Home ] Thư Gửi Độc-Giả ] Lược-Sử Tiếp-Nối ] Lời Giới-thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] [ BàiViết LiênHệ ] ToànThể BảnVăn ] Photo Album ] DanhSách DuyệtSách ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH ] DanhBạ SĩQuan HQVNCH Tiếp Theo ] Tin Danh-Bạ Tu-Chính ]

hosted by tripod
Search the web with Hotbot Build an online Photo Album

 

Bài Viết Liên-hệ

 

 

1- Bối-cảnh khai-sinh QĐVN (Bài của BTTM/Pḥng 5 /Quân-Sử.

 

2- Hải-Quân Việt-Nam C̣n Mất thế nào (Bài nói chuyện của Tác-giả về Hải-Sử).


 

Bối-cảnh khai-sinh QĐVN

 

Những Cảm-nghĩ về các Tổ-chức Quân-đội Việt-nam ở giữa Thế kỷ 20

(Trích từ "Quân-Lực Viêt-Nam Cộng-Hoà trong Giai-đoạn h́nh-thành 1946-1955, Quân-Sử 4" Bộ TTM/QLVNCH/ Pḥng 5 xuất-bản năm 1972.)

 

 

Về việc phát sinh một tổ chức quân lực

Dầu ở trong hoàn cảnh nào, việc phát sinh ra một tổ chức quân lực cũng là một dấu tích lịch sử, và việc ghi chép thành sử liệu là một điều cần thiết, để ôn lại những ǵ đă xẩy ra. Trên mảnh đất Việt Nam đầy cam go và thân yêu này, công việc ghi chép lại sự h́nh thành tổ chức của quân đội quốc gia tất nhiên, cũng là một nỗ lực hết sức hữu ích. Xét một cách sâu xa, một quân đội không thể tự nó phát sinh và tự tồn. bởi v́, quân đội chỉ là một thứ vũ khí của chính trị và là thành tŕ bảo vệ cho chính trị.

 

Những căn nguyên phát xuất quân đội quốc gia

... Thế mới biết, một quốc gia khi có biến từ bên ngoài đưa vào, mà nội bộ của quốc gia này không được nhất trí, lại c̣n chia rẽ bằng nhiều xu hướng chính trị, bằng những thù hiềm riêng tư, bằng những quyền lợi khác biệt, th́ đại họa phải xẩy đến. Đây là một kinh nghiệm lịch sử chứng minh câu nói "đoàn kết là sống", chia rẽ là chết", một chân lư đơn giản nhưng vẫn là ánh sáng soi chiếu cho muôn đời.

Sự phát xuất của quân đội quốc gia có nhiều căn nguyên do hoàn cảnh tạo ra, thành h́nh sau quân đội Việt Minh, đáp ứng cho những đ̣i hỏi của thời cuộc. Quân đội Việt Minh ra đời từ năm 1945, tuy nhiên chỉ là một lực lượng vũ trang do tinh thần yêu nước tạo nên, thiếu thốn mọi thứ, nên không đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời đoàn quân xâm lăng tân tiến của Pháp.

V́ vậy, Pháp đă trở lại Việt nam một cách dễ dàng.

a. Căn nguyên thứ nhất - Pháp lợi dụng những thành phần cộng tác viên cũ.

Pháp đă lợi dụng ngay những thành phần cộng sự cũ như quan lại, công chức, hương chức, kỳ hào v.v... để thiết lập nhanh chóng một chánh quyền thân Pháp. Đây là những thành phần dễ dàng theo Pháp v́ Việt Minh nghi kỵ không dùng. Ngay khi cướp chính quyền, Việt Minh đă dùng hầu hết một lớp cán bộ đảng để nắm các guồng máy chính quyền, khiến cho thành phần trên sợ sệt và bất măn, nên đă tạo nên những lực lượng đầu tiên chống lại Việt Minh. Pháp muốn tạo nên một thế lực chính trị thân Pháp dưới h́nh thức phân rẽ để mà dễ xử trị.

Chẳng hạn như Pháp muốn biến xứ Nam Kỳ thành một quốc gia riêng biệt, biến miền Cao Nguyên thành xứ Tây Kỳ, miền Móng Cáy thành xứ Nùng và miền Lai Châu thành xứ Thái v.v... Tại những vùng đất này, để tăng thêm màu sắc chính trị địa phương với nhiều hứa hẹn về quyền lợi, Pháp đă đặt ra những biểu tượng riêng biệt nhằm tách rời các miền lănh thổ của Việt Nam, trong đó có việc tách rời các dân tộc thiểu số ra khỏi đại gia đ́nh dân Việt. Như đă đặt hiệu kỳ riêng cho xứ Nam Kỳ, xứ Thái và xứ Nùng. Hiệu kỳ riêng của xứ Nam Kỳ xuất hiện không được bao lâu nhưng các hiệu kỳ của xứ Thái và xứ Nùng đă xuất hiện rất lâu. Người ta c̣n nhớ biểu tượng cho xứ Thái là một lá cờ tam tài với mầu xanh trắng, rồi xanh và một ngôi sao sáu cánh ở trên nền trắng tiêu biểu cho sáu bộ lạc. Và người ta cũng không quên lá cờ tiêu biểu cho miền Móng Cáy cũng là một lá cờ tam tài gồm ba màu xanh, trắng, đỏ, ở giữa màu trắng vẽ một cái thuyền buồm Trà Cổ để nhớ lại lúc từ đồn Cô Tô thuộc đảo Cát Bà, người địa phương theo quân Pháp về chiếm xứ này.

b. Căn nguyên thứ hai - Việt Minh xô đẩy đảng phái quốc gia về phía Pháp.

