Home ] Lời Giới-Thiệu ] Chương-I ] Chương-II ] Chương-IIa ] [ Chương IIb ] Chương-III ] Chương-IIIa ] Chương-IV ] Chương-V ] Chương-VI ] Chương-VII ] Chương-VIII ] DanhSách DuyệtSách ] BàiViết LiênHệ ] Photo Album ] ToànThể BảnVăn ]

 

Chương 2

 

Giai-Đoạn H́nh-Thành

(1952-1957)

- Tiếp theo -

 

Những Kế-hoạch Quân-Số 1955 và Trang-bị thực-sự cho Hải-Quân

            Sau hội-nghị Genève 1954, đất nước bị chia-cắt, vùng đất Việt-Nam Tự-Do chỉ c̣n lại từ sông Bến-Hải trở về Nam đến mũi Cà Mau. Trong khi quân-số toàn-thể Quân-Đội Quốc-gia Việt-Nam bị cắt-giảm, Hải-Quân cũng chịu ít nhiều ảnh-hưởng, nhất là lệnh giải-nhiệm sau chiến-tranh.

Trong dự-án toàn-quân 100,000 người, tất cả HQVN, kể luôn TQLC bị giới-hạn ở quân-số 3, 250 người (3.2%) với:

- Bộ Tham-mưu và cơ-sở phụ-thuộc:            950

- Quân-trường:                                               400

- Thủy-Thủ-Đoàn:                                          1,900

Vào tháng 6 năm 1955, Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam thi-hành một dự-án gọi là dự-án quân-số 150,000 người. Trên thực-tế, số quy-định là 155,677 người, bao gồm luôn 1,204 nữ phụ-tá và 5,719 dân-chính. Hải-Quân có 4,250 người, trong đó kể luôn 250 dân-chính.

Đây là dự-án đầu-tiên cho phép dân-chính làm việc với Hải-Quân. Khi quân-số QĐQGVN tăng lên gấp rưỡi ( từ 100,000 lên 150,000 người) th́ Hải-Quân chỉ được tăng một tỷ-lệ rất nhỏ nhoi: từ 3,250 lên tới 4,000 quân-nhân (+250 dân-chính) như kể trên mà thôi.

Vào tháng 7-1955, Hải-Quân đă có một quân-số hiện-diện 3,858 người (khoảng 91% cấp-số), phân chia ra như sau:

- Hải-Quân chính-thức 2,567[87] gồm

190 Sĩ-Quan,

2,377 Hạ-Sĩ-Quan và Thủy-Thủ.

            - Thủy-Quân-Lục-chiến 1,291 gồm

43 Sĩ-Quan,

257 hạ Sĩ-Quan và

991 Binh-Sĩ.

 

Quan-niệm Lưu-động-tính và Nguyên-tắc Điều-hợp Quân-đội.

            Trong lịch-sử Quân-Lực Việt-Nam, kế-hoạch quân-số 1955 được coi như kế-hoạch căn-bản về tổ-chức gần suốt 10 năm (1955-1964)[88]. Cho tới năm 1965, v́ chiến-tranh bùng-nổ lớn và cũng v́ sự phát-triển nhân-sự và kỹ-thuật, kế-hoạch trên mới bị thay đổi. Sự thay đổi sau này thật lớn lao.

            Khi c̣n non trẻ, QĐQGVN đă từng ư-thức rằng t́nh-báo nhân-dân tại địa-phương là quan-trọng và quan-niệm tổ-chức quân-đội có tính-cách lănh-thổ. C̣n người Hoa-Kỳ trong khi yểm-trợ cho Việt-Nam chống Cộng-sản, lại chỉ muốn áp-dụng phương-cách riêng của họ. Cuốn Quân-Sử 4 ghi-nhận quan-niệm khác-biệt về tổ-chức quân-đội giữa hai bên Việt-Mỹ như sau:

Người Mỹ muốn quân-đội này (Việt-Nam) phải đặt nặng vấn-đề vào việc lưu-động-tính, và các đơn-vị không dựa vào một tổ-chức lănh-thổ chặt chẽ.[89] 

Quan-niệm lưu-động-tính và nguyên-tắc điều-hợp Quân-đội của người Mỹ đ̣i-hỏi những phương-tiện chuyển-vận tối-tân với trang-bị nặng nề và tốn-kém mà một Quốc-gia non trẻ như Việt-Nam Cộng-Ḥa không thể nào cung-ứng được. Việt-Nam có lúc đă phải nghĩ đến việc tự-lập và t́m thêm đồng-minh.

C̣n có một lầm-lẫn nguy-hại nữa. Đó là khi có nhiều người Hoa-Kỳ tin-tưởng rằng người Nam Việt-Nam muốn người Mỹ có mặt ở Nam Việt-Nam măi măi. Theo Giáo-sư Phạm-Kim-Vinh: “sự thực th́ VNCH chỉ muốn Mỹ đừng can-thiệp vào nội-bộ quốc-gia Việt-Nam. Miền Nam chỉ mong dẹp được cái tṛ chỉ-trích lỳ-lợm của báo-chí Mỹ và sự phê-phán sai-lạc của Quốc-hội Hoa-kỳ”.[90]

 

 

Hải-thuyền được quan-niệm như một lực-lượng địa-phương.

 

Quân-lực Việt-Nam với những phương-tiện địa-phương đă khởi-sự chế-tạo súng nội-hoá tại các Công-Xưởng. Riêng các Hải-Xưởng, HQVN đặt ưu-tiên hàng đầu trong việc đóng ghe hải-thuyền. Một vị Tư-Lệnh Hải-Quân là HQ Đại-Tá Hồ-Tấn-Quyền c̣n đề-nghị gửi cán-bộ du-học tại nhiều quốc-gia khác nhau để tăng-tiến kiến-thức. Tất cả cố-gắng tương-tự không bao lâu đă dần-dần đi vào quên-lăng.

Những quan-niệm của người Hoa-Kỳ về lưu-động-tính, sử-dụng hỏa-lực tối-đa, kèm theo với một hệ-thống yểm-trợ tiếp-vận nặng nề đă gây nguy-hại đến sự thành-bại của cuộc chiến sau này. Khi Hoa-Kỳ c̣n nắm giữ tiếp-vận, mọi chuyện b́nh-thường. Khi Hoa-Kỳ ngưng lại (1973-1975), các phương-tiện tác-chiến suy-sụp nhanh chóng và quan-trọng nhất, cả đến hỏa-lực cũng bị khô cạn. Quân-lực VNCH thiếu-thốn đạn dược, quân-dụng; lập-tức bị lâm-nguy và bị bại trận dễ dàng.

 

Lực-Lượng Hải-Quân Việt-Nam khi Pháp rút lui

            Trước khi rút lui, Pháp đă để lại cho Hải-Quân Việt-Nam[91] một số Chiến-hạm và Giang-đĩnh. Sau đó, cộng thêm với những Giang-đĩnh của các đoàn Tuần-giang bán chính-quy sáp-nhập vào, Hải-Quân Việt-Nam đạt tới những con số như sau:

            - 3 Hộ-Tống-Hạm (PC, Patrol Craft)

            - 2 Hải-Vận-Hạm (LSM, Landing Ship Medium)

- 1 Tàu Thủy-Đạo[92]84 (Bâtiment Hydrographe)

            - 3 Trục-Lôi-Hạm[93]85 YMS (Dragueur: Yard Mine Sweeper)

            - 2 Trợ-Chiến-Hạm (LSSL, Landing Ship Support Large)

            - 5 Giang-Pháo-Hạm (LSIL, Landing Ship Infantery Large)[94]

            - 4 Giang-Vận-Hạm (LCU, Landing Craft Utility)

            - 2 Tuần-Duyên-Hạm[95] (GC, Garde Côtière)

            - 70 Quân-Vận-Đĩnh (LCM, Landing Craft Mechanized) trong số này có 2 Tiền-Phong-Đĩnh[96] (LCM Monitor), 4 Soái-Đĩnh[97] (LCM de Commandement), 53 Quân-Vận-Đĩnh bọc thép (LCM blindé) và 11 Quân-Vận-Đĩnh loại nhẹ (LCM léger).

