Nhà sử-học Donald Worster
đă một lần chê-trách các nhà viết sử. Chúng ta cũng có thể bắt-chước Ông mà
phát-biểu một câu "nhẹ-nhàng" như sau: "Viết sử mà không có nước ở trong, đó là
một sự thiếu-sót lớn. Kinh-nghiệm nhân-loại (và đặc-biệt là của người "nước" ta)
đâu có khô khan “hạn-hán” quá đến như vậy!"547
Chỗ đứng
của Thuỷ-Quân Việt-Nam trong Lịch-sử
Giới học-giả Việt-Nam thường ít khi bàn đến các sinh-hoạt hàng-hải.
Các sử-gia cũng hay ghi chép quân-sử nước ta hao-hao giống như sử Tàu, họ thường
kể chuyện bộ-binh với gươm-giáo, ngựa-xe, sa-trường, thành-quách.. Đặc-tính
tác-chiến bất-ngờ, lưu-động-tính cao, hoả-lực hùng-hậu cùng các yếu-tố áp-đảo
quyết-định chiến-trường khác của thuỷ-quân chưa bao-giờ được nhắc đến. Đại-thắng
Bạch-Đằng, v́ là biến-cố quyết-định phải kể-tới, nhưng phần diễn-tả thật
ngắn-ngủi. Cho đến cuộc đời lẫy-lừng của Đinh-Bộ-Lĩnh lại được sử-sách diễn-tả
như một "nhà Tướng ngồi trên lưng ngựa"548.
Cách ghi chép chính-sử là như vậy. Tuy-nhiên may-mắn hơn cho dân ta, những
sinh-hoạt thuỷ-sinh được kể lại khá nhiều qua dă-sử, cổ-tích và thần-thoại.549
Ngoài ra trong một số sách cổ-văn hiếm-hoi, ta cũng thấy người xưa ghi-nhận được
những sinh-hoạt liên-hệ đến môi-trường Nước. Sách Tàu cũng nói "Người Việt-cổ
sinh-hoạt dưới nước nhiều hơn ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi, biết làm các thứ
thuyền nhỏ là Linh và thứ thuyền nhỏ thân dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi là Tu-lự,
thuyền có lầu tức Lâu-thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là
Qua-thuyền550... Theo Hoài-Nam-Vương Lưu-An đời Hán, th́ người Việt rất thạo
thuỷ-chiến, rất quen dùng thuyền, ở trên cạn ít mà ở dưới nước nhiều. Họ cắt
tóc, xâm ḿnh, đóng khố ngắn để tiện bơi-lội, tay áo cộc để tiện chèo
thuyền."551
Địa-bàn
người Việt-cổ sinh-hoạt dưới nước nhiều hơn ở trên cạn.
Hồn
"Nước" dựng nước Việt-Nam
Biển-Đông bao quanh một nửa đất-nước chúng ta. Theo Bernard Philippe
Groslier: “biển-cả đă gợi ra trong trí-óc người dân Đông-Dương cái ấn-tượng về
nguồn-gốc của muôn loài, một tâm-tưởng đến cả thế-giới trước khi khai-thiên
lập-địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết (tổ-tiên) trở về.”552
Mỗi khi đề-cập đến đất-nước quê-hương, mọi người Việt chúng ta đều có một ư-thức
sâu-xa về "hồn nước linh-thiêng". Một học-giả ngoại-quốc, Tiến-sĩ Keith Weller
Taylor có lẽ là người đầu-tiên nhận ra điều này. Ông phân-tích chính-xác nhiều
điều về tinh-thần tự-chủ của dân Việt-Nam rất đúng là liên-hệ tới Nước. Taylor
cho rằng: "Nước (Water) có hồn nước (Aquatic Spirit) linh-thiêng, có năng-lực
tạo-dựng nên dân-tộc, nên nước Việt-Nam chính-thống..."
Chúng tôi rất thích đoạn văn của Ông, lời viết ngắn-gọn nhưng ư-tứ mạnh-mẽ
uyên-bác, khó dịch sao cho chính-xác được. Vậy xin chép lại nguyên-văn như sau:
"The idea of an aquatic spirit's being the source of political power and
legitimacy, which attended the formation of the Vietnamese people in prehistoric
times, is the earliest hint of the concept of the Vietnamese as a distinct and
self-conscious people".553
Hải-Sử,
Nơi chất chứa những Truyền-thống cực kỳ Quan-yếu của Dân-tộc
Tại các nước Âu-Mỹ, Hải-sử (Maritime History) là một ngành khoa-học được
khai-sinh từ lâu. Nhưng ở xứ ta, danh-từ "Hải-sử" ít khi được nghe nói tới, và
cũng chưa có một cuốn Sử nào ghi chép thuần các sinh-hoạt thuỷ-sinh. Tuy vậy nếu
xét cho kỹ t́nh-trạng môi-sinh cổ-thời, chúng ta thấy rằng Việt-Nam cần-thiết
phải có Hải-Sử. Đó là ngành khoa-học cần-thiết cho sự sưu-tầm, nghiên-cứu,
thống-kê các sinh-hoạt dân-tộc trong môi-trường nước. Đặc-biệt cũng nên ghi chép
những thành-tích lẫy-lừng và truyền-thống “Nước” cực-kỳ quan-yếu của tiền-nhân.
Một phần của bài viết, phần "Tiền Hải-Sử" Việt-Nam mà chúng tôi
tŕnh-bày tiếp đây là những kiến-thức mới-mẻ. Nhờ tiến-bộ trong nhiều ngành
khoa-học, ngày nay nhân-loại hiểu-biết nhiều hơn về quá-khứ. Tuy một số chi-tiết
nhỏ c̣n là giả-thuyết, nhưng nói một cách tổng-quát, có nhiều nét độc-đáo về
sinh-hoạt nước của tiền-nhân chúng ta đáng lưu-tâm và đă được nhiều học-giả
quốc-tế đổ-xô đến nghiên-cứu.
Không ở một nơi nào khác trên địa-cầu, Khoa Tiền-Hải-sử lại có nhiều vấn-đề cần
t́m-hiểu như tại khu-vực Biển-Đông.
Riêng đối với dân-tộc Việt-Nam, Tiền-Hải-sử phải được coi là một
ngành học quan-trọng v́ nhiều lư-do sau đây:
-
Truyền-thống hàng-hải lâu đời của dân-tộc hiện-diện trong mọi
sinh-hoạt dân-tộc.
-
Bờ-biển Việt-Nam và Hoa-Nam từ xưa đến nay chính là nơi quy-tụ nhiều
kiểu ghe-thuyền phong-phú hơn bất-cứ nơi nào khác trên thế-giới. Kiến-trúc
tàu-bè Việt-Nam rất độc-đáo và đă đạt đến tŕnh-độ kỹ-thuật cao ngay từ cổ-thời.
Clinton Edwards cho rằng những Người Biển (Orang Laut)554 ở Đông-Nam-Á thuộc
những bộ-lạc Hải-du (Sea nomads) phát-triển truyền-thống hàng-hải trước khi
chính họ mở-mang nông-nghiệp.555
-
Những nền văn-minh "nước" từ Hoà-B́nh đến Đông-Sơn xuất-hiện liên-tục
trong tiến-tŕnh sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam. Nền văn-minh Hoà-B́nh đă
tiến-triển trong khoảng thời-gian 9,000-5,600 năm TTL., chuyển sang Bắc-Sơn
8,300-5,900 năm TTL., liên-tục qua nhiều nền văn-minh; sau này tới thời Đồ Đồng
của Phùng-Nguyên 3,000-1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rơ-ràng nhuốm
màu-sắc hàng-hải."556
-
Theo Bernard Philippe Groslier, và dân-cư Đông-Dương (trong đó
đại-biểu chính là Việt-Nam) đă đóng vai-tṛ quan-trọng trong vùng Đông-Nam-Á.
Cho dù Java có thể là nơi con người xuất-hiện trước hết, nhưng Đông-Dương
luôn-luôn là cái kho chứa nhân-lực mà từ đó gửi đi khai-hoá khắp vùng.557
-
Wilhelm G. Solheim II viết rằng: “Ảnh-hưởng của văn-minh Hoà-B́nh
tạo-lập lên các nền văn-minh Yangshao (Ngưỡng-Thiều, miền bắc Trung-Hoa.) và cả
nền văn-minh Lungshan (Long-Sơn) cũng từ phía Nam đem lại.”558
Bài viết này nằm trong chủ-đề "Hải-Sử", chúng tôi xin tŕnh-bày về
những sinh-hoạt thuỷ-sinh của dân ta trên sông-nước (thuỷ), Biển-Đông (hải) và
ngoài Đại-(dương). Ngoài ra, hoạt-động Thuỷ / Hải-quân / Tuần-dương-quân được
đặc-biệt kể đến như là những thành-tích-cực-kỳ quan-trọng trong ḍng sinh-mệnh
của dân-tộc.
Những
Thuyền-nhân Đầu-tiên của Nhân-loại
Wilhelm G. Solheim II như vừa tŕnh-bày ở trên, c̣n đi xa hơn nữa về
di-dân và hàng-hải. Ông cho rằng Đông-Nam-Á thời-cổ chính là nơi phát-sinh những
đường hàng-hải giao-tiếp với khắp các nơi ở dọc bờ-biển Á-Châu, Âu-Châu,
Phi-Châu, Đại-Dương-Châu và ở cả Mỹ-Châu. Solheim lư-luận rằng chỉ có sự-kiện
Đông-Nam-Á giữ vai-tṛ trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe toả ra khắp
phía, người ta mới giải-thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc
khác-biệt của loài người sống xa-cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự
tương-đồng giữa những sinh-hoạt văn-hoá như vậy.559
Ngoài ra, chúng ta phải kể đến một vấn-đề thật cổ-kính về thời-gian mà ít ai
tưởng-tượng nổi. Phải có một thứ "văn-minh nước" nào đó đă xuất-hiện từ lâu tại
cac vùng đồng-bằng Sunda, Nanhailand. Kỹ-thuật thuyền-bè của dân-cư Biển-Đông
đủ tiến-bộ để giúp di-dân đường biển560 từ Đông-Nam-Á sang Úc-Châu từ 60,000 năm
trước.561 Chứng-cớ hiển-nhiên này không những đă được những nhà Úc-Châu-học
công-nhận, mà các khoa-học-gia mọi ngành khoa-học khác cũng đă đồng-ư.
Từ
“Địa-Đàng Phi-Châu” loài người qua Trung-Đông, Nam-Ấn rồi đến Đông-Nam-Á. Họ là
những di-dân duyên-hải hay đường biển (sau cùng tới Úc) sớm hơn mọi vùng khác.
Các bản-đồ theo vết Y-Chromosomes chứng-minh điều này.562
Tiền-nhân chúng ta sống ngoài biển thời Băng Đá
Trong khoảng 60,000 năm cho đến nay, Trái Đất trải qua nhiều
giai-đoạn nóng và lạnh chen kẽ nhau. Mực nước biển đă dâng lên hạ xuống nhiều
lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển-Đông chỉ
bằng phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan-ră th́ nước biển dâng
lên nhanh. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dậm
vuông lục-địa đă bị ngập dưới Biển-Đông. V́ diện-tích đất-đai bị suy-giảm nên
mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống
người khác nhau đă xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải-rác khắp nơi trong vùng đất
thấp rộng-lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng
đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó.
Theo ư-kiến của một số nhà khảo-cổ, khi nước ngập nơi cư-trú,
dân-chúng từ vùng Sunda (kể cả Hoàng-Sa, Trường-Sa) đă chạy lên các vùng cao.563
Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai cho hay vào khoảng 16,000 năm trước đây, khi mực
nước biển dâng lên nhanh th́ số lớn dân-cư đă di-chuyển về khu-vực phía Bắc của
Biển-Đông564. Có lẽ v́ nhờ tập-trung nhiều nhân-lực, văn-minh Hoà-B́nh bộc-phát.
Peter Bellwood tường-tŕnh công-tŕnh chinh-phục Thái-B́nh-Dương của dân-cư
Hoà-B́nh (Hoabinhians) trong cuốn sách nổi-danh của ông, cuốn "Man's Conquest of
the Pacific"565
Chester Norman cho rằng vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước
là hai vùng đồng-bằng trũng và cạn, nay biến thành hai vịnh biển mới. Văn-minh
Hoà-B́nh được tạo-dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Người ta
phải di-chuyển đi khai-phá đồng-bằng. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển
là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hoá sau này
thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa nước566 đă được trồng
trọt.567
Bản-đồ
ghi-nhận những đường di-dân “Tây-tiến” từ Nanhailand ngoài Biển Đông vào đất
liền trong thời Hậu Băng-Đá568: 1-Dân di-cư đông-đảo nhất theo Hồng-Hà. 2-Theo
sông Mekong. 3-Theo sông Chao Phraya. 4-Theo các ḍng sông cổ xưa từ vùng biển
Bali Sea. 5-Theo Tây-giang. 6-Theo Dương-Tử.
Sinh-hoạt Biển-Đông thời hậu Băng-Đá
Theo những ghi-nhận của ngành Địa-Chất-học, vào thời xa-xưa, khoảng
16,000 năm trước, nước đại-dương dâng-cao với đà gia-tăng nhanh nhất. Tại vùng
Biển-Đông vào thời Hậu Băng-Đá, sự thay-đổi của địa-thế rất mănh-liệt. Những
thay-đổi địa-thế đă lôi-cuốn theo những thay-đổi lớn về môi-sinh con người. Sự
tiến-bộ vượt bực của văn-hoá người Việt (Yüeh) trong bối-cảnh bể dâu đó đă được
William Meacham nghiên-cứu và tŕnh-bày trong một bài viết rất nổi-tiếng của
Ông, nhan-đề "Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic: A Microcosm
of Culture Change on the Mainland of East Asia".569
Một số kết-quả khảo-cứu trực-tiếp liên-hệ đến sinh-hoạt thuỷ-sinh
như sau:
-
V́ nguồn-gốc và địa-bàn riêng-biệt, sinh-hoạt người Việt ở duyên-hải
khác-biệt với người Tàu ở Trung-thổ. Không thể nào v́ thấy một vài ảnh-hưởng
văn-hoá giống nhau giữa Tàu/Việt mà người ta có thể coi dân Bách-Việt như một
thứ dân Tàu được. Nhiều chứng-cớ cho hay là loài người đă có mặt trên Sunda Land
và Nanhai Land mười mấy ngàn năm trước. Những đồng-bằng thấp, được gọi tên chung
là Sunda Land đó, nằm ngoài Biển-Đông ngày nay đă hoàn-toàn bị ngập nước. Những
dân-cư thời đó chính là tiền-nhân người (Bách-) Việt sau này. Họ sinh-sống bằng
cách thu-nhặt hải-sản như tôm cua, hào nghêu..., săn bắt tôm cá ngoài hồ, ao,
sông, biển. Trong khoảng từ 15,000 năm đến 4,000 năm trước đây, nước biển dâng
lên570, làm thay-đổi môi-trường sinh-hoạt và tạo nên sự dồn ép mật-độ dân-số.
-
Văn-minh Hoà-B́nh xuất-hiện 11,000-7,600 trước đây, văn-minh Bắc-Sơn,
khoảng 8,300-5,900 năm trước Tây-Lịch (TTL.).
-
Bè tre và có thể cả loại ghe-thuyền sơ-đẳng được dùng khắp nơi, 10,000
năm TTL.
Người
Việt và những Phát-minh Thiết-yếu đóng-góp cho Nhân-loại
Trái đất chúng ta đang ở có tới gần ba phần tư bề mặt che phủ bởi
nước. Các nhà văn-minh-học đều đồng-ư rằng văn-minh loài người tiến-triển được
là nhờ sự chuyển-vận.
Các sách Bách-Khoa Từ-Điển đồng-ư rằng cho đến ngày nay, chuyển-vận
đường thuỷ vẫn quan-trọng hơn đường-bộ và đường hàng-không. Nếu so với sự
phát-triển đường-biển th́ "chuyển-vận trên đất-liền phát-triển với một mức-độ
chậm-chạp hơn nhiều... Sự chuyển-vận đường-bộ được cải-thiện rất ít cho măi tới
năm 1825, khi kỹ-sư người Anh George Stephenson áp-dụng máy hơi-nước để chạy một
đầu máy xe-lửa...571
H́nh-ảnh
buổi khánh-thành đường xe lửa ở Anh-quốc năm 1825.
Sinh-hoạt trên địa-bàn "Nước", dân Việt là tác-giả hầu-hết những
phát-minh thiết-yếu về đường thuỷ. Bè, thuyền độc-mộc, mái-chèo, cánh-buồm,
bánh-lái, thuyền nhiều thân (outriggers) cây xiếm... là những công-tŕnh
sáng-tạo mà tiền-nhân ta đóng-góp cho sự tiến-bộ của nhân-loại.
Về đẩy thuyền (propulsion), kể từ việc dùng bè thả trôi cho đến cả
kỹ-thuật cao như việc đi ngược gió hay lái thuyền tự-động cũng đều do tiền-nhân
chúng ta sáng-tạo. Thành-quả đáng kể nhất có lẽ là cách sử-dụng phối-hợp
tài-t́nh hai hệ-thống buồm và xiếm. Nhờ vậy, một số loại ghe-thuyền ở Việt-Nam
có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải
sửa-đổi tay lái.572
Người
Việt "vượt" từ Ngư-nghiệp sang thẳng Nông-nghiệp
Sau khi duyệt-xét lại những biến-chuyển về địa-thế bờ Biển-Đông-Á
vào khoảng thời-gian từ 15,000 năm TTL. đến 4,000 TTL., nhà địa-lư-học Carl
Sauer đi đến kết-luận: Đông-Nam-Á là nơi khởi-sự nông-nghiệp.
Theo một số học-giả Việt-Nam, danh-tự "Việt" có nghĩa là tiến lên,
vượt trội lên... Tính kiên-quyết của dân ta vượt mọi khó-khăn trở-ngại biểu-lộ
ngay từ trong những ngày đầu sinh-hoạt. Nhà địa-lư-học Carl Sauer đă đề-cao
tinh-thần tiến-bộ của dân-cư giống Việt (Yüeh) vào giai-đoạn khởi-nguyên nền
văn-hoá Hoà-B́nh ở vùng đất "Sunda -Hoà B́nh" như sau: "Mực nước biển dâng-cao
làm tăng thêm nhịp bồi-đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi
các vùng đất thấp tiếp-tục bị ngập-lụt. Dân-cư khi xưa ở rải-rác th́ lúc này thu
lại thành các vùng cư-trú dọc theo những nguồn-nước... Một thế-giới mới đă
thành-h́nh, sự thay-đổi môi-trường vật-lư địa-dư đă trở-thành cơ-hội thuận-tiện
tối-đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn-rỗi
và nhờ trí-óc ṭ-ṃ để t́m thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một
thời-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp."573
Người
Việt với Nông-nghiệp và Thương-Mại
Trong sinh-hoạt nông-nghiệp, người ta thường chia người Đông-Nam-Á
làm hai loại: dân miền cao và dân miền xuôi.574 Dân miền cao trồng các loại
hoa-màu hợp cho vùng đất khô-ráo. Dân miền xuôi canh-tác lúa nước, cần dẫn nước
vào ruộng. Phải cần kỹ-thuật cao và có tổ-chức điều-hành tốt th́ số-lượng
thực-phẩm sản-xuất mới gia-tăng.
Xă-hội miền xuôi lại có thể phân-biệt thành hai thành-phần: là nông-dân và
thương-gia. Đặc-điểm sinh-hoạt này được Donald G. McCloud tŕnh-bày. Ông viết
rằng: Dân-cư đồng-bằng có hai nghề canh-nông và thương-mại, tức là cầy-bừa
ruộng-nương và buôn-bán viễn-dương. Nhóm hải-hành viễn-dương trao-đổi hàng-hoá
có nhiều cơ-hội trở nên giàu-sang và thường nắm giữ thế-lực chính-trị.575 Nếu
thế trong xă-hội Việt ngày xưa, rất có thể chỉ gồm hai giới Nông và Thương là
chính. Ưu-thế của Thương-gia, khác với tin-tưởng thông-thường, nắm quyền-lực
ngay trước cả khi vương-quyền thành-h́nh.
Dân ta
canh-tác trên ruộng ngập nước.
Sau khi xem-xét t́nh-trạng Đông-Nam-Á từ thế-kỷ thứ 9 đến thứ 14,
một số các nhà nghiên-cứu đă hợp-biên một bộ sách nhan-đề: "Southeast Asia in
the 9th to 14th Centuries". Những báo-cáo của nhóm này cho thấy xă-hội Đại-Việt
vẫn c̣n mang nhiều nét văn-hoá địa-phương Đông-Nam-Á hơn là văn-hoá
Trung-Hoa.576 Hệ-thống xă-hội "Sĩ Nông Công Thương" mới chỉ thành-h́nh khi nước
ta nhiễm cái ảnh-hưởng văn-hoá Trung-Hoa một cách nặng-nề mà thôi.
Người Tàu lúc xưa rất run-sợ trước những chuyến hải-hành xuyên-dương
như: phải đi tàu Man, sợ cướp, sợ bị giết, sợ chết-đuối, sợ xa nhà nhiều
năm577... Trong khi đó, sách sử Trung-Hoa ghi chép nhiều chi-tiết về hoạt-động
thương mại của người Bách-Việt. Sinh-hoạt của những thương-gia Việt giầu có kiểu
"phú-gia địch-quốc" nhờ thương-mại viễn-duyên được ghi lại khá nhiều. Theo
học-giả Sterling Seagrave nói trong cuốn sách "Lords of the Rim: The Invisible
Empire of the Overseas Chinese" th́ những người Trung-Hoa trong nước và
hải-ngoại giàu-có ngày nay là nhờ được thừa-hưởng truyền-thống hải-thương từ
người Việt thời chiến-quốc. Seagrave không ngại-ngần, đă sử-dụng những "chữ lớn"
như Roots (gốc rễ), như Children of Yüeh (con cháu người Việt) để đề-cập đến
nhiều nhân-vật kim cổ giàu-có sang-trọng nổi-danh như vậy.578
Truyền-thống hải-thương của người Việt cổ được kể ra trong cuốn sách “Lords of
the Rim”.
Môi-trường Độc-nhất thời Băng-Đá tạo Sinh-hoạt Hàng-hải
Vùng Đông-Nam-Á nói chung và vùng Vịnh Bắc-Việt nói riêng là nơi
duy-nhất trên thế-giới đă trải qua nhiều cuộc biến-chuyển mạnh-mẽ về địa-lư và
nhân-văn đặc-biệt ảnh-hưởng bởi môi-trường nước.
Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay-đổi về địa-lư Biển-Đông không những chỉ
làm thay-đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dưới biển trong
vùng mà c̣n tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi to-lớn làm phát-sinh những nền
văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến của
nhân-loại.
Tài-liệu mới nhất là cuốn “Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast
Asia” của Bác-Sĩ Stephen Oppenheimer, xuất-bản tại Anh-Quốc năm 1999. Dựa trên
những kiến-thức cập nhật mới đây của các ngành khoa-học như di-truyền-học,
nhân-chủng-học, thần-thoại, văn-học dân-gian, ngôn-ngữ-học, hải-dương-học,
khảo-cổ-học... để cho ra đời một cuốn sách làm cho nhiều nhà nghiên-cứu
Đông-Nam-Á học và khảo-cổ-học phải ngẩn-ngơ... Có người c̣n cho rằng đây là một
quyển sách quan-trọng vào bậc nhất trong ngành Đông-Nam-Á học!579
Chính tác-giả Oppenheimer đă viết: "Lư-thuyết mà tôi tŕnh-bày trong cuốn sách
này lần đầu-tiên, đặt Đông-Nam-Á vào trung-tâm của các nguồn-gốc văn-hoá và
văn-minh. Tôi cho rằng nhiều người đă phải di-tản khỏi vùng duyên-hải của họ ở
phương Đông v́ lụt-lội. Những người tị-nạn này từ đó vun-đắp những nền văn-minh
vĩ đại ở phương Tây."
Đă
có nhiều nhà khoa-học cố-gắng giải-thích sự h́nh-thành nền văn-hoá hàng-hải của
dân Việt nói riêng và của dân Đông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này
khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hoá hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa.
Địa-bàn
Cư-trú của Tổ-tiên và Nhu-cầu của Quân Thuỷ
Địa-bàn cư-trú chủ-yếu của tổ-tiên ta là khu-vực mới được phù-sa
sông Hồng, sông Mă bồi-đắp. Vùng đất này nằm giữa một bên là núi cao, một bên là
biển-cả.
Địa-bàn sinh-hoạt thời-cổ là nơi giao-tiếp giữa hai môi-trường: núi
và biển. Có hai đặc-điểm nổi-bật lên như sau:
-
Hệ-thống sông-ng̣i thoát nước dày-đặc, có h́nh-dạng nan-quạt ở đầu
thượng-nguồn.
-
Mưa lũ hàng năm tràn-lan khắp nơi. Nước chảy đến mấy chỗ-trũng, tạo ra
vô-số đầm-lầy, hồ-ao chi-chít.
Địa-h́nh tạo nên một 'thế-giới nước' tác-động trực-tiếp đến cuộc
sống hàng ngày của người Việt cổ. Các di-tích khảo-cổ cho chúng ta biết rằng tất
cả các địa-điểm cư-trú đều nằm trên các g̣-băi. Có thể nói nước bao-quanh làng
xă Việt-Nam. Nước tạo nên biên-giới thiên-nhiên chia cắt từng vùng đất. Nước là
môi-trường sinh-sống của người Việt-Nam.
Nước bao
quanh làng xă Việt-Nam.
Từ lâu, khái-niệm về quê-hương, xứ-sở, về lănh-thổ, và cả Tổ-Quốc
nữa đă được tổ-tiên ta thể-hiện bằng tên của môi-trường gắn chặt với cuộc sống
của ḿnh: Nước!
Phương-tiện di-chuyển chính-yếu của người dân Việt thời-cổ suốt mấy
chục ngàn năm là thuyền-bè. Ngay khi một tập-hợp vơ-trang nào đó được
h́nh-thành, thuyền-bè đương-nhiên trở nên phương-tiện đầu-tiên và căn-bản của
các cuộc hành-quân. Những trang-bị trên thuyền lập-tức biến thành khí-cụ cơ-hữu
của quân thuỷ.
Những người lính Việt đầu-tiên của quân-ngũ không chiến-đấu ngoài
sa-trường, xung-thành đoạt-lũy. Nhiệm-vụ của họ không mang nặng mục-tiêu bảo-vệ
"diện-địa". Những quân-nhân này nằm ḷng phần trọng-trách ǵn-giữ an-ninh những
tuyến "đường thuỷ" nhiều hơn. Từ-ngữ "giữ nước" có thể đă ghi lại dấu vết rằng
"các người lính đầu-tiên phục-vụ dưới cờ nước ta là những người lính thuỷ".
Có nhiều lư-lẽ tạo nên sự tin-tưởng rằng Thuỷ-quân của ta ra đời
trước Lục-quân.
Huyền-sử
"Nước" và Thần-thoại Dân-tộc
Các truyền-thuyết xưa nhất của dân-tộc đều là những truyện cổ-tích
mà nội-dung có gốc rễ sâu-đậm về hàng-hải. Xin lược-kê một số nhỏ như sau:
-
Dân ta khởi đi từ Động-Đ́nh-Hồ, ḍng-dơi Long-Quân với các vua
Kinh-Dương-Vương, Lạc-Long-Quân.
-
Bọc trăm trứng sinh trăm con: 50 con lên núi, 50 con xuống biển.
-
Người Văn-Lang làm nghề chài lưới, vua bắt dân lấy chàm vẽ ḿnh để
thuồng-luồng tưởng rằng đồng-loại mà không làm hại.
-
Thuyền của dân ta vẽ hai con mắt, có ư để cho các thuỷ-quái ở sông, ở
bể không quấy-nhiễu đến.
-
Truyện Thuỷ-tinh đánh nhau với Sơn-Tinh...
Huyền-sử nước ta đưa ra nhiều h́nh-ảnh về những chuyến di-dân từ
Biển-Đông vào cư-trú dọc duyên-hải, chẳng hạn như các chuyện sau đây:
Truyện Lạc-Long-Quân kể rằng: Ông vua Rồng này có quê Mẹ từ ngoài
biển-cả đi vào, giúp dân trừ yêu-quái trên đất-liền, dạy dân cách trồng lúa để
ăn, may quần-áo để mặc. Sau này dù Lạc-Long-Quân đă bắt cóc và lấy Âu-Cơ thuộc
giống Tiên làm vợ, nhưng ông thường trở về lại Thuỷ-Cung.
Huyền-thoại Sơn-tinh Thuỷ-tinh phù-hợp với những khám-phá mới đây về
nguồn-gốc cư-dân Đông-Nam-Á. Người Việt và các dân Bách-Việt khác từ Biển-Đông
bị dồn vào đất-liền khi nước biển dâng lên vào thời Hậu Băng-Đá từ hàng chục
ngàn năm trước.
Thần-thoại "Ông Thần Độc-Cước" vùng Sầm-Sơn, Thanh-Hoá cũng vậy. Vị
thần loại-trừ bọn cướp từ biển vào, dẹp toán giặc từ núi xuống, giữ cho dân vùng
duyên-hải được yên-ổn làm ăn.
Lực-lượng của Thuỷ-Tinh gồm binh tôm, tướng cá đang xông lên, đánh nhau với
Sơn-Tinh
Danh-hiệu của Kinh-Dương-Vương
Các vùng
đất Kinh, Dương và Giao580, các châu thuộc địa-bàn của giống Giao-Chỉ chúng ta.
Bàn về danh-hiệu của Kinh-Dương-Vương và Lạc-Long Quân ta không thể quên chữ
Kinh tức là đất Kinh và Dương là đất Dương, hai châu thuộc địa-bàn của giống
Giao-Chỉ chúng ta. Với chữ Lạc-Long Quân cũng vậy. Danh-hiệu này chỉ có nghĩa là
vua của giống Lạc-Long cũng như Kinh-Dương-Vương là vua miền châu Kinh, châu
Dương. Lạc-Long-Quân lấy Âu-Cơ tức nàng con gái đất Âu. Chữ Âu là tên một con
sông nước Việt (Chiết-Giang) ngày nay vẫn c̣n. Nó nhắc chữ Âu-Lạc, Âu-Việt,
Đông-Âu, Tây-Âu... Tất cả địa-đanh đều ở miền biển, hay duyên-hải chằng-chịt
nhiều sông-hồ.
Để
pḥng-thủ Kinh và Dương, vị “Tổng-Tư-Lệnh” Lạc-Long-Quân tất phải huấn-luyện
binh-sĩ về hải và thuỷ-chiến.
H́nh-bóng Thần-kỳ của Hải-quân
Truyện Sơn-tinh Thuỷ-tinh làm chứng cho giai-đoạn giao-tiếp giữa
những "người đường biển" và những "người đường cao". Huyền-thoại được kể như ghi
lại trong thời những Vua Hùng dựng nước, nhưng chứng-tích khảo-cổ lại có thể
tiết-lộ khác-biệt v́:
-
Hàng chục ngàn năm trước, đất-nước ta đă có hai nhóm cư-dân sinh-hoạt
khác nhau (1) từ Biển-Đông đi lên và (2) từ Núi Rừng đi xuống. Thời-gian
giao-tiếp nhau đă xảy ra trước cả thời Vua Hùng lịch-sử.
-
Và cũng có thể là... tiền-thân của những người chiến-sĩ biển đă
xuất-hiện qua vai-tṛ quân tôm, lính cá của Thuỷ-Tinh.
Vả lại, trong giai-đoạn sáu chục ngàn năm, tính từ các chuyến đi Úc
của người Đông-Nam-Á đến khi Vua Hùng dựng nước Văn-Lang, hẳn phải có nhiều
tổ-chức hay lực-lượng trên Biển-Đông của dân ta được thành-lập. Trong sứ-mạng
bảo-vệ các hoạt-động thuỷ-sinh cho đồng-bào, những tổ-chức quân thuỷ này
chắc-chắn là các nhóm vơ-trang đầu-tiên của nhân-loại chiến-đấu trên mặt nước.
Sinh-hoạt trong môi-trường "nước Biển-Đông", quân thuỷ của ta ngay
từ những ngày đầu đă là Hải-quân nước xanh thuần-tuư. Ư-tưởng "Nước Nâu trước,
Nước Xanh sau"581 của Đại-tá Thuỷ-Quân Lục-Chiến Mỹ Victor Croizat chỉ đúng cho
các khu-vực ngoài Đông-Nam-Á mà thôi.
Vua Hồng Lạc (Bua, Bố Rồng) từ biển vào bờ, định-quốc an-dân, mang
h́nh-ảnh hào-hùng của một vị Tổ-tiên-khởi-nghiệp Hải-quân ngày nay. Theo ư ông
Trần-Quốc-Vượng, Lạc-Long-Quân là vị anh-hùng văn-hoá lớn nhất của Thần-thoại
Việt-Nam, từ biển tới, từ sông lên, diệt "Ngư-tinh", "Mộc-tinh", "Hồ-tinh",
khai-sáng miền châu-thổ sông Hồng. Lạc-Long-Quân cũng là vị anh-hùng văn-hoá
đầu-tiên chống sự xâm-lấn của phương Bắc (Đế-Lai), bảo-hộ lănh-thổ riêng cho con
cháu dựng nước…”582
Văn-minh Việt buổi đầu dựng nước vốn là một nền văn-minh sông-nước. Quân-đội
Việt, v́ vậy, từ đầu đă là một đội quân sông-nước. Ở Việt-Nam, nước gắn-bó và
chở-che cho đất. Một khi cần mở đường giao-thiệp buôn-bán với bên ngoài, dân ta
cần những con đường nước với “Hải-Lộ” và phương-tiện của tàu-thuyền. Trống Đồng
biểu-hiện những hoạt-động này một cách rơ-ràng nhất từ gần 3,000 năm xưa.
Lạc-Long-Quân từ biển vào bờ, định-quốc an-dân.
Cuối bài nghiên-cứu về Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam, Ông Văn-Tân
kết-luận rằng: "Trước đây khoảng ba ngàn năm, Việt-Nam đă có thuỷ-quân.
Thuỷ-quân Việt-Nam càng ngày càng lớn lên với thời-gian và đă góp phần
quan-trọng vào sự-nghiệp bảo-vệ đất-nước."583
Những
Đường Thuyền-nhân Di-tản
Dân Việt là giống dân bản-địa của Biển-Đông. Tuy yêu quê-hương,
nhưng cũng có người v́ hoàn-cảnh ngặt nghèo mà phải ly-hương.
Di-cư đường biển là đề-tài đă được nhiều học-giả nghiên-cứu. Elden
Best t́m ra nhiều nguyên-nhân đă khiến người ta phải rời bỏ quê-hương đi xa.
Trường-hợp "Thuyền-nhân Việt ly-hương" ngày nay và 4,000 năm trước, cũng nằm
trong những lư-lẽ tương-tự.
Học-giả Mỹ Stephen C. Jett có cùng ư-kiến với Elden Best. Jett nhận
thấy nhiều chứng-tích của người tị-nạn đă thực-hiện những chuyến xuyên
Thái-B́nh-Dương. Các áp-lực của dân Tàu tại vùng Đông-Á, những đợt bành-trướng
lănh-thổ của nước Trung-Hoa đă tạo nên nhiều đợt di-dân đông-đảo đi về Nam, chạy
ra các đảo, và lang-bạt ra xa cho tới tận Phi-Châu và Mă-Đảo. Jett cũng như
nhiều nhà khảo-cứu tiếng-tăm khác cho rằng nhiều ít phải có những nhóm di-tản
vượt đại-dương qua Mỹ-Châu.
Một số Học-giả tiền-tiến người Trung-Hoa cũng nhận thấy rằng dân
Bách-Việt đă tới Mỹ-Châu. Theo Paul Shao, tuy người ta thấy có dấu-vết văn-minh
Trung-Hoa trên đất Mỹ nhưng những di-dân Á-Đông mang văn-minh đi truyền-bá phần
lớn lại không phải người Trung-hoa thuần-túy mà là các giống dân khác như
Đông-Di, Nam-Man...584
Nhân dịp phổ-biến các kết-quả khảo-cứu, Paul Shao đă kêu-gọi mọi
người nghiên-cứu kỹ-lưỡng vai-tṛ khai-phá Mỹ-châu của tị-nạn Việt chúng ta,
đặc-biệt là các "thuyền-nhân" trốn chạy ngoại-xâm.
Nước
Văn-Lang, Văn-minh Đông-Sơn và Thế-lực trên Biển
Văn-Lang là danh-hiệu nước ta thời-đại Hùng-Vương. Đồ Đồng và nhất
là các trống Đông-Sơn được sản-xuất vào thiên-kỷ thứ nhất TTL. tiêu-biểu cho nền
văn-hoá của dân-tộc thời-kỳ mở nước và dựng nước.
"Không-gian của xă-hội Văn-Lang - Âu-Lạc là không-gian của Văn-Hoá
Đông-Sơn, cũng là không-gian t́m được nhiều trống Đông-Sơn nhất và tồn-tại nhiều
trống cổ nhất. Đó là vùng Bắc Việt-Nam và khu-vực Nam Hoa-Nam."Thời-gian là
thời-đại Hùng-Vương. Những sinh-hoạt (dân-gian) lúc đó được ghi-nhận qua nhiều
h́nh-ảnh trên trống đồng.585
Tem thư
Kỷ-niệm Hùng-Vương của Hoạ-Sĩ Vơ-Hùng-Kiệt.
Sử-gia D.G.E. Hall nhận-xét về người Việt thời Hùng-Vương như sau: "Dân thuộc
văn-hoá Đông-Sơn phát-triển cao-độ khả-năng hàng-hải và kiến-trúc tàu-bè, họ là
những nhà hàng-hải gan dạ với số vốn hiểu-biết nào đó về Thiên-văn-học"586.
Trong khi nghiên-cứu về sự chinh-phục Thái-B́nh-Dương, Peter Bellwood lấy thêm
tài-liệu của Spiegel (1971), Badner (1972) để chứng-minh và đi đến kết-luận là
những kiểu-mẫu kỷ-hà đặc-biệt của Đông-Sơn t́m thấy ở vùng Sepik, quần-đảo
Admiralties, New Ireland, và Trobriand Islands...587
Một số
kiểu-mẫu trang-trí h́nh kỷ-hà đặc-biệt của Đông-Sơn.
Khi khảo-sát văn-hoá thời Đông-Sơn, nhiều học-giả gồm cả Đông-phương
lẫn Tây-phương như Chikamouri, Bezacier, Manuel, và nhất là Keith Weller Taylor,
đă đồng-ư rằng: "Các h́nh vẽ và trang-trí trên trống đồng Đông-Sơn luôn-luôn tạo
nên ư-tưởng về những biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời chứng-minh
một cách không thể lầm-lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của
biển-cả.”588
Thuỷ-quân của Vua Hùng và Trống Đồng-cổ Đan-Nê
Huyền-thoại sớm-sủa nhất về chiến-công của Thuỷ-quân Văn-Lang được
nhắc nhở qua chứng-tích một ngôi đền cổ tại tỉnh Thanh-Hoá. Sau chuyến
viễn-chinh thắng giặc vùng duyên-hải phía Nam mà sau này là đất Chiêm-Thành, một
vị vua Hùng đă cho đúc trống đồng kỷ-niệm và lập đền thờ Đồng-Cổ trên núi
Tam-Thai, xă Đan-Nê. Gần 3,000 năm trước, vùng châu-thổ chưa được phù-sa
bồi-đắp, sông-ng̣i, đầm-lầy, ao-hồ khắp nơi. Từ kinh-đô Phong-Châu (huyện
Bạch-Hạc, tỉnh Vĩnh-Yên ngày nay) khi muốn viễn-chinh tiễu-trừ giặc miền biển
(Trung-Việt ngày nay), nhà Vua chỉ có mỗi một phương-tiện là sử-dụng thuỷ-quân
để có thể di-chuyển, tiếp-liệu, bất-thần tấn-công và truy-sát kẻ địch tận ngoài
khơi mà thôi.
Chiến-tích của Thuỷ-Quân cũng ngẫu-nhiên mang lại vinh-dự cho Trống
Đồng Đan-Nê589. Những ghi chép về trống đồng cổ trong sử-sách Việt-Nam c̣n lại
rất ít, và thật ra cũng chỉ xoay-quanh hai chiếc trống mà thôi. Nguyễn-Duy-Hinh
trong bài "Trống Đồng trong Sử-sách" cũng nhắc đến t́nh-trạng này. Trống Đan-Nê
đă được các sách nhắc đến: Việt-Điện U-linh (1029), Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư
(1479), Lĩnh-Nam Chích-quái (1492-1493) Đại-Nam Nhất-Thống-Chí590. Những đoạn
văn ghi-chép trong các sách này khẳng-định, bổ-sung nhau và được xác-định
chắc-chắn thêm qua tư-liệu dân-tộc học. Một chiếc khác có khả-năng là trống
Miếu-Môn I, có thể đă được ghi-nhận trong thần-tích của làng Thượng-Lâm, do
Đinh-Tiên-Hoàng ban-thưởng để làm trống thờ.
Cổng
nghinh-môn của Đền Đồng-Cổ, thôn Đan-Nê, Yên-Định, Thanh-Hoá.
Pháo-tiễn Đầu-tiên trên Chiến-thuyền
Trong các trống đồng Đông-Sơn, trống đồng Ngọc-Lũ I là một sản-phẩm
đă xuất-hiện hồi thế-kỷ VII trước Công-nguyên. Chiến-thuyền phải có trước trống
đồng một thời-gian và có cơ-sở để giả-định rằng trước đây khoảng 2,800 năm hoặc
2,900 năm hay hơn nữa, người Việt-Nam cổ-đại đă biết chế-tạo ra chiến-thuyền có
gắn pháo-tháp Nỏ-Thần cho thuỷ-quân.
Huyền-thoại "Nỏ-Thần" đă được tiền-nhân chúng ta kể đi kể lại từ
nhiều ngh́n năm qua. Tuy vậy, chỉ mới vào thế-kỷ thứ 20, người ta mới t́m được
chứng-tích trên trống đồng. Và hiển-nhiên hơn nữa, các nhà khảo-cổ đă đào được
hàng ngàn mũi tên đồng ở Đồng-Đậu, G̣-Mun và Cổ-Loa.
Các chiến-thuyền đời Hùng-Vương với Nỏ-Thần được ghi lại rất rơ nét
trên nhiều chiếc trống đồng. Cánh nỏ và mũi tên lớn quá khổ, có thể tới 2-3m.
Nỏ-Thần gắn trong Pháo-tháp đặt trên thượng-tầng kiến-trúc của chiến-thuyền. Nét
vẽ tuy ít nhưng cho thấy cơ-quan máy-móc để nạp pháo-tiễn liên-hoàn. Vào thời
đó, vũ-khí này rất lợi-hại v́ có tầm xa, bắn cả tên bằng đồng hay tên lửa.
Nỏ-Thần
gắn trong Pháo-tháp các Chiến-thuyền đời Hùng-Vương.
Bạch-Hạc, Căn-cứ Thuỷ quân lớn Đầu-tiên của Nước ta
Thuỷ-Quân Hùng-Vương từng vượt Biển-Đông đánh Chiêm-Thành, quân ấy cũng là
Hải-Quân xông-pha ngoài biển-cả. Căn-cứ xuất-phát của các chiến-thuyền thời ấy
rất có thể là từ Bạch-Hạc.
Ngày nay, người ta tin-tưởng rằng Lễ-hội bơi-chải Bạch-Hạc mang
tinh-thần thượng-vơ của dân-tộc. Tờ Hà-Nội mới viết như sau:
Tục bơi-chải, đua-chải ở Bạch-Hạc (vùng đất ngă-ba sông) đă có từ
rất lâu-đời, nó phản-ánh lịch-sử việc sử-dụng thuyền của Tổ-tiên ta trong
quá-tŕnh dựng-nước và giữ-nước đă có từ xa-xưa. Cùng với sự h́nh-thành của Nhà
nước Văn-Lang, ngoài chức-năng là “Quốc-đô” đầu-tiên trong buổi sơ-khai,
Bạch-Hạc c̣n là một căn-cứ thuỷ-quân lớn của nước ta. Lễ-hội Bơi-chải cũng chính
là phản-ánh h́nh-thức luyện thuỷ-quân của cha ông ta.
“Hội-chải” truyền-thống Bạch-Hạc xưa được tổ-chức hàng năm vào ngày
19 - 20/5 Âm-lịch, nhưng sau này được chuyển tới ngày 9 – 10/3 Âm-lịch để phù
hợp với ngày Giỗ-Tổ Hùng-Vương và tránh vào mùa nước lũ.
Nói về Hội-chải Bạch-Hạc đă từng có những câu thơ:
“Trống
thúc, loa vang, sóng-gió mênh-mông,
Thuyền
chải lướt, mái-chèo xé nước.
Ngỡ
quân-sĩ bao triều vua thuở trước,
Thuỷ-chiến trên sông, quân giặc kinh-hoàng…”
Bạch-Hạc là vùng đất ngă-ba sông, đoạn giữa của sông Lô nhập vào sông Đà, nối
ḍng sông Cái (sông Hồng) hợp-lưu với Sông Thao ở trên có băi Kiều-Mộc, phía
dưới là băi Vấn-Cốc với những trảng cát dài nên rất thuận-lợi cho việc dựng các
vạn-chài, lập công-trường đóng những lâu-thuyền (thuyền chiến loại lớn) các
“Tiểu-khinh-thuyền” (thuyền chiến loại nhỏ cơ-động nhanh) và luyện-tập quân-sĩ
mà B́nh-Khôi Công-chúa Trưng-Nhị cùng các tướng tâm-phúc như Quách-Gia,
Đặng-Thị-Nội, Bát-Nàn (năm 42). Sau này, Phụ-Quốc Thái-Sư Lư-Thường-Kiệt (năm
1007), Chiêu-Văn-Vương Trần-Nhật-Duật (năm 1285)… cũng đă sử-dụng địa-h́nh này
đánh-thắng giặc. Lễ-hội bơi-chải được tổ-chức cũng chính là để ôn lại những
sự-kiện lịch-sử nói trên.591
Đua
Thuyền trong Hội-chải Bạch-Hạc.
Cổ-Loa
thành, Căn-cứ Hải-Quân
Khi vượt Biển-Đông, Hải-Quân của Vua Hùng thường xuất-phát từ Bạch-Hạc. Căn-cứ
này có lẽ lúc đó chưa được xây-cất bề-thế, về sau bị quên-lăng.
Cổ-Loa
không chỉ là một căn-cứ bộ-binh mà c̣n là một căn-cứ thuỷ-binh nữa.
Tiếp thời-kỳ Văn-Lang của Hùng-Vương đến thời-kỳ nước Âu Lạc của An-Dương-Vương
Thục-Phán. Theo Ông Văn-Tân, thuỷ-quân của nước Việt-Nam cổ-đại lại được tổ-chức
quy-mô hơn. Các công-tŕnh nghiên-cứu về thành Cổ-Loa cho chúng ta biết rằng:
Bao quanh thành Cổ-Loa có ba con hào ăn thông với nhau và thông với sông
Hoàng-Giang. Nhờ vậy thuyền-bè có thể đi lại xung-quanh cả ba ṿng thành và có
thể ra sông Hoàng-Giang, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục-Đầu để tiến ra Biển-Đông.
Truyền-thuyết nói An-Dương-Vương thường ngự thuyền đi khắp các hào rồi ra sông
Hoàng-Giang.
Như vậy thành Cổ-Loa không chỉ là một căn-cứ bộ-binh mà con là một
căn-cứ thuỷ-binh nữa. Khu Đầm và cả khu "Vườn thuyền" của miền Cổ-Loa xưa có đủ
chỗ cho hàng trăm chiếc thuyền đậu và đi lại.592
Theo Tiểu-Diệp (Xứ Việt): Thuở ấy, sông Thiếp – Ngũ-Huyền-Khê -
Hoàng-Giang thông với sông Cầu ở Thổ-Hà, Quả-Cảm (Hà-Bắc) thông với sông Hồng ở
Vĩnh-Thanh (Đông-Anh). Ngay sau khi xây thành, Thục An-Dương-Vương đă chiêu-tập
những thợ mộc giỏi, sử-dụng gỗ ở địa-phương đóng thuyền chiến. Với thuật đi-sông
vượt-bể là sở-trường của người Lạc Việt, chẳng bao lâu, các đầm-phá quanh thành
Cổ-Loa biến thành thuỷ-quân-cảng.
Cổ-Loa có vị-trí thuận-lợi hơn bất-kỳ ở đâu tại đồng-bằng Bắc-Bộ vào thời nhà
Thục (257-207 TTL.). Căn-cứ thuỷ-binh này chính là vị-trí chiến-lược, nối liền
mạng-lưới đường thuỷ của sông Hồng cùng với mạng-lưới của sông Thái-B́nh. Hai
mạng-lưới này chi-phối toàn-bộ hệ-thống đường thuỷ tại Bắc-Bộ. Qua con sông
Hoàng, chiến-thuyền có thể toả đi khắp nơi, nếu ngược lên sông Hồng, có thể
thâm-nhập vào vùng Bắc hay Tây-Bắc của Bắc-Bộ. Nếu xuôi sông Hồng, chiến-thuyền
có thể ra đến Biển-Đông. C̣n muốn đến vùng Đông Bắc-Bộ th́ dùng con sông Cầu để
thâm-nhập vào hệ-thống sông Thái-B́nh đến tận sông Thương và sông Lục-Nam.
Đến núi
Mộ-Dạ cụt đường, Thục-Phán định tự-tử th́ thần Kim-Quy hiện lên bảo nhà vua: Tâu
bệ-hạ, giặc ngồi ngay sau lưng bệ-hạ ḱa!
Thành-tích Viễn-dương của Tiền-nhân Việt
Trên quan-điểm của một người Á-Đông, Wang Gungwu đă làm một cuộc
nghiên-cứu về giao-thương thời-cổ trong biển Nam-Hải. Sau đó, vào tháng 6 năm
1956, để phổ-biến kết-quả của công-tŕnh đó, cơ-sở xuất-bản của Journal of the
Malayan Branch Royal Asiatic Society cho phát-hành một cuốn sách nhan-đề "The
Nanhai Trade - A Study of the Early History of the Chinese Trade in the South
China Sea".
Wang mô-tả khá đầy-đủ về những hoạt-động hàng-hải trong khoảng 11
thế-kỷ trước khi thành-lập triều-đại nhà Tống, năm 960. Theo đó, thổ-dân người
Việt, sau khi đế-quốc Nam-Việt của nhà Triệu bị sụp-đổ, vẫn tiếp-tục nắm giữ
hầu-hết ngành hàng-hải dọc duyên-hải hay đường viễn-duyên đến các nước
Đông-Nam-Á và Ấn-Độ, như đă từng nắm-giữ trước kia.
Những
Thương-cảng Sầm-uất Ngày xưa
Về
các thương-cảng, Wang cho rằng từ thời-cổ xưa cho đến đời Tống, cảng sầm-uất
hàng đầu vùng Đông-Á và Đông-Nam-Á đều ở Bắc-phần nước ta. Đặc-biệt là Luy-Lâu
hay Long-Biên (Hà-Nội ngày nay) với vùng hậu-cảng trù-phú nhất đế-quốc Nhà Hán
là quận Giao-Chỉ.
Con đường biển buôn-bán các đồ gia-vị (Spice route) cổ-thời không
qua thẳng đến nước Tầu mà chỉ đến Trung và Bắc Việt-Nam rồi mới theo đường-bộ để
chuyển-tiếp sang Nam Trung-Hoa.
G.R.G. Worcester cho rằng Hà-Nội đúng là trạm hải-hành cuối-cùng
giữa Tây-phương và Đông-Á trong cổ-thời. Worcester h́nh-dung một "hải-tŕnh
tơ-lụa" như sau: "...có thể đă có những ảnh-hưởng qua giao-tiếp đường biển rất
sớm-sủa với dân Địa-trung-Hải, v́ người ta tin rằng những thương-gia Phoenicia
trên hải-tŕnh t́m-kiếm "đường tơ lụa", đă tới Đông-Dương vào năm 650 TTL."
Trong
các bản-đồ cổ, tận-cùng thế-giới về phía Đông-Đông-Nam là bán-đảo Vàng
Chersonese, biển Sinus Magnus với hải-cảng Kattigara.
Ptolemy (khoảng 100-170) phát-triển và viết sách địa-lư. Ông h́nh-dung ra một
bản-đồ thế-giới mà tận-cùng về phía Đông-Đông-Nam là bán-đảo Vàng Chersonese,
biển Sinus Magnus với hải-cảng Kattigara. Không c̣n nghi-ngờ ǵ, Sinus Magnus
chính là Biển-Đông nước ta. Có người cho rằng bán-đảo Vàng là Đông-Dương và
Kattigara (hay Catigara hay Cattigara) chỉ Kẻ Chợ (Kesho), Long-Biên (Lugin) hay
Hà-Nội ngày nay.
Sau khi nước ta thâu-hồi được nền tự-chủ, các sách Việt-sử ghi-nhận
những hoạt-động hải-thương sầm-uất nơi các hải-cảng như Vân-Đồn, Phố-Hiến,
Hội-An...
Những
Đô-thị cạnh bờ Nước
Theo Giáo-sư Trần-Quốc-Vượng, tính-chất bán-đảo của Việt-Nam nổi-bật nhất
Đông-Nam-Á. Ông mô-tả các đô-thị cổ Việt-Nam đều có một đặc-điểm chung là nằm
giữa những tuyến đường-thuỷ:
-
Việt-Tŕ là đô-thị cổ nhất Việt-Nam, mà vùng chung-quanh đó được gọi
là Đất-Tổ, xuất-hiện vào thế-kỷ thứ VII trước Công-nguyên. Việt-Tŕ, thành-phố
nằm trên ngă ba các con sông Hồng-Hà, Đà-Giang và Lô-Giang, ngay trong thời-đại
các vua Hùng đă trở-thành đô-thị dịch-trạm với hệ-thống thuyền-mảng dưới sông và
hệ-thống voi - gùi trên đường bộ xuyên-sơn.
-
Cổ-Loa, trung-tâm của nước Âu-Lạc, nằm giữa vùng châu-thổ, là nơi
hội-tụ của nhiều đường sông-rạch, vị-trí có nhiều mặt ưu-thế hơn Việt-Tŕ, nhất
là gần biển hơn.
-
Sau cuộc xâm-lược của Hán-Vũ-Đế, các cảng Luy-Lâu rồi Long-Biên ở
hạ-lưu sông Hồng và Lạch-Trường ở hạ-lưu sông Mă đă thành-h́nh. Các đô-thị này
đều gần biển và là những cảng-thị sầm-uất và lớn-lao vào hạng nhất-nh́ trên
Biển-Đông.
- Hà-Nội, đi từ một Thăng-Long truyền-thống với mạng-lưới cơ-bản là
đường thuỷ, có phương-tiện giao-thông cơ-bản là thuyền. Với lưới sông
thông-thương với nhau, giao-thông đường thuỷ rất thuận-lợi. Thuyền từ sông Đáy
vào sông Nhuệ rồi "lên Kinh" bằng sông Tô hoặc ngược lại từ quân-cảng
Đông-Bộ-Đầu và thương-cảng ở cửa sông Tô trên sông Nhị, qua sông Tô, sang sông
Nhuệ rồi xuống sông Đáy mà ra biển vào Nam, hay xuôi sông Đuống, sông Dâu xuống
Lục-Đầu-Giang mà ra Hải-Đông, Hạ-Long biển Bắc...
Ta
có thể gọi Hà-Nội là thành-phố sông. Nói đúng hơn, Hà-Nội cổ là thành-phố
sông-hồ: Hồ-Tây, Hồ-Gươm, Thuyền-Quang, Bảy-mẫu v.v...593
Kinh-đô Thăng-Long là trung-tâm thương-mại quốc-tế lớn nhất của Việt-Nam và cũng
của Đông-Nam-Á suốt thời trung-cổ. Dân-số các đô-thị loại này tăng lên rất nhiều
khi giới thương-buôn và hành-thuỷ ngoại-quốc ghé tàu cặp bến, đặc-biệt tùy theo
mùa gió thuận-tiện. Theo tài-liệu của Samuel Baron viết lại vào đầu thế-kỷ 18,
đường phố Thăng-Long rất đông-đảo trong những phiên chợ vào các ngày mùng một và
ngày rằm âm-lịch. Một số du-khách ngoại-quốc đă nghĩ rằng kinh-đô nước Việt đông
người nhất thế-giới vào những ngày này. Muốn đi 100 bước cũng phải tốn mất nửa
giờ.594
Giáo-sư Peter Bellwood nhận-xét về phát-triển hải-thương của người Việt-Nam,
ước-lượng dân-cư kinh-đô nước ta vượt con số 100,000 người trong các thế-kỷ 15
đến 18, sau khi nhà Lê mở rộng tường-thành tới 10km đường kính.595
Kinh-đô
Thăng-Long triều Lư là một thành-phố nằm giữa sông-hồ. Cho đến cuối thế-kỷ 15,
những vùng nước lớn (không kể kinh-rạch nhỏ) vẫn c̣n bao-phủ khắp nơi (bản-đồ
địa-chất 1490).
Trước Thăng-Long, thủ-đô nước ta đă đóng tại Hoa-Lư. Khi quốc-gia vừa tái-lập
được nền tự-chủ, nhà Đinh đóng đô ngay trên bờ con sông Hoàng-Long-Giang. Từ nơi
này, đường thuỷ chạy ra Biển-Đông chỉ chừng hơn hai mươi hải-lư...596 Theo cuốn
sách Đại-Việt Sử-kư Toàn-thư của Sử-gia Ngô-Sĩ-Liên, thương-thuyền thuộc nhiều
nước cặp bến Hoa-Lư buôn-bán tấp-nập. Hải-thương tiếp-tục bành-trướng đúng như
truyền-thống ngàn đời của dân-tộc.
Trưng-Vương và các Nữ-tướng của bà vừa chiến-đấu trên ḿnh voi (h́nh trên) vừa
chiến-đấu trên thuyền chiến.
Thuỷ-quân thời Trưng-Vương
Các sách sử giáo-khoa ghi chép sơ-sài về triều-đại Trưng-Vương.
Những khám-phá gần đây t́m ra những hoạt-động của thuỷ-quân thời đó. Cả tên của
các vị chỉ-huy quân thuỷ cũng đă được mang ra ánh-sáng.
Thần-tích nhắc nhớ tới đội quân thuỷ tài-giỏi của nữ-tướng Lê-Chân
ngay từ cuộc khởi-nghĩa Hai Bà Trưng. Đội quân thuỷ này sau đó đă đảm-nhiệm
trọng-trách chặn-đánh thuỷ-quân của Mă-Viện từ biển Bắc tiến vào.
Cao 7.42
m, nặng 19,250 kg; tượng-đài Nữ-tướng Thuỷ-Quân Lê-Chân (bằng đồng), vị thủ-lĩnh
của "Hải-thành pḥng-thủ" quật-cường năm xưa đă được dựng lên tại Hải-Pḥng ngày
31/12 năm 2000.
Lạc-tướng Cao-Đoan là một tên tuổi hăn-hữu c̣n sót lại như là vị
Bộ-Trưởng Thuỷ-Quân kiêm Đô-Đốc Tư-Lệnh Hạm-Đội đầu-tiên của nước ta. Tham-khảo
một số tài-liệu mới, các nhà sưu-tầm sử-liệu t́m thấy như sau:
Tướng Cao-Đoan là người làng Hạ-Lôi, cùng huyện Châu-Phong với hai
vua Trưng. Ông tự chiêu-mộ nghĩa-quân nổi lên đánh quân Tàu, sau theo pḥ
Trưng-Vương. Ông lập được nhiều công-trạng thuỷ-chiến. Phu-Nhân họ Cao là
trợ-thủ đắc-lực cho chồng. Tướng Cao-Đoan nắm trọng-trách coi giữ thuỷ-quân
trong suốt triều-đại Trưng-Vương. Khi Hán-Đế sai Mă-Viện đem quân sang xâm-lược,
Ông cùng vợ đem quân thuỷ chống-giữ các nơi hiểm-yếu. Tướng Cao-Đoan bị
tử-thương, Ông chết ngày 20 tháng 7 năm 43. Dân ta nhớ ơn, lập đền thờ hương
khói cả hai vợ chồng.
Ngoài chiến-công của các nữ-tướng về bộ-chiến, nhiều thành-tích
thuỷ-chiến vào thời Hai Vua Bà cũng đang được các nhà viết sử thu-nhặt. Dựa trên
tài-liệu của các thần-phả, nhiều lần Bác-sĩ Trần-Đại-Sĩ đă tôn-vinh các
chiến-công thuỷ-chiến thời xưa trong pho thiểu-thuyết "Anh-Hùng Lĩnh-Nam."
Hai Vua
Bà họ Trưng trầm ḿnh xuống sông Hát.
Tướng-lănh Thuỷ-quân và Đền thờ Rồng-Rắn
Thờ-kính và noi gương anh-hùng dân-tộc là truyền-thống của dân-tộc.
V́ ảnh-hưởng của sinh-hoạt đi vào tín-ngưỡng, dân ta lập đền thờ Rồng-Rắn khắp
nơi, đồng-hoá thuỷ-quái với danh-nhân cứu-quốc. Giáo-sư Trần-Quốc-Vượng nhận ra
rằng:
"Dọc sông-ng̣i miền Bắc - sông con, sông cái - đâu chẳng có đền thờ
rắn hay rồng (cho dù với xu-hướng "lịch-sử-hoá", rắnrồng đă hoá thành tướng
Hùng-Vương, tướng bà Trưng, tướng Triệu-Việt-Vương...). Và bao quanh những đền
thờ đó là hội nước, hội đua-thuyền597 cầu mưa. Rắn-rồng, thuồng-luồng, cá sấu...
là biểu-tượng của Nước, của Thần Nước, của Mưa-Giông."
Khi xưa
đua thuyền rồng, Trưởng thuyền dùng Trống Đồng điều-khiển nhịp bơi.
Thuỷ-quân Việt Kháng-chiến thời Đô-Hộ
Sau khi Triệu-Đà đánh-chiếm nước Âu-Lạc (năm 180 trước Công-nguyên)
cho đến đầu thế-kỷ X, nước Việt-Nam cổ-đại bị đặt dưới nền đô-hộ của giai-cấp
phong-kiến phương Bắc. Thời-gian đen-tối này dài đến hơn mười thế-kỷ. Hơn mười
thế-kỷ này là hơn mười thế-kỷ nước Việt-Nam mất chủ-quyền, nhưng trong thời-gian
đó nhân-dân Việt-Nam vẫn không ngừng đấu-tranh nhằm giành lại nền độc-lập đă bị
mất. V́ vậy trong suốt hơn mười thế-kỷ đó, bằng các trận đánh giặc cứu nước,
nhân-dân Việt-Nam không thể không dùng thuỷ-quân...
Cũng như nhiều truyền-thống tốt-đẹp khác của thời dựng nước
đầu-tiên, truyền-thống đánh thuỷ không có điều-kiện phát-triển trong t́nh-trạng
Tổ-Quốc bị nô-dịch. Nhưng nhờ chuỗi khởi-nghĩa liên-tục, truyền-thống đó không
những không bị mất đi mà c̣n thường-xuyên được thử-thách. Đó là quân thuỷ hai Bà
Trưng đánh Hán ở Bạch-Đằng, Lăng-Bạc. Quân thuỷ của nước Vạn-Xuân đánh Lương ở
sông Tô-Lịch, hồ Điển-Triệt598. Đó là đội quân du-kích trong đầm nước Dạ-Trạch
của Triệu-Quang-Phục. Đó cũng là quân thuỷ của ông Vua đen họ Mai trên ḍng sông
Lam, của Bố-Cái Đại-Vương trong trận vây thành Đại-La, bức chết
Cao-Chính-B́nh... Nghệ-thuật đánh thuỷ của dân-tộc không ngừng trưởng-thành, đă
chuẩn-bị vật-chất (và tinh-thần) cho những cuộc nổi-dậy có tính-chất quyết-định
của nhân-dân ta vào thế-kỷ thứ X.599
Ngôi Đền
tại làng Giang-Xá (Hoài-Đức, Hà-Tây) cạnh bờ nước, thờ Lư-Nam-Đế Nhà Tiền-Lư,
một vị anh-hùng thuỷ-chiến.