Không những thế, một vũ lực khác chống lại Việt Minh cùng lúc đă được phát sinh: đây là những lực lượng thuộc các đảng phái quốc gia. Ban đầu các lực lượng này đă kết hợp với chính phủ Việt Minh để thành lập một chính phủ liên hiệp, nhưng Việt Minh bởi bản chất chỉ là một đảng cộng sản trá h́nh, nên đă không có ḷng thành thực để tạo thế đại đoàn kết dân tộc trong việc chống giặc. Việt Minh chỉ tạo dựng một sự kế hợp giả tạo, theo giai đoạn, không những vậy c̣n t́m cách tiêu diệt các đảng phái đối lập bằng đổ máu nắm quyền lănh đạo độc tôn, đảng trị.

Bởi vậy, giữa các đảng phái quốc gia và mặt trận Việt Minh đă có những sự chia rẽ trầm trọng, biến thành cừu địch.

Từ những chia rẽ này, với những giải pháp đẫm máu của Việt Minh, những người quốc gia phải t́m cách nương tựa vào những vùng đất kiểm soát của Pháp hay bôn ba ra hải ngoại ẩn náu, để tránh khỏi bị tiêu diệt và t́m cơ hội cứu quốc khác.

Sau này, khi giải pháp Bảo Đại ra đời, những người quốc gia đă kết hợp nhau lại thành một mặt trận chống Cộng rất mạnh. Đây là một vũ lực chính trị chính thức đă kết tạo nên quận đội quốc gia.

c. Căn nguyên thứ ba - Việt Minh đẩy các lực lượng tôn giáo đứng về hàng ngũ chống Cộng.

Một lực lượng khác nữa chống Việt Minh không kém phần quan trọng, đó là các lực lượng tôn giáo cho rằng mặt trận Việt Minh không phải là một tập đoàn cứu quốc, mà chỉ là một tập đoàn cộng sản có tôn chỉ trái ngược với tôn giáo, nhất là với những người công giáo ít ai theo Việt Minh, họ đă ra mặt chống đối bằng cách khuyến khích thanh niên công giáo gia nhập các lực lượng vũ trang chống Cộng. Các giáo phái như Cao Đài, Ḥa Hảo ở Nam Việt cũng rời khỏi mặt trận Việt Minh, v́ Việt Minh được coi như một tổ chức vô thần, không thể chung sống và sát cánh với những người có tư tưởng hữu thần được.

Tất cả những lực lượng tôn giáo này đă bắt nguồn từ chính giữa ḷng dân chúng và đă chống Cộng rất mạnh. Đây là một lực lượng tinh thần đáng kể, là một tiềm lực mạnh mẽ trong việc cấu tạo nên sức mạnh cho quân đội quốc gia.

d. Căn nguyên thứ tư - Việt Minh xô đẩy những kẻ thù của chế độ vào hàng ngũ quốc gia.

Chế độ Việt Minh áp dụng bạo lực để duy tŕ guồng máy lănh đạo. Tất cả những thành phần như địa chủ, tiểu tư sản và trí thức không hợp tác, đều được coi như là những thành phần chống đối hay là phản động, bị theo dơi, cô lập, giam cầm hay thủ tiêu.

Bởi vậy những thanh niên thuộc các thành phần này dù có cảm t́nh với kháng chiến, trước sau cũng phải rời bỏ hàng ngũ Việt Minh.

Chính sách bạo lực của Việt Minh đă gây cảnh chém giết trong các chiến dịch diệt tề và diệt phản động. Sự kiện ấy đă khiến cho các thân nhân, con cháu của các nạn nhân do Việt Minh giết và thủ tiêu căm phẫn đến tột độ.

Tất cả những người này trở thành kẻ thù của chế độ vô sản bạo lực, trong đó kể cả những người không thích Việt Minh, những người đánh thuê v́ mưu sinh. Tất cả hợp thành một vũ lực để cộng tác vào sự thành h́nh và sức mạnh của quân đội quốc gia.

Cơ hội kết hợp các vũ lực chống cộng thành một tổ chức quân sự duy nhất.

Tất cả những vũ lực trên, từ những căn nguyên phát xuất đă được tŕnh bày, chỉ chờ đợi cơ hội khả hữu kết hợp lại thành một tổ chức quân sự duy nhất, biến thành một sức mạnh tự tồn nếu không muốn bị cộng sản tiêu diệt, hơn thế nữa, để có thể chống Cộng một cách tích cực và hữu hiệu.

Tổ chức quân sự duy nhất này được mệnh danh là quân đội quốc gia, là một vũ lực chống lại quân đội của Việt Minh được coi là tay sai của cộng sản quốc tế.

Bảo Đại thoái vị vào mùa thu năm 1945 để sau đó làm cố vấn cho chính phủ Việt Minh. Ông đă thoát sang Tàu để rồi về cộng tác với Pháp chống lại Việt Minh. Bảo Đại cho rằng: "Việt Minh là một chế độ cộng sản quốc tế không phù hợp với truyền thống cổ truyền của dân tộc Việt nam".