            - 95 Tiểu-đĩnh gọi chung là Vơ-đét, trong đó có 17 chiếc loại ứng-chiến (Vedette d'interception), 1 Vơ-đét canh-pḥng (Vedette de surveillance), 6 chiếc loại tuần-cảng Y (yard). Ngoài ra là các Tiểu-Giáp-Đĩnh[98]: 36 chiếc loại STCAN, 12 chiếc loại FOM[99]91 dài 8m và 23 chiếc loại FOM dài 11m.

            - 100 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP (Landing Craft Vehicle Personnel), loại tàu nhỏ cỡ như Vơ-đét chở được 6 người) trong đó có 81 loại b́nh-thường và 19 loại nhẹ.

            - 15 Sà-lan trong đó một Sà-lan máy, 1 Sà-lan chở nước và 13 Sà-lan thường.

            - 3 Tàu ḍng[100] (remorqueur)

            Phần lớn chiến-hạm đă cũ và có một vài chiếc không c̣n dùng được.[101]93

 

Cấp-bậc SQHQ và Chức-vụ Phụ-Tá Hải-Quân đầu-tiên

            Trong những năm đầu mới thành-lập, các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam chỉ mới tốt-nghiệp từ quân-trường. V́ cấp-bậc c̣n quá thấp, SQHQVN không đủ thâm-niên để nắm giữ bất cứ một chức-vụ quan-trọng nào.[102] Ngay cả chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân kiêm Phụ-Tá Hải-Quân VN cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (đáng lẽ phải là Sĩ-Quan Hải-Quân VN), cũng do giới-chức ở ngoài nắm giữ.

            Khoảng cuối năm 1955, khi Hải-Quân Pháp bắt đầu chuyển-giao quyền chỉ-huy các đơn-vị thuộc Giang-Lực cho Việt-Nam, quân-số Hải-Quân Việt-Nam rất là khiêm tốn. Về cấp Sĩ-Quan, chỉ có một Đại-Úy (Lê-Quang-Mỹ), tất cả Sĩ-Quan Khóa 1, 2, 3 đều là Trung-Úy, Khóa 4 và 5 là Thiếu-Úy[103]. Ngoài ra, c̣n thêm các Sĩ-Quan Hải-Quân đầu-tiên tốt-nghiệp Trường Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp (École Navale de Brest) hồi hương khoảng cuối mùa hè 1955.

Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm-Đội Pháp tại Viễn-Đông, HQ Đại-Tá Récher là Sĩ-Quan thâm-niên hiện-diện của HQ Pháp trên bờ. Ông đảm-nhiệm cả hai chức-vụ Phụ-Tá Hải-Quân cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng lẫn quyền chỉ-huy Hải-Quân Việt-Nam.

            Nhằm tiến-hành ngay việc điều-động Hải-Quân trong những cuộc Hành-Quân b́nh-định, nên vào ngày 1 tháng 7 năm 1955[104] Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm bổ-nhiệm Thiếu-Tướng Trần-Văn-Đôn vào chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân thay thế Đại-Tá Récher. Tướng Đôn đang làm phụ-tá cho Tổng-Tham-Mưu-Trưởng nay kiêm-nhiệm luôn việc chỉ-huy Hải-Quân[105]. Sự chuyển-quyền chỉ có tính-cách chính-trị v́ toàn-thể giới-chức Pḥng Hải-Quân thuộc quyền Thiếu-Tướng Đôn đều là các Sĩ-Quan Hải-Quân Pháp.

 

Thiếu-Tá Mỹ và những cuộc Hành-Quân đầu-tiên

            Trong khi đó, cuộc Hành-Quân tại Rừng-Sát khai-diễn[106]98. Đáng lẽ cuộc Hành-Quân đă được tiến-hành từ tháng 7-1955, nhưng măi tới trung-tuần tháng 9 mới khởi-sự được, bởi v́ Quân-đội chưa hoàn-toàn sử-dụng được Hải-Quân để bao vây khu Rừng Sát. Lúc đó, Quân-đội Việt-Nam chỉ mới có Hải-Đoàn Xung-Phong số 21 thuộc quyền điều-khiển của người Việt, do Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Hải-Đoàn-Trưởng.[107] Các Hải-Đoàn khác, tuy đă do Sĩ-Quan Việt-Nam làm Chỉ-Huy-Trưởng[108], nhưng về hệ-thống vẫn c̣n trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Giang-lực (COFFLUSIC) của Pháp. Nếu muốn sử-dụng các Hải-Đoàn này, chức-quyền Việt-Nam phải thông-báo cho người Pháp.

            Khi Bộ TTM/QĐQGVN thông-báo cho Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực Pháp biết Việt-Nam cần sử-dụng Hải-Đoàn để hành-quân, người Pháp đồng-ư. Nhưng v́ điều-kiện của Pháp đưa ra là tránh tiếng cho chính-quyền nước họ, Việt-Nam phải đặt tất cả các Hải-Đoàn tham-chiến dưới quyền chỉ-huy tạm-thời của HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ.

            - Từ ngày 5 tháng 6 năm 1955 đến ngày 19 tháng 6 năm 1955, Hải-Quân tham-dự cuộc Hành-Quân Đinh-Tiên-Hoàng 1 tại miền Tây[109]. Hải-Đoàn 25 đổ quân án-ngữ, chiếm Cái Vồn, Cần Thơ. Khi khai-diễn, quân Ḥa-Hảo của Ông Trần-Văn-Soái tức Năm Lửa bị bất-ngờ, chống-cự rất yếu. Lực-Lượng trục Vĩnh-Long Cần-Thơ bị tan-ră ngay. Ngoài một số theo Ông Soái chạy về Đồng-Tháp-Mười, một số bị bắt (239 người), số quân ra quy-thuận rất lớn, có tới 1,823 người. Khi chiến-dịch này chấm-dứt ngày 12-8-1955, Hải-Quân không bị thiệt-hại ǵ đáng kể.

           

 

Quang-cảnh Khu Đền Thánh Cao-Đài (H́nh nhỏ: Huy-hiệu trên mũ của quân-nhân Cao-Đài).

 

- Ngày 1-8-1955, Chính-phủ Ngô-Đ́nh-Diệm giải-tán các Bộ Chỉ-Huy và cơ-cấu trực-thuộc của Giáo-Phái để thống-nhất quân-lực.[110]

Tháng 8, trong những hành-động gây hấn chống chính-phủ, quân-đội B́nh-Xuyên tấn-công cả tàu thuyền qua lại trên sông Ḷng Tàu. Trong một chuyến tập-kích, 7 Đoàn-Viên Hải-Quân Việt và Pháp bị thương, 1 người Pháp bị giết trên Trục-Lôi-Hạm Chương-Dương. Chiến-hạm này đă bị tấn-công bất-ngờ trên đường đi thử máy đường trường, sau khi được đại-kỳ tại Hải-Quân Công-Xưởng. Ngày 5-8-1955, các Quân-Vận-Đĩnh LCM Việt-Nam bắt đầu hộ-tống các tàu giang-hành trên 2 con sông Ḷng Tàu và Soài Rạp.[111]

 

Diễn-tiến về Huấn-luyện Sĩ-Quan

Trong khi đó, Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang huấn-luyện các khóa Sĩ-Quan sau đây:

- Khóa 6 Sĩ-Quan Hải-Quân với tổng-số 21 Sinh-Viên Sĩ-Quan, gồm 16 ngành Chỉ-Huy và 5 ngành Cơ-Khí. Nhập trường ngày 21 tháng 04 năm 1955, thời-gian thụ-huấn 11 tháng. Măn khóa ngày 08 tháng 03 năm 1956

            - Khóa 7 Sĩ-Quan Hải-Quân bắt đầu tuyển-mộ vào cuối năm 1955. Khóa này được khai-giảng tại Nha-Trang vào đầu năm 1956. Học-tŕnh kể cả thực-tập ngoài đơn-vị, được nâng lên hai năm với đầy-đủ các môn học văn-hóa, kiến-thức và chuyên-nghiệp cho hai ngành chỉ-huy và cơ-khí.