Thuỷ-quân Dạ-trạch và chiến-thuật Du-kích trên sông-rạch
Người Việt chúng ta có lẽ là giống dân đầu-tiên biết khai-thác
thành-công kỹ-thuật du-kích-chiến trên đồng-lầy, hồ-ao, sông-rạch. Về
bằng-chứng, người viết xin kể đến truyện ông Triệu-Quang-Phục, vị anh-hùng có
công giải-phóng dân-tộc khỏi ách thống-trị của nhà Lương bên Tàu vào thế-kỷ thứ
5. Chuyện Thuỷ-Hử600, nếu mang ra so-sánh, thành-tích của chiến-dịch Dạ-Trạch
thực-sự to-lớn hơn nhiều.
Chiến-công lừng-lẫy nhất của vị "vua đầm lầy" này (458-471) nhờ việc Ông dùng
thuỷ-quân thật hữu-hiệu ở đầm Dạ-Trạch. Sử-gia Trần-Trọng-Kim viết như sau:
"Dạ-Trạch là chỗ đồng-lầy, chung-quanh cỏ mọc như rừng, ở giữa có
băi cát làm nhà ở được. Triệu-Quang-Phục vào ở đấy ngày nấp ẩn, tối th́ cho lính
chở thuyền độc-mộc ra đánh quân của tướng Tàu Trần-Bá-Tiên, cướp lấy lương-thực
về nuôi quân-sĩ. Trần-Bá-Tiên đánh măi không được. Người thời bấy giờ gọi
Triệu-Quang-Phục là Dạ-Trạch-Vương".
Thuỷ-quân Triệu-Quang-Phục đánh du-kích trên đồng-lầy.
Phùng
Hưng (761-801) nổi lên khi nhà Đường suy-yếu v́ Giặc biển
Năm 759, quân Mă-Lai từ biển vào cướp-phá châu Ái (tên gọi Cửu-Chân
từ năm 523) bị quan cai-trị là Trương-Bá-Nghi tiêu-diệt. Năm 797, quân Mă-Lai
lại cướp-phá châu Ái nữa, xây cả thành, lập nước, nhưng bị quan cai-trị là
Trương-Châu đánh-đuổi, san-phẳng thành-tŕ thu-hồi mọi của-cải.
Đinh-Mùi [767], (Đường-Đại Tông-Dự, Đại-Lịch thứ 2). [Người]
Côn-Lôn601, Chà-Bà602 đến cướp, đánh lấy châu-thành. Kinh-lược-sứ Trương-Bá-Nghi
cầu-cứu với Đô-Úy châu Vũ-Định là Cao-Chính-B́nh. Quân cứu-viện đến, đánh-tan
quân Côn-Lôn, Chà-Bà ở Chu-Diên. Bá-Nghi đắp lại La-Thành.603
Quyền thống-trị của nhà Đường dần-dần suy-yếu từ năm Đinh-Mùi (767).
Vào năm Đại-Lịch thứ hai của đời Đường có giặc Côn-Lôn và Chà-Và đi đường biển
tới quấy-nhiễu. Trương-Bá-Nghi, quan Kinh-lược-sứ nhà Đường, chỉ biết giữ thành
chờ cứu-viện. Vua Đường ra lệnh Cao-Chính-B́nh đem quân sang dẹp-tan giặc ở Cửu
Chân và sau đó hắn được giữ chức Đô-hộ ở An-Nam. Cao-Chính-B́nh ỷ-thế mạnh ra
sức tàn-sát dân lành, cướp-bóc vơ-vét của-cải của dân ta. Hành-động ngông-cuồng
của hắn làm người người đều căm-ghét. Lúc ấy, Phùng-Hưng và hai anh em là
Phùng-Hải và Phùng-Đĩnh nhân cơ-hội này đă cùng dân Việt nổi lên chống lại nhà
Đường.
Thuỷ-quân và Công-trạng giành lại quyền Tự-Chủ
Năm 905 Khúc-Thừa-Dụ đánh-bại quân Đường, giành được nền độc-lập cho
dân-tộc. Từ đấy các nhân-vật lănh-đạo nước Việt-Nam độc-lập chú-ư nhiều đến
xây-dựng thuỷ-quân. Chúng ta có thể tin rằng dưới thời Khúc-Thừa-Dụ,
Khúc-Thừa-Hạo và Khúc-Thừa-Mỹ, thuỷ-quân đă được tổ-chức; đến thời
Dương-Diên-Nghệ thuỷ-quân đă trở nên khá quy-mô, tỏ ra rất thiện chiến. Cho nên
vào tháng 9 năm Mậu-Thân (938) khi Hoằng-Thao mang quân Nam-Hán vào cửa
Bạch-Đằng, đă bị thuỷ-quân của Việt-Nam do Ngô-Quyền chỉ-huy đánh cho tan-tành.
Ngô-Quyền không những lợi-dụng địa-h́nh thiên-nhiên, mà c̣n biết lợi-dụng cả
chế-độ thuỷ-triều. Đây cũng là một trận đánh biết lợi-dụng thuỷ-triều sớm nhất
trong lịch-sử quân-sự nước ta. Trận thuỷ-chiến thắng-lợi này chấm-dứt hơn 1000
năm Bắc-thuộc. Ngô-Quyền bắt-tay xây-dựng quốc-gia. Vương băi-bỏ chức
Tiết-độ-sứ, định-đô ở Cổ-Loa (Đông-Anh, Hà-Nội). Ông đặt ra chức quan văn, vơ,
nghi-lễ trong triều và quân thuỷ giữ vai-tṛ quan-yếu dưới thời Ông.
Hai bức
tranh mộc-bản vẽ Ngô-Quyền đại-phá quân Nam-Hán trên sông Bạch-Đằng, tranh màu
và tranh trắng đen.
Đinh-Tiên Hoàng-Đế và Chiến-thuyền
Đôi khi chúng ta thấy tranh vẽ Đinh-Bộ-Lĩnh oai-phong trong bộ
giáp-trụ nặng-nề. Có sách ghi vị Hoàng-Đế đầu-tiên của nước ta như là một tướng
cả đời trên lưng ngựa phá-thành đoạt-lũy. Điều này tương-phản hẳn sự thực: Vua
Đinh sống trong nhà sàn, ăn-mặc giản-dị và… chiến-đấu trên thuyền, trên nước.
Vào thế-kỷ thứ X, phần lớn vùng châu-thổ sông Hồng, sông Mă c̣n ngập
ch́m trong biển nước. Trong mùa mưa, nước lũ từ thượng-du đổ về, mực nước
dâng-cao. Mùa lụt thường kéo dài tới 4, 5 tháng trong một năm. Khắp nơi,
đồng-ruộng ngập-ch́m trong làn nước đục-ngầu phù-sa, người ta chỉ c̣n thấy
làng-xóm và g̣-đống lơ-thơ nổi lên. Hoa-Lư dựa lưng vào núi, phía trước bao-bọc
bởi nước. Dù là vua-chúa mỗi khi bước ra khỏi kinh-đô, ai-ai cũng phải đi
thuyền.604
Hai học-giả ngoại-quốc, Pierre Huard và Maurice Durand diễn-tả cảnh
hành-quân của vua nhà Đinh khác hẳn với các sách sử của ta. Các Vị này nghĩ rằng
nhờ có quân thuỷ, vua nhà Đinh đă toàn-thắng địch-quân. Đội chiến-thuyền thời đó
có khả-năng chuyên-chở quân-sĩ vượt sông-ng̣i, đầm-lầy để đổ-bộ thần-tốc. Các
loại thuyền như ghe thúng chài, thúng cái, thuyền nan, thuyền thúng... đă thay
cho bộ-binh và chiến-mă. Thuỷ-Quân và Hạm-Đội tạo thành chủ-lực-quân giúp nhà
Vua tung-hoành khắp một vùng sông-nước rộng-lớn của Đại-Cồ-Việt.605
Trần-Ứng-Long và Thuyền Mê
Một danh-nhân Việt-Nam hiếm hoi, một vị tướng thuỷ-quân biệt-tài
được nhiều sách vở ngoại-quốc ghi-nhận là một khoa-học-gia, một nhà phát-minh
lớn mà dân ta ít nhắc nhở tới. Đó là ông Trần-Ứng-Long.
Bách-khoa Từ-Điển của Nhật, tuy có ít từ-mục về Việt-Nam, nhưng lại
có ghi tên Trần-Ứng-Long. Từ-Điển "Encyclopaedia of Asian Civilizations" chép
những ḍng như sau: Ông Trần-Ứng-Long là "xảo-thủ" đóng chiếc thuyền đầu-tiên có
vỏ mê mềm-dẻo ở Hà-Đông năm 968.
Theo sách "Thanh-thư về Tàu-thuyền Cận-duyên Miền-Nam Việt-Nam" sẽ
nói thêm ở đoạn sau, những thuyền có đáy-mê rất thông-dụng từ cổ-thời tại
Việt-Nam. Đủ mọi cỡ ghe-thuyền lớn nhỏ, nhiều kiểu khác nhau như canoes,
dinghies, thuyền thúng, thuyền chạy buồm, thuyền buôn, thuyền đánh-cá các loại…
khắp mọi nơi".
Một loại
thuyền mê, có vỏ bằng tre đan.
Tương-truyền, ông Long là bộ-tướng của vua Đinh-Tiên-Hoàng
(960-980). Khi Sứ-quân Đỗ-Cảnh-Thạc bị đuổi gấp phải chạy trốn qua Nhuệ-Giang.
Thạc qua được sông, ra lệnh đốt hết thuyền-bè. Tướng Trần-Ứng-Long nghĩ ra cách
cho lính đốn tre để đan thứ thuyền nan rồi lấy nhựa bôi vào thân thuyền. Nhờ đó,
Ông đưa được quân lính qua sông và đuổi bắt được Đỗ-Cảnh-Thạc.606
Kinh-đô
Hoa-Lư tức đất Trường-An vùng Sông-Nước
Theo các tài-liệu sử-kư địa-lư, th́ cố-đô Hoa-Lư nay nằm trong quận
Hoa-Lư, tỉnh Ninh-B́nh, miền Bắc Việt-Nam. Khi lựa-chọn cứ-điểm này làm kinh-đô,
Đinh-Tiên Hoàng-Đế đă lợi-dụng địa-thế pḥng-thủ thiên-nhiên kiên-cố với những
dải núi làm b́nh-phong đồng-thời với những đường thuỷ sông-ng̣i vây quanh,
tiện-lợi trong việc tiến-thoái quân-binh và chiến-cụ.
Hoa-Lư ở làng Trường-Yên (hay Tràng-An) nằm trong khu-vực nước ngập
mênh-mông trong mùa lụt, phong-cảnh kỳ-thú, ghe-thuyền qua lại giữa những
khoảng-núi, hang-động và đồng-ruộng lúa nước mùa chiêm. Ngày nay, du-khách khắp
thế-giới đến thăm Việt-Nam không bao giờ quên vùng đất “Hạ-Long trên cạn”
mỹ-miều này.
Về hướng Bắc của kinh đô Hoa-Lư là sông Hoàng-Long; con sông này
gắn-liền với truyền-kỳ về Đinh-Bộ-Lĩnh thuở c̣n ấu-thơ dựng cờ-lau tập-trận với
anh em. Trong một lúc cao-hứng v́ đánh-thắng được trận giả, Đinh-Bộ-Lĩnh giết đi
con trâu của cậu ḿnh để khao bạn. Cậu ông giận lắm t́m ông để trừng-phạt. Ông
chạy đến bờ sông th́ theo truyền-thuyết có một con rồng vàng hiện ra cứu-giải,
nên sau này đặt tên sông ấy là Hoàng-Long.607 Nối liền với hai con sông sẵn có
là sông Lăng và sông Bội.
Con rồng
vàng hiện ra cứu-giải cho Đinh-Bộ-Lĩnh vượt sông.
Một nhánh của Hoàng-Long chảy theo sông Bội đổ vào Động Hoa-Lư,
căn-cứ-địa đầu-tiên của Đinh-Tiên-Hoàng (tỉnh Gia-Viễn) và xuyên đến Hoà-B́nh.
Cùng với sông Lăng, sông Bội, Hoàng-Long tạo thành một hệ-thống thuỷ-lộ
chằng-chịt nối liền với các vùng đất khác của miền Bắc. Như vậy, vào thế-kỷ thứ
10, giao-thông bằng thuỷ-lộ hết sức quan-trọng, không những đối với binh-bị mà
c̣n đối với đời sống kinh-tế và văn-hoá của dân-tộc ta. 608
Vị “Hoàng”-đế đầu “Tiên” của Đại-Cồ-Việt biết rằng nếu nắm được
thuỷ-lộ th́ bước tiến của quân-đội sẽ dễ-dàng hơn và giúp đưa đến thắng-lợi trên
chiến-trường. Không những chỉ ở Việt-Nam, các đế-quốc lớn trong lịch-sử thế-giới
cũng đă chứng-minh một cách hùng-hồn rằng, tiềm-năng thuỷ-chiến gắn liến với sự
lớn mạnh và bành-trướng của các đế-quốc đó.
Vai-tṛ
Quyết-định của Thuỷ-Quân nhà Tiền-Lê
Vai-tṛ Thuỷ-quân thời Lê-Đại-Hành bị hầu-hết Sử-sách "nhẹ nhàng" bỏ
qua. Tuy vậy có nhiều điều rất đáng để chúng ta lưu-tâm ghi-nhận cho chính-xác
và đặt lại đúng vị-trí trọng-yếu của nó.
Trước hết là trận-chiến chặn địch trên Bạch-Đằng-Giang. Cũng trên
cùng một ḍng sông lịch-sử này, chiến-công lừng-lẫy của Ngô-Quyền và
Trần-Hưng-Đạo đă làm mờ-nhạt những thành-tích cứu-quốc của người lính thuỷ trong
những năm đầu của triều Tiền-Lê. Sử-gia Trần-Trọng-Kim viết như sau:
“Vua Đại-Hành đem binh-thuyền ra chống-giữ ở Bạch-Đằng. Quân nhà Tống tiến quân
lên thế mạnh lắm, quan-quân ta đánh không lại, phải lùi. Bấy giờ Lục-Quân của
bọn Hầu-Nhân-Bảo tiến sang đến Chi-Lăng(thuộc Ôn-Châu, Lạng-Sơn), vua Đại-Hành
sai người sang trá-hàng để dụ Hầu-Nhân-Bảo đến chỗ hiểm bắt chém đi, rồi
đuổi-đánh quân nhà Tống chém giết được quá nửa, và bắt được 2 người bộ-tướng.
Bọn Lưu-Trừng thấy Lục-Quân đă tan-vỡ, vội-vàng đem thuỷ-quân rút về.”
Tượng
trong đền thờ Lê-Hoàn, tức Đại-Hành Hoàng-Đế.
Rất ít người trong chúng ta biết rằng những đoàn thuyền chiến của Đại-Việt từng
tung-hoành trên Biển Đông làm chủ-nhân suốt dọc vùng duyên-hải Trung-phần tới
tận mũi-đất Varella ngay từ trước những năm 1,000 609. Quân thuỷ ta thời đó gồm
rất nhiều dân-cư vùng sông-nước Hoa-lư, có người Hà-Nam-Ninh, hiển-nhiên đă từng
kiểm-soát tới gần 2/3 bờ-biển nước Chiêm. Sử-sách xưa do văn-quan viết ra, đôi
khi có một chút bất-công với những chiến-công quân-sự, và đặc-biệt hạ thấp tầm
thiết-yếu của “hải-sử” thời Tiền-Lê.
Tại-sao Việt-Sử lại sơ-xuất quá lớn đến như vậy. Một vị Sử-gia
kim-thời là Ông Hồ-Văn-Châm đưa ra nhận-xét như sau: v́ triều-đại Tiền-Lê quá
ngắn-ngủi, Lê-Đại-Hành lại không có sử-thần riêng để tán-tụng công-đức, mà trong
thực-tế, công-nghiệp của Lê-Đại-Hành lại quá to-lớn, chiến-công của Lê-Đại-Hành
lại quá oanh-liệt, Vua đă thu-hồi toàn-bộ đất Nhật-Nam và lưu-quân trú-pḥng ở
lại chiếm-giữ, lại liên-tiếp chiến-thắng quân Tống hai trận lớn ở sông Bạch-Đằng
và ở ải Chi-Lăng, chém chết tướng Tống Hầu-Nhân-Bảo và vua Chiêm Tỳ-Mi-Thuế đều
ở ngay trận-tiền, đánh tiến-công giáp-mặt chứ không đánh pḥng-ngự giằng-co.
Sự-nghiệp hiển-hách như vậy các triều Lư Trần cũng không hơn được, nên sử-quan
các đời sau đă v́ chúa ḿnh mà lược-bớt.610
Nhà Vua
tự làm Tướng Thuỷ-Quân
Sách Khâm-Định Việt-Sử Thông-Giám Cương-mục ghi: “Lưu-Trừng kéo đến sông
Bạch-Đằng. Nhà vua tự làm tướng, ra kháng-chiến: sai quân-sĩ đóng cọc ở sông
Bạch-Đằng để ngăn-cản địch. Quan quân Tống đông lắm. Quan-quân ta đánh bất-lợi:
hai trăm thuyền chiến đều bị địch lấy mất cả. Hầu-Nhân-Bảo đem tiền-quân tiến
lên trước. Tôn-Toàn-Hưng đóng quân lại, không đi; Nhân-Bảo thường phải
thúc-giục. Khi quân Tống kéo đến sông Chi-Lăng, nhà vua sai người trá-hàng, dụ
bắt được Nhân-Bảo, đem chém. Bọn Lưu-Trừng rút-lui.”
Hai cuốn Việt-sử trên có thể đă căn-cứ vào các tài-liệu không chính-xác hay
chăng? Chúng ta có thể không bao giờ biết được. Gần đây các cuốn Sử mới xuất-bản
ở Hà-Nội hay Sài-G̣n mô-tả thuỷ-chiến Bạch-Đằng năm 980 cũng là một trận
đại-thắng, cứu quốc-gia non-trẻ của chúng ta qua cơn nguy-biến bên bờ vực-thẳm
nô-lê ngoại-bang. Sau kh́ đọc lại các Sử-liệu cũ mới, nhà giáo Bùi-Văn-Bảo
lược-duyệt các “phân-cảnh Bạch-Đằng năm 980” trong cuốn “Lịch-Sử Bằng Tranh” như
sau:
- Đoàn chiến-thuyền của Lưu-Trừng đang vun-vút lao đi. Bỗng có tiếng
chiêng, tiếng trống ầm-ầm nổi lên. Rồi những thuyền lớn chở đầy lính của vua
Lê-Đại-Hành ở đâu ập tới. Họ nhảy lên thuyền giặc đâm, chém, đốt, phá. Bị đánh
bất-ngờ, Lưu-Trừng phải ra lệnh lui-quân, chạy ra biển.
-
Lúc này nước thuỷ-triều đă rút. Thuyền giặc bị mắc vào cọc nhọn, tiến
lên không được, mà rút-lui cũng không xong. Một phần bị vỡ và đắm, một phần bị
bốc-cháy, lửa-khói ngập-trời. Quân lính nhà Tống, kẻ bị đâm-chém, người bị đốt
cháy, nhảy bừa xuống sông mà chết, tiếng kêu-khóc vang trời.
-
Lưu-Trừng bị thương nhẹ ở đầu. Y vội trút bỏ mũ-áo, trà-trộn vào đám
lính thường, dùng thuyền nhỏ để chạy trốn ra ngoài cửa-biển thuộc vịnh Hạ-Long.
Chưa đầy một ngày mà đoàn thuỷ-quân hùng-hậu của nhà Tống đă bị phá tan. Máu
giặc lại một lần nữa loang đỏ cả một khúc sông Bạch-Đằng.
Sử-sách như vậy có thể mô-tả chiến-công Bạch-Đằng lần thứ 2 này khác nhau611,
nhưng điều cần nhấn-mạnh ở đây là sự ư-thức tầm-mức quan-trọng của quân thuỷ
trong sự tồn-vong đất-nước ta ngày đó. Đây là lần duy-nhất trong Việt-Sử, một vị
đương-kim Hoàng-Đế thân-chinh nắm quyền chỉ-huy thuỷ-quân trực-tiếp ngoài
chiến-trường. Kết-quả sự toàn-thắng của ta và việc đại-bại của địch-quân, dù là
trong Sử cũ hay Sách mới đều đi theo số-phận chiến-thuyền Lưu-Trừng mà ch́m
trong ḷng-sông, khi mà “Đô-Đốc” địch “ôm đầu máu”, tủi-nhục kéo hạm-đội tơi-tả
trốn về Tàu.612
Ba
“phân-cảnh Bạch-Đằng năm 980” trong cuốn sách “Lịch-Sử Bằng Tranh”của nhà giáo
Bùi-Văn-Bảo: (1) Thuỷ-Quân Việt xung-kích, (2) Các thuyền lớn của địch bị cháy,
(3) Tướng Tàu “ôm đầu” và quân lính hỗn-độn trốn-chạy vào bờ bằng thuyền nhỏ..
Lực-lượng chính của quân Tiền-Lê vốn là quân thuỷ “Vạn-Thắng-Vương” trên sông,
rạch, đầm, phá trước kia Lực-lượng này đă có công thống-nhất toàn-thể vùng
châu-thổ ngập nước của sông Hồng và sông Thái-B́nh về một mối thời nhà Đinh.
Ngoài việc dùng quân thuỷ chặn giặc Bắc, Lê-Hoàn đă nhiều lần dùng thuỷ-quân
vượt-biển xuôi Nam đánh-tan lực-lượng thuỷ-bộ của Chiêm-Thành.
Lê-Hoàn cũng là vị Vua Việt đầu-tiên ư-thức đến việc mở-mang
phương-tiện chuyển-vận đường thuỷ trong nội-địa. Nhà Vua khởi-sự cho đào kinh
nối thẳng từ Ninh-B́nh xuống Thanh-Hoá. Con kinh này giúp cho đoạn đường
thuỷ-vận huyết-mạch từ b́nh-nguyên sông Hồng vào b́nh-nguyên sông Mă không những
ngắn hơn mà c̣n an-toàn hơn v́ khỏi ṿng ra ngoài Biển-Đông. Dân Việt đi theo
con kinh này trong kế-hoạch bành-trướng đất-đai phương Nam để giải-quyết nạn
nhân-măn ở đồng-bằng sông Nhị.613
Truyền-thống Sông-Nước và Hải-Giới thời Vua Lê-Đại-Hành
Lê-Hoàn cũng phát-huy truyền-thống sông-nước trong nhân-dân. Nhà Vua
chính-thức lấy lễ đua thuyền hàng năm làm quốc-lễ, với ư-thức rơ-ràng rằng nước
Việt như một ḥn núi (Nam-Sơn) được đặt trên một thuyền bồng-bềnh sông-nước.614
Lê-Hoàn khuyếch trương quân thuỷ hùng-mạnh, dùng khí-thế uy-dũng của
quân-chủng này để nâng cao phong-thể quốc-gia. Nhà Vua cũng lại là người
đầu-tiên nghĩ đến việc xác-định hải-phận quốc-gia. Ta xem cách Ngài tiếp-đón
Sứ-giả nơi hải-giới Liêm-Châu nhà Tống th́ đủ rơ.
Hải-giới
thời Lư-Tống, so-sánh với hải-giới hiện nay. H́nh trích ra từ sách “Chinas March
Toward the Tropics” của Harold Wiens [Yale University xuất-bản năm 1954]. H́nh
phóng lớn (phía dưới) cho thấy hải-giới Việt-Nam bị cắt lùi lại khoảng 65 Km.
Trong "Hành-Lục-Tập", sứ-giả Tống-Cảo đă viết: "Cuối Thu năm ngoái, bọn Cảo
chúng tôi đi đến hải-giới Giao-Chỉ, Nha-Nội Đô-chỉ-huy-sứ của Hoàn là
Đinh-Thừa-Chính đem 9 chiến-thuyền và 300 quân đến Thái-B́nh-Trường (Liêm-Châu)
để đón. Từ cửa sông đi ra biển lớn, xông-pha sóng-gió, trải bao nguy-hiểm, đi
nửa tháng trời đến sông Bạch-Đằng615... Đến Trường-Châu th́ đă gần đến kinh-đô
nước ấy. Hoàn đem hết thuỷ-quân và chiến-cụ ra để thị-uy. Từ đó đi đêm đến bờ
biển, cách Giao-Châu chừng 10 dậm về kinh-đô Hoa-Lư... Hoàn đem dân mặc áo đủ
màu, trà-trộn với binh-lính, đi thuyền, đánh trống, reo-ḥ, kéo cờ trắng và dàn
thành trận-thế...”
Dời đô
về Thăng-Long-Thành
Vua Lư-Thái-Tổ thấy đất Hoa-Lư chật-hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội
được, bèn định dời-đô về La-Thành. Tháng 7 năm Thuận-Thiên nguyên-niên (1010),
th́ khởi-sự dời đô. Khi ra đến La-Thành, Thái-Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng
vàng hiện ra, bèn đổi Đại-La-Thành là Thăng-Long-Thành, tức là thành Hà-Nội bây
giờ. Cải Hoa-Lư làm Trường-An-phủ và Cổ-Pháp làm Thiên-Đức-phủ.
Vua
Lư-Thái-Tổ dời đô ra Thăng-Long (sách Quốc-Văn Giáo-Khoa Thư Lớp Dự-Bị, Nha
Học-Chính Đông-Pháp xuất-bản 1935).
Quân-đội
và Thuỷ-quân thời nhà Lư
Sự-kiện quân-đội nhà Lư616 đặt nặng về Hải-quân không thấy Việt-Sử
mô-tả chi-tiết. Hồi gần đây, chúng ta được đọc một số nhận-xét mới-mẻ của
Giáo-Sư Lê-Đ́nh-Thông tại Pháp về chiến-lược và chiến-thuật của Hải-Quân
Việt-Nam. Theo đó, lưu-động-tính của quân-đội triều Lư đặt căn-bản trên hạm-đội.
Và do đó, toàn-thể quân-đội hiển-nhiên được coi như một tổ-chức Thuỷ-Quân.617
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư ghi nhà Lư đóng nhiều chiến-thuyền rất lớn
mang tên rất oai-vệ và nhiều du-thuyền có tên rất hoa-mỹ, gần như hàng năm đều
có sản-xuất. Tuy vậy, chi-tiết kỹ-thuật và cách-thức sử-dụng tả rất mơ-hồ. Các
nhà Sử Việt c̣n cần nghiên-cứu thêm chi-tiết về quân-dụng, tổ-chức cùng
chiến-thuật của quân thuỷ nhà Lư.
Hải-Quân đánh Tống
Như mọi người đă biết, ngày 27 tháng 10 năm 1075, để phá các căn-cứ
xâm-lược của Tống ở trên đất Tống. Lư-Thường-Kiệt đă cho Tướng Tôn-Đản chỉ-huy
quân Tầy- Nùng vượt biên-giới đánh vào đất Quảng-Tây, sau đó đến cuối tháng 12
năm 1075, ông thân dẫn thuỷ-quân xuất-phát từ Vĩnh-An đánh Khâm-Châu và
Liêm-Châu.
Hoàn-thành nhiệm-vụ, Lư-Thường-Kiệt đă chủ-động rút quân về nước để
ngăn-cản quân Tống sắp kéo sang xâm-lược Đại-Việt. Ông đă xây-dựng một
pḥng-tuyến rất vững-chắc ở bờ Nam sông Cầu nhằm ngăn-chặn quân Tống qua sông để
đánh vào Thăng-Long.
Làng Đào
Xá, Phú-Thọ có tục bơi-chải, diễn lại sự-tích Lư-Thường-Kiệt cùng dân làng
xây-dựng pḥng-tuyến đánh giặc Tống. 618
Lư-Thường-Kiệt lại biết rằng để hỗ-trợ cho bộ-binh do Quách-Quỳ và
Triệu-Tiết chỉ-huy, Tống-Thần-Tôn và Vương-An-Thạch đă cho một đạo thuỷ-quân do
Dương-Tùng-Tiên chỉ-huy tăng-viện. Đạo thuỷ-quân này có nhiệm-vụ tiến vào sông
Bạch-Đằng rồi vào sông Lục-Đầu để cuối-cùng vào sông Cầu giúp bộ-binh của
Quách-Quỳ và Triệu-Tiết qua sông. Ông đă sai Tướng mang chu-sư đóng ở Đông-Kênh
để chặn đường tiến của thuỷ-quân Tống. Tướng Lư-Kế-Nguyên đă hoàn-thành nhiệm-vụ
một cách vẻ-vang, đánh-bại thuỷ-quân của Dương-Tùng-Tiên. Chiến-thắng của Tướng
Lư-Kế-Nguyên đă góp phần quan-trọng vào việc làm phá-sản mọi kế-hoạch tiến-công
của Quách-Quỳ, buộc họ Quách cuối-cùng phải chấp-nhận rút quân về nước.
Thuỷ-quân của nước Đại-Việt dưới triều Lư là một lực-lượng
hùng-mạnh, nó đă góp phần quan-trọng vào sự-nghiệp Phá-Tống B́nh-Chiêm vô-cùng
hiển-hách. Suốt thế-kỷ XII và đầu thế-kỷ XIII, nó vẫn là một nguồn tự-hào của cả
dân-tộc.
Quân-đội
triều Lư đặt căn-bản trên Hạm-đội. Khi nắm quyền Nguyên-soái, Lư-Thường-Kiệt
thân dẫn thuỷ-quân xuất-phát từ Vĩnh-An đánh Khâm-Châu và Liêm-Châu.
Nam-Quốc
Sơn-Hà
Vào triều Lư-Nhân-Tôn (1072-1127) nhà Tống đem binh sang đánh, thế mạnh như hổ
dữ; tháng chạp năm Bính-Th́n (1076) quân Tống vào địa-hạt nước ta, nhà vua sai
Lư-Thường-Kiệt đem binh cự-địch.
Lư-Thường-Kiệt đánh chẹn quân Tống ở sông Như-Nguyệt (tức sông Cầu bây giờ) quân
Tống thua, chết trận hơn 1000 người.
Chiêu-thảo-sứ Quách-Qú tiến quân về đóng ở phía tây sông Phú-Lương,
Thường-Kiệt lại đem binh-thuyền đón-đánh ngăn không cho quân Tống qua sông. Quân
Tống chặt gỗ làm máy bắn đá sang như mưa, thuyền của ta thủng-nát mất nhiều,
quân-sĩ chết mấy ngh́n người. Lúc bấy giờ, quân Tống đánh hăng lắm, Thường-Kiệt
hết-sức chống-giữ nhưng sợ quân ḿnh có ngă-ḷng chăng, bèn đặt ra một chuyện
nói rằng có thần cho bốn câu thơ:
Nam-quốc
sơn-hà Nam đế cư,
Tiệt-nhiên định-phận tại thiên-thư
Như hà
nghịch-lỗ lai xâm-phạm
Nhữ đẳng
hành khan thủ bại hư!
Dịch:
(Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành
rành phân-định ở sách trời
Cớ sao
lũ giặc sang xâm-phạm
Chúng
bay sẽ bị đánh tơi-bời)
Quân lính nghe đọc mấy câu thơ ấy ai nấy đều nức ḷng đánh giặc,
quân nhà Tống không tiến lên được. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này đă được ghi
vào lịch-sử coi như bản “Tuyên-Ngôn Độc-Lập Đầu-Tiên” của dân-tộc ta:
Xin ghi thêm: anh-hùng Lư-Thường-Kiệt (1019-1105), tức Ngô-Tuấn,
sinh ra và lớn lên ở phường Cơ-Xá, về sau là đất cấm-thành, với chiến-công
lẫy-lừng đánh Tống và với hai áng văn thuộc loại tác-phẩm khai-sáng cho nền
văn-học viết về dân-tộc: bài thơ huyền-thoại Nam-quốc Sơn-hà và hịch
Lộ-bố-văn.619
Bài vị
của danh-tướng Lư-Thường-Kiệt tại Đền Cơ-Xá tức “Cơ-Xá linh-tự”, Hà-Nội.
Quốc-nạn
từ Đường biển: Chiêm-Thành
Dân Chiêm-Thành là những thuỷ-thủ lành nghề, một số làm hải-tặc hay
cướp bóc ngoài biển. Quân-đội Chiêm-Thành quen cậy hung-mạnh thường hay
quấy-nhiễu dân ta, ngay từ thế-kỷ thứ hai đời vua Hoà-Đế (102 sau Công-lịch) nhà
Đông-Hán.
Từ khi nước ta giành được độc-lập, việc đánh Chiêm-Thành trở nên
nhiệm-vụ thường-xuyên của quân thuỷ. Cuộc đụng-độ Việt-Chiêm xảy ra ngay từ
giai-đoạn hai triều vua Đinh, Lê. Sứ-quân Ngô-Nhật-Khánh không chịu thần-phục
nhà Đinh, chạy qua Chiêm-Thành xui Chiêm đem quân tấn-công vào đất Việt. Năm
Kỷ-Măo (979) hơn một ngàn chiến-thuyền Chiêm tiến vào cửa Đại-An sông Đáy. Không
may cho họ, một trận băo nổi lên đánh-ch́m cả hạm-đội. Nhật-Khánh cùng phần lớn
quân Chiêm làm mồi cho cá. Quân Chiêm gặp trận "Thần-Phong" không đánh đă tan.
Thuỷ-quân Việt tại kinh-đô Hoa-Lư tuy sẵn-sàng tác-chiến nhưng không phải
ra-tay.
Trong cuộc Nam-tiến, lực-lượng địch trực-tiếp đối-đầu với ta thường
là hải-quân Chiêm-Thành. Sách "Việt-sử xứ Đàng-Trong" nói đến khả-năng của họ
như sau:
"Thuỷ-quân Chiêm-Thành gồm những thuyền lớn, trên có pháo-tháp và
những thuyền nhẹ. Trong nhiều trận đánh, người ta thấy hạm-đội gồm hơn trăm
chiến-thuyền yểm-trợ lục-quân... Người Chàm là giống người hung-bạo, gan-dạ, và
là những thuỷ-thủ cang-cường. Sống ở những thung-lũng chật-hẹp dọc theo
duyên-hải, phía Tây ngăn-chặn bởi núi cao, phía Đông là bể cả, họ phải đi t́m
những ǵ đất họ không có. V́ vậy họ thường mưu-đồ tiến ra phía Bắc, tiến vào
phía Nam, xâm-chiếm những đồng-bằng ph́-nhiêu của Việt-Nam và của Chân-Lạp. Với
những ghe nhẹ lướt trên biển-cả, họ cũng thường tấn-công các thương-thuyền đi
ngang qua hải-phận họ để cướp bóc.
H́nh-ảnh
thuỷ-chiến giữa Chiêm-Thành và Cambodge trên Biển-Hồ Tonlé-Sap. Thuỷ-quân
Chiêm-Thành đầu đội nón h́nh hoa sứ. Lính chèo thuyền ngồi trong khoang, có giáp
che-trở. Lính tác-chiến cầm khiên, chuẩn-bị phóng lao. (H́nh trạm nổi trên đá
tại đền Angkor-Wat).
Người
Chiêm-Thành: Thuyền-nhân thời-cổ
Khảo-cổ-học cho biết tính-cách liên-tục của nền văn-minh nước ta.
Dân-tộc ta cũng được chứng-minh là dân bản-địa. Trường-hợp người Chàm hơi khác,
người ta biết chắc-chắn Tổ-tiên họ là thuyền-nhân đă di-cư đến bờ-biển
Trung-Việt ngày nay, sau khi người Việt Văn-Lang chúng ta lập-quốc rất lâu.
Giáo-sư Phan-Khoang viết về những ngày đầu của nước Chiêm-Thành như
sau:
“Tổ-tiên người Chàm từ các hải-đảo Mă-Lai, Nam-Dương tràn lên
bờ-biển Trung-Việt ngày nay từ nhiều thế-kỷ trước Tây-lịch kỷ-nguyên. Ở đây, họ
tiếp-xúc với thổ-dân là người Kiritas, thuộc giống Indonésiens; số người Kiritas
không chịu họ chế-ngự nên dồn lên các miền núi Trường-Sơn, những người ấy sau
này chúng ta gọi là Mọi.”620
Căn-cứ trên những tài-liệu của Blust (The Austronesian Homeland,
57), của W. G. Solheim ('Pottery and the Malayo-Polynesians', Current
Anthropology, 5 (1964); Peter Bellwood đưa ra giả-thuyết là nhờ đi theo những
đường giao-thương và trao-đổi văn-hoá ngang qua Biển-Đông trong khoảng một
thiên-kỷ trước Công-nguyên, người Chàm đă dùng thuyền di-cư đến sinh-sống tại
vùng Sa-Huỳnh, Trung-Việt ngày nay.621 Dân Chiêm-Thành như vậy, rất có thể
phát-triển từ các bộ-lạc Hải-Du vùng đảo Bornéo.
Hải-Quân Vua Lư-Thái-Tông đánh Chiêm
Ngay thời Lư-Thái-Tổ, tháng chạp năm Canh-Thân (1020) vua đă sai
Khai-Thiên-Vương và Đào-Thác-Phụ đi dẹp loạn Chiêm-Thành tại trại Bố-Chính
(Quảng-B́nh ngày nay). Quân ta chém được Tướng Chiêm là Bồ-Linh. Quân Chiêm
đại-bại.
Vua
Lư-Thái-Tổ không những vũ-dũng mà lại nhân-từ nữa. (H́nh QVGKT Lớp Dự-Bị).
Khi Thái-Tông lên làm vua đă hơn 25 năm mà nước Chiêm-Thành không
chịu thông sứ, lại cứ quấy-nhiễu mặt biển. Thái-Tông bèn sắp-sửa binh-thuyền
sang đánh Chiêm-Thành.
Năm Giáp-Thân (1044) vua ngư-giá đi đánh. Quân Chiêm-Thành dàn trận
ở phía nam sông Ngũ-Bồ (?), Thái-Tông truyền thúc quân đánh-tràn sang. Quân
Chiêm-Thành thua chạy. Quân ta bắt được hơn 5,000 người và 30 con voi.
Tướng Chiêm-Thành là Quách-Gia-Di chém Quốc-Vương là Sạ-Đẩu đem đầu
sang xin hàng.
Quan-quân chém giết người bản-xứ rất nhiều. Vua Thái-Tông động ḷng
thương, xuống lệnh cấm không được giết người Chiêm-Thành, hễ ai trái lệnh th́
theo phép quân mà trị-tội.
Thái-Tông đưa binh-thuyền tiến đến quốc-đô là Phật-Thệ (nay ở làng
Nguyệt-Biều, huyện Hương-Thuỷ, tỉnh Thừa-Thiên), vào thành bắt được Vương-Phi là
Mị-Ê và các cung-nữ đem về. Khi đoàn thuyền xa-giá về đến sông Lư-Nhân,
Thái-Tông cho đ̣i Mị-Ê sang chầu bên thuyền ngự, Mị-Ê giữ tiết không chịu, quấn
chiên lăn xuống sông mà tự-trầm. Nay ở phủ Lư-Nhân c̣n có đền thờ.
Vương-phi Mị-Ê khi được lệnh sang chầu bên thuyền ngự, đă giữ tiết không chịu,
quấn chiên lăn xuống sông mà tự-trầm.
Thuỷ-Quân B́nh-Chiêm thời Lư-Thánh-Tôn
Trong các đời vua trước, cái cớ đánh Chiêm-Thành là v́ tội bỏ
tiến-cống. Đến đời Lư-Thánh-Tôn, vua dựa vào tội Chiêm thờ hai chủ: vừa
xưng-thần với Việt nay lại thần-phục nhà Tống.
Năm 1068, vua Lư-Thánh-Tôn ra lệnh sửa-soạn thuyền chiến dùng
hải-đạo đánh Chiêm. Mỗi chiến-thuyền chở 250 quân-sĩ. Tổng-số thuyền chở
lương-thực có tất cả 200 chiếc. Quân viễn-chinh vào khoảng 30,000 người đặt dưới
quyền điều-khiển của Lư-Thường-Kiệt.
Từ biên-giới Việt-Chiêm đến cửa Thị-Nại tức cửa-biển Quy-Nhơn sau
này, Chiêm-Thành có các cửa-biển sau đây: Cửa Di-Luân tức cửa Ṛn ở cực bắc.
Cửa-biển này nhỏ nên không thể là một căn-cứ thuỷ-quân. Cửa-biển thứ hai là cửa
Bồ-Chánh hay cửa Gianh. Cửa-biển này rộng, nhưng lại cạn, nên cũng không thể là
một căn-cứ thuỷ-quân quan-trọng được. Cửa-biển thứ ba là cửa Nhật-Lệ, sau này là
cửa Đông-Hà. Nhật-Lệ là một cửa-biển lớn. Chế-Củ đă tập-trung một phần
quan-trọng thuỷ-quân ở đây, Cửa-biển thứ tư là cửa Tư-Dung sau gọi là Tư-Hiền.
Tại cửa-biển này không có thuỷ-quân Chiêm hay có nhưng không đáng kể. Cửa-biển
thứ năm là cửa Thị-Nại tức cửa-biển Quy-Nhơn. Đây là cửa ngơ vào cánh-đồng
B́nh-Định, nơi có kinh-đô Chà-Bàn (Vijaya) của Chế-Củ.
Một bộ-phận quan-trọng của thuỷ-quân Chiêm đóng ở cửa Thị-Nại. C̣n đại-bộ-phận
bộ-binh đóng ở Chà-Bàn và cánh đồng-bằng B́nh-Định.
Ngày 8 tháng 3 năm 1086, vua Lư-Thánh-Tôn giao việc nước cho Ỷ-Lan
Nguyên-phi và Tể-Tướng Lư-Đạo-Thành rồi xuống thuyền xuôi ḍng sông Hồng bắt đầu
cuộc Nam-chinh.
Chiến-thuật của Thuỷ-quân Đại-Việt
Cuộc hành-quân của Lư-Thánh-Tôn và Lư-Thường-Kiệt tỏ ra phía
Đại-Việt nắm rất rơ việc bố-trí lực-lượng của nước Chiêm-Thành, cho nên
thuỷ-quân Đại-Việt không đánh cửa Di-Luân và cũng không vào cửa Bố Chánh, mà
tiếp thẳng vào cửa Nhật-Lệ và đă đánh tan thuỷ-quân Chiêm ở đây, Thuỷ-quân Chiêm
bị phá hoàn-toàn ở Nhật-Lệ có nghĩa là thuỷ-quân Đại-Việt có thể cứ giương-buồm
thuận-gió tiến thẳng vào Nam, mà không sợ bất-cứ lực-lượng nào đánh vào lưng
ḿnh nữa. Cho nên sau khi đánh thắng thuỷ-quân Chiêm, thuỷ-quân Đại-Việt không
chiếm đất và cũng không đổ-bộ: quân Đại-Việt thuận-buồm tiến xuống phía Nam rồi
vào cửa Tư-Dung để nghỉ-ngơi ở đó, chuẩn-bị một trận quyết-chiến sắp diễn ra.
Ngày 3 tháng 4 năm 1069, thuỷ-quân Đại-Việt vào cửa Thị-Nại rồi đổ-bộ ở ven bờ
Vũng Nước-Mặn. Sau đó quân Đại-Việt tiếp đến sông Tu-Mao để đánh-tan quân Chiêm
ở đó... 622
Chiến-dịch “B́nh-Chiêm” toàn-thắng trong chớp-nhoáng rơ-ràng nhờ
sức-mạnh ưu-việt của mũi-dùi thần-tốc xuyên-phá địch của quân thuỷ.
Tiến-tŕnh cuộc hành-quân của Vua Lư-Thánh-Tôn. Vị-trí các cửa-biển Chiêm-Thành
được tŕnh-bày tương ứng với những địa-danh hiện nay.
Đă giành
lại quyền Tự-chủ, Thuỷ-quân c̣n mở rộng Biên-cương
Việt-Sử không những đă khiếm-khuyết trong việc tŕnh-bày thành-tích
hải-quân mà c̣n sai-lạc khi b́nh-luận về vai-tṛ của quân-chủng này về việc mở
rộng biên-cương:
-
Thuỷ-quân nhà Lư mạnh, biên-cương nước ta ăn sâu vào Trung-Quốc hàng
300 đến 400 cây-số. Có thể v́ sau này thuỷ-quân cứ suy-thoái, dân Việt không bao
giờ c̣n trở lại đất xưa, ta đành cam-nhận chịu ranh-giới như hiện nay. Xem cuốn
sách “China's March Towards the Tropics” th́ ta biết rơ ranh-giới Bách-Việt cứ
lùi xa về Nam.623
-
Sau khi Bắc-tiến bị chặn lại, thuỷ-quân chính là nỗ-lực trong mũi dùi
Nam-tiến. Nh́n chung những sử-sách cận-đại của CHXHCN đă không chấp-nhận một
sự-kiện hiển-nhiên rằng: Hải-quân nhà Nguyễn nối cánh tay dài, bảo-vệ toàn-dân
trải dài cuộc định-cư từ Quảng-Nam đến mũi Cà-Mau. Về phía Tây, lực-lượng ấy
bao-trùm an-ninh tận Hà-Tiên. Phía Đông Hải-quân đă tuần-pḥng Hoàng-Sa
Trường-Sa, trước khi bị giặc Pháp tiêu-diệt.
Nói tóm lại, nếu không có hải-quân hùng-mạnh, Việt-quân không thể
Bắc-tiến đánh Tống và Nam-tiến B́nh-Chiêm được.
Sử Việt-Nam và Trung-Hoa c̣n ghi một chi-tiết nữa chứng-minh sức
mạnh quân thuỷ của một nước nhỏ đă làm cho “thiên-triều” tuy e-ngại mà đành bỏ
qua. Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư - Bản kỷ I-21b chép rằng: Bấy giờ nhà Tống ngại
việc chinh-chiến, vua nhà Lư cậy có núi và biển hiểm-trở, buông-thả cho dân
biên-giới lấn cướp vào cơi của nhà Tống. Mùa xuân năm ấy, Chuyển-vận-sứ Lộ
Quảng-Tây nước Tống là Trương-Quan, Binh-mă giám-áp-trấn Như-Hồng thuộc
Khâm-Châu là Vệ-Chiêu-Mỹ đều tâu rằng chiến-thuyền của Giao-Chỉ hơn trăm chiếc,
xâm-phạm trấn Châu-Hồng, cướp-bóc cư-dân và lương-thực rồi đi. Mùa hạ năm ấy,
châu Tô-Mậu nước ta lại đem 5 ngh́n hương-b́nh xâm-lược Ung-Châu… Vua Tống muốn
vỗ-yên, không muốn dụng-binh, bỏ không hỏi đến.
Trường-hợp Hoàng-Thân Lư-Long-Tường
Nhưng vào khoảng năm 1226 một việc đáng-tiếc đă xảy ra.
Chúng ta đều biết rằng tháng chạp năm Ất-Dậu (1225) do mưu-mô của
Trần-Thủ-Độ, Lư-Chiêu-Hoàng lấy Trần-Cảnh rồi nhường ngôi vua cho chàng. Khi
ngôi vua đă về tay họ Trần. Trần-Thủ-Độ t́m cách hăm-hại những người họ Lư. Thuỷ
sư Đô-đốc chỉ-huy toàn-bộ chu-sư của nhà Lư bấy giờ là Lư-Long-Tường.
Lư-Long-Tường cho rằng do cương vị trọng-yếu của ông (Tư-Lệnh thuỷ-quân
toàn-quốc), sớm muộn ông có thể bị Trần-Thủ-Độ sát-hại. Cho nên vào một ngày nào
đó năm Bính-Tuất (1226), sau một thời-gian chuẩn-bị, ông đă đem vợ-con, gia-nhân
đầy-tớ, tướng-lĩnh cùng hạm-đội rời đất-nước Đại-Việt tiến lên phía Bắc và
cuối-cùng đă xin cư-trú ở nước Triều-Tiên (theo Tạp-chí Sử-học của Nhật-Bản số 2
năm 1941).
Sử của Việt-Nam không hề nói đến việc trên. Nhưng chúng ta tin rằng
việc đó là có thực. T́nh-h́nh xă-hội Đại-Việt sau khi nhà Trần lên thay nhà Lư
rất dễ đề ra những nhân-vật như Lư-Long-Tường 624.
Bước đầu
của họ Trần: Dân Di-Cư đường Biển
Họ
Trần được tiếng oanh-liệt v́ những trận thuỷ-chiến thắng Nguyên-Mông. Tuy vậy ít
ai đă lưu-tâm đến nguồn-gốc di-dân đường biển của tiền-nhân ḍng Vua này.
Ảnh-hưởng thuyền-nhân như vậy đôi lần đă tác-dụng mạnh-mẽ trên lịch-sử nước ta.
Việt-Nam Sử-Lược của Trần-Trọng-Kim viết rất ít câu sơ-sài về những
ngày đầu của họ Trần như sau:
Khi Thái-Tử Sam, con vua Lư-Cao-Tông chay loạn, về Hải-Ấp vào ở nhà Trần-Lư.
Nguyên Trần-Lư là người làng Tức-Mạc (huyện Mỹ-Lộc, phủ Xuân-Trường, tỉnh
Nam-Định) làm nghề đánh cá, nhà giàu, có nhiều người theo phục. Sau nhân
buổi-loạn cũng đem chúng đi cướp-phá...
T́m hiểu kỹ hơn nữa, các nhà nghiên-cứu t́m thấy tổ-tiên Trần-Lư là
nhóm người Phước-Kiến mới đến Tức-Mặc không lâu. Ḍng họ này tiếp-tục giữ những
cổ-tục riêng, khác với hầu-hết dân Đại-Việt cho đến nhiều đời sau.625
Ông Claude Madrolle trong bài "Le Tonkin Ancien" đă phát-biểu ư-kiến
là ở Phước-Kiến có một nhóm Việt-tộc làm nghề chài-lưới, hàng-hải đă dùng thuyền
gỗ hay mảng tre có buồm, hàng năm theo gió-mùa, nhân gió-bấc phiêu-lưu theo dọc
miền duyên-hải rồi ghé vào miền trung-châu sông Nhị, sông Mă (Việt-Nam.) Nhóm
này cũng có phen xuống cả Nam-Dương, rồi lại nhân tiết gió-nồm quay về căn-cứ.
Một số đă ở lại sinh-sống 626...
Tục vẽ
chàm và Tinh-thần Quyết-tử của Quân-đội đời Trần
Nhà quân-sử Phạm-Văn-Sơn viết rằng : Xét lại các cuộc xung-đột với
giặc Nguyên, ta có thể nói lực-lượng thuỷ-quân của Việt-Nam đời Trần thuở đó khá
mạnh. Nhờ đó, ta đă thắng địch oanh-liệt ở các bến Chương-Dương Hàm-Tử, Vân-Đồn,
Bạch-Đằng. Duy quân-số bao nhiêu, sử ta không cho biết.627
Trong thuỷ-quân, có các đội Trạo-Nhi gồm những trai tráng
khỏe-mạnh628 (trang 64)
Từ xưa, người Việt-Nam, kể cả hoàng-thân quốc-thích và vua chúa đều
giữ cổ-tục của thuỷ-dân là vẽ chàm trên ḿnh. Về đời Trần, Việt-sử ghi chép thêm
một vài h́nh-thức đặc-biệt khác.
Người lính trong quân-đội đời Trần đều có thích chàm ở cánh tay hai
chữ “Sát-Thát” để tỏ ư quyết-tâm sống mái với giặc Mông-Cổ. Như vậy họ chỉ có
một sống một chết với giặc, giặc bắt được thấy 2 chữ “Sát-Thát” ắt không khi nào
có sự dung-tha.
Đời Trần-Anh-Tôn (1293-1314), binh-sĩ phải thích ba chữ trên trán
như "Thượng-Chân-Độ", "Toả-Kim-Cương", "Thuỷ-Dạ-Soa" ngoài sự thích rồng ở lưng
và ở đùi629. Ba chữ “Thuỷ-Dạ-Soa” có lẽ dành riêng cho các thuỷ-thủ.
Vai-tṛ
Thuỷ-quân trong những trận kháng giặc Nguyên-Mông
Sau khi trừ xong các tôn-thất-nhà Lư. Trần-Thủ-Độ tính ngay đến việc
tăng cường lực-lượng vũ-trang. Năm 1246, ông đă tuyển thêm quân mới lấy thêm
người để chèo các thuyền chiến của nhà nước. Nhờ vậy cho nên ngày 24 tháng chạp
năm Mậu-Ngọ tức ngày 29 tháng 1 năm 1258, chiến-thuyền nhà Trần từ căn-cứ
Thiên-Mạc đă ngược ḍng sông Hồng trở về Thăng-Long đánh-bại quân Mông Cổ ở Đông
Bộ Đầu, buộc quân giặc phải rút khỏi Thăng-Long chạy về Vân-Nam để khỏi bị
tiêu-diệt hoàn-toàn.
Tháng 8 năm Giáp-Thân (1284), sau khi được cử giữ chức Quốc-Công Tiết-chế
thống-lĩnh toàn quân-đội, Trần-Quốc-Tuấn đă tổ-chức một cuộc duyệt-binh lớn ở
Đông-Bộ-Đầu. Sau đó ông lại hội quân trong đó có thuỷ-quân ở Vạn-Kiếp.
Trong cuộc kháng-chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), sử cũ
của ta chỉ nói Chiêu-Thành-Vương, Hoài-Văn-Hầu Trần-Quốc-Toản, Nguyễn-Khoái và
Trần-Nhật-Duật đem quân đánh quân giặc ở Tây-Kết, Hàm-Tử. Chương-Dương, mà không
cho biết quân đó là quân bộ hay quân thuỷ. Do chỗ Tây-Kết, Hàm-Tử, Chương-Dương
đều là những địa-điểm nằm ở bên tả hoặc ở bên hữu sông Hồng, chúng tôi đoán rằng
các cánh-quân đánh các địa-điểm nói trên trước hết có thuỷ-quân. Như thế có
nghĩa là quân Trần, chủ-yếu là thuỷ-quân đă ngược ḍng sông Hồng đánh Tây-Kết,
rồi đánh Hàm-Tử, rồi đánh Chương-Dương. Sau khi quân Trần giải-phóng
Chương-Dương, th́ Thoát-Hoan bỏ Thăng-Long vượt sông chạy sang bờ Bắc, nếu không
th́ quân Trần cứ thẳng ḍng sông mà tiến lên đánh Thăng-Long rồi.
Đền thờ
Ông Trần-Quốc-Tuấn ở Kiếp Bạc (H́nh QVGKT Lớp Dự-Bị).
Mùa xuân năm Mậu-Tư (1288), Trần-Khánh-Dư cả phá đoàn thuyền lương
của Trương-Văn-Hổ chở 70 vạn thạch lương qua vùng biển Vân-Đồn. Mở đường cho
đoàn thuyền lương là 500 chiến-thuyền hung-mạnh do Ô-Mă-Nhi chỉ-huy.
Trần-Khánh-Dư đă để cho đoàn chiến-thuyền của Ô-Mă-Nhi qua vùng biển Vân-Đồn.
Đoàn chiến-thuyền qua Vạn-Ninh (Mống-Cái), núi Ngọc mà không gặp một sức
chống-cự nào đáng kể cả. Sau đó đoàn chiến-thuyền đến An-Bang, và chỉ thấy
thuỷ-quân Đại-Việt chống-cự một cách yếu-ớt mà thôi. Ô-Mă-Nhi chủ-quan cho
lực-lượng thuỷ-quân Đại-Việt chỉ có thế, cho nên sau khi vào cửa An-Bang, y cho
đoàn chiến-thuyền vào cửa Bạch-Đằng để vào Vạn-Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương
của Trương-Văn-Hổ ở đằng sau không có chiến-thuyền bảo-vệ.
Khi đoàn thuyền lương của Trương-Văn-Hổ lọt vào trận-địa phục-kích ở
vùng biển Vân-Đồn, Trần-Khánh-Dư ra lệnh cho chiến-thuyền Đại-Việt đổ ra đánh.
Bị đánh bất-ngờ, đoàn thuyền rối-loạn, nhiều chiếc bị đắm, nhiều chiếc khác bị
bắt. Trương-Văn-Hổ phải đổ thóc xuống biển rồi chạy trốn về Quỳnh-Châu thuộc đảo
Hải-Nam.
Đoàn
thuyền lương của Trương-Văn-Hổ lọt vào trận-địa phục-kích, có chiếc bị cháy.
Chiến-thắng Vân-Đồn vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm 1288 là một đ̣n rất nặng-nề
giáng vào quân xâm-lược, không những làm cho chúng mất hết lương ăn mà c̣n làm
cho chúng tiêu-tan hết ư-chí chiến-đấu. Các tướng-lĩnh đă nói với Thoát-Hoan: "Ở
Giao-Chỉ không có thành-tŕ để giữ, không có lương-thực để ăn mà thuyền lương
của Trương-Văn-Hổ lại không đến. Vả lại khi trời đă nóng-nực, sợ lương hết quân
mệt không lấy ǵ chống-giữ lâu được, làm hổ-thẹn cho triều-đ́nh, nên toàn-quân
mà về th́ hơn" Thần-nỗ Tổng-quản là Giả-Nhược-Ngu cũng nói: "quân nên về không
nên giữ".
Cuối-cùng Thoát-Hoan chia quân Mông-Cổ ra làm hai đạo: Đạo thuỷ-binh
do Ô-Mă-Nhi chỉ-huy theo đường biển về trước. Sau đó đạo bộ-binh do Thoát-Hoan
chỉ-huy sẽ về sau.
Thuỷ-chiến Bạch-Đằng năm 1288 là chiến-thắng vào cỡ lớn nhất trong lịch-sử
Việt-Nam.
Ngày mồng 7 tháng 3 năm Mậu-Tư tức ngày 8 tháng 4 năm 1288, đoàn chiến-thuyền
của Ô-Mă-Nhi đến Trúc-Động trên sông Giá. Sáng ngày 8 tháng ba tức ngày 9 tháng
4, Ô-Mă-Nhi đến sông Bạch-Đằng, quân Trần trên thuyền nhẹ ra đón-đánh rồi
giả-thua chạy nhử quân giặc vào băi cọc mà Trần-Quốc-Tuấn đă cho đóng từ trước.
Đoàn chiến-thuyền giặc vào trận-địa phục-kích của quân ta vào lúc nước triều
đang rút. Phục-binh Đại-Việt từ các phía thuỷ bộ đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng
phải cọc bị vỡ rồi bị đắm rất nhiều, nước triều càng xuống nhanh, thuyền giặc
càng bị vỡ và bị đắm càng nhiều. toàn-bộ đoàn chiến-thuyền bị tiêu-diệt. Vạn-bộ
thuỷ-quân Trương-Ngọc bị giết ngay tại trận. Phàn-Tiếp bị bắt sống. Ô-Mă-Nhi
cũng bị bắt sống. Số thuyền giặc bị quân ta bắt được lên đến trên bốn trăm
chiếc.
Đây là chiến-thắng Bạch-Đằng lần thứ ba. Trước đó đă có chiến-thắng
Bạch-Đằng lần thứ nhất năm 938, và chiến-thắng Bạch-Đằng lần thứ hai năm 981.
Chiến-thắng Bạch-Đằng năm 1288 là một chiến-thắng trên thuỷ vào cỡ lớn nhất
trong lịch-sử Việt-Nam.
Thuỷ-quân Việt-Nam hồi thế-kỷ XIII là một quân-chủng tài-giỏi đă góp
phần quan-trọng vào sự-nghiệp bảo-vệ đất-nước. Trong thuỷ-quân đó nổi-bật lên
vai-tṛ của Yết-Kiêu và Dă-Tượng. Yết-Kiêu và Dă-Tượng vốn là gia-nô của
Trần-Quốc-Tuấn được Ngài nuôi-nấng và giáo-dục, rồi trở-thành những kiện-tướng
đánh đặc-công rất tài-t́nh ở dưới nước. Yết-Kiêu và Dă-Tượng thường lặn dưới
nước đến đục-phá chiến-thuyền của quân Nguyên hoặc kéo chiến-thuyền địch xa rời
vị-trí của chúng rồi bất-ngờ cướp chiến-thuyền địch. Trong lịch-sử đấu-tranh
chống ngoại-xâm của dân-tộc Việt-Nam, Yết-Kiêu và Dă-Tượng630 nổi-bật lên là
những chiến-sĩ mở-đầu lối đánh đặc-công: Lối đánh cực-kỳ táo-bạo chỉ dùng rất ít
lực-lượng mà có thể gây cho địch những tổn-thất rất nặng-nề.
Tượng-đài Trần-Hưng-Đạo, Yết-Kiêu, Dă-Tượng tại công-viên Trần-Hưng-Đạo,
thành-phố Phan-Thiết.
“Người-Nhái” Yết-Kiêu, cũng như Dă-Tượng thường lặn dưới nước, đục phá
chiến-thuyền của quân Nguyên.
Việc
phục-kích trên con Sông Chiến-lược Bạch-Đằng
Chiến-lược, chiến-thuật kháng Nguyên của nhà Trần đă được cơ-quan
quân-sự cũng như nhiều người nghiên-cứu. Nhiều điểm thắc-mắc vẫn c̣n được nêu
ra. Nhân buổi nói chuyện về đời Trần tại California Hoa-Kỳ mới đây, một
tham-dự-viên có hỏi rằng: Việt-Nam là một quốc-gia ṿng theo biển. Tuy-nhiên,
học sử tôi không thấy được các trận chiến-thắng của ta ở cửa-biển. Phần lớn, ta
thắng giặc ở sông-ng̣i. Tôi không hiểu tại sao chúng ta lại không chặn giặc ngay
khi chúng mới đổ-bộ xuống cửa-biển của ḿnh, mà phải để chúng vào đất-liền, rồi
dụ chúng vào sông Bạch Đằng đóng cọc mà thắng?
Ông Lê-Bắc, một người đọc nhiều và cũng viết nhiều về Việt-Sử đă trả
lời rằng: Thật ra các trận đánh ở sông Bạch-Đằng là ở ngay gần cửa-biển. Sông
Bạch-Đằng đổ ra vịnh Hạ-Long ở cửa Nam-Triệu (tỉnh Quảng-Yên). ở vịnh Hạ-Long,
ngay gần bờ có ḥn đảo, trên đó có hang Đầu-Gỗ (dấu gỗ ???). Tương-truyền khi
xưa đức Trần-Hưng-Đạo đă dấu các cọc gỗ trong đó trong khi chuẩn-bị cho trận
phục-kích ở sông Bạch-Đằng.
Về mặt quân-sự th́ ở ngoài biển rộng, trống-trải khó đánh, hơn nữa
quân giặc đâu có đổ-bộ lên cửa-biển, chúng dùng chiến-thuyền vào sông để ngược
lên tới Thăng-Long, cho nên phục-kích hai bên bờ sông chật-hẹp để đợi giặc từ
cửa-biển vào và dùng xạ-tiễn, hoả-công để đánh là một điều hợp-lư.
Khi
Thuỷ-quân yếu, Nước Non Nhà Trần Nghiêng-ngả.
Quân nhà Trần, đặc-biệt nhất là thuỷ-quân thời Đức Trần-Hưng-Đạo
hùng-mạnh như vậy, nhưng từ Vua Trần-Dụ-Tôn (1341-1369) về sau, nhà Trần suy-yếu
nhanh-chóng, khởi-nghĩa của gia-nô đă bùng ra ở nhiều nơi. Trong bối-cảnh
lịch-sử đó, thuỷ-quân của nước Đại-Việt cũng càng ngày càng mất dần t́nh-thần
chiến-đấu.
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư chép rằng: Người Chiêm thấy binh-thế nước
Nam suy-nhược, có ư khinh-dễ, cho nên qua năm Mậu-Thân (1368) vua nước Chiêm cho
sứ sang đ̣i đất Hoá-Châu. Bấy giờ nước Nam ta, vua Dụ-Tông chỉ lo việc
hoang-chơi, không tưởng ǵ đến việc vơ-bị; mà ở bên Chiêm-Thành th́ có
Chế-Bồng-Nga là một vị vua anh-hùng (rất giỏi thuỷ-chiến), có ư đánh An-Nam để
rửa những thù trước. quân Chiêm-Thành từ đó mạnh lắm, sau đánh-phá thành
Thăng-Long mấy lần, làm cho vua tôi nhà Trần phải kinh-sợ mấy phen.631
Tháng ba năm Tân-Sửu (1361), thuỷ-quân Chiêm đột-nhiên vượt-biển tiến ra Bắc
đánh Lâm-B́nh, nhưng bị quân Đại-Việt đánh lui.