Viễn ảnh của một cuộc chiến tranh lâu dài được đánh dấu từ năm 1950, khi chính quyền quốc gia tổng động viên nhân lực bành trướng chiến tranh và khuếch trương quân đội. Việc khuếch trương quân đội quốc gia, ngoài sự yểm trợ của Pháp c̣n được sự hỗ trợ bằng viện trợ quân sự của Mỹ. Bởi vậy, ta không thể coi đây là một biến cố tầm thường, mà chính thực rất là quan trọng. Quả vậy, việc khuếch trương quân đội qua ngả tổng động viên đă làm cho tính chất bán thuộc của quân đội này tan biến và đă thể hiện lên tinh thần của một quân đội kết hợp bởi mọi thành phần trong xă hội quốc gia chống cộng.

 

Sự thành h́nh của quân đội quốc gia.

Quân đội quốc gia đă phát nguồn từ những căn nguyên hết sức phức tạp như ở trên, kể từ khi Pháp trở lại tái chiếm Đông Dương. Với những căn nguyên như thế, tổ chức quân đội quốc gia đă được thành h́nh dần, qua một tiến tŕnh nhiều giai đoạn.

Tháng 3 năm 1947, tại Ba Lê, Ramadier tuyên bố sẵn sàng cho các dân tộc Đông Dương được hưởng độc lập, có "quân đội" và ngoại giao trong khuôn khổ liên bang Đông Dương. Qua sự tuyên bố này, thủ tướng Pháp Ramadier tỏ ra ư muốn nối tiếp lại cuộc thương thuyết với Việt Minh.

Đây là lần đầu tiên, Pháp ư niệm h́nh thành một quân đội thuộc người Việt Nam xuyên qua một giải pháp chính trị.

Hiệp định Hạ Long kư ngày 5-6-1948 giữa Bollaert và Cựu Hoàng trên tàu Duguay Trouin, trong đó, Pháp công nhận Việt Nam là nước độc lập và để nước này thực hiện lấy sự thống nhất của ḿnh một cách tự do, và ngược lại, Việt Nam tuyên bố gia nhập Liên Hiệp Pháp. Xuyên qua hiệp định này, một chính phủ trung ương lâm thời Việt Nam thành lập; các nhà lănh đạo Việt - Pháp sẽ cùng nhau hợp tác thành lập các tổ chức thuộc mọi lănh vực cho chính phủ trung ương, trong đó có việc "tổ chức quân đội". Như vậy, với hiệp định này, việc tổ chức quân đội quốc gia được chính thức đề cập.

 

Biến chuyển quốc tế

Vào cuối năm 1949, một biến chuyển quốc tế ảnh hưởng đến Việt Nam. Quân cộng sản của Mao Trạch Đông thắng thế quân đội Trung Hoa quốc gia và tiến sát biên giới Việt Hoa. Sự thắng thế này đă giúp cho Việt Minh về nhiều phương diện. Mặt trận Việt Minh là một đảng cộng sản kháng Pháp núp dưới danh nghĩa quốc gia, trước sự thắng thế của cộng sản Trung Hoa, đă rơ rệt ngả theo phe Cộng để được giúp đỡ tích cực. Ngày 16-1-1950, chính phủ Việt Minh được Trung Cộng công nhận, sau đó ngày 30-1-1950 v́ không muốn mất ảnh hưởng chính trị đối với nước đàn em, Nga cũng công nhận theo. Các sự kiện này đă làm Việt Minh mất hẳn vai tṛ kháng chiến dân tộc, lại mất dịp t́m ḥa b́nh bằng cách điều đ́nh với Pháp và chính phủ Bảo Đại, và đă khiến cho thế giới tự do công nhận mau lẹ chính phủ của cựu hoàng, dẫu rằng lúc đó chưa có thực quyền.

Do đó, Việt Nam đă biến thành một khu vực tranh chấp giữa ảnh hưởng của hai khối cộng sản và tự do, không thể nào cứu văn được.

Trước đà tiến triển của t́nh h́nh, người Mỹ gián tiếp can thiệp vào việc Đông Dương người Pháp kiệt quệ, đă phải chấp nhận với công cuộc Việt hóa chiến tranh. Từ đó, vai tṛ của quân đội quốc gia đă được đặc biệt chú ư, và được đặc biệt gia tăng phát triển, để đối đầu với làn sóng đỏ đang lan tràn xuống khắp miền bán đảo Đông Dương.

 

Trích bản Soạn-thảo của TTM/QLVNCH/ Pḥng 5, 1972.

 

----

Phụ-Chú :

(1) Tư-Tưởng của Quốc-Trưởng Bảo-Đại.