 

 

Các Hộ-Tống-Hạm PC đầu tiên của HQVN: HQ. 01, HQ. 02, HQ. 03.

 

Đụng-độ Quan-trọng Đầu-tiên của Hải-Quân Việt-Nam

            Trong khi các cuộc Hành-Quân tranh-chấp với B́nh-Xuyên và Giáo-phái diễn-tiến, Thiếu-Tá Mỹ trở thành Tư-lệnh Hải-Quân đầu-tiên của Việt-Nam:

Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 bằng một nghị-định chính-thức, Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm bổ-nhiệm Hải-Quân Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ[112] vào chức-vụ Trưởng Ban Hải-Quân, Phụ-Tá Hải-Quân[113] cạnh Tổng-Tham-Mưu-Trưởng QĐQGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ-huy Hải-Quân và đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến.

            Ngày 15 tháng 9, Hải-Quân Việt-Nam đă bắt gặp tại khúc quanh Quatre Bras của sông Ḷng-Tàu 4 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP của B́nh-Xuyên đang được Dương-Vận-Hạm LST 106 của Pháp tiếp-tế quân-dụng. Hải-Quân Pháp giúp-đỡ cho các Tiểu-Vận-Đĩnh B́nh-Xuyên chạy thoát.

Sau khi bị Quân-đội Quốc-gia đánh bật khỏi Đô-thành, quân B́nh-Xuyên kéo về ẩn-náu tại Rừng-Sát. Ngày 21 tháng 9 năm 1955, Chiến-dịch Hoàng Diệu được phát-động để tấn-công và càn quét cứ-điểm cuối cùng của B́nh-Xuyên tại đây. Đại-Tá Dương-Văn-Minh được chỉ-định làm Tư-lệnh Chiến-dịch. Bộ Tư-Lệnh Hành-Quân đóng tại Rạch Cát.

Thành-phần Hải-Quân Việt-Nam tham-dự gồm có

- HQ. 01,

- Các Giang-Pháo-Hạm,

- Các Giang-Vận-Hạm,

- Hải-Đoàn Xung Phong số 21, 22, 23, 24, 25 và

- Tiểu-Đoàn 1 TQLC.

Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ-huy tổng-quát lực-lượng Hải-Quân tham-dự từ Soái-Hạm Chi Lăng (HQ. 01).

 

 

Sơ-đồ Cuộc Hành-Quân Rừng-Sát, càn quét cứ-điểm cuối cùng của B́nh-Xuyên. Trong các trận chiến vùng sông rạch Nhà Bè-Vũng Tàu. Hải-Quân đóng góp nhiều công trạng .

 

Nhiệm-vụ trước tiên của Hải-Đoàn Xung-phong và TQLC là tuần-soát và chiếm-cứ những đồn cũ của B́nh-Xuyên trên sông Ḷng-Tàu, giải-tỏa đoạn thủy-lộ huyết-mạch Vũng-Tàu Nhà Bè, mở cho sự lưu-thông của dân-chúng và thương-thuyền ra vào Sài-G̣n.[114]

Đại-Tá Dương-Văn-Minh cũng có khi đặt Bộ Tư-Lệnh lưu-động của Ông trên Soái-Hạm Chi Lăng (HQ. 01). Từ đó, Tư-Lệnh Chiến-dịch chỉ-huy các cuộc tiến quân của Bộ-Binh và điều-khiển các cuộc tác-xạ đồng-loạt bằng pháo-binh vào các cứ-điểm của B́nh Xuyên. Khi thủy-triều dâng cao, nước tràn ngập các hầm trú-ẩn, bộ-đội B́nh-Xuyên phải leo lên cây ẩn-núp và trở thành mồi ngon cho pháo-binh và hải-pháo tác-xạ bằng đạn nổ chụp.

Trận đánh duy-nhất của Chiến-dịch đă xảy ra tại Rạch-Lá (Banc de Corail). B́nh-Xuyên tấn-công Chiến-đĩnh Hải-Quân bằng súng đại-bác không giật SKZ. Hải-Quân phản-công[115] và Thủy-Quân Lục-Chiến lập-tức đổ-bộ. Một Trung-đội B́nh-Xuyên bị tiêu-diệt.

Sau trận này, B́nh-Xuyên càng suy-yếu thêm. Quân-đội Quốc-gia dùng chiến-thuật phong-tỏa và pháo-kích. Một pháo-đội 105 ly được Quân-Vận-Đĩnh LCM chuyên-chở đến g̣ Mang-Thít làm căn-cứ hỏa-lực. V́ Pháo-binh tác-xạ liên-tục ngày đêm khắp vùng, quân B́nh-Xuyên không c̣n chỗ trú-ẩn an-toàn phải ra đầu hàng. Chiến-dịch Hoàng-Diệu kết-thúc ngày 24 tháng 10 năm 1955.

 

Danh-xưng Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa.

            Ngày 23-10-1955, trong một cuộc trưng-cầu dân-ư truất-phế Bảo-Đại và bầu Ông Ngô-Đ́nh-Diệm làm Quốc-Trưởng, 98% cử-tri bỏ phiếu tán-thành. Tân Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời tại Dinh Độc-Lập ngày 26-10-1955. Việt-Nam là nước Cộng-Ḥa, Quốc-Trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Ḥa.[116]

 

 

Quốc-Trưởng Ngô-Đ́nh-Diệm trở thành Tổng-Thống Việt-Nam Cộng-Ḥa ngày 26-10-1955.

 

            Với danh-xưng mới là Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Ḥa, Hải-Quân gửi các đơn-vị tham-dự các chiến-dịch tại Miền Tây Nam-phần: Đinh-Tiên-Hoàng 2 và Nguyễn-Huệ.

            Khi Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 1 tấn-công các căn-cứ Hoà-Hảo, lực-lượng giáo-phái đă phải phân-tán. Quân-đội Quốc-Gia dồn nỗ-lực vào khu Rừng-Sát. Khi quân Ḥa-Hảo tập-trung lại được lực-lượng, Quân-đội Quốc-gia mở Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2 vào ngày 22-9-1955. Những trận đánh Ḥa-Hảo đáng kể nhất đă diễn ra tại Nam Thái-Sơn/ Ba-Thê, Rạch-Giá / Hà-Tiên, Vĩnh-Phú, Cái-Dầu, Giồng-Riềng. Nhiều cuộc đột-nhập bằng Giang-đĩnh và đặc-biệt bằng những Xuồng máy loại M 2 vào vị-trí địch-quân đă xảy ra. Một Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP bị bắn ch́m trên đường hành-quân.

Trung-Đoàn Lê-Quang là đơn-vị thiện-chiến của Ông Lê-Quang-Vinh (tức Ba-Cụt) phục-kích một Tiểu-Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến, gây thiệt-hại khá nặng cho quân ta tại Giồng Riềng. Chiều ngày 6-12-1955, TQLC đă tấn-công một đại-đội của Ba-Cụt nhiều đợt. Đối-phương chống trả tới chiều tối rồi lợi-dụng ban đêm trốn thoát.[117]

 

Các Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng trong những cuộc hành-quân tại Đồng Tháp Mười và nhữngvùng sông rạch khác ở miền Nam Việt-Nam.

 

Cũng trong tháng 12-1955, quân Chính-phủ c̣n mở một cuộc hành-quân vào Cái-Cái để giải-tỏa áp-lực của quân-đội Năm-Lửa. Chiến-dịch Đinh-Tiên-Hoàng 2 kết-thúc.[118]

Nhận-xét về giá-trị và khả-năng Giang-Lực trong giai-đoạn này, một bản Tường-tŕnh Hành-Quân của Bộ Tổng-Tham-Mưu đă viết như sau: Trên cả hai phương-diện b́nh-định lẫn hành-quân, các Hải-Đoàn Xung-Phong rất hữu-dụng tại miền Nam Việt-Nam v́: hỏa-lực mạnh, di-động nhanh-chóng và dễ-dàng phân-tán mỏng được.