Năm Tân-Hợi (1371) thuỷ-quân Chiêm-Thành bất-ngờ tiến vào sông Hồng
rồi cướp-phá Thăng-Long.
Năm Đinh-Tị (1377) thuỷ-quân Chiêm lại đánh-chiếm Thăng-Long lần thứ
hai, chúng cướp của, bắt người rồi rút về.
Những hành-động xâm-lược của quân Chiêm làm cho nhà Trần lo-ngại.
Năm Quư-Sửu (1373) ngay khi vừa lên ngôi vua, Trần-Duệ-Tôn đă cho tuyển thêm
quân-đội sửa-soạn chiến-thuyền để đánh Chiêm-Thành.
Tháng giêng năm Đinh-Tị (1377) nhà vua thân cầm-quân đi đánh
Chiêm-Thành, bị vua Chiêm là Chế-Bồng-Nga đánh-bại. Nhà vua chết tại trận.
Trận đại-bại của Trần-Duệ-Tôn (1377) khuyến-khích mưu-mô xâm-lược
của Chế-Bồng-Nga. Tháng 5 năm Mậu-Ngọ (1378) thuỷ-quân Chiêm do Chế-Bồng-Nga
chỉ-huy vượt-biển tiến vào Đại hoàng giang, rồi ngược ḍng sông đánh-chiếm
Thăng-Long. Quân Chiêm vơ-vét tài-sản, bắt nhiều người rồi lại xuống thuyền rút
về nước.
Nhà Trần lúc này đang suy-yếu nghiêm-trọng. Đó là điều-kiện
thuận-lợi để quân Chiêm luôn-luôn ra xâm-lược nước Đại-Việt.
Tháng 2 năm Nhâm-Tuất (1382) thuỷ-quân Chiêm lại ra đánh Thanh-Hoá,
nhưng bị thất-bại.
Tháng sáu năm Quư-Hợi (1383), thuỷ-quân Chiêm bất-ngờ tiến ra đổ-bộ
vào một nơi nào đó của nước Đại-Việt, rồi đi đường núi đánh vào miền Quảng-Oai
làm cho kinh-thành Thăng-Long náo-động, Thượng-hoàng Nghệ-Tôn phải lánh sang
Đông-Ngàn ở bờ Bắc sông Hồng.
Tháng 10 năm Kỷ-Tị (1381), thuỷ-quân Chiêm-Thành tiến ra đánh
Thanh-Hoá. Hồ-Quư-Ly mang thuỷ-quân ra chống cự. Quư-Ly cho đóng cọc gỗ ở sông
Lương, rồi đem thuyền vây chung-quanh. Quân Chiêm đắp đập ở thượng-lưu để
mai-phục quân và voi chiến, rồi giả vờ dọn-dẹp quanh trại để kéo quân về. Quư-Ly
cho quân xô ra đánh. Quân Chiêm phá đập rồi lùa voi chiến ra trận. Chiến-thuyền
của Quư-Ly bị nước từ thượng-lưu dồn vào một chỗ, không sao tiến lên được,
bộ-binh của Quư-Ly bị quân Chiêm giết hết. Quư-Ly phải bỏ quân-đội trốn về.
Vũ-Nữ
Chiêm-Thành.
Trận
Thuỷ-Chiến cuối-cùng của Chế-Bồng-Nga
Tháng 11 năm Kỷ-Tị, quân Chiêm tiến ra Hoàng-Giang, vua
Trần-Thuận-Tôn sai Đô-Tướng là Trần-Khát-Chân mang quân ra chống-cự. Lúc này,
một tôn-thất nhà Trần là Trần-Nguyên-Diệu đầu-hàng quân Chiêm-Thành.
Chế-Bồng-Nga liền dùng ngay Nguyên-Diệu làm kẻ dẫn đường.
Vào tháng giêng năm Canh-Ngọ (1390) Chế-Bồng-Nga đi thuyền tới xem h́nh-thế quân
của Trần-Khát-Chân. Bấy giờ có một người đầy-tớ của Chế-Bồng-Nga là Ba-Lậu-Kê có
tội, sợ phải bị giết, chạy sang hàng với Trần-Khát-Chân. Nhân khi Chế-Bồng-Nga
đem hơn 100 chiếc thuyền đến gần trại của quân nhà Trần đóng, tên đầy-tớ này chỉ
cái thuyền của Chế-Bồng-Nga là chiếc sơn màu lục cho Khát-Chân. Khát-Chân mới
sai tập-trung hoả-pháo nhất-tề bắn vào thuyền ấy, Chế-Bồng-Nga trúng phải đạn
chết.
Quân ta đổ ra đánh, quân Chiêm thấy quốc-vương chết đều bỏ chạy cả.
Quân ta đánh-đuổi rồi cắt lấy đầu Chế-Bồng-Nga đem về dâng triều-đ́nh.
Thượng-hoàng thấy đầu Chế-Bồng-Nga, tự ví ḿnh như Hán-Cao-Tổ thấy đầu Hạng-Vũ,
rất là vui-vẻ. Đoạn rồi định-công thưởng-tước cho các tướng-sĩ.
Từ
đấy biên-giới nước Đại-Việt về phía Nam được yên. V́ sau khi Chế-Bồng-Nga chết,
nước Chiêm-Thành ngày một yếu đi quân Chiêm không đủ sức xâm-lấn nước Đại-Việt
nữa.
Tháng 2 năm Canh-Th́n (1400), Hồ-Quư-Ly cướp ngôi vua của nhà Trần,
đặt tên nước là Đại Ngu, niên hiệu là Thánh Nguyên.
Tháng 8 năm ấy, thấy chúa Chiêm-Thành là La-Ngai chết, con là
Ba-Đích-Lại mới được lập làm chúa, Quư-Ly thừa-cơ sai Đỗ-Mẫn làm Đô-Tướng
thuỷ-quân, Trần-Vấn làm phó, Trần-Tùng làm Đô-Tướng bộ-quân, Đỗ-Nguyên-Thái làm
phó, đem 15 vạn quân thuỷ lục đi đánh Chiêm-Thành. Quân của Quư-Ly bị quân Chiêm
đánh-bại phải rút về.
Khát-Chân tập-trung hoả-pháo nhất-tề bắn vào thuyền màu lục, Chế-Bồng-Nga trúng
phải đạn chết.
Năm Quư-Mùi (1403), Hồ-Quư-Ly lại đánh Chiêm-Thành một lần nữa.
Phạm-Nguyên-Côi được cử làm Đô-Tướng Thuỷ-quân, Hồ-Vân làm phó: Đỗ-Mẫn làm
Đô-Tướng quân bộ, Đỗ-Nguyên-Thái làm phó, thống-lĩnh 20 vạn quân thuỷ-bộ, chia
đường vào đánh. Quân nhà Hồ vào vây thành Đồ-Bàn hơn một tháng trời mà đánh
không đổ, lương-thực hết cả, phải rút quân về. Lần này hao-binh tổn-tướng mà
cũng không có công-trạng ǵ.
Hồ-Quư-Ly và Hải-Quân
Hồi này ở nước Minh, Chu-Đê đă đoạt được ngôi vua và đă lên ngôi
Hoàng-đế (Minh-Thành-Tổ). Dă-tâm của Minh-Thành-Tổ là xâm-lược Việt-Nam, biến
Việt-Nam thành quận-huyện cả nước Minh.
Ngay từ đầu thế-kỷ 15, khi Hồ-Quư-Ly đă nắm trọn binh-quyền, Ông
khuyếch-trương mạnh-mẽ việc quân v́ biết rằng sớm-muộn quân Minh cũng sẽ lần
sang. Thuỷ-quân là một tổ-chức lớn. Ông chia quân-đội ra làm 4 mà Hải-quân được
tổ-chức thành một quân-chủng. Bốn quân-chủng đó là: Vệ-quân, Đại-quân, Cấm-quân
và Thuỷ-quân.632
Cha con Hồ-Quư-Ly đă nh́n rơ âm-mưu của Minh-Thành-Tổ, cho nên từ
năm 1404. Quư-Ly đă cho tuyển thêm lính mới và cho đóng nhiều thuyền chiến.
Những thuyền chiến nay gọi là "Tải-lương Cổ-lâu", bên trên bắc tre làm đường đi
lại, bên dưới cứ hai người chèo một mái chèo. Tuy gọi là "Tải-lương Cổ-lâu",
nhưng đúng ra là những thuyền chiến thực-sự, rất tiện cho việc chiến-đấu trên
thuỷ.
Hồ-Quư-Ly là nhà chính-trị biết đề ra các biện-pháp nhằm đẩy mạnh
sản-xuất kinh-tế. Nhưng trong hành-động, ông đă làm nhiều việc khiến cho
"nhân-tâm oán-phản". Do đó khi Minh-Thành-Tổ sai Trương-Phụ mở cuộc xâm-lược vào
Việt-Nam. Hồ-Quư-Ly đă thua trận một cách quá dễ-dàng, mặc dầu ông có một
lực-lượng vũ-trang lớn mạnh trong đó có những thuyền chiến gọi là "Tải-lương
Cổ-lâu".
Sau khi hạ thành Đa-Bang vào cuối năm Bính-Tuất (1406), tháng 2 năm
Đinh-Hợi (1407), Mộc-Thạnh cả phá 300 chiến-thuyền của Hồ-Nguyên-Trừng ở sông
Mộc-Hoàn. Tháng 3 năm Đinh-Hợi, Hồ-Nguyên-Trừng đem đại-binh đến đón quân Minh ở
cửa Hàm-Tử. Hồ-Xạ, Trần-Đĩnh chỉ-huy đạo quân đóng ở bờ nam sông. Đỗ-Nhân-Giám,
Trần-Khắc-Trang chỉ-huy đạo quân đóng ở bờ bắc: Đỗ-Nhẫn, Hồ-Vấn chỉ-huy
thuỷ-quân gồm bảy vạn người, nói phao lên là 21 vạn.
Các chiến-thuyền đều kéo đến cửa Hàm-Tử, nối đuôi nhau dài đến hơn mười dặm,
chắn ngang cả mặt sông. Quân thuỷ và quân bộ của Trương-Phụ biết lực-lượng quân
thuỷ của Quư-Ly mạnh, chúng chờ khi quân của Quư-Ly tỏ ra chủ-quan, trễ-nải, mới
xông ra đánh. Quân của Quư-Ly thua to.633
Trong cuộc đời làm Tướng và làm vua của Hồ-Quư-Ly, thuỷ-quân đă giúp Ông
xây-dựng sự-nghiệp, nhưng trong hai trận lớn sau cùng đều là thuỷ-chiến, Ông lại
bị thua “sát-ván” và “Thân-bại Danh-liệt”.
Khi
Thuỷ-Quân bị thua trận Hàm-Tử, Quư-Ly theo đường biển chạy vào Thanh-Hoá. Sau đó
cha con Quư-Ly đều bị bắt.
Bị thua nặng ở cửa Hàm-Tử. Quư-Ly và Hồ-Hán-Thương đem trăm quân
theo đường biển chạy vào Thanh-Hoá. Quân Minh đuổi theo. Đến Lỗi Giang th́ quân
của Quư-Ly tan-vỡ. Sau đó cha con Quư-Ly chạy đến cửa-biển Kỳ-La, rồi bị bắt tại
đó cùng với con cháu và các quan.
Đoàn
Thuỷ-quân Góp Công trong việc Thu-hồi Độc-lập
Trong hai mươi năm thuộc Minh, bọn đô-hộ vơ-vét rất nhiều tài-sản
của dân-tộc Việt-Nam. Chúng đă cướp của Việt-Nam 8,670 chiếc thuyền634 và
2,539,500 vũ-khí các loại. Hai mươi năm thuộc Minh, v́ vậy, là hai mươi năm
dân-tộc Việt-Nam không có thuỷ-quân. Trần-Ngỗi, Trần-Quư-Khoáng, Lê-Lợi cũng có
một ít thuỷ-quân, nhưng lực-lượng không có ǵ mạnh lắm.
Tuy vậy ngay khi cần-thiết, nhà vua “10 năm kháng-chiến” Lê-Lợi cũng thu-góp
được một số thuyền làm thuyền chiến. Sự hiện-diện của các đoàn thuỷ-quân nhỏ-bé
này trong giai-đoạn kết-thúc và quyết-liệt của trận kháng Minh cũng quan-trọng
và đă được chính-sử ghi-chép rơ-ràng. Chúng ta cần đọc cẩn-thận để thấy những
hoạt-động quân thuỷ trên ghe-thuyền sông-nước rất quan-trọng như sau:
Vua muốn đánh thành Nghệ-An, nhưng chưa biết t́nh-thế ra sao. Gặp
khi vua Minh mới lên ngôi, sai Nội-quan Sơn-Thọ dùng lời lẽ quỷ-quyệt để dụ-dỗ
vua. Vua biết dụng-ư của chúng liền nói: "Giặc sai ngươi đến lừa ta, ta nhân chỗ
sơ-hở của chúng mà lừa lại, chính là dịp này đây".
Rồi lại trao-đổi đi-lại với giặc, trinh-sát t́nh-h́nh của chúng để
mưu đánh-úp thành Nghệ-An. Bọn Thọ biết là mưu-kế của chúng không đánh-lừa nổi,
mới lại đoạn-tuyệt không cho sứ đi lại nữa.
Bấy giờ vua chấn-chỉnh binh-tượng, tiến quân bao-vây thành Nghệ-An.
Quân sắp đi, vừa lúc có tin báo quân Minh đă sắp đặt voi ngựa, thuyền-bè, tiến
quân cả hai đường thuỷ và bộ, định ngày mai sẽ tới. Vua chia hơn 1,000 quân, cho
bọn Lê-Liệt đi đường tắt đóng giữ huyện Đỗ-Gia. Vua đích-thân chỉ-huy đại-quân
giữ chỗ hiểm-yếu để đánh chúng.
Được ba bốn hôm, quân Minh quả-nhiên đến Quán-Lậu và cửa Khả-Lưu,
bày doanh-trại ở hạ-lưu. Vua ở thượng-lưu, ban ngày dựng cờ đánh trống, ban đêm
th́ đốt lửa sáng-trưng. Nhưng ngầm sai binh-tượng vượt qua sông, phục sẵn ở chỗ
hiểm-yếu. Trời gần sáng, giặc liền đem quân đến đánh dinh Vua. Vua giả-vờ
rút-lui, dẫn giặc tới chỗ có quân mai-phục. Giặc không để ư, đem quân tiến vào
sâu, quân mai-phục bốn mặt nổi-dậy, xông ra đánh-phá. Quân giặc bị chém đầu và
chết đuối tới hàng vạn tên.
Hôm sau, giặc liền dựa vào thế núi, đắp hào-lũy để ở, không ra đánh
nữa.
Bấy giờ lương-thực của giặc có rất nhiều mà quân của vua th́ không đủ lương ăn
cho 10 ngày. Vua nói với tướng-sĩ: "Giặc cậy có nhiều lương, cố-thủ để làm kế
lâu-dài, ta lương ít không thể cầm-cự dài ngày với giặc".
Rồi đốt cháy doanh-trại, ngược ḍng sông giả-cách trốn đi, nhưng lại
ngầm đi đường tắt trở về, đợi giặc đến th́ đánh. Quân Minh cho là vua đă chạy,
mừng lắm, bèn tiến quân vào đóng ở doanh-trại cũ của vua, lên núi đắp lũy.
Ngày hôm sau, vua cho quân tinh-nhuệ ra khiêu-chiến. Giặc đem quân
ra ngoài lũy để đánh. Vua phục sẵn ở Bồ-Ải, giữa nơi hiểm-yếu. Giặc lại không
ngờ tới, đem hết quân ra đánh. Vua bèn tung phục-binh xông vào trận giặc. Bọn
Lê-Sát, Lê-Lễ, Lê-Vấn, Lê-Nhân Chú, Lê-Ngân, Lê-Chiến, Lê-Tông-Kiều, Lê-Khôi,
Lê-Bôi, Lê-Văn-An tranh nhau lên trước phá quân giặc, chém đầu giặc không sao kể
xiết. Thuyền giặc trôi ngổn-ngang, xác chết đuối nghẹn-tắc khúc sông, khí-giới
vứt đầy cả rừng núi. Ta bắt sống Đô-ty Chu-Kiệt, chém tướng tiền-phong là Đô-ty
Hoành-Thành, bắt sống hàng ngh́n tên giặc. Trần-Trí, Sơn-Thọ thu-nhặt tàn-quân
chạy về thành Nghệ-An. Vua thừa-thắng đuổi dài suốt 3 ngày, đến tận dưới chân
thành. Bọn Trí vào thành cố-thủ.
Mùa hạ, tháng 4 Ất-Tỵ, [1425], Tham-Tướng nhà Minh là An-B́nh-Bá
Lư-An đem thuỷ-quân từ thành Đông-Quan đến cứu. Vua đoán là Trần-Trí bị
cùng-quẫn lâu ngày, thấy quân cứu-viện đến, tất mở cửa thành ra đánh, bèn dời
quân tới đóng ở huyện Đỗ-Gia, đào cửa sông, phục-quân trên bờ sông đợi quân giặc
đến để đánh.
Ngày 17, bọn Trí đem hết quân ra đánh trại Lê-Thiệt. Đợi quân của
Trí sang một nửa, quân mai-phục liền nổi-dậy đánh-tan, chém hơn ngàn thủ-cấp
giặc, bọn chết đuối cũng rất nhiều. Từ đó, giặc càng sợ-hăi, đắp thêm hào-lũy
gắng sức cố-thủ.
Tháng 5, vua sai Tư-không Lê-Lễ (Lễ là cháu gọi Vua bằng cậu, vốn họ
Đinh, được ban họ Lê) đi tuần ở Diễn-Châu. Lễ đặt phục-binh trước. Quân Minh
không biết. Gặp khi Đô-ty Trương-Hùng của nhà Minh đem hơn 300 chiếc thuyền chở
lương từ Đông-Quan đến. Trong thành mừng lắm, tranh nhau mở cửa thành ra đón.
Quân-phục th́nh-ĺnh nổi-dậy, chém viên Thiên-hộ họ Tưởng và hơn 300 quân giặc.
Hùng tháo-chạy, Lễ cướp lấy thuyền lương rồi đuổi theo, vừa đi vừa đánh, đến tận
thành Tây-Đô.
Trong cuốn sách “Hoàng-Sa Trường-Sa”, Giáo-Sư Lăng-Hồ xếp chiến-công cướp thuyền
này có tính-cách xoay-chuyển t́nh-thế. Ông viết: Vào năm 1425 sau khi quân ta
đánh-cướp được 300 chiếc thuyền lương của quân Minh từ biển tới, với nhiều trận
thắng tiếp-theo, quân nhà Minh đành phải triệt-thoái khỏi nước ta vào năm
1427.635
Đinh-Lễ
cướp được 300 chiếc thuyền lương của quân Minh.
Mùa thu, tháng 7, vua dự-đoán thành giặc ở các xứ Thuận-Hoá,
Tân-B́nh đă từ lâu không thông tin-tức với Nghệ-An và Đông-Đô, bảo các tướng:
"Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ
yếu, như thế chỉ dùng một nửa sức mà nên công gấp đôi".
Bèn sai Tư-đồ Trần-Hăn và Thượng-Tướng Lê-Nỗ báo cho bọn Lê-Đa-Bồ
đem hơn 1000 quân và 1 thớt voi ra đánh các thành Tân-B́nh, Thuận-Hoá và
chiêu-dụ nhân-dân.
Đến sông Bố-Chính th́ gặp giặc Minh, bọn Hăn đưa quân vào chỗ
hiểm-yếu, bí-mật mai-phục ở Hà-Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm-Năng đem
hết quân tiến vào. Bọn Hăn hợp binh-tượng c̣n lại để đánh rồi giả cách thua
chạy. Năng đuổi theo, quân mai-phục đánh-kẹp hai bên, giặc Minh tan-vỡ, bị chém
đầu và chết đuối rất nhiều.
Bấy giờ, quân của Hăn và Nỗ có ít mà quân giặc c̣n rất đông, đă sai
người báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê-Ngân, Lê-Bôi,
Lê-Văn-An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt-biển đến thẳng chỗ đó. Đến khi được tin
thắng-trận của Nỗ, liền thừa-thắng đánh vào các xứ ở Tân-B́nh, Thuận-Hoá. Quân
và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy-thuận. Quân Minh vào thành cố-thủ. Thế là
Thuận-Hoá, Tân-B́nh đều thuộc về ta cả. Các Tướng suy-tôn vua là "Đại-thiên
Hành-hoá"636
Quân
thuỷ nhà Lê và những Ngày tàn của Chiêm-Thành
Tháng 12 năm Mậu-Thân (1428). Lê-Thái-Tổ định ra quy-chế cho quân
thuỷ, quân bộ. Ta có thể tin rằng sau đó không lâu, nước Đại-Việt đă có một đạo
thuỷ-quân lớn mạnh. Cho nên đến năm Ất-Măo (1435) Lê-Thái-Tôn sau khi đi xem
quân bộ diễn-tập ở Bao-Động, đă xem quân thuỷ diễn-tập ở sông Hồng: Tháng giêng
năm: Mậu-Ngọ (1438), Lê-thái-Tôn lại sai chiến-thuyền của năm đạo quân diễn-tập
thuỷ-chiến. Năm Bính-Dần (1446), thấy chúa Chiêm-Thành là Bí-Cái hay cho
quân-đội ra xâm-phạm biên-giới. Lê-Nhân-Tôn sai Lê-Thụ, Lê-Khả đem thuỷ-quân
đánh Chiêm-Thành, Quân Đại-Việt đánh-chiếm cửa-biển Thị-Nại rồi tiến lên
đánh-chiếm thành Chà-Bàn, bắt được vua Chiêm là Bí-Cái.
Tháng 11 năm Canh-Dần (1470), Lê-Thánh-Tôn thân chinh Chiêm-Thành.
Quân-đội có đến 26 vạn, chiến-thuyền có đến hàng ngàn chiếc.
Khi quân Đại-Việt đến cửa-biển Tân-Ấp và cửa-biển Cựu-Toạ, vua Chiêm
là Trà-Toàn sai em đem sáu viên Tướng cùng 5,000 quân lên đến sát doanh-trại của
Lê-Thánh-Tôn.
Lê-Thánh-Tôn mật sai Tả-du-kích Tướng-quân là Lê-Hi-Cát đem 500 chiến-thuyền lẻn
vào cửa-biển Sa-Kỳ chặn đường về của quân Chiêm. Rồi Lê-Thánh-Tôn dẫn hơn một
ngàn chiến-thuyền tiến thẳng vào doanh-trại quân Chiêm. Quân Chiêm tan-vỡ, chúng
toan chạy về thành Lê-Hi-Cái chặn đường. Lê-Niệm và Ngô-Hồng tung quân ra
đánh-thốc vào quân Chiêm, quân Chiêm đại-bại.
Trà-Toàn sợ quá dâng biểu xin hàng. Lê-Thánh-Tôn bảo bọn
Lê-Quyết-Trung rằng: "Chí-khí chiến-đấu của giặc đă ră-rời, khí-cụ đánh thành
của ta đă đầy-đủ. Nay quân-sĩ trèo lên thành, chỉ thúc một hồi trống cũng có thể
phá được thành". Rồi nhà vua lại dụ các tướng-sĩ: "Trong lúc thành Trà-Bàn đă bị
hạ, các kho-tàng đều phải niêm-phong, canh-giữ không được thiêu-huỷ, bắt sống
chúa Chiêm-Thành là Trà-Toàn giải đến hành-doanh không được giết-hại".
Rồi nhà vua ra lệnh đánh thành. Thành Chà-Bàn bị vỡ. Quân Đại-Việt
loại ra ngoài ṿng chiến hơn bảy vạn người. Trà-Toàn cũng bị bắt sống và bị giải
đến trước Lê-Thánh-Tôn.
Chiến-thắng năm 1471 của Lê-Thánh-Tôn đối với Trà-Toàn là một đ̣n
chí-tử làm cho nước Chiêm-Thành phải đi đến chỗ bị diệt-vong.
Thành-phần quân Thuỷ triều Lê-Thánh-Tôn
Dưới triều Lê-Thánh-Tôn, thuỷ-quân của nước Đại-Việt càng ngày càng
hùng-mạnh và đă lập được nhiều chiến-công. Nhà Lê có nhiều loại chiến-thuyền lớn
nhỏ, có chiến-thuyền được trang-bị bằng hoả-khí. Năm 1465 Lê-Thánh-Tôn đă ban
phép trận-đồ cho thuỷ-quân và bộ-binh thao-dượt.
Thuỷ-quân nhà Lê (1428-1527) tổ-chức quy-củ, thành-phần là các
trai-tráng khoẻ-mạnh, giỏi nghề bơi-lội. Thuỷ-quân chia ra làm 4 đội, có danh
như sau:
-
Hải-Hồng-Quân
-
Hải-Mă-Quân
-
Hải-Ḱnh-Quân
-
Hải-Điểu-Quân.637
Trong Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí, Binh-Chế-Chí; tác-giả
Phan-Huy-Chú cho ta biết được đại-khái vài chi-tiết về tổ-chức Hải-Quân Triều
Lê. Chẳng hạn như chiến-thuyền lớn nhất là thuyền Kiệu-Nhất chứa được 86 người,
thuyền nhỏ nhất chứa 20 người.
Vị
Anh-quân bậc nhất và Bài thơ “Đi Tuần Biển-Đông”
Lê-Thánh-Tông lên làm vua năm 1460, có hai niên hiệu: Quang-Thuận (1460-1469) và
Hồng-Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đă đưa triều Lê phát-triển
tới đỉnh cao về mọi mặt: chính-trị, xă-hội, kinh-tế, quốc-pḥng, văn-hoá. Sử-gia
Ngô-Sĩ-Liên khen Vua Lê-Thánh-Tông là "vua sáng-lập chế-độ, mở-mang đất-đai,
bờ-cơi khá rộng, văn-vật tốt-đẹp, thật là vua anh-hùng, tài-lược".
Về
phương-diện văn-học, Lê-Thánh-Tông là một nhà thơ lớn. Đứng đầu hội văn-học
Tao-Đàn, Lê-Thánh-Tông cũng dẫn đầu phong-trào sang-tác. Thơ Lê-Thánh-Tông để
lại khá nhiều và có giá-trị cao về nội-dung tư-tưởng. Qua thơ ông, chúng ta
không chỉ hiểu sâu hơn nhân-cách, tâm-hồn ông, một tâm-hồn gắn-bó mật-thiết với
non-sông, đất-nước, với nhân-dân, với những truyền-thống anh-hùng của dân-tộc,
của Tổ-tông, mà c̣n thấy được khí-phách cả một thời đang vươn lên, đầy
hào-tráng638. Mấy câu thơ trong bài “Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần Biển-Đông” như
sau:
Nắng ấm
ngh́n trượng toả trên ngọn cờ,
Khí-thế
ba quân át cày cáo.
Phương
Đông mặt trời mọc, áng mây nhẹ trôi,
Phóng
mắt ngắm núi sông muôn dặm.
Thuỷ-quân thời Chiến-tranh Lê-Mạc
Như mọi người đều biết năm 1527, Mạc-Đăng-Dung giết hoàng-đệ Xuân
cướp ngôi vua của nhà Lê. Năm 1529 Nguyễn-Kim khởi-nghĩa ở Sầm-Châu chống lại
nhà Mạc. Từ đấy bùng ra cuộc nội-chiến giữa một bên là nhà Mạc, một bên là nhà
Lê. Chiến-tranh Lê-Mạc chưa chấm-dứt, th́ từ năm 1627 đến năm 1672 lại bùng ra
chiến-tranh Trịnh-Nguyễn.
Trong chiến-tranh Lê - Mạc, chúng ta thấy họ Mạc nhiều lần dùng quân
thuỷ đánh quân Lê. Tháng 9 năm Ất-Sửu (1563) Tướng Mạc là Mạc-Kính-Điển đem
chiến-thuyền vượt-biển đánh vào Thanh-Hoá. Thuỷ-quân Mạc vào cửa Linh-Tràng rồi
thừa-thắng đánh-phá các huyện Thuần-Hựu, Hoằng-Hoá, giết quân Lê-Trịnh đến mấy
ngàn người.
Tháng giêng năm Nhâm-Thân (1572), Tướng Mạc là Lập-Bạo đem hơn sáu
mươi chiến-thuyền vượt-biển đánh vào đất Thuận-Hoá. Lập-Bạo bị Nguyễn-Hoàng dùng
mưu giết chết.
Tháng 7 năm Mậu-Dần (1578), Mạc-Kính-Điển lại vượt-biển đánh vào
Thanh-Hoá, nhưng thất-bại.
Năm Kỷ-Măo (1579) Mạc-Kính-Điển, năm Tân-Tị (1581) Mạc-Đôn-Nhượng
lại đem thuỷ-quân vào đánh Thanh-Hoá, nhưng bị thua to.
Tháng 11 năm Nhâm-Th́n (1592), Trịnh-Tùng cho đem 500 chiến-thuyền
đi đánh Mạc-Mậu-Hợp ở Kim-Thành. Quân Mạc thua to, Mậu-Hợp bỏ quân-doanh chạy
trốn.
Thuỷ-quân thời Nhà Lê Trung-hưng
Nhà Lê trung-hưng, vua Lê làm v́ và chúa Trịnh nắm thực-quyền.
Hệ-thống quân-lực trở nên phong-phú.
- Đơn-vị thấp nhất là Đội, có 20 người.
- Cơ có 20 đội (400 người).
- Vệ gồm 5 hay 6 Cơ (2000 đến 2400 người)
- Ngoài ra bên Vệ có Tứ là đơn-vi có 100 người.
- Thuyền có từ 40 đến 50 người.
Tổng-số quân-đội khi động-viên có 115,000 người, 10,000 ngựa và 600
voi trận. Thuỷ-quân có 500 chiến-thuyền đầu mũi sơn-son thếp-vàng, mỗi
chiến-thuyền có 26 tay chèo và được bố-trí 3 đại-bác 14 livres639 gọi là
thần-công. Thuyền chiến của nhà Lê thuở đó có cái lớn hơn chiến-thuyền của các
nước Âu-châu. Các giáo-sĩ Alexandre De Rhodes và Tisannier trong kư-sự khen
quân-lực của chúa Nguyễn hùng-hậu hơn cả Pháp và Bồ-Đào-Nha.640
Theo Cố-đạo Alexandre De Rhodes, chiến-thuyền của Thuỷ-quân chúa
Trịnh vận-chuyển mau-lẹ, trang-bị hoả-lực hùng-hậu có thể khuất-phục được cả
những chiến-hạm Âu-Châu thường lai-văng trên Biển-Đông hồi đó.
Thuyền có từ 40 đến 50 người. Lương lính thuỷ thường cao hơn lính
bộ. Đọc Kiến-Văn Tiểu-Lục của Lê-Quư-Đôn, ta được biết thêm một vài con số về
lương-tiền của Thuyền-trưởng thời Lê như sau: Thuyền-trưởng thuyền lớn (86
người) được nhiều nhất. Lương hơn gấp ba lương Thuyền-trưởng tàu nhỏ.
"Chánh-đội-trưởng thuyền Kiệu-Nhất (86 Thuỷ-Thủ) cổ tiền 100 quan.. Thuyền
Tứ-Kiệu (71 Thuỷ-Thủ) 30 quan, thuyền Thị-Trạch (72 Thuỷ-Thủ) 36 quan.."641
Chiến-tranh Trịnh-Nguyễn
Chiến-tranh Trịnh - Nguyễn lần thứ nhất kéo dài đến 45 năm. Trong 45
năm này, nói chung họ Trịnh khởi thế-công, họ Nguyễn chủ-yếu chỉ làm cái
công-việc bảo-vệ đất-đai của họ. Trong tất cả các đợt tấn-công, họ Trịnh chủ-yếu
dùng quân bộ. Năm 1774 khi Hoàng-Ngũ-Phúc vâng lệnh Trịnh-Sâm mang quân vào Nam
đánh chúa Nguyễn, quân-đội của Trịnh cũng tiến theo đường bộ. Nghĩa là sau khi
chiếm châu Bố-Chính, quân Trịnh vượt sông Gianh, rồi tiến đến Bồ-Đề huyện
Minh-Linh. Đến đây, Ngũ-Phúc cho người cầm thư đưa cho chúa Nguyễn là
Nguyễn-Phúc-Thuần khuyên Phúc-Thuần sớm đầu-hàng.
Nguyễn-Phúc-Thuần một mặt sai bắt Trương-Phúc-Loan nộp cho
Hoàng-Ngũ-Phúc, và dâng vàng-bạc để xin băi binh, nhưng một mặt khác vẫn đem
quân ra chống-cự. Nhưng rồi chúa Nguyễn vẫn phải bỏ Phú-Xuân. Sau khi chiếm được
Phú-Xuân, quân Trịnh lại vượt đèo Hải-Vân tiến vào Quảng-Nam. Đến Quảng-Nam,
quân Trịnh hầu như kiệt-sức. Binh-sĩ ốm-đau rất nhiều. Chừng một nửa binh-sĩ đă
chết v́ bệnh dịch.
Giả-sử quân Trịnh tiến-đánh Miền-Nam theo đường biển, th́ quân-sĩ
đâu có đến nỗi vất-vả, khó-nhọc như thế.
Như thế không có nghĩa là họ Trịnh không có thuỷ-quân. Khi lên làm
chúa, Trịnh-Doanh đă chú-ư đến thuỷ-quân. Tháng 6 năm Giáp-Tuất (1759),
Trịnh-Doanh đă tổ-chức một cuộc diễn tập thuỷ-quân ở sông Hồng. Sử cũ chép rằng:
"Thuỷ-binh bày hàng chiến-thuyền ở giữa sông, dung-nghi quân-sĩ rất chỉnh-tề,
bơi chèo ngược ḍng nước, thuyền phóng đi như bay". Nhưng nói chung, thuỷ-quân
xứ Đường ngoài không có ǵ là hùng-mạnh lắm. Đó là lư-do chủ-yếu khiến cho trong
tất cả các lần đánh Miền-Nam, họ Trịnh không dám dùng thuỷ-quân làm lực-lượng
chính.
Hồi nửa cuối thế-kỷ XVIII, Nguyễn-Hữu-Chỉnh cũng nổi tiếng là một
viên tướng có tài chiến-đấu trên mặt nước. Khi theo Hoàng-Đ́nh-Bảo,
Nguyễn-Hữu-Chỉnh lập nhiều chiến-công trên mặt biển, cho nên được cử sang
chỉ-huy đội tuần-hải, rồi được cử sang chỉ-huy cơ Tiền-Ninh thuộc Nghệ-An.
Chiến-thuyền của Đàng-Trong
H́nh-ảnh của chiến-thuyền Đàng-Trong (Cochin-China) do Giáo-sĩ
Choisy viết năm 1685 như sau: "Mỗi chiến-thuyền của Cochin-china có 30 tay chèo
mỗi bên thuyền. Ở mui thuyền và đằng sau là khoang lầu (poop and prow) cho
Sĩ-Quan. Một người Quản-binh (captain) cầm gậy điều-khiển các tay chèo. Không có
ǵ trật-tự hơn thế. Những tay chèo phải chăm-chú theo lệnh người Quản-binh, và
người này ra lệnh bằng cây gậy chỉ-huy. Họ chèo nhịp-nhàng cho đến nỗi một người
nhạc-trưởng cũng không điều-khiển giàn-nhạc của ḿnh hay hơn là người Quản-binh
Cochin-china điều-khiển các tay chèo… Thân tàu sơn dầu đen, Ḷng-Tàu sơn đỏ
bóng-lưỡng đến có thể soi gương được, mái chèo đều thếp vàng.”
Tàu-thuyền Việt-Nam & Đông-Nam-Á sơn-son thếp-vàng trong cuốn sách “Early
mapping of Southeast Asia” của Thomas Suarez.
Nhà sư Thích-Đại-Sán thăm Đàng-Trong được Thuỷ-quân chúa Nguyễn ra
đón, tả lại trong Hải-Ngoại Kỷ-Sự (1694) của Ông như sau: “Qua giờ Th́n, có hai
chiếc chiến-hạm của nhà vua (chúa Nguyễn-Phúc-Châu) sai Quốc-cựu đem ra đón. Vài
mươi thuỷ-quân vơng ta xuống, nổi trống đồng ḥ-hát chèo đi. Thuyền sơn
láng-bóng soi mặt được, tả hữu đều 25 tay chèo, thuỷ-quân rất mạnh-mẽ, cửa
khoang-thuyền chạm long-vân, sơn đỏ, trên che đệm có đằng-văn, dưới trải chiếu
lác mịn màu xanh-lục, ḷ đốt kỳ-nam hương, hộp vàng bày cau-trầu, có đủ các thứ
gối tựa, ống nhổ”..
Thuỷ-quân Tây-Sơn Rượt-đuổi Nguyễn-Ánh
Qua 9 đời làm Chúa, sau thời hưng-thịnh do`ng Chúa Nguyễn đến lúc
suy-vong. Nguyễn-Ánh may-mắn sống sót, trốn chạy bằng đường thuỷ. Trong khi bị
thuỷ-quân Tây-Sơn truy-sát, sinh-mạng Nguyễn-Ánh nhiều lúc như chỉ mành treo
chuông,
Năm 1782, khi thế-lực của Nguyễn-Ánh mới khá lên, Nguyễn-Huệ liền
chỉ-huy chiến-thuyền tiến vào cửa Cần Giờ đánh quân của Ánh ở Ngă-Bảy. Quân
Nguyễn thua to phải rút về thủ-hiểm ở Ba-Gịng. Sau đó, Nguyễn-Huệ lại đem
chiến-thuyền đến Lữ-Phụ, bày trận quay lưng ra sông đánh quân của Nguyễn-Ánh,
Quân Tây-Sơn đánh rất hăng, phá tan quân Nguyễn. Nguyễn-Ánh tiếp-tục phải chạy
trốn ra đảo Phú-Quốc.
Nhiều
lần Nguyễn-Ánh phải chạy trốn kẻ địch bằng thuyền (H́nh QVGKT Lớp Dự-Bị).
Năm 1783, Nguyễn-Huệ và Nguyễn-Lữ lại dẫn thuỷ-quân Tây-Sơn vào cửa
Cần Giờ đi ngược ḍng sông đánh quân của Chu-Văn-Tiếp. Quân của Chu-Văn-Tiếp
tan-vỡ. Nguyễn-Ánh lại chạy về Ba-Giồng. Nguyễn-Hoàng-Đức đi hộ vệ Nguyễn-Ánh bị
quân Tây-Sơn bắt sống. Nguyễn-Ánh phải cưỡi thuyền chạy ra đảo Côn-Lôn. Pḥ-mă
Tây-Sơn là Trương-Văn-Đa mang chiến-thuyền đuổi theo, suưt bắt được Nguyễn-Ánh.
Trận cả-phá quân xâm-lược Xiêm và quân bản-bộ của Nguyễn-Ánh đầu năm
1785 lại càng làm cho mọi người phải khâm-phục.
Chi-tiết
thuỷ-chiến Rạch Gầm - Xoài Mút
Theo yêu-cầu của Nguyễn-Ánh, vua Xiêm là Chất Tri năm 1784 đă cho
hai Tướng là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem năm vạn quân và 300 chiến-thuyền sang
xâm-lược miền Gia-Định.
Năm 1784 sau khi kéo vào Gia-Định, thuỷ-quân Xiêm chiếm Kiên Giang,
rồi Trấn Giang, Sa-Đéc. Cuối-cùng quân Xiêm và quân của Nguyễn-Ánh đánh-chiếm
Trà-Tân và Ba-Lai, Ba-Lai là miền đất thuộc tỉnh Bến-Tre sau này nằm ở bờ Nam
sông Ba-Lai đối-diện với thị-xă Mỹ-Tho nằm ở bờ Bắc. Trà-Tân nằm ở tả-ngạn sông
Mỹ-Tho đối-diện với mỏm tây của cù-lao Năm-Thôn.
Chiếm được Trà-Tân và Ba-Lai, quân Xiêm và quân của Nguyễn-Ánh có
căn-cứ để đánh-toả ra chiếm địa-điểm ngày nay là thị xă Mỹ-Tho, Sài-G̣n và các
địa-điểm khác thuộc ba tỉnh miền Đông.
Sau khi đem chiến-thuyền vào Sài-G̣n, Nguyễn-Huệ đă nghiên-cứu rất
kỹ t́nh-h́nh ta và địch. Ông quyết-định muốn tiêu-diệt quân Xiêm, phải đánh
nhanh, và phải tiêu-diệt chúng ở Rạch-Gầm – Xoài-Mút. Chủ-lực quân Xiêm đóng
Long-Hồ và Trà-Tân, lừa chúng ra khỏi Long-Hồ và Trà-Tân rồi nhử chúng vào khúc
sông Mỹ-Tho từ Rạch-Gầm đến Xoài-Mút để tiêu-diệt chúng là tốt nhất.
Bố trí xong trận-địa phục-kích Rạch Gầm – Xoài-Mút, Nguyễn-Huệ cho
một đội khinh-thuyền ngược ḍng sông Mỹ-Tho tiến đến Trà-Tân, một đội tiến đến
gần Long-Hồ (Vĩnh-Long) khiêu-chiến. Từ ngày vào Gia-Định, quân Xiêm thắng trận
luôn-luôn; quân của Nguyễn-Ánh cùng thắng trận luôn-luôn và chưa hề thất-trận
một lần nào. Thấy quân Tây-Sơn kéo đến khiêu-chiến, Tướng Chiêu-Tăng và tướng
Chiêu-Sương dốc toàn-lực ra đuổi-đánh với ư-định là sau khi đă tiêu-diệt cánh
quân Tây-Sơn đến khiêu-chiến, sẽ thừa-thắng đánh Mỹ-Tho và Sài-G̣n để tiêu-diệt
toàn-bộ quân Tây-Sơn hay đuổi chúng ra ngoài biển-cả.
Khi tung lực-lượng ra đánh quân Tây-Sơn, Tướng Chiêu-Tăng và Tướng
Chiêu-Sương lại thấy quân Tây-Sơn thua chạy. Họ lại càng chủ-quan khinh-địch,
thúc quân Xiêm đuổi theo quân Tây-Sơn. Đến ngă ba sông Cửu-Long và sông Cái-Bé,
quân Tây-Sơn men theo cù-lao Cồn-Tiên, cù-lao Cồn-Ông mà chạy để rồi rẽ vào sông
Mỹ-Tho.
Vào sông Mỹ-Tho, quân Xiêm thấy khúc sông này quang-đăng, họ lại
càng thúc chiến-thuyền tiến nhanh đuổi quân Tây-Sơn. Khi đoàn chiến-thuyền Xiêm
đă lọt vào trận-địa phục-kích Rạch-Gầm – Xoài-Mút, th́ từ cửa Rạch-Gầm,
chiến-thuyền Tây-Sơn đổ ra đánh quân Xiêm bằng súng lớn. Từ trên bờ sông Mỹ-Tho,
bộ-binh Tây-Sơn cũng dùng súng lớn bắn vào chiến-thuyền Xiêm. Đội-h́nh đoàn
chiến-thuyền Xiêm rối-loạn. Giữa lúc quân Xiêm đang hoảng-hốt, th́ từ cửa
Xoài-Mút, lại có một đoàn chiến-thuyền Tây-Sơn đổ ra đánh thúc vào giữa, cắt
đoàn chiến-thuyền Xiêm ra làm hai khúc. Quân Xiêm đang bị đánh tơi-bời như thế,
th́ Nguyễn-Huệ lại mang chiến-thuyền đến tăng-viện cho quân ḿnh. Lực-lượng
chiến-đấu của quân Tây-Sơn lại càng dồi-dào, tinh-thần chiến-đấu của họ lại càng
phấn-chấn.
Toàn-bộ chiến-thuyền Xiêm bị dồn vào một trận-địa chỉ dài có năm hay
sáu kí-lô-mét và rộng độ một hoặc hai hai ki-lô-mét trên một khúc sông
quang-đăng. Việc tiêu-diệt chúng bằng súng từ các phía rất thuận-lợi.
Toàn bộ
chiến-thuyền Xiêm lọt vào trận-thế phục-kích Rạch Gầm - Xoài Mút và bị Tây-Sơn
tiêu-diệt.
Quân Xiêm bị hăm vào một t́nh-thế hết sức hiểm-nghèo, họ chỉ có thể
chọn một trong hai để rồi bị bắn chết hay bị chết đuối ngay tại trận, hoặc nhảy
xuống sông liều chết bơi vào bờ để t́m đường chạy trốn. Cuối-cùng một toán quân
Xiêm chừng độ hai ngàn người trong đó có tướng Chiêu-Tăng và tướng Chiêu-Sương
liều chết đổ-bộ lên một địa-điểm nào đó trên bờ sông Mỹ-Tho để rồi cố sống cố
chết chạy về phía ngày nay là ấp Thượng, ấp Trung. Ấp Nam, ấp Tây để chạy tiếp
về địa-điểm ngày nay là Ấp-Bắc. Từ Ấp-Bắc họ chạy về phía Đồng-Tháp-Mười rồi
vượt Đồng-Tháp-Mười chạy về Châu-Lạp, để rồi từ Châu-Lạp chạy về nước.
Như vậy là chỉ trong một trận, quân Tây-Sơn do Nguyễn-Huệ chỉ-huy đă
diệt năm vạn quân Xiêm và hầu như toàn-bộ quân bản-bộ của Nguyễn-Ánh.
Chiến-thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785 được ghi vào lịch-sử
đấu-tranh chống ngoại-xâm của dân-tộc Việt-Nam như một trận chiến tiêu-diệt địch
lớn vào bậc nhất trong lịch-sử dân-tộc chúng ta: Chỉ trong một trận, quân
Tây-Sơn đă tiêu-diệt 48000 quân Xiêm và mấy ngàn quân bản-bộ của Nguyễn-Ánh.
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút như một đ̣n sấm-sét đánh vào toàn-bộ quân
địch, nó làm cho quân bản-bộ của Nguyễn-Ánh đóng ở Trấn-Giang, Trà-Ôn, Mân-Thít,
Sa-Đéc, Ba-Xắc Ba-Lai, Long-Hồ tan-ră hoàn-toàn.
Đại-Nam Chính-biên Liệt-truyện Sơ-tập quyển 30 chép rằng sau
chiến-thắng Rạch-Gầm – Xoài-Mút, người Xiêm sợ quân Tây-Sơn như sợ cọp.
Sơ-đồ
trận Rạch Gầm - Xoài Mút, Nguyễn-Huệ đại-phá quân Xiêm.
Năm 1786, Nguyễn-Huệ lại dùng thuỷ-quân tiến ra Bắc đánh họ Trịnh.
Ông sai Nguyễn-Hữu-Chỉnh đem thuỷ-quân vượt-biển ngược ḍng sông vào chiếm
Vị-Hoàng (thị-xă Nam-Định ngày nay). Chiến-thuyền Tây-Sơn vào Vị Hoàng, viên
trấn-thủ Vị-Hoàng bỏ chạy. Chỉnh đoạt được tất cả các kho lương có đến một trăm
vạn hộc thóc. Chỉnh sai đốt lửa báo tin cho Nguyễn-Huệ. Ngày ấy là mồng 6 tháng
6 năm Bính-Ngọ (1786).
Nguyễn-Huệ dẫn đại đội chiến-thuyền đi sau Nguyễn-Hữu-Chỉnh. Đoàn
chiến-thuyền của Nguyễn-Huệ ra đến Nghệ-An, th́ gặp gió nồm. Mấy trăm
chiến-thuyền của ông lướt trên mặt biển như bay, khí-thế thật là hùng-vĩ.
Phụ-lăo Nghệ-An và Thanh-Hoá đă chứng-kiến các khí-thế ấy, họ thưa: “Thật là một
hành-động ít có ở đời! “
Việc quân Tây-Sơn chiếm Vị-Hoàng làm chấn-động Thăng-Long và các
trấn. Chúa Trịnh-Khải vội sai Thái-đ́nh-hầu Trịnh-Tự-Quyền đem bộ-binh xuống
Sơn-Nam. Định-Tích-Nhưỡng được lệnh đem thuỷ-quân đến Lỗ-Giang đón quân Tây-Sơn.
Đinh-Tích-Nhưỡng dàn chiến-thuyền thành hàng chữ nhất để đón đánh chiến-thuyền
Tây-Sơn. Đến đêm, Nguyễn-Huệ cho năm chiến-thuyền tiến thẳng vào hàng trận
chiến-thuyền của Đinh-Tích-Nhưỡng. Quân-lính của Tích-Nhưỡng tranh nhau bắn. Năm
chiến-thuyền của Tây-Sơn không bắn trả lại. Đến sáng, Tích-Nhưỡng mới biết năm
chiếc thuyền ấy là năm chiếc thuyền không. Thuốc đạn của Tích-Nhưỡng đă hết cả
rồi. Lúc ấy, chiến-thuyền Tây-Sơn thuận gió tiến lên, đại-bác của Tây-Sơn nổ ầm
trời. Một cây cổ-thụ trúng đạn đổ. Quân của Trịnh-Tự-Quyền tan-vỡ.
Đinh-Tích-Nhưỡng vội chạy trốn. Trấn-thủ Sơn-Nam là Đỗ-Thế-Dận cũng chạy trốn.
Chiến-thuyền Tây-Sơn thừa-thắng tiến thẳng đến Hiến-Doanh (tức
Phố-Hiến thuộc Hưng-Yên cũ). Thăng-Long náo-động. Trịnh-Khải phải gọi Lăo-Tướng
Hoàng-Phùng-Cơ trấn-thủ Sơn-Tây về để chống-giữ Thăng-Long. Phùng-Cơ cho bộ-binh
đóng ở hồ Vạn-Xuân, thuỷ-quân đóng ở bến Thúy-Ái nhằm chặn đường quân Tây-Sơn
tiến vào Thăng-Long. Nhưng bộ-binh và thuỷ-binh Trịnh bị quân Tây-Sơn phá-tan.
Nguyễn-Huệ cho binh-sĩ ở trên thuyền vừa ḥ-reo vừa đánh trống tiến thẳng đến
bến Tây-Luông. Hoàng-Phùng-Cơ vội chạy trốn. Trịnh-Khải mang kiêu-binh ra chống
cự, nhưng kiêu-binh-bị quân Tây-Sơn đánh-bại. Trịnh-Khải phải bỏ chạy lên phía
Sơn-Tây và cuối-cùng bị bắt ở làng Hạ-Lôi, huyện Yên-Lăng, tỉnh Vĩnh-Phú.
Thuỷ-quân Diệt quân Thanh
Năm Mậu-Thân (1788-1789) trên dăy Tam-Điệp, Nguyễn-Huệ tổ-chức cuộc hành-quân
đánh-đuổi quân Thanh. Trong ba đạo quân có hai đạo thuỷ-quân. Một đạo do Đô-Đốc
Tuyết chỉ-huy vượt-biển đánh vào miền Hải-Dương để diệt quân Thanh ở đó; một đạo
do Đô-Đốc Lộc chỉ-huy vượt-biển tiến vào sông Bạch-Đằng, rồi sông Lục-Đầu để
cuối-cùng đổ-bộ lên miền Phương-Nhỡn (Lục-Ngạn) để chặn đánh Tôn-Sĩ-Nghị ở đấy.
Trong
các đạo quân chặn địch có hai đạo thuỷ-quân. Một đạo do Đô-Đốc Tuyết chỉ-huy
vượt-biển đánh vào miền Hải-Dương để diệt quân Thanh ở đó; một đạo do Đô-Đốc Lộc
chỉ-huy vượt-biển tiến vào cửa Bạch-Đằng, rồi vào sông Lục- Đầu.
Tài-liệu lịch-sử không cho biết ǵ về đạo thuỷ-quân do Đô-Đốc Tuyết
chỉ-huy. Nhưng về cuộc hành-quân của Đô-Đốc Lộc, th́ chúng ta được biết rằng đến
huyện Phương-Nhỡn, bọn Tôn-Sĩ-Nghị vừa xuống ngựa cho đỡ mệt, th́ bỗng có tin
báo quân Tây-Sơn do Đô-Đốc Lộc chỉ-huy đang tiến nhanh đến chỗ quân Tàu đang
nghỉ! Thế là Tôn-Sĩ-Nghị vội quẳng cả sắc-thư, ấn-tin, cờ hiệu, bài-lệnh, bản-đồ
rồi cùng bộ-hạ chạy trốn cho nhanh để khỏi bị bắt sống cả lũ!
Trong các trận đánh địch, thuỷ-quân Tây-Sơn cũng biết sử-dụng
đặc-công và nhờ vậy dễ làm cho địch hoang-mang, tan-ră.
Sau khi quân Xiêm bị quân Tây-Sơn đánh-bại vào đầu năm 1785,
Nguyễn-Ánh dựa vào Tây-phương một phần súng-đạn, người và kỹ-thuật đóng
tàu-biển. Khi Nguyễn-Huệ mất, Nguyễn-Ánh mở cuộc tấn-công quy-mô vào lực-lượng
Tây-Sơn. Đến khi mâu-thuẫn nội-bộ trong phong-trào Tây-Sơn trầm-trọng đến mức
bùng ra thành cuộc xung-đột công-khai, th́ Nguyễn-Ánh phản-công thắng-lợi, đưa
thuỷ-quân đánh Thị-Nại, chiếm Phú-Xuân, rồi đánh-chiếm Bắc-Hà. Nhà Tây-Sơn
sụp-đổ.
Nguyễn-Huệ với cuộc cách-mạng về Chiến-Lược Thuỷ-Quân
Trước giai-đoạn suy-tàn của quân-thuỷ Việt-Nam, chúng ta cũng đă có
một cuộc cách-mạng về Chiến-Lược Thuỷ-Quân.
Nh́n các bức hoạ của Quang-Trung Hoàng-Đế, không ai thấy nhà vua
từng tác-chiến trên tàu-thuyền. Nhưng theo Giáo-sư Nguyễn-Nhă, Nguyễn-Huệ đă làm
một cuộc cách-mạng quân-sự quan-trọng: đó là việc sử-dụng “Thuỷ-quân
Chiến-Lược”.
Cuộc tương-tranh Trịnh-Nguyễn kéo dài 45 năm, 7 lần đại-chiến;
bất-phân thắng-bại. Hai bên không có bên nào thắng v́ cả hai đều áp-dụng
chiến-thuật, chiến-lược cổ-điển. Một khi đối-đầu với Chiến-lược mới của
Nguyễn-Huệ, cả hai quân-đội đều bị tan-ră.
Không phải quân Trịnh hay quân Nguyễn đă không có Thuỷ-quân. Theo
Alexandre de Rhodes642, lực-lượng chúa Nguyễn có khoảng 200 chiến-thuyền, c̣n
thuỷ-quân chúa Trịnh c̣n nhiều hơn tới ba lần. Tuy vậy thuỷ-quân của hai Chúa
chỉ đóng vai phụ-thuộc hay yểm-trợ, không bao giờ được nắm giữ vị-thế tối
quan-trọng như thuỷ-quân Tây-Sơn.
Trong các cuộc đánh-chiếm Gia-Định, Phú-Xuân cũng như ra Bắc-Hà để
diệt hai họ Nguyễn, Trịnh; Nguyễn-Huệ luôn tiến đại-quân bằng đường thuỷ.
Nguyễn-Huệ là chiến-lược-gia đại-tài về “chiến-lược gió-mùa”, lợi-dụng đường
biển và mùa gió đại-thắng địch-quân.
Nguyễn-Huệ thấy rơ vai-tṛ quyết-định của thuỷ-quân đối với một
chiến-trường có bờ-biển dài như bờ-biển Việt-Nam. Vào thời bấy-giờ, đường thuỷ
là phương-tiện chính, chuyên-chở được nhiều nhất và mau-lẹ nhất, rất thích-hợp
với đánh nhanh, đánh mạnh và bất-ngờ.
Dùng đường thuỷ lại có thể đánh tập-kích sâu vào hậu-tuyến địch một
cách dễ-dàng.
Nếu xưa kia, quân Trịnh cũng dùng đường thuỷ là cốt-yếu tiến đánh
thốc vào thành Phú-Xuân và hậu-tuyến của đối-phương th́ quân Nguyễn thật khó
ḷng chống-đỡ, và chiến-lũy Trường-Dực tất sẽ thành vô-dụng...643
Cũng như vậy, trong cuộc chiến Việt-Nam Cộng-Hoà và Cộng-Sản
Bắc-Việt, tất cả chiến-lược của quốc-gia đều được hoạch-định kiểu diện-địa,
chiến-thuật hoàn-toàn mang tính-chất bộ-chiến. Nếu như VNCH thực-hiên được những
chuyến tấn-công đường biển vào hậu-phương của địch ngoài Bắc-Việt, t́nh-thế ắt
đă đổi khác.
Thuỷ-quân nhà Nguyễn với những Thành-tích Vô-song
Những đoạn văn dưới đây đặc-biệt đề-cập chi-tiết hơn đến nhà Nguyễn
với những thành-tích về Thuỷ-Quân. Trong giai-đoạn này, lănh-thổ nước ta
bành-trướng gấp đôi. Đáng kể về hải-phận, nước ta nhanh-chóng vượt quá 3 lần
diện-tích lớn hơn trước kia.
Nghiệp Đế của họ Nguyễn đă xuất-phát từ lư-do pḥng-thủ hải-biên. Sử
cho biết rằng khi Trịnh-Kiểm âm-mưu chiếm gọn binh-quyền, giết người anh của Ông
là Nguyễn-Uông, Nguyễn-Hoàng t́m cách thoát-hiểm và trả-thù họ Trịnh. Tính-toán
măi chưa biết nên làm ǵ, bèn sai người thỉnh-ư Trạng-Tŕnh Nguyễn-Bỉnh-Khiêm,
th́ được khuyên một câu: "Hoành-Sơn nhất-đái, vạn-đại dung-thân" (một dải núi
Hoành-Sơn có thể dung-thân muôn-đời). Hoàng hiểu ra, nhờ chị gái là Ngọc-Bảo nói
với Trịnh-Kiểm cho Hoàng vào trấn-thủ Thuận-Hoá với lư-do: "Đất ấy hiểm-trở,
xa-xôi, khí-hậu khắc-nghiệt, lại là mặt Nam đễ bị tập-kích, quân Mạc có thể dùng
thuyền vượt-biển đánh sau lưng bất-cứ lúc nào".
Kiểm buộc-ḷng phải thuận theo v́ biết chỉ có họ Nguyễn là giỏi thuỷ-chiến, đủ
sức pḥng-thủ hải-biên an-toàn cho phía Nam. Trịnh-Kiểm dâng biểu tâu vua
trao-quyền cho Nguyễn-Hoàng làm trấn-thủ Thuận-Hoá, toàn-quyền xử-lư mọi việc.
Hoàng đem người nhà và nhóm quân bản-bộ xuống chiến-thuyền vào Nam năm Mậu-Ngọ
(1558) khi 34 tuổi. Cùng đi với Ông, c̣n có số người nghĩa-dũng Tống-Sơn
Thanh-Hoá. Mấy ngàn người này, hầu-hết có ít nhiều hiểu-biết về thuỷ-quân, đă mở
đầu ra một sự-nghiệp rất dài 400 năm (cho đến 1954).
Năm 1572, sau khi đem quân đánh Thanh-Nghệ, tiến về Thuận-Hoá, Mạc-Kính-Điển
dùng 60 chiến-thuyền do hải-đạo vào tiến chiếm làng Hồ-Xá và Lăng-Uyển, vượt qua
sông Cửa-Việt. Nguyễn-Hoàng lập mưu mỹ-nhân-kế. Tướng địch là Lập-Đạo trúng kế
cầu-hoà, bị bắn chết. Nguyễn-Hoàng đánh tan đạo quân này.
Sau khi việc trấn-thủ vùng Thuận-Quảng đă yên-ổn, năm 1593 Nguyễn-Hoàng lại đưa
Hạm-đội ra giúp vua Lê dẹp nhà Mạc và gian-đảng gần 8 năm. Năm Canh-Tư (1600)
được lệnh vua Lê từ Thăng-Long đem thuỷ-quân đi dẹp các tướng nổi loạn
Phan-Ngạn, Ngô-Đ́nh-Hàm và Bùi-Văn-Khuê ở vùng sông-ng̣i Nam-Định, Nguyễn-Hoàng
cùng quân bản-bộ kéo qua Cửa Đại-An, bất-thần giương buồm thẳng ra Biển-Đông vào
ngay Thuận-Hoá. Sau chuyến hải-hành quyết-tâm ra đi này, Hoàng lo việc
lập-nghiệp tại duyên-hải phương Nam, không nghĩ việc quay về lại đất Bắc lần
nữa.
Khởi-nghiệp bằng đoàn Thuỷ-quân nhỏ-bé
Nói chung, hầu-hết các triều-Đại-Việt-Nam thường-thường khởi-nghiệp bằng những
chiến-công diệt ngoại-xâm hay thống-nhất đất-nước. Anh-hùng nước ta đă quy-tụ
được những tấm ḷng yêu-nước thuộc mọi ngành-nghề sinh-hoạt, đến từ khắp nơi
trong nước, hợp-quần cùng nhau đứng lên giết giặc, giành độc-lập cho quê-hương.
Đặc-biệt sự-nghiệp họ Nguyễn lại có một chỗ đứng hoàn-toàn riêng-rẽ. Thoạt tiên,
đoàn quân của họ rất nhỏ-bé chỉ mong được thoát-hiểm, gồm các đồng-hương vùng
Thanh-Hoá, tương-đối đồng-nhất về khả-năng và kinh-nghiệm chuyên-biệt về
thuỷ-chiến. Nếu được kể là từ khi Nguyễn-Hoàng có quyết-tâm khởi-đầu cơ-nghiệp
cho đến khi họ Nguyễn đủ thế-lực xưng Chúa, thành-phần ṇng-cốt của họ đă
chiến-đấu sinh-hoạt cạnh nhau trong ṿng nhiều chục năm trời. Nhóm quân lính đó
đặt cứ-điểm trên Hạm-đội, thường qua lại khắp các vùng biển Quảng-Nam,
Thuận-Hoá, Nghệ-An, Thanh-Hoá và ra vào các sông-ng̣i miền châu-thổ hai sông
Hồng và Thái-B́nh, Bắc Đại-Việt.
Truyền-thống thuỷ-chiến được con cháu họ Nguyễn chuyên-cần phát-triển và
nuôi-dưỡng suốt một chiều dài lịch-sử gần 350 năm, kéo theo con đường Nam-Tiến
của họ từ Thanh-Hoá đến tận Phú-Quốc Hà-Tiên. Truyền-thống này theo một vài
sử-gia chính là động-lực lớn nhất đưa Nhà Nguyễn đến sự thành-công trong việc
mở-mang bờ-cơi, thống-nhất giang-sơn và duy-tŕ được vương-quyền sau nhiều cơn
sóng-gió.
Hành-lang Biển-Đông
Đi
từ một nhóm binh-lính dân-đinh năm, bảy ngàn người; bám chặt vào duyên-hải Miền
Trung, chúa Nguyễn đă không bị nghiền-nát bởi hàng chục vạn binh-sĩ của chúa
Trịnh tấn-công liên-tục mọi mặt gần một thế-kỷ. Trái lại, Nguyễn-Hoàng và những
người lănh-đạo tiếp-theo đă đưa Việt-Nam tiến những bước thật dài chưa từng có
trong lịch-sử.
Biển-Đông biến thành hành-lang hữu-hiệu đưa đoàn thuyền Nam-tiến. Thuỷ-quân
thường đi trước, làm nơi nương-tựa cho quân-dân lập-nghiệp trên bờ phối-hợp cùng
di-chuyển. Làng-mạc định-cư cứ thế chuyển dần về Nam, chinh-phục toàn-bộ miền
Trung và Nam-Bộ. Các Chúa Nguyễn đă đưa đất-nước vươn-ḿnh đến tận vịnh Thái-Lan
và toả ảnh-hưởng văn-hoá trên toàn bán-đảo Hoa-Ấn.