            Tác giả Pháp Phillipe Devillers trong cuốn "Histoire du Việt Nam 1940-1952" đă viết "xung quanh ông chỉ là một bọn nịnh thần, bọn tham danh và tiền bạc ...". Theo hồi kư của trung tướng Trần Văn Đôn trong tập “Việt Nam qua 20 năm biến cố" ông Đôn đă nhiều lần được gặp quốc trưởng Bảo Đại vào hồi đó và trong một lần yết kiến của ông, cựu-hoàng đă thổ lộ:

"Các anh c̣n trẻ và có vẻ hăng lắm! nhưng nếu các anh đứng vào địa vị của tôi th́ các anh cũng sẽ thấy khó xử vô cùng. Thực ra tôi đă nghiên cứu rất kỹ phiếu tŕnh của ông Xuân về dự án kế hoạch tổ chức quân đội mà anh đă tŕnh tôi năm ngoái (1949) tại Dalat. Tôi đă chấp thuận trên nguyên tắc và đă thảo luận với chính phủ Pháp. Riêng tôi, tôi vẫn mong muốn thành lập được một quân đội cho quốc gia, nhưng nhiều người đă nói với tôi rằng: trong lúc này chưa nên bành trướng quân đội đó, v́ nó sẽ rất nguy hại cho quốc gia khi chúng ta chưa đem lại một lư tưởng chiến đấu cho những đơn vị đó và trong trường hợp đó, binh sĩ sẽ đào ngũ tập thể sang hàng ngũ đối phương.[433] Chúng ta chưa gây được niềm tin tưởng trong quần chúng th́ làm sao chúng ta có thể gây được niềm phấn khởi và đem lại tinh thần chiến đấu cho binh sĩ được? Chúng ta chưa có đầy đủ cấp chỉ huy. Nếu nói là quân đội của ta, mà cấp chỉ huy lại toàn là người Pháp, mà lại do các bộ tư lệnh Pháp sử dụng th́ tất nhiên ta mặc nhiên công nhận cái tính chất đánh thuê của quân đội ta, và như vậy, th́ làm sao quân đội có được lư tưởng và có hậu thuẫn quần chúng".

 

(2) Cấp-số Quân-đội Quốc-Gia:

- Cấp số lư thuyết sĩ quan tính tới 31-7-1953

- Cấp tướng: 05 - Cấp thiếu tá: 247

- Cấp đại tá: 12 - Cấp đại úy: 1.178

- Cấp trung tá: 31

Trên thực tế tính đến ngày trên Quân đội Quốc gia chỉ có:

- 3 cấp tướng:

Trung tướng Nguyễn Văn Hinh

Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ

Thiếu tướng Nguyễn Văn Vận

- 10 cấp đại tá:

Lê Văn Tỵ, Nguyễn Ngọc Lễ, Trần Văn Đôn, Trần Văn Minh, Lê Văn Kim, Hoàng Văn Thu, Hoàng Văn Tỷ, Dương Quư Phan, Nguyễn Tuyên và Phạm Văn Cảm.

- 12 trung tá:

Phạm Văn Đỗng, Nguyễn Khánh, Dương Văn Minh, Dương Văn Đức, Trương Văn Xương, Nguyễn Văn Hai, Lâm Ngọc Huấn, Nguyễn Quang Hoành, Trần Đ́nh Lan, Linh Quang Viên, Hà Trọng Tín, Nguyễn Văn Quan.

SQ/HQVN thâm-niên: HQ Đại-Úy Lê-Quang-Mỹ

 


Vấn-đề Hải-Sử

 

Hải-Quân VNCH c̣n mất thế nào? 

 

Kính thưa Quư-vị Trưởng-thượng,

Kính thưa Đô-Đốc Cựu TL/HQVN,

Kính thưa Ông Tổng-Hội-Trưởng,

Ông Trưởng Ban và các Bạn trong Ban Tổ-chức,

Kính thưa Quư Bà, Quư Ông, quư Bạn;

 

 

Trước hết, chúng tôi xin chào mừng tất cả quư-vị. Nhờ dịp tái-ngộ hi-hữu này, chúng tôi may mắn thấy lại những vị trưởng-thượng, các cấp chỉ-huy và những bạn bè đồng-đội thân yêu ngày cũ, mà trong đó có nhiều-người đă sau hàng 2, 3 chục năm xa cách, nay mới có duyên gặp gỡ.

            Đây là sự vinh-hạnh lớn lao cho chúng tôi, được có dịp hầu chuyện cùng quư-vị về một câu hỏi đă gây nhiều-thắc mắc cho chính cá-nhân chúng tôi hai mươi năm qua và có thể cũng là một trong nhiều-điểm suy nghĩ của quư-vị: sau di-tản, Hải-Quân VNCH c̣n mất thế nào?

Đề-tài "Hải-Quân VNCH chúng ta-tuy mất mà vẫn như c̣n" có đáng được gọi là một sự xác-định khách-quan hay không. Chúng tôi xin tŕnh-bày quan-điểm riêng tư của chúng tôi, nếu có đôi điều-quá xa vời, xin quư-vị lượng thứ cho.

 

*

 

Một phần quê-hương miền Bắc đă lọt vào tay bọn vô-thần năm 1954. Hai mươi mốt năm sau, 30-4-1975, người quốc-gia mất tất cả phần đất nước c̣n lại cho Cộng-sản. V́ mất nước là mất tất cả nên không có sự mất mát nào lớn lao hơn, đáng kể hơn nỗi đau vong-quốc.

 

Sau những tan tác v́ di-tản, một vị niên-trưởng khả-kính của Hải-Quân từng than rằng: "Nước đă mất, nhà đă tan, suốt tuổi thanh-xuân, hiến dâng cho Tổ-Quốc và Lư-tưởng. Chúng ta nay đă già, khởi sự cuộc đời lam lũ cu-ly nơi đất khách. Trong khi đó, những tên tham-nhũng sau bao năm sống trên xương máu, nước mắt, mồ hôi đồng-bào vẫn tiếp-tục sống đời phè phỡn. Thật là buồn!"