 

Sinh hoạt của Sĩ-Quan Hải-Quân

            Có nhiều bài viết do tác-giả ngoài Hải-Quân đă đề-cập đến cuộc sống nhàn-hạ của các Sĩ-Quan Hải-Quân như làm việc ít giờ, đi học toàn-thời tại các trường thuộc Viện Đại-học Sài-G̣n, dư thời-gian ăn chơi...

Thực-sự không phải như vậy. Với một số lượng Sĩ-Quan chuyên-nghiệp nhỏ bé chưa tới 100 người cho tới cuối thập-niên 1950, họ rất vất vả vừa trau dồi hải-nghiệp, vừa làm việc, vừa chiến-đấu. Dù kinh-nghiệm chưa đủ, các Sĩ-Quan Hải-Quân thời phôi-thai luôn luôn bận rộn, phải nhận-lănh những nhiệm-vụ nặng-nề ngoài thâm-niên, cấp-bậc kinh-nghiểm và vượt quá cả tuổi trẻ của họ.[119]

            Qua h́nh-ảnh c̣n sót lại của thập niên 1950, ta thấy Sĩ-Quan Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ rất trẻ. Trong khi lo-lắng thành-lập Hải-Quân, Ông c̣n đưa đơn-vị hành-quân trong sông, Ông cũng theo chiến-hạm thao-dượt tập-đội ngoài biển, cùng lúc Phụ-Tá cho TTMT/QĐVNCH, Ông làm Tư-Lệnh Hải-Quân, chỉ-huy TQLC, Giám-đốc Hải-Quân Công-Xưởng, Hạm-Trưởng Soái-Hạm...

Vào giai-đoạn giao-thời 1955-1957, cùng lúc điều-động nội-bộ Hải-Quân, Ông c̣n phải đối-phó cả phần ngoại-vi. Tài-liệu ghi-nhận Thiếu-Tá Mỹ đă phải đương-đầu với nhiều phe-phái chính-trị, các giới-chức quân-sự trong và ngoài Quân-Đội. Ông Lê-Quang-Mỹ đă từng gặp nhiều khó-khăn và vượt qua trở-ngại để xây-dựng và bành-trướng Hải-Quân. Trong khi đó, những thế-lực Việt-Nam, Pháp, Mỹ với quan-niệm khác-biệt lại muốn lái HQVN theo các chiều-hướng khác nhau.

Khi xem qua những thành-tích Hải-Quân thời sơ-khởi, đặc-biệt là công-việc đa-đoan của HQ Đại-Tá Lê-Quang-Mỹ trong những ngày đầu của HQVNCH, Nhà Văn Điệp-Mỹ-Linh đă tự hỏi một cách thán-phục như sau: "Qua những tài-liệu, sách vở mà tôi đă đọc..., một câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào mà Ông Lê-Quang-Mỹ có thể thực-hiện được tất cả những việc đó ? Thật không dễ giải-đáp được."[120]

 

Hải-Quân Thuần-túy Việt-Nam

            Ngay khi nhậm-chức được 4 ngày, Tư-Lệnh Hải-Quân Lê-Quang-Mỹ bổ-nhiệm các Sĩ-Quan Hải-Quân Việt-Nam vào những chức-vụ chỉ-huy then chốt. Các Sĩ-Quan Pháp bị thay-thế hết, chỉ trừ có Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha-Trang được lưu-giữ đến ngày 7 tháng 11 năm 1955. Phó Đô-Đốc Edouard Jozan, Tư-Lệnh Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông, lập-tức thuyên-chuyển tất cả số Sĩ-Quan này sang làm việc bên Phái-bộ Huấn-Luyện Hỗn-hợp Mỹ-Pháp TRIM[121]. Lúc đó, thành-phần Hải-Quân Mỹ trong TRIM rất nhỏ bé, chỉ gồm có 2 Sĩ-Quan Hải-Quân (và 1 Sĩ-Quan Thủy-Quân Lục-Chiến) trong một tổng-số là 155 người của phái-bộ.[122] Nh́n vào con số ít ỏi đó, người ta thấy có lẽ cả Bộ TTM/QĐVNCH cũng như Bộ Quốc-Pḥng Hoa-Kỳ đều không mấy quan-tâm tới sự hiện-hữu cần-thiết của Hải-Quân Việt-Nam ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến 1954-1975.

            - Ngày 7 tháng 11, Pháp chuyển-giao Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang lại cho Hải-Quân Việt-Nam[123]. Kể từ đó, mỗi năm Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha-Trang đào-tạo khoảng 1,200 nhân-sự các cấp.

            - Tháng 12 ngày 7, để bành-trướng các hoạt-động ở sông rạch, mỗi Hải-Đoàn được trang-bị 5 - 6 LCM, 4 LCVP và 5 - 6 hô bo (hors bord) có vận-tốc cao.

            - Hải-Quân tiếp-nhận hai Trợ-Chiến-Hạm (LSSL - Landing Ship Support Large): HQ. 225 và HQ. 226.

 

 

Trợ-Chiến-Hạm HQ. 226 (LSSL)

 

            Về quân-số, vào tháng 7 năm 1955, Hải-Quân Việt-Nam có 3,858 người, kể cả 1,291 Thủy-Quân Lục-Chiến.[124]

            Cũng trong năm này, Hải-Quân thành-lập các lực-lượng lớn và tất cả Bộ Chỉ-Huy đều đặt tại Sài-G̣n.

(1) Hải-Lực. Gồm có các chiến-hạm:

            - Ba PC (Patrol Craft or Submarine Chaser) Hộ-Tống-Hạm: Chi Lăng HQ. 01, Vạn Kiếp HQ. 02, Đống Đa HQ. 03.

            - Ba YMS Trục-Lôi-Hạm: Hàm Tử HQ. 111, Chương Dương HQ. 112, Bạch Đằng HQ. 113.

            - Hai LSSL Trợ-Chiến-Hạm: HQ. 225 Nỏ Thần[125] và HQ. 226 Linh Kiếm.

            - Bốn LSM (Landing Ship Medium) Hải-Vận-Hạm: Hát Giang HQ. 400, Hàn Giang HQ. 401, Lam Giang HQ. 402, Ninh Giang HQ. 403.

            - Và 10 Tuần-Duyên-Đĩnh WBP[126] (một loại Coast Guart Patrol Cutters).

(2) Giang-Lực[127]. Gồm:

- 5 Hải-Đoàn. Mỗi Hải-Đoàn được trang-bị tối-thiểu 5 Quân-Vận-Đĩnh (LCM - Landing Craft, Mechanized), 4 Tiểu-Vận-Đĩnh (LCVP - Landing Craft, Vehicle and Personnel), 5 Hô bo có vận-tốc cao.

- 4 Giang-Pháo-Hạm (LSIL - Landing Ship, Infantry, Large).

- 5 Giang-Vận-Hạm (LCU - Landing Craft Utility)

- 4 YTL (Yard Tug, Light or Harbor Craft).

- Hậu-cứ các Hải-Đoàn được đặt tại Cần Thơ, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Long Xuyên, Cát Lái.

(3) Các đơn-vị bờ[128] gồm có:

- Bốn Duyên-khu tại Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng.

- Trung-tâm Huấn-luyện Hải-Quân Nha Trang.

- Hải-Quân Công-Xưởng,

- Trung-tâm Tiếp-liệu

- Các Thủy-xưởng Cần Thơ, Đà Nẵng.