Đàng-Trong dần-dần trở-thành một vương-quốc hùng-mạnh, tự-trị với Chúa Trịnh ở
Đàng-Ngoài (Bắc-Hà). Các nhà truyền-giáo ngoại-quốc trong giai-đoạn này đă hết
sức ngạc-nhiên và khâm-phục trước lực-lượng quân-sự hùng-mạnh, sức sống
mănh-liệt của nhân-dân cũng như trước mức-độ văn-hoá và đạo-đức rất cao của
đất-nước Việt-Nam Xứ Đàng-Trong.644
Bản-đồ
Nam-tiến của Dân-tộc.
Hải-Chiến với Hải-tặc Nhật-Bản
Cuối thế-kỷ 16, khi hoành-hành cướp-phá bờ-biển Trung-Quốc, Hải-tặc Nhật-Bản
cũng tràn qua cả nước ta. Chúng kéo nhau đến Cửa-Việt vào năm 1585. Hoàng-Tử
Nguyễn-Phước-Nguyên, con thứ sáu của Chúa Nguyễn-Hoàng đă điều-binh đánh ch́m
hai chiếc tầu Ngoạ-khấu (giặc lùn - Kenki). Đây là sử-liệu đầu-tiên đề-cập đến
mối liên-hệ giữa Nhật-Bản và Đàng-Trong. Năm 1599, một chiếc tàu Kenki khác khi
hải-hành bị mắc-cạn tại Cửa-biển Thuận-An cũng bị một tướng của Chúa
Nguyễn-Hoàng chặn-bắt được. Đầy-đủ trang-cụ bị tịch-thu, cả thuỷ-thủ-đoàn tàu
cướp biển bị bắt.645
Hai năm sau, 1601, Chúa Nguyễn-Hoàng gửi bức thư ngoại-giao chính-thức đầu-tiên
của nước ta đến Tướng-Quân Shogun Tokugawa. Hai xứ Việt-Nhật bắt đầu lập
giao-thương đường biển. Thương-điếm vùng Hội-An được thành-lập với nhiều
thương-nhân ngoại-quốc và đặc-biệt đông nhất là người Nhật-Bản, bắt đầu
phát-triển mạnh-mẽ.
Trận
Hải-Chiến Thực-sự Đầu-tiên trong Việt-Sử
Đọc Việt-Sử ta thấy từ xa-xưa, Tổ-tiên chúng ta từng sử-dụng thuỷ-quân nhiều
lần. Tuy vậy nếu ṭ-ṃ xem xét th́ rơ-ràng chưa bao giờ thực-sự có hải-chiến xảy
ra. Các trận Chương-Dương, Hàm-Tử... kể cả hai lần đại-thắng Bạch-Đằng của
Ngô-Vương-Quyền và Trần-Hưng-Đạo đều là giang-chiến, diễn ra trong sông.
Vào năm 1585 ngoài cửa-biển Lục-Thuỷ-Dương, thuỷ-quân Trần-Khánh-Dư đă ghi-công
thắng trận duyên-chiến đầu-tiên. Cả trận Cửa-Việt năm 1585 nói trên cũng thuộc
loại này. Phải đợi đến cuối thời Chúa Nguyễn-Phước-Lan, ta mới thấy một anh-hùng
hải-chiến thực-sự. Đó là Thế-tử Nguyễn-Phước-Tần, sau này trở-thành Chúa Hiền.
Sử chép rằng đội chiến-thuyền cảm-tử của Ông đă rượt-đuổi và đánh-tan hạm-đội
chiến-thuyền Hoà-Lan (1648) ngoài khơi vùng biển từ Cù-Lao Chàm đến Cù-lao Hàn,
gần Mũi Chân-Mây. Hoà-Lan lúc đó đang là đế-quốc có lực-lượng hải-quân hùng-mạnh
nhất thế-giới.646
Vùng
biển hải-chiến Nguyễn/Hoà-lan từ Cù-Lao Chàm đến Cù-Lao Hàn.
Ưu-thế
Thuỷ-Chiến và Binh-Thư
Có
lẽ họ đă nói đúng nhưng hơi... quá đáng chăng? Các giáo-sĩ Alexandre De Rhodes
và Tisannier trong kư-sự, khen quân-lực của chúa Nguyễn hùng-hậu hơn cả Pháp và
Bồ-Đào-Nha. Trong Chiến-tranh Trịnh - Nguyễn lần thứ nhất kéo dài đến 45 năm,
nói chung họ Trịnh thường khởi thế-công. Họ Nguyễn chuyên pḥng-thủ. Trong tất
cả các đợt tấn-công, họ Trịnh chủ-yếu dùng quân bộ, c̣n họ Nguyễn lưu-tâm
điều-động thuỷ-quân với nhiều sự mềm-dẻo trong việc điều-quân hầu bảo-toàn
lănh-thổ của họ. Thoạt đầu khi đất-đai c̣n nhỏ hẹp, Quân-lực Đàng-Trong ít-ỏi và
yếu-kém hơn Đàng-Ngoài, nhà Nguyễn phải nghiên-cứu binh-pháp để làm sao được
tồn-tại.
Mối quan-tâm về chiến-thuật điều-quân và đặc-biệt về thuỷ-chiến của nhà Nguyễn
đă được chính vị Đại-quan Khai-Quốc Công-Thần Đào-Duy-Từ suy-luận và viết ra với
rất nhiều chi-tiết. Trong cuốn sách Hổ-Tướng Khu-Cơ của Ông (1572-1634), chương
Thuỷ-chiến rất là quan-trọng. Ngày trước, nghệ-thuật thuỷ-chiến mà được viết
đầy-đủ như trong các cuốn sách “Hổ-Tướng Khu-Cơ” này thật là hiếm-có.
Ngay đến tập Binh-Thư Yếu-Lược của Trần-Hưng-Đạo mà ta thấy truyền-tụng ngày nay
cũng đă có nhà quân-sự ghi thêm lẫn-lộn nhiều đoạn của Hổ-Tướng Khu-Cơ vào đó.
Ông Nguyễn-Ngọc-Tỉnh, khi phiên-dịch cuốn sách Binh-Thư Yếu-Lược của
Trần-Hưng-Đạo đă thấy rơ sự “ghi-chú thêm-thắt lẫn-lộn” từ Sách Hổ-Tướng Khu-Cơ
như Phép lấy nước uống trong biển (Trích cả một thiên Thuỷ-Chiến của sách
Hổ-Tướng Khu-Cơ, gồm 9 chương)647, ở đây (Ông Nguyễn-Ngọc-Tỉnh) đă bỏ cả...
không dịch.
Cải-tiến
Hải-hành
Như ta đă biết, hải-hành cần những hải-đồ và đồng-hồ chính-xác. Chúa
Nguyễn-Phước-Chú cho đặt các đồng-hồ Tây-phương nơi các công-sở và đồn tàu dọc
biển, sau đó Ông Nguyễn-Văn-Tú rồi tiếp-theo những người khác nữa lại chế-tạo
được đồng-hồ. Từ đó, sự điều-động thuỷ-quân theo thời-gian được chính-xác hơn
xưa.
Chúa Nguyễn với cánh tay Thuỷ-Quân đă nối dài đất-nước tới tận Hoàng-Sa và
Trường-Sa. Sách sử Việt-Nam đă ghi-chép về quần-đảo Hoàng-Sa từ thế-kỷ XVII với
chi-tiết địa-lư rơ-ràng trong sách "Thiên-Nam Tứ-Chí Lộ-Đồ -Thư" (1630-1653) của
Đỗ-Bá.
Sau cuốn sách này, ta có "Phủ-biên Tạp-lục" một tác-phẩm của Lê-Quư-Đôn mà trong
đó ông tường-thuật những công-tác thi-hành chủ-quyền Việt-Nam trên Hoàng-Sa và
Trường-Sa. Các đội Hoàng-Sa trách-nhiệm những đảo Cát Vàng và đội Bắc-Hải
trách-nhiệm Trường-Sa, Phú-Quốc; tuân-hành theo lệnh Chúa Nguyễn.
Ít
nhất đă khởi-sự vào cuối thế-kỷ XVII, sau những chuyến đi biển hàng năm thường
dài tới 6,7 tháng, các đội Hoàng-Sa đă báo-cáo lại mọi diễn-biến trên hải-tŕnh
làm kinh-nghiệm cho những chuyến công-tác sau này. Từ đời chúa
Nguyễn-phúc-Nguyên (1613-1615) hay có thể trước đó nữa, các đội Hoàng-Sa đă được
thành-lập để thu-lượm hải-vật. Học-giả Lê-quư-Đôn (1726-1784) từng tham-khảo sổ
biên của Cai-đội Thuyên-đức-Hầu (một chức-quyền Hải-Quân cao-cấp ngày trước)
thấy năm 1702 đội Hoàng-Sa lấy được 30 thỏi bạc, năm 1704 được 5,100 cân thiếc,
năm 1705 được 126 thỏi bạc... V́ không có tài-liệu ghi-nhận bất-cứ một tai-nạn
đắm tàu nào, ta thấy rằng khả-năng hải-hành lúc đó đă cao và việc nghiên-cứu
đường biển trong thời các Chúa Nguyễn cũng khá đầy-đủ.
Bước
Đường Bôn-tẩu Trên Biển
Khi đọc Sử, chúng ta thường ca-tụng Vua Quang-Trung trọng-dụng chữ Nôm, Tuy vậy,
có một câu chuyện chữ Nôm về Nhà Nguyễn rất thích-thú và cảm-động sau đây.
Như trên đă nói qua, sau thời hưng-thịnh Chúa Nguyễn đến lúc suy-vong.
Nguyễn-Ánh may-mắn sống sót, trốn chạy bằng đường thuỷ, mưu-cầu phục-quốc. Nay
thuyền Ông tấp vào bờ sông vắng, mai tàu Ông trôi giạt ra hải-đảo ngoài khơi.
Trong khi bị truy-sát, sinh-mạng như chỉ mành treo chuông, chẳng có loại
ngôn-ngũ nào hay hơn khi Nguyễn-Ánh muốn bộc-lộ ḷng ḿnh bằng những tiếng
nôm-na của mẹ cha ông bà của ḿnh. Điều này khác xa với các văn-bản của Sử-Quán.
Các Quan thường dùng chữ Hán và văn-chương biền-ngẫu, sau này c̣n tô-vẽ thêm cho
nhà Vua một thứ sơn lót chân-mạng đế-vương.
Linh-Mục L. Cadière là người đă đi t́m đọc thấy 14 bức thư chữ Nôm của
Nguyễn-Ánh gửi các giáo-sĩ. Trong số đó có cả tờ lệnh ban cho Sĩ-quan Pháp thuộc
Hải-quân của Ông.
Chúng ta vô-cùng thương-cảm cho một Ông Hoàng đă mất hết uy-quyền, cải-trang
thường-dân, lênh-đênh góc-biển chân-trời, hải-đảo xa-vắng, thốt lời chua-chát,
than-thở cho số-phận đắng-cay, ray-rứt v́ chưa làm tṛn bổn-phận với Tổ-tiên.
Bằng văn Nôm, Ông tự biểu-lộ là một người bạn thành-thực chí-t́nh, một người cha
thương-nhớ đứa con ḿnh xa-cách nửa ṿng trái đất...
Có
lẽ nhà Vua đă viết nhiều tài-liệu tương-tự hay tác-phẩm nôm-na như vậy, nhưng
nay đă bị thất-lạc. Khi cần khích-động ḷng quân-sĩ và đồng-bào Việt-Nam của
ḿnh, Ông viết bằng tiếng Việt-Nam. Đạo Dụ bằng quốc-văn trong cuộc duyệt-binh
ngày 26 tháng 3 năm 1800, trước khi binh-đoàn khởi-hành hay xuống tàu đi cứu
Vơ-Tánh, là một bằng-chứng vậy!
Giao-thương Khắp Nẻo
Nối-tiếp sự-nghiệp các Chúa, Nguyễn-Ánh mở-mang việc thương-mại với các nước
láng-giềng và thuyền buôn Tây-phương. Sau khi chiếm lại được Gia-Định lần chót
từ tay Tây-Sơn, Nội-viện Trần-Vũ-Khách đưa tàu đi Giang-Lư-Ba (Batavia), Cai-đội
Ô-li-vi, Đội-trưởng Ba-la-di đi Goa, Mă-la-Kha (Ba-la-kha - Malacca). Tài-liệu
Tây-phương cho biết L. Barizy c̣n trương hiệu-kỳ của chúa Nguyễn buôn-bán với
thương-nhân Đan-Mạch, Hanop và Stevenson. Đứng trung-lập trong chiến-tranh
Anh-Pháp, họ làm đại-lư cho Ánh ở Tranquebar (Ấn-Độ). Các thương-cảng miền Nam
bắt-đầu hồi-sinh.
Trước nội-chiến, Tourane nườm-nượp những ghe trọng-tải từ 40-150 tấn đến chở
cau, đường mía. Mỗi chuyến riêng mỗi thứ mang đi hàng 40 ngàn tấn. Nhưng vào
khoảng năm 1790, khi Âu-châu e-ngại với Tây-Sơn, đường cát tuy có rất nhiều ở
Quảng-Nam nhưng không trở-thành món hàng xuất-cảng. Kết-quả của sự thiếu
giao-thương là hiệu-năng vũ-khí của Tây-Sơn suy-kém hẳn đi. Trong cuốn sách
Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam, Tạ Chí Đại Trường viết rằng: “Những khẩu súng nhồi
bằng thuốc đạn Trung-Hoa không bắn xa bằng thứ cùng loại ở Gia-Định nhồi bằng
thuốc đạn Tây-Phương.”
Thuỷ-chiến là Sở-trường của ta
Trở lại với thuỷ-chiến, ta thấy Liệt-Truyện q.10, 6b chép rằng; Nguyễn-Ánh và
các Tướng của Ông thường lư-luận và tin-tưởng rằng: "Thuỷ-chiến là sở-trường của
ta". Thuỷ-binh bao giờ cũng tiến nhanh và là mũi-nhọn phóng-sâu vào đất địch
trước bộ-binh. Tư-thế chủ-động và tính-cách độc-lập của thuỷ-quân c̣n được
Sử-gia Tạ Chí Đại Trường xác-nhận là quân ngoài biển không những luôn-luôn đi
tiên-phong mà nhiều khi c̣n phải làm thế nương-tựa cho quân bộ-chiến có khả-năng
tiến lên nữa.
Nhận biết thuỷ-quân là quan-trọng, giá tiền thưởng khi bắt lính đào-ngũ có sự
cách-biệt rơ-rệt: quân nào bắt được lính bộ th́ thưởng 30 quan, c̣n được
thuỷ-binh th́ được hưởng tới 40 quan (thực lục quyển 4, 12a).
Nhà Nguyễn kiến-trúc nhiều chiến-hạm tân-tiến. Các Tây-dương dạng-thuyền như
Thoại-Phụng của Barizy điều-khiển, Loan-phi của Chaigneau, Bằng-Phi của
DeForçan, Phượng-Phi của Vannier đều có kỹ-thuật rất cao, với thuỷ-thủ-đoàn và
quân đổ-bộ đông tới 300 người.
Đánh tan
Hạm-đội thuyền Tề-ngôi Trung-Hoa
Khi Vua Quang-Trung qua đời, lực-lượng quân-sự phía mặt biển suy-yếu thấy rơ.
Tây-Sơn phải t́m cách bù đắp. Bọn cướp biển Tề-Ngôi người Trung-Hoa được bổ-túc
vào sự thiếu-sót đó. Các thuyền Tề-Ngôi vừa giữ nhiệm-vụ tiếp-tế cho nội-địa vừa
chính là một bộ-phận của thuỷ-quân Tây-Sơn để quân-b́nh sự yếu-kém vậy.
Ngoài Bắc-Hà, thuyền buôn không đến nhiều. Của-cải trong nước hư-hao. Sử nhà
Nguyễn chép: Cha con Nguyễn-Quang-B́nh dùng binh cướp nước, sai hơn 100 chiếc
Tàu ô, 12 viên Tổng-binh lấy tiếng là t́m mua quân-lương, đi chiêu-tập nhiều tụi
vong-mạng dọc bờ-biển Trung-Quốc. Lấy quan-tước làm mồi nhử, cấp cho thuyền và
khí-giới, sai đưa đường cướp Mân, Việt, Giang, Chiết...648
Tuy số-lượng tàu hải-tặc Trung-Hoa rất đông, nhưng chúng thường ô-hợp, nên
dần-dần bị Chúa Nguyễn đánh-tan. Chủ-Tướng của chúng là Đông-hải-Vương
Mạc-Quần-Phù cùng các Tướng bị bắt ngoài khơi Thị-Nại khoảng tháng 5 năm 1801.
Thuỷ-Quân Gia-Định tung-hoành ra lấy Phú-Xuân, rồi Thăng-Long mà không sợ một
lực-lượng lưu-động biển nào theo-đuổi ngăn-trở nữa.
Sự
Chắc-chắn của các Chiến-Hạm Nam-Hà
Thực ra sau khi làm ch́m chiếc tầu Macao tịch-thu được của người Bồ bị băo giạt
vào Quy-Nhơn, Tây-Sơn cũng cố-gắng phát-triển thuỷ-quân. Nguyễn-Huệ đă cho đóng
những chiếc đại-hiệu-thuyền có thể chở nổi các con voi trận. Có lẽ đó là những
chiếc tàu mà người Anh đi lạc vào thành Quảng-Nam chuyến tháp-tùng phái-bộ
MacCartney đă nh́n thấy và ước-lượng đến 150 tấn trọng-tải và chắc cũng là loại
tàu Định-quốc mà Vũ-Văn-Dũng đem án-ngữ ở cửa Thị-Nại trong trận thuỷ-chiến năm
1801.
Thế nhưng chúng ta hăy nghĩ tới những chiếc tàu chiến bọc vỏ đồng của Nguyễn-Ánh
rơ là tân-tiến và có sức chịu-đựng hơn nhiều.
Học-hỏi
Kỹ-thuật Nhưng không Nệ Người Tây-Phương
Tŕnh-độ xâm-nhập kỹ-thuật Tây-phương tăng-tiến trong những năm đầu chinh-chiến,
nhưng ảnh-hưởng cá-nhân của bọn phiêu-lưu người Pháp sụt xuống rơ-rệt về sau
này. Nguyễn-Ánh dùng người Ngoại-Quốc làm Cố-Vấn nhưng Ông rất quyết-đoán, không
để Nam-quân lệ-thuộc vào họ.
Năm 1792 trong cuộc thuỷ-chiến Thị-Nại lần đầu, Jean Marie Dayot và mấy
Hạm-Trưởng người Pháp tham-dự việc tấn-công. Cũng tại nơi đó chỉ 9 năm sau,
1801, các Tướng-Lănh người Việt là Nguyễn-Văn-Trương, Vơ-Di-Nguy, Lê-Văn-Duyệt
ào-ạt đốt thuyền địch. Trong khi đó, Chaigneau, Vannier, De Forcan đứng ở
hậu-đội.
Năm 1793, Sử-quan nhắc tới bọn Tây-Dương-Binh theo quân ở B́nh-Thuận, vây quanh
Quy-Nhơn. Năm 1797, trong lực-lượng xuất-phát vào tháng 4-1797 có 447
chiến-thuyền và 42,000 chiến-binh, vẫn c̣n những thoại-hạm (frégate và corvette)
do người Âu chỉ-huy. Thế mà chỉ cho đến năm 1801, Chaigneau, Vannier chỉ làm
nhiệm-vụ lấy lương tiếp-tế cho Quy-Nhơn, Phú-Xuân mà thôi649.
Sau năm 1799, lúc J. Dayot đă đi th́ Olivier cũng muốn từ-chức. Khi nhóm nho-sĩ
đứng đằng sau Nguyễn-Vương tăng thêm thanh-thế, uy-tín Tây-phương hạ xuống rất
nhanh.650
Phải nói thêm rằng: bọn phiêu-lưu người Pháp rất "ngán" Nguyễn-Ánh. Vào năm
1795, dù phải sửa-soạn binh-thuyền đi cứu Diên-Khánh bị vây lần thứ hai, Ông đă
tống-giam Dayot v́ tội làm ch́m chiếc tàu được nhà Vua giao cho trông giữ. Sau
đó ít lâu, Dayot bỏ đi và chết đuối khi thăm-ḍ thuỷ-đạo tại Vịnh Bắc-phần.
Thời-gian gần cuối cuộc chiến, một Sĩ-Quan khác nữa là L. Barizy bị Ông bắt bỏ
tù, khi có người tố-cáo Barizy đầu-độc một chủ tàu buôn.
Qua Thế-kỷ 20, Việt-Nam Cộng-Hoà có lẽ đă quá nệ vào những người Hoa-Kỳ đến
giúp-đỡ, cố-vấn và cung-cấp phương-tiện. Khi họ rút ra, Miền-Nam mất nơi
nương-tựa nên mới xảy ra tai-hoạ diệt-vong.
Những
Chiến-hạm Trang-bị 32 đại-bác
Theo Đại-Nam Thực-Lục Chính-Biên, năm 1793, Nguyễn-Ánh mua lại một chiến-hạm cũ
của châu Âu. Ông cho tháo rời chiếc tàu ra từng mảnh để lấy mẫu rồi cho thợ
chế-tác những mảnh khác giống như thế, sau đó ráp lại theo mô-h́nh cũ. Chính
Nguyễn-Ánh thân-hành đứng trông coi việc này. Nhờ thế, trong năm ấy, theo
phương-cách trên, Nguyễn-Ánh đóng được những chiến-hạm nổi tiếng là Long-Ngư,
Long-Thượng, Long-Hưng, Long-Phi, Bằng-Phi, Phụng-Phi, Hồng-Phi, Loan-Phi,
Ưng-Phi. Những đại-thuyền ấy có vị-trí rất quan-trọng trong thuỷ-quân của
Nguyễn-Ánh, nhất là ba chiếc Long-Phi, Bằng-Phi và Phụng-Phi. Long-Phi được
trang-bị 32 khẩu đại-bác, c̣n Bằng-Phi và Phụng-Phi th́ 26 khẩu. Mỗi chiếc có
thể chở đến 300 người.
Những năm sau đó, Nguyễn-Ánh cũng dồn-dập cho đóng thêm những chiến-thuyền
quan-trọng, như năm 1796, đóng thêm 15 chiến-hạm, lấy hiệu là "Gia" và xếp theo
tam-tài cùng thập-nhị-chi: Thiên, Địa, Nhân, Tư, Sửu, Dần, Măo... cho đến Hợi là
đủ 15 tên gọi. Năm 1800, đóng 150 thuyền đi biển; năm 1801, đóng 200 chiếc và
các chiến-hạm có tên là Anh, Vũ, Thước, Nga, Quyên, Phu, Lệ, Diên, Chiêu, Ly.651
Để
năng-suất lấy gỗ được tăng lên, Nguyễn-Ánh xuất ra 300 quan, cấp cho đội
mộc-đĩnh để mua 300 con trâu dùng để kéo gỗ từ rừng Quang-Hoá. Do tích-cực như
thế, lực-lượng tàu chiến của Nguyễn-Ánh lớn lên rất nhanh. Có khi trong hai năm
mà đóng thêm được 300 pháo-hạm và trong 10 năm đă có một lực-lượng thuỷ-quân
hùng-hậu gồm 1200 chiến-thuyền. John Barrow ghi lại: Một người Anh đă thấy ở
Sài-G̣n vào năm 1800 một hạm-đội gồm 1200 chiến-thuyền do Nguyễn-Ánh chỉ-huy.
Hạm-đội này nhổ neo và xuôi ḍng trong một trật-tự tuyệt-đối, chia làm ba đội và
tạo thành một đội h́nh sẵn-sàng ứng-chiến. Cho đến khi chấm-dứt cuộc chiến với
Tây-Sơn, lực-lượng hàng-hải của Nguyễn-Ánh gồm gần 100 chiến-hạm, 800 pháo-hạm,
500 bán-pháo-hạm.
Số
Thuỷ-binh trong Quân-đội
Vào đầu thập-niên 1800, Thuỷ-binh chuyên-nghiệp của Nguyên-Ánh gồm có:
- Lính
làm thuốc đạn xưởng đóng tàu 8,000
-
Thuỷ-binh trên các tàu trong cửa-biển 8,000
-
Thuỷ-binh trên các tàu đóng kiểu Âu 1,200
-
Thuỷ-binh trên các ghe bầu 1,600
-
Thuỷ-binh trên các thuyền chiến có chèo 8,000.
Tổng-số Thuỷ-quân là 26.800 người trong một quân-lực 139.800652.
Lưu-ư rằng quân-đội Nguyễn-Ánh bao gồm nhiều quân, binh-chủng như tượng-quân,
công-binh, pháo-binh, tiếp-vận, truyền-tin... Riêng về nhân-lực của Xưởng Đóng
Tàu (8,000 người) cần một sự so-sánh với Hải-Quân Công-Xưởng Ba-Son để được dễ
hiểu. Trong thế-kỷ 20, thường-thường chỉ có từ 2,000 đến 3,000 thợ ở hải-xưởng
này mà thôi.
Hoàng-Đế
Nguyễn-Ánh, một Biểu-tượng Hải-Quân
Những người lính thuỷ ngày nay cho dù có bất-đồng ư-kiến về bất-cứ một vai-tṛ
lịch-sử nào của nhà Nguyễn, cũng phải công-nhận Hoàng-Đế Nguyễn-Ánh là một trong
những biểu-tượng Hải-Quân vĩ-đại nhất trong ḍng Sử Việt. Ông đă làm nức-ḷng
quân-đội, nhất là Thuỷ-quân khi đích-thân nhận quyền Hạm-Trưởng một chiếc
Thoại-hạm.
Nguyễn-Ánh, vị Hoàng-Đế Hạm-Trưởng độc nhất trong Lịch-Sử.
Vị
Hoàng-đế này cũng là nhà chiến-lược hải-chiến tài-ba và rất có thể là vị
tướng-lănh Việt-Nam đầu-tiên sử-dụng hải-pháo để mở đường tiến quân, phá-huỷ
mục-tiêu, đồng-thời dùng thuỷ-quân xung-phong, giúp cho bộ-binh chiếm-đóng đồn
địch. Những hoạt-động quân-sự này chính là bước đi tiền-thân của các Hải-Đoàn
Xung-Phong mà ta thấy sau này.
Trận
Thuỷ-Chiến quyết-định: Đệ-nhất Vũ-công
Trận chiến quyết-định cho sự-nghiệp Nhà Nguyễn không xảy ra trên bờ mà là một
trận Thuỷ-Chiến. Sử-quan ghi-nhận Đệ-nhất Vũ-công đă diễn ra tại Thị-Nại. Khi đó
Vơ-Tánh bị vây tại thành Quy-Nhơn khá lâu. Tháng giêng năm Canh-Thân 1800, Tướng
Tây-Sơn là Vơ-Văn-Dũng đưa hai chiếc Định-quốc Đại-hiệu-thuyền, chở từ 50 đến 60
khẩu đại-bác chắn ngay cửa Thị-Nại. Dày-đặc bên trong là 40 tàu lớn, 20 tàu nhỏ
hơn với 100 ghe chiến đậu san sát đến cửa vào Đầm Nước Mặn. Triền núi, Dũng cho
đặt đại-bác yểm-trợ đoàn tàu. Trên bộ, Dũng c̣n có hơn 50 voi trận và quân lính.
Nguyễn-Vương cử đại-quân ra tiếp-viện bằng đường biển, sai Nguyễn-Văn-Thành và
các Tướng tiến qua Phú-Yên ra B́nh-Định. Quân thuỷ và quân bộ của Vương không
thông được với nhau và cũng v́ vậy, không cứu-viện được Vơ-Tánh. Tháng giêng năm
Tân-Dậu 1801, Ánh sai các Tướng Nguyễn-Văn-Trương và Tống-Phúc-Lương đánh đồn
thuỷ Tây-Sơn, trong khi đó Lê-Văn-Duyệt và Vơ-Di-Nguy đem chiến-thuyền đánh
thẳng vào cửa Thi-Nại. Dù biết Vơ-Di-Nguy đă bị trúng đạn chết, nhưng
Lê-Văn-Duyệt vẫn ra sức xông-đột, đốt được cả tàu và thuyền của Tây-Sơn.
V́
Tây-Sơn đă dồn toàn-thể thuỷ-quân để chiến-đấu nên một khi bị tiêu-diệt, Tây-Sơn
không c̣n uy-thế nào đáng kể trên mặt biển nữa. Quân Nam-Hà tiến dần-dần ra
Phú-Xuân, rồi thẳng ra chiếm Bắc-Hà rất nhanh-chóng.
Sơ-đồ
trận thuỷ-chiến Thị-Nại, vẽ bởi L. Barizy.
Biển-Đông đă Nối liền Gia-Định và Thăng-Long thành Đế-hiệu Gia-Long
Bằng cách ngự-trị biển-cả, từ một giấc mộng nhỏ-bé của Nguyễn-Hoàng là mong-mỏi
được một phần đất tự-trị "vạn-đại dung-thân" tiếp-tục trải qua đời 9 vị Chúa,
sau cùng họ Nguyễn đă đi đến một thành-tích vĩ-đại là thống-nhất quốc-gia, đưa
đất-nước qua cảnh nhiễu-nhương chia ba, xẻ bảy. Năm 1802, hai miền thủ-phủ
Gia-Định phía Nam và Thăng-Long phía Bắc đă nối liền. Nguyễn-Ánh lên ngôi với
đế-hiệu Gia-Long.
Chiến-thuyền Nhà Nguyễn (trái) có gắn đại-bác (8 cây trên sàn thuyền).
Thuyền
Hộ-tống cũng là pháo-thuyền: lái thuyền cao để dễ quan-sát và có trí súng lớn
nơi mũi để pháo-kích.
Đốt cháy
Hạm-Đội Anh-Cát-Lợi
Dù
không c̣n phải dụng-binh nhiều sau năm 1802, Thuỷ-quân Nhà Nguyễn vẫn c̣n rất
mạnh. Nước Anh đưa thư xin ngoại-giao-thông-thương ba bốn lần đều bị khước từ.
Năm 1803 khi một Hạm-đội của họ gồm 7 chiếc tàu tiến từ Biển-Đông theo đường
sông vào Hà-Nội, bị quân ta đốt cháy. Không thấy chính-phủ Anh-Cát-Lợi phản-đối.
Một kiểu
Chiến-thuyền 3 buồm Anh-Cát-Lợi.
Có
lẽ v́ Anh-Quốc biết rằng ḿnh có lỗi khi xâm-nhập hải-phận và lănh-thổ Việt-Nam
một cách bất-hợp-pháp, nên mọi việc cũng êm. Tài-liệu hiếm này được Nhà Quân-Sử
Phạm-Văn-Sơn ghi lại trong Việt-Sử Toàn-Thư.653
Truyền-thống Tàu-thuyền Ngàn-Năm: Trống đồng và Cửu-đỉnh
Sau Gia-Long, vị vua thứ hai triều Nguyễn là Minh-Mệnh. Ông Vua này đáng được kể
là một nhà Văn-Hoá lớn khi chính Ông đă cho thực-hiện bộ Cửu-đỉnh gồm 9 cái đỉnh
đồng rất lớn. Chúng tôi xin tŕnh-bày nội-dung công-tŕnh đó một cách ngắn-gọn
như sau:
Đồ-Đồng Đông-Sơn được sản-xuất vào Thiên-kỷ thứ nhất TTL. tiêu-biểu cho nền
văn-hoá đặc-thù của dân-tộc Việt-Nam trong thời-kỳ mở-nước và dựng-nước các
triều-đại Hùng-Vương. Như đă tŕnh-bày ở trên, "Các h́nh vẽ và trang-trí
tàu-thuyền trên trống đồng Đông-Sơn luôn-luôn tạo nên ư-tưởng về những
biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời chứng-minh một cách không thể
lầm-lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của biển-cả."654 Khi
hiểu như vậy, ta thấy tinh-thần tập-đoàn của thuỷ-thủ đă tạo thành gốc rễ cho sự
đoàn-kết và phát-triển quốc-gia chúng ta suốt bốn ngàn năm lịch-sử.
Bẵng đi hơn 2,000 năm, Nhà Nguyễn nhận-thức được cái tinh-thần hàng-hải cao-quư
lâu đời đó cần phải được phát-huy trở lại. Theo Đại-Nam Nhất-Thống-Chí, Quyển
Biểu Kinh-Sư655, năm 1836 nhà Vua cho đúc chín cái đỉnh. Trong những biểu-tượng
quốc-gia chạm-khắc trên đỉnh, người ta thấy xuất-hiện những h́nh-ảnh thuộc nhiều
loại tàu-thuyền như sau:
-
Cao-đỉnh: Đa-tác-Thuyền 3 cột buồm, có nhiều giây
-
Nhân-đỉnh: Lâu-Thuyền tính từ hầm thuyền lên có 2 tầng lầu
-
Chương-đỉnh: Mông-Đồng-Thuyền, thuyền chiến có 8 cặp chèo
-
Nghị-đỉnh: Hải-Đạo-Thuyền, thuyền chuyển-vận đường biển có 7 cặp chèo
-
Thuần-đỉnh: Đĩnh, thuyền đua hẹp ngang và dài có 9 cặp chèo
-
Tuyên-đỉnh: Lê-Thuyền, ghe lê có 6 cặp chèo
-
Du-đỉnh: Ô-Thuyền, ghe Ô có hai buồm
Đây là những kỷ-vật quư-giá vô-cùng, đồng-thời là những thành-tích văn-hoá
sâu-đậm dành cho hậu-thế muôn đời về mai sau.
Thuỷ-quân Nhà Nguyễn Suy-thoái Đưa đến sự Mất Nước
Sử
chép rằng: Thuỷ-quân nhà Nguyễn có 15 vệ, chia ra làm 3 doanh, mỗi doanh có quan
chưởng vệ quản lĩnh, và có quan đô thống coi cả 3 doanh.
Vua Thánh-Tổ vẫn biết rằng nước ta ở dọc bờ bể, thuỷ-binh là việc rất yếu-trọng
cho sự pḥng-bị. Thường Ngài bắt quan đem binh-thuyền ra để luyện-tập.
Đại-khái việc binh-cơ, ngài không bỏ trễ chút nào. Ngài lập toán
giáo-dưỡng-binh, để cho con các quan vơ, từ suất-đội trở lên ai muốn t́nh-nguyện
vào học, th́ cho lương-bổng, và cử quan đại-thần ra dạy vơ-nghệ.
C̣n như khi nào có quân lính đi đâu, th́ nhà vua đặt lệ sai mấy người Y-sinh đi
theo để điều-hộ.
Tuy nhà vua muốn lưu-ư về việc binh-lính, nhưng người ḿnh lúc bấy
giờ ai cũng trọng-văn khinh-vơ, b́nh-nhật không có ai lo ǵ đến việc quân-lính,
khí-giới. Hễ có lâm-sự th́ mới rối lên. Dẫu rằng nhà vua nay có chỉ-dụ ra
tập-binh, mai có chỉ-dụ ra tập-trận mặc ḷng, các quan chỉ làm cho xong việc,
rồi lại bỏ-mặc bọn quản-đội làm thế nào th́ làm. Thành ra quân-số ở trong
sổ-sách th́ nhiều, mà thế-lực th́ vẫn không đủ: ấy là đời vua Thánh-Tổ mà c̣n
thế, huống-chi đến những đời sau, lại c̣n suy-nhược hơn nữa.
Nước và
Vua Duy-Tân
Theo với vận nước suy-tàn, Nhà Nguyễn cũng c̣n được nối dơi bởi một nhà Vua trẻ
và giỏi. Đó là Vua Duy-Tân, tuy sự-nghiệp ngắn-ngủi nhưng rất anh-hùng và yêu
nước chân-thành. Trong khi người Pháp đang áp-đặt ách thống-trị lên dân ta,
tinh-thần "Nước" với ḷng yêu Nước, thương Dân của Vua Duy-Tân đáng được kể là
rất sâu-đậm ngay từ thuở thiếu-thời. Tương-truyền, có lần Nhà Vua chỉ mười mấy
tuổi này đang ngự-thuyền câu cá ở Cửa-Tùng, tự-nhiên Ông than-thở rằng: Ngồi
trên Nước mà không ngăn được Nước, buông câu ra đă lỡ phải lần...
Một hôm, Vua Duy-Tân ngồi chơi cát ngoài băi biển, một cận-thần lấy nước cho
Ngài rửa tay. Ngài hỏi một câu tương-tự cũng về "Nước" như sau: Tay nhớp lấy
Nước rửa, thế nếu Nước nhớp lấy ǵ mà rửa. Ư của Ngài rất có thể là: Nếu Nước
(Việt-Nam) nhơ-nhớp, chúng ta có thể dùng máu để rửa cho sạch chăng?
Sau Nhà Vua bị người Pháp đưa đi-đày tại đảo Reunion, rồi tử-nạn máy-bay khi
phục-vụ trong quân-đội Đồng-Minh. Có lời thơ khen vua Duy-Tân như sau:
Một đời
v́ nước v́ dân
Duy-Tân
đứa trẻ không cần ngôi vua
Tù-đày
khổ-nhục khi thua
Tử rồi
khí-phách Ông Vua muôn-đời.
Ba
h́nh-ảnh Vua Duy-Tân.
Thuỷ-quân cho đến cuối đời Vua Thiệu-Trị (1846)
Nói về Thuỷ-quân, Việt-Nam trên chân hẳn các nước thù-địch (liên-quân Xiêm ở
Cambodge), trong khi đó Lục-quân bị yếu thế v́ thiếu Tượng-quân. Khi nào những
đàn voi khổng-lồ của địch tham-chiến, quân Việt-Nam đôi khi bị thua.656
Lực-lượng vũ-trang thời Nguyễn đông-đảo, nhưng t́nh-trạng đă
suy-thoái. Phạm-Phú-Thứ đă viết về quân-đội thời Tự-Đức như sau:
"Quân-sĩ hèn-nhát là do chưởng-quan bất-tài và vô-quyền. Quân-sĩ
nhiều người không lương-bổng, rất đói-khổ phải t́m cách giúp-đỡ nhau, chứ không
trông-mong ǵ đến gạo ở trong kho. Quan vơ th́ thường than-thở rằng ḿnh hết sức
chống-giữ biên-cương, rủi-ro chết th́ chỉ thiệt ḿnh, chứ công-trạng th́ nào ai
nghĩ đến cho".
Năm 1847, Pháp sai Hải-Quân Đại-Tá Lapierre chỉ-huy chiến-hạm La
Gloire (Vinh-Dự) và Hải-Quân Trung-Tá Rigault de Genouilly chỉ-huy chiến-hạm La
Victorieuse (Chiến-thắng) đến Đà-Nẵng yêu-cầu triều-đ́nh Huế băi bỏ lệnh cấm
đạo. Trấn-thủ Đà-Nẵng không chịu nhận thư của Pháp, và ra lệnh cho chuẩn-bị
chiến-hạm để đối-phó. Sau một tháng hai bên thương-lượng không có kết-quả,
Đại-Tá Lapierre ra lệnh cho hai chiến-hạm Pháp bắn vào năm chiếc tàu đồng657 của
nhà Nguyễn.
Theo Việt-Sử Toàn-thư của Phạm-Văn-Sơn th́ chỉ trong ṿng một giờ,
chu-sư của ta bị phá tan. Lapierre không cho quân đổ-bộ và ngày hôm sau rời khỏi
cửa Hàn.
Khoảng 11 năm sau, vào ngày 27 tháng 6 năm 1858, Đô-đốc Rigault de
Genouilly đem các chiến-hạm Pháp ở Viễn-Đông hợp cùng một tàu chiến của
Tây-Ban-Nha đột-nhiên mở cuộc tiến-công vào Đà-Nẵng.
Triều-đ́nh Huế vội sai Hữu-dực Tướng-quân Bào-Trí hợp sức với
Tổng-Đốc Nam-Ngăi là Trần-Hoằng chống cự. Triều-đ́nh Huế lại sai Hữu-quân
Lê-Đ́nh-Lư làm Tổng-thống đem hai ngàn cấm-binh vào chặn-đánh quân Pháp.
Kinh-lược-sứ Nguyễn-Tri-Phương cũng được cử làm Tổng-thống và Thống-chế
Chu-Phước-Minh làm Đề-đốc để đánh quân Pháp.
Rigault de Genouilly định lấy Đà-Nẵng xong th́ tiến quân đánh
Phú-Xuân. Nhưng y không thấy các giáo-dân nổi lên làm nội-ứng như các giáo-sĩ
Pháp đă hứa, đă thế thời-tiết lại nóng-nực, binh-sĩ Pháp nhiều người chết v́
bệnh lỵ và bệnh dịch-tả. Y liền thay-đổi chiến-lược: giao các đồn đă chiếm được
ở Đà-Nẵng cho Đại-Tá Troyon rồi kéo đại-đội chiến-hạm vào Gia-Định.
Ngày 11 tháng 2 năm 1859, chiến-hạm Pháp tiến vào cửa Cần-Giờ và đến
ngày 18 tháng 2 th́ chiếm được Sài-G̣n. Hộ-đốc Vơ-Duy-Ninh tự-tử.
Đến đây ta có thể coi là thuỷ-quân của triều-đ́nh Huế không c̣n nữa,
thuỷ-quân Pháp đă làm chủ Việt-Nam, chúng có thể làm bất-cứ việc ǵ.
Tem thơ
kỷ-niệm Anh-Hùng Nguyễn-Tri-Phương.
Ôn-Cố
Tri-Tân
Năm 1858 khi nước Pháp mở đầu chiến-dịch đánh-chiếm Việt-Nam, dưới triều vua
Tự-Đức, nước ta chưa được canh-tân và cơ-giới-hoá nên Thuỷ-quân của ta cùng
chung một hoàn-cảnh là chỉ có các tàu-thuyền chạy buồm và chèo tay mà thôi nên
người Pháp, với những chiến-hạm cơ-giới tối-tân và đại-bác cỡ lớn, đă chiếm được
nước ta một cách dễ-dàng, mặc-dù họ chỉ có rất ít quân. Ta hăy tưởng-tượng,
ngoại-trừ Sài-G̣n và Hà-Nội là 2 nơi mà chiến-hạm địch phải vào trong sông mới
đánh-phá được c̣n tất cả các nơi khác của ta từ Hải-Pḥng đến Nam-Định,
Ninh-B́nh, Vinh, Đồng-Hới, Huế, Đà-Nẵng, Quy-Nhơn, Nha-Trang, Cam-Ranh,
Phan-Rang, Phan-Thiết, Vũng-Tàu, Bạc-Liêu cho đến Rạch-Giá, Hà-Tiên, Dương-Đông
v.v.. nói chung là tất cả các tỉnh vùng duyên-hải, địch chỉ cần cho chiến-hạm
chạy dọc ven-biển và tác-xạ vào những nơi đông dân-cư là thiệt-hại của chúng ta
đă vô-cùng nặng-nề rồi th́ làm sao mà kháng-cự nổi nếu không ngăn-chặn được địch
từ ngoài biển-khơi!
Những
con voi trận Nhà Nguyễn sau-cùng tham-chiến năm 1859 bảo-vệ thành Gia-định (h́nh
lưu-trữ của Universidad Santo De Tomas, Tây-Ban-Nha).
Ôn
cố tri tân, nhắc lại lịch-sử để thấy rằng tiền-nhân của chúng ta đă bao phen
biết sử-dụng khéo-léo Thuỷ-quân mà đánh-tan được quân xâm-lăng hung-hăn và có
sức-mạnh trội hơn chúng ta bội-phần. Trong việc đánh-đuổi quân xâm-lăng
Trung-Hoa, tổ-tiên ta đă chiến-thắng vẻ-vang là nhờ ở lực-lượng Thuỷ-Quân của
chúng ta ngang-ngửa lực-lượng địch, c̣n trong việc chống lại quân xâm-lăng Pháp
chúng ta đă thất-bại hoàn-toàn đưa đến gần trăm năm đô-hộ người Pháp là v́ khi
đó lực-lượng Thuỷ-Quân của ta so với địch không có ǵ cả!
Nh́n vào bản-đồ của Việt-Nam ngày nay chúng ta nhận thấy một điều rất đặc-biệt,
đó là một nước mà đất-đai trải dọc theo bờ-biển dài gần 2,500 cây-số từ vĩ-tuyến
8 độ Bắc đến vĩ-tuyến 23.5 độ Bắc, với bề ngang không quá 200 cây-số (ngoại-trừ
Bắc-Việt), bao-bọc và trấn-giữ hết mọi đường ra biển bằng cửa sông của các nước
Kampuchea và Lào. Trên phương-diện quân-sự, với một bờ-biển dài và bề ngang
đất-đai hẹp như vậy nếu chúng ta không phát-triển Hải-Quân th́ làm sao chúng ta
giữ nước được! 658
H́nh-ảnh
chiếc thuyền chiến Nhà Nguyễn bị quân Pháp tịch-thu tại Hải-Pḥng (Dick De
Lonlay, 1890).
Kết-Luận: Không quên Thuỷ-chiến, Nét Độc-đáo Việt-Nam
Nhà Quân-Sử Phạm-Văn-Sơn xác-nhận rằng: Các sách sử cũ ghi chép người Việt rất
sở-trường về thuỷ-chiến. Điều này ta nhận thấy dân-tộc ta quả có tài chiến-đấu
đặc-biệt về mặt thuỷ trong các cuộc xung-đột với Trung-Quốc từ 20 thế-kỷ nay..."
Không có một dân-tộc nào trên thế-giới có được những trang sử đấu-tranh đậm-đà
màu-sắc thuỷ-chiến như của dân-tộc Việt-Nam. Đa số các trận đánh lớn trong
lịch-sử chiến-tranh của dân-tộc ta đều diễn ra trên chiến-trường sông
biển...Trong quá-tŕnh, một nền nghệ-thuật thuỷ-chiến đó đă h́nh-thành, mang
những nét độc-đáo Việt-Nam.
Trong quá khứ, Ngô-Quyền mở nước bằng thuỷ-chiến Bạch-Đằng. Khi Nhà Lư
hùng-cường, Lư-Thường-Kiệt cầm thuỷ-quân đánh Tống b́nh Chiêm. Nhà Trần đuổi
Mông-Cổ ra ngoài bờ-cơi cũng bằng thuỷ-chiến Bạch-Đằng. Vua Gia-Long thống-nhất
đất-nước với kỳ-tài và nỗ-lực sử-dụng Thuỷ-quân.
Về
tương-lai mối lo của dân ta cũng như bao giờ, sẽ lại đến từ mặt biển, từ
Hoàng-Sa, Trường-Sa... Quân thuỷ vốn có khả-năng đặc-biệt là đánh nhanh, đánh
bất-ngờ, thọc-sâu vào đất địch. Một chính-quyền tốt phải lo việc xây-dựng
Hải-Quân, bảo-vệ đất và nước.
Đến ngay như trong thời-gian Miền-Nam nguy-ngập vào đầu năm 1975, nếu có hải-lực
đủ mạnh tấn-công tập-hậu Cộng-Sản Bắc-Việt, quân xâm-nhập của chúng tất phải rút
về.. Và... t́nh-h́nh hẳn đă đổi khác.
Chúng ta không bao giờ nên quên Thuỷ-chiến là nét độc-đáo Việt-Nam!
Vũ-Hữu-San
Phụ-bản
Sinh-Hoạt Người Việt Cổ
Tiền-nhân chúng ta Sống ngoài Biển thời Băng Đá
Trong lịch-sử trái đất, mực nước biển đă dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự
sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển-Đông chỉ bằng
phân nửa hiện nay. Dân-cư vùng duyên-hải vốn sống bằng cách thu-lượm tôm-cá,
ṣ-ốc. William Meacham659 khi nghiên-cứu bản-đồ địa-h́nh đáy biển, cho biết lúc
xưa bờ Biển-Đông tương-đối bằng-phẳng nhưng bị sông, hồ nước chia cắt khắp
nơi660. Khoảng 14,000 năm trước đây, bè tre đă xuất-hiện như phương-tiện
di-chuyển chính-yếu.
H́nh-thể
Biển-Đông với các đồng-bằng thời Băng-đá Theo ư-kiến của một số nhà khảo-cổ,
dân-cư của vùng Nanhai, Sunda sinh-sống trong môi-trường hàng-hải. 661
Nhà khảo-cổ Malcolm F. Farmer, trong khi đi t́m nguồn-gốc thuyền-bè, đă thấy
rằng Vịnh Bắc-Việt nơi có chứng-cớ nhiều truyền-thống liên-hệ nhất giữa những
loại bè thời-cổ với thuyền độc-mộc và với các ghe-thuyền kiến-trúc có sườn, có
khung sau này. Farmer cho rằng chính trên các loại bè này, người ta đă phát-minh
cánh buồm đầu-tiên. Chắc-chắn "Bè có trang-bị Buồm" là phương-tiện viễn-duyên
đầu-tiên của nhân-loại. 662
Rồi qua thời Hậu Băng-Đá663, nước biển cứ cao dần. Khi mực nước biển gần đạt đến
mức-độ như hiện nay, chừng -25m, bờ-biển đă lùi sâu vào lục-địa, gặp đúng chỗ
địa-thế lởm chởm, lồi lơm. Nhiều nhóm người sống trên các hải-đảo. Sự liên-lạc,
di-chuyển bằng thuyền-bè trở nên càng ngày càng cần-thiết hơn.
Bờ-biển
lúc xưa phẳng-phiu, nay lởm-chởm lồi-lơm.
Các trở-ngại, khó-khăn trên biển đă thúc-đẩy con người phải phát-minh ra những
cánh-buồm, những bánh-lái, những loại thuyền nhiều thân và những cơ-phận
điều-khiển khác để việc hải-hành được an-toàn hơn, tránh bị thổi ra ngoài
khơi664. Meacham tin rằng 6,000 - 4,000 năm trước Tây-lịch, những nền văn-minh
vùng châu-thổ sông Hồng bắt đầu nảy-nở. Đồ gốm đă được nặn trên bàn xoay ở
Đậu-Dương. Khoa khảo-cổ cũng t́m thấy dây câu, lưới bắt cá và thuyền độc-mộc.
Phần lớn dân-cư sống bằng ngư-nghiệp. (4,000 năm TTL..). Nhiều người đặc-biệt
thích-nghi với môi-trường nước, một số nhỏ hơn sống suốt đời trên bè, trên ghe.
Một vài nhóm trở-thành những bộ-lạc hải-du.665
Môi-trường Đặc-biệt thời Băng Đá tạo Sinh-hoạt hàng-hải
Vùng Đông-Nam-Á nói chung và vùng Vịnh Bắc-Việt nói riêng là nơi
duy-nhất trên thế-giới đă trải qua nhiều cuộc biến-chuyển mạnh-mẽ về địa-lư và
nhân-văn đặc-biệt ảnh-hưởng bởi môi-trường nước.
Một số nhà nghiên-cứu cho rằng sự thay-đổi về địa-lư Biển-Đông không những chỉ
làm thay-đổi môi-trường sinh-sống của sinh, thực-vật trên đất, dưới biển trong
vùng mà c̣n tạo-dựng lên cả một cuộc biến-đổi to-lớn làm phát-sinh những nền
văn-minh quan-trọng về nông-ngư-nghiệp cùng hàng-hải có thể gọi là tiền-tiến của
nhân-loại.
Tài-liệu mới nhất là cuốn “Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast
Asia” của Bác-Sĩ Stephen Oppenheimer, xuất-bản tại Anh-Quốc năm 1999. Dựa trên
những kiến-thức cập-nhật mới đây của các ngành khoa-học như di-truyền-học,
nhân-chủng-học, thần-thoại, văn-học dân-gian, ngôn-ngữ-học, hải-dương-học,
khảo-cổ-học... để cho ra đời một cuốn sách làm cho nhiều nhà nghiên-cứu
Đông-Nam-Á-học và khảo-cổ-học phải ngẩn-ngơ666... Có người c̣n cho rằng đây là
một quyển sách quan-trọng vào bậc nhất trong ngành Đông-Nam-Á-học!667
Chính tác-giả Oppenheimer đă viết: "Lư-thuyết mà tôi tŕnh-bày trong cuốn sách
này. lần đầu-tiên, đặt Đông-Nam-Á vào trung-tâm của các nguồn-gốc văn-hoá và
văn-minh. Tôi cho rằng nhiều người đă phải di-tản khỏi vùng duyên-hải của họ ở
phương Đông v́ lụt-lội. Những người tị-nạn này từ đó vun-đắp những nền văn-minh
vĩ đại ở phương Tây."
Đă
có nhiều nhà khoa-học cố-gắng giải-thích sự h́nh-thành nền văn-hoá hàng-hải của
dân Việt nói riêng và của dân Đông-Nam-Á nói chung. Những sắc-thái đặc-thù này
khác-biệt hẳn với sắc-thái văn-hoá hoàn-toàn lục-địa của Trung-Hoa.
Sự
Phân-tán Văn-minh theo Đường Hàng-hải
Lư-thuyết Norman cho rằng một số lớn dân Đông-Nam-Á khởi-sự trước hết bằng cuộc
sống ở duyên-hải668, sau này hội-nhập với dân-cư vùng cao-nguyên nhưng rồi trở
về lại vùng đồng-bằng gần biển, tiếp-tục phát-triển nghề hàng-hải.
Thuyết
Buckminster Fuller về Hải-lộ phân-tán dân-cư. Khi nước biển dâng-cao, từ
Biển-Đông di-dân đi ra khắp nơi theo các giai-đoạn phát-minh thuyền-bè, buồm,
xiếm...
Wilheim G. Solheim cho rằng 6,000 năm trước, dân Đông-Nam-Á đă mạo-hiểm ra khơi
v́ nhu-cầu di-chuyển. Gió-băo và hải-lưu của Biển-Đông và Thái-b́nh-Dương đă
cuốn-trôi một số người tới Nhật-Bản, trong khi các nhóm khác bị quét sang
Phi-luật-Tân, Nam-Dương và Melanesia. Tiếp-theo, những toán dân-chúng di-chuyển
tới các đảo ngoài khơi Thái-b́nh-Dương và sang Madagascar.
Bàn rộng hơn thế nữa, cũng theo Solheim, Biển-Đông của Đông-Nam-Á thời-cổ c̣n là
nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với các nơi ở dọc biển Á-châu,
Âu-châu, Phi-châu, Đại-dương-châu và cả Mỹ-châu. Solheim lư-luận rằng chỉ có
sự-kiện Đông-Nam-Á giữ vai-tṛ trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe toả
nan-hoa ra khắp nơi mới giải-thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các
chủng-tộc khác-biệt của loài người sống xa-cách nhau trên khắp thế-giới lại có
nhiều sự tương-đồng về sinh-hoạt văn-hoá như vậy!669
Cùng nhận-định như Solheim nhưng đi trước ông tới 40 năm, nhà ngữ-học Pháp Paul
Rivet đă làm nhiều cuộc nghiên-cứu và kết-luận rằng: "Từ vùng Đông-Nam Á-châu,
một thứ ngôn-ngữ đă được truyền-bá đi bằng đường hàng-hải đến Nhật-Bản,
Tasmania, Địa-trung-hải, Phi-châu và Mỹ-châu".670
Quan-niệm truyền-bá ngôn-ngữ ĐNÁ đi khắp thế-giới theo đường hàng-hải, khởi-sự
từ Biển-Đông (Paul Rivet, 1929).
Carl Sauer duyệt-xét những biến-chuyển về địa-lư Biển-Đông trong thời-khoảng
mười mấy ngàn năm trước đây, đưa ra kết-luận về tinh-thần tiến-bộ của cư-dân
người Việt (Yüeh) thời-cổ như sau: "Mực nước Biển-Đông dâng-cao làm tăng thêm
nhịp bồi-đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi các vùng đất
thấp tiếp-tục bị lụt. Dân-cư khi xưa sống rải-rác th́ lúc này thu lại thành các
vùng cư-trú dọc theo nguồn nước... Một thế-giới mới đă thành-h́nh, sự thay-đổi
môi-trường vật-lư địa-dư đă trở-thành cơ-hội thuận-tiện tối-đa cho những dân
thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ... Người dân bỏ sự nhàn-rỗi và nhờ trí-óc ṭ-ṃ
để t́m thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thời-gian ngắn để
chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp.671
Cùng với Meacham, Sauer ư-thức tầm quan-trọng của ngư-nghiệp và hàng-hải trong
tiến-tŕnh văn-minh Đông-Á thời-cổ. Khác-biệt hẳn với các nơi khác trên
thế-giới, Biển-Đông và vùng đất chung-quanh có tới hai vụ gió-mùa trong một năm,
nên hoàn-cảnh rất thuận-lợi cho sự phát-triển các ngành nông-nghiệp, ngư-nghiệp
và hàng-hải.672
V́
Biển-Đông có hai mùa gió nên việc hải-hành viễn-duyên khi đi cũng như khi về rất
tiện-lợi. Hàng-hải phát-triển kéo theo sự bành-trướng thương-mại. Sự trao-đổi
hàng-hoá nâng cao kỹ-thuật chế-tạo phẩm-vật và phương-tiện giao-thương.
Charles F. Keyes viết trong sách "The Golden Peninsula"673 rằng Việt-Nam là nơi
phát-khởi nền văn-minh Hoà-B́nh trải rộng khắp Đông-Nam-Á. Keyes đă xác-định hai
điểm sau:
-
Quá-tŕnh văn-hoá thời tiền-sử của toàn vùng Đông-Nam-Á thường được
chia ra làm những giai-đoạn mà chỉ-danh từng giai-đoạn lấy từ địa-danh các
vị-trí khảo-cổ tiêu-biểu nhất như Hoà-B́nh, Bắc-Sơn, Đông-Sơn; tất cả đều nằm
trong Bắc-phần Việt-Nam (trang 182.)
-
Thời-đại Đồ-Đồng xuất-hiện vào khoảng 3,000 đến 2,500 năm TTL. ở
Đông-Nam-Á, nghĩa là khởi-sự sớm hơn Trung-Hoa và Ấn-Độ. Biểu-tượng chính của
nền văn-minh này là những Trống Đồng t́m thấy ở nhiều nơi xa xăm như Fores,
Sulawesi thuộc Nam-Dương quần-đảo. Những trống đồng như vậy đều được đúc tại
vùng đất Đông-Sơn nhỏ-hẹp của Việt-Nam, từ đó trống được phân-phối đi khắp
Đông-Nam-Á theo đường hải-thương (trang 16.)
Nằm cạnh bờ Vịnh Bắc-Việt, nền văn-minh Đông-Sơn không những chi-phối các
sinh-hoạt con người toàn vùng Đông-Nam-Á mà c̣n ảnh-hưởng xa hơn, ra các đảo
Thái-B́nh-Dương và đến cả Mỹ-Châu. Điều cần-thiết phải nhấn-mạnh là Đông-Sơn,
đặc-biệt hơn một số các nền văn-minh khác ở chỗ nó nhuốm màu-sắc hàng-hải, hướng
về biển-cả hơn là đất-liền. Cũng nhờ đó, Đông-Sơn trở-thành một trong các nền
văn-minh có địa-bàn rộng-răi bao-la nhất trong lịch-sử nhân-loại. Cho dù các
văn-minh Cận-Đông, Ai-cập, Ấn-Độ, Trung-Hoa, Hy-Lạp, La-Mă... có chói sáng, có
vĩ-đại mấy đi nữa; cũng chưa bao giờ được kể là đă đi xuyên đại-dương, vượt
ngang qua nhiều đại-lục.
Trong học-thuyết về nền văn-hoá Đông-Sơn, Victor Golubev674 nói đến ảnh-hưởng
của nó ra các khu-vực. Ông nêu rơ các dấu-tích ảnh-hưởng của nền văn-minh
Đông-Sơn cổ ở những quốc-gia miền Nam và vùng ven-biển Trung-Quốc, quần-đảo
Nhật-Bản, ở các dân-tộc Nam-Đảo châu Đại-Dương. Là người hỗ-trợ tư-tưởng về
những cuộc tiếp-xúc văn-hoá rộng-lớn thời-cổ, ông kiên-tŕ nhấn-mạnh nguồn-gốc
bản-địa của nền văn-hoá Đông-Sơn. Trong cuộc tranh-luận với E. Gaspardone, ông
đă bác-bỏ quan-điểm chủ-đạo trong ngành Hán-học Pháp rằng, dụng-cụ bằng
kim-loại, cũng như nhiều đặc-trưng khác của nền văn-minh và văn-hoá Trung-Hoa,
mới du-nhập vào Việt-Nam sau khi nhà Hán xâm-chiếm được đất Việt.675
Trống
Đồng ghi-dấu khắp nơi ở Đông-Nam-Á (Trống Đông-Sơn, Viện Khảo-Cổ-Học, Hà-Nội
1987, trang 131).
Ghe-thuyền Việt-Nam Kỹ-thuật cao trong Cổ-thời
Nhiều nhà nghiên-cứu hàng-hải Âu-Mỹ đồng-ư với quan-điểm của Clinton R. Edwards
rằng bờ-biển Việt-Nam, đặc-biệt vùng Vịnh Bắc-Việt và Hoa-Nam chính là nơi
quy-tụ nhiều kiểu ghe-thuyền phong-phú hơn bất-cứ nơi nào khác trên thế-giới.
Kiến-trúc tàu-bè Việt-Nam rất độc-đáo và đă đạt đến tŕnh-độ kỹ-thuật cao ngay
từ cổ-thời.
Edwards cho rằng những Người Biển (Orang Laut) ở Đông-Nam-Á thuộc những bộ-lạc
Hải-du (Sea nomads) phát-triển truyền-thống hàng-hải trước khi chính họ mở-mang
nông-nghiệp.676
Tuy vậy nhân-loại ít lưu-tâm tới quá-tŕnh hàng-hải đó nếu như trong khoảng
bốn thập-niên trở lại đây không có phong-trào nghiên-cứu những giao-tiếp Á-Mỹ
trước thời Kha-Luân-Bố677. Một trong những học-giả uy-tín nhất là Robert
Heine-Geldern đă nhận ra nhiều mối liên-hệ văn-hoá giữa Mỹ-Châu và bờ-biển
Á-Đông mà trong đó nền văn-hoá Đông-Sơn của Việt-Nam rất đậm nét.678 V́
giao-tiếp chỉ có thể thực-hiện được bằng đường biển nên người ta cần t́m hiểu
kỹ-thuật kiến-trúc ghe-thuyền. Đó là lư-do thúc-đẩy các nhà xuất-bản cho in các
cuốn sách nghiên-cứu mới và tái-bản những sách cũ mà tài-liệu liên-hệ đến nền
hàng-hải cổ-thời của Việt-Nam.679
Người
Việt Tiên-phong về Kiến-trúc Ghe-thuyền
Chúng tôi đă điểm qua các thuyết về quá-tŕnh hàng-hải của dân ta.
Nếu quả thực như vây, chúng ta phải t́m-kiếm xem dân ta đă phát-minh và
hoàn-thiện ghe tàu như thế nào th́ mới hoàn-toàn thuyết-phục được mọi người.
Nói về những thành-quả phát-minh của người Việt trong công-tác kiến-trúc
thuyền-bè, người ta sẽ phải viết rất nhiều. Đề-tài này chưa được nhiều người
Việt-Nam nghiên-cứu và viết thành sách. Riêng chúng tôi trong khi đi t́m ra
những điểm mốc căn-bản cho kỹ-thuật hàng-hải thời-cổ, đă thấy rằng nhân-loại nói
chung đă đi từ khúc cây làm bè, chuyển dần qua thuyền, cải tiến buồm để
di-chuyển mọi hướng (quan-trọng nhất là đi chếch ngược với hướng gió) và có lẽ
sau cùng nghĩ ra cách vận-chuyển (lái) thuyền tự-động (không cần người lái).
Những mốc bức-phá quan-trọng nhất về hàng-hải đúng là đă xảy ra tại Biển Đông
(mà cái nôi là Vịnh Bắc-Việt).
Sau đây, chúng tôi xin lược-kê các phát-minh được thực-hiện bởi tiền-nhân người
Việt chúng ta, như sau:
-
Chế-tạo bè tre gồm những cây tre có đặc-tính nổi tự nó. Bè tre không
giống ghe-thuyền phải tạo ra khoảng không-gian kín nước mới nổi được. Sự kết-hợp
các cây tre tạo tác-dụng như những thuyền nhiều thân mang lại sự bền-vững
(Moment cân-bằng là bội-số gia-tăng theo số các thân thuyền).
-
Phát-minh buồm để có thể sử-dụng được cả hai mặt (fore and aft
lugsail). Tiến-bộ của kỹ-thuật này giúp thuyền đi chếch ngược hướng gió.