 

Thoáng nh́n qua như vậy, HQ chúng ta đă mất... HQVN chúng ta không c̣n ǵ cả. HQVNCH chúng ta chẳng sót lại ǵ trong Bạn, trong Thù và ngay cả bản thân chúng ta nữa sao?

 

- Người bạn Đồng-minh rời bỏ ta lại cho niềm cay đắng của sự thất-trận. Sau khi bại, thay v́ an-ủi lẫn nhau, các bạn Hoa-Kỳ quay ra trách-cứ. Nếu đọc các ấn-bản của HQ Học-Hiệu Annapolis, các người viết hải-sử của họ cho rằng HQ chúng ta v́ ưa chính-trị nên đă làm giảm khả-năng tác-chiến; v́ kém khả-năng chuyên-nghiệp, say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, lười biếng không làm việc nên không hoàn-thành nhiệm-vụ.

 

- Kẻ Thù Cộng-Sản chỉ nhờ sự hỗ-trợ của thế-giới Cộng-Sản thời đó mà đánh bại ta. Trong nỗi tham-lam thèm khát tột cùng của kẻ chiến-thắng, chiếm-đoạt tất cả. Khi chúng được chúng làm vua, c̣n chúng ta thua chúng ta là giặc, giặc đă thua phải mất tất cả. Và nay để tặng phát đạn kết-liễu cho số-phận chúng ta, bọn chúng (bạn cũ và thù xưa) đă nham-nhở nói chuyện lại với nhau, bắt tay nhau đằm-thắm, khởI-sự cuộc sống chung như tên ma-cô cùng con đĩ-điếm.

 

- Chúng ta đă đại-bại, đầu ta cúi gầm, bị tước bỏ hết nhân-quyền và mọi sở-hữu, kẻ tủi-nhục lê bước lạc loài nơi đất khách, người đau-thương xiềng xích tù-tội nơi quê-hương.

 

Thế nhưng, trong khoảng thời-gian hai chục năm đă qua, chúng ta đă có một thuở để sống, để làm việc, để được đời tôi-luyện mà suy-nghĩ chín chắn. Trong màu-nhiệm của tỉnh-thức, chúng tôi ngộ ra rằng thật ra HQVNCH không mất.

 

Trong cuộc chiến có hai phe, người thắng được dịp nói nhiều, nói lớn lối; nhưng chân sự thực không do người thắng nói ra. Lời phe thắng trận chẳng phải là chân-lư.

 

Suốt hơn 20 năm, HQVNCH từ lúc sơ-sanh đă trưởng-thành, đă hoàn-thành trách-vụ Tổ-Quốc-giao-phó. Là quân-chủng thầm-lặng, đôi khi bị ch́m lấp ngay trong Quân-lực. Thế nhưng về chỉ-huy tham-mưu, chưa hề có một văn-thư nào của các giới chức thẩm-quyền cao cấp nói về sự tồi-tệ của HQ. Công-b́nh mà nói trong tập-thể Miền Nam, HQ luôn-luôn là thành-phần ưu-tú đoàn-kết và trong sạch.

 

Cọp chết để da, người chết để tiếng. HQVNCH không những chẳng mất, chẳng mờ nhạt, mà c̣n tiếp-tục hiện-hữu với thời-gian.

 

Sự hy-sinh đóng góp của người lính, trong đó có thủy-thủ chúng ta không phải vô-ích. Nhờ những quân, dân, cán, chính nói chung, nhờ Hải-Quân chúng ta nói riêng, VNCH đă được hưởng một thời-gian mấy chục năm trong tự-do, no-ấm và tiến-bộ. Nếu không có sự đóng góp công-lao khó nhọc của chúng ta; Miền Nam cũng như miền Bắc, dân bị ngược-đăi, nằm trong ngục-tù độc-tài đảng-trị suốt từ cuối thập-niên 1940, cho đến nay đă hàng nửa thế-kỷ.

 

Bản-thân cá-nhân chúng ta chưa mất, chúng ta c̣n học-hỏi, thích-nghi hoàn-cảnh, nâng cao thêm cả giá-trị, kiến-thức, đang góp công xây-dựng cuộc đời ta, gia-đ́nh ta trên vùng đất quê-hương thứ hai.

 

- C̣n cháu ta đang tiến lên, học rất giỏi, làm việc tận-tâm, tương-lai không lâu sẽ là những nhân-tài lớn trong một thế-giới tiến-bộ

 

- Kẻ thù thất-bại khi nghĩ rằng tiêu-hủy được thành-quả của chúng ta. Chúng cũng đă hoàn-toàn thất-bại trong mưu-đồ cải-tạo quân-dân Việt-nam.

 

- Người bạn đồng-minh cũng lầm lẫn; họ đă xét-đoán sai lầm HQVNCH. SQ Hoa-Kỳ phê-phán chúng ta say sóng, thiếu tinh-thần trách-nhiệm, sự hiểu-biết kém cỏi. Thực-tế đă trả lời: Chúng ta không kém cỏi ngay trong môi-trường Hoa-Kỳ. Sự thích-nghi của thuyền-nhân Việt-Nam phải kể là ngoại-hạng. Con cái ta sẽ c̣n nhiều-dịp làm vẻ-vang dân Việt, vượt trội con trẻ địa-phương.