(4) Thủy-Quân Lục-Chiến. Kể từ ngày 21 tháng 12, Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam Lê-Quang-Mỹ công-bố Thủy-Quân Lục-Chiến Việt-Nam h́nh-thành và bắt đầu hoạt-động như là một Đại-đơn-vị của Hải-Quân.[129]

Bộ Tư-lệnh Hải-Quân được đặt ở Trại Bạch Đằng sau khi Pháp bàn-giao căn-cứ Caserne Francis Garnier ở bờ Sông Sài-G̣n.

Về Quân-Y, Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước đảm-nhiệm chức-vụ Y-Sĩ-Trưởng Hải-Quân. Bộ Chỉ-huy Thủy-Quân Lục-Chiến cùng đóng chung ở Trại Bạch Đằng. Y-sĩ Thiếu-Tá Phạm Tấn Tước cũng phụ-trách luôn phần quân-y cho TQLC.[130]

 

Hải-Quân trong Chiến-dịch Nguyễn-Huệ

            Chiến-dịch Nguyễn-Huệ khai-diễn ngày 1-1-1956 dưới quyền Tư-lệnh của Thiếu-Tướng Dương-Văn-Minh. Vùng Hành-Quân rất rộng, được chia ra hai khu chiến và một khu trái độn:

Khu chiến miền Tây, hữu-ngạn sông Hậu từ Châu-đốc Rạch-Giá xuống Cà-Mau dưới quyền chỉ-huy của Đại-Tá Dương-Văn-Đức. Nhiệm-vụ chính là thanh-toán chủ-lực của ông Trần-Quang-Vinh và các lực-lượng giáo-phái ly-khai đang khuấy rối đồn bót.

Khu chiến Đồng-Tháp, dưới quyền chỉ-huy của Trung-Tá Nguyễn-Văn-Là. Nhiệm-vụ chính là thanh-toán tàn-quân của ông Trần-Văn-Soái.

Khu trái độn là phân-khu Vĩnh-Long, dưới quyền điều-động của Đại-Tá Nguyễn-Văn-Quan.

Chính-phủ đă huy-động vào chiến-dịch những lực-lượng hùng-hậu. Lần đầu-tiên có sự tham-dự của Sư-Đoàn 4 Dă-chiến, các Sư-Đoàn 11, 14, 15 khinh-chiến, các Trung-Đoàn Địa-phương, Cảnh-sát, Công-an Lưu-động.

Hải-Quân cũng tập-trung những thành-phần rất đáng kể như sau:

- 4 Hải-Đoàn Xung-phong 21, 22[131], 23, 24

- 2 Giang-Pháo-Hạm

- 1 Trợ-Chiến-Hạm

- 3 Giang-Vận-hạm

- Một số lượng lớn Xuồng M2

Trong số đó, Khu-chiến Đồng-Tháp được phân-chia 3 HĐXP, 1 LCU và 20 Xuồng M2. Hải-Quân hoạt-động đắc-lực trong khu chiến này. Đặc-biệt là GĐ 21XP giữ an-ninh rất thành-công cho sườn phía Bắc của Sư-Đoàn 14 trong vùng giáp-giới Việt-Miên

Chiến-dịch Nguyễn-Huệ nhắm vào việc b́nh-định, tiễu-trừ lực-lượng giáo-phái ly-khai. Nhiệm-vụ giao-phó được coi như thành-công rực rỡ. Chiến-dịch này chấm-dứt ngày 31-5-1956 đánh dấu sự hoàn-thành với việc mang Ông Trân-Văn-Soái về quy-thuận và việc bắt được Ông Ba-Cụt tại trận-tiền.[132]

 

Những ngày cuối của Hải-Quân Pháp

            Năm 1956 đánh dấu sự chấm-dứt lệ-thuộc nước Pháp, Lực-Lượng Hải-Quân Pháp tại Viễn-Đông (Forces Navales en Extrême-Orient: viết tắt FNEO) chính-thức giải-tán vào ngày 26 tháng 4, 1956. Tuy vậy, một số Sĩ-Quan và Đoàn-Viên người Pháp làm việc chung với đơn-vị Hải-Quân Việt-Nam cũng vẫn c̣n.

            Hải-Lực nhận thêm 3 Giang-Pháo-Hạm (LSIL) nữa để có đủ 5 chiếc như dự-trù: Long Đao HQ. 327, Thần Tiễn HQ. 328, Thiên Kích HQ. 329, Lôi Công HQ. 330, Tầm Sét HQ. 331.

Tháng 6 năm 1956, Trung-Hoa Dân-quốc Đài-Loan gửi 2 Khu-Trục-Hạm Hộ-Tống mang quân đổ-bộ chiếm đóng đảo Ba-B́nh Itu-Aba. Để xác-nhận chủ-quyền của Việt-Nam, HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04 trên đường từ Subic hồi-hương, bắt đầu tuần-tiễu vùng biển thuộc quần-đảo Trường-Sa.

Ngày 14 tháng 9 năm 1956, Hải-Quân Công-Xưởng tức Cơ-xưởng Ba Son lớn nhất của toàn cơi Việt-Nam và Đông-Nam-Á trở về với quyền sở-hữu của Hải-Quân Việt-Nam. Vào hồi 9 giờ 45 phút sáng hôm đó, lá cờ tam-tài được hạ xuống, chấm-dứt 98 năm thời Pháp-thuộc. Đứng dưới lá quốc-kỳ màu vàng ba sọc đỏ của Việt-Nam vừa được kéo lên kỳ-đài hải-xưởng, Tư-Lệnh HQVN, HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ được chỉ-định kiêm-nhiệm luôn chức Giám-Đốc.[133]

 

Hải-Quân Công-Xưởng tức Sở Ba Son, Cơ-xưởng lớn nhất vùng Đông-Nam-Á (h́nh chụp cuối thập-niên 1940)

 

            Trong năm này, kế-hoạch nghiên-cứu một Lực-Lượng Hải-Thuyền để tuần-tiễu và bảo-vệ duyên-hải[134] được đệ-tŕnh Bộ Quốc-Pḥng. Căn-cứ trên thực-trạng "ngân-khoản eo-hẹp của một quốc-gia mới thu-hồi độc-lập không cho phép mua hạm-đội lớn", đây là một giải-pháp tự-lập có thể thi-hành được, không cần nhờ vả ngoại-bang. Giới-chức nghiên-cứu hy-vọng như vậy. Thế nhưng cũng lại v́ ngân-quỹ quốc-pḥng c̣n quá eo-hẹp mà trong khi "hạm-đội lớn" không có, kế-hoạch "hải-thuyền nhỏ" cũng chưa được phê-chuẩn.

 

Hải-Quân Công-Xưởng và Tiến-bộ mới

Số-lượng chiến-hạm và chiến-đĩnh HQVN gia-tăng. Nhu-cầu sửa chưă[135] đ̣i hỏi sự gia-tăng nhân-lực cho Hải-Quân Công-Xưởng (HQCX). Ước-tính đề-nghị cần phải có một số lượng dân-chính lên tới 1, 350 người. Vào cuối năm 1956, 52 nhân-viên gồm Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan và Dân-chính thuộc HQVNCH được gửi đi huấn-luyện ở Hải-Xưởng Mỹ tại Subic Bay, Phi-Luật-Tân. Sau đó, 19 kỹ-sư và chuyên-viên kiến-trúc tàu bè người Nhật-Bản được tuyển-chọn và gửi qua để trợ-giúp kỹ-thuật cho HQCX Sài-G̣n.

Song song với những cải-tiến hoạt-động tại HQCX cũng như tại các Hải-Xưởng khác, toàn-thể Hải-Quân Việt-Nam bắt đầu áp-dụng những phương-cách bảo-tŕ và sửa-chữa mới mẻ, hữu-hiệu hơn khi trước. Thời Pháp, mỗi khi sửa máy, Cơ-khí-viên phải điều-tra để phát-hiện sự hư-hỏng, rồi tháo rời từng chi-tiết máy. Khi thấy bộ-phận nào hư-hỏng, nhân-viên chỉ sửa chữa hay thay thế cơ-phận hư-hỏng đó, c̣n những bộ-phận khác vẫn để tiếp-tục sử-dụng.