-
Phát-minh các ô kín nước (áp-dụng từ đặc-tính tự nổi của ‘bè’ tre) để
gia-tăng sự an-toàn. Kỹ-thuật kiến-trúc mềm-dẻo, làm thân thuyền thích-nghi với
sóng gió.
-
Phát-minh bánh-lái có trục đặt ở giữa đuôi thuyền giúp thuyền
vận-chuyển dễ-dàng và chính-xác hơn.
-
Phát-minh cây xiếm, phối-hợp xiếm với buồm để thuyền tự-động lái theo
một hướng đi cố-định (so với hướng gió).
Khả-năng
Đi-Biển của Bè Tre Việt-Nam
Theo Malcolm F. Farmer, không những bè-mảng là thứ "phương-tiện nổi"
đầu-tiên được trang-bị buồm; bè-mảng c̣n là tiền-thân của các loại ghe-thuyền có
nhiều khoang kín nước ngày nay.680
-
Bè tre tự nó, theo kiến-trúc là một loại phương-tiện nổi gồm nhiều
ngăn kín nước là những lóng (khúc) tre. Người Việt là giống dân độc-nhất sử-dụng
đủ các loại tre, bương, luồng… trong mọi kiến-trúc ghe-thuyền.
Stephen C. Jett, một học-giả uy-tín chuyên khảo-cứu về khả-năng vượt-biển của
nhân-loại trong cổ-thời, đă phát-biểu trong bài "Diffusion versus Independent
Development" như sau:"...sức tác-dụng của sóng-gió tăng theo với quán-tính của
những con thuyền nặng-nề và do đó cũng làm cho nó dễ bị bể-vỡ hơn. Một con
thuyền hay một chiếc bè nhỏ-bé nhưng kiến-trúc tốt, dễ-dàng hoàn-tất việc vượt
đại-dương. Đặc-biệt tốt hơn nữa nếu kiến-trúc lại mềm-dẻo, tỷ như các loại bè
ghép bằng cây tre và loại thuyền kết bởi ván-gỗ (flexible construction as
lashed-log rafts and sewn-plank boats)681...". Đặc-tính kiến-trúc và cả hai loại
bè và thuyền ưu-việt kể trên đồng-thời đều hiện-hữu tại Việt-Nam.
Phát-minh Bánh-lái
Một mẫu thuyền bằng đồ gốm, có đầy-đủ bánh-lái và trục bánh-lái nằm
giữa đuôi thuyền được t́m thấy ở Quảng-Châu, gần kinh-đô Phiên-Ngung của nước
Nam-Việt trong thời nhà Triệu (thế-kỷ thứ nhất TTL.) Phát-minh quan-trọng về
lái-tàu đă khởi-sự 6 thế-kỷ trước thời-gian này. H́nh-ảnh bánh-lái đă xuất-hiện
trên trống đồng Đông-Sơn. V́ vùng Quảng-Châu là đất những người người Việt cổ
sinh-sống trước kia, nên người ta t́m ra mẫu thuyền có bánh-lái ở đó.
Cùng suy-luận như vậy, Per Sorensen cho rằng quan-sát những h́nh
thuyền trên trống đồng, người ta nhận thấy có sự cải-tiến kỹ-thuật bánh-lái theo
thời-gian. Trên trống loại OB 89 (Tam Ongbah, Thái-Lan), bánh-lái như được gắn
vào một cái trục ở đuôi thuyền. Trên trống Hữu-Chung (Việt-Nam), bánh-lái được
thiết-trí tương-tự như một số ghe-thuyền ngày nay. Những thay-đổi này đă
mở-đường cho những khả-năng hải-hành ngoài biển rộng.682
Ảnh-hưởng to-lớn đến ngành hàng-hải như vậy mà chỉ được người
Âu-Châu biết đến và áp-dụng vào thế-kỷ thứ 12. Một số sử-gia cận-đại phát-biểu
rằng chiếc bánh-lái sau khi gắn vào đuôi tàu Tây-phương đă đẩy mạnh thời-đại
thám-hiểm cùng khám-phá đất lạ và dĩ-nhiên sau đó, bành-trướng chế-độ thuộc-địa.
Văn-minh Tây-phương, thường được gọi là "Rise of the White" bắt-đầu bộc-phát
mạnh cũng từ đấy.
Bánh-lái
trên thuyền Quảng-Châu với phần ghi-chú “không phải của người Tàu” (China's
Civilization, Arthur Cotterell & David Morgan, New York, 1975).
Trang-cụ
kiểu bánh-lái được gắn nơi lái các thuyền Đông-Sơn (700 năm trước Tây-Lịch).
Theo những khám-phá kể trên, từ thời văn-minh Đông-Sơn, dân Việt chúng ta đă
phát-minh ra cách-thức điều-chỉnh độ sâu của các bánh-lái và cây xiếm. Đến nay,
những trang-cụ độc-đáo này c̣n sử-dụng trên các loại bè vùng từ cửa sông
Thái-B́nh đến bờ-biển miền Trung, trên các ghe bàu, ghe nang,... chạy khắp nơi
trong nước.
Chế-tác
buồm đi trước thời-đại
Một số khoa-học-gia, trong đó có Edwin Doran Jr., Christian J. Buys
& Sheli O. Smith đă nghiên-cứu và phát-hiện rằng cánh buồm đầu-tiên xuất-hiện
giữa vùng Biển-Đông (Việt-Nam / Đông-Dương) và New Guinea.683 Đồ gốm và đá mài
t́m thấy trên các đảo trong vùng này chứng-minh những giao-tiếp bằng đường biển
đă xảy ra trước khoảng thời-gian 1500 TTL. (Doran, 1973: trang 49.) Khuynh-hướng
chung ngày nay đă xác-nhận rằng đồ gốm, đá mài và các tiến-triển văn-minh
đầu-tiên đă khởi đi từ vùng b́a lục-địa tại Việt-Nam.
Khảo-cổ-học tuy xác-nhận buồm h́nh chữ-nhật đă có ở Ai-cập 4,000 năm
TTL nhưng cũng cho biết dáng-vẻ ấy ít thay-đổi suốt mấy ngàn năm sau đó. Thuyền
Ai-cập có thể rất to-lớn nhưng thường-thường di-chuyển được nhờ mái chèo và chỉ
hải-hành cận-duyên. Qua đến ngày tàn của đế-quốc này (khoảng 1,200 TTL), loại
thuyền buồm thực-sự của người đảo Crete cũng như dân xứ Phoenicia mới
xuất-hiện.684
Ở
Á-Đông, người ta có thể thừa-nhận trong khoảng thiên-kỷ thứ 4 hay thứ 3 TTL,
người Đông-Dương (và những dân-cư Bách-Việt sống trên đất Tàu ngày nay) đă
sử-dụng ghe-thuyền đi biển.685 Theo lẽ đương-nhiên, bè-mảng chạy buồm có
khả-năng đi biển đă xuất-hiện trước khi ấy một thời-gian (Doran, 1971.)686
Thuyền
buồm Ai-cập.
V́ người Tàu thời đó c̣n đang sinh-sống trên thượng-nguồn sông Hoàng-hà, rất xa
biển; những thành-tích này hẳn-nhiên phải do người Việt, lúc đó đang cư-ngụ ở
vùng duyên-hải, thực-hiện. Các tác-giả trên đồng-ư rằng kỹ-thuật chạy buồm
Á-Đông đă ảnh-hưởng sang Tây-phương, ngược lại với chiều-hướng suy-tưởng
thông-thường.
Thuyền
Việt-Nam trang-bị các loại buồm tứ-giác tiến-bộ nhất.
Nhà khảo-cổ Malcolm F. Farmer, trong khi đi t́m nguồn-gốc thuyền-bè,
đă thấy rằng Vịnh Bắc-Việt là nơi có chứng-cớ nhiều truyền-thống liên-hệ nhất
giữa những loại bè thời-cổ với thuyền độc-mộc và với các ghe-thuyền kiến-trúc có
sườn, có khung sau này. Farmer cho rằng chính trên các loại bè, người ta đă
phát-minh cánh buồm đầu-tiên. Chắc-chắn "Bè có trang-bị Buồm" là phương-tiện
viễn-duyên đầu-tiên của nhân-loại.687
Theo Robert Temple, tác-giả cuốn sách "The Genius of China, 3,000
years of Science, Discovery and invention"688, sự tiến-triển vĩ-đại nhất về
kỹ-thuật chạy buồm là ở chỗ người Á-Đông đă đi từ chiếc buồm đơn-độc, vuông-vức
h́nh chữ-nhật chuyển sang loại buồm với những cây nẹp ngang, có thể trở mạn để
đón gió ở cả mặt sau (fore and aft rig - lug sails) mà nhờ đó thuyền có thể chạy
chếch-ngược về hướng gió (to sail into the wind.) Ông cũng cho rằng :"Không ngoa
khi nói rằng thế thượng-phong của Hải-quân Anh phần lớn nhờ ở t́nh-trạng
sẵn-sàng áp-dụng những phát-minh (Á-Đông) nhanh hơn các cường-quốc Âu-Châu
khác".
Sách "Science and Civilization of China" quyển 4, mà tác-giả là 2 người Tàu
(Wang Ling & Lu Gwei Djen) và một người Anh (Joseph Needham) đă trích-dẫn cuốn
sách Nam-Châu Dị-Vật-Chí của Wang Chen và cho rằng "vào thế-kỷ thứ 3, tàu-thuyền
ở Bắc và Bắc Trung-phần Việt-Nam đă rất tiến-bộ, chở được tới 700 người và 260
tấn hàng-hoá, mang bốn buồm không đặt thẳng một hàng dọc nên đón được nhiều gió
từ những hướng khác nhau."689
So sánh
khả-năng chạy ngược gió của các loại buồm. Lưu-ư các thuyền Tây-phương thường
chỉ chạy xuôi gió. Buồm Việt-Nam "fore and aft" giúp thuyền đi sát 45 độ so với
hướng gió thổi tới.
Kiến-trúc Mềm Dẻo
Phát-minh của người Việt trong công-tác kiến-trúc tàu-bè đáng kể là ở sự mềm
dẻo.
Bà Françoise Aubaile-Sallenave viết nguyên cả một cuốn sách đề-cập
rất kỹ-lưỡng đến cách-thức đóng ghe rất tiến-bộ của Việt-Nam690. Theo tác-giả
này, hai đặc-tính tiên-quyết trong việc kiến-trúc là ghe tàu phải nhẹ nhàng và
có sức chịu-đựng. Cả hai ưu-điểm này đều t́m thấy ở các loại thuyền Việt-Nam.
Trong khi kỹ-thuật Tây-phương cố-gắng cải-tiến làm sao cho sườn và vỏ tàu được
cứng-cáp th́ người Việt-Nam từ nhiều ngàn năm qua, vẫn tiếp-tục giữ truyền-thống
đóng tàu cho mềm-dẻo. Bà Sallenave cũng như những kỹ-thuật-gia kim-thời mới đây
đă khám-phá ra rằng muốn kiến-trúc cứng-cáp th́ vật-liệu đóng thuyền phải nặng,
quán-tính do đó cũng tăng theo, dễ bị bể-vỡ v́ sóng gió; thuyền nhẹ và mềm-dẻo
th́ lực tác-dụng của sóng-nước được phân-phối đều trên toàn-thể thân thuyền nên
sức chịu-đựng gia-tăng và thuyền được bền-bỉ hơn.
So-sánh
Kiến-trúc Tàu-thuyền Việt-Nam và Âu-Châu.
- Thuyền
gỗ khâu. Cũng trong quan-niệm kiến-trúc cổ-truyền và độc-đáo như trên, người
Việt đă phát-triển khả-năng vượt bực trong việc chế-tạo nhiều loại thuyền không
có cả khung hay sườn mà chỉ với một cách đơn-giản là kết những mảnh-ván gỗ vào
nhau bằng dây.Những mối dây này được kết vào bên trong nên phía ngoài vỏ thuyền
vẫn phẳng-phiu.
Pierre-Yves Manguin viết trong bài "Sewn-Plank Craft of South-East
Asia - A Preliminary Survey" như sau: " Nhiều du-khách người Âu-Châu vào thế-kỷ
thứ 17 và 18 đă đề-cập đến các thuyền của Việt-Nam bằng ván khâu lại với nhau.
Thuyền này chạy biển hay cận-duyên, được gọi là Sinja (thuyền-gia), thường
đi-lại buôn-bán với Thái-Lan và có nhiều tại Trung-phần Việt-Nam. Một vài chiếc
chuyên-chở tới 150 tấn hàng-hoá"691.
Manguin cho rằng kỹ-thuật đóng ghe loại này đă lan-truyền khắp các
đảo Thái-B́nh-Dương qua đường hàng-hải. Nơi trang 338 của cuốn sách trên,
tác-giả c̣n ước-đoán rằng vào thời-gian người Ai-cập đóng chiếc tàu cho
hoàng-gia Cheops (2,600 TTL), dân Đông-Nam-Á khởi-sự hải-hành ra các đảo ngoài
Thái-B́nh-Dương bằng thuyền, có thể phỏng-định là loại ván khâu rất đặc-biệt
này.
Loại ghe này được sử-dụng vài nơi trên thế-giới kể cả Nam-Mỹ, nhưng
không ở đâu ghe đạt kỹ-thuật cao và trọng-tải lớn như tại Việt-Nam.
Kiến-trúc thuyền ván khâu Việt-Nam, có loại chuyên-chở được 150 tấn hàng-hoá.
- Thuyền
đáy mê. Theo cuốn sách "Thanh-thư về Tàu-thuyền Cận-duyên Miền-Nam Việt-Nam"692,
thuyền có đáy mê (nan tre) là loại thuyền thông-dụng nhất ở Việt-Nam. Hai lối
kiến-trúc thường được dùng là đáy mê với mạn thuyền bằng ván be (thành gỗ) và vỏ
thuyền hoàn-toàn bằng mê. Loại thuyền có vỏ bằng tre đan này nhẹ hơn loại gỗ, dễ
thấm dầu-chai, chịu được sóng-cồn, sức dội khi ủi băi và không bị mọt ăn. Hơn
nữa tre rất dễ t́m và rẻ hơn loại gỗ tốt, c̣n đáy tre đan lại dễ thay, vừa nhanh
lại vừa rẻ tiền. Đáy nan dùng được chừng 5 năm. Kiến-trúc đan bằng nan-tre
phổ-cập rất rộng-răi với các cỡ ghe-thuyền lớn nhỏ, nhiều kiểu như canoes,
dinghies, thuyền thúng, thuyền buôn và thuyền đánh-cá các loại."
Thuyền
làm bằng nan tre và gỗ. Loại này có lái và cây xiếm mũi (thường gọi là lui-hạ)
điều-chỉnh được chiều sâu.
Jean Yves Claeys cho biết nhiều ghe-thuyền ở vùng Nha-Trang có
toàn-thân làm bằng tre. Chỉ có phần trên làm bằng gỗ. Vỏ thuyền mê có thể bền-bỉ
tới 20 năm nếu được sử-dụng và bảo-tŕ đúng cách693.
Người Việt-Nam là dân-tộc độc-nhất đă phát-triển và hoàn-thiện đủ mọi loại
ghe-thuyền bằng tre này.694
Thuyền
nhiều khoang kín nước
Theo Malcolm F. Farmer, không những bè-mảng là thứ "phương-tiện nổi"
đầu-tiên được trang-bị buồm; bè-mảng c̣n là tiền-thân của các loại ghe-thuyền có
nhiều khoang kín nước ngày nay.695 Tất cả tàu-thuyền hiện-đại đều kiến-trúc
thành nhiều ngăn. Người Tàu đă cố-ư "nhận vơ" nhưng người Việt chúng ta mới
thực-sự đúng là tác-giả của phát-minh quan-trọng này. Lư-lẽ kể ra như sau:
-
Bè tre tự nó, theo kiến-trúc là một loại phương-tiện nổi gồm nhiều
ngăn kín nước là những lóng tre. Người Việt là giống dân độc-nhất sử-dụng đủ các
loại tre, bương trong mọi kiến-trúc ghe-thuyền.
-
Bè là phương-tiện nổi đầu-tiên xuất-hiện ở người Đông-Nam-Á. Người
tiền-sử rất có thể đă dùng nó để vượt-biển sang Úc-Châu từ 40,000- 50,000 năm
trước. Người Việt phát-triển những kiểu bè mà kỹ-thuật tân-tiến nhất với nhiều
buồm, nhiều xiếm và có khả-năng tự-động giữ hướng đi.
-
Khoa khảo-cổ cho biết những thuyền có khoang kín đầu-tiên t́m thấy tại
Hoa-Nam, nơi người Việt cư-ngụ lúc xưa. Người Việt có loại thuyền rất cổ là
Thuyền Ô v́ kiến-tạo bằng nhiều ô (khoang) kín nước.
-
Người Việt-Nam khởi-sự việc đánh cá trước cả thời Băng Đá; trong khi
người Trung-Hoa c̣n sinh-sống trong nội-địa. Ngư-phủ Việt-Nam thích bán cá tươi
nên từ lâu họ chứa cá sống trong ngăn đựng nước, có lỗ thông ra ngoài. Đó là một
loại khoang kín nước vậy.
-
Thuyền của Việt-Nam không những đă được kiến-trúc nhiều ngăn, người
Việt c̣n thấu-triệt nguyên-lư cân-bằng tàu-thuyền. Chúng ta đựng các chất lỏng
trong b́nh, chai, lọ tĩnh trước khi xếp vào khoang thuyền; chúng ta đă nắm được
một kỹ-thuật c̣n cao hơn cả ngăn kín nước nữa.
Cây
Xiếm, Phát-minh Đảo lộn Hàng-hải
Sau khi người Bắc-Phi và Âu-Châu biết sử-dụng buồm tứ-giác, họ nhờ
gió đẩy thuyền đi, nhưng cánh buồm thường-thường trở-thành vô-dụng v́ không mấy
khi thuyền hoàn-toàn thuận gió xuôi. Người Địa-trung-hải v́ đó, phát-triển
tối-đa năng-lực chèo thuyền của những kẻ nô-lệ, có thuyền trang-bị tới 5, 6 hàng
chèo và hàng trăm chiếc dầm. Cuộc đời người chèo thuyền thật nặng-nhọc, quá
khốn-khổ và rất ngắn-ngủi. Họ phải làm việc dưới roi vọt, miệng bị nút chặt,
chân khoá trong xiềng-xích, thiếu-thốn thực-phẩm; ít người sống quá 3 năm và khi
kiệt-lực rồi, chủ quăng xác xuống biển.
Cho đến thế-kỷ thứ 15, dù đă có nhiều cải-tiến trong kỹ-thuật
kiến-trúc, ngoài khả-năng thông-thường chạy xuôi gió, tàu-thuyền Âu-Châu cũng
chỉ có thể lợi-dụng gió ngang và đành bỏ cuộc khi gió mạnh thổi ngược chiều.
Cùng trong sưu-tập "Man Across the Ocean" dẫn-chứng ở đoạn trên,
Stephen C. Jett cho rằng: "các ghe Á-Đông, nếu nói đến vận-tốc chạy biển, vượt
xa chiếc thuyền chạy nhanh nhất trên thế-giới mà c̣n đi ngược lại được gần với
hướng gió hơn bất-cứ một chiếc thuyền buồm nào khác". Ngoài hệ-thống buồm
hữu-hiệu, cây xiếm đă góp công không nhỏ trong những thành-tích làm tăng-tiến
khả-năng hải-hành.
Trở lại với các h́nh thuyền trên trống đồng Đông-Sơn, ta thấy
tiền-thân của những cây xiếm cũng đă xuất-hiện. V́ trên những thuyền này không
có người chèo, nên ta cũng có thể hiểu được là thuyền chạy bằng buồm. Ngoài mái
chèo lái ở đuôi và mũi, cả đuôi thuyền lẫn mũi thuyền đều có những bộ-phận đưa
ra như mảnh ván nhằm chống với sức giạt. Tổng-hợp-tác-dụng của nước trên các
trang cụ này đủ để giúp cho thuyền giữ một hướng cố-định, nhờ đó thuyền có thể
chạy thẳng về phía trước. H́nh-ảnh này không khác mấy với h́nh-ảnh những loại
trang-cụ trên bè-mảng hay thuyền buồm ngày nay: Bè ở Bắc và Trung Việt-Nam có
tới 3 hay 4 cây xiếm, c̣n loại thuyền buồm tiêu-biểu ngày nay ở Trung-phần
Việt-Nam có bánh-lái cùng cây xiếm h́nh đoản-đao (dagger-board) đặt trong hai lỗ
khoét ra ở cả mũi lẫn lái. Loại xiếm ấy không choán chỗ và tỏ ra rất hữu-hiệu
trong việc vận-chuyển. Cũng như bánh-lái, tầm sâu của xiếm có thể điều-chỉnh
được dễ-dàng696 nên thuyền có thể đi vào những nơi nông cạn.
Giả-thuyết về nguồn-gốc cây xiếm này không trái ngược với giả-thuyết
nguồn-gốc bánh-lái được nêu ở một đoạn trên, nó phát-biểu thêm rằng cả bánh-lái
và cây xiếm đều có thể đă được dân Việt phát-minh nhiều thế-kỷ trước
công-nguyên. Cho đến nay, những nét khắc ch́m trên trống đồng Đông-Sơn vẫn là
chứng-tích cổ nhất và hiển-nhiên nhất về sự phát-minh lái và xiếm.
Trên:
Thuyền Đông-Sơn, ngoài 2 mái chèo để lái ra (1), c̣n có 2 trang-cụ như cây xiếm
dùng chống giạt (2). Cột buồm nằm ở nửa phần thuyền phía trước (3).
Dưới:
Ghe Nang (nan?) ở Trung-phần Việt-Nam với giả-thuyết về sự tiến-hoá của bánh-lái
và cây xiếm, đi từ những trang-cụ đă có từ cổ-thời.
Những cây xiếm h́nh-dáng tương-tự, kể cả thứ xiếm như cây đoản-đao (dagger
boards), cũng t́m thấy ở Mỹ-Châu. Các nhà khảo-cổ tin rằng đă có thời chúng được
coi như vật thiêng-liêng, làm đồ thờ-cúng trong những đền-đài.
Cả
một hệ-thống xiếm và buồm phức-tạp do thổ-dân Nam-Mỹ sử-dụng trên các bè Balsa
trước thời Columbus làm nhiều khoa-học-gia kinh-ngạc và đồng-ư là đă có sự
liên-hệ Á-Mỹ trong cổ-thời.697
Phát-triển đủ mọi loại Xiếm
Người Việt đă phát-triển đủ mọi loại xiếm. Ngoài loại "phù-bản"
thời-cổ được tả trong cổ-thư Trung-Hoa698, loại "mũi, lái" nói trong đoạn trên
người ta c̣n thấy những loại như sau:
Trên thế-giới, thuyền có xiếm thường được trang-bị một cây xiếm, nhưng ở xứ ta
thuyền-bè có thể được gắn nhiều cây xiếm:
a-
Hệ-thống hai xiếm đồng-thời ở mũi và ở lái. Cách này chỉ thấy trên các loại
thuyền Việt-Nam.699
b-
Hệ-thống “lái” phối-hợp nhiều tới 3, 4 cây xiếm, một chiếc bánh-lái (hay chèo
lái). Trên các bè-mảng Trung và Bắc-phần Việt-Nam, cách thiết-trí này là một
phát-kiến đặc-thù, giúp cho việc vận-chuyển trên biển thật dễ-dàng.
Khi bánh-lái gài thẳng lại, chiếc bè như được trang-bị bởi 4 cây
xiếm và nhờ điều-chỉnh tầm sâu của xiếm, người ta có thể giữ cho chiếc bè chạy
buồm theo đúng hướng đi so với chiều gió, không cần người bẻ lái.
Bè ở
Nam-Mỹ-Châu với hệ-thống 9 cây xiếm và một buồm, có chiếc dùng hai buồm. So sánh
với bè tre Việt-Nam.
Nh́n sang Mỹ-Châu, người ta thấy Thor Hayerdahl đă bỏ nhiều công-lao
và cũng t́m ra rằng bè Nam-Mỹ vốn có khả-năng không cần dùng mái-chèo hay
bánh-lái, mà vẫn giữ hướng đi một cách tự-động so với chiều gió. Kỹ-thuật này có
lẽ bị lăng-quên hồi mới gần đây. Phương-thức vận-chuyển bằng cách điều-chỉnh tầm
sâu những cây xiếm được Hayerdahl diễn-tả rơ-ràng bằng h́nh vẽ.700
Phát-hiện này rất quan-trọng dùng chứng-minh rằng các bè Á và Mỹ
phải cùng một nguồn-gốc, suy-rộng ra người Việt chắc-chắn đă đến Mỹ-Châu trong
cổ-thời.
Ngoài biển rộng, khi gió-mùa thổi đều-đặn, nhiều thuyền Việt-Nam giữ
hướng đi khá tốt. Kỹ-thuật này được tạm gọi là lái tự-động (auto-pilot). Một
ngư-phủ trong khi cho thuyền chạy vẫn rảnh chân tay để thả lưới hay bắt cá.
Tính-chất Liên-tục của Phát-minh cùng Công-tŕnh Hoàn-bị Kỹ-thuật
Căn-cứ vào những phát-minh hàng-hải, các nhà nghiên-cứu thấy rằng
không có nơi nào trên thế-giới hội-tụ đầy-đủ mọi loại ghe-thuyền to, nhỏ; thân
đơn, kép; mọi loại xiếm mũi, lái, giữa; mọi loại bơi-chèo, mái-chèo, chèo mũi,
lái, giữa; mọi loại buồm vuông, tam-gác, đơn hay kép... như tại Việt-Nam.
Đủ
mọi loại trang-cụ thuyền-bè cùng nhau đă tồn-tại ở Việt-Nam. Người ta thấy
trang-cụ thô-sơ nhất là cách ôm một cây tre bơi bằng tay, đạp bằng chân ra khơi
đâm cá. Người ta cũng thấy loại thuyền hoàn-bị nhất, phức-tạp nhất như thân gỗ
vỏ mê-tre, trang-bị năm buồm, có lái, có xiếm, phao phụ bên hông thuyền và không
cần người bẻ lái, thuyền tự-động giữ lấy hướng đi.
Bè
Sầm-Sơn Thanh-Hoá với trang-bị tối-đa 3 cánh buồm và 4 cây xiếm.
Kỹ-thuật
cao Đi trước Tiến-bộ Điện-tử
Chúng tôi đă có ư t́m xem có cuốn sách nào bằng Việt-ngữ nói tới
cách "lái thuyền-bè tự-động" ở xứ ta nhưng không thấy. Nếu có người Việt-Nam nào
viết trước đây th́ tài-liệu đă mất mà nay th́ có thể rằng kỹ-thuật ấy đă bị
sao-lăng và cũng không c̣n ai quan-tâm tới chăng!
Tuy sách Việt-ngữ không có hay bị mất-mát, nhưng chúng tôi đă nhận ra nhiều
tài-liệu rất lạ đến từ Tây-phương. Các tác-giả này là người Âu-Mỹ đă biết và
viết ra nhiều điều về hoạt-động hàng-hải người Việt hơn là chính người Việt viết
cho chúng ta.
Trong nhóm này, hai Ông Pierre Huard và Maurice Durand cho rằng thuỷ-thủ những
ghe Mành ở Cửa-Ḷ biết cách-thức điều-chỉnh các cánh-buồm làm sao cho phù-hợp
với sự điều-chỉnh cây xiếm để chiếc ghe có thể chạy mà không cần người lái trên
những hải-lộ định trước. Thuyền tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày
dài, không cần phải sửa-đổi tay lái.701
Hai ông này dẫn-chứng tài-liệu của Laurent: "Voyage de Pierre Poivre"
(1749-1750), viết lại theo lời kể khá chi-tiết của nhà ngoại-giao Pierre Poivre
về cách điều-khiển "thuyền có lái tự-động". Ông Poivre là người Pháp đến
thăm-viếng Việt-Nam với hy-vọng được Vua chúa ta mở cửa giao-thương. Ông đă
quan-sát và báo-cáo các sinh-hoạt của dân Việt-Nam trong những năm vào giữa
thế-kỷ 18. (1749-1750.)
Vào khoảng thập-niên 1930, nhà hàng-hải Pierre Paris cũng nghiên-cứu tới việc
sử-dụng những cây xiếm trên thuyền Việt-Nam. Sau khi đă duyệt qua một số
tài-liệu bàn về ghe-thuyền quốc-tế, Paris tin-tưởng rằng sự tương-đồng trong
cách-thức đi bè "không người lái" của người Việt-Nam và thổ-dân Nam-Mỹ là một
trong nhiều cách chứng-minh xác-đáng nhất về sự giao-liên trực-tiếp giữa hai
đại-châu Á và Mỹ. Qua cuốn sách "Phác-thảo dân-tộc-học Thuyền bè Việt-Nam", Ông
đề-nghị các khoa-học-gia nên nghiên-cứu sâu xa đặc-tính của những cây xiếm và bè
Trung-phần Việt-Nam.702
Tính-cách Nhân-bản trong Sinh-hoạt Hàng-hải Việt-Nam
Dựa vào những tài-liệu khả-hữu, phương-tiện hạn-hẹp, lại chỉ được
nghiên-cứu sơ-sài, người viết xin tóm-lược hai nhận-xét sau đây có tính-cách
"triết-lư" đặc-thù về phát-minh hàng-hải Việt trong cổ-thời:
-
Tính-cách nhân-bản và thiên-nhiên. Trong khi tung-hoành trên biển-cả
kiểu "giang-sơn nào anh-hùng ấy" nhưng dân Việt không làm hải-tặc, không
chứng-cớ nào buộc-tội tổ-tiên ta về cướp-bóc tài-sản hay bắt-bớ nô-lệ dù chỉ là
để chèo thuyền. Tinh-thần sáng tạo của dân ta hướng về nhân-bản và thuận theo
thiên-nhiên. Phát-minh như buồm, xiếm... mục-đích là lợi-dụng sức gió thay cho
sức người khỏi phải lao-lực trên mái chèo. Kiến-trúc tàu-bè mềm-dẻo để toàn-thể
thân thuyền hấp-thụ bạo-lực của sóng-gió, nhờ đó thuyền được bền-bỉ và cũng giúp
thuỷ-thủ đỡ mệt-mỏi v́ sức-dội.
-
Tính-cách thảo-mộc. Người Việt yêu nước và cũng yêu cây-cỏ. Phát-minh
liên-hệ đến kiến-trúc tàu-bè dùng toàn nguyên-liệu thảo-mộc tại địa-phương. Dù
là giống-dân tiên-phong trong lănh-vực luyện-kim đồng và sắt, nhưng cho đến
thời-đại gần đây người Việt-Nam vẫn hoàn-toàn không dùng đến kim-loại hay
khoáng-chất, dù chỉ một chiếc đinh hay một lớp sơn-xảm trong khi đóng-ráp
ghe-thuyền.
Hải-sử phần Cổ-Việt trong vùng Vịnh Bắc-Việt hoàn-toàn c̣n là những vùng đất
chưa được khai-thác nhưng đầy các điều hữu-ích và thích-thú. Trên đường đi t́m
về nguồn-gốc, thiết-tưởng người dân Việt chúng ta nên dành ra một chút th́-giờ
và tiền-bạc nghiên-cứu rộng-răi hơn lănh-vực này.
Trường-hợp những đoạn trên chưa đủ thuyết-phục, xin mời quư độc-giả
theo-dơi thêm tài-liệu chi-tiết chúng tôi liệt-kê đầy-đủ mấy chục phát-minh
hàng-hải của người Việt-Nam trong cuốn sách tới.
Các kiểu
ghe-thuyền Việt-Nam đầu thế-kỷ 20 theo Pierre Paris – Ông Pierre Paris và nhiều
học-giả Âu-Mỹ như Đô-Đốc Paris, Joseph Needham… biết nhiều về cổ Hàng-hải
Việt-Nam hơn chúng ta ngày nay rất nhiều.
Sự
tiến-bộ của Hải-Quân thời Hùng-Vương
Khoa khảo-cổ Trung-Hoa từ đời Tống đă phát-triển, nhưng không có một ai chú-ư
tới trống đồng với tư-cách một hiện-vật khảo-cổ. Lư-Đại-Lâm với tác-phẩm
"Khảo-Cổ-Đồ" không hề nhắc tới trống đồng v́ cho rằng không có minh-văn, không
có giá-trị sử-liệu.703. Sự lầm-lẫn này quá lớn và đáng tiếc.V́ nhiều lầm-lẫn
khác cũng tương-tự như vậy, văn-hoá Tàu không coi trọng hàng-hải. Học-giả người
Anh, G. R. Worcester, đă từng than rằng:
"... Và
thế là chúng ta đành bỏ cuộc t́m-kiếm với niềm tiếc rằng những tranh vẽ,
văn-chương và sản-phẩm văn-hoá của người Tàu dưới mọi h́nh-thức, mặc-dù có
truyền-thống đáng kể liên-tục hơn 2,000 năm mà lại chứa-đựng rất ít về
tàu-thuyền và thuỷ-thủ". (The Junks & Sampans of the Yangtze, U.S. Naval
Institute Press, 1971: 17.)
Ngày nay, ai-ai cũng biết rằng nội-dung h́nh vẽ thường-thường có khả-năng
biểu-lộ tư-tưởng tương-đương với cả ngàn lời, ngàn chữ. Trong khoa khảo-cổ, các
nét trạm-trổ hay hoạ-h́nh thời xưa có giá-trị vô-cùng to-lớn. Riêng Trống Đồng
là những sử-liệu quan-trọng, tự nó nói lên được nhiều chi-tiết xác-thực hơn cả
"minh-văn".
T́nh-trạng quân thuỷ thời Hùng-Vương đă được người xưa diễn-tả rơ-ràng qua các
h́nh khắc trên trống đồng của nền văn-minh Đông-Sơn.
Rất nhiều chi-tiết chứng-minh rằng Hải-Quân thời Hùng-Vương cách nay khoảng
3,000 năm đă tiến-bộ đến độ ít người ngờ tới. Các sách nghiên-cứu về Trống Đồng
như cuốn "Trống Đông-Sơn", do Viện Khảo-Cổ-Học biên-soạn (Hà-Nội, 1987),
tŕnh-bày rất nhiều chi-tiết lư-thú. Chúng tôi chỉ xin kể sơ-lược một số điểm
chính-yếu trong đoạn sau đây:
-
Chiến-thuyền lớn có bánh-lái (Phạm-Cao-Dương, Lịch-sử dân-tộc
Việt-Nam, quyển 1, 1987, trang 45-46.) Chiến-thuyền Tây-phương chỉ trang-bị
bánh-lái vào thế-kỷ thứ XII (China's Civilization, Arthur Cotterell & David
Morgan, New York, 1975.)
-
Chiến-thuyền đi biển chạy buồm. Loại này không có thuỷ-binh chèo
chống, có trụ để dựng cột buồm.
-
Vũ-khí trang-bị rất hùng-hậu, gồm nhiều loại :
*
Tầm xa: Nỏ-Thần thiết-trí trên thượng-tầng kiến-trúc. Cánh nỏ và mũi
tên lớn quá-khổ (2-3m). Có lẽ dùng tác-xạ liên-hoàn loại tên bằng đồng hay tên
lửa.
*
Tầm trung: giáo dà́ (2-2.5m)
*
Cận-chiến: ŕu-chiến
*
Nhiều thuyền có chó săn (quân-khuyển)
*
Một số thuỷ-binh mang khiên, lá-chắn.
Nỏ-Thần
trên chiến-thuyền đời Hùng-Vương. Pháo-tháp có lẽ được trang-bị cơ-quan máy-móc
để nạp pháo-tiễn liên-hoàn. Loại Nỏ-Thần này được ghi-nhận trong sử Trung-Hoa.
-
Kiến-trúc chiến-thuyền có những điểm khác nhau cho những nhiệm-vụ
đặc-biệt
*
có lầu cao704, dùng như pháo-tháp cho vũ-khí tầm xa.
*
thuyền thân cong dùng cho nhu-cầu vận-tốc cao.
*
thuyền có phần mũi thấp hơn để đổ-bộ được dễ-dàng.
Chiến-thuyền có lầu (lâu-thuyền). Pháo-tiễn hướng về trước mũi hay sau lái tuỳ
theo nhiệm-vụ tác-chiến.
-
Tổ-chức Hải-Quân có lẽ đă khá chặt-chẽ. Người ta quan-sát thấy những
chi-tiết như:
*
cách trang-phục của thuỷ-thủ khác nhau tùy theo nhiệm-vụ như
thuyền-trưởng, thuỷ-binh cận-chiến, nhân-viên hải-pháo hay lái thuyền. Tuy nét
vẽ không đủ chi-tiết nhưng khi phân-tích, người ta thấy dường như Hải-Quân thời
Hùng-Vương đă có đồng-phục riêng cho từng chuyên-nghiệp.
*
cách phân-nhiệm chiến-thuyền trong hạm-đội như:
(i)
thuyền chuyên dùng tấn-công với tư-thế sẵn-sàng của chiến-binh và pháo-tiễn
hướng về phía trước.
(ii)
thuyền hộ-tống hay giữ an-ninh hậu-tập có pháo-tiễn và chiến-binh quay về phía
sau.
*
phương-tiện truyền-tin và mệnh-lệnh: trồng đồng.
-
Một điểm đáng kể ra nữa là nhiều chiến-thuyền được trang-bị ở phía mũi
một trang cụ giống như cây xiếm. Trang cụ loại này giúp cho thuyền chạy buồm có
thể thay-đổi hướng đi hay giữ đúng hướng không cần người lái.705 Kỹ-thuật
Việt-Nam kiểu "auto-pilot" này là một bước tiến vượt thời-gian mà phần lớn
tàu-thuyền chỉ mới thực-hiện được ngày nay.
Thử-nghiệm Thuyết Xuyên-dương
Robert Von Heine-Geldern trong suốt một phần tư-thế-kỷ kể từ 1939, đă viết rất
nhiều tài-liệu về giao-tiếp Á-Mỹ. Ông liệt-kê thành hệ-thống những điểm
tương-đồng, lưu-tâm khá nhiều đến nền văn-minh Đông-Sơn. Ông cho rằng những dân
đi biển ở Đông-Á tới Mỹ-Châu trước hết, người Ấn nhờ học-hỏi kinh-nghiệm người
đi trước, cũng vượt Thái-B́nh-Dương đến sau. Tàu-thuyền Đông-Nam-Á và Ấn-Độ có
thể cũng hải-hành về hướng Tây, vượt cả Đại-Tây-Dương tới Mỹ một cách
ngẫu-nhiên.
Người nước ngoài không những thích-thú trong việc khảo-cứu thuyền-bè
nước ta, c̣n quyết-tâm muốn thử-nghiệm lư-thuyết “người Việt cổ xuyên-dương”
nữa. Những người can-đảm, không sợ hiểm-nguy làm bè Đông-Sơn, đóng thuyền
Cổ-Việt để vượt đại-dương có lẽ đă xảy ra từ lâu. Chúng tôi được biết có chuyến
đi như vậy được báo-cáo chính-thức qua sách vở kèm theo cả bản-đồ hải-hành cùng
sơ-đồ kiến-trúc thuyền-bè của họ.
- Kuno
Knobl, một phóng-viên Đức làm cho Đài truyền-h́nh Úc, sau khi thấy "chùm dây
buộc nút" (knotted cords - kết-thằng) trong viện Bảo-tàng ở Huế giống y hệt loại
Quipu của Peru, nh́n nhận ra rằng đă có sự giao-tiếp trực-tiếp giữa hai nơi
Việt-Mỹ. Để chứng-minh niềm-tin của ḿnh là đúng-đắn, Knobl đứng ra quyên góp
tiền-bạc, đóng thuyền buồm theo kiểu cổ-thời Đế-quốc Nam-Việt để xuyên
Thái-B́nh-Dương. Knobl muốn khởi-hành chuyến thử-nghiệm từ Việt-Nam nhưng không
được v́ lúc đó chiến-tranh đang hồi ác-liệt. Knobt đành thực-hiện chuyến đi từ
Hồng-Kông sang Mỹ-châu với thuỷ-thủ-đoàn 8 người từ Hồng-Kông đi Mỹ-Châu trên
thuyền Taiki (Thái-Cực). Nếu biết cách trị con hà (teredo, một loại sâu gỗ thân
mềm, đục thủng ván-gỗ làm hư-hỏng vỏ thuyền) th́ họ đă tới bờ-biển Mỹ-Châu.
Cuối-cùng, Kuno Knobl phải nhờ thương-thuyền cứu-giúp. Sách viết bằng Đức-ngữ,
nhan-đề "Thái-Cực", bản dịch Anh-ngữ: Tai-Ki, Journey to the Point of No
Return.706
H́nh
thuyền Taiki đóng theo kiểu thuyền người Cổ-Việt với 2 cây-xiếm kiểu “phù-bản”.
- Tim
Severin, v́ thán-phục học-thuyết "xuyên-dương" của Joseph Needham707 nên đă
quyết-tâm chứng-minh rằng người Á-Đông thuộc nền Văn-hoá Đông-Sơn đă tới Mỹ
nhiều ngàn năm trước đây.
Severin là một nhà văn Ái-nhĩ-Lan rất ưa thích việc khảo-cứu về hàng-hải. Chiếc
bè của Ông được đóng tại Sầm-Sơn (Thanh-Hoá, Việt-Nam) gồm có 220 cây luồng buộc
lại với nhau bằng những giây leo trong rừng dài tới 46km. Đặc-biệt để giữ nguyên
kỹ-thuật xưa, thợ làm bè không dùng đến một chiếc đinh nào bằng kim-loại.
Thuỷ-thủ-đoàn gồm có 5 người, trong đó có một người Việt-Nam. Họ lái chiếc bè
này bằng cách điều-chỉnh độ nông-sâu của 10 chiếc xiếm, vào ra những nơi
chật-hẹp có nhiều tàu-thuyền qua lại như hải-cảng Hồng-Kông và quần-đảo Ryukyu.
Đoàn “thám-hiểm” đă hải-hành phần lớn một cách tự-động, không người lái, vượt
qua 5,500 hải-lư, tức là gần hết hải-tŕnh xuyên Thái-B́nh-Dương708 (chừng 6,500
hải-lư). Nếu Severin nắm vững được cách sơn kín-nước th́ những cây luồng đă
không bị ngập nước và họ có thể đă thành-công.
B́a sách
in h́nh-ảnh chiếc bè Sầm-Sơn. Kuno Knobl muốn chứng-minh rằng người Việt đă vượt
Thái-B́nh-Dương mấy ngàn năm trước đây.
Tài-liệu
Tham-khảo
- A. and
W. Churchill (ed.). Bài "A Description of the Kingdom of Tonqeen", trong cuốn
sách "A Collection of Voyages and Travels". London, 1703-32, IV. 3. Abbe
Richard, "Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin". Paris. 1778, 1.
28.
-
Advanced Research Projects Agency, DOD. Junk Blue Book: A Handbook of Junks of
South Vietnam (Washington D.C.). 1962.
-
Advanced Research Projects Agency, DOD. Blue Book of Coastal Vessels, South
Vietnam. Columbus, Ohio. 1967.
-
Bernard Philippe Groslier. The Art of Indochina. Translated by George Lawrence.
New York. 1962.
-
Bùi-Tiến-Hoàn. Bài "Từ 1955 đến 1975, Hải-Quân Việt-Nam có được đặt đúng chỗ của
nó không?". Nhận qua điện-thư, được đăng lại trong Đặc-San Lướt-Sóng.
-
Bùi-Văn-Bảo. Bộ sách Việt-Sử Bằng Tranh (VSBT) gồm 30 quyển về lịch-sử Việt-Nam.
Nhà xuất-bản Quê Hương phát-hành. Cuối 1980’s Đầu 1990’s.
- C. E
Bouillevaux. L’Annam et le Cambodge, Voyages et Notices Historiques. Paris.
1874.
-
Cao-Thế-Dung. Việt-Nam Binh-Sử Vơ-Đạo. Arizona. 1993.
- Carl
Sauer. Agricultural Origins and Dispersals. Series Two. New York. 1952: 24-25.
- Carl
Sauer. Bài “Environment and Culture During the Last Deglaciation”, trong
Proceedings of the American Philosophical Society Vol. 92. 1948, pp. 65-77.
-
Charles F. Keyes. The Golden Peninsula. New York. 1977.
-
Chester Norman. Bài “The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast
Asia during the Late Pleistocene and Early Periods”, Tạp-chí World Archaeology
2, No. 3. 1971: 300-320.
- Claude
Madroll. Bài “Le Tonkin ancient”. BEFEO, XXXVII, 1937, 262-332.
-
Clinton Edwards. Bài “New World perpectives on pre-European voyaging in the
Pacific”, sưu-tập Early Chinese Art and its Possible influence in the Pacific
Basin, Vol. 3, edited by Noel Bernard. New York. 1969.
-
Cửu-Long-Giang và Toan-Ánh. Miền-Bắc Khai-Nguyên. Sài-G̣n. 1969.
- D. G.
E. Hall. A History of South East Asia, Fourth Edition. London. 1981.
- D. R.
SarDesai. The Struggle for National Identity. Westview Press, Colorado. 1992.
- David
E.Sopher. The Sea Nomads: A Study Based on the Literature of the Maritime Boat
People of Southeast Asia. Singapore. 1965.
- David
G. Marr and A. C. Milner. Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries. Institute
of Southeast Asian Studies. Singapore. 1986.
- Dick
de Lonlay. Au Tonkin, 1883-1885, récits anecdotiques. Garnier frères, Paris.
1886.
- Donald
G. McCloud. Southeast Asia, Tradition and Modernity in the Contemporary World.
Westview Press, Boulder. 1995.
- Donald
Worster. Rivers of Empire: Water, Aridity, and the Growth of the American West.
New York. 1985.
-
Đỗ-Trọng-Huề. Bài "Đi t́m Dấu Vết Hùng-Vương", sách "Hương-Trà". Sài-G̣n. 1968.
- Edwin
Doran Jr. Bài “The Sailing Raft as a Great Tradition”, sưu-tập Man Across the
Sea: Problems of Pre-Columbian Contacts, edited by Carol L. Riley. Austin. 1971:
135-138.
- Edwin
Doran Jr. Christian J. Buys & Sheli O. Smith. “Chinese Batten Lug Sails”.
Nguyệt-san Mariner's Mirror. August 1980: 244-245.
- Eldon
Best. Polynesian voyagers: the Maori as a deep-sea navigator, explorer, and
colonizer. N. Z. Dom. Mus. Monogr., no. 5. 1923.
-
Encyclopaedia of Asian Civilizations, Vol. 9, Louis Frederic, 1984. Paris.
Từ-mục: Trần-Ứng-Long
-
Fairbridge, R. Bài “The Changing Level of the Sea”, Tạp-chí Scientific American.
1960, No. 202, 6:70-79.
-
Françoise Aubaile- Sallenave. Bois et Bateaux du Vietnam. Paris. 1987.
- Funk &
Wagnalls New Encyclopedia, Vol.23. New York. 1992. Từ-mục: Transportation.
- G. E.
Gerini (Colonel). Recherches on Ptolemy's Geography of Eastern Asia. M.R.A.S.,
London. 1909.
- G. R.
G. Worcester. The Junks & Sampans of the Yangtze. Naval Institute Press,
Annapolis. 1971.
-
Grousset René. The Rise and Splendour of the Chinese Empire. Barnes & Noble,
Inc. 1992.
- Harold
J. Wiens. China's March Towards the Tropics. Hamden, Connecticut. 1954.
-
Hồ-Văn-Châm. Bài “Chuyện Một Người Việt Làm Vua Chiêm-Thành” - Tập-San Y-Sĩ, số
150, Năm thứ 26, Tháng 7, 2001. Victoria, Montréal, Québec, Canada.
-
Jean-Yves Claeys. Bài “L’Annamite et la mer”, Bưu-báo Bulletins et Travaux,
Institut Indochinois pour l’Étude de l’Homme. 1942: 17-28.
- Joseph
Needham, Wang Ling and Lu Gwei-Djen. Science and Civilisation in China, vol. 4:
Physics and Physical Technology, part III: Civil Engineering and Nautics.
Cambridge University Press: Cambridge. 1971.
- Keith
Buchanan. The Southeast Asian World. New York. 1967.
- Keith
Weller Taylor. The Birth of Vietnam. University of California Press. 1983.
-
Khương-Vũ-Hạc. Hoàng-thúc Lư-Long-Tường. Dịch-giả Trần-Văn-Thêm. Hà-Nội. 1996.
- Kuno
Knobl, with Arno Dennig. Tai Ki: To The Point of No Return. (trans. by Rita &
Robert Kimber). Boston, Little, Brown & Co. 1975.
- Lăng
Hồ. Bài “Hoàng-Sa Trường-Sa, Lănh-thổ Việt-Nam”. Tập-san Sử-Địa “Đặc-khảo về
Hoàng-Sa và Trường-Sa”- Số 29 - Tháng 1, 2, 3 – 1975. NXB Khai-Trí, Sài-G̣n.
Trang 66. Lăng-Hồ là bút-hiệu của Giáo-sư Nguyễn-Khắc-Kham.
-
Lê-Đ́nh-Thông. Các bài "La Marine vietnamienne avant l'Arrivée des Français",
(trong sách "Marin et Océan III", Paris 1992; các trang 53-71.) và bài
"Stratégie et Science du Combat sur l'Eau au Vietnam avant l'Arrivée des
Français", (trong sách "L'évolution de la Pensée Navale II", Paris, 1992; các
trang 2111-229).
-
Lê-Nhâm-Tuyết. Một số phong-tục thời Hùng-Vương qua những h́nh-ảnh trên trống
đồng, Tạp-chí Khảo-Cổ-Học số 14, 1974.
-
Lê-Quư-Đôn. Kiến-Văn Tiểu-Lục. Có một bản dịch của Phạm-Trọng-Điềm. Nxb. Sử-học,
Hà-Nội 1962.
-
Lê-Văn-Hưu, Phan-Phu-Tiên, Ngô-Sĩ-Liên... soạn-thảo (1272 - 1697). Đại-Việt
Sử-Kư Toàn-Thư. Viện Khoa-Học Xă-Hội Việt-Nam dịch (1985 - 1992).
- Li
Tana “Southern Vietnam under the Nguyễn: Documents on the economic history of
Cochinchina (Đàng-Trong).
Singapore : Institute of Southeast Asian Studies, 1993. Bản dịch của
Nguyễn-Nghị. Xứ Đàng-Trong, Lịch-sử kinh-tế - xă-hội Việt-Nam thế-kỷ 17 và 18:
Luận-án Tiến-sĩ/ Li Tana. Sài-G̣n. 1999.
- Ling
Shun-Sheng. Formosan Seagoing Raft And Its Origin In Ancient China
(Translation). Bulletin of the Institute of Ethnology, Academia Sinica 1. 1956.
-
Lư-Tế-Xuyên, Việt Điện U Linh (1029).
-
MacCrindle's Ancient India as described by Ptolemy (first printed 1884), revised
by Ramchandra Jain. New Delhi. 1984.
-
Malcolm F. Farmer. Bài “Origin and Development of Water Craft”, trong báo
Anthropological Journal of Canada 7(2). 1969: 22-26.
- Mặt
Trận Quốc-gia Thống Nhất Giải-phóng Việt-Nam. Anh-hùng Nước Tôi. California.
1986.
- Một
nhóm Học-giả. Nguyễn-Huệ, Một Thiên-tài Quân-sự. Một Vài Sử-liệu về
Bắc-B́nh-Vương Nguyễn-Huệ. Đại-Nam (Hoa-Kỳ) xuất-bản. 1992.
- Một
nhóm thức giả. Việt-Nam Đệ-Ngũ Thiên-kỷ. Trung-Tâm VHVN-USA. 1994.
-
Nguyễn-Duy-Hinh. Trống Đồng trong Sử-sách. Khảo-Cổ-Học số 13. 1974.
-
Nguyễn-Huyền-Anh. Việt-Nam Danh-Nhân Từ-Điển. Zieleks Co. Texas. 1981.
-
Nguyễn-khắc-Ngữ. Bồ-đào-Nha, Tây-ban-Nha và Hoà-Lan giao-tiếp với Đại-Việt.
Montréal. 1988.
-
Nguyễn-Văn-Tuấn. Bài “Nhân đọc “Eden In The East: Đặt Lại Vấn-đề Nguồn-gốc
Dân-tộc và Văn-Minh Việt-Nam”.
http://www.anviettoancau.net/html/capnhat_6/nvtuan_nggocvn.htm.
-
Nguyễn-Việt, Vũ-Minh-Giang Nguyễn-Mạnh-Hùng. Quân Thuỷ trong Lịch-Sử Chống
Ngoại-xâm. Hà-Nội. 1983.
-
Nicolas Tarling. The Cambridge History of Southeast Asia", Vol. 1- From Early
times to C 1800. Cambridge University Press. 1992.
- Paul
Rivet. Bài “Sumerien et Océanien”. Collection Linguistique. Paris. 1929.
- Paul
Shao. Bài “Chinese Influences in Pre-Classic Mesoamerica Art”, sưu-tập Diffusion
and Migration: Their Roles in Cultural Development, edited by P. G. Duke, trang
202-205. University of Calgary, Canada. 1983.
- Peter
Bellwood. Man's Conquest of the Pacific, The Prehistoric of Southeast Asia and
Oceania. Oxford University Press. 1979.
-
Phạm-Minh-Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh. Trống Đông-Sơn. Viện Khảo-Cổ-Học
Hà-Nội. 1987.
-
Phạm-Văn-Sơn. Quân-lực Việt-Nam dưới các triều-đại phong-kiến. Bộ Tổng-Tham-Mưu
QL/VNCH. 1968.
-
Phạm-Văn-Sơn. Quân-lực Việt-Nam chống Bắc-Xâm và Nam-Tiến. Bộ Tổng-Tham-Mưu
QL/VNCH. 1970.
-
Phạm-Văn-Sơn. Việt-sử Toàn-thư. Sài-g̣n. 1960.
-
Phan-Khoang. Việt-Sử Xứ Đàng-Trong 1558-1777. Sài-G̣n. 1967.
- Pierre
Gourou. Les Paysans du delta Tonkinois. Paris, first ed. (Paris, 1936), second
ed. (Paris, 1965).
- Pierre
Huard và Maurice Durand. Connaissance du Viet-Nam. École Française d'
Extrême-Orient, Hanoi, 1954.
-
Pierre-Yves Manguin. Bài "Sewn-Plank Craft of South-East Asia - A Preliminary
Survey" đăng trong Sưu-tập "Sewn Plank Boats- Archaeological and Ethnographic
papers based on those presented to a conference at Greenwich in November, 1984",
edited by Sean McGrail and Eric Kentley. Greenwich. 1985.
- Pierre
Paris. Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites. Deuxième
Edition. Rotterdam, Holland. 1955.
-
Quốc-Sử-Quán triều Nguyễn. Khâm-Định Việt-Sử Thông-Giám Cương-Mục. Soạn-thảo vào
khoảng năm 1856-1881. Viện Sử-học Việt-Nam dịch sang chữ quốc-ngữ vào năm 1960.
Nhà xuất-bản Giáo-dục Hà-Nội ấn hành năm 1998.
-
Quốc-Sử-Quán triều Nguyễn. Đại-Nam Nhất-Thống-Chí (1882, 1909). Quyển Biểu
Kinh-Sư (Bản dịch: Nguyễn-Tạo). Sài-G̣n. 1960.
- Robert
Temple. The Genius of China, 3,000 years of Science, Discovery and Invention.
New York, 1986.
- Robert
von Heine-Geldern. Bài “American Metallurgy and the Old World”. Sưu-tập Early
Chinese Art and its Possible influence in the Pacific Basin, Vol. 3, ed. Noel
Barnard. Taipei, Taiwan. 1972.
- Romola
& R. C. Anderson. The Sailing Ship, Six Thousand Years of History. New York,
1963.
-
Solange Hertz (translated from French). Rhodes Of Vietnam - The Travels and
Missions of Father Alexandre de Rhodes in China and Other Kingdoms of the
Orient. The Newman Press, Westminster, Maryland. 1966.
-
Stephen C. Jett. "Diffusion versus Independent Development" sưu-tập Man Across
the Ocean, edited by Carroll L. Riley. Austin. 1971.
-
Sterling Seagrave. Lords of the Rim: The Invisible Empire of the Overseas
Chinese. New York. 1995.
- Sumet
Jumsai. Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific. Singapore, Oxford
University Press. 1988.
- Tạ Chi
Đại Trường. Những Bài Dă-sử Việt. California. 1996.
- Tạ Chí
Đại Trường. Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam. NXB Am-Tiêm tái-bản. California, USA.
1991.
-
Thái-Văn-Kiểm. Đất Việt Trời Nam. Nguồn Sống Sài-G̣n. 1960.
- Thor
Heyerdahl. Early Man and the Ocean, A Search for the Beginnings of Navigation
and Seaborne Civilizations. New York. 1979.
- Tim
Severin. The China Voyage Across the Pacific by Bamboo Raft. Addison- Wesley
Publishing Company. July 1995.
- Tôn-Nữ
Quỳnh-Trân. Lịch-sử Việt-Nam. Nhà xuất-bản Trẻ. Sài-G̣n. 1997.
-
Trần-Hưng-Đạo. Binh-Thư Yếu-Lược. Nguyễn-Ngọc-Tỉnh phiên-dịch. NXB Quê Mẹ,
Paris. 1988.
-
Trần-Quốc-Vượng. Trong Cơi - Những ư-kiến về lịch-sử, truyền-thống và hiện-trạng
dân-tộc của một sử-gia trong nước. Garden Grove, California. 1993.
-
Trần-Trọng-Kim.Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu.
Sài-G̣n. 1971.
-
Trần-Trọng-Kim, Nguyễn-Văn-Ngọc, Đặng-Đ́nh-Phúc và Đỗ-Thận. Bộ sách Quốc-Văn
Giáo-Khoa Thư (QVGK) gồm các quyển: Quốc-Văn Giáo-Khoa thư (Lớp Đồng-Ấu, 1935),
Quốc-Văn Giáo-Khoa thư (Lớp Dự-bị, 1935), Luân-Lư Quốc-Văn Giáo-Khoa thư (Lớp
Sơ-Đẳng, 1941), Quốc-Văn Giáo-Khoa thư (Lớp Sơ-Đẳng, 1948).
-
Văn-Tân. Bài “Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại
Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5". Hà-Nội. Tháng 9,
1977.
- Victor
Croizat. The Brown Water Navy - The River and Coastal War in Indo-China and
Vietnam, 1948-1972. Blanford Press, New York. 1984.
- Victor
Golubew. Bài "L'age de Bronze au Tonkin et dans le Nord-Annam". Hanoi: BEFEO.
1929.
-
Vũ-Minh-Giang. Nguyễn-Việt. Bài “Đất-nước, con người Việt-Nam và Truyền-thống
giỏi Thuỷ-chiến”, Sử-Học số 2 -Những vấn-đề khoa-học lịch-sử ngày nay. Hà-Nội.
1979.
-
Vũ-Quỳnh. Lĩnh-Nam Chích-Quái (1492-1493).
-
William Meacham. Bài "Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic: A
Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia", sưu-tập The Origins
of Chinese Civilization, edited by David N. Keightley. London. 1983: 147-175.
-
William Meacham. Bài “On the improbability of Austronesian origins in South
China”, đăng trong báo Asian Perspectives, quyển 25. Các năm 1984-85
-
Wilhelm G. Solheim II. Bài "New Light on a Forgotten Past", National Geographic,
Vol.139, No.3. March 1971.
-
Wilhelm G. Solheim II. Bài "World Ethnographic Sample... A Possible Historical
Explanation", American Anthropologist 70. 1968.
-
William J. Duiker. Historical Dictionary of Vietnam. Sưu-tập Asian Historical
Dictionaries. No. 1". The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J. & London. 1989.
Bảng Tra
Cứu
Quốc-Kỳ
Việt-Nam
Quốc-Ca
Việt-Nam
Danh-sách Quư-vị duyệt-lăm và giúp-đỡ ư-kiến tu-chỉnh
Quư Ông
Đặng-Cao-Thăng
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh
Phạm-Mạnh-Khuê
Nguyễn-Tiến- Ích
Bùi-Tiến-Hoàn
Lời
Cảm-Tạ
Tác-giả
chân-thành cảm-tạ
- Quư Vị
trong Ủy-Ban Hải-Sử đă tận-tâm tận-lực trong dự-án Hải-Sử VNCH, trợ-giúp Tác-giả
hoàn-thành tác-phẩm này:
- Quư Vị
Thân-Hữu đă tiếp tay:
1.
Nguyễn-Văn-Hoa
2. Đặng
Thành Long
3.
Nguyễn-Văn-Hiền
4.
Trần-Chấn-Hải
5.
Lư-Thành-Quy
6.
Lương-Thanh-Sắt
- Tứ
thân phụ-mẫu: Ô.B. Vũ-Hữu-Soạn, Ô.B. Đặng-Cao-Ruyên & Hiền-thê, các Em, các Con
và các Cháu trong gia-đ́nh đă yểm-trợ tinh-thần và tiền-bạc để cuốn sách này đến
tay bạn đọc.
(Bao Ngoài)
Nếu cuốn Tuyển-Tập Hải-Sử nặng tính-cách bút-kư, tài-liệu... th́ cuốn Lược-Sử
Hải-Quân có tính-cách “chính sử” hơn. Cuốn Tuyển-Tập Hải-Sử do nhiều tác-giả
đóng-góp th́ trái lại cuốn Lược-Sử Hải-Quân do một tác-giả, ông Vũ-Hữu-San
soạn-thảo… Cuốn sách không đặt nặng vào những sự-kiện chi-tiết như cuốn
Tuyển-Tập Hải-Sử, nhưng trái lại cho chúng ta những hiểu-biết chính-xác về sự
h́nh-thành và phát-triển của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà, từ ngày thành-lập, năm
1951, cho đến tháng 5 năm 1975.
Tác-giả có sáng-kiến bổ-túc Lược-Sử Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà bằng Phần II, gồm
Sơ-Lược Hải-Sử Nước Ta kể từ thời lập-quốc. Đây là bước đầu để chúng ta có
toàn-bộ Hải-Sử Việt-Nam đầy-đủ cho suốt chiều dài của lịch-sử quốc-gia, chứ
không phải chỉ là “Lược-Sử”. Mong rằng “Mộng” này sớm thành trong tương-lai gần
đây
Lời
Giới-thiệu của Hội-Đồng Hải-Sử Cựu HQHH/VNCH
“Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều về Hải-Quân mà (chính
Cựu Hải-Quân) chúng ta chưa biết. Hải-Quân của chúng ta trong giai-đoạn chót có
một quân-số trên 40,000. Một quân-số rất đáng kể trong tất cả các Hải-Quân lớn
trên thế-giới. Chúng ta có những hoạt-động ngoài biển như tuần-dương,
tuần-duyên, hải-tuần và đặc-biệt các hoạt-động trong sông mà không một Hải-Quân
nào có.
Cuốn Hải-Sử trước hết sẽ giúp chúng ta biết thêm những điều về Hải-Quân mà chúng
ta chưa biết. Con cháu chúng ta cũng sẽ có tài-liệu để t́m-hiểu cha ông chúng
làm ǵ trong một chiều dài cuộc chiến hơn 20 năm, những thử-thách, cố-gắng,
mệt-nhọc, hy-sinh của chúng ta; các gương anh-dũng tuyệt-vời của một số
chiến-hữu chúng ta. Tài-liệu cũng phản lại các luận-điệu xuyên-tạc đầy-dẫy trong
các thư-viện đại-học-đường về cuộc chiến của chúng ta. Những người ngoại-quốc
khi đọc và suy-nghĩ sẽ có cái nh́n công-bằng về cuộc chiến hơn.”
Lời Cố
Phó-Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng
1 Năm
1847, chủ-lực của Hải-Quân nhà Nguyễn gồm 5 chiến-hạm kiến-trúc theo kiểu
Tây-phương bị tiêu-diệt bởi Phân-Đoàn gồm 2 chiến-hạm Pháp do Đại-Tá Lapierre và
Trung-Tá Rigault de Genouilly chỉ-huy. Trong một giờ, cả chu-sư của ta bị phá
tan (Việt-Sử Toàn-Thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-G̣n. 1960, trang 613). Hải-Quân
Việt-Nam suy-yếu hẳn và coi như không c̣n hoạt-động nữa sau khi Pháp chiếm được
thành-phố Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882. (Việt-Sử Toàn-Thư, Phạm-Văn-Sơn,
Sài-G̣n 1960, trang 657).