 

Kính thưa quư-vị và các bạn,

 

- Nếu nhận rằng Trống Đồng là nguồn sử-liệu cổ xưa của dân-tộc ta th́ quân-đội Việt-Nam đă h́nh-thành từ những đoàn lính thủy trên các ghe thuyền trang-bị những cỗ nỏ thần. Tiên-khởi, dân Lạc-Việt thường sống cạnh biển khơi, sinh-hoạt trên nước nhiều-hơn trên cạn. Nhu-cầu quốc-pḥng của Việt-Nam 3 - 4,000 năm trước không đặt nặng vào việc pḥng-thủ diện-địa mà hướng vào việc ǵn giữ an-ninh những tuyến đường thủy, trên cả sông hồ lẫn ngoài biển cả. Có thể nói chắc chắn rằng VN là quốc-gia đầu-tiên trên thế-giới mà quân thủy được khai-sinh trước quân bộ.

 

- Kẻ thù với chiêu-bài "bài phong phản đế", mang nặng giáo-điều-Mác-Lê vọng ngoại, CSVN phủ-nhận công-lao tiền-nhân qua bao nhiêu triều-đại. Tài-liệu chính-thức của đảng Cộng-Sản thường kết tội là quân-đội thời phong-kiến chỉ là những phương-tiện để bọn vua quan dùng đàn-áp dân-chúng, không giống như các tập-thể tay sai mà chúng thường tâng-bốc xưng tên là Quân-đội Nhân-Dân, Công-an Nhân-Dân của Cộng-Sản...

 

- Chúng ta trái lại thừa-tự hương-hỏa chính-thức từ Hùng-Vương qua Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn... Ngay khi tái-lập được nền độc-lập, chúng ta bắt đầu ngay việc suy-tông sùng-bái Ngô-Vương-Quyền, Đức Thánh Trần, Quang-Trung Hoàng-Đế...; nhắc nhở danh-tiếng các Đô-Đốc Lộc, Đô-Đốc Tuyết đánh quân Thanh, Đề-Đốc Lê-Trực kháng Pháp, giữ thành Hà-Nội... Thế nên HQ chúng ta đương-nhiên đă chính-thức là truyền-nhân Thủy (Hải)-Quân nối-tiếp các nhà Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê, Nguyễn, sau khi Hải-Quân Việt-Nam ta bị quân xâm-lăng Pháp tiêu-diệt.

 

- Theo vết chân Tướng-Quân Lư-Long-Tường, vị Tư-Lệnh Hải-Quân nhà Lư vào thế-kỷ thứ 13. V́ nhà cửa nát tan, đất nước gặp cảnh điêu-linh mà phải dận cả Hạm-đội đi Đại-Hàn. Chúng ta vượt Biển Đông mà vượt thoát khi Cộng-Sản xâm-lăng.

 

- Thuyền-nhân chúng ta là các Lư-Long-Tường lần hai trong thế-kỷ 20 này. Nói theo học-giả Hoàng-Văn-Chí, Hải-Quân ra đi như những tượng Phật bằng gỗ nổi trôi muôn phương đến cả bờ bến My-Châu, thà chịu ly-hương c̣n hơn bị huỷ-diệt tại quê nhà v́ những đồng-loại xấu xa.

 

Lại nói thêm cho được rộng răi, Cựu Hải-Quân VNCH chúng ta khi bỏ nước ra đi, đương-nhiên đă tái-lập đường hàng-hải trên Thái-B́nh-Dương sang Tân-thế-giới, con đường mà tiền-nhân Việt-tộc đă thực-hiện nhiều-ngàn năm trước.

 

Trước năm 1975, Hải-Quân Cộng-SảnBắc VN chỉ gồm có một giang-lực hạn-chế, một lực-lượng cận-duyên nhỏ bé. Thế nên khi chiếm VNCH, cái gọi là Hải-Quân Nhân-Dân đă phải học hỏi chúng ta về hoạt-động hạm-đội để mong hướng ra biển khơi.

 

Hai mươi năm đă qua. Vậy mà kẻ thắng vẫn c̣n phải tiếp-tục học người thua. Cách-thức tổ-chức các Lực-Lượng, các Hải-khu, điều-hành Chiến-hạm, Giang-Đoàn dần theo như tiêu-chuẩn của HQ/VNCH lúc xưa, có khác chăng chỉ là v́ HQ/CSVN ngày nay nhỏ bé hơn. Trong khi đó, khả-năng hành-quân phối-hợp thủy-bộ của chúng c̣n thua sút HQ/VNCH chúng ta khá xa. Khi xem tài-liệu Jane Fighting Ships thường-niên về HQ/Cộng-SảnVN, người ta thấy như HQ/VNCH vẫn c̣n đó vẫn HQ. 1, HQ. 2, HQ. 500, HQ. 501... Biết ḿnh lạc-hậu, lính thủy Cộng-Sản đành bỏ "nón cối dép râu", học đ̣i tiến-bộ.

 

Quan-trọng hơn hết là tinh-thần bảo-vệ lănh-thổ, hải-biên và ư-chí chống ngoại-bang xâm-lược.

 

Một mai theo ḍng định-mệnh khi Cộng-Sản mất đi, Việt-Sử sẽ viết lại bằng sự thực. Ngàn đời sử vẫn ghi là CS Việt đă cơng rắn cắn gà nhà trong biến-cố Hoàng-Sa tháng 1-1974 mà khi đó, người Cộng-Sản một lần phản-quốc, đứng về phía kẻ thù dân-tộc. Hoàn-cảnh thật là thuận-lợi cho CSVN ngày nay có một đất nước thống-nhất, vậy mà họ cũng chẳng làm được ǵ hơn. CSVN lại để mất thêm vùng biển, nhiều-đảo Trường-Sa lần lượt lọt vào tay kẻ thù truyền-kiếp là Trung-Cộng.