Theo phương-pháp mới, toàn-thể khối máy hư hay đáo-hạn được thay thế bằng nguyên khối máy mới. Các loại máy chánh, máy phụ, máy điện v.v... đều được sủa chữa định-kỳ. Khi chiến-hạm chiến-đĩnh đến niên-hạn vào xưởng đại-kỳ, Công-Xưởng sẽ tháo gỡ toàn-bộ các máy, mang đi sửa chữa và thường khi đưa toàn-bộ máy mới xuống thay thế, không sửa chữa chi-tiết dưới tàu.[136] Các máy cũ hay các khối máy hư-hỏng được giám-định phế-thải hay tân-trang bởi các xưởng chuyên-môn cho riêng loại máy đó.

Phương-cách mới giúp việc theo dơi t́nh-trạng kỹ-thuật chiến-hạm, chiến-đĩnh được dễ dàng. Công-tác sửa chữa đại-kỳ, tiểu-kỳ hay bất-thường đều được thi-hành rất sát với chương-tŕnh dự-trù đă tiên-liệu dài hạn từ trước.

 

Biến-chuyển đáng nói của năm 1956

Các sử-gia, khi sưu-tầm và nghiên-cứu về HQVNCH, đă đồng-ư rằng năm 1956 là năm có nhiều diễn-biến mạnh mẽ đưa Hải-Quân Việt-Nam đến giai-đoạn phát-triển (1957-1967) trong khi thiếu thốn phương-tiện:

Hải-lực Việt-Nam Cộng-Ḥa chỉ gồm có Chiến-hạm nhỏ bé nhưng đă mang lại sự tự-hào cho tinh-thần Quốc-gia Dân-tộc[137]. H́nh ảnh Quốc-kỳ được kéo lên trên kỳ-đài gây những xúc-động rất lớn lao làm nức ḷng mọi người.

Cao-trào Độc-lập dâng cao, quân-dân Việt-nam Cộng-Ḥa (VNCH) quyết-tâm đẩy ảnh-hưởng thực-dân Pháp ra khỏi lănh-thổ[138]129. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm gây áp-lực mạnh để Quân-đội Viễn-chinh Pháp phải rút ra sớm[139]130, trước hạn-kỳ.

Theo kế-hoạch Việt-Pháp kư-kết th́ Hải-Quân VNCH sẽ tăng lên đến 9,000 người. Chiến-hạm, Chiến-đĩnh và Phi-cơ được dự-trù trang-bị như sau:

Hải-lực:

- 4 Khu-trục-Hạm DE,

- 10 Hộ-Tống-Hạm PC và

- 27 Tuần-Duyên-Đĩnh CGUB;

Giang-lực:

- 4 Giang-Pháo-Hạm LSIL,

- 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL,

- 4 Giang-Vận-Hạm LCU,

- 5 Hải-Đoàn Xung-phong (mỗi đơn-vị gồm 9 Quân-Vận-Đĩnh LCM và 8 Tiểu-Vận-Đĩnh LCVP);

Hải-Vận:

- 4 Dương-Vận-Hạm LST và

- 4 Hải-Vận-Hạm LSM;

Không-tuần:

-         1 Phi-đội Thủy-phi-cơ.[140]

 

 

-        

Khi tràn vào Việt-Nam, người Nhật đă tịch-thu chiến-hạm, chiến-đĩnh của Pháp. Khi Nhật đầu hàng đồng-minh, đến lượt Hải-Quân Pháp được sử-dụng phương-tiện của Nhật. Đây là một loại Thủy-Phi-Cơ từ thời Nhật-thuộc.

 

            Nay HQVNCH đẩy Hải-Quân Pháp ra đi th́ chương-tŕnh một thời được mong đợi này không c̣n nữa.

Trong khi hai Chính-phủ Việt-Nam và Pháp đang đối đầu về chính-trị, với tư-cách Tư-lệnh Hải-Quân một Quốc-gia độc-lập, HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ kư ngay lệnh bổ-nhiệm các Sĩ-Quan HQVN nắm lấy hết quyền chỉ-huy của Sĩ-Quan Pháp trên chiến-hạm cũng như tại mọi đơn-vị khác, kể cả TQLC [141].

Hải-Quân ư-thức ngay trách-vụ bảo-vệ các hải-đảo ngoài khơi Biển Đông rất sớm:

Ngay khi có quyền điều-động Chiến-hạm, HQVNCH chỉ-thị Hộ-Tống-Hạm Tụy-Động HQ. 04, trên đường hồi-hương (sau đại-kỳ ở Subic Bay về) tuần-tiễu quần-đảo Trường-Sa, chứng-minh chù-quyền lănh-hải.[142]

Một số hải-đảo quan-trọng trong toàn vùng Biển Đông đă được thủy-thủ Việt-Nam cắm bia để xác-nhận chủ-quyền.

Về việc tăng-cường pḥng-thủ Hoàng-Sa, HQVNCH đă gửi ra đảo những đơn-vị thiện-chiến của Thủy-Quân Lục-Chiến.

Về kinh-tế, HQVNCH đồng-thời vừa trợ-giúp kế-hoạch vừa cung-cấp phương-tiện khai-thác phân chim ở Hoàng-Sa. Một kế-hoạch tương-tự cũng được dự-trù cho Trường-Sa.

 

Hoạt-động của Hải-Lực trong những Ngày đầu .

            Để tuần-dương, đầu tiên Hải-Quân Việt-Nam được trang-bị 3 Hộ-Tống-Hạm: Chi Lăng HQ. 01, Vạn Kiếp HQ. 02, Đống Đa HQ. 03. Tiếp theo, hai chiếc nữa là Tụy-Động HQ. 04 và Tây Kết HQ. 05 cũng được Pháp trao vào năm 1956. HQ Trung-Úy Nguyễn-Ngọc-Quỳnh đại-diện Hạm-Trưởng nhận-lănh HQ. 04 tại Sài-G̣n.[143] Ông Quỳnh mang chiến-hạm ra Đà-Nẵng để trao lại Hạm-Trưởng chính-thức là HQ Đại-Úy Trần-Văn-Phấn tại đó.

            Những ngày đầu của Hải-Lực đă thực-sự xảy ra nhiều biến cố dồn dập: nhận-lănh tàu bè vội vàng trong khi HQVN c̣n non yếu kinh-nghiệm, không đủ nhân-lực và dụng-cụ; lại thiếu-thốn yểm-trợ, sửa chữa; nhân-viên chưa quen đơn-vị đă phải hoạt-động hành-quân, thăm viếng, thao-diễn, tác-chiến liên-tục... Chiến-hạm hư-hại đáng kể.

            Tuy vậy, khi nghe tin có một vài chiến-hạm của Hải-Quân Trung-Hoa CS đang lảng-vảng ở vùng biển Hoàng-Sa, Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ liền dẫn ngay một hải-đội gồm các Hộ-Tống-Hạm và vài loại chiến-hạm khác nhau ra vùng Hoàng-Sa để biểu-dương lực-lượng. Đó cũng là dịp để các chiến-hạm Việt-Nam thám-sát Quần-đảo này lần đầu-tiên.[144]

Để đánh dấu những diễn-biến trưởng-thành quan-trọng, Hải-Quân Việt-Nam đă tổ-chức một cuộc diễn-hành để biểu-dương lực-lượng trên sông Sài-G̣n trong ngày Quốc-Khánh 26/10/1956. Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đă đến chủ-tọa cuộc lễ.[145]

            Hải-Quân Hoa-Kỳ (HQHK) gửi Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles (CA-135), có gắn Hoả-tiễn Talos đến thăm-viếng thiện-chí.