2 Có thể
nói sự h́nh-thành Hải-Quân Quốc-gia Việt-Nam nhen-nhúm rất sớm, Dụ số 1 có ghi
sự thành-lập HQVN kư từ năm 1949. C̣n Hải-Quân của Cộng-Sản Việt-Nam ra đời trễ
hơn, vào năm 1955. ("Lịch-sử Hải-Quân Nhân-Dân Việt-Nam", Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân,
Hà-Nội, 1980). Tuy danh-xưng là Hải-Quân Nhân-Dân, lực-lượng này cũng như
toàn-thể Quân-đội Nhân-Dân chỉ là công-cụ sai-phái trực-tiếp của đảng Cộng-Sản,
theo như hiến-pháp của họ quy-định.
3
Civilization, Past and Present, Third Edition, T. Walter Wallbank, Alastair M.
Taylor, Nels M. Bailkey; Illinois, 1967. Trang 762.
4
Civilization, Past and Present, Third Edition, T. Walter Wallbank, Alastair M.
Taylor, Nels M. Bailkey; Illinois, 1967. Trang 766-775.
5 Lời
Tiến-Sĩ Trần V. Hải đọc trong buổi giới-thiệu sách "Gọng-Ḱm Lịch-sử" của
Bùi-Diễm tại Washington DC, ngày 17 tháng 12 năm 2000: “Điều này (không phải
theo đường lối CS quốc-tế) hoàn-toàn đúng: Nếu lấy năm 1945 là năm kết-thúc
Thế-chiến II làm mốc thời-gian th́ các cuộc đấu-tranh giải-phóng dân-tộc của 15
nước Á Phi có thể được đúc-kết như sau:
- Loại
1: 10 nước với dân-số trên 1 tỷ người lúc đó theo sách-lược ôn-hoà, không
bạo-động và không liên-kết với Quốc-tế Cộng-Sản. Các nước này được độc-lập như
sau:
-
1 năm: Phi-Luật-Tân
-
2 năm: Ấn-Độ và Pakistan
-
3 năm: Tích-Lan (Sri Lanka) và Miến-Điện
-
4 năm: Indonesia
-
11 năm: Morocco và Tunisia
-
12 năm: Mă-Lai
-
14 năm: Singapore.
- Loại
2: Algeria với 17 triệu người theo sách-lược đấu-tranh vơ-trang bạo-động nhưng
không liên-kết với Cộng-Sản quốc-tế, được độc-lập sau 17 năm.
- Loại
3: 3 nước Đông-Dương (Việt, Miên, Lào) với khoảng 60 triệu dân theo sách-lược
đấu-tranh vơ-trang, bạo-động và liên-kết với CS quốc-tế: độc-lập sau 30 năm, rồi
c̣n xung-đột lẫn nhau thêm 10 năm giữa Cam Bốt và Việt-Nam. Trong thời-gian đó,
hơn 3 triệu người VN đă hy-sinh, hàng trăm ngh́n người bỏ thây trong rừng-hoang
và biển-cả, đó là chưa kể những tổn-hại tinh-thần về văn-hoá, đạo-đức, luân-lư
do chính-sách đấu-tranh giai-cấp của chủ-thuyết CS!
Tôi (lời Tiến-Sĩ Hải) đề-cập đến vấn-đề này để cho thấy lập-luận
rằng sau 1945 không c̣n có con đường nào khác chiến-tranh để tiến đến độc-lập
dân-tộc là không đúng! Sự cuồng-tín trong việc t́m cách áp-đặt chủ-nghĩa CS lên
Miền Nam VN là căn-nguyên cội-rễ của cuộc chiến và là mọi bất-hạnh của VN
hậu-bán thế-kỷ 20!”
6 Ngay
từ năm 1950, khi thấy phong-trào dân-chủ tự-quyết dâng-cao khắp thế-giới;
Thống-chế Juin, người có uy-tín nhất trong quân-đội Pháp, đă nói: "... sớm muộn
ǵ Pháp cũng phải buông Đông-Dương v́ xứ này quá xa và chiến-tranh quá tốn-kém."
(Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 44).
7 Tới
khi sắp chết, Hồ-Chí-Minh c̣n trăn trối lại như sau: "Tôi mong rằng Đảng ta sẽ
ra sức hoạt-động, góp-phần đắc-lực vào việc khôi-phục lại khối đoàn-kết giữa các
đảng anh em trên nền-tảng chủ-nghĩa Mác - Lênin và chủ-nghĩa quốc-tế vô-sản, có
lư, có t́nh...và góp phần xứng-đáng vào sự-nghiệp cách-mạng thế-giới". (Di-chúc
Hồ-Chí-Minh, Hà-Nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969.)
8
Học-giả Trần-Trọng-Kim đưa dẫn-chứng: Quân Việt-Minh và quân Quốc-Dân-Đảng tuy
nói là đoàn-kết, nhưng không có ḷng thành-thật. Quân Việt-Minh chỉ có ŕnh
cơ-hội là đánh quân Quốc-Dân-Đảng, hay bao-vây để tiêu-diệt lực-lượng của
đối-phương, thành ra hai bên cứ ḱnh-địch nhau măi. Người không biết phương-sách
của đảng Cộng-Sản th́ thấy thế làm lạ... (Một Cơn Gió-bụi, 1949).
9
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.
10
Beckett, Brian. Illustrated History of Vietnam War. Blandford Press. 1985. Trang
28.
11 Điều
này khác-biệt hẳn với truyền-thống HQVNCH. Hạm-Phó (hay Chỉ-Huy-Phó) là cánh tay
phải của Hạm-Trưởng (hay Chỉ-Huy-Trưởng). Cố-vấn HQHK là “khách”, ngồi ghế bên
trái trong giờ hội-họp hay giờ ăn.
12 Tướng
CS Trần-Hạnh xác-nhận tại Hà-Nội năm 1998: Đảng CS chỉ-huy quân-đội, September
24 (Reuters). Nguyên-văn bản-tin như sau: “Vietnam Deputy Defence Minister
Lieutenant-General Tran Hanh said on Thursday that the ruling communist party
would always maintain absolute leadership over the country's armed forces. "The
Constitution clearly prescribes the leadership role of the Communist Party of
Vietnam, " he said”.
13
Nghị-quyết ghi trong Đại-hội đại-biểu toàn-quốc CSVN lần thứ II họp từ ngày 11
đến 19-2-1951: ba nước Việt-Nam, Lào, Cam-Pu-Chia cần thành-lập chính-đảng
cách-mạng theo chủ-nghĩa Mác-Lênin. Đại-hội quyết-định tổ-chức Đảng Lao-Động
Việt-Nam và đưa Đảng ra hoạt-động công-khai… quá-tŕnh cải-cách vừa ôn-hoà, vừa
bạo-lực dưới chính-quyền dân-chủ nhân-dân... Sau khi đánh bại bọn đế-quốc
xâm-lược, chính-quyền nhân-dân sẽ có thể và phải thi-hành một loạt cải-cách
mạnh-bạo.
14 Man's
Story, World History in Its Geographic Setting, T. Walter Wallbank; Scott,
Foresman & Co, USA, 1961. Trang 717.
15
Nhận-xét khách-quan này t́m thấy trong hầu-hết các cuốn hải-sử ngoại-quốc hay
các tiểu-thuyết phiêu-lưu, xuất-dương mạo-hiểm. Chân-lư tương-tự như:"đi một
ngày đàng, học một sàng khôn" hay "đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết
ngày nào khôn."
16
Quân-số HQVNCH 42,000 người đứng vào hàng thứ 9, số-lượng chiến-thuyền 1,500
chiếc đứng vào hàng thứ 5 trong các Hải-Quân thế-giới. Về tổng-số
bài-thuỷ-lượng, v́ các chiến-hạm chiến-đĩnh trang-bị đều nhỏ nên thứ-hạng của
HQVNCH chắc-chắn không đáng kể lắm.
17
Hải-Quân Trung-Cộng có trên 300,000 quân là một trong ba lực-lượng Hải-Quân
hùng-mạnh nhất trên thế-giới.
18
Nguyễn-Trung, nguyên Đại-sứ Việt Nam DCCH tại Thái-Lan viết lại trong một tập
hồi-kư: Có một nhà lănh-đạo ta khi tiếp-kiến Quốc-Vương Thái nói rằng: “Chúng
tôi tự hào v́ đă đánh thắng 3 đế quốc to”. Đức Vua điềm-đạm nói: “Chúng tôi th́
lại tự hào v́ không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”.
19 Báo
Quê Mẹ, Paris, 1995, tr. 31.
20 Dụ số
2 này do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư, phần "Thành-lập Hải-Quân Việt-Nam đă được
thực-sự thi-hành. Dụ số 1 do Quốc-Trưởng Bảo-Đại kư ngày 1 tháng 7 năm 1949 cũng
đă đề-cập đến việc thành-lập Hải-Quân. Phụ-chú trong sách "United States Navy
and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division, (Washington DC., 1976,
trang 198): Dụ số 1 tiếp-tục có hiệu-lực cho tới khi Hiến-pháp của Việt-Nam
Cộng-Hoà ra đời vào năm 1956 (dẫn-chứng từ Bernard Fall, Two Vietnams. 1963.
Trang 215).
21
Nguyên-uỷ danh-từ này có trước đó, như sau: Từ tháng 11 năm 1945, Việt-Nam
Giải-Phóng-Quân (lực-lượng ṇng-cốt của chính-phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hoà) đổi
tên thành Vệ-Quốc-Đoàn. Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc-lệnh 7/SL của
Chủ-tịch nước, Vệ-Quốc-Đoàn đổi tên thành Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam (QĐQGVN).
Năm 1950, Quân-đội Quốc-gia Việt-Nam đổi tên thành Quân-đội Nhân-dân Việt-Nam
(QĐNDVN).
Chú của tác-giả: Âm-mưu trước hết của người CSVN là dùng chiêu-bài
dân-tộc “Quốc-Gia Việt-Nam”. Sau khi hoàn-thành việc tiêu-diệt người Quốc-Gia,
CSVN đổi tên Quân-đội thành Quân-đội Nhân-dân Việt-Nam, đúng theo như tên gọi
tại các nước anh em của họ thuộc khối Quốc-Tế Cộng-Sản.
22
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.
23
Hồ-Chí-Minh đề-cao tột-độ nhu-cầu phục-vụ chủ-thuyết vô-sản, cổ-vơ thế-giới
Cộng-Sản đại-đồng. Họ Hồ đă ngạo-mạn nói chuyện “đại-đồng” với cả Đức Thánh-Trần
khi đề thơ:
Bác đưa
một nước qua nô-lệ,
Tôi dắt
năm châu đến đại-đồng...
24
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 223).
25
Jane's Fighting Ships, 1955.
26
Tiến-tŕnh thành-lập HQVN do Phó-Đô-Đốc Ortoli đề-nghị vào tháng 4 năm 1951 gồm
có: thành-lập hai Hải-Đoàn Xung-phong năm 1951, một Trung-Tâm tuyển-mộ và
huấn-luyện năm 1952, nhiều Đội Tuần-giang năm 1953, bốn Trục-Lôi-Hạm năm 1954,
và một Phân-Đoàn Thuỷ-phi-cơ năm 1955.
27
Tư-Lệnh FNEO (Forces Navales en Extrême-Orient) là giới-chức Hải-Quân Pháp
cao-cấp nhất tại Viễn-Đông. Dưới quyền ông, có hai thành-phần là Phân-Đoàn
Viễn-Đông (Division Navale en Extrême-Orient) gồm các chiến-hạm lớn ngoài khơi
và Lực-Lượng Hải-Quân Pháp tại Đông-Dương (Forces Navales en Indochine).
Lực-Lượng thứ hai này lại chia ra Lực-Lượng Thuỷ-Bộ Miền Bắc và Lực-Lượng
Thuỷ-Bộ Miền Nam.
Xem thêm
t́nh-trạng Hải-Quân viễn-chinh qua bài viết của Ortoli, P. La Marine Française
en Indochine, La Revue Maritime, Decembre 1952.
28 Năm
2897-258 Trước Tây-Lịch (TTL.) Theo Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1,
Bộ Giáo-Dục, Trung-Tâm Học-liệu, Sài-G̣n 1971.
29
Văn-Tân, Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam trong Lịch-sử Dân-tộc (Từ Thời-đại
Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà-Nội, tháng 9,
1977: Nhà Thục (257-207TTL.) xây Cổ-Loa-Thành. Đây là Căn-Cứ Thuỷ / Hải-Quân lớn
nhất Đông-Nam-Á trước Công-nguyên.
30 Có
nhiều nguyên-do người Việt-Nam chúng ta hiểu được, nhưng cả người Pháp lẫn người
Mỹ đều ghi những nhận-xét nông-cạn về hiện-trạng này. Các tài-liệu hải-sử của họ
ghi rằng; họ không hiểu sao người Việt là dân duyên-hải, sinh-hoạt trên
ghe-thuyền, sống bằng ngư-nghiệp mà việc tuyển-mộ và huấn-luyện lại gặp khó-khăn
đến như vậy.
31
Tài-liệu Hoa-Kỳ: Naval Division, TRIM, Study, "Naval Forces of Vietnam" 10 Dec.
1955. Trang 1 ghi: Hải-Quân Pháp chỉ tuyển có 3 Sinh Viên Sĩ-Quan, chưa qua được
một năm, tất cả bỏ cuộc.
32
"Naval Forces of Vietnam" 10 Dec. 1955, trang. 1-2.
33 Cho
đến ngày cuối-cùng 30-4-1975, HQVN vẫn chưa được trang-bị máy gear turbine, và
chiến-hạm lớn cũng chưa có loại cao-tốc.
34
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4. Bộ
TTM/QLVNCH / Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 45.
35
Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 101.
36
Hồi-kư của Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn cho hay khi c̣n là Sinh-Viên Sĩ-Quan, đă có một
số Hạ-Sĩ-Quan & Đoàn-Viên Việt-Nam từ Hải-Quân Pháp chuyển qua. Các Ông Lộc,
Bảo, Nhẫn… đă hướng-dẫn SVSQ Khoá 1 những ngày đầu…
Các Ông
Lộc, Bảo, Nhẫn… sau đó trở-thành Sĩ-Quan Đoàn-Viên, tiếp-tục phục-vụ HQVN khi
người Pháp rút-lui.
37
Hồi-kư của các Sĩ-Quan Khoá 1 ghi-nhận việc họ về trường là để hoàn-tất phần
lư-thuyết cuối-cùng và cũng để chuẩn-bị việc măn-khoá như là những Sĩ-Quan
Hải-Quân Việt-Nam đầu-tiên.
38 Trừ
một khoá-sinh trước là cựu quân-nhân Hải-Quân Pháp, sau tốt-nghiệp trường
Sĩ-Quan Huế là Thiếu-Úy Lê-Quang-Mỹ.
39 Sau
này trong suốt hai chục năm, các Sĩ-Quan ngành Chỉ-huy tốt-nghiệp Khoá 1 đă
luân-phiên nhau nắm quyền Tư-Lệnh Hải-Quân. Các Sĩ-Quan ngành Cơ-khí cũng vậy,
đứng đầu các ngành Kỹ-thuật Hải-Quân.
40
Documents Vietnam, Bulletin Publié par le Service de Press et d'Information du
Haut-Commissariat du Vietnam en France. 1er October 1954, No. 70, trang 12:
TTHL/HQ/ Nha-Trang đang huấn-luyện 350 Đoàn-Viên và 50 SVSQ. Kết-quả kỳ thi
Sĩ-Quan ngành Chỉ-Huy (Officiers de pont) rất đáng khích-lệ. Có tới hơn 120
ứng-viên đă thi dự-tuyển vào trường Brest.
41 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
42 Về
chuyện Ông Trương-Ngọc-Lực và cái chết của TL/HQ, Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền (Khoá 1
SQHQ), xin mời xem bài viết của Phan-Lạc-Tiếp. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
43
Hồi-ức của Đại-Tá Cơ-khí Nguyễn-Văn-Kinh, Tài-liệu phỏng-vấn thực-hiện bởi Ban
Hải-Sử tại San Diego, tháng 6/1999.
44 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
45 Chỉ
từ năm 1962, các khoá huấn-luyện Hạ-Sĩ-Quan mới bắt-đầu tại Nha-Trang với các
khoá-sinh dân-chính có văn-bằng tối-thiểu là Trung-Học Đệ-Nhất-cấp.
46 Xin
mời xem thêm chi-tiết về học-tŕnh Brest qua bài viết của Cựu Phó-Đề-Đốc
Đặng-Cao-Thăng "Những Năm tại trường Hải-Quân Pháp" trong tác-phẩm Hải-Quân
Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Điệp-Mỹ-Linh, Texas, 1990, trang 313-325.
47 Khoá
1 Brest Pháp so-sánh với Khoá 1 Nha-Trang Việt-Nam, tuy khởi-sự cùng lúc nhưng
học-tŕnh bên Pháp dài hơn nên các Sĩ-Quan này ra trường trễ hơn và về nước
phục-vụ HQVN sau Khoá 1 Nha-Trang tới gần 3 năm.
48 Ông
Vũ-Nhân sau về nước, theo học và tốt-nghiệp khoá 6 tại Trung-Tâm Huấn-luyện
Hải-Quân Nha-Trang.
49 Xin
mời xem thêm chi-tiết về Quân-Y Hải-Quân Việt-Nam qua bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân
Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu được tŕnh-bày trong bộ sách này.
50
Bác-sĩ Nguyễn-Phúc-Quế sau này sang làm Y-sĩ của Thuỷ-Quân Lục-Chiến.
51 Những
chính-quyền thuộc-địa Đông-Dương thường được gọi là Gouvernements des Amiraux.
52
Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Đăng trong
“Tuyển-Tập Hải-Sử”.
53 Trong
một bản Tuyên-Dương Công-Trạng, người Pháp ghi một danh-hiệu khác cho đơn-vị này
là “la Flotille Fluviale des Troupes Françaises d'Extrême Orient”.
54
Sĩ-Quan này tử-trận sau đó không bao lâu (Blessé mortellement le 25 janvier 1946
devant Tan Huyen, il est ”mort pour la France” le 29 janvier 1946).
55
Pissardy, Jean-Pierre; Flottilles Fluviales et Dinassaut. Militaria Magazine
No.17; Feb. 1987; Histoire et Collections, Paris.
56
Robert McClintock, "River War in Indochina", U.S. Naval Institute Proceedings,
December, 1954.
57
Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China
and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984, trang 84: " From the
first the French had tressed the importance of river force and, indeed, had
conceived the naval assault division that had proven itself so effective...".
58
Charles W. Koburger, Jr. "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991.
59
Hải-Đoàn Xung-phong Việt-Nam, về h́nh-thức dự-trù tổ-chức giống như Hải-Đoàn
Xung-phong của Pháp (Division d'infanterie navale d'assaut, gọi tắt là
Dinassaut) nhưng đến khi trao cho Hải-Quân Việt-Nam, HĐXP đă bị thu nhỏ lại rất
nhiều...
60
Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 103.
61 H́nh
trong sách của Bộ TTM/QLVNCH, “Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn
h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4”, Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, ghi
sai cấp-bậc của Ông Chơn là Chuẩn-Úy.
62
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.
63
"United States Navy and Vietnam Conflict", Vol. 1, Naval History Division,
Washington DC., 1976. Trang 228, ghi như là Việt-Nam thắng: The issue was
finally resolved in early 1954 by allowing the Vietnamese to fly their own
flags.
64
Thực-sự, việc giải-quyết chưa thoả-đáng. Cho đến Chiến-dịch Rừng-Sát 1955,
vấn-đề quốc-kỳ vẫn c̣n phải bàn tới.
65 Các
Sĩ-Quan Pháp làm Hạm-Trưởng.
66
Ư-nghĩa danh-hiệu chiến-Hạm và truyền-thống Thuỷ-Quân Việt-Nam chống xâm-lăng
được các ấn-bản Jane Fighting Ships ghi-nhận trong nhiều năm liên-tiếp: 1956,
1957, 1958...
67 Ba
Trục-Lôi-Hạm mà Pháp đă chuyển-giao cho Việt-Nam đến lúc đó, vẫn c̣n do Sĩ-Quan
Pháp làm Hạm-Trưởng.
68
Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 104.
69
Documents Vietnam, Bulletin Publié par le Service de Press et d'information du
Haut-Commissariat du Vietnam en France, Quatre Année, Paris, 1er Mars 1954,
No.70, trang b́a và bài viết, trang 13.
70 Trong
chính-sách "Bài Phong, Phản Đế", Cộng-Sản thường kết-tội quân-đội thời xưa là
tay sai phong-kiến để bọn vua-quan dùng làm công-cụ đàn-áp nhân-dân. Lănh-tụ
CSVN Hồ-Chí-Minh hay có thái-độ bất-kính với tiền-nhân. Đặc-biệt khi Hồ làm thơ
vịnh vị "đệ-nhất anh-hùng nước Nam" là Đức Trần-Hưng-Đạo, Hồ đă hỗn-xược
nghêng-ngang gọi sách-mé Thánh-Trần là bác, xưng tôi !
Bác
anh-hùng, tôi cũng anh-hùng,
Cũng bậc
râu-mày, cũng kiếm-cung.
Bác đuổi
quân Nguyên, vung kiếm-bạc,
Tôi trừ
giặc Pháp phất cờ-hồng...
(Ra vẻ
bợ đỡ, nối "đuôi Bác", Chế-Lan-Viên gọi Đại-thi-hào Nguyền-Du bằng anh...).
71
Nguyễn-Việt, Vũ-Minh-Giang, Nguyễn-Mạnh-Hùng. Quân Thuỷ Trong Lịch-Sử Chống
Ngoại-Xâm. Hà-Nội, 1983, trang 440, 441.
72
“Người Quốc-gia là những người đặt Tổ-Quốc lên bản-vị tối-cao. Tối-cao có nghĩa
là trên tất cả mọi sự vật, kể cả tôn-giáo, đảng-phái, và cá chính bản-thân
ḿnh”. Trích Việt-Nam Tự-Điển của Đào-Duy-Anh.
73 U. S.
Naval Proceedings, Annapolis, February, 1973: các trang 48-58.
74 Bài
viết The Vietnamese Marine Corps, 1996 by Peter Brush, Cuốn sách Vietnam
Generation, các trang 73-78.
75 Xem
chi-tiết tại chương 4 - Các đơn-vị bộ-binh, Sách "Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà
trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4", Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5
xuất-bản năm 1972.
76 Vào
khoảng đầu năm 1951, đă có nhiều Liên-Đoàn Tuần-Giang (tiếng Pháp gọi là Garde
Auxiliaire Escadrille Fluviale - GAEF) hành-quân trên sông-ng̣i toàn lănh-thổ
Việt-Nam. Các Liên-Đoàn Tuần-Giang (LĐTG) do SQHQ Pháp chỉ-huy, phân-phối như
sau:
LĐTG số
1, đồn trú tại Sài-G̣n, gồm có 4 Đoàn Tuần-Giang (ĐTG):
- ĐTG 1
đóng tại Cần-Thơ
- ĐTG 2
đóng tại Mỹ-Tho
- ĐTG 3
đóng tại Vĩnh-Long
- ĐTG 4
đóng tại Sài-G̣n.
LĐTG số
2, đồn-trú tại Huế, chỉ có một Đoàn Tuần-Giang đóng tại Huế.
LĐTG số
3, đồn-trú tại Hà-Nội, gồm có 3 Đoàn Tuần-Giang:
- ĐTG 1
đóng tại Hà-Nội
- ĐTG 2
đóng tại Hải-Pḥng
- ĐTG 3
đóng tại Nam-Định.
Trên
lư-thuyết, mỗi Bộ Chỉ-Huy LĐTG gồm 2 Sĩ-Quan, 2 Hạ-Sĩ-Quan, 9 Binh-Sï, và có một
tàu chỉ-huy. Mỗi ĐTG có 1 Sĩ-Quan, 15 Hạ-Sĩ-Quan, 76 Binh-Sï, và có 6 tàu
Vedettes. Tuy-nhiên, quân-số và chiến-đĩnh du-di tùy theo nhu-cầu chiến-trường.
Quân-số tổng-cộng của các LĐTG là 920 người, đặt dưới quyền của Vệ-Binh quốc-gia
(Garde Auxiliaire-GA).
77
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.
78 Theo
nhận-xét của Trung-Tá TQLC Hoa-Kỳ Croizat phục-vụ cùng thời đó ở Việt-Nam,
Delayen là một Sĩ-Quan Commando ngoại-hạng. (Sách của Croizat). Các Sĩ-Quan VN
cũng nể tài tác-chiến của DeLayen, nhưng không ưa v́ người Pháp này c̣n
lảng-vảng tư-tưởng “thực-dân”.
79
Tài-liệu chi-tiết cần t́m đọc thêm trong sách của Đại-Tá TQLC/ HK Croizat,
Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China and
Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984.
80 Trong
Nghị-Định ngày 13 tháng 10 năm 1954 do Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm kư ban-hành về
việc thành-lập TQLC có vài điều không "chỉnh" hay không xác-quyết như sau:
Điều 1.
Hiệu-lực kể từ ngày 1-10-1954. Nay thành-lập một Tổ-chức trực-thuộc Hải-Quân,
một binh-chủng Bộ-Binh., có nhiệm-vụ Kiểm-soát Thuỷ-lộ, hành-quân Thuỷ-Bộ dọc
duyên-hải và sông-ng̣i, đặt tên là Thuỷ-Quân Lục-Chiến.
Điều 4.
Các đơn-vị sẽ có thể là:
- Các
Đại-đội Giang-Lực
-
Tiểu-Đoàn đổ-bộ
-
Đại-đội yểm-trợ nhẹ
- Đơn-vị
xung-kích
-
Giang-Đoàn xung-kích.
81
Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era
1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps,
Washington D.C., 1977.
82
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 353.
83
Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era
1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps,
Washington D.C., 1977, trang 19.
84
Cấp-bậc Trung-Tá lúc đó quá cao so với tổ-chức TQLC và cả Hải-Quân lúc đó.
(Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản). Sau đó,
Trung-Tá Lê-Quang-Trọng đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Sư-Đoàn 2 Bộ-Binh ngày
14-6-1957. (Dictionary of the VietNam War. Edited by Marc Leepson with Helen
Hannaford. Webster’s New World, New York. 1999. Trang 493, 504).
85
Whitlow, Robert H. U.S. Marines in Vietnam, The Advisory & Combat Assistance Era
1954-1964. History and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps,
Washington D.C., 1977. Trang 20.
86
Croizat, Victor. The Brown Water Navy: The River and Coastal War in Indo-China
and Vietnam, 1948 - 1972. Poole, UK: Blandford Press, 1984, trang 54-65: HQ Pháp
cóDong y :
-
Thuỷ-Xa, hai loại: chay bằng bánh xe như Amphibious Trucks DUKW, chạy bằng xích
như Track Landing Vehicle LVT.
-
Chiến-đĩnh nhiều loại: LCA, LCM, LCVP... và cả hors-board.
Về sau
TQLC không c̣n sử-dụng chiến-đĩnh nhưng Thuỷ-Xa của họ lại được trang-bị khá
tối-tân như loại LVT-P5.
87 Lời
chú-thích trong nguyên-bản: First group of Vietnamese Marine officers to attend
U.S. Marine Officers Basic School, Quantico, Virginia, pose with Lieutenant
Colonel Frank R. Wilkinson, Jr. (second from right), and Captain Michael Gott
(extreme right). At the extreme left is Captain Le Nguyen Khang, a future
Commandant of the Vietnamese Marine Corps. To his immediate left is Major Le Nhu
Hung, a senior officer of the VNMC. (Photo courtesy of Lieutenant Colonel
Michael Gott, USMC).
88
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 79).
89
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
90 LCU
tuy gọi là Giang-Vận-Hạm, nhưng thực-sự không được xếp vào hàng các chiến-hạm.
Giang-Vận-Hạm do một Thuyền-trưởng chỉ-huy.
91
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
92 LSIL
1030 chuyển thành HQ-30 của HQVN, rồi đổi số ra HQ-330. Hạm-Phó là HQ Trung-Úy
Nguyễn-Thành-Châu (sau này là Phó-Đề-Đốc), Sĩ-Quan Đệ-Tam là HQ Thiếu-Úy
Bùi-Cửu-Viên (sau này là Đại-Tá), Cơ-Khí-Trưởng là Trung-Úy CK Lương-Thanh-Tùng
(sau này là Đại-Tá CK).
93
Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương. Tổng-Hội Hải-Quân và Hàng-Hải
Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993
thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.
94
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
Giang-Pháo-Hạm này đổi thành HQ-331.
95 Trong
bức h́nh này, Ông Mỹ mang trên mũ 4 ṿng kim-tuyến vàng. Mũ Sĩ-Quan như vậy chỉ
một lần thấy trong HQVN.
96
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354).
97
Quân-số nhỏ-nhoi này thua xa quân-số Thuỷ-Thủ-Đoàn một Chiến-hạm lớn của Mỹ,
Pháp, Anh thường qua lại Biển-Đông thời ấy. Thiết-Giáp-Hạm 3,000 người,
Hàng-Không Mẫu-Hạm 4 - 5,000 người.
98
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.
99
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 253.
100 Xin
xem Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Hoà, Những Trận Đánh Cuối-cùng.
Nhà Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988. Trang 102.
101
Quân-lực Việt-Nam có trách nhiệm thành-lập, huấn-luyên và điều-hành
Địa-Phương-Quân & Nghĩa-Quân từ tháng 4 năm 1955. Lực-lượng Nhân-dân Tự-Vệ
chính-thức thành-lập từ tháng 4 năm 1956 (tài-liệu Anh-Ngữ ghi như sau: Civil
Guard had been created by presidential decrée in april 1955 and numbered some
68,000 at the end of 1956. The Self-Defense Corps had existed locally since
1955. It was officially established in April 1956 with some 48,000 nonuniformed
troops armed with french weapons).
102
Thực-tế, Chiến-Hạm được HQ Pháp chuyển-giao ít hơn dự-trù. Theo các thỏa-ước
kư-kết giữa Việt Pháp: vào cuối năm 1955, chủ-lực Hải-Quân Việt-Nam gồm có 1
Khu-Trục-Hạm 305 feet, 1 Thông-Báo-Hạm, 257 feet, 7 Hộ-Tống-Hạm PC, 2
Hải-Vận-Hạm LSM, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS. Xem tài-liệu trích-dẫn từ Jane's Fighting
Ships đính kèm.
103
Thường gọi nôm-na là Tàu Ḍ nước.
104
Thường gọi nôm-na là Tàu Vét ḿn.
105 Có
tài-liệu của Bộ TTM ghi sai là Dương-Vận-Hạm (LST = Landing Ship Tank). Loại
chiến-hạm này lớn hơn, măi tới thập-niên 1960, Hải-Quân Việt-Nam mới được
trang-bị.
106 Hai
chiếc GC này phế-thải năm 1960.
107
Tiền-Phong-Đĩnh c̣n được gọi là Thiết-Giáp-Đĩnh.
108
Soái-Đĩnh c̣n được gọi là Chỉ-Huy-Đĩnh.
109
Tiểu-Giáp-Đĩnh c̣n được gọi là Truy-Kích-Đĩnh.
110
Stcan là chữ viết tắt của "Services Techniques des Constructions et Armes
Navales France Outre Mer”. Chữ Fom chữ viết tắt của “France Outre Mer”. Loại
Giang-đĩnh này được đóng tại Xưởng Ba-Son (HQCX sau này) để Hải-Quân Pháp
hoạt-động ngoài nước Pháp, đặc-biệt cho Đông-Dương.
111
Tài-liệu tham-khảo ghi là "thuyền kèm".
112
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 356.
113
Trong khi Cấp-số Sĩ-quan Quân-đội đầu năm 1954: 5 Tướng, 40 Đại-Tá, 60 Trung-Tá,
400 Thiếu-Tá; Sĩ-quan thâm-niên nhất của Hải-Quân c̣n ở hàng Đại-Úy và Trung-Úy.
114
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
115 Có
tài-liệu ghi là ngày 30-6-1955. Việc bổ-nhiệm này là biến-chuyển lớn trong
Hải-Quân. Tuy-nhiên, trong các sách hồi-kư của Ông, tướng Trần-Văn-Đôn không hề
nhắc tới chuyện này.
116 Theo
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, và Oscar P. Fitzgerald: Sự chỉ-định này xảy ra
một cách bất-thường v́ sự khác-biệt giữa các chức-quyền Pháp-Việt. Khi Việt-Nam
chỉ-định HQ Thiếu-Tá Mỹ thay-thế HQ Đại-Tá Rechér trong chức Tư-Lệnh HQVN,
Phó-Đô-Đốc Edouard Jozan, Tư-Lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông đang Xử-lư
Thường-Vụ chức Tổng-Tư-Lệnh Quân-Đội Viễn-Chinh Pháp, phủ-quyết. Jozan chỉ-trích
Thiếu-Tá Mỹ về chuyên-nghiệp, tư-cách và có nghi-vấn về quản-trị
ngân-khoản...(The United States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The
Setting of the Stage to 1959. Washington: Naval History Division, 1976, trang
325-326).
117
Trong cuộc tranh-chấp với các giáo-phái, chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm mở cuộc
hành-quân này để loại-trừ tàn-quân B́nh-Xuyên từ khu-vực Sài-G̣n Chợ-Lớn rút về.
118
Hải-Đoàn-Trưởng một Hải-Đoàn Xung-Phong đầy-đủ (Dinassaut) là một chức-vụ
chỉ-huy quan-trọng trong Hải-Quân Pháp. Theo truyền-thống, Sĩ-quan này mang
hiệu-kỳ Tư-Lệnh (Commodore) trên "Soái-Hạm" LSSL, LSIL hay LCT. (Charles W.
Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal Forces,
1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 62.). Cuốn sách "L'Enseigne dans le
Delta" của Bernard Estival (Versailles: Les 7 Vents, 1989: 127-130) cũng viết
lại chuyện này.
119 Năm
1955, Pháp trao quyền chỉ-huy 4 Hải-Đoàn XP (sau này gọi là Giang-Đoàn
Xung-Phong) cho Việt-Nam. HQ Trung-Úy Đinh-Mạnh-Hùng nhận Hải-Đoàn 25 tại
Cần-Thơ. Trong năm này, nhiều cuộc hành-quân phối-hợp thuỷ-bộ tiến-hành khắp
Nam-phần Việt-Nam.
120
Trong cuộc tranh-chấp với các giáo-phái, chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm mở cuộc
hành-quân này để loại-trừ lực-lượng vơ-trang Hoà-Hảo.
121
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn H́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 433.
122
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang 326.
123
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354.
124
Thiếu-úy Lê-Quang-Mỹ (khoá 2 SQ Bộ-Binh tại Huế) gia-nhập Hải-Quân khoá 1 năm
1952, thăng-cấp rất nhanh. Ở chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân, Ông Mỹ lên tới cấp HQ
Đại-Tá. Năm 1957, HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ là SQ đầu-tiên du-học khoá General
Lines, chương-tŕnh dài một năm ở Monterey, Hoa-Kỳ. Khi trở về nước, Ông được
biệt-phái Pḥng Tổng-Thanh-Tra Bộ TTM/QLVNCH. Ông có xin được trở lại phục-vụ
Hải-Quân nhưng đơn của Ông bị bác. Ông tiếp-tục mang cấp-bậc Đại-Tá tới khi
giải-ngũ vào năm 1967. HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ qua đời tại Houston, Texas, Hoa-Kỳ
vào năm 1990.
125 Chức
Phụ-Tá Hải-Quân (cũng như Phụ-Tá Không-Quân) cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QL/VNCH
chỉ bị huỷ-bỏ vào ngày Quân-lực 19-6-1965. Tới khi đó, tổ-chức Quân-Lực mới
quy-định rơ-ràng 3 quân-chủng: Hải, Lục, Không-Quân.
126
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 423.
127
Phan-Văn-Cổn. Giang-Lực Những Ngày Tiên-khởi. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
128
Thiệt-hại trong trận này cũng là thiệt-hại duy-nhất của Hải-Quân trong
chiến-dịch Rừng-Sát: 1 Giang-đĩnh bị ch́m, 4 Giang-đĩnh bị hư-hại.
129 Đoàn
Thêm. 1945-1964. Việc Từng Ngày. In tại Hoa-Kỳ. (không rơ năm nào).
130
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 441.
131
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 438-441.
132
Sinh-hoạt của Sĩ-Quan Hải-Quân đă là đề-tài hứng-khởi cho một nhà Văn nổi-tiếng
(đoạt giải Văn-chương Gia-Long) viết về đoạn đời sông-biển của Hạm-Trưởng họ
Hoàng trong một tác-phẩm xuất-bản tới hai lần: Đỗ-Thúc-Vịnh. Những Người Đang
Tới. Xuất-bản lần thứ nhất, Tủ-Sách Người-Dân, Sài-G̣n, 1964. Xuất-bản lần thứ
hai, Nhà Xuất-Bản Đỗ-Đỗ, Hoa-Kỳ, 1990.
133 Một
trong những mục-đích nhỏ của tập sách Hải-Sử này là đưa ra các giải-đáp cho
những câu hỏi tương-tự. Tư-Lệnh HQ Lê-Quang-Mỹ vừa đối-đầu với mọi khó-khăn vừa
thành-lập Hải-Quân, lúc th́ thao-dượt ngoài biển với Hải-lực, lúc hành-quân
trong sông với Giang-lực, khi thành-lập các cơ-cấu điều-hành, khi th́ công-cán
ngoại-quốc...
134
Phái-bộ TRIM (Training Relations Instruction Mission) thành-lập ngày 3-12-1954
gồm cả Pháp lẫn Hoa-Kỳ phụ-trách liên-lạc và huấn-luyện lúc giao-thời cho
QĐQGVN.
135
Naval Section, TRIM, Monthly Report. No. 4 of 1 June. 1955.
136 HQ
Đại-Úy Chung-Tấn-Cang nhận-lănh chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng, Ông thăng-cấp HQ
Thiếu-Tá sau đó. Nhiệm-kỳ từ 7-11-55 đến 29-3-58.
137
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4, Bộ
TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972, trang 354. Xem thêm chi-tiết trong đoạn
"Bảng-cấp-số lư-thuyết Hải-Quân 1955 và Trang-bị thực-sự", đă tŕnh-bày phía
trên.
138
Rielly, Robin L. Mighty Midget At War: The Saga of the Lcs(L), Ships from Iwo
Jima to Vietnam. PSI Research / The Oasis Press, May 2000: Có tới 2 chiến-hạm
mang số 225. Khi chuyển-giao năm 1955, t́nh-trạng chiếc đầu-tiên (Arbalète - Ex
LCSL-2) rất tệ-hại. Người Pháp giao chiếc khác (Framée LCSL-105) vào tháng 3 năm
1956 để thay-thế, chiến-hạm này mang lại số 225. Sau cùng, Arbalete - Ex LCSL-2
được bán như sắt vụn cho Đài-Loan (1977).
139 Loại
chiến-đĩnh này rất nhỏ (không phải loại WPB sau này) - thường gọi là Vedette
Cảnh-sát Quan-thuế thường dùng.
140 Lúc
sơ-khởi, Giang-lực chỉ hoạt-động tại Nam-phần, được chia ra Giang-lực miền Đông
và Giang-lực miền Tây.
141 Sau
này vào năm 1959, Bộ Chỉ-Huy Hải-Trấn được thành-lập để điều-hành các đơn-vị bờ.
142 Một
vài chi-tiết liên-hệ Hải-Quân và Thuỷ-Quân Lục-Chiến được ghi trong cuốn
Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
143 Xem
thêm chi-tiết qua bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu được
tŕnh-bày trong bộ sách này.
144 Sau
chiến-dịch này ít lâu, Hải-Đoàn 22 XP được sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21 XP.
145
Trước khi Chiến-dịch Nguyễn Huệ chính-thức khai-diễn, vào cuối tháng 12 năm 1955
quân chính-phủ đă có những hoạt-động quân-sự. Trong một cuộc hành-quân miền
Long-Xuyên, Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên tử-trận vào khoảng trước ngày Giáng-Sinh.
H́nh-ảnh HQ Trung-Uư Nguyễn-Văn-Trụ mang ống nḥm đang theo-dơi địch-quân, bị
trúng đạn vào đầu mà thân xác vẫn bất-động đă trở-thành huyền-sử. Câu truyện vị
Sĩ-Quan Hải-Quân khoá nh́ hào-hùng hy-sinh nơi trận-địa mang đầy màu-sắc
tuyên-dương cho quân-chủng. Dưới bóng quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ tung bay trước
gió Hậu-giang, ḍng máu nóng, đỏ tươi nhuộm thắm bộ quân-phục trắng... chảy dài
chầm-chậm từ đài quan-sát trôi dần xuống sàn chiến-đĩnh.
146
Chức-vụ Giám-Đốc HQCX rất quan-trọng, nghị-định bổ-nhiệm do Bộ-Quốc-Pḥng
ban-hành. Hai vị Giám-đốc đầu-tiên do hai Tư-Lệnh Hải-Quân kiêm-nhiệm. Một
trường-hợp đặc-biệt, khi Bộ Quốc-Pḥng bổ-nhiệm Đại-Tá Kỹ-sư Nguyễn-Dần làm
Giám-đốc HQCX (17-2-1959 đến 7-11-1960). Cấp-bậc của Ông cao hơn Tư-Lệnh
Hải-Quân, khi đó là HQ Trung-Tá Hồ-Tấn-Quyền.
147
Tài-liệu Hải-Quân Hoa-Kỳ ghi-nhận nỗ-lực nghiên-cứu và thành-lập Hải-Thuyền là
Công-lao của HQ Thiếu-Tá Hồ-Tấn-Quyền trong những năm Ông làm Chỉ-Huy-Trưởng
Duyên-khu Đà-Nẵng.
148
Công-việc sửa-chữa chính của HQCX là đại-kỳ các chiến-hạm. Có nhiều trở-ngại về
kỹ-thuật và vật-liệu làm tŕ-hoăn công-tác tại HQCX. Tháng 10/1959, Hộ-Tống-Hạm
Chi-Lăng HQ-01 sau giai-đoạn đại-kỳ dài tới 21 tháng, vẫn c̣n nhiều hư-hỏng cần
phải sửa-chữa thêm.
149
Lịch-sử Xí-Nghiệp Liên-Hợp Ba-Son (1863-1998). Nhà Xuất-bản Quân-đội Nhân-dân,
Hà-Nội, 1998, trang 269.
150
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, dưới đề-mục A National Navy đă viết
rằng: Great pride was derived from the Sea Forces, particularly because it
symbolized South Vietnam's status as a nation.
151 Có
thể khi tinh-thần dân-tộc dâng-cao, Quân-đội Việt-Nam không ngại-ngần đụng-chạm
với Quân-đội Pháp. Hành-động đáng kể nhất là khi Tiểu-Đoàn 55 chặn đường đoàn xe
của Đại-Tướng Pierre Jacquot, Tư-Lệnh Quân-đội Viễn-chinh Pháp, không cho Ông
di-chuyển từ Đà-Lạt xuống Nha-Trang. Một Thượng-Sĩ và vài Hạ-Sĩ-Quan Việt-Nam
ngang-nhiên cự-nự với phái-đoàn. Khi Pháp gọi máy-bay th́ Việt-Nam đưa ngay hai
Thiết-giáp-xa M8 ra chĩa súng, sẵn-sàng nhả đạn vào đoàn xe Pháp... Chỉ cần một
lệnh khai-hoả là phái-bộ của Đại-Tướng Pháp bị làm cỏ, tan xác ngay. Thấy thế
nguy, viên Tướng Pháp đành quay trở lại (Xem Đời Quân-Ngũ, Kư Ức Niên Dư
Trần-Ngọc-Nhuận. NXB Xuân-Thu, California, 1992, các trang 238-239).
152
Colonel Victor J. Croizat, U.S. Marine Corps: Vietnamese Naval Forces Naval
Forces: Origin of the Species, trang 48-58.
153
Colonel Victor J. Croizat, U.S. Marine Corps: Vietnamese Naval Forces Naval
Forces: Origin of the Species, trang 48-58.
154
Đại-Tá TQLC Hoa-Kỳ Croizat viết một câu rất có ư-nghĩa về quyết-định của
Thiếu-Tá Mỹ vào ngày 20/8/1955 để kết-luận bài viết của Ông: “Nhờ quyết-định này
mà người Việt nắm được quyền- kiểm-soát Hải-quân của họ.”
“It must
acknowledged that since 20 August 1955, when the Vietnamese Naval Forces passed
under Vietnamese Command, the decisions that have brought them to their present
status were made by Vietnamese themselves”. (Vietnamese Naval Forces Naval
Forces: Origin of the Species, trang 58).
155
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang 340.
156 Năm
1956 là một năm bận-rộn nhất cho Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ-04: Nhận-lănh tại
Sài-G̣n vội-vàng không có cả sự hiện-diện của Hạm-Trưởng, đi Đà-Nẵng, biểu-dương
lực-lượng và tuần-tiễu Hoàng-Sa, đi đại-kỳ Subic Bay, trở về tuần-tiễu
Trường-Sa...
157 Theo
hồi-ức của Cựu HQ Đại-Tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh (không xuất-bản).Ông không nhớ rơ các
danh-số chiến-hạm.
158 HQ
Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh trong chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Lực, tháp-tùng Tổng-Thống
xuống Vedette đi duyệt các chiến-hạm.
159
Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng-Hội Hải-Quân và Hàng-Hải
Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn-đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993
thực-hiện bởi Ban Hải-Sử tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.
160
Hạm-Trưởng: HQ Trung-Úy Nguyễn-Vân, sau đó ít lâu thăng-cấp HQ Đại-Úy.
161 Theo
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald (The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang340-341, ngoài mục-đích thao-dượt
tập-đội, HQVN c̣n muốn xác-nhận chủ-quyền trên các hải-đảo, đồng-thời thực-tập
hành-quân đổ-bộ tại đảo Côn-Sơn, mũi Cà-Mau, ḥn Khoai, đảo Phú-Quốc,
Poulo-Panjang, Poulo-Wai và Poulo-Tang trong vịnh Thái-Lan.
Theo hồi-ức của Cựu Trung-Tá Đoàn-Danh-Tài (khoá 7): Sau khi tháo-cạn,
Trợ-Chiến-Hạm HQ-225 chạy về Sài-G̣n bằng đường sông qua ngả Rạch-Giá.
162 Theo
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the
Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 136).
163 Chữ
“phù-hiệu” cũng chỉ “hiệu” của các binh-chủng.
164 Các
Báo-Cáo NA Saigon, reports, 48-56 of 17 May and 49-56 of 16 May 1956, JN
62A-2199, box 80, FRC, and 11-57 of 24 Jan. 1957, JN 62A-2681, box 69, FRC. Dẫn
lại của Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United
States Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang 336.
165
Trong giai-đoạn h́nh-thành tập-sử-liệu này, Ban Biên-tập nhận được một ư-kiến
sau: "Không ai có thể phủ-nhận đây là một công-tŕnh công-phu và giá-trị của
tập-thể Hải-Quân, nhưng để cho cân-đối hơn cho tác-phẩm này, chúng tôi đề-nghị
sưu-tầm thêm các bài viết của Đoàn-Viên Hải-Quân hoặc viết về Đoàn-Viên
Hải-Quân".
166
Phan-Lạc-Tiếp. Một Ngày Với Đô-Đốc Chung-Tấn-Cang. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
167 Cần
kể thêm một số Sĩ-Quan ngành Chiến-Binh. Các Sĩ-Quan này thường tốt-nghiệp từ
những Trường Lục-Quân, t́nh-nguyện chuyển qua phục-vụ Hải-Quân.
168
Tài-liệu của Ông Nguyễn-Văn-Hiền, Trung-sĩ Cơ-Khí HQVNCH.
169
Trung-Tâm nằm trong Hải-Quân Công-Xưởng. Người đề-nghị ư-kiến này là HQ Trung-Tá
Phan-Văn-Cổn, và Hiệu-Trưởng đầu-tiên là HQ Trung-Tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh.
170
Nguyễn-Văn-Hiền, viết theo hồi-tưởng của Cựu Đại-Úy Cơ-Khí Nguyễn-Văn-San.
171
Những chi-tiết này do lời kể của Trung-Úy Đoàn-Viên Nguyễn-Thế-Phiệt và Trung-Uư
Đoàn-Viên Người-Nhái Trần-Hữu-Phụng.
172
Nguyễn-Văn-Hiền. Hạ-tầng Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên. 2002. Tài-liệu riêng,
không xuất-bản.
173
Sĩ-quan Hải-Quân Pháp tại Việt-Nam huấn-luyện được 7 khoá Sinh-Viên Sĩ-quan cho
Hải-Quân Việt-Nam. Chương-tŕnh ấn-định chỉ có 10 tháng cho các khoá đầu, sau đó
đă tăng dần lên tới 2 năm cho Khoá 7 (nếu tính cả thời-gian thực-tập sau khi
măn-khoá).
174
Charles W. Koburger, Jr., "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991. Trang 104. Có tới 6 Giang-Đoàn
Xung-phong đồn-trú tại Mỹ-Tho, Cát-Lở, Vĩnh-Long, Cát-Lái, Cần-Thơ và
Long-Xuyên.
175 Theo
bài viết của Y-Sĩ Hải-Quân Đại-Tá Trần-Nguơn-Phiêu.
176 Toán
này gồm các Ông: Bùi-Cửu-Viên, Phạm-Mạnh-Khuê, Nguyễn-Đỗ-Hải, Đặng-Đ́nh-Hiệp,
Lê-Phụng, Nguyễn-Tiến-Ích, Vơ-Duy-Ninh, Vũ-Nhân đặt dưới sự điều-động của
Hải-Quân Đại-Úy Đặng-Cao-Thăng, Giám-đốc Quân-Huấn. Khi đó Hiệu-Trưởng trường
SVSQ là HQ Đại-Uư Nguyễn-Đức-Vân.
177 Theo
hồi-ức của Cựu HQ Trung-Tá Nguyễn-Văn-Hoa (viết năm 2000): Khoá 7 Đệ-Nhất Thiên
Xứng, được tuyển-mộ vào đầu năm 1956, gồm nhiều thành-phần t́nh-nguyện như
Hàng-Hải Thương-Thuyền, Cao-Đẳng Kỹ-Thuật Cao-Thắng, Sinh-Viên... Mọi người đều
thi-tuyển vào, sau đó phải kư khế-ước (engagement). Tháng 7 năm 1957, 27 SQ
ngành Chỉ-Huy (Thủ-khoa: Nguyễn-Văn-Thiện) và 17 SQ Cơ-Khí (thủ-khoa:
Đoàn-Văn-Tiếng) măn-khoá, rồi thực-tập chiến-dịch Hồng-Nhạn.
178 Tên
các Khoá và tên hầu-hết các Sĩ-Quan HQVNCH có thể t́m thấy trong các tài-liệu
của Nguyễn-Tấn-Đơn (Úc-Đại-Lợi) liên-hệ đến Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân
Nha-Trang.
179 Trên
thực-tế, các khoá này cũng như các khoá học ở Hải-Quân Học-Hiệu Brest của Pháp
không có tên.
180 Theo
thói quen gọi là Bảo-B́nh (hiểu là chiếc b́nh quư) Chính-xác là Băo-B́nh (b́nh
đầy nước, tràn ra).
181
Peter Brush, The Vietnamese Marine Corps, trong sách Vietnam Generation, các
trang 73-78.
182
Những người Quốc-gia chân-chính và cả chính-phủ QGVN, phản-đối dữ-dội việc
Thực-dân Pháp và Cộng-Sản Hà-Nội cấu-kết nhau chia-cắt đất nước, đă không kư-kết
hiệp-định này.
183
Hành-động cưỡng-chiếm bằng quân-sự này được Nữ-Giáo-sư Tiến-Sĩ Luật-khoa Monique
Chemillier-Gendreau viết trong sách "La Souveraineté sur les Archipels Paracels
et Spratleys", xuất-bản tại Paris (Editions L'Harmattan, 1996. Trang 45.
184
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang 339.
185
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the
Vietnam Conflict. Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center, 1986, trang 155.
186 Lần
bổ-nhiệm này không theo thâm-niên cấp-bậc. Thứ-tự các Sĩ-Quan thâm-niên sau
TL/HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ lúc đương-nhiệm là các Thiếu-Tá Trần-Văn-Chơn,
Chung-Tấn-Cang, Lâm-Nguơn-Tánh, Trần-Văn-Phấn, và Hồ-Tấn-Quyền.
187 Sau
nhiệm-kỳ gần 2 năm làm Tư-Lệnh HQVNCH, HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn du-học trường
Cao-Đẳng Hải-Chiến Hoa-Kỳ (US. Naval War College).
188 Theo
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the
Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 140-142) nhiều giới-chức
Hải-Quân Hoa-kỳ hy-vọng HQ Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh được chỉ-định vào Chức-vụ
Tư-Lệnh HQVNCH.
189
Hồi-ức của cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ghi lại như sau: “Thực ra trong thâm-tâm
tôi lúc ấy, tôi không hề muốn làm Tư-Lệnh chút nào, v́ tôi tự cho là chưa đến
lúc tôi nhận trách-nhiệm này. Tôi c̣n thiếu kinh-nghiệm, tôi chưa sẵn-sàng. Ai
muốn làm ǵ th́ làm, tôi không muốn tranh-giành với ai.”
190 HQ
Thiếu-Tá Lâm-Nguơn-Tánh, sau khi tốt-nghiệp khoá General Line tại Monterey,
California, Hoa-Kỳ; nhận-lănh chức-vụ Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Trấn đầu-tiên.
191 Theo
chi-tiết ghi trong hiệp-định Genève, quân-dụng chỉ được thay-thế một đổi một. Ba
Trục-Lôi-Hạm MSC này thay-thế 3 Trục-Lôi-Hạm YMS quá cũ, được phế-thải: HQ-111
Hàm-Tử, HQ-112 Chương-Dương, HQ-113 Bạch-Đằng.
192
Trục-Lôi-Hạm Hàm-Tử II HQ-114 là chiến-hạm đầu-tiên nhận-lănh tại Hoa-Kỳ, cũng
là chiến-hạm đầu-tiên hải-hành băng ngang Thái-B́nh-Dương. Vào ngày 9 tháng 7
năm 1959, Hải-Quân Thiếu-Tá Chung-Tấn-Cang nhận-quyền Hạm-Trưởng trong một cuộc
lễ chuyển-giao tại Hải-Quân Công-Xưởng Mare Island, California. (Bản Thông-tin
Toà Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ, Press and Information Office, Vol. 5, No.13, August
14, 1959, trang 12-13.)
193
Hạm-Trưởng là Hải-Quân Đại-Úy Đinh-Mạnh-Hùng.
194
Hạm-Trưởng là Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Vân.
195
Trong khi đến năm 1973, ngành hàng-hải Bắc-Việt-Nam vẫn c̣n vô-cùng nhỏ-bé (và
kém-cỏi). Chiếc tàu biển lớn nhất khi đó mới chỉ có 5,000 tấn mua của Nhật là
tàu Hồng-Hà. Và đường đi trên hải-đồ do tay Thuyền-trưởng Việt-Nam vạch, xa nhất
mới chỉ đến Nhật-Bản. Song sau chuyến đưa tàu Hồng-Hà đến Nhật-Bản vào tháng
5-1973 (thời-điểm "tháng ba bà già đi biển" như các cụ nói) người Thuyền-trưởng
đó kết-luận "xanh rờn" rằng: phải thuê thuyền-trưởng nước ngoài, các
thuyền-trưởng học trong nước không thể dẫn tàu sang Nhật-Bản được! Đây thực-sự
là một "cú choáng-váng" với ngành đường biển khi đó. (Bài viết về Thuyền-trưởng
Phạm-Minh-Đường - người được mệnh-danh là một trong bốn “sói biển” của ngành
hàng-hải Việt-Nam ?!). Báo Nhân-Dân cập-nhật 18 giờ 30 - 3-9-2003.
196
Hồi-ức của Cựu HQ Thiếu-Tá Trần-Quang-Thiệu, SQ từng phục-vụ HQ-11: Vào năm
1964, Hộ-Tống-Hạm Chí-Linh HQ-11 hải-hành từ Philadelphia về Sài-G̣n, dừng tại
các hải-cảng/thành-phố sau đây:
-
Norfolk, Virginia (để huấn-luyện)
- San
Juan, Puerto Rico
- Panama
City, Panama
- San
Francisco, California
- Pearl
Harbor, Hawaii
- Guam
HQ 11
cùng hải-hành tập-đội với HQ-10, không ghé Subic Bay trên đường về Việt-Nam.
197
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, 1976, trang 145.
198 Xin
mời xem thêm chi-tiết về học-tŕnh trường Cao-đẳng Hải-chiến qua bài viết của
Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh "Trường Cao-đẳng Hải-chiến Hải-Quân Hoa-kỳ" trong
tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Điệp-Mỹ-Linh, Texas, 1990,
trang 299-311.
199
Charles W. Koburger, Jr. cho là có 6 Hải-đoàn. Số-lượng này có lẽ sai v́ không
có tài-liệu Việt-Nam nào ghi-nhận Hải-Đoàn Xung-Phong tại Cát-Lở.
200
Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt-Sóng. Một số bài của
Ông Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
201 Loại
vedette là tàu của Anh, rất hữu-hiệu cho việc tuần-giang và hộ-tống trên sông.
Tầm ngấn-nước hơi sâu nên không vào được chỗ rạch cạn. Hai chiếc Vedette loại
này biệt-phái tuần-duyên cũng rất tốt.
202 Cuốn
Hải-Quy này sau nhiều năm đă được tái-duyệt, tu-chỉnh trong những buổi họp
Tham-mưu tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân VNCH, tuy vậy cho đến 1975 chưa bao giờ được
tái-bản.
203
Trước khi được tách ra thành một pḥng riêng-biệt, T́nh-báo chỉ là một ban
trực-thuộc Pḥng Hành-Quân Tinh-báo.
204 Theo
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald (The United States Navy and the
Vietnam Conflict, Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center, 1986. Trang 136-137.)
205 Ông
Ánh thăng-cấp Đại-Úy và Thiếu-Tá trong chức-vụ TMT.
206
Hạm-Trưởng Nguyễn-Ngọc-Quỳnh lúc đó có cấp-bậc HQ Đại-Úy. Sau Ông thăng tới cấp
HQ Đại-Tá, đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh một Vùng Hải-Quân.
207 Xin
mời xem thêm chi-tiết trong bài viết của Cựu Đại-Tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, Chuyến
Bắc-Tiến đầu-tiên. California, Xuân Nhâm-Ngọ 2002.
208 Một
số tên được dịch từ các tên Pháp hoặc Mỹ, có nghĩa là vũ-khí như Arbalète là
Nỏ-Thần.
209
H́nh-ảnh các Hải-Vận-Hạm của HQVN với cờ vàng ba sọc đỏ xuất-hiện lần đầu-tiên
trên màn ảnh năm 1955 trong một cuốn phim rất thành-công "Chúng Tôi Muốn Sống"
do tài-tử Lê-Quỳnh đóng vai chính. Trong phim, chiến-hạm Việt-Nam đang tham-gia
công-cuộc cứu-vớt dân Bắc-Việt trốn chạy Cộng-Sản. Có nơi cả làng kéo nhau
mạo-hiểm ra khơi trên những con thuyền nhỏ-bé hay bè-mảng mong-manh, t́m đường
di-tản vào Miền Nam Tự-do những năm 1954-1955.
210 Xem
thêm bài viết của Cựu HQ Đại-Tá Bùi-Hữu-Thư.
211 Loại
Người-Nhái này thi-hành các công-tác Đặc-công và chống Đặc-công thuỷ của địch.
212 Lúc
đầu danh-xưng của họ là Tuần-Viên Hải-Thuyền, một danh-xưng có tính-cách
bán-quân-sự.
213 Có
tài-liệu ghi: Lực-Lượng Giang-cảnh thành-lập với 4 LCM, 8 LCVP, 18 tiểu-đĩnh
STCAN (French designed River Patrol Craft).
214
Hộ-Tống-Hạm Vân-Đồn HQ-06, nguyên là PC 1569, được chuyển-giao ngày 23 tháng 11
tại Seattle, Tiểu-bang Washington. (Bản Thông-tin Toà Đại-Sứ VNCH tại Hoa-Kỳ,
Press and Information Office, Vol. 6, No.13, December 30, 1960, trang 14-15.)
215
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, 1976, trang 145.
216
"Đoàn công-voa" là danh-từ Việt-hoá, đi từ nguyên-ngữ "convoy hay convoi" của
Anh, Pháp-ngữ, có nghĩa là đoàn tàu hay đoàn xe.
217
Phan-Lạc-Tiếp. Giang-Đoàn Hộ-Tống và nhiều bài viết khác. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
218
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the
Vietnam Conflict. Vol. II, 1986, pp 147-148.
219 Xin
xem thêm phần Huấn-Luyện Hải-Quân của HQ Đại-Tá Bùi-Hữu-Thư. Cùng đăng trong bộ
sách Hải-Sử này: HQ-01, HQ-04 và HQ-05 tấn-công chính-xác đến nỗi các lựu-đạn
tay thả xuống làm cháy các bóng đèn trên các Tiềm-Thuỷ-Đĩnh. Cuối-cùng
Hạm-Trưởng tàu ngầm phải liên-lạc bằng sonar yêu-cầu Hộ-Tống-Hạm chỉ tấn-công
bằng cách nhấn nút tín-hiệu sonar, họ sẽ thả bong-bóng nước lên từ ống ngư-lôi
để cho biết họ bị trúng đạn hay những khi cần thông-báo vị-trí của họ.
220 Càng
về sau này, khả-năng chống tiềm-thuỷ càng bị suy-giảm. Những chiến-hạm lớn như
Tuần-Dương-Hạm WHEC không c̣n được trang-bị Sonar. Khả-năng thả ḿn và trục-lôi
cũng yếu-kém.
221
Hạm-Trưởng là HQ Đại-Úy Phùng-Nhật-Tân (Nguyễn-Tấn-Đơn. Tài-liệu VNCH &
Hải-Quân. Sydney, 2002).
Hộ-Tống-Hạm Đống Đa II (HQ-07) nguyên là PCE-881 Crestview, (Class Patrol Craft
Escort), chuyển-giao cho HQVNCH ngày 29-11-1961.
222 Vào
đầu thập-niên 1960, t́nh-h́nh chính-trị của Việt-Nam Cộng-Hoà bất-ổn v́
đảo-chánh liên-tiếp. Bên Âu-Châu các chính-phủ cũng không yên. Hành-động của
Hải-Quân Hy-Lạp mang chiến-hạm ra hải-phận quốc-tế chờ-đợi, không ủng-hộ phe này
hay phái kia được cả thế-giới theo-dơi. Hầu-hết Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam lúc đó
quan-niệm rằng Hạm-đội là tài-sản chung của quốc-gia, không thuộc riêng một
cá-nhân hay phe phái nào. Các Hạm-Trưởng Việt-Nam, khi được phỏng-vấn, đều
đồng-ư với các Hạm-Trưởng Hy-Lạp về trọng-trách bảo-quản tài-sản cho quốc-gia.
223
Huy-hiệu Hạm-Trưởng đầu-tiên bán-chính-thức cũng có ngôi sao và bánh-lái, nhưng
mang những chữ La-tinh: Magister Post Deum, tức là “Người quyết-định sau Trời”.
Ngoài ra c̣n một loại Huy-hiệu không chính-thức nữa rất hiếm, mang những chữ
Pháp: “Maître Après Dieu”. Có người đă dịch ra là “Trên có Trời, Dưới có Ta”
224
Hạm-Trưởng là những Sĩ-Quan Hải-Quân chỉ-huy các chiến-hạm Hạm-đội từ
Tuần-Duyên-Hạm PGM trở lên. Hạm-Trưởng thâm-niên nhất là trên loại Khu-Trục-Hạm,
DER (Destroyer, Radar Picket Ship).
225 Việc
thành-h́nh Liên-đội Người-Nhái khá đặc-biệt. Quan-niệm về đặc-công-thuỷ
truyền-thống đi từ Yết-Kiêu, Dă-Tượng; những vị anh-hùng đời Trần lặn xuống
nước, đục thuyền giặc Nguyên Mông vào thế-kỷ 13. Trong chuyến công-du Đài-Loan
năm 1960, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm rất thích-thú về khả-năng Người-Nhái
Trung-Hoa Quốc-Gia. Khi Đài-Loan nhận lời huấn-luyện giúp, Hải-Quân Việt-Nam
lập-tức tổ-chức thêm binh-chủng này. Công-tác huấn-luyện tiếp-tục tại các vùng
duyên-hải Việt-Nam. Người Hoa-kỳ chỉ chính-thức cho Hải-Quân Việt-Nam gửi
Sĩ-Quan và Đoàn-Viên sang Mỹ học tập từ 1968.