 

Lực-Lượng HQVNCH tuy không c̣n nữa nhưng rồi ra, Việt-sử cũng không thể ghi những ḍng chữ nào khác hơn khi đề-cập đến chúng ta như là một hiện-hữu quư-giá, một biểu-tượng về Truyền-thống Hàng-Hải cần-thiết trong một giai-đoạn có thể nói là nghịch-cảnh của dân-tộc.

 

Khoa khảo-cổ đă cho biết nhiều-chứng-cớ vững chắc như dân Việt thời cổ đi tiên-phong trong lănh-vực hàng-hải, tiền-nhân các giống Bách-Việt với dấu vết giao-thương ngà voi, sừng tê-giác lên tận Tây-Bá Lợi-Á, thành-tích dân Lạc-Việt vận-chuyển Trống Đồng tận các đảo vùng bắc Úc-Châu. H́nh ảnh người cổ Việt-Mường vác những ống tre đựng nước được t́m thấylại tại Mă-đảo, Phi-Châu. Ảnh-hưởng ngôn-ngữ đặc-biệt nhuộm màu-sắc hàng-hải, song song với các phát-minh hàng-hải và kỹ-thuật ghe thuyền của dân Việt ta đă trải dài qua hơn nửa ṿng trái đất, khắp Ấn-Độ-Dương sang qua Thái-B́nh-Dương đến Nam-Mỹ... Chúng ta chính là những người kế-thừa chính-thống của Hàng-hải. Duyên-Lực hay Hải-Thuyền VNCH là lực-lượng sau cùng dùng thuyền buồm, biết sử-dụng phối-hợp cánh buồm và cây xiếm.

 

Văn-minh nhân-loại phát-triển được là nhờ chuyển-vận, đặc-biệt nhờ đường biển. Thuyền-nhân với thành-phần dẫn-lộ ghe tàu vượt biên chính là các cựu Hải-Quân VNCH. Chuyện những người thủy-thủ như chúng ta v́ quệ-hương vùng Đông-Á bị giặc ngoại-xâm, khi nước Trung-Hoa bành-trướng, mà vượt biển tới Mỹ-Châu 3 - 4,000 năm trước, đă được viết lại trong sách "Nu-Sun" của Tiến-sĩ Gunnar Thompson, xuất-bản 1991. Trong khi sáng lập Nu-Sun Institute, văn-pḥng liên-lạc tại Fresno, CA; Ông đă dự-trù thiết-lập bảo-tàng-viện về viễn-dương, một trung-tâm nghiên-cứu về một Thái-B́nh-Dương ḥa-b́nh và một tờ báo định-kỳ, xuất-bản mỗi ba tháng. Sẽ có một chuyến hải-hành ḥa-b́nh tưởng-niệm những chuyến vượt Thái-B́nh-Dương như của Đô-Đốc Nu-Sun mà chúng tôi phiên-âm ra Nguyễn-Sơn.

 

Kính thưa quư-vị và quư-bạn,

 

Nhưng giờ đây, mất biển, mất tầu, mất cả tuổi thanh-xuân, những chàng trai trẻ Hải-Quân ngày ấy, nay đă già, vẫn c̣n phải mang những nghề-nghiệp tay trái ra để kiếm ăn. Trong lúc tuổi đời đă bắt đầu xế bóng, đành phải yên phận, mắc cạn trong nỗi niềm ray rứt khôn cùng của giấc mộng hải-hồ dang-dở... Phải có niềm Hy-vọng giúp họ đốt lửa thắp sáng ngời tâm-tư trở lại.

 

Xin các bạn đồng-đội cũ hăy nghĩ về "Nghĩa đồng-bào và Chân-lư tự-do".

 

Thấm-thoắt hai mươi năm qua thật nhanh, khối người Việt hải-ngoại trong khi cố-gắng hội-nhập vào đời sống mới ở đất người, cũng kiên-tŕ tranh-đấu cho quê-hương với hy-vọng những thay đổi tốt đẹp sẽ đến với đồng-bào trong nước. Nỗ-lực của chúng ta suốt hai thập-niên đă không nhiều-th́ ít, có ảnh-hưởng làm thay đổi chính-t́nh trong nước.

 

V́ mục-đích ra đi của chúng ta không phải chỉ v́ miếng cơm manh áo nên người thuyền-nhân tị-nạn chẳng quên t́nh nước non, nghĩa đồng-bào. Tạo-hóa sinh muôn loài có lẽ cũng muốn chúc-phúc tự-do và no ấm cho tất cả. May mắn hơn mọi người ở lại, nhờ vượt thoát nên người ra đi được sinh-hoạt trong không-khí dân-chủ. Nhờ ư-thức rơ-ràng được tầm giá-trị cao-quư của tự-do qua cái giá quá đắt mà bản-thân chúng ta đă phải trả nên người hải-ngoại hằng mong mỏi đồng-bào quốc-nội cũng sẽ được thụ-hưởng tất cả những điều-tốt đẹp tương-tự.