            Theo hồi-ức của Cựu Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh[146] (bài viết năm 1993), vào ngày đó (26/10/1956) Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực. Lực-Lượng dưới quyền HQ Đại-Úy Tánh (sau này trở thành Hạm-Đội HQVNCH) mới chỉ có 4 Hộ-Tống-Hạm PC, 3 Trục-Lôi-Hạm YMS, 2 Trợ-Chiến-Hạm LSSL, 5 Giang-Pháo-Hạm LSIL, 3 Hải-Vận-Hạm LSM và 10 chiếc Giang-Vận-Hạm LCU. Hai chiếc Hải-Vận-Hạm LSM, HQ. 401 Ninh Giang và HQ. 402 Lam Giang[147] chỉ vừa mới được bàn-giao có 4 ngày trước buổi diễn-hành.

            Chuyến hải-hành tập-đội có tính-cách quy-mô đầu-tiên được thực-hiện vào mùa gió Tây-Nam, do đích thân Tư-Lệnh Hải-Quân, HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ điều-động. Phụ-Tá của Ông là Chỉ-huy-Trưởng Hải-Lực, HQ Đại-Úy Lâm-Nguơn-Tánh. Đoàn tàu gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC (HQ. 2, HQ. 3), 1 Trục-Lôi-Hạm YMS (HQ. 111), 1 Trợ-Chiến-Hạm LSSL (HQ. 225), 2 Giang-Pháo-Hạm LSIL (HQ. 329, HQ. 330) và 2 Hải-Vận-Hạm LSM (HQ. 401, HQ402) khởi-hành từ Vũng Tàu ngày 6-11-1956 đi An-Thới, Phú-Quốc.

 

 

Tồng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm đi ngang Tuần-Dương-Hạm USS Los Angeles của HQHK trước khi duyệt-khán các chiến-hạm HQVNCH năm 1956.

 

            Hải-Đội trên đường thao-dượt th́ gặp băo (coup de vent), Tư-Lệnh cho các chiến-hạm được vận-chuyển tự-do, t́m chỗ neo tránh gió. Không may, hai chiến-hạm HQ. 225 và HQ. 111 đứt neo, bị sóng gió đánh dạt lên băi biển An Thới. V́ công-vụ, Trung-Tá Mỹ phải trở về Sài-G̣n. Chỉ-Huy-Trưởng Hải-lực đă thành-công kéo hai chiếc tàu ra khỏi chỗ cạn sau 15 ngày làm việc vất vả. Chiếc Trục-Lôi-Hạm HQ. 111, tuy được kéo ra trước nhưng v́ vỏ bằng cây nên sườn tàu bị méo mó và sau đó phế-thải. C̣n chiếc Trợ-Chiến-Hạm HQ. 225 may mắn hơn, không bị hư-hại bao nhiêu, tự-động chạy về được hải-xưởng Sài-G̣n.[148]

 

Vị-thế Quân-giai của Tư-Lệnh Hải-Quân

            Khi HQ Thiếu-Tá Lê-Quang-Mỹ được bổ-nhiệm chỉ-huy HQVN, Ông là Phụ-Tá Hải-Quân dưới quyền của vị Tổng Tham-Mưu-Trưởng Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Ḥa. Hệ-thống quân-giai được tiếp-nối với Tổng-Trưởng Quốc-pḥng và trên nữa là Tổng-Thống, vị Tổng-Tư-Lệnh tối cao của Quân-Đội.

Phụ-Tá Hải-Quân không phải là một thành-phần của Bộ Tổng-Tham-Mưu, mà tất cả các thành-viên đều là Sĩ-Quan Bộ-Binh. Do đó, Hải-Quân có rất ít ảnh-hưởng đến các quyết-định quân-sự quan-trọng ở cấp cao. Vị-thế khiêm-nhường này tiếp-tục qua thời HQ Trung-Tá Trần-Văn-Chơn. Vai tṛ nhỏ bé của Hải-Quân (gồm cả Thủy-Quân Lục-Chiến) thể-hiện trên quân-số lúc đó, Hải-Quân chỉ chiếm có 3.4 phần trăm của tổng-số Quân-đội 150,000 người.[149]

 

Chuyến Hải-Tŕnh Thăm-viếng Thiện-chí Đông Nam Á

            Sau khi t́nh-h́nh Miền Nam đă khá ổn-định, Tổng-Thống Ngô-Đ́nh-Diệm cử HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ làm Trưởng phái-đoàn Hải-Quân đi thăm-viếng thiện-chí và cám ơn các nước bạn đồng-minh chống Cộng-Sản trong vùng Đông-Nam-Á như Phi-Luật-Tân, Tân-Gia-Ba, Mă-Lai-Á, Thái-Lan. Phân-Đoàn gồm có 2 Hộ-Tống-Hạm PC và 1 Hải-Vận-Hạm LSM. Lúc ấy, HQ Thiếu-Tá Trần-Văn-Chơn là Chỉ-Huy-Trưởng Phân-Đoàn. HQ Đại-Úy Vương-Hữu-Thiều là Hạm-Trưởng chiếc Hải-Vận-Hạm.

Chuyến hải-tŕnh viễn-du này dài tới một tháng. HQ Trung-Tá Lê-Quang-Mỹ được đón-tiếp nồng-hậu tại ba hải-cảng Manila, Singapore và Bangkok.[150]

 

 

Cấp-Hiệu Hải-Quân cũng như của Lục-Quân và Không-Quân dă thay đổi nhièu lần. Tài-liệu Trích-dẫn này được ghi là: Phù-hiệu thời Đệ Nhất Cộng-Ḥa (thiếu phần HSQ và Đoàn-Viên Hải-Quân).  

 

Cơ-sở Hải-Quân: các Đoàn-Viên

            Các sách sử Việt-Nam trong quá-khứ thường ghi rất ngắn gọn những biến-cố quan-trọng với các hoạt-động của vua quan ở cấp lớn. Khi đọc những sách đó, người ta khó mà h́nh-dung ra được sự sinh-hoạt của tập-thể lớn nhất của quốc-gia là thường-dân. Cuốn Lược-sử này mô-tả về tổ-chức HQVNCH nên cũng chỉ nói nhiều đến các giới-chức cao-cấp trong và ngoài Hải-Quân. Đó là những người nắm quyền điều-hành, ảnh-hưởng nhiều đến sự chuyển-biến của tổ-chức.[151]            

            Tuy-nhiên cũng đứng trên phương-diện tổ-chức, các đơn-vị Hải-Quân là những tập-thể mà trên dưới hoạt-động nhịp-nhàng liên-kết chặt-chẽ với nhau. Trên con tàu không phải một ḿnh vị Hạm Trưởng làm được mọi việc, mà là sự hợp-lực hài-ḥa, khéo léo của tất cả mọi người. Tàu tách bến mà anh thủy-thủ làm giây không buông giây đúng lúc th́ con tàu làm sao ra được.[152] Hạm-trưởng chỉ có một mà đoàn-viên hàng trăm hay có khi hàng ngàn trên các chiến-hạm lớn, Vả lại, trang sử Hải-chiến nào cũng đẹp v́ t́nh huynh-đệ chi-binh. Cho dù là Đô-Đốc Tư-Lệnh cả Hạm-Đội hay một Thủy-thủ đang bắn súng cũng cùng chung một số-phận như nhau khi hai Hạm Đội giao-chiến. Tàu ch́m, tất-nhiên họ cùng lúc hy-sinh.

Ngoài các giới chức cao cấp như các Sĩ-Quan Hải-Quân đă được đề-cập rất nhiều trong suốt cuốn sách, những trang sau đây đặc-biệt lược-duyệt qua các đường nét huấn-luyện và sự-nghiệp tiến thân của các thành-viên được coi là Hạ-tầng Cơ-sở của tổ-chức. Đó là các Đoàn-Viên Hải-Quân.