226 Ngày
10 tháng 12, 1961, hai chiếc Hộ-Tống-Hạm của Hải-Quân Việt-Nam là HQ-05 Tây-Kết
và HQ-06 Vân-Đồn khởi-sự tuần-tiễu 10 hải-lư phía Nam vĩ-tuyến 17, và từ bờ ra
khơi hai mươi hải-lư. Chiếc thứ nhất từ một hải-lư cách bờ ra khơi 10 hải-lư và
chiếc thứ hai từ 10 hải-lư ra phía Đông hai mươi hải-lư. Các Trục-Lôi-Hạm MSO
(Mine Sweeper Ocean) của Hải-Đoàn Trục-Lôi 73 HQHK trách-nhiệm tuần-tiễu từ đó
ra phía ngoài khơi.
227
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
228
Bùi-Hữu-Thư. Bài Tuần-Dương Hỗn-hợp Việt-Mỹ. Báo Lướt-Sóng. Bài Huấn-luyện
Hải-Quân. và nhiều bài viết khác.. Một số bài Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
229
Hải-Quy được Bộ Tư-Lệnh HQVN ban-hành. ngày 10 tháng 9 năm 1959. Cuốn sách này
đề-cập đến các quy-luật Hải-Quân.
230
Ngô-Quyền mở nước nhờ thắng trận thuỷ-chiến Bạch-Đằng. Đinh-Tiên-Hoàng dùng
thuỷ-quân để dẹp loạn Thập-nhị Sứ-quân và b́nh-định đất nước. Lư-Thường-Kiệt
viễn-chinh đánh Tống b́nh Chiêm bằng chiến-thuyền. Nguyễn-Huệ vào Nam ra Bắc, và
Nguyễn-Ánh thống-nhất sơn-hà đều nhờ biết cách sử-dụng quân thuỷ làm mũi dùi
tiên-phong, xuất-kỳ bất-ư tập-kích đối-phương. Những đại-anh-hùng dân-tộc khác
như Lê-Hoàn, Trần-Hưng-Đạo, Trần-Khánh-Dư… từng làm nên sự-nghiệp hiển-hách đều
là những chiến-lược-gia đại-tài về Hải-Chiến.
231
Hooper, Edwin B., Dean C. Allard, and Oscar P. Fitzgerald. The United States
Navy and the Vietnam Conflict. Vol. 1, The Setting of the Stage to 1959.
Washington: Naval History Division, 1976, trang 195-196.)
232 Cựu
Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, trong cuốn sách The Final Collapse. (Washington, D.C.
20402, USA, 1983) có viết về những bất-lợi của QĐVNCH cứ phải giữ thế-thủ trong
suốt cuộc chiến.
233 Theo
tập tài-liệu "Vietnam: What next? The Strategy of Isolation" (2002 ?) Cựu
Đại-Tướng Cao-Văn-Viên, TTMT/QLVNCH viết tiếp theo quyển sách tiếng Anh "The
Final Collapse” (Washington, D.C. 20402, USA, 1983), kế-hoạch như sau:
“Quân
Đồng-Minh sẽ đổ-bộ ngay phía bắc vĩ-tuyến 18 và phía nam cửa Sông Cả. Từ cửa
Bến-Thuỷ, lực-lượng Đồng-Minh sẽ chiếm đèo Keo-Neua và Mụ-Già là hai đường
xâm-nhập chính vào miền Nam. Và từ đó, chúng ta sẽ ngăn-chặn hữu-hiệu việc CSBV
xâm-nhập qua ngả đường ṃn Hồ-Chí-Minh.
234
Điệp-Mỹ-Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975. Texas, 1990.
235
Nguyễn-Nhă. Một Thiên-tài Quân-sự. Trong Vài Sử-Liệu về Bắc-B́nh-Vương
Nguyễn-Huệ. (Một Nhóm Học-giả). Đại-Nam Xuất-bản. California. 1992.Trang 83-127.
236
Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael,
CA: Presidio Press, 1978.
237
Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt-Sóng.. Một số bài nữa
của Ông Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
238
Bùi-Hữu-Thư. Hải-Quân VNCH trong Thời-kỳ Sơ-Khai. Báo Lướt-Sóng.. Một số bài nữa
của Ông Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
239
Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng thăng-cấp Trung-Tá, được thuyên-chuyển khỏi TQLC và sau
đó làm Tư-Lệnh Sư-Đoàn 2 Bộ-Binh.
240
Thiếu-Tá Lê-Nguyên-Khang thăng-cấp Trung-Tá ngày 18-6-1962. Khi TQLC trở-thành
Lữ-Đoàn, Ông Khang là vị Tư-Lệnh đầu-tiên
241
Tài-liệu phỏng-vấn Cựu Đại-Tá CK Nguyễn-Văn-Kinh, Chỉ-Huy-Trưởng cuối-cùng của
Lực-Lượng này đến năm 1975.
242
Đại-Dương. "Mộng Viễn-Du". Website http://www.NamDuongI.com của Đệ-Nhất
Nam-Dương. 2000.
243
Người-Nhái SEAL có thể hoạt-động trên đủ loại địa-thế môi-trường khác nhau.
Người-Nhái SEAL thường được gọi là Hải-Kích.
244
Trước đây, một Hải-Đoàn Xung-phong mang số 22 đă thành-lập từ miền Bắc và
di-chuyển vào Nam năm 1954, nhưng Hải-Đoàn này bị tan-nát không c̣n bao nhiêu
nên đă sáp-nhập vào Hải-Đoàn 21XP.
245
Hạm-Trưởng: Hải-Quân Đại-Úy Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. (Ex-USS Marion County, LST-975).
Xin mời xem thêm chi-tiết về diễn-tiến nhận-lănh chiến-hạm này qua bài viết của
Ông "Hồi-kư Lănh Tàu" trong tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975,
Điệp-Mỹ-Linh, Texas, 1990, trang 327-342.
246
Hạm-Trưởng: Hải-Quân Đại-Úy Bùi-Cửu-Viên. (Ex-USS Maricopa County, LST-938).
247 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
248 Tên
Tuần-Duyên-Đĩnh này được chuyển thành Tuần-Duyên-Hạm từ năm 1969, khi Hải-Quân
Việt-Nam nhận-lănh tàu tuần-duyên WPB trang-bị cho Lực-Lượng Duyên-pḥng.
249 Ra
trường trong lúc t́nh-trạng quân-sự sôi-động, Sĩ-Quan khoá này mau-chóng
nhận-lănh trách-nhiệm. Sau 10 năm kiên-tŕ trong hải-vụ, khoảng 1973-1975 họ đă
nắm giữ quyền Hạm-Trưởng hầu-hết các chiến-hạm chủ-lực của Hạm-đội như
Hộ-Tống-Hạm, Dương-Vận-Hạm, Tuần-Dương-Hạm và Khu-Trục-Hạm.
250
Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng-Hội Hải-Quân và Hàng-Hải
Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh,-Trang 21.
251
Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối-cùng của Đệ-Nhất Cộng-Hoà Việt-Nam. Nhà Xuất-Bản
Holly Graphics. Virginia 1999.
252
Tốt-nghiệp tháng 11 năm 1964.
253 V́
lư-do muốn thu-hút Sinh-viên nhập-học, Trường Vơ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt (TVBQG/DL)
đă quảng-cáo là trường đào-tạo Sĩ-Quan đa-hiệu, khi măn-khoá sinh-viên có thể
chọn bất-cứ quân-chủng nào và họ cho phép 1 số sinh-viên chọn HQ và KQ sau khi
tốt-nghiệp.
254 V́
không tham-khảo Hải-Quân trước, Trường Vơ-Bị Đà Lạt đă cho các Thiếu-Úy mới
tốt-nghiệp hay rằng khi sang học Hải-Quân, họ sẽ được hưởng quy-chế Sĩ-Quan
Sinh-Viên (và đương-nhiên sẽ không phải làm vệ-sinh doanh-trại). Ngày đầu-tiên
mới nhập Quân Trường, khi HSQ trực đi kiểm-soát và đốc-thúc các SQ này làm
vệ-sinh th́ có sự tranh-căi. BCH Quân Trường Hải-Quân Nha-Trang đă quyết-định dù
là Sĩ-Quan khi sống trong 1 khoá học của Sinh-Viên vẫn phải làm vệ-sinh cho
doanh-trại của ḿnh (không có lính hầu) và quân trường Nha-Trang không có
quy-chế Sĩ-Quan Sinh-Viên. V́ thế có 5 Thiếu-Úy không chịu làm vệ-sinh như những
SVSQ/HQ Khoá 13, họ đă xin trở về Lục-Quân. Tổng-cộng là 8 trong 15 người rời
Hải-Quân.
255 Theo
nhận-xét của các Hạm-Trưởng, các tân HQ Thiếu-Úy Hiện-dịch hầu hết là những
quân-nhân gương-mẫu, kiến-thức khá, tinh-thần phục-vụ cao.
256 Lời
Nguyễn-Ngọc-Điệp ghi-nhận khi hiệu-đính. Sách do Nhà xuất-bản Văn-hoá dân-tộc
xuất-bản, Hà-Nội 2000.
257 Lời
Chú kèm theo tấm ảnh số 391 về "Thi-hài (Tổng-Thống) Ngô-Đ́nh-Diệm"
258
Giáo-sư Văn-Tạo, Nhật-Báo Nhân-dân, Hà-Nội, 20/9/2000.
259
Tài-liệu trong cuốn Chiến-sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, Hoa-Kỳ, 1997.
260 Vào
những năm 1966-1968, trong khi Tư-Lệnh Sư-Đoàn TQLC ở vào cấp-bực tướng, Tư-Lệnh
HQVN mang cấp-bực Đại-Tá.
261
Trong năm 1968, HQVN (cấp Lực-Lượng) và TQLC (cấp Lữ-Đoàn) đă hành-quân phối-hợp
tại U-Minh.
262
Tài-liệu của Giáo-sư Cao-Thế-Dung, "Mấy Nét Sơ-khảo về Hải-Quân Việt-Nam", báo
Bạch-Đằng, Xuân Nhâm-Tuất, 1982, Virginia, USA, trang 12-16.
263 Vào
thập-niên 1950, bằng Trung-học (thường gọi là bằng Diplome) c̣n rất giá-trị.
Trong-khi Thuỷ-thủ QGVN cần học-vấn căn-bản và trau-dồi chuyên-nghiệp, Hải-Quân
Nhân-dân có quan-niệm khác. Đây là trích-đoạn tiểu-sử chính-thức của
Giáp-Văn-Cương, vị Đô-Đốc duy-nhất (Thượng-Tướng Lục-Quân), Tư-lệnh Quân-chủng
Hải-quân ND 2 lần (1977 đến 1980, rồi 1984 đến 1990):” …Như vậy từ một viên-chức
hỏa-xa trong chế-độ cũ, sau hơn 30 năm tôi-luyện và trưởng-thành trong quân-đội
và chiến-tranh giải-phóng, ông đă trở thành Đô-đốc Hải-quân -một tài-năng
quân-sự của Quân-đội Nhân-dân Việt-Nam mà không hề trải qua trường lớp
huấn-luyện nào”.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1667.30 & Bài viết theo Báo Quân-đội
Nhân-dân online
264
Măn-khoá vào tháng 12 năm 1965.
265 Sau
này, khi Trung-Tâm Huấn-luyện Hải-Quân Cam-Ranh được thành-lập năm 1968, việc
huấn-luyện kỹ-thuật được giao cho Trung-Tâm Huấn-luyện Bổ-túc Sài-G̣n.
266
Bùi-Tiến-Rũng, Shipyards in Viet Nam, The Vietnam Council on Foreign Relations.
Republic of Vietnam, Saigon, 1970, trang 15.
267
Điệp-Mỹ-Linh. Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Texas, 1990. Xem thêm
chi-tiết các hoạt-động của Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải được tŕnh-bày bởi Trần-Đỗ-Cẩm.
Nhiều bài viết khác của Ông cũng được đăng trong Tập sách Hải-Sử này.
268
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994:
"Paralleling the overall rise in MAAG strength, the Navy Section increased from
79 men in 1959 to 154 in early 1964. In addition, the naval advisors began to
accompany South Vietnamese ships, river assault groups, and other units on
combat operations."
269
Charles W. Koburger, Jr. "The French Navy in Indochina, Riverine and Coastal
Forces, 1945-54", Praeger, New York, 1991, trang 105-106.
270 Vị
Tư-Lệnh Hải-Quân lúc đó là Đề-Đốc Chung-Tấn-Cang.
271 Ghe
Chủ-lực có kích-thước 55.9 x 15.9 x 2.8 (feet-inches), trọng-tải 19 tấn, vận-tốc
12 gút. Buồm được tháo-gỡ vào năm 1966 v́ ít khi được dùng tới.
272 Các
ghe buồm của HQVNCH là những chiến-thuyền cuối-cùng của lịch-sử Việt-Nam được
trang-bị cây xiếm. Trong các tài-liệu khảo-cổ hàng-hải: Xiếm là một trang-cụ
trên các thuyền buồm dùng để chống lại sự giạt ngang. Xiếm cũng t́m thấy tại
Mỹ-Châu thời cổ. Với Xiếm (hay lui-hạ), thuyền buồm Việt-Nam có khả-năng đi vát
tức trếch-ngược với hướng gió, trước cả Công-nguyên (chứng-tích trên các trống
đồng Heger I).
273 Tuy
quen gọi Rừng-Sát, nhưng đúng ra là Rừng-Sác.
274
Radar đầu-tiên cho chiến-đĩnh hoạt-động trong sông được trang-bị trên chiếc
Soái-Đĩnh của GĐ 27XP này, hoạt-động rất hữu-hiệu đặc-biệt khi giang-hành và
tuần-tiễu ban đêm.
275 Đoàn
giang-đĩnh của Giang-Đoàn 27XP, gồm có LMC8 và RPC thường di-chuyển với vận-tốc
đường-trường 12 gút, tức là nhanh gấp rưỡi những Giang-Đoàn Xung-Phong khác.
276
Những nhà Hàng-hải Tây-phương làm chứng cho tinh-thần hiếu-khách và kỹ-thuật
kiến-trúc tàu-thuyền thật cao của người Việt-Nam. Trong một cuốn nhật-kư của
thương-nhân buôn-bán với vùng này vào khoảng thời-gian 1690-1700, người ta thấy
viết rằng: "Khi một thương-thuyền nào đó bị đắm ở đây, số c̣n may-mắn v́ được
dân Việt-Nam giúp-đỡ hơn bất-cứ ở một nơi nào khác. Thuyền bè của họ chạy ra
chạy vào săn nhặt các vật-liệu, người ta dùng lưới để thu-hồi hàng-hoá bị ch́m.
Thật là không c̣n một nỗ-lực nào mà họ không cố-gắng làm để sửa-chữa lại con tàu
cho được tốt như xưa (Taboulet. La geste française en Indochine (Paris, 1955),
Vol. 1. Trang 87.)
277
Thuỷ-Quân Tây-Sơn và Nhà Nguyễn đă từng tháo-gỡ những tàu chiến Tây-phương, rồi
dùng vật-liệu và phương-tiện địa-phương, kiến-tạo những chiến-thuyền tương-tự
(kiểu Tây-Phương) cho Hạm-Đội của họ. Công-việc hoàn-tất chỉ trong ṿng một vài
tháng.
278 Tính
ra một chiến-thuyền duyên-lực chỉ tốn hơn 1,000 Mỹ-kim. Ghe Chủ-lực tốn-kém hơn
rất nhiều, nhưng chi-phí cũng không đáng kể.
279
Marolda, Edward J., and Oscar P. Fitzgerald. The United States Navy and the
Vietnam Conflict. Vol. II, From Military Assistance to Combat, 1959 - 1965.
Washington: Naval Historical Center, 1986, trang 228-229.
280 Nhà
Văn Đại-Dương đă viết: "Kinh-nghiệm quư-giá đó đă giúp tôi đi trong cơn băo nhỏ
từ Sài-G̣n ra Nha-Trang suốt đêm không cần Radar khi làm Hạm-Trưởng HQ-617 năm
1967". "Mộng Viễn-Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ-Nhất Nam-Dương.
2000.
281 Lúc
đầu Thiếu-Tướng Nguyễn-Hữu-Có, Tư-Lệnh Vùng 2 Chiến-thuật có ư-định bao-vây và
bắt sống chiếc tàu địch để dùng làm tang-chứng cho sự xâm-nhập của Cộng-Sản
Bắc-Việt. Sau đó, Ông bỏ ư-định này.
282 Ngày
20-02, Hộ-Tống-Hạm Kỳ-Hoà HQ-09 ra tăng-cường cho Hải-Đoàn Đặc-Nhiệm.
283
Trần-Lư. Tổ-Quốc Đại-Dương. Portland, Oregon, Công-Ty Phát-hành HK, 1999.
284
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 78-82.
285
Huy-chương US Navy Unit Commendation này là huy-chương đầu-tiên ân-thưởng cho
một đơn-vị đồng-minh sau chiến-tranh Hàn-quốc. Hạm-Trưởng Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động
HQ-04 là Hải-Quân Đại-Úy Trần-Văn-Triết.
286
Nhiều người gọi là lư-thuyết Domino.
287 The
Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Alex Larzelere, Naval Institute Press,
Annapolis, Maryland, 1997.
288 Cuốn
sách “Counterpart, A South Vietnamese Naval Officer’s War”, Do Kiem and Julie
Kane, Naval Institute Press, Annapolis, Maryland, 1998.
289
HQVNCH trong suốt giai-đoạn 1952-1975 mang đậm nhũng nét quư-phái, học-thức và
chuyên-nghiệp như mọi Hải-Quân của các cường-quốc trên biển thời đó.
290
Ư-thức danh-dự của người Việt-Nam nói chung và của Hải-Quân Việt-Nam nói riêng
thời ấy rất cao. V́ sự giáo-dục học-đường khác nhau, một người Mỹ b́nh-thường
không thông-hiểu ư-thức danh-dự đó trong con người Việt-Nam.
291 SQ
Cố-Vấn kết-tội SQ Việt-Nam “ăn cắp thuốc lá” một cách vô-căn-cứ trong khi SQ này
vắng-mặt, đang đi phép.
292
Westmoreland, William C. A Soldier Reports, Dell Publishing Co.. Inc. New York,
1976, trang 315-316.
293
Sĩ-quan chỉ-huy chiến-hạm mang ngôi sao Hạm-Trưởng, được quân-nhân HQVN xưng-hô
“Hạm-Trưởng” mà không bao giờ gọi cấp-bậc của Ông, cho dù Vị Sĩ-Quan này có
cấp-bậc HQ Trung-Úy hay HQ Đại-Tá cũng vậy.
294
Thông-thường cấp-bậc Hạm-Trưởng và Cố-Vấn tương-đương. Tuy-nhiên khi nhận quyền
chỉ-huy, tân Hạm-Trưởng có thể kém thâm-niên hơn cựu Hạm-Trưởng, do đó Cố-Vấn v́
cấp-bậc cao hơn, sẽ được thuyên-chuyển. Trường-hợp ngược lại, tân Hạm-Trưởng có
cấp-bậc cao hơn, Cố-vấn thường được lưu-nhiệm.
295
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
Trang 218.
296
Những Cố-Vấn Trung-Quốc, thường là cấp tướng, đến Việt-Nam mang theo cả đoàn
lính hầu nhộn-nhịp, nào bảo-vệ, nào cần-vụ, nào cấp-dưỡng, nào giám-mă. Khi
Cố-Vấn lên đường công-tác, anh cấp-dưỡng quảy nồi-niêu xoong-chảo lên vai, anh
cần-vụ lỉnh-kỉnh chăn-màn gối-đệm trên vai, anh giám-mă chạy tới cúi gập ḿnh
xuống làm cái kê cho cấp trên đạp lên lưng ḿnh mà leo lên ngựa. Cố-Vấn đến nơi
cần nghỉ-ngơi th́ cần-vụ kê giường trải nệm, bày ra nào chậu nào thau cho cấp
trên rửa mặt rửa chân, cấp-dưỡng te-tái lo nấu cơm nấu nước, bảo-vệ lăm-lăm súng
đứng gác, giám-mă te-tái đi cắt cỏ ngựa. Răm-rắp, răm-rắp, không chê vào đâu
được. Xem "Đêm giữa Ban ngày" của Vũ-Thư-Hiên, hội-viên Hội Nhà Văn ở trong
nước, Nhà Xuất-bản Văn-Nghệ (Mỹ) tháng 4-97.
297
Bùi-Tín. Mặt Thật (1994).
298
PCER: Patrol Craft Escort Rescue, Hộ-Tống-Hạm (Tiếp-cứu).
299
Ghi-chú trong tài-liệu dẫn-chứng: COAST GUARD CUTTER POINT LEAGUE FORCES VIET
CONG TRAWLER AGROUND: The 82-foot U.S. Coast Guard Cutter POINT LEAGUE stands
off watching the burning 100-foot steel Viet Cong trawler that the cutter forced
aground near the village of Ba Dong, So. Viet Nam, during several hours of gun
battle to keep the enemy from entering Co Chien River on June 20, 1966. Fire
began with an explosion on board the trawler at 6:15 a.m., and was extinguished
at 2:00 p.m. by Coast Guard and Vietnamese crews. Salvage crews removed an
estimated 250 tons of arms and supplies.
300
Nhận-xét của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh. Xem Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật
Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng-Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà, Bài
Phỏng-Vấn-đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử
tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.
301
Ngô-Đ́nh-Châu. Những Ngày Cuối-cùng của Đệ-Nhất Cộng-Hoà Việt-Nam. Nhà Xuất-Bản
Holly Graphics. Virginia 1999. Trang 61.
302
Cấp-bực Phó-Đề-Đốc cũng như Chuẩn-tướng (một sao) là cấp-bậc mới do chính-quyền
quân-nhân đặt ra vào năm 1964. Trước đó, cấp Đô-Đốc Hải-Quân cũng như Tướng
Lục-Quân khởi-sự nhỏ nhất từ 2 sao, tức Đề-Đốc hay Thiếu-Tướng.
303
Jane's Fighting Ships, 1967, 1968, 1969.
304
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 168-169.
305 Xin
xem thêm chi-tiết trong bài ”Phỏng-vấn-đề-Đốc Trần-Văn-Chơn”.
306
Trường-hợp Ông Trần-Văn-Chơn rất đặc-biệt, vị Đề-Đốc này nắm quyền Tư-Lệnh lâu
nhất, không những Ông có tới hai lần đảm-nhiệm chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân, mà c̣n
làm Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng cũng tới hai lần.
307
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
308
Seebees hay CB, chữ viết tắt của Construction Battalions: Tiểu-Đoàn Công-Binh
Xây-cất HQHK.
309 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
310
Westmoreland, William C. A Soldier Reports. Dell Publishing Co. Inc. New York,
1976. Trang 240-241.
311 DER
là chữ viết tắt của Destroyer Escort, Radar Picket Ship; loại Khu-Trục-Hạm
Hộ-Tống Hải-Đội trang-bị loại Radar tiền-thám, có bán-kinh không-thám tới 200
hải-lư.
312 W.
J. Moredock, LCDR, U. S. Naval Proceedings, February 1967. Trang 136-138.
313
Harold W. Seagal, LT. U. S. Naval Proceedings: January 1968. Trang104-105.
314
Trong khi WHEC nặng gấp rưỡi DER, lại được gắn có một bánh-lái nên quay rất
chậm, đường kính chiến-thuật rộng gấp rưỡi DER.
315
Phụ-chú h́nh nguyên-bản: USS Slater executing a Williamson maneuver off Key West
FL, August 1944.
316
Sự-kiện “Chính-quyền Mỹ đă sai-lầm trong chính-sách” thường được Hà-Nội
xuyên-tạc như một sự thú-nhận xâm-lăng Việt-Nam. Sự thật, người Hoa-Kỳ chỉ
nhận-định về những sai-lầm chiến-lược, chiến-thuật của họ, hối-tiếc rằng đă
không thành-công trong việc trợ-giúp VNCH tiêu-diệt Việt-Cộng xâm-lăng. Măi-măi,
lư-tưởng cao-quư của Hoa-Kỳ là tranh-đấu cho Tự-Do, dẹp tan độc-tài đảng-trị
Cộng-Sản. Trong b́nh-diện lớn-lao toàn-cầu lớn hơn cuộc chiến Việt-Nam rất
nhiều, Hoa-Kỳ đă toàn-thắng dẹp-bỏ tận gốc Cộng-Sản tại Nga-Sô và các quốc-gia
Đông-Âu.
317 CIA
là chữ viết tắt của Central Intelligence Agency, Cơ-Quan T́nh-Báo Trung-Ương của
Hoa-Kỳ.
318 Một
trong những giới-chức Việt-Nam được ghi-nhận là đă chỉ-trích một cách gay-gắt và
cay-đắng nhất là Bà Ngô-Đ́nh-Nhu, được coi như "Đệ-Nhất Phu-Nhân" của VNCH thời
Chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm.
319
Nguyên-văn Anh-ngữ: "... White-faced soldier armed, equipped and trained as he
is not suitable guerrilla fighter for Asia forests and jungles. French tried to
adapt their forces to this mission and failed. I doubt that US forces could do
much better.... Finally, there would be ever present question of how foreign
soldier could distinguish between a VC and friendly Vietnamese farmer. When I
view this array of difficulties, I am convinced that we should adhere to our
past policy of keeping our ground forces out of direct counterinsurgency role."
Gen. Maxwell Taylor, 22 February 1965.
320 Ḍng
họ tướng Grant đă sản-sinh một số-lượng Tướng-lănh, Đô-Đốc nhiều nhất và
nổi-danh bậc nhất trong những thế-gia vọng-tộc của đất Hoa-Kỳ.
321
Sharp, Ulysses S. Grant. Strategy for Defeat: Vietnam in Retrospect. San Rafael,
CA: Presidio Press, 1978.
322
McNamara, Robert S. with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons
of Vietnam. Times Books. Random House, U.S.A. 1995. Trang 275-276.
323
McNamara, Robert S. with Brian VanDeMark. In Retrospect. The Tragedy and Lessons
of Vietnam. Times Books, Random House, U.S.A. 1995. Trang 275-277.
324 H.
R. McMaster. "Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert McNamara, The Joint
Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam". USA. 1997.
325
Kư-giả Rick Young, chương-tŕnh "Give War A Chance": Why did Johnson's
"middle-course" strategy in Vietnam--graduated pressure and constrained
attacks--represent no strategy at all? Is warfare by political consensus doomed
to fail? In 1997, an Army major published a book about Vietnam that caught the
attention of virtually every American military leader. The writer was H. R.
McMaster and the book is titled "Dereliction of Duty: Lyndon Johnson, Robert
McNamara, The Joint Chiefs of Staff, and the Lies that Led to Vietnam".1997.
326
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 167-168.
327 Mang
tổng-số Tuần-Duyên-Đĩnh PGM lên tới 20 chiếc.
328
Trần-Lư. Tổ-Quốc Đại-Dương, Portland, Oregon, Công-Ty Phát-hành HK, 1999.
329
Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in
Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988, trang 120-122.
330
Helm, Glenn E. Surprised at Tet: U.S. Naval Forces in Vietnam, 1968. Trong Pull
Together, the Newsletter of the Naval Historical Foundation and the Naval
Historical Center, Vol.36, No.1 (Spring/Summer 1997).
331
Nguyễn-Văn-Ơn. Liên-Đoàn 5 Tuần-Thám (Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.5). Đăng trong
“Tuyển-Tập Hải-Sử”.
332
Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản).
333 Cuộc
hành-quân đổ-bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67, bài viết của Đại-Tá Tôn-Thất-Soạn,
Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
334
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
Trang 129.
335
Advanced Research Projects Agency, Department Of Defense. Junk Blue Book: A
Hanbook of Junks of South Vietnam. Washington D.C., 1962.
336
Hữu-Phương. Neo Tuổi Vàng. Sài-G̣n, 1967.
337 Nhà
thơ Hữu-Phương sinh-trưởng tại Bến-Tre. Ông gia-nhập Hải-Quân Việt-Nam năm 1953.
Tác-giả sau đó thăng tới cấp Phó-Đề-Đốc - Phụ-tá TL/HQ/Hành-Quân Biển. Ông mất
vào sáng ngày 28-06-1988 tại Hoa-Kỳ, để lại hai tập bản-thảo thơ “Kiếp Lưu-Đày”
chưa phổ-biến.
338
“Hải-Quân Việt-Nam Hành-Khúc” do Nhạc-sĩ: Hữu-Phương Nguyễn-Hữu-Chí sáng-tác vào
khoảng năm 1969. Lời bản nhạc rất có ư-nghĩa, phù-hợp với “nhiệm-vụ người lính
biển” như sau:
Bao người con trai kiêu-hùng cùng nhau tách bến
Ra khơi
mênh-mông sóng to gió-mưa không sờn
Ta là
chiến-sĩ của trùng-dương muôn sức sống
Hiên-ngang ra khơi giữ vững cơi-bờ Việt-Nam.
Làm trai gắng noi theo dấu anh-hùng cương-quyết một ḷng
Đường-trường xa bền tay lái
Một ḷng
tin, tin tương-lai
Trùng-dương xanh bao-la
Trời cao
mây vương xa
Hồn theo
sóng với nước tới chân-trời xa.
Mong một ngày mai huy-hoàng trời Nam tươi-sáng
Đem thân
nam-nhi đắp-xây cho giống Tiên Rồng
Tung cờ
Việt-Nam huy-hoàng rạng bay phất-phới
Hiên-ngang ra khơi giữ vững cơi-bờ Việt-Nam.
339 Vào
tháng giêng năm 1968, tức là khi khởi-sự cuộc “Tổng-Tấn-Công Tết Mậu-Thân”; quân
chính-quy CS Bắc-Việt (BV) tại Vùng 1 Chiến-Thuật đông gấp 3 lần quân tay sai
Việt-Cộng (VC) miền Nam. Tại Vùng 2 Chiến-Thuật, quân chính-quy Bắc-Việt có tới
35 tiểu-đoàn tác-chiến. Bản báo-cáo của MACV ghi số-lượng tiểu-đoàn địch như
sau:
Vùng I
CT: 16 VC - 53 BV
Vùng II
CT: 15 VC - 35 BV
Vùng III
CT: 39 VC - 20 BV
Vùng IV
CT: 29 VC.
340
"Tổng-Công-Kích - Tổng-Khởi-Nghĩa của Việt-Cộng Mậu-Thân 1968", Bộ TTM/QLVNCH/
Pḥng 5/ Khối Quân-Sử xuất-bản 1968.
341
Wirtz, James. The Tet Offensive: Intelligence Failure in War. Ithaca, 1992.
342
Trong một buổi lễ ban-thưởng ngày 23 tháng 7 năm 1969 tại Vĩnh-Long. Các Đô-Đốc
và Tướng-lănh đồng-minh được mời tham-dự.
343 OCS
là chữ viết tắt của Officer Candidate School, Trường Sĩ-Quan Trừ-bị của HQ
Hoa-Kỳ. Ngoài Hải-Quân Học-Hiệu Annapolis đào-tạo SQHQ Hiện-dịch, hệ-thống các
trường OCS cung-cấp một số-lượng lớn-lao các SQHQ ngành trừ-bị. HQVN thường quen
gọi các khoá OCS này là các khoá SQ Trần-Hưng-Đạo.
344
Zumwalt, Elmo R., Jr. On Watch: A Memoir. New York: Quadrangle Press/The New
York Times Book Co., 1976.
345 Vào
năm 1968, người Mỹ rút-lui, Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà đảm-nhiệm một ḿnh
vai-tṛ chiến-đấu chống Cộng-Sản Bắc-Việt (có cả khối Cộng-Sản kiên-tŕ đỡ-đầu).
Hải-Quân Việt-Nam cũng phải nỗ-lực tiến tới việc tự-lập. Trước khi rút-lui,
Hải-Quân Hoa-Kỳ chuyển-giao các cơ-sở phương-tiện lại cho Hải-Quân Việt-Nam.
Chương-tŕnh đó mệnh-danh là "Accelerated Turn Over to Vietnam", (ACTOV) có
nghĩa là Hoa-Kỳ "Chuyển-giao cấp-tốc cho Việt-Nam". Chương-tŕnh "ACTOV" đă được
thi-hành một cách nhanh-chóng tốt-đẹp, và đă hoàn-tất sớm hơn thời-gian
hoạch-định. Kết-quả đến cuối năm 1972, tổng-số chiến-hạm, chiến-đĩnh đă tăng lên
đến hơn 1500 chiếc, có 16 đài Radar Kiểm-Báo cùng 16 Căn-cứ Yểm-Trợ và
Tiền-Doanh Yểm-Trợ Tiếp-vận. Quân-số Hải-Quân vượt hơn 40000 Sĩ-quan, Hạ-Sĩ-quan
và Đoàn-viên.
346 Mời
xem thêm Hooper, Edwin B. Mobility, Support, Endurance: A Story of Naval
Operational Logistics in the Vietnam War, 1965 - 1968. Washington: Naval History
Division, 1972.
347
Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in
Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988, trang 344.
348 Xem
thêm tài-liệu của Phạm-Văn-Sơn Chủ-biên.Lê-Văn-Dương soạn-thảo. Nguyễn-Ngọc-Hạnh
h́nh-ảnh. Cuộc Tổng-Công-Kích Tổng-Khởi-Nghĩa của Việt-Cộng, Mậu-Thân 1968, Bộ
Tổng-Tham-Mưu, Trung-Tâm Ấn-Loát Ấn-phẩm, Sài-G̣n, 1968.- Trang 48.
349
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 148-150.
350 Đầu
năm 1971, Đề-Đốc Robert S. Salzer trở lại Việt-Nam với chức-vụ COMNAFORV. Sau
nhiệm-kỳ Việt-Nam một thời-gian, Salzer được thăng-cấp Phó-Đô-Đốc, rồi hồi-hưu.
351
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Bài “Sự Đào-luyện Sĩ-Quan Đoàn-Viên”. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
352
Anh-Thy, tên thật là Nguyễn-Văn-Khổn, là một Đoàn-Viên của Đoàn Văn-Nghệ
Hải-Quân. Tài-hoa mệnh-bạc, người Nhạc-sĩ trẻ qua đời năm 1975 trong một chuyến
công-tác tại Quy-Nhơn. Khi đó, có lẽ Anh-Thy chưa quá tuổi 30.
353 Lời
Nhạc “Hoa Biển”do Anh-Thy sáng-tác như sau:
Ngày xưa
em anh hay hờn-giỗi
Giận anh
khi anh chưa kịp tới
Cho anh
nhiều lời, cho anh bồi-hồi
Em cúi
mặt làm ngơ
Không
nghe kể chuyện
Bao
nhiêu chuyện t́nh đẹp nhất trên trần-đời
Tại em
khi xưa yêu hoa màu trắng
Tại em
suy-tư bên bờ vắng
Nên đêm
vượt-trùng
Anh mong
t́m gặp hoa trắng về tặng em
Cho anh
th́-thầm
Em ơi
t́nh ḿnh trắng như hoa đại-dương
Trùng
khơi nổi gió lênh-đênh triền sóng thấy lung-linh rừng hoa
Màu hoa
thật trắng, ôi hoa nở thắm ngất-ngây ḷng thêm
Vượt bao
hải-lư chưa nghe vừa ư lắc-lư con tàu đi
Chỉ thấy
bọt nước tan theo ngọn sóng dáng hoa kia mịt-mùng
Biển-khơi không mang hoa màu trắng
Tàu anh
xa-xôi chưa t́m bến
Nên em
c̣n hờn, nên em c̣n buồn
Sao chưa
thấy anh sang
Em ơi
giận-hờn
Xin như
hoa sóng tan trong đại-dương.
354
Tác-phẩm của Nhạc-Sĩ Anh-Thy có lẽ không nhiều lắm. Nhưng bốn bản nhạc c̣n lưu
lại, thường được người đời nhắc-nhớ là Hoa Biển, Biển Tuyết, Bốn Màu Áo và Cô
Bạn Học.
355
Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in
Vietnam. Annapolis: U.S. Naval Institute Press, 1988. Trang 348.
356 Cuốn
sách "Đời Thuỷ-Thủ", của Vũ-Thất Vơ-Văn-Bảy xuất-bản 1968 tại Sài-G̣n là cuốn
sách tiểu-thuyết đầu-tiên do chính một quân-nhân Hải-Quân viết về sinh-hoạt
Hải-Quân.
357 Các
Coast Guard Cutters của Mỹ sơn màu trắng, mang chỉ-danh bắt-đầu bằng chữ W như
WPB (Weather Patrol Boat - Tuần-Duyên-Đĩnh) WHEC (Weather High Endurance Cutter
- Tuần-Dương-Hạm). Chữ W để chỉ khả-năng hoạt-động mọi thời-tiết.
358
Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam,
Washington, D.C., 3-1970. Trang 1.
359 Có 9
chiến-hạm LSSL đă được chuyền từ HQHK sang HQ Pháp tại Viễn-Đông.
360
Đại-Dương."Mộng Viễn-Du", Website http://www.NamDuongI.com của Đệ-Nhất
Nam-Dương. 2000.
361
Trong Tập H́nh-ảnh Kỷ-niệm của HQ Trung-Tá Parson, HQHK.
362
Thuỷ-thủ-đoàn Trợ-Chiến-Hạm hay Giang-Pháo-Hạm đông tới 60 người, đủ trang-bị
cho 8 đến 10 giang-đĩnh nhỏ.
363 Xem
thêm chi-tiết: Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval
Institute Press, Annapolis, Maryland, 1997.
364 U.S.
Coast Guard nguyên là một thành-phần của Bộ Tài-Chánh, chuyển sang Bộ Giao-Thông
Vận-Tải kể từ 1-4-1967. Trong thời chiến, Tổng-Thống Hoa-Kỳ có thể chỉ-thị
Lực-Lượng này hoạt-động như một thành-phần của Hải-Quân.
365
Larzelere, Alex. The Coast Guard at War, Vietnam 1965-1975, Naval Institute
Press, Annapolis, Maryland, 1997.
366
Lực-Lượng Đặc-biệt đă dùng loại Súng Cối Đại-liên này trên sàn quân-xa đi
hành-quân. Nghe nói LLTD/HK một thời đă dùng vũ-khí này cải-biến để thay-thế
đại-bác 40 ly, sau đó c̣n gắn thêm cả hoả-tiễn 2.75-in để tăng hoả-lực.
367
James F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War.
St. Martin's Press, New York, 1999, trang 152-153.
368
Tulich, Eugene N. The United States Coast Guard in South East Asia During the
Vietnam Conflict. Washington: Public Affairs Division, U.S. Coast Guard, 1975.
369
Giám-đốc Actov HQVN mang cấp-bậc HQ Thiếu-Tá. Trong những buổi họp Hải-Quân,
nhiều thành-viên Actov có thể ở cấp Trung-Tá. Trong những buổi họp Liên-Quân,
thành-viên có thể là Đại-Tá hay Tướng, đại-diện Actov Hải-Quân như vậy có
cấp-bực quá thấp.
370
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 344-345.
371
Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm 1965" và một số tài-liệu khác. Đăng
trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
372
Chính-phủ Nam-Vang lúc đó lấy tư-thế một nước trung-lập, làm-lơ vụ này và cứ để
Cộng-Sản Việt-Nam mượn biển mượn đất đưa người và quân-dụng xâm-nhập VNCH.
373
Đặc-san Đệ-Nhị Thiên-Xứng, Cựu SQHQ khoá 19, San José. Xuân Mậu-Dần 1998.
374 Để
yểm-trợ cho Cambodge chống Cộng-Sản, trước đó các chiến-hạm chiến-đĩnh HQVNCH
cũng đă nhiều lần phối-hợp với Hải-Quân nước này. Đặc-biệt trong Vịnh Phú-Quốc,
Hải-Quân hai nước cùng nhau ngăn-chặn sự xâm-nhập của Cộng-sản Quốc-tế bằng
đường biển.
375 Theo
Thomas J. Cutler, Hạm-Đội Đặc-Nhiệm này quy-tụ một số-lượng chiến-hạm,
chiến-đĩnh đông-đảo nhất trong cuộc chiến (Cutler, Thomas J. Brown Water, Black
Berets: Coastal and Riverine Warfare in Vietnam, Annapolis, Maryland; 1988,
trang 353). Nói cho đúng hơn, Lực-Lượng hùng-mạnh đến độ chưa từng có tại
nội-địa Đông-Nam-Á suốt ḍng lịch-sử. Sau ngày 9 tháng 5 năm 1970, số-lượng
chiến-hạm, chiến-đĩnh và đơn-vị tham-chiến tuy có đông-đảo hơn, nhưng địa-bàn
hoạt-động cũng được trải rộng ra rất nhiều.
376
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992. Trang 346 ghi TL/HQVN thăng-cấp ngày
1-7-1970.
377
Vietnam Bulletin No.25, A Weekly Publication of the Embassy of Vietnam,
Washington, D.C., 3-1970. Trang 3.
378 Theo
truyền-thuyết th́ Cao-Biền là Quan-Sát-Viên Không-tuần đầu-tiên: Vua Tàu sai
Thái-sử Cao-Biền làm An-Nam Đô-Hộ (năm 860-873), với sứ-mạng chính là đi “yểm”
19 chỗ để Giao-Châu không thể nào thoát khỏi kiếp nô-lệ. Cao-Biền báo-cáo đă
dùng con diều giấy bay lên không-trung, quan-sát h́nh-thế nước ta. Biền hoàn-tất
công-tác được 18 chỗ bằng cách đào-bới nhưng không thể nào “yểm” được núi
Tản-Viên. Tại Ninh-B́nh, Cao-Biền để lại một con diều khi đáp xuống. Đó là núi
Cánh-Diều mà ta c̣n thấy ngày nay (phía Đông Thị-Xă).
379 Khi
vây thành Quy-Nhơn năm 1793, theo lời khuyên của viên cố-vấn người Pháp Olivier
de Puymanel (người đă xây thành Vauban ở Sài-G̣n và một số nơi khác) Nguyễn-Ánh
dùng khí-cầu để ném các chất cháy vào trong thành. Kế-hoạch bị băi-bỏ để tránh
cho dân-chúng, theo một nhà viết biên-niên lúc đó, “sẽ chết như cá chết trong hồ
v́ nước đang thiếu dần”.
380 Năm
1884, một Tiểu-đoàn khí-cầu của Pháp tham-gia cuộc hành-quân đánh chiếm Bắc Ninh
đă tạo ra hiệu-quả rất lớn đối với quân Tầu: trong quá-tŕnh tấn-công, các
quan-sát-viên trên khí-cầu đă chỉ-điểm các vị-trí của quân Trung-Hoa và các
công-tŕnh của họ, thậm-chí chỉnh cho pháo-binh bắn. Thời đó, tin-tức thu-thập
từ khí-cầu được truyền đi bằng miệng, do đó gây khó-khăn cho việc thực-hiện các
nhiệm-vụ và không cho phép các khí-cầu lên cao quá 300 mét. Tháng 4-1884,
khí-cầu Cḥi-Gác (La Vigie) được đưa đi theo tướng Négrier trong cuộc hành-quân
lên Hưng-Hoá. Ngày 12, viên Đại-Tá Tron lái khí-cầu hướng-dẫn pháo-binh bắn vào
thành Hưng-Hoá.
381 Loại
phi-cơ “cào-cào” Morane này (thường gọi là Bà-Già) khi khẩn-cấp, có thể đáp
xuống những mảnh ruộng nhỏ-bé xứ ta.
382
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
383
Tài-liệu của Hội Cựu-Đoàn-Viên Căn-cứ Hải-Quân Không-chiến Cam-Ranh (Naval Air
Station Cam-Ranh, viết tắt NASCAM) trong trang lưới Webpage:
http://www.vpnavỵcom/nascam.htm.
384
Niên-giám Jane’s Fighting Ships ghi-nhận các loại tàu này nguyên-thuỷ của
Trung-Cộng (từ 200 đến 550 tấn là lớn nhất) dùng chuyên-chở cận-duyên, xếp chung
vào hạng SL.
385 C̣n
được viết tắt là TTKS/ZH (CSC - Coastal Surveillance Center) -
386
Nguyễn-Ngọc-Quỳnh. Vấn-đề Hải-phận. Trong Lướt-Sóng số đặc-biệt, BTL/HQ,
Sài-G̣n, phát-hành ngày Hải-Quân 1974 (Trang 12-23): Măi tới cuối năm 1972 v́
quyền-lợi ngành ngư-nghiệp, Chính-phủ VNCH mới ban-hành sắc-lệnh sửa-đổi (số 056
-TT SLU ngày 26-12-1972) nới rộng hải-phận đánh cá ra tới 50 Hải-lư (mà Sắc-lệnh
cũ quy-định là 3 Hải-lư).
387
Nhật-kư HQ-4 ghi: Khi Hạm-Trưởng ra lệnh: "Bắn thẳng vào đài chỉ-huy." Khẩu 76
ly 2 do xạ-thủ Huệ bóp c̣. Chỉ một phát, tàu địch nghiêng. Trên tàu địch tán
loạn. Phát thứ hai, tàu địch bốc cháy và từ-từ ch́m trong ṿng mấy phút. Các
họng súng khác trên HQ 4 đều hướng về tàu địch và chưa được lệnh bắn phát nào".
Xem bài "HQ-4 Đánh Ch́m Tàu Địch", Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”. Nếu xem
tài-liệu Hải-Quân Nhân-Dân th́ sẽ thấy «rất tức cười» !
388 Tuy
vậy, CSBV gọi đoàn SL là “Đoàn Tàu Không Số”. Tàu ngụy-trang đánh cá, bằng sắt,
có thể trọng-tải 150 tấn. Thật quá dễ-dàng để nhận-diện SL giữa đám ghe-thuyền
đánh cá Miền-Nam, 100% gỗ, không mấy chiếc chở quá 20 tấn.
389
Đ́nh-Kính, Người Của Biển, Hanoi 2000. Nguyễn-Tư-Đương, Đường ṃn trên biển,
Hà-Nội 2002.
390 Đă
có những chuyện kể lại bởi chính Thuỷ-thủ-đoàn CSBV, giống như họ “sống trong
huyền-thoại”. Gần cuối Thế-kỷ 20, thay v́ áp-dụng kỹ-thuật hàng-hải để hải-hành,
Thuỷ-thủ-đoàn CSBV chỉ cầu sự may-mắn. Thật tội-nghiệp khi họ c̣n tin-tưởng là
nhờ bóng đêm mà có thể thoát lưới. Các tài-liệu “Đường Ṃn Hồ-Chí-Minh Trên Biển
kỷ-niệm 40 năm” đă ghi rằng: "…Vịnh Cây-Bàng Ḥn-Hèo, thuyền-trưởng nào vào được
đây phải lăo luyện và có trên dưới 20 năm trong nghề"!!!???
391 Nhờ
chiều dài sóng điện-từ ngắn hơn so với ánh-sáng, đường đi của sóng radar cong
hơn, vượt quá chân trời. Không những thế, chân trời radar lại c̣n xa hơn chân
trời thị-giác của Quan-Sát-Viên đài Chỉ-Huy chiến-hạm nhờ ở vị-trí giây trời
Radar đặt trên đỉnh cột buồm Khu-Trục-Hạm, tức là có độ cao hơn quan-sát-viên
của địch (trên các tàu thấp, nhỏ) khá nhiều. Thông-thường, chiến-hạm VNCH
dễ-dàng thấy địch trước khi địch thấy ta hàng chục hải-lư. Ưu-thế điện-thám của
chiến-hạm c̣n gia-tăng khi thời-tiết xấu v́ trong khi chân trời radar có thể
tăng lên với ẩm-độ và áp-xuất không-khí th́ tầm quan-sát thị-giác của đối-phương
lại bị suy-giảm trầm-trọng.
392
Những bài toán liên-hệ đến vị-trí, thời-gian, vận-tốc, hướng đi... được giải ra
đáp-số tức-khắc bằng bảng vận-chuyển. (Maneuvering Board, The Logarithmic
Time-Speed-Distance Nomogram).
393 Theo
Polmar, Norman. The Ships and Aircraft of the U.S. Fleet. Twelth Edition. Naval
Institute Press, Annapolis, Maryland. 1981.- Trang 352. Có tài-liệu ghi UPS-1
(UPS là viết tắt của kư-hiệu: U= multi-platform, P= radar, S= search. AN/TPS-62
là viết tắt của Army Navy / Transmission Parameter Signalling). Xin xem tiếp
tài-liệu kỹ-thuật chính-xác trong bài viết của SQ đặc-trách chương-tŕnh Actorad
là Ông Trần-Trọng-Hải, ở cuối Chương 4.
394
Tài-liệu "Đặc-tính Chiến-Hạm Chiến-Đĩnh", BTL/HQ/Pḥng 3, 1972.
395
Bùi-Hữu-Thư, "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều bài viết khác.. Một số bài Đăng
trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
396
Bùi-Hữu-Thư, bài “Huấn-luyện Hải-Quân” và một số tài-liệu khác của Cựu OCS. Đăng
trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
397
Bùi-Hữu-Thư, bài Huấn-luyện Hải-Quân và một số tài-liệu khác nữa. Đăng trong
“Tuyển-Tập Hải-Sử”.
398
Tài-liệu "Đặc-tính Chiến-Hạm Chiến-Đĩnh", BTL/HQ/Pḥng 3, 1972.
Jane's
Fighting Ships, 1955, 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1961, 1962, 1963, 1964,
1965, 1966, 1967, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976...
Paulton House, Shepherdess Walk, London, N1 England.)
399
Hải-Quân Hoa-Kỳ gọi Huấn-lệnh Hành-Quân là S.O.P (Standard Operation Procedure)
400
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
401
Điệp-Mỹ-Linh: Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975. Texas, 1990, trang 42.
402 Sách
Đời Quân-Ngũ. Kư Ức Niên-Dư Trần-Ngọc-Nhuận. Xuân-Thu, California, phát-hành
1992: ghi rằng Phó-Đề-Đốc Nguyễn-Hữu-Chí (nhà văn, thơ Hữu-Phương) là Tư-Lệnh
Hạm-đội Biển, nhưng không có chi-tiết dẫn-chứng.
403
Tuần-Dương-Hạm của HQVNCH nguyên-thuỷ là WHEC (trọng-tấn tối-đa 2800 tấn) của
Lực-Lượng Tuần-Duyên Coast Guard Hoa-Kỳ. Đây không phải là loại Cruiser đúng
theo tiêu-chuẩn quốc-tế.
404 Tầm
hoạt-động của Radar không-thám trên DER quét rộng tới hơn 200 hải-lư.
405 WHEC
là một trong những loại chiến-hạm có tầm hoạt-động lớn nhất (trừ loại trang-bị
động-cơ hạt nhân), tầm hoạt-động tiết-kiệm tới 20,000 hải-lư (tức gần một ṿng
quanh xích-đạo trái đất 60x360= 21,600 hải-lư).
406 Bài
Viết của Phạm-Quốc-Nam –TN.21/18C/QT-1/70/TĐ– K.2ĐB/SQHQ/NT.
407
Thí-dụ HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Văn-X...
408
Nguyễn-Tấn-Đơn. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
409 Theo
tin-tức tiết-lộ sau cuộc Hoà-Đàm Paris, CSBV đă một lần âm-mưu việc đề-nghị
giải-giới Quân-nhân Trừ-bị. Nếu có điều-khoản này, lập-tức HQVNCH coi như
vô-năng v́ mất hết cán-bộ ṇng-cốt.
410 Theo
“Danh Bạ Sĩ-Quan HQVNCH” sách Tài-Liệu VNCH & Hải-Quân. Nguyễn-Tấn-Đơn.
Úc-Đại-Lợi, 2002.
411
Nguyễn-Đức-Phương là tác-giả cuốn sách “Chiến-tranh Việt-Nam Toàn-Tập: Từ trận
đầu (Ấp Bắc – 1963) đến trận cuối (Sài-G̣n – 1975). Toronto, Canada: Làng Văn,
2001.
412
Tháng 6 năm 1971, sau khi măn-khoá lớp Cao-Đẳng Quốc-Pḥng, HQ Đại-Tá
Đinh-Mạnh-Hùng về nhận-lănh chức Phụ-Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Đặc-Trách Hành-Quân
Sông tại B́nh-Thuỷ.
413 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
414 Lúc
đó chính-phủ của Thủ-Tướng Phan-Huy-Quát cũng chưa tṛn một tháng và Ông
Bùi-Diễm là Bộ-Trưởng Phủ Thủ-Tướng. Việc HK đưa quân vào VN mà không thông báo
và không có sự thoả-thuận trước của chính-phủ VN đă cho thấy HK coi thường tiếng
nói của chính-phủ VN đến thế nào! Chúng ta c̣n nhớ là trong những năm 62, 63 HK
vẫn t́m cách đưa thêm quân sang VN nhưng gặp phải sự chống-đối của TT Diệm nên
họ phải "thay ngựa giữa đường." Tai-hại của sự hiện-diện của lính HK th́ tác-giả
Gọng-Ḱm Lịch-Sử cũng đă tŕnh-bày rơ trong quyển sách: nó làm Miền Nam mất
chính-nghĩa bảo-vệ tự-do trong khi đó với bộ máy ngôn-ngữ một chiều của hệ-thống
Cộng-sản quốc-tế, cộng thêm cái vô-tư, ngây-ngô của các thành-phần khuynh-tả đă
làm công-việc vận-động sự ủng-hộ công-luận thế-giới càng thêm khó-khăn về mặt
ngoại-giao. (Lời Tiến-Sĩ Trần-Văn-Hải đọc trong buổi giới-thiệu sách "Gọng-Ḱm
Lịch-sử" của Bùi-Diễm tại Washington DC, ngày 17 tháng 12 năm 2000).
415
Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Hoà, Những Trận Đánh Cuối-cùng. Nhà
Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988. Trang 309.
416 Khoá
1 Đặc Biệt được đặt tên là khoá Thuỷ Tinh (Mercury). Các khoá kế-tiếp là khoá 2
Đặc Biệt tức khoá Kim-Tinh (Venus), khoá 3 Đặc Biệt là khoá Hỏa Tinh (Mars),
khoá 4 Đặc Biệt là khoá Mộc Tinh (Jupiter) và khoá 5 Đặc Biệt là khoá Thổ-tinh
(Saturn). Khoá này kết-thúc chương-tŕnh SQHQ Đặc Biệt vào đầu năm 1975.
417 HQ-2
Trần-Quang-Khải, ex-USGC Bering Strait, WHEC-382 có kích-thước và đặc-tính như
sau:
Trọng-tải Nhẹ 1,766 tấn.(lt) Tối-đa 2,800 tấn.(fl); Chiều dài 311 feet 8 inches;
Chiều ngang 41 feet 1 inch; Tầm nước 13 feet 6 inches"; Vận-tốc 18.6 nơ (kts);
Thuỷ-thủ-đoàn 215; Vũ-khí; 1 hải-pháo 5"/38, 1 hải-pháo 40m kép, 2 hải-pháo 40mm
đơn, 4 hải-pháo 20mm. Máy chánh; Động-cơ Diesel, 2 chân-vịt 6,000hp.
HQ
3 Trần-Nhật-Duật, ex-USCG Yakutat (AVP-32) WHEC-380
HQ
5 Trần-B́nh-Trọng, ex-USCG Castle Rock, WHEC-383
HQ
6 Trần-Quốc-Toản, ex-USCG Cook Inlet, WHEC-384 and AVP-36
HQ
15 Phạm-Ngũ-Lăo, ex-USCG Absecon, WHEC-374
HQ
16 Lư-Thường-Kiệt, ex-USCG Chincoteague, WHEC-375
HQ
17 Ngô-Quyền, ex-USCG McCulloch, WHEC-386.
418
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
419 H́nh
Graphic của Ông Nguyễn-Tấn-Đơn. Khi chương-tŕnh hoàn-tất, vùng hoạt-động của
các Đài Radar đan kín vào nhau, các ṿng tṛn chồng-lấn lên nhau. Xin xem tiếp
tài-liệu kỹ-thuật chính-xác trong bài viết của SQ đặc-trách chương-tŕnh Actorad
là Ông Trần-Trọng-Hải, ở cuối Chương 4.
420
Vương-Hồng-Anh tổng-hợp tài-liệu: Hải-pháo Việt - Mỹ và các trận hỏa-công ở Vùng
1 Duyên-Hải, Việt Báo Kinh-tế, California, 2/9/99.
421
Phạm-văn-Chung. Cờ Bay Trên Cổ-thành Quảng-Trị. Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân
Lục-Chiến, 1997.
422
Nhật-kư Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 ghi-nhận nhiều đêm tác-xa tới 5,000 trái
đạn. Trong một chuyến công-tác, ṇng súng bị ṃn, phải thay tới 2 lần.
423
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994,
trang 323.
424 Năm
1974 - Năm Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School".
Năm 1975
- Mười chín Sĩ-quan tu-nghiệp tại "Naval Postgraduate School". Một Sĩ-quan
cao-cấp tu-nghiệp tại "Naval War College". Các Sĩ-quan này bị kẹt lại Hoa-Kỳ khi
Nam Việt-Nam thất-thủ.
425
Đề-Đốc Trần-Văn-Chơn trong chức-vụ Tu-Lệnh Hải-Quân, tháp-tùng Tổng-Thống đi
duyệt các chiến-hạm, chiến-đĩnh.
426
Cutler, Thomas J. Brown Water, Black Berets: Coastal and Riverine Warfare in
Vietnam, Annapolis, Maryland; 1988, trang 356.
427 Xin
xem chi-tiết diễn-tiến trận Hải-chiến này qua các bài viết của Trần-Đỗ-Cẩm trong
cuốn sách “Tài-Liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa” California, 2004.
428
Tuyên-cáo của Bộ Ngoại-giao Việt-Nam Cộng-Hoà số 015/BNG/TTBC/TT (Ngày
19.1.1974)
429
Thái-Văn-A, trong “Hạm-Đội Hải-Quân QLVNCH- Hải-Chiến Hoàng-Sa”, Melbourne
(Australia tháng 5-1990) viết: …Trong lúc vừa đổi đội h́nh, vừa khai höa vào
chiến-hạm địch, HQ 4 khai-hoả đầu tiên...
Nhờ chuẩn-bị kỹ-càng từ trước, đạn HQ-4 trúng ngay các tàu địch, giết chết ngay
chính-ủy Mă Ṭng Bách.
430 Cựu
HQ Đại-Uư Trần Kim Diệp, hiện cư-ngụ tại Pháp, hồi-tưởng lại khi đứng trên boong
HQ-5 nh́n sang HQ-4: “Trong không-khi ngột-ngạt, căng-thẳng tột-độ, đột-nhiên
những tiếng nổ lớn và nhiều chớp lửa bùng lên, súng HQ-4 đồng loạt khai-hoả…
HQ-5 tác-xạ tiếp theo”. Đại-Úy Diệp nguyên là Trưởng Pḥng 2 BTL/HQ/V1DH cũng là
người viết bản phúc-tŕnh của Vùng 1 Duyên-Hải lên BTL/HQ, có một bản thông-báo
Ủy-Ban Quân-Sử BTTM/QLVNCH. Ông Diệp cũng là tác-giả bài viết “Bên lề trận
Hải-chiến Hoàng-Sa” (T́nh Đại-Dương- bản tin K17/SQHQ/NT tháng 7/2004).
431
military.china.com/zh_cn/history4/62/20050222/12123210.html
432 The
Final Collapse. Cao Van Vien. Washington, D.C. 20402, USA, 1983.
433 Ngay
cả Bùi-Tín, một Cựu Đại-Tá CSVN cũng viết: “Công-bằng mà nói, đối với tôi, lá cờ
vàng ba sọc đỏ đă có một lúc nào đó kiêu-hùng phất-phới khi một số anh em
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-hoà báo-cáo quân bành-trướng Bắc-Kinh trên vùng đảo
Hoàng-Sa năm 1974, để giữ một vùng lănh-thổ và hải-phận của Tổ-quốc, trong khi
Thủ-Tướng Phạm-Văn-Đồng tuyên-bố cam-chịu sự bành-trướng nước lớn của Trung-Quốc
ở vùng đảo này!”. Mây-mù Thế-kỷ - Bùi-Tín. Paris 1998.
434
Conway's All the World's Fighting Ships 1947-1982. Part II: The Warsaw Pact and
Non-Aligned Nations. Naval Institute Press, 1983, trang 369. Editorial Director:
Robert Gardiner. Nguyên-văn: "The South's Naval prowess was demonstrated in
January 1974. A Chinese battalion-strong invasion of the Paracels Island, 225
miles east of Vietnam, cost the Communist superpower two warships sunk and two
heavily damages for one Vietnamese Vessel (23 survivors rescued by a Dutch cargo
ship). Ten days later the South's warships put troops onto the Spratley Islands,
several hundred miles to the South, to prevent their seizure."
435 Xin
mời xem thêm chi-tiết diễn-tiến cũng như thiệt-hại đôi bên trong các bài viết
theo quan-niệm cá-nhân như: Trận chiến Hoàng-Sa (tr.241), Trận chiến lịch-sử
Hoàng-Sa (tr.243), Tuần-Dương-Hạm HQ 16 và trận hải-chiến Hoàng-Sa (tr.263), Một
vài uẩn khúc trong trận Hoàng-Sa (tr.279), Người về từ Hoàng-Sa (tr.285), Lần
đào thoát ở Hoàng-Sa (tr.289), Hành-quân Trần-Hưng-Đạo 47 (tr.295), Điếu-văn
tưởng-nhớ Chiến-Sĩ Hoàng-Sa (tr.317) của Tuyển-Tập Hải-Sử HQVNCH.
436
Khách-quan nhận-xét th́ không thể nào gán cho 4 chiến-hạm này việc mất Hoàng-Sa.
Trách-nhiệm này ngoài khả-năng của họ và hoàn-toàn nằm trong tay các giới-chức
cao-cấp hơn.
437
http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Hoang_Sa_1974. Không thể kể No. 281, No.
282 vào đây.
438
“Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-Lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Tổng-Cục CTCT, Cục
Tâm-Lư-Chiến ấn-hành 1974, trang 10.
439 Alta
Vista (on-line translation): After 389 ships suffer more the ship heavy losses
to hasten to ground successfully (armed force to rescreen from Qingdao navy
museum). 389 Đĩnh tao việt hạm trọng sang hậu thưởng than thành công ( mỗ quân
mê vơng hữu phiên phách tự thanh đảo hải quân bác vật quán )
440 Alta
Vista (on-line translation): 274 submarine chasers --- Xisha naval battle main
force naval vessel, 274 return Asian Long Wanshi from Xisha. 274 Hiệu liệp tiềm
đĩnh --- tây sa hải chiến đích chủ lực hạm đĩnh chi nhất đồ vi 274 đĩnh ṭng tây
sa tuần hàng hồi đáo á loan thời đích t́nh cảnh.
441 Phần
lớn chi-tiết tường-thuật việc cận-chiến giữa HQTC với HQ-4 và HQ-10 của HQVN khá
rơ như khi nào đạn trúng đài chỉ-huy, quốc-kỳ rớt xuống, sân giữa cháy....
442
http://www.china-hero.org/xisha.htm
西沙自卫反击战 (từ 10:22 đến 2:52 chiều).
443
Chính-yếu là công-lao của hai tàu vơ-trang Hải-Nam Ngư-Nghiệp 402 & 407 cùng
nhân-viên các tàu TC khác.
444 HQVN
gọi Kronstadt là Hộ-Tống-Hạm, T-43 là Trục-Lôi-Hạm: Trung-Cộng gọi là
Liệp-Tiềm-Đĩnh (K) và Tảo-Lôi-Đĩnh (T).
445
Chiến-thuyền ferro-cement trang-bị máy 135 mă-lực.
446 Bản
thành-tích này do Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân Khối Hành-Quân tổng-kết và báo-cáo
BTTM/QLVNCH.
447
Phỏng-Vấn Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng 5 Duyên-hải. Phan-Lạc-Tiếp thực-hiện, 1999
448 Bảng
Tổng-kết chính-thức này được đăng trong Lướt-Sóng 1974.