 

Nếu chúng ta cứ quyết-tâm tranh-đấu cho nhân-quyền không ngừng nghỉ, một ngày nào đó sự thành-công sẽ đến trong việc chuyển-biến quê nhà từ chế-độ độc-tài sang dân-chủ, giúp cải-tiến đời sống người dân từ nghèo đói sang ấm no. Sau 5 ngàn năm văn-hiến, lần đầu-tiên Việt-sử sẽ trịnh-trọng ghi các ḍng chữ vàng về công-trạng những người thuyền-nhân bỏ nước ra đi vẫn nhớ gốc nguồn.

 

Như một truyền-thống Hải-Quân đă xưa cũ, lại cộng thêm nỗi suy tư của một người ưa nói chuyện đi biển cùng bạn bè, thích viết bài tài-tử đăng báo miễn phí, việc làm của chúng tôi chẳng được bao nhiêu nhưng niềm mơ ước của một người thủy-thủ lại vẫn nhiều. Chúng tôi mơ-ước, những ǵ Hải-Quân VNCH đă thực-hiện, vẫn vĩnh-viễn tồn-tại với thời-gian.

 

Ngồi ở đây, sống ở đây, sinh-hoạt ở đây. Nhu-cầu vật-chất áo cơm thúc hối, chiếm hết th́-giờ, không dành được bao nhiêu cho những đóng góp tinh-thần, nuôi-dưỡng chí-khí, hoài băo. Hiểu và thông-cảm như vậy nhưng nếu chúng ta không lưu lại tài-liệu, sách vở, hậu-sinh một trăm năm sau, một ngàn năm sau, nghĩ thế nào về chúng ta. Không lẽ hơn bốn chục ngàn người trai trẻ suốt hai mươi mấy năm trong gian-khổ chỉ ăn không ngồi rồi, chẳng làm nên được chuyện ǵ haysao. Nếu không có tài-liệu sử sách lưu-truyền lại, thế-hệ sau sẽ mất một phần di-sản quư-báu của quốc-gia.

 

Quư-vị và chúng tôi đến tham-dự buổi hội hôm nay, những bạn đóng góp từ xưa trong sinh-hoạt hội-đoàn, hợp mặt hàng-hải Hải-Quân là bằng-chứng chính-xác nhất của tinh-thần thuyền-nhân, tị-nạn, của người thủy-thủ, ngườiđi biển. Trong tập-thể chúng ta, có rất nhiều-các bạn trẻ khi mất nước chỉ mới trải qua ít tháng trong quân-trường, vài năm ngắn ngủi sống trong môi-trường hàng-hải cũng vẫn nhận thấy lời kêu gọi thiết-tha cần đi t́m lại những kỷ-niệm thời xưa cùng các nét thân quen của bạn bè ngày cũ. Giữa trời đất lạ, phải chăng người Hải-Quân thấy rơ sự hiện-hữu đương-nhiên của HQVNCH như vậy.

 

Dù đă mất biển, mất tàu, trong ḷng chúng ta, màu biển quê-hương vẫn c̣n xanh, mầu xanh ngàn đời của Biển Đông từ những thời xa xưa khi Trái Đất c̣n đắm ch́m trong Băng Đá. Những ǵ HQVNCH để lại, dù là trừu-tượng hay cụ-thể, dù âm-thầm hay hiển-hiện, dù phần ch́m hay phần nổi, dù trong hôm nay hay qua ngày mai, vẫn c̣n tại đó như một hiện-hữu vĩnh-cửu, trong cả hai kích-thước lớn của thời-gian và không-gian...

 

Trong tinh-thần đoàn-kết lại để tồn-tại, duy-tŕ một chút ǵ đó c̣n sót lại với thời-gian, cho dù có gặp những sự nghiêt-ngă của hoàn-cảnh, Chúng tôi cổ-động cho kế-hoạch "viết hải-sử" của Tổng Hội Hải-Quân cũng v́ lẽ đó. Chúng tôi hoan-nghênh những công-tŕnh đóng góp của những cây bút trong và ngoài Hải-Quân mà một số đă ưu-ái đến với chúng ta ngày hôm nay như chị Điệp-Mỹ-Linh, niên-trưởng Nguyễn-Ngọc-Quỳnh, các anh Trần-Quán-Niệm, Hà-Thúc-Sinh, Trịnh-Hoàng và nhiều nhiều nữa.

 

*

 

Rất mong mỏi quư-vị, trong hay ngoài HQ tiếp tay cùng Tổng-Hội trong dự-án Hải-Sử. Chúng ta cùng nhau thu góp lại các mảnh di-sản hàng-hải, có cả phần tim, phần óc, cả máu và nước mắt thủy-thủ để hoạt-động có ư-nghĩa này được mạnh mẽ hơn và kế-hoạch được chu-toàn.

 

Danh-tướng McArthur đă từng nói: "Những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ mờ nhạt dần đi mà thôi". Chúng tôi không có dịp tuyên-bố và cũng không giám nói lớn tiếng đến như vậy, nhưng thật-tâm đă suy-nghĩ rằng: "Người thủy-thủ VNCH khi già trăm tuổi tuy có phải chết đi, nhưng HQVNCH với những tinh-thần, truyền-thống và thành-quả sẽ không bao giờ mất với thời-gian".

 

Một lần nữa, xin cảm ơn và xin kính chào quư-vị, kính chúc toàn-thể quư-vị sự an-b́nh tuyệt-đối trong tâm-tưởng.

 

Vũ-Hữu-San

1997