 

Thành-phần Hạ tầng của Hải-Quân

            Nói chung, các Đoàn-Viên Hải-Quân có thể phân ra 3 thành-phần như sau là Sĩ-Quan Đoàn-viên[153], Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân và Thủy thủ Hải-Quân.[154]

(1)- Sĩ-Quan Đoàn-viên Chuyên-nghiệp:

Thởi-gian quân-vụ và khả-năng chuyên-nghiệp của các Sĩ-Quan Đoàn-Viên rất cao. Họ là những gạch nối quan-trọng giũa Chỉ-Huy-Trưởng và Đoàn-viên các đơn-vị bờ cũng như chiến-hạm. Họ cũng là những huấn-luyện-viên xuất-sắc của các quân-trường Hải-Quân. Vào thời kỳ bành trướng 1967-1972, v́ thiếu cán-bộ chuyên-môn cao, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân quyết định mở các lớp Sĩ-Quan Đoàn-viên do Hải-Quân huấn-luyện tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc vào năm 1969[155].

Tổng-cộng có 4 khoá, mỗi khoá khoảng 60 người, thời-gian học là 6 tháng. Họ học chuyên-môn rất ít, phần lớn học về tổ-chức đơn-vị và lănh-đạo chỉ-huy. Đến năm 1972 chương-tŕnh này chấm dứt.

            Để được theo học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-viên này, ứng-viên phải có những điều-kiện sau đây:

- Cấp Trung Sĩ I, Thượng Sĩ - phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.

- Cấp Thượng Sĩ nhất, phải có bằng Cao Đẳng Chuyên-Nghiệp hay bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.

Tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, các khoá-sinh tốt-nghiệp mang cấp bậc cao nhất là Đại Uư. Tuy chưa có vị nào trở thành Hạm-Trưởng,[156] nhưng một số đă nắm quyền Thuyền-Trưởng các Duyên-Tốc-Đĩnh

(2) - Hạ-Sĩ-Quan Chuyên-Nghiệp Hải-Quân

Hải-Quân mở hai khoá Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân:

            Khoá thứ nhất có khoảng 200 người, đa-số là ứng-viên thanh-niên học-sinh, và c̣n một số ít là Hạ-Sĩ-Quan về học tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân Nha Trang.

Điều-kiện để theo học các khoá này:

- Ứng-viên tối-thiểu phải có bằng Trung-Học Đệ Nhất Cấp và đầy đủ sức khoẻ để đi biển.

- Học 3 tháng cơ-bản quân-sự tại TTHL/HQ Nha trang.

- Ra trường đi tập-sự với cấp bậc Thủy Thủ Tập-Sự.

- Sau ba tháng trở lại TTHL/HQ Nha-Trang học Sơ Đẳng Chuyên-Nghiệp theo ngành nghề họ chọn.

Sau 3 đến 6 tháng học chuyên-nghiệp họ được cử đi tập-sự tại các đơn-vị Hải-Quân trong 4 tháng và

Sau hết, trở lại quân-trường để thụ-huấn Trung Đẳng Chuyên-Nghiệp, thời-gian từ 3 đến 6 tháng tùy theo ngành nghề và từ đấy sau khi ra trường họ mới chính-thức trở thành Hạ-Sĩ-Quan Hải-Quân. Tổng-cộng thời-gian họ thụ-huấn trong quân-trường là 11 tháng.

Tất cả 2 khoá đă đào-tạo cho HQVNCH trên 400 Hạ-Sĩ-Quan. Và sau đó không mở thêm một lớp nào nưă, mà chỉ huấn-luyện HSQ cho Đoàn-viên Hải-Quân mà thôi

Đa-số các vị HSQ này đều trở về học các khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên tại Trung-Tâm Huấn-Luyện Bổ-Túc.

Cũng trong hai khoá Hạ-Sĩ-Quan này vào năm 1963 – 1964, các khoá-sinh có bằng Tú Tài I được gọi đi học tại Trường Sĩ-Quan Trừ-Bị Thủ-Đức. Sau khi tốt-nghiệp, đa-số họ chọn các quân, binh-chủng khác, chỉ một số nhỏ trở lại phục-vụ Hải-Quân. Do đó HQVN đă mất đi một số cán-bộ ưu-tú về chuyên-môn.

Người có cấp bậc cao nhất của hai khoá này lên tới cấp Thiếu-Tá, làm Chỉ-Huy-Trưởng một đơn-vị.[157]

(3) - Thủy-Thủ

Trong tất cả các quân, binh-chủng QLVNCH, Hải-Quân tuyển chọn thủy-thủ với tiêu-chuẩn văn-hoá khá cao:

            1 - An-ninh lư-lịch rơ-ràng.

            2 - Sức khoẻ tốt.

            3 - Văn hoá: Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp

Sau khi trúng tuyển vào Hải-Quân, các khoá-sinh phải qua những giai đoạn huấn-luyện sau đây:

- Ba tháng căn-bản quân-sự, ra trường với cấp-bậc Thủy-Thủ Tập-Sự.

- Trở về TTHL/HQ, học Sơ Đẳng Chuyên-Nghiệp từ 3 đến 6 tháng tuỳ theo ngành nghề

            Sau đây là những ngành nghề của thủy-thủ HQVNCH:

1- Cơ-Khí,

2- Điện-Khí,

3- Trọng-Pháo (Điện-Pháo),

4- Bí-Thư,

5- Pḥng-Tai,

6- Vô-Tuyến,

7- Giám-Lộ,

8- Y-Tá,

9- Tiếp-Vụ,

10- Điện-Tử,

11- Quản-Kho (Kế-Toán),

12- Thám-Xuất.

 

Các phù-hiệu chuyên-nghiệp của Đoàn-viên HQVN.

 

            Sau khi được huấn-luyện chuyên-môn, các khoá-sinh măn khoá được đeo phù-hiệu chuyên-nghiệp và cấp-bậc bên tay áo trái và khi trở thành Sĩ-Quan Đoàn-viên th́ không c̣n đeo phù-hiệu chuyên-nghiệp nữa.

            Qua một thời-gian từ hai đến ba năm công-vụ, các khoá-sinh được gửi về học các lớp Hạ-Sĩ-Quan, thời-gian học là 4 tháng tại TTHL/HQ Nha-Trang hoặc TTHL/HQ Cát Lái. Khoảng 1 hoặc 2 năm sau khoá-sinh được gọi về học các lớp Trung Đẳng Chuyên-Nghiệp tại TTHL/HQ Nha Trang.

Muốn trở thành Sĩ-Quan Đoàn Viên, khoá-sinh tốt-nghiệp Trung Đẳng phải qua một lớp Cao-Đẳng Chuyên-Nghiệp và ghi danh theo học Khoá Sĩ-Quan Đoàn-Viên thời-gian học là 6 tháng.       

            Trong năm 1969, khoá 50 tân-binh Hải-Quân đang học tại TTHL/HQ Cam Ranh - được Phái-Bộ Viện-Trợ Quân-Sự Hoa-Kỳ tuyển chọn nửa khoá đi thụ-huấn căn-bản quân-sự tại Hoa-Kỳ do Đại Uư Bùi Nhật Ích hướng-dẫn. Khi trở về đă tŕnh-diễn lối diễn-hành đặc-biệt của Hải-Quân Hoa-Kỳ rất tân-kỳ và đẹp mắt nhưng sau này không áp-dụng cho Hải-Quân Việt-Nam, đó là khoá căn-bản quân-sự duy-nhất được học tại Hoa-Kỳ.

 

 

Đoàn-viên Hải-Quân đi du-học tại Hoa-Kỳ. Có cả một lớp căn-bản quân-sự.

 

Vào những năm 1968-1969, để theo kịp đà chuyển-giao các tàu bè và chiến-cụ tối-tân với kỹ-thuật cao, nhiều Đoàn-Viên được gửi đi tu-nghiệp tại Hoa-Kỳ, tuỳ theo ngành nghề từ 6 tháng đến 1 năm, sau khi đă học 6 tháng Anh-Ngữ tại Trung-Tâm Sinh-Ngữ Quân-Đội. Đa-số các khoá-sinh tu-nghiệp thuộc các chuyên-nghiệp Cơ-Khí, Điện-Khí, Vô-Tuyến, Điện-Tử và Pḥng-Tai và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 một số Sĩ-Quan và Đoàn-viên Hải-Quân đă bị kẹt lại Hoa-Kỳ cho đến nay.[158]