449
Đặng-Cao-Thăng. Hoạt-động trong Sông của Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Đăng trong
“Tuyển-Tập Hải-Sử”.
450 Bộ
Tư-Lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt-Sóng, Số Đặc-biệt Phát-hành
Ngày Hải-Quân 1974.
451
Nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Hải-Quân của Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh rất ngắn, chỉ trong khoảng
4, 5 tháng.
452
James F. Dunnigan and Albert A. Nofi. Dirty Little Secrets of the Vietnam War.
St. Martin's Press, New York, 1999.
453 The
Final Collapse, Cao-Văn-Viên, Washington, D.C. 20402, USA, 1983: p. 163.
454
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994,
trang 355.
455 Bộ
Tư-lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Lướt-Sóng, Số Đặc-biệt phát-hành năm
1974.
456
Tài-liệu Bộ Tư-lệnh Hải-Quân VNCH / Pḥng Tâm-Lư-Chiến. Báo Lướt-Sóng, Số
Đặc-biệt phát-hành năm 1974. Chúng tôi hiểu là “Hoạt-Động Hành-Quân” thay v́
“Hoạt-Động An-Ninh”.
457 Đúng
ra là HQ-4, Khu-Trục-Hạm Trần-Khánh-Dư. Chiến-hạm này tác-xạ thẳng vào tàu địch
đầu tiên.
458
Peking Review, No.12. January 1974.
459
Chang Yung-Mei. Battle of the Hsisha Archipelago- Reportage in Verse. Peking.
March 10, 1974.
460 Lời
ghi-chú của tác-giả Trung-Cộng, phiên-âm theo Tự-điển Thiều-Chửu như sau:
“...chiến tràng bắc phương, địch nhân đích tiến công dĩ cơ bổn ngơa giải, 396
tiếp hải chỉ mệnh lệnh, toàn tốc nam hạ, dữ 271 biên đội tập trung đả kích 4 hào
(HQ-4), 5 phân chung cấp hỏa cận xạ hậu, 4 hào hạm cật bất tiêu liễu…”
Quân-Ủy
Trung-Ương dưới sự lănh-đạo chiến-lược của Mao-Trạch-Đông, chỉ-đạo trực-tiếp bởi
Ủy-trưởng Thống-Chế Diệp-Kiếm-Anh, phụ-tá Đặng-Tiểu-B́nh ra lệnh phải dồn nỗ-lực
đánh HQ-4 (t́nh-báo TC cho là Soái-hạm của lực-lượng VNCH). Các chiến hạm TC
"Tuân hành chiến thuật và lời dạy của Mao Chủ Tịch “Dồn sức mạnh để tiêu diệt bộ
phận đầu năo địch”HQ-4, các chiến hạm 271 và 274 tập trung hỏa lực vào KTH Trần
Khánh Dư là soái hạm địch. C̣n 396 “tiếp hải chỉ mệnh lệnh, toàn tốc nam hạ”
tăng-cường đánh HQ-4 là v́ vậy!
461 Theo
báo Le Courrier du Vietnam, ngày nay c̣n có một bản Tổng-Kết Hải-Chiến Hoàng-Sa
do BTL/HQ tŕnh BTTM/QLVNCH lưu-trữ tại Hà-Nội.
462
Công-báo Việt-Nam Cộng-Hoà. Các bản tin bưu-báo Bulletin của các Toà Đại-Sứ VNCH
khắp thế-giới.
463 Hai
tạp-chí này thuộc Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị điều-hành, số phát-hành
thường-xuyên 300,000 tờ phân-phối mọi cấp quân-nhân.
464
“Thế-giới lên án Trung-Cộng Xâm-Lăng Hoàng-Sa của Việt-Nam”. Tổng-Cục CTCT, Cục
Tâm-Lư-Chiến ấn-hành 1974, trang 10.
465 Tuy
Trung-Cộng cho biết là họ sửa-chữa lại các chiến-hạm, nhưng chúng ta có thể
tin-tưởng hơn vào các chi-tiết cung-cấp bởi các niên-giám về Chiến-Hạm và
Hạm-Đội Hải-Quân Thế-giới chính-xác và không có tính-chất tuyên-truyền. Jane’s
Fighting Ships ,Conway's… ghi hoạt-động của HQ-4, HQ-15, HQ-16 tiếp-tục sau
1975, nhưng không bao giờ thấy một ḍng nào về K-271, K-274, T-389, T-396. Ngoài
ra, ta có thể lục Danh-mục Truyền-Tin Quốc-Tế (call sign listings) nhưng không
thế nào t́m ra danh-hiệu của chúng, tất cả biến mất sau 1974.
466
Cao-Xuân-Huy trong "Tháng Ba Găy Súng" đă mô-tả đoạn đường rút-lui của Thuỷ-Quân
Lục-Chiến từ băi biển Thuận-An, Huế về Đèo Hải-Vân.
467
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.
468
Military Sealift Command (MSC) là tên mới của Military Sea Transportation
Service (MSTS).
469
Schreadley, R. L. From the Rivers to the Sea: The United States Navy in Vietnam.
Annapolis: Naval Institute Press, 1992.
470
Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Hoà, Những Trận Đánh Cuối-cùng. Nhà
Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988. Trang 309.
471
Tài-liệu phỏng-vấn tướng Ngô-Quang-Trưởng tại Hoa-Kỳ vào đầu thập niên 80.
Lịch-sử Ngàn Người Viết (sách của Lê-Bá-Chư).
472
Ngô-Quang-Trưởng. Tại sao tôi bỏ Quân-Đoàn I. Báo Đoàn-Kết năm 1999.
473
Phạm-Kim-Vinh. Cái Chết Của Việt-Nam Cộng-Hoà, Những Trận Đánh Cuối-cùng. Nhà
Xuất-bản Xuân-Thu. California. 1988. Trang 313-314.
474
Nguyễn-Khắc-Ngữ. Những Ngày Cuối-cùng Của Việt-Nam Cộng-Hoà. Nhóm Nghiên-Cứu
Sử-Địa. Canada. 1979.
475
Đại-Tướng Pháp Vanuxem đă viết trong cuốn sách "La Mort Du Vietnam”: Đêm
xuống... thay cho pháo-bông mừng chiến-thắng, người ta chỉ thấy được những vùng
sáng rực của một vài kho đạn bị cho nổ đâu đó, và những tiếng nổ lớn trong các
ngọn lửa đang bốc lên từ vài chiếc tàu chiến c̣n sót lại ở khu-vực Hải-Quân mà
các thuỷ-thủ-đoàn không quên đốt bỏ trước khi phải hạ-súng đầu-hàng.
476
Hồi-ức của Cựu Hải-Quân Đại-Tá Phạm-Mạnh-Khuê (2001).
477
Bách-Khoa Tự-Điển Britanica ghi-nhận: Quân CSBV được Khối Cộng-Sản yểm-trợ
tối-đa để xâm-lăng VNCH. Nguyên số-lượng chiến-xa khiển-dụng để tác-chiến ngoài
chiến-trường có tới 700 chiếc, Trong khi đó, VNCH chỉ có 352 chiếc trải ra khắp
lănh-thổ (mà số-lượng khiển-dụng lại chiếm tỷ-lệ rất thấp v́ không có
nhiên-liệu, đạn-dược và việc tiếp-liệu bổ-xung cũng không có). Nguyên-văn:
General Van Tien Dung's Great Spring Victory was supported by a total of 700
(maneuverable) Soviet tanks, i.e. Soviet armor, burning Soviet gas and firing
Soviet ammunition. By comparison, the South Vietnamese had only 352 US supplied
tanks and they were committed to guarding the entire country, and because of US
Congressional action, were critically short of fuel, ammo and spare parts with
which to support those tanks.
478 HQVN
& Địa-Phương-Quân trên các đảo báo-cáo các tàu VC không số nhưng kéo cờ
Trung-Cộng, tướng nào chỉ thị hành-động “bán nước v́ CS anh em” này.
479
“Tổng-hành-dinh trong mùa Xuân toàn-thắng” Nhà Xuất-bản Chính-trị quốc-gia.
2004.
480 Quân
trú-pḥng Trường-Sa cũng v́ nhiệm-vụ bảo-vệ biển đảo cho Tổ-Quốc mà bị sát-hại!
Khi đó, các chiến-hạm HQVN đă được lệnh Bộ Tư-Lệnh di-chuyển về duyên-hải VN.
481
Lịch-sử Xí-Nghiệp Liên-Hợp Ba-Son (1863-1998). Nhà Xuất-bản Quân-đội Nhân-dân,
Hà-Nội, 1998.
482 Bài
viết chiều 30 tháng 4 năm 2005 “Khúc quân-hành vang măi” Sương-Nguyệt-Minh. Báo
QĐND Ngày 03 tháng 05 năm 2005.
483
http://www.camnet.com.kh/cambodia.daily/selected_features/cd-14-02-04.htm. The
Cambodia Daily, WEEKEND Saturday, February 14-15, 2004. Defining Cambodia By
Michelle Vachon. “No such approach suited the Khmer Rouge, who bombarded the
Vietnamese island of Phu Quoc (Koh Trac in Khmer) and exterminated the 515
Vietnamese residents of Pulo Panjang (Tho Chu island) in May 1975”, said Raoul
Marc Jennar in his 1997 doctorate thesis, "Contemporary Cambodian Borders."
484 Ngày
thành-lập quân-chủng 50 năm (7-5-1955 - 7-5-2005), Chủ-tịch CHXHCVN
Trần-Đức-Lương lưu-ư cán-bộ, chiến-sĩ quân-chủng Hải-Quân ND cần tiếp-tục
nhận-thức sâu-sắc hơn nữa vị-trí chiến-lược của biển, đảo Việt-Nam …không để bên
ngoài tạo nguyên-cớ can-thiệp, gây xung-đột vũ-trang trên các vùng biển, giữ
vững môi-trường hoà-b́nh… (???!!!)
485
“Binh bất yếm-trá chăng?” Người Việt-Nam chân-chính không thể nào làm như vậy
được.
486 Đây
là soái-hạm của HQ/VNCH. Chiếc Khu-Trục-Hạm c̣n lại, DER Trần-Khánh-Dư HQ-4,
chiến-hạm tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, đang đại-kỳ. Máy-móc được tháo-gỡ để
tân-trang, HQ-4 không di-tản được.
487
Nhận-xét về HQVNCH trong “La Mort Du Vietnam”, Đại-Tướng Pháp Vanuxem đă viết
rằng: “Hải-Quân của Miền Nam nhận được khá nhiều tàu chiến tuy thuộc loại cũ
nhưng cũng đủ để làm tṛn nhiệm-vụ tuần-duyên hoặc an-ninh trên sông-rạch.
Vấn-đề tu-bổ các loại chiến-cụ nầy cũng là một bài toán cho QLVNCH. Các
tướng-lănh Hoa-Kỳ có nhiệm-vụ trao chiến-cụ cho VNCH đă theo-dơi sát công-tác
tu-bổ các loại chiến-cụ nói trên, đều không tiếc lời khen-ngợi về kỹ-thuật của
các công-xưởng và các trung-tâm sửa-chữa, cũng như sự khéo tay của các quân-nhân
trong đơn-vị... Người lính VNCH th́ ở đâu cũng hănh-diện trong bộ quân-phục
chỉnh-tề, tươm-tất và duyên-dáng của ḿnh, giày luôn-luôn được đánh bóng. Các
loại chiến-cụ nặng cũng thế thôi, từ chiếc xe thiết-giáp, xe vận-tải, khẩu
pháo-binh đến chiếc tàu chiến của Hải-Quân hay chiến-đấu-cơ của Không-Quân...
tất cả đều được săn-sóc và bảo-tŕ đúng mức, cho nên dù là quân-cụ thuộc loại cũ
nhưng vào tay của QLVNCH th́ xem như c̣n mới nguyên, làm cho tất cả quan-khách
viếng-thăm đều hết sức ngạc-nhiên và ca-tụng. ("Việt-Nam Cộng-Hoà bị bức-tử"
Dịch-giả: Dương-Hiếu-Nghĩa. NXB Đại-Nam, Hoa-Kỳ, 1997).
488
Quân-số của quân-chủng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà có khi đạt đến mức tối-đa hơn
58,000 người gồm 42,000 Hải-Quân và (nếu kể) 16,000 Thuỷ-Quân Lục-Chiến. Thực-tế
trên nhiều phương-diện, TQLC không thuộc sự điều-hành của HQ.
489
Cơ-quan chỉ-huy Hải-Quân trước hết đặt tại đường Trần-Hưng-Đạo, rồi di-chuyển
đến trại Cửu-Long, Thị-Nghè; sau dời về bến Bạch-Đằng. Cơ-quan này được cải-tiến
qua các giai-đoạn: Ban Hải-Quân (Section Marine) thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH.
Pḥng Hải-Quân thuộc Bộ Tổng-Tham-Mưu QLVNCH, và sau cùng là Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân.
490
Không phải tất cả các SQ/HQ nào được cử vào chức-vụ Tư-Lệnh Hải-Quân cũng đều
nhận-lănh trọng-nhiệm đó. Có ít nhất ba trường-hợp từ-chối như sau: HQ Đại-Tá
Trần-Văn-Phấn thoạt đầu từ-chối rồi sau mới miễn-cưỡng nhậm-chức. Trường-hợp HQ
Trung-Tá Nguyễn-Đức-Vân quyết-liệt hơn. V́ bất-tuân lệnh nhậm-chức Tư-Lệnh
Hải-Quân, Ông bị phạt trọng-cấm. Trường-hợp nữa là Thiếu-Tướng Lê-Nguyên-Khang,
đang nắm Tư-Lệnh Thuỷ-Quân Lục-Chiến cũng không nhận làm Tư-Lệnh Hải-Quân với
lư-do Ông không xuất-thân Hải-Quân.
491
Cấp-bậc Phó-Đô-Đốc (3 sao) là cấp-bậc cao nhất mà một quân-nhân Hải-Quân đạt tới
trong suốt lịch-sử Hải-Quân VNCH.
492 Phần
biên-khảo về Tổ-chức Hải-Quân sau 1972 căn-cứ vào tài-liệu của Bộ Tư-Lệnh
Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà thuyết-tŕnh cho các Sĩ-quan Tùy-viên Quân-Sự trước
khi đáo-nhậm nhiệm-sở tại các toà Đại-sứ Việt-Nam Cộng-Hoà tại ngoại-quốc là một
bài nói về Tổ-chức và Hoạt-động của Hải-Quân Việt-Nam (HQ Trung-Tá Lê-Bá-Thông
sưu-tầm).
493 CSVN
gọi khu này là Rừng-Sác. Tài-liệu đối-phương ghi-nhận sự quan-trọng của Đặc-khu
Rừng-Sác như sau: “Từ mùa mưa năm 1966, theo báo-cáo của các chiến-sĩ trinh-sát,
hàng ngày có đến 30 tàu vận-tải 6 tấn đến 13 ngàn tấn ra vào sông Ḷng-Tàu…
Từ năm
1962, một tổ-chức quân-sự của chúng được thành-lập gọi là "Biệt-Khu Rừng-Sác",
với ư-nghĩa khu Rừng-Sác là yết-hầu của thủ-đô Sài-G̣n. Nếu Việt-cộng chủ-động
và khống-chế được thuỷ-lộ quốc-tế Ḷng-Tàu của Đặc-khu Rừng-Sác, đương-nhiên
tiềm-lực chiến-đấu của Việt-Nam Cộng-hoà trên ba b́nh-diện quân-sự, chính-trị,
kinh-tế sẽ bị suy-sụp và chịu ảnh-hưởng trầm-trọng bởi huyết-lộ này.”
494
Nelson, Carl. The Advisor (Cố-Vấn). Turner Publishing Company, Kentucky. 1999.
495 Các
hoạt-động Hải-Quân như trên được soạn-thảo năm 1956: Nếu một khi Hải-Quân được
trang-bị đầy-đủ, huấn-luyện kỹ-lưỡng, Quân-chủng này có thể thi-hành các
hoạt-động tấn-công tiêu-diệt địch theo các mục 5, 6, 7, và 8. Quan-niệm thế-công
của Hải-Quân như vậy trong thời-điểm 1956 quả là một tham-vọng quá lớn-lao,
ngoài khả-năng thực-hiện của Việt-Nam Cộng-Hoà nói chung và HQVNCH nói riêng.
Xin xem một đoạn b́nh-luận chi-tiết hơn ở một đoạn phía trên.
496
Binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam, Bài viết của: Đại-Tá Phạm-văn-Chung,
Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
497
Nguyên-bản ghi: Major Ngo The Linh (wearing the Red Beret standing in the
middle) at the Graduation for Vietnamese Navy Seal in 1963
498 Khi
Hoa-Kỳ rút-lui khỏi Việt-Nam, họ cũng rút đi công-tác không-thám bằng phi-cơ. 16
Đài Kiểm-Báo được thành-lập dọc duyên-hải để thay-thế việc phát-hiện các tàu
địch xâm-nhập từ ngoài khơi.
499
Tài-liệu về guồng máy tiếp-vận Hải-Quân của Cựu Đại-Tá CK Nguyễn-Văn-Lịch. Bài
Tiếp-Vận Hải-Quân Việt-Nam. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
500
Bùi-Hữu-Thư, bài "Huấn-luyện Hải-Quân" và nhiều bài viết khác trong báo “Lướt
Sóng”. Một số bài Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
501
Những phần Tổ-Chức Đai Đơn-Vị và Đơn-Vị Hải-Quân dưới đây, cũng như một số
tài-liệu khác ở trên là công-tŕnh nghiên-cứu của nhiều tác-giả và nhà văn
Điệp-Mỹ-Linh, tác-phẩm Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975, Texas, 1990.
502
Nguyễn-Tấn-Đơn liệt-kê, cho một con số là 3121 Sinh-Viên. Tài-Liệu VNCH &
Hải-Quân, Úc-Đại-Lợi, 2002.
503
Nguyễn-Tấn-Đơn. Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Đăng trong “Tuyển-Tập
Hải-Sử”.
504
Tạ-Chí Đại-Trường. Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam từ 1771 đến 1802, Văn-Sử-Học,
Sài-G̣n, 1973, trang 235.
505 Sách
hồi-kư: A Voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793, John Barrow -
London, 1906.
506
Tài-liệu Hải-Quân Hoa-Kỳ: MSGS, CP 030625Z Dec. 1961: CPFLT 04508Z.
507
Trong cuốn sách nhỏ Shipyards in Viet Nam, The Vietnam Council on Foreign
Relations. Saigon, Republic of Vietnam, Saigon, 1970, Tiến-sĩ Bùi-Tiến-Rũng
đề-cập đến các hoạt-động đóng tàu-thuyền tại Việt-Nam cuối thập-niên 1960.
508
Tài-liệu trích từ bài Tiếp-Vận Hải-Quân Việt-Nam, Đại-Tá CK Nguyễn-Văn-Lịch, vị
Chỉ-Huy-Trưởng cuối-cùng (1972-1975)
509
Marolda, Edward J. By Sea, Air, and Land, An Illustrated History of the U.S.
Navy and the War in Southeast Asia. Naval Historical Center, Washington, 1994.-
Trang 224.
510
Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc-nhiệm là giới-chức cao-cấp nhất trong tổ-chức đặc-nhiệm
hành-quân. Tài-liệu Điệp-Mỹ-Linh: Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ra Khơi 1975.
Texas, 1990.
511 Xin
xem thêm phần Sử-liệu của Phó-Đề-Đốc Đinh-Mạnh-Hùng "Hành-quân Giang-Lực sau năm
1965" và một số tài-liệu khác. Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
512 Phần
Tổ-Chức LL Tuần-thám được Cựu Tham-Mưu-Trưởng Lực-Lượng là Ông Vũ-Quốc-Công
cung-cấp. (tài-liệu này có thể t́m thấy trên các mạng-lưới điện-toán bàn về
hoạt-động Tuần-Thám HQ/VNCH).
513
Lực-Lượng Tuần-Giang Hoa-Kỳ (Riverine Patrol Force) trách-nhiệm trang-bị, và
Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 116 (Task Force 116) huấn-luyện thực-tập hai Giang-đoàn này.
514
CCHQ/ B́nh-Thuỷ được chuyển-giao cho Lực-Lượng Thuỷ Bộ vào tháng 10/1972.
515
Lê-Quán. Lịch-sử Người-Nhái Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hoà. Trong Đặc-San Ra Khơi số
2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, thực-hiện bởi Ban Hải-Sử, Tổng-Hội Hải-Quân và
Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hoà. Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 32-35.
516
Tài-liệu phổ-biến của Liên-Đoàn Người-Nhái. Trang lưới điện-toán:
http://www.ldnn.org/
517 Trần
Trung Nghĩa (TTK Tổng-Hội HQHH/VNCH). Gặp-gỡ Niên-trưởng Nguyễn-văn-Kinh ngày
28/7/1998. Tài-liệu Tổng-Hội.
518
Tài-liệu cựu HQ Đại-Tá Nguyễn-Vân (E-mail ngày 15-6-2000).
519
HQ-225, HQ-226, HQ-227 đă bị ch́m và bị phế-thải.
520
Tài-liệu của Cựu HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Tấn-Đơn, Cựu Hạm-Trưởng Thực-Vận-Hạm HQ-490.
521
Yểm-Trợ-Hạm cũng thường được gọi một cách nhầm-lẫn là Cơ-Xưởng-Hạm.
522
Toàn-thể đoạn Sở Pḥng Vệ Duyên-Hải là công-tŕnh sưu-tầm của Trần-Đỗ-Cẩm. Những
bài viết khác của Ông Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
523 Thêm
nhiều chi-tiết về tổ-chức Thuỷ-Quân Lục-Chiến được ghi trong cuốn Chiến-Sử
Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
524 Xem
bảng cấp-số Sư-Đoàn TQLC/VN, 1972. Tài-liệu của Melson, Charles D. and Arnold,
Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History
and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991,
trang 294 (Appendix K).
525
Thiếu-Tá Lê-Quang-Trọng là Chỉ-Huy-Trưởng TQLC đầu-tiên. Đại-Úy Bùi-Phó-Chí là
người Việt đầu-tiên nhận quyền chỉ-huy một Tiểu-Đoàn tác-chiến TQLC.
526 Xem
Phu-bản 1 “Tên các Viên-Chức Dân-Sự và Quân-Sự Việt-Nam liên-hệ đến Hoạt-động
của HQVNCH” phần cuối sách.
527 Xem
bảng cấp-số Sư-Đoàn TQLC/VN, 1972. Tài-liệu của Melson, Charles D. and Arnold,
Curtis G. U.S. Marines in Vietnam, The War That Would not End 1971-1973. History
and Museums Division, Headquarters, U.S. Marines Corps, Washington D.C., 1991,
trang 294 (Appendix K).
528
Binh-chủng Thuỷ-Quân Lục-Chiến Việt-Nam, Bài viết của: Đại-Tá Phạm-văn-Chung,
Sách Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
529
Tiểu-Đoàn 4 Thuỷ-Quân Lục-Chiến. Bài viết của: Thiếu-Tá Đặng-văn-Học. Sách
Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến, 1997.
530 Sau
trận đánh An-Quư, Bồng-Sơn tháng 2-1965, Trung-Tá Lê-Hằng-Minh đề-nghị và được
hợp-thức-hoá danh-hiệu Trâu-Điên cho Tiểu-Đoàn 2. Kể từ sau đó, các đơn-vị TQLC
khác mới noi theo để đặt danh-hiệu cho đơn-vị ḿnh.
531 Mời
Quư-vị xem thêm chi-tiết về những thành-quả phi-thường của TQLC/VN qua cuốn sách
của Melson, Charles D. and Arnold, Curtis G. “U.S. Marines in Vietnam, The War
That Would not End 1971-1973”. History and Museums Division, Headquarters, U.S.
Marines Corps, Washington D.C., 1991.
532
Tài-liệu trong “Chiến-Sử Thuỷ-Quân Lục-Chiến”, 1997.
533
Tài-liệu của Cựu Đại-Tá TQLC Cổ-Tấn Tinh-Châu (không xuất-bản).
534 Bài
Phỏng-Vấn của Phan-Lạc Tiếp.
535
Phó-Đề-Đốc Đặng-Cao-Thăng, Bài Soạn-thảo Hải-Sử.
536
Quân-số HQVNCH không thua kém Hải-Quân Pháp bao nhiêu, Nếu kể cả TQLC, Hải-Quân
chúng ta cũng xấp-xỉ một quân-số 60,000 người đứng dưới quân-kỳ.
537
Hầu-hết quân-nhân Hải-Quân c̣n rất trẻ, ước-lượng trên 90% dưới 35 tuổi (vào năm
1975). Họ rất lư-tưởng, chưa mấy bị “nhuộm đen” v́ những thói xấu cuộc đời.
538
Ư-kiến tác-giả Trần-Nguyên-Sơn: “T́nh-trạng "thủ-khẩu như b́nh;" của họ là
biểu-tượng của ông b́nh-vôi trước mọi diễn-biến thời-cuộc. Họ chuộng huyền-thoại
hơn là thực-chất. Gần như đứng bên lề của cuộc tranh-đấu sống c̣n của dân-tộc,
của lư-tưởng tự-do dân-chủ đă được đề ra trong suốt cuộc đấu-tranh của dân-tộc
từ 1954-1975. Bài viết "Từ Được Ăn Được Nói Được Gói Đem Về Đến Gọng-Ḱm
Lịch-sử"... www.daichung.com/82/01_thu_toa_soan.shtm.
539
Tài-liệu nguyên-bản này sưu-tầm này trên Internet chỉ nên dùng tham-khảo. Có một
số chi-tiết không chính-xác, như phần cấp-bậc các Đô-Đốc.
540 Từ
giữa năm 1952, với con số 350 thanh-niên Việt-Nam được Hải-Quân VN tuyển-mộ, cho
đến đầu năm 1975; tổng-số Quân-chủng Hải-Quân (gồm cả quân-số TQLC) lên tới gần
60,000 người, gồm 43,000 Hải-Quân và trên 16,000 TQLC).
541
Tài-liệu này không có văn-kiện tham-chiếu chính-thức. Đây chỉ là sự góp nhặt của
cá-nhân tác-giả qua những tài-liệu không ghi rơ xuất-xứ.
542
Tài-liệu nguyên-bản này sưu-tầm này trên Internet chỉ nên dùng tham-khảo. Tuy đề
là “Phù-hiệu Quân-Đội Việt-Nam…” nhưng tất-cả chỉ-dẫn toàn bằng Pháp-ngữ.
Tài-liệu thiếu cấp-bậc HSQ Hải-Quân cũng như những chi-tiết liên-hệ đến các cấp
SQ thuộc quân-chủng này.
543 Nỗi
bi-quan của Quốc- trưởng Bảo-Đại có hơi quá đáng, v́ trường-hợp này chưa bao giờ
xảy ra.
544 Sau
lời nói của QT Bảo-Đại không bao lâu sau, vào năm 1955, bộ Tư-Lệnh Pháp phải
giải-tán, Quân-đội Pháp rút hết về nước và toàn-thể Quân-đội Quốc-Gia do chính
người Việt-Nam ch́-huy.
545
Hầu-hết tên Sinh-Viên Sĩ-Quan HQVN ghi theo “Danh Bạ Sĩ-Quan HQVNCH” trong cuốn
sách “Tài-Liệu VNCH & Hải-Quân” của Cố HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Tấn-Đơn (Khoá 11
Đệ-Nhất Bảo-B́nh). Xuất-bản tại Úc-Đại-Lợi, 2002.
546
Trần-Trọng-Kim, Việt-Nam Sử-Lược, Quyển 1, Bộ Giáo-Dục, Trung-tâm Học-liệu,
Sài-G̣n 1971, trang vii.
547
Donald Worster viết trong cuốn sách Rivers Empire, xuất-bản năm 1985, nguyên-văn
như sau: "To write history without putting any water in it is to leave out a
large part of the story. Human experience has not been so dry as that."
548
Quân-Lực Việt-Nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển
I, (QLVN, Q.1) Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 51.
549
Trong bài "Đi t́m Dấu Vết Hùng-Vương", sách "Hương-Trà", (Sài-G̣n, 1968, trang
99) Ông Đỗ-Trọng-Huề viết: Những thần-thoại được ghi chép đầu-tiên trong hai
cuốn dă-sử soạn trong thế-kỷ XIV: Việt-điện U-linh tập của Lư-Tế-Xuyên và
Lĩnh-Nam Chích-quái của Trần-thế-Pháp.
550 Về
tên hiệu Qua-Thuyền Tướng-quân, Trương-An chú-giải Sử-Kư viết: "Người Việt
thường lặn dưới nước để lật úp thuyền, lại thường có thuồng-luồng làm hại cho
nên phải cắm qua ở dưới thuyền, nhân đó mà đặt tên" (qua là một loại vũ-khí)
551
Việt-sử Toàn-thư, Phạm-Văn-Sơn, Sài-g̣n 1960, các trang 23, 28.
552 The
Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, translated by George Lawrence,
Crown Publishers, Inc., New York, 1962, trang 21.
553
Keith Weller Taylor, The Birth of Vietnam, University of California Press, 1983,
các trang 6-7.
554
Sopher, David E., The Sea Nomads: A Study Based on the Literature of the
Maritime Boat People of Southeast Asia, Printed by Lim Bian Han, Government
Printer: Singapore, 1965.
555 New
World perpectives on pre-European voyaging in the Pacific, sưu-tập Early Chinese
Art and its Possible influence in the Pacific Basin, Vol. 3, edited by Noel
Bernard, New York, 1969.
556
William Meacham, "Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic: A
Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia", viết tắt Origins and
Development of the Yüeh, sưu-tập "The Origins of Chinese Civilization", edited
by David N. Keightley, London 1983: 147-175.
557 The
Art of Indochina, Bernard Philippe Groslier, translated by George Lawrence,
Crown Publishers, inc., New York, 1962, trang 39.
558
Wilhelm G. Solheim II, "New Light on a Forgotten Past", National Geographic,
Vol.139, No.3, March 1971.
559
Wilhelm G. Solheim II, "World Ethnographic Sample... A Possible Historical
Explanation", American Anthropologist 70, 1968: 569.
560
“Loài Người Di-dân Đường-Biển” là lư-thuyết rất mới nhưng rất thuyết-phục. Những
con người đầu-tiên khám-phá ra môi-trường thuận-hảo cho sự sinh-tồn là bờ-biển.
Hải-sản là thực-phẩm dễ t́m kiếm, nhiệt-độ điều-hoà, ít phải tranh-đấu với
thú-dữ…
561 Về
đường biển cổ-thời từ Đông-Nam-Á sang Úc-Châu, ta có các tài-liệu sau:
(a)
Tài-liệu "Migrations from Southeast Asia to Australia":
- A. G.
Thorne, "Mungo and Kow Swamp: Morphological Variation in Pleistocene
Australians," Mankind, 8:2 (1971), 85 - 89; R. L. Kirk and A. G. Thorne eds.,
The Origins of the Australians, Canberra, Australian Institute of Aboriginal
Studies, 1976; Alan Thorne and Robert Raymond, Man on the Rim: Peopling of the
Pacific, Sydney, Angus and Robertson, 1989.
(b)
Tài-liệu "Genetics study linking southeast Asians and Australians":
-
Joanna Mountain et al., "Evolution of modern humans: evidence from nuclear DNA
polymorphisms," in Philosophical Transactions of the Royal Society of London,
337(1992), 159-65. Evidence of early man in northern Australia: R. G. Roberts et
al., "Thermoluminescence dating of a 50,000-year-old human occupation site in
northern Australia," Nature, 345(1990), 153-56.
562 Bài
viết “Migration History of Humans: DNA Study Traces Human Origins Across the
Continents Tạp-chí Scientific American., July 2008.
563
Keith Buchanan, The Southeast Asian World, New York, 1967, trang 45
564
Sumet Jumsai, Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific, Singapore,
Oxford University Press, 1988, trang4.) Vùng châu-thổ Sông-Hồng, Sông Mă có lẽ
đă hội-tụ nhiều yếu-tố thuận-tiện nhất cho sự phát-triển ở Đông-Nam-Á, ngay từ
những ngày xa-xưa đó.
565
Peter Bellwood, Man's Conquest of the Pacific, The Prehistoric of Southeast Asia
and Oceania, Oxford University Press, 1979.
566 Cây
lúa là một thứ thân thảo thật đặc-biệt thích-hợp với ruộng nước. (Rice is a
unique grass species that is able to survive such flooded conditions. Rice
leaves and stems have an internal air space, like a series of small tunnels,
through which air is collected and passed down to the root cells.
http://www.riceromp.com).
567
Chester Norman, The Hoabinhian and After: Subsistence Patterns in Southeast Asia
during the Late Pleistocene and Early Periods, World Archaeology 2, No. 3, 1971:
300-320.
568
Sumet Jumsai. Naga: Cultural Origins in Siam and the West Pacific. Singapore,
Oxford University Press, 1988.
569
William Meacham, "Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic: A
Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia", sưu-tập "The Origins
of Chinese Civilization", edited by David N. Keightley, London 1983: 147-175.
Nguyên-văn của Meacham như sau: Through the Yüeh of the Han-era may have acquire
on occasion some of the trappings of Chinese civilization, most of the Yüeh
people should not considered Chinese..
570
Fairbridge, R., The Changing Level of the Sea, Scientific American, 1960, No.
202, 6:70-79.
571 Funk
& Wagnalls New Encyclopedia, Vol.23, New York, 1992, từ-mục: Transportation.
572
Connaissance du Việt-Nam, Pierre Huard và Maurice Durand, Hanoi 1954, trang 232.
Sự hiểu-biết của hai học-giả này về Việt-Nam rất rộng-răi, đặc-biệt về hàng-hải
đă làm cho chính người Việt-Nam giựt ḿnh..
573 Carl
Sauer, Environment and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings
of the American Philosophical Society Vol. 92, 1948, pp. 65-77
574
William J. Duiker, trong "Historical Dictionary of Vietnam, Asian Historical
Dictionaries, No. 1", The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J. & London 1989;
cho rằng trong thời nước Âu Lac, dân miền Núi-Non và Đồng-Bằng hợp-nhất.
575
Donald G. McCloud, Southeast Asia, Tradition and Modernity in the Contemporary
World, Westview Press, Boulder, 1995, trang 11.
576
"Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries," (edited by David G. Marr and A.
C. Milner), Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, phát-hành năm 1986.
577
Needham, Joseph, Wang Ling and Lu Gwei-Djen cho dẫn-chứng một đoạn như sau:"...
Merchant-ships (ku chhuan7) of the barbarians (may) transport them (part of the
way) home again. But (these barbarians) also, to get more profit (sometimes) rob
people and kill them. Moreover (the travellers) may encounter storms and so
drown. Even if nothing (of this kind happens, they are) away for several years".
Sách "Science and Civilisation in China, vol. 4: Physics and Physical
Technology, part III: Civil Engineering and Nautics"; Cambridge University
Press: Cambridge, 1971, trang 443.
578
"Lords of the Rim: The Invisible Empire of the Overseas Chinese" by Sterling
Seagrave (Putnam, New York 1995).
Về
thương-mại và hàng-hải Việt-Nam, c̣n có các tài-liệu sau:
(a) John
K. Whitmore "Elephants Can Actually Swim", Contemporary Chinese Views of Late Ly
Dai-Viet pp. 117-138.
(b)
Keith Taylor "Authority and Legitimacy in 11th Century Vietnam" pp.139-176.
(c) E.S.
Ungar "From Myth to History, Imagined Polities in 14th Century Vietnam",
pp.177-185.
(d) Tran
Quoc Vuong "Traditions, Acculturation, Renovation: The Evolutional Pattern of
Vietnamese Culture", pp. 271-278.
579
Nguyễn-Văn-Tuấn. Nhân đọc “Eden In The East: Đặt Lại Vấn-đề Nguồn-Gốc Dân-tộc và
Văn-Minh Việt-Nam. http://www.ivce.org/magazine/ns9/ns8.html
580
Bản-đồ trong cuốn sách China's March Towards the Tropics, Harold J. Wiens, Conn,
1954.
581 Col.
Victor Croizat, USMC, The Brown Water Navy - The River and Coastal War in
Indo-China and Vietnam, 1948-1972, Blanford Press, 1984, Quan-niệm của Đại-tá
Croizat về tiến-tŕnh "Hải-quân đi từ Thuỷ-Quân Nước Nâu" rất đúng cho Hải-Quân
các nước Tây-phương.
582
Trần-Quốc-Vượng, Trong Cơi - Những ư-kiến về lịch-sử, truyền-thống và hiện-trạng
dân-tộc của một sử-gia trong nước, Garden Grove, CA, 1993, trang 57-58.
583
Văn-Tân. Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại
Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5". Hà-Nội, tháng 9,
1977. Trang 70.
584 Paul
Shao viết nguyên-văn như sau: "It is my belief that while the cultural motifs
diffused to Mesoamerica were primarily Chinese in character, the cultural
transmitter was mostly non-Chinese". (Paul Shao, Chinese Influences in
Pre-Classic Mesoamerica Art, sưu-tập Diffusion and Migration: Their Roles in
Cultural Development, edited by P. G. Duke, trang 202-205, University of
Calgary, Canada, 1983).
585 Sách
"Trống Đông-Sơn" (Phạm-Minh-Huyền, Nguyễn-Văn-Huyên, Trịnh-Sinh; Viện
Khảo-Cổ-Học, Hà-Nội, 1987, trang 15 ghi: Những sử-liệu này tuy c̣n ít-ỏi nhưng
đă tập-trung phản-ánh một sự thật về vai-tṛ của trống đồng trong lịch-sử
dân-tộc ta. Trống đồng được sử-dụng làm đồ thờ, được thần-hoá, biểu diễn
tính-chất thiêng-liêng trong sinh-hoạt văn-hoá tinh-thần của người Việt. Thần
trống đồng được viện-dẫn ra để bảo-vệ các vương-triều phong-kiến, nó gián-tiếp
dự-phần đấu-tranh chống xâm-lược của nhân-dân ta. Trống đồng là một vật thiêng
phản-ánh truyền-thống dân-tộc c̣n lưu lại nhiều qua các sử-liệu không thành văn
hay sử-liệu dân-tộc-học.
586 A
History of South East Asia, Fourth Edition, London 1981: 8.
587
Peter Bellwood, Man's Conquest of the Pacific, The Prehistoric of Southeast Asia
and Oceania, Oxford University Press, 1979, trang 266.
588 The
Birth of Vietnam, Keith Weller Taylor, University of California Press, Berkeley,
1983, trang 313
589 Đền
Đồng Cổ: trong núi Đông Cổ (Đan Nê). Đền xưa có trống đồng. Lư-Thánh-Tông rước
thần về thờ ở Thăng-Long làm Thần-Tổ cả nước, hàng năm các đại-thần đến làm lễ
thề: "tận-trung với vua, tận-hiếu với dân, ai ăn-ở hai ḷng sẽ bị Thần đánh
chết". Đền đă được xếp hạng di-tích lịch-sử.
590
LĨNH-NAM CHÍCH-QUÁI (có thể là Trích-Quái) chép những truyện thiêng tộc Việt.
Trong bài số 20 TRUYỆN THẦN NÚI ĐỒNG-CỔ chép: Thần núi Đồng-Cổ vốn là linh-thần
thượng-đẳng ở nước ta. Núi ở xă Tŕ-Nê thượng, huyện Yên-Định (1). Khi
Lư-Thái-Tông c̣n là Thái-tử đi đánh Chiêm-Thành tới Trường-Châu, đêm quá canh ba
mộng thấy một dị-nhân mặc giáp-phục, tự-xưng là thần nghe vua Nam-chinh xin theo
quân vua lập chiến-công. Vua nhớ rơ những lời nói chuyện trong mộng. Kíp khi
thắng-trận trở về lập đền tôn-thờ, tới Kinh-sư lại bói đất lập đền. Thần
thác-mộng xin ở mé hữu trong thành, gần chùa Thánh-chủ. Khi Thái-Tổ băng hà, ba
Vương làm phản. Trước hôm đó, thần lại thác-mộng cho Thái-Tông bảo phải
đề-pḥng. Mộng quả nghiệm. Vua bèn ra chiếu phong vương-tước, dựng miếu-thờ, lập
làm Thiên-hạ Minh-chủ. Thời Trần, được phong làm Minh-linh Cảm-ứng Bảo-hựu
Đại-vương (đền ở mé trái Kinh, gần chùa Từ-An).
591
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/18/43908/ ngày 14/04/2005 16:12
592
Văn-Tân. Vai-tṛ của Thuỷ-Quân Việt-Nam trong Lịch-sử dân-tộc. Nghiên-cứu Sử-học
số 5, tháng 9/ 1977, trang 62-70.
593
Trần-Quốc-Vượng. Trong Cơi, Những Ư-kiến về Lịch-sử, Truyền-thống và Hiện trạng
Dân-tộc của một Sử-gia trong nước. Hoa-Kỳ, 1993. Trang 76-102.
594 Bài
"A Description of the Kingdom of Tonqeen", trong cuốn sách "A Collection of
Voyages and Travels", ed. A. and W. Churchill, London, 1703-32, IV. 3. Abbe
Richard, "Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin", Paris, 1778, 1.
28.
595 The
Cambridge History of Southeast Asia", Vol. 1- From Early times to C 1800-,
edited by Nicolas Tarling, Cambridge University Press, 1992: 472-473.
596 Cửa
sông Đáy lúc đó chưa lan ra biển như bây giờ, bờ Biển-Đông rất gần kinh-đô.
597
Người Việt cổ tổ-chức các cuộc đua tài mà một trong những biểu hiện của nó là
những chiếc thuyền đua trên tang trống đồng. Những người chèo thuyền vui khoẻ
sau những ngày lao động vất-vả. Những cuộc đua thuyền này vừa là sự chuẩn-bị cho
lao động, vừa là chuẩn-bị cho chiến-đấu giữ nước, giữ làng. Ư thức về dân-tộc,
về hồn nước đă h́nh-thành.
598
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư -Ngoại kỷ IV-16b, Nhà Tiền Lư (năm 546), Vua lại đem 2
vạn quân từ trong đất Lạo ra đóng ở hồ Điển-Triệt, đóng nhiều thuyền đậu chật cả
mặt hồ…
599
Nguyễn-Việt, Vũ-Minh-Giang Nguyễn-Mạnh-Hùng "Quân Thuỷ trong Lịch-Sử Chống
Ngoại-xâm, Hà-Nội, 1983, trang 21-22.
600
Chuyện Thuỷ-Hử của Thi-Nại-Am đă được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiếc rằng
Việt-Nam không có truyện nào về thuỷ-công tương-tự.
601
Côn-Lôn: thư-tịch Trung-Quốc từ thế-kỷ IV, nhất là từ thời Đường, thường dùng
tên Côn-Lôn để chỉ một số cư-dân trong vùng Nam-Hải, tức vùng Đông-Nam-Á ngày
nay. Tuệ-Lâm trong Nhất-Thiết Kinh Âm-Nghĩa (q.61), soạn năm 817, nói rằng
"Côn-Lôn.... cũng gọi là Cốt-Luân, là người Di ở các đảo châu Nam-Hải, rất
đen... chủng-loại có nhiều". Cựu Đường-Thư, Nam-Man truyện cùng chép: "Từ Lâm-Ấp
trở về phía Nam, đều tóc quăn, da đen, gọi chung là Côn-Lôn". Như vậy Côn-Lôn là
một sự phiếm-chỉ dân Đông-Nam-Á, khó có thể xác-định đó là cư-dân một nơi nào
hiện nay.
602
Chà-Bà: phiên âm tên đảo Java.
603 Theo
Nguyên-Hoà Quận-Huyện-Chí (q.38), năm này (767) Trương-Bá-Nghi cho đắp La-Thành
ở vị-trí mới, cách sông Tô-Lịch khoảng 200 thước.
604
Hoa-Lư nằm trên khu-vực được gọi là "Hạ-Long trên cạn". Gần nửa năm, nước
bao-phủ đồng ruộng. Thôn xóm, núi non nổi lên như những hải-đảo ngoài khơi.
Phương-tiện di-chuyển độc nhất là thuyền. Khoảng 40 năm nay, v́ sự xây-cất những
con đê ngăn nước, phong-cảnh đă đổi thay.
605
Connaissance du VietNam, Pierre Huard et Maurice Durand, École Française
d'Extrême-Orient, Hanoi, 1954.
606
Nguyễn-Huyền-Anh, Việt-Nam Danh-Nhân Từ-Điển, Zieleks Co., Texas, 1981, trang
483.
607
Truyện kể rằng: Khi Rồng cơng Vua Con Đinh-Bộ-Lĩnh qua sông, cả bầu trời Hoa-Lư
rực lên màu đỏ và vàng, con sông thành tên Hoàng-Long từ đó. Rồng Bay
Thăng-Long, Rồng Vàng Trường-Yên là những sự-kiện lớn trong các triều vua Đinh,
Lê, để rồi trở-thành những dấu ấn “Rồng thiêng Sông dài Biển rộng” trong
tâm-linh mỗi con dân Đại-Việt.
608
www.vovinam-via.org/hoalu11.htm.
609 Năm
982, quân nhà Tiền-Lê san thành Đồng-Dương thành b́nh-địa, và thiêu-huỷ
tông-miếu hoàng-gia Chiêm-Thành. Vua Lê-Đại-Hành chia quân đóng giữ các nơi
xung-yếu của Chiêm-Thành đến tận Vijaya (B́nh-Định)... Nhà Vua ở lại trên đất
Chiêm một năm mới hạ-chiếu ban-sư.
610
Sử-gia Hồ-Văn-Châm viết trong bài “Chuyện Một Người Việt Làm Vua Chiêm-Thành”
(Tháng 5 năm 2001): Tiếp đến các triều Lư Trần, sự-nghiệp b́nh Chiêm không có ǵ
vượt-trội hơn.
611
Hầu-hết những Sử-gia kim-thời đồng ư là có tới 3 đại-thắng Bạch-Đắng: Lần 1 với
Ngô-Quyền, lần 2 với Lê-Hoàn, lần 3 với Trần-Hưng-Đạo.
612
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư - Bản kỷ Toàn-Thư Quyển I (Kỷ Nhà Đinh-Tiên Hoàng-Đế)
chép: Vua Tống xuống chiếu rút quân về, sai sứ quở-trách bọn Lưu-Trừng,
Giả-Thực, Vương-Soạn. Trừng ốm chết, Soạn bị giết ở Ung-Châu, Tôn-Hoàng-Hưng
cũng bị giết bêu ở chợ.
613
Khâm-định Việt-sử, quyển 1, tờ 20a. Dẫn lại của Phạm-Văn-Sơn trong Việt-Sử
Toàn-Thư, trang 170, Saig̣n, 1960.
614
Toàn-Thư, tập 1, trang 169.
615 V́
thuỷ-tŕnh như vậy, Tống-Cảo cho rằng đất nước Đại-Cồ-Việt quá rộng-lớn bao-la.
616 Một
số Sử-gia bàn rằng : "Nhà Lư thuở đó đă thấy thế nước vững nên có chủ-trương
bành-trướng cương-thổ về phương Bắc và phương Nam". Xem Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực
Việt-Nam chống Bắc-Xâm và Nam-Tiến, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1970, trang 48.
617
Professor Lê-Đ́nh-Thông, các bài "La Marine vietnamienne avant l'Arrivée des
Français", (trong sách "Marin et Océan III", Paris 1992; các trang 53-71.) và
bài "Stratégie et Science du Combat sur l'Eau au Vietnam avant l'Arrivée des
Français", (trong sách "L'évolution de la Pensée Navale II", Paris, 1992; các
trang 2111-229).
618 Hằng
năm, từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, làng Đào Xá, huyện Tam Thanh,
Phú-Thọ có tục bơi-chải. Theo bảng thần-phả th́ vào năm 1076, Lư-Thường-Kiệt,
trên đường đi kinh-lư các nơi xem-xét địa-thế để bố-trí lực-lượng xây-dựng
phương-án đánh địch, đă gặp thần-nhân ở đây. Giặc tan, Lư-Thường-Kiệt về kinh-đô
tâu vua, xin phong Hùng-Hải-Công và tam vị Đại-Vương làm Thượng-đẳng Phúc-thần.
619
Người đời sau kể rằng: “dân Tống thấy lời tuyên-cáo của « Lộ-Bố-Văn » này, đều
vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy hiệu cờ
Lư-Thường-Kiệt dàn ra, th́ nói đó là quân của cha họ Lư người nước Nam; rồi cùng
nhau bày hương án bái-phục bên đường. Nhờ đó mà uy-danh quân ta vang khắp. Bởi
vậy, cuộc tiến-công vào nội-địa Tống càng thêm dễ-dàng”.
620
Việt-Sử Xứ Đàng-Trong 1558-1777, Sài-G̣n, 1967, trang 35.
621 Sách
"The Cambridge History of Southeast Asia", Vol. 1- From Early times to C 1800-,
edited by Nicholas Tarling, Cambridge University Press, 1992, trang 130.
622
Văn-Tân. Vai-tṛ của Thuỷ-quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại
Hùng-Vương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5". Hà-Nội, tháng 9,
1977.
623
China's March Towards the Tropics, Harold J. Wiens, Conn, 1954.
624 Cuốn
tiểu-thuyết lịch-sử "Hoàng-thúc Lư-Long-Tường" tác-giả Khương-Vũ-Hạc, dịch-giả
Trần-Văn-Thêm, (Hà-Nội 1996, trang 10.) viết hơi khác về chuyến đi tị-nạn sang
Đại-Hàn, đặc-biệt về chức-vị triều-chính của vị Hoàng-thân này. Ông Hoàng
Lư-Long-Tường không nắm quyền thuỷ-quân. Khi đào-thoát bằng thuyền buôn, ông
không có vợ con, chỉ mang theo 21 người tùy-tùng.
625
Tạ-Chi Đại-Trường, Những Bài Dă-sử Việt, California, 1996.
626 Cl.
Madrolle, Le Tonkin Ancien, B.E.F.E.O. XXXVII.
627
Quân-lực Việt-Nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển
I, (QLVN, Q.1) Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 63.
628
QLVN, Q.1, trang 64.
629
QLVN, Q.1. trang 69.
630 Chó
ngắn mơm th́ gọi là Yết-Kiêu, voi rừng th́ gọi là Dă-Tượng. Lấy tên thú đặt cho
gia-nô, không bàn cũng đủ biết thân-phận gia-nô thấp-hèn như thế nào. Song
tận-trung v́ đại-nghĩa cứu nước, ai dám bảo Yết-Kiêu và Dă-Tượng không thể sánh
ngang-hàng với các bậc hào-kiệt khác. Đúng như Hưng-Đạo-Vương Trần-Quốc-Tuấn
nói, sở-dĩ có được các bậc anh-hùng cái-thế như chính Trần-Quốc-Tuấn, tất trước
phải có sự trợ-thủ đắc-lực của những người như Dă-Tượng, Yết-Kiêu. (Theo
“Việt-sử giai-thoại” của Nguyễn-Khắc-Thuần – NXB Giáo-Dục).
631
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư - Bản kỷ Toàn-Thư VII- (Nhà Trần 1330-1377).
632
Quân-Lực Việt-Nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển
I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 69).
633
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư - Bản kỷ IX-2a (Nhà Hồ) ghi diễn-tiến trận thuỷ-chiến mà
Nhà Hồ bị đại-bại như sau: Người Minh chia hai mặt thuỷ bộ xông ra. Quân hai bên
bờ sông của họ Hồ quay ngược giáo nhảy xuống chết, chỉ có thuỷ-quân thoát được.
Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở lương đều bị ch́m, không một người nào
sống-sót về được.
634
Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư -Bản kỷ IX-4a: Người Minh thống-kê những thứ đă thu
được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3,129,500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35,750
trâu-ḅ, 8,865 chiếc thuyền.
635 Lăng
Hồ, Hoàng-Sa Trường-Sa, Lănh-thổ Việt-Nam” Tập-san Sử-Địa “Đặc-khảo về Hoàng-Sa
và Trường-Sa”- Tam-Cá-Nguyệt San - Số 29 - Tháng 1, 2, 3 – 1975. NXB Khai-Trí,
Sài-G̣n. Trang 66. Lăng-Hồ là bút hiệu của Giáo-sư Nguyễn-Khắc-Kham.
636 Chép
lại nhiều đoạn trong Đại-Việt Sử-Kư Toàn-Thư,Bản kỷ IX-23a và Đại-Việt Sử-Kư
Toàn-Thư, Bản kỷ X-18a.
637
Quân-Lực Việt-Nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến Cận-kim) quyển
I, Phạm-Văn-Sơn, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 81.
638 Bài
“Danh nhân đất Việt, Lê-Thánh-Tông”. Báo Nhân-dân Cập nhật 10:50 ngày
07-06-2004.
639
Pounds.
640
Phạm-Văn-Sơn, Quân-lực Việt-Nam dưới các Triều-đại Phong-kiến (Từ Thượng-cổ đến
Cận-kim) quyển I, Bộ Tổng-Tham-Mưu QL/VNCH, 1968, trang 87.
641
Lê-Quư-Đôn, Kiến-Văn Tiểu-Lục. Có một bản dịch của Phạm-Trọng-Điềm, Nxb. Sử-học,
Hà-Nội 1962.
642
Rhodes Of Vietnam - The Travels and Missions of Father Alexandre de Rhodes in
China and Other Kingdoms of the Orient. Translated by Solange Hertz. The Newman
Press - Westminster, Maryland, 1966.
643
Nguyễn-Huệ, Một Thiên-tài Quân-sự. Một Vài Sử-liệu về Bắc-B́nh-Vương Nguyễn-Huệ.
Một nhóm Học-giả. Đại-Nam xuất-bản, 1992. Trang 83-127.
644 Li
Tana “Southern Vietnam under the Nguyễn: Documents on the economic history of
Cochinchina (Đàng-Trong). Singapore : Institute of Southeast Asian Studies,
1993. Bản dịch của Nguyễn-Nghị. Xứ Đàng-Trong, Lịch-sử kinh-tế - xă-hội Việt-Nam
thế-kỷ 17 và 18: Luận-án Tiến-sĩ/ Li Tana. Sài-G̣n. 1999.
645 Xin
xem chi-tiết bài viết của Thuần Lục trong các trang web:
http://charm.ru/coins/vn/nagasaki.shtml &
http://www.viettouch.com/numis/nagasaki.htm.
646
Hải-Quân Đàng-Trong thực-tế không mạnh bằng Hoà-Lan, chẳng qua là họ đă áp-dụng
những chiến-thuật thuỷ-chiến “cảm-tử”, khác với loại chiến-thuật mà người Tây
Phương (và cả người Trung-Quốc, Đài-Loan) quen sử-dụng vào thời đó. Hải-Quân
Chúa Nguyễn dùng phương-pháp tiếp-cận sát, dùng móc câu-liêm để móc tàu địch
lại, sau đó ùa quân qua bên kia boong để giáp-chiến...
647 Cuốn
sách “Trần-Hưng-Đạo, Binh-Thư Yếu-Lược” NXB Quê Mẹ, Paris, 1988, trang 267.
648
Tạ-Chí Đại-Trường. Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam. Trang 221.
649
Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam, Tạ-Chí Đại-Trường, trang 356.
650
Lịch-sử Nội-Chiến Ở Việt-Nam, trang 306.
651
Đại-Nam thực-lục chính-biên, NXB Khoa-học xă-hội, Hà-Nội, 1974.
652
Tạ-Chí Đại-Trường. Lịch-sử Nội-Chiến ở Việt-Nam, trang 230.
653
Phạm-Văn-Sơn ghi lại trong Việt-Sử Toàn-Thư, xuất-bản năm 1960, trang 591.
654 The
Birth of Vietnam, Keith Weller Taylor, University of California Press, Berkeley,
1983. Trang 313.
655
Đại-Nam Nhất Thống Chí, Quyển Biểu Kinh Sư, trang 86 (Bản dịch: Nguyễn-Tạo,
Sài-G̣n 1960.
656 C. E
Bouillevaux L’Annam et le Cambodge, Voyages et Notices Historiques. Paris 1874,
trang 392.
657 Sách
“Dương-Sự Thuỷ-Mạt” có cho biết tên 5 tầu đó là: Kim-Đằng, Phấn-Bằng,
Linh-Phụng, Thọ-Hạc, Vân-Bằng.
658
Bùi-Tiến-Hoàn, "Từ 1955 đến 1975, Hải-Quân Việt-Nam có được đặt đúng chỗ của nó
không?" và nhiều bài viết khác. Một số bài Đăng trong “Tuyển-Tập Hải-Sử”.
659
Giáo-sư William Meacham từng viết một bài báo khoa-học mang tính tiền-phong
trong ngành Khảo-Cổ-Học ở Đông Nam Á như: On the improbability of Austronesian
origins in South China, đăng trong Tạp san Asian Perspectives, quyển 25, năm
1984-5.
660
Quang-cảnh tương-tự như đồng-bằng Bắc-Việt thời tiền-sử, chỉ có núi-đồi, g̣-đống
nổi lên trên biển nước.
661 The
Southeast Asian World, Keith Buchanan, New York, 1967, trang 45.
662
Malcolm F. Farmer. Origin and Development of Water Craft, trong báo
Anthropological Journal of Canada 7(2), 1969: 22-26.
663
Băng-đá ở hai cực và các vùng núi cao tan ra nuớc.
664
Origins and Development of the Yüeh Coastal Neolithic trong The Origins of
Chinese Civilisation, University of California Press, 1983: 147-175.
665 Một
vài học-giả tin rằng họ Trần (Trần-Hưng-Đạo) thuộc một bộ-lạc hải-du vùng
Phúc-Kiến.
666 Ư
tác-giả muốn nói ngỡ-ngàng chăng?
667
Nguyễn-Văn-Tuấn. Nhân đọc “Eden In The East: Đặt Lại Vấn-đề Nguồn-Gốc Dân-tộc và
Văn-Minh Việt-Nam. Lược-trích từ Tập-San Tư-Tưởng
668
Duyên-hải lúc đó chạy ra rất xa, tới giữa Biển Đông ngày nay. Dân-cư sống bằng
hải-sản như ṣ-ốc, cua- cá. Họ di-chuyển bằng bè, ghe…
669
"World Ethnographic Sample... A Possible Historical Explanation”. báo American
Anthropologist 70, 1968: 569.
670
Sumerien et Océanien, Collection Linguistique, Paris, 1929.
671 Carl
Sauer. Environment and Culture During the Last Deglaciation, trong Proceedings
of the American Philosophical Society 92.1: 65-77.
672
Agricultural Origins and Dispersals, Series Two, New York 1952: 24-25.
673
Charles F. Keyes. "The Golden Peninsula”. New York, 1977
674 Có
khi viết là Victor Goloubew. Bài viết của Ông trong Bull. de l'École Française
d'Extrême Orient, 1929, t. 29. et 1940, t. 40.
675
Tài-liệu của V. I. Antoshchenko (Tạp-Chí Xưa và Nay)
676 New
World perpectives on pre-European voyaging in the Pacific, sưu-tập Early Chinese
Art and its Possible influence in the Pacific Basin, Vol. 3, edited by Noel
Bernard, New York, 1969.
677
Liên-Hiệp-Quốc đứng ra hỗ-trợ phong-trào này.
678
American Metallurgy and the Old World, sưu-tập Early Chinese Art and its
Possible influence in the Pacific Basin, Vol. 3, Taiwan, 1972.
679
Avant-Propos- Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites par
Pierre Paris -Deuxième Edition, Rotterdam, Holland, 1955
680
Origin and Development of Watercraft, Malcolm F. Farmer, in Anthropological
Journal of Canada 7(2) 1969, pp 22-26.
681
Diffusion versus Independent Development" sưu-tập "Man Across the Ocean",
Austin, 1971. trang 10.
682
Kettledrums of Heger Type I : Some Observations, in Southeast Asian Archaeology
1986, edited by Ian và Emily Glover, BAR international Series 61, 1990, pp
195-196.
683
Edwin Doran Jr. Christian J. Buys & Sheli O. Smith. “Chinese Batten Lug Sails”,
Mariner's Mirror, August 1980: 244-245.
684 The
Sailing Ship, Six Thousand Years of History; Romola & R. C. Anderson, New York,
1963: trang 17- 31.
685
“Chinese Batten Lug Sails”, Mariner's Mirror, August 1980: 244-245.
686
Edwin Doran Jr. The Sailing Raft as a Great Tradition, sưu-tập Man Across the
Sea: Problems of Pre-Columbian Contacts, edited by Carol L. Riley, Austin, 1971.
Trang 135-138
687
Origin and Development of Water Craft, trong báo Anthropological Journal of
Canada 7(2), 1969: 22-26.
688
Robert Temple. The Genius of China, 3,000 years of Science, Discovery and
invention" xuất-bản ở New York, 1986
689
Joseph Needham, Wang Ling & Lu Gwei Djen. Science and Civilization of China"
Vol.4. Cambridge, 1971 trang 600.
690
Françoise Aubaile- Sallenave. "Bois et Bateaux du Việtnam". Paris, 1987.
691
"Sewn-Plank Craft of South-East Asia - A Preliminary Survey" đăng trong Sưu-tập
"Sewn Plank Boats- Archaeological and Ethnographic papers based on those
presented to a conference at Greenwich in November, 1984", edited by Sean
McGrail and Eric Kentley, Greenwich,1985.
692
Thanh-thư về Tàu-thuyền cận-duyên miền nam Việt-Nam "Blue Book of Coastal
Vessels, South Vietnam”. Remote Area Conflict Information Center xuất-bản.
Columbus, Ohio, 1967.
693
L'Annamite et la mer, 1942, Bulletins et Travaux, Institut Indochinois pour
l'étude de l'homme, 5: 17-28
694
Pierre Paris. Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites,
Rotterdam, Holland, 1955.
695
Origin and Development of Watercraft, Malcolm F. Farmer, in Anthropological
Journal of Canada 7(2) 1969, pp 22-26.
696
Thanh-thư về Tàu-thuyền cận-duyên miền nam Việt-Nam "Blue Book of Coastal
Vessels, South Vietnam”. Remote Area Conflict Information Center xuất-bản.
Columbus, Ohio, 1967.
697 Ling
Shun-Sheng. Formosan Seagoing Raft And Its Origin In Ancient China
(Translation). Bulletin of the Institute of Ethnology, Academia Sinica 1, 1956.
698 Xiếm
này được làm một cặp gắn hai bên hông thuyền buồm. Sách cổ gọi là phù-bản,
tác-dụng như cánh bay làm thuyền phi nhanh và giúp thuyền cân-bằng, không ch́m
khi sóng to, gió lớn. Xem h́nh thuyền Tai-Ky.
699
Thanh-thư về Tàu-thuyền cận-duyên miền nam Việt-Nam, trang 73.
700
Early Man and the Ocean, New York, 1979.
701
Nguyên Văn: “Aux allures portantes, le navire gouverne tout seul et reste à
l'angle de route des journées entières, sans qu'il faille corriger le
gouvernail” (Connaissance du Việt-Nam, Hanoi 1954: Trang 232.)
702
Esquisse d'une Ethnographie Navale des Peuples Annamites, 1939, tái-bản tại
Rotterdam, Holland, 1955: Trang 63.
703
Trống Đông-Sơn, Viện Khảo-Cổ-Học, Hà-Nội, 1987, trang 11
704
H́nh-ảnh lâu-thuyền đầu-tiên xuất-hiện trên trống đồng Heger loai I, 700 năm
TTL. Sử Trung-Hoa lần đầu-tiên ghi việc sử-dụng lâu-thuyền (là loại Nam-phương
lâu-thuyền) thời nhà Hán, đánh nhà Triệu (Nam-Việt).
705
Connaissance du VietNam, Pierre Huard et Maurice Durand, École Française
d'Extrême-Orient, Hanoi, 1954.
706 Kuno
Knobl, with Arno Dennig, (trans. by Rita & Robert Kimber). Tai Ki : To The Point
of No Return. Boston: Little, Brown & Co., 1975.
707
Joseph Needham là nhà nghiên-cứu hàng đầu về khoa-học và kỹ-thuật Trung-Hoa. Ông
khám-phá rất nhiều phát-minh về hàng-hải là do người Việt thực-hiện. Xem cuốn
sách: Joseph Needham, Wang Ling & Lu Gwei Djen. Science and Civilization of
China" Vol.4. Cambridge, 1971. Tài-liệu quan-trọng nằm trong Part III: Civil
Engineering and Nautics.
708 The
China Voyage Across the Pacific by Bamboo Raft. Tim Severin. Addison- Wesley
Publishing Company, July 1995.
---